Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Khóa luận tốt nghiệp thái độ của sinh viên đối với hôn nhân đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA GIA ĐÌNH VÀ CƠNG TÁC XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thái độ của sinh viên đối với hơn nhân đồng tính
(Nghiên cứu một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội)
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
Sinh viên: Lê Thị Phương Anh
Lớp: QLNN2
MSV: 55DNN02004

HÀ NỘI T12/2017
1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ và hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè và tập thể lớp.
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới các tác giả, nghiên cứu sinh,
nhà báo với các tác phẩm và đề tài nghiên cứu khoa học về người đồng tính nói
chung và hơn nhân đồng tính nói riêng.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp QLNN2 đã cùng em chia
sẻ và thảo luận các tài liệu có liên quan trong q trình học tập.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đinh Thị Vân Chi
đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm. Đó là cơ sở để em có cái nhìn
tổng quan trong việc nghiên cứu, là nguồn tư liệu quý giá phục vụ cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Trong q trình thực hiện khóa luận, khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em
mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ thầy cô. Một lần nữa em xin chân thành
cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2017


Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương Anh

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Đinh Thị Vân Chi. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương Anh

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
iSEE


LGBT

Tiếng anh

Tiếng việt

Institute for Studies of

Viện Nghiên cứu Xã hội,

Society, Economy and

Kinh tế và Môi trường

Environment
Lesbian, Gay, Bisexual

Người đồng tính, song

and Transgender

tính và chuyển giới

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi người trưởng thành, kết hôn là bước ngoặt quan trọng của cuộc

đời. Trong xã hội phát triển hiện nay, ý nghĩa hôn nhân ngày càng trở nên phức tạp,
khi ở một số nơi, người ta cho phép những cặp đồng tính kết hôn và được pháp luật
công nhận. Ngày 7/ 3/2012, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon đã có bài
phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên tồn thế giới phi hình sự hóa đồng tính,
chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT).
Hiện nay, trên thế giới có 15/193 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, 76 quốc
gia cịn phân biệt đối xử và tội phạm hóa những mối quan hệ đồng tính.
Tại Việt Nam, theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “khơng
thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy,
những người đồng giới vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ
khi có tranh chấp xảy ra. Ở nước ta hiện tượng đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ
rất lâu và ngày càng có xu hướng phát triển rộng hơn. Đây là một vấn đề nóng và
được xã hội quan tâm, nhất là giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Người đồng tính đã phải nhận biết bao ánh mắt kì thị xa lánh của mọi người.
Thái độ của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của những người đồng tính
trở nên khó khăn mà cịn có thể làm ảnh hưởng đến những người không phải là
đồng tính và cả xã hội nói chung. Sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao,
đồng thời đây cũng là lớp người kế cận của đất nước. Do vậy địi hỏi họ phải ln
có những hiểu biết và cách nhìn nhận đúng đắn với các hiện tượng xã hội xảy ra
xung quanh mình. Bên cạnh đó, họ cũng là một bộ phận của thanh niên, những
người rất dễ bị ảnh hưởng, bị cuốn theo những trào lưu mới lạ. Hiện tượng đồng
tính luyến ái có thể xảy ra ở bất kỳ giới nào, nghề nghiệp nào. Hôn nhân đồng tính
cũng là một mặt của hiện tượng đồng tính luyến ái.
5


Đã đến lúc, hơn nhân đồng tính ở Việt Nam cần phải được xem xét nghiêm
túc dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thái độ của giới trẻ là cần
thiết để có thêm hiểu biết về vấn đề này. Thái độ của dư luận xã hội đối với hơn
nhân đồng tính ra sao? Đặc biệt là sinh viên - những người chủ tương lai của đất

nước. Liệu họ có suy nghĩ gì về vấn đề nhạy cảm này? Từ những lý do trên, tôi xin
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên đối với hơn nhân đồng tính”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Nguyên cứu về đồng tính
2.1.1 Trên thế giới
Những nghiên cứu về đồng tính được tiến hành rộng rãi nhằm cung cấp
thông tin và hiểu biết đúng đắn về thế giới thứ 3
Tác giả David Comstock đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bạo lực chống lại
người đồng tính nữ và người đồng tính nam”(1992). Đây là một nghiên cứu tập
trung về những vấn đề mà người đồng tính gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể về tệ nạn sử dụng bạo lực cũng như phân biệt
đối xử với người đồng tính tại Hợp chủng quốc Hoa Kì.
Nhóm tác giả Scott Coltrane và Randall Collins với cuốn sách “ Xã hội học
về hơn nhân và gia đình” - NXB Wadsworth / Thomson Learning (2001). Trong
đấy có đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống hôn nhân cũng như hôn nhân đồng
tính. Chủ yếu nghiên cứu làm sáng tỏ sự xuất hiện và phát triển của hiện tượng này
trong đời sống cá nhân, cách nhìn nhận của cộng đồng về nó.
Nhóm tác giả A.Cloete, L.C.Simbayi, S.C.Kalichman đã tiến hành nghiên
cứu: “Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính nam bị nhiễm
HIV”(2002). Đề tài được thực hiện tại thị trấn Cape của Châu Phi. Trong nghiên
cứu này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến những người đồng tính nam và
chú ý đến hành vi tình dục của đồng tính nam có AIDS. Khảo sát cho thấy có 92
đồng tính nam bị nhiễm HIV và 330 người bình thường bị nhiễm HIV. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồng tính nam bị nhiễm HIV cảm thấy cô đơn,
6


bị phân biệt đối xử. Họ bị mất việc làm, nơi ở. Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu về đồng tính nam và chưa phân tích sâu về vấn đề kỳ thị và phân biệt

đối xử với người đồng tính.
2.1.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hơn nhân đồng tính là một chủ đề nhạy cảm, mới xuất hiện và
thu hút được sự chú ý của dư luận. Mặc dù đây khơng cịn là vấn đề xa lạ với xã
hội nhưng việc nghiên cứu về nó cịn khá ít ỏi. Đa số báo chí đề cập đến vấn đề
đồng tính như một hiện tượng mới xuất hiện, khác thường với quan niệm chung
của xã hội. Điều này phần nào gây khó khăn cho việc nhận thức về bản chất cũng
như nguyên nhân của hiện tượng
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của tác giả Jacob Aronso “Tình dục
đồng giới ở Hà Nội: Chốn cơng cộng và tình dục nơi công cộng, không gian gay”
(2002). Trong nghiên cứu này, Jacob Aronso đã mơ tả thực trạng tình dục đồng giới
tại Việt Nam và thái độ, nhận thức, phản ứng từ người dân địa phương về vấn đề
đồng tính. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đồng tính nam ở Việt Nam
đang chịu áp lực nặng nề từ phía gia đình và xã hội; đó chính là những rào cản tâm
lý khiến họ khơng thể sống là chính mình.
Bác sĩ Trần Bồng Sơn với cuốn sách “Giới tính học trong giới trẻ Việt Nam”
– NXB Trẻ (2002). Đây là một cuốn sách khoa học đi sâu vào những kiến thức về
khoa học và giới tính. Vấn đề đồng tính cũng là một trong những nội dung nghiên
cứu của nó. Do vậy, người đọc có thể hiểu biết cụ thể hơn về nguyên nhân, bản
chất của đồng tính cũng như cách giải quyết của hiện tượng này.
Tạp chí AIDS và cơng đồng - Ủy ban thường trực phịng chống AIDS quốc
gia (số 1/12/2000). Trong tạp chí này, đồng tính được nhắc đến như một nguyên
nhân làm gia tăng căn bệnh HIV/AIDS, đặc biệt là với nhóm đồng tính nam (Gay)
Tác giả Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp đã nghiên cứu đề tài: “Đồng tính
nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục” (2005). Kết quả nghiên cứu cho
thấy bức tranh khá hoàn chỉnh về thành phần xã hội và định hướng tình dục. Hầu

7



hết những người đồng tính nam đều bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ những người
thân và xã hội.
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã thực hiện nghiên cứu:
“Tác động của truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo
mạng”(2011). Nghiên cứu tập hợp 502 bài báo về người đồng tính và các vấn đề
liên quan đăng trên 4 báo in gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công
An Nhân dân và 6 báo mạng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định
tính. Trong đó kết quả phân tích định lượng được dùng để giải thích cho dữ liệu
định tính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các cộng đồng đồng tính gồm những ai; các
khái niệm liên quan đến xu hướng tình dục bị sử dụng nhầm lẫn; bên cạnh đó là
cách khắc họa chân dung người đồng tính trên các phương tiện truyền thơng đại
chúng; đặc biệt là mức độ kỳ thị trong các bài báo…Đây là một nghiên cứu được
đánh giá cao bởi nó đã chỉ ra vai trị quan trọng của truyền thơng đại chúng đối với
việc định hướng nhận thức của xã hội về vấn đề đồng tính.
Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương đã biên soạn cuốn sách “Người đồng tính, song
tính và chuyển giới ở Việt Nam” (2014) dựa trên các nghiên cứu về đồng tính trong
suốt thời gian vừa qua. Đây là tài liệu tổng hợp lại hàng chục nghiên cứu từ trước
đến này tại Việt Nam về cộng đồng LGBT, bao gồm nhiều khía cạnh: kỳ thị xã hội,
hình ảnh trên báo chí, bạo lực gia đình, y tế, giáo dục, pháp luật...
2.2 Nghiên cứu quan điểm xã hội về hơn nhân đồng tính
2.2.1 Trên thế giới
Ở Mỹ, các cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy phần lớn ủng hộ về hơn nhân
đồng tính, chiếm 50% số phiếu. Trong hơn một thập kỷ qua, sự ủng hộ về vấn đề
này đang ngày càng tăng, cao nhất vào năm 2010. Vào tháng 8/2010, kênh truyền
hình CNN đã trở thành nơi đầu tiên có số lượng người ủng hộ hơn nhân đồng tính
lớn nhất. Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ vấn đề này vẫn cịn ít ở những tơn giáo
chính thống, những người trẻ, những người có trình độ giáo dục cao. Phụ nữ
thường có sẽ ủng hộ nhiều hơn nam giới.
8



Năm 2013,trường đại học Quinnipiac đã tiến hành khảo sát hơn nhân đồng
giới. Kết quả cho thấy, có 56% người Mỹ trưởng thành và 57% ủng hộ hơn nhân
đồng tính trong khi đó 36% khơng ủng hộ. Số liệu khảo sát của tờ Post-ABC cho
thấy có 55% người Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới trong khi 40% không ủng hộ.
2.2.2 Tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu thái độ xã hội về hôn nhân
đồng giới được cơng bố mà chỉ mới có các cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân
về vấn đề sửa đổi Luật hơn nhân và gia đình.
Năm 2012,tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt
Nam đã thực hiện cuộc điều tra về hôn nhân đồng giới. Cuộc điều tra đã thực hiện
khảo sát với hơn 2.000 người đồng tính tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
71% số người tham gia khảo sát mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn
cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống
chung không đăng ký. Tuy nhiên những nghiên cứu về dư luận của nhóm LGBT đã
phần nào nói lên quan điểm của cộng đồng LGBT đối với hôn nhân đồng tính. Họ
mong muốn được cơng nhận hơn nhân để những người đồng tính có thể được
sống chung và được pháp luật công nhận.
Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Nghiên cứu Xã
hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã tiến hành trưng cầu ý kiến người dân về hôn
nhân đồng giới (2013). Nghiên cứu này đã đưa ra những phát hiện quan trọng và
cần thiết cho các nhà làm luật, các tổ chức xã hội và cộng đồng người đồng tính,
song tính và chuyển giới biết ý kiến của người dân Việt Nam về việc hợp pháp hóa
hơn nhân cùng giới. Rõ ràng hôn nhân cùng giới là vấn đề thực tế đang diễn ra ở
hầu hết các quốc gia, và dù thế nào đi nữa thì khó có thể đặt hình thức hơn nhân
này “ngồi vịng pháp luật”
Có thể nói, hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về chủ đề đồng tính.Tuy nhiên, nghiên cứu thái độ xã hội về hơn nhân
đồng tính còn khá mới mẻ. Việc nghiên cứu này là rất cần thiết. Bởi nhờ đó, cộng
9



đồng sẽ có những hiểu biết đúng đắn và xác định được thái độ phù hợp với những
người thuộc thế giới thứ 3.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích giúp cho mọi người hiểu biết thêm về hơn
nhân đồng tính và làm rõ quan điểm của sinh viên về hơn nhân đồng tính, trên cơ
sở đó, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thái độ của sinh viên về vấn đề này.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của sinh viên về hơn nhân đồng tính.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Một số trường đại học trên địa bàn tỉnh Hà Nội
(Đại học Văn Hóa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế
Quốc dân, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2017 – 12/2017
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn những vấn đề
liên quan đến thái độ của sinh viên đối với đề tài hơn nhân đồng tính.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trong đề tài này, tơi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thơng qua
các bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hơn nhân đồng tính được
thực hiện trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, tơi cũng tham khảo nhiều văn
bản pháp luật có liên quan như Luật Hơn nhân và Gia đình (2014)
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Phương pháp này có thể đem lại những thơng tin định lượng có tính khái
qt cao. Người nghiên cứu tiến hành phát 320 bảng hỏi chia đều cho 4 trường đại
học đã chọn (Đại học Văn Hóa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội). Bảng

hỏi được xây dựng bao gồm 18 câu hỏi nhằm tìm hiểu về các vấn đề sau:
- Nhận thức của họ về người đồng tính và hơn nhân đồng tính.
- Mức độ phổ biến của hiện tượng này qua sự đánh giá của sinh viên.
- Thái độ cá nhân của họ đối với người đồng tính và hơn nhân đồng tính.
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
10


Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi nêu trên có thể đem lại những
thơng tin định lượng có tính khái qt. Để tìm hiểu những thơng tin định tính và
chi tiết hơn, tơi đã tiến hành phỏng vấn 6 sinh viên của 4 trường đại học nhằm hiểu
rõ bản chất của vấn đề và phát hiện thêm những khía cạnh mới mẻ.
7. Bố cục đề tài
Bố cục gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngồi
ra cịn có phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí lý luận về hơn nhân đồng tính và giới thiệu về sinh viên các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng thái độ của sinh viên đối với hơn nhân đồng tính.
Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thái độ của
sinh viên về hôn nhân đồng tính.

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí lý luận về hơn nhân đồng tính và giới thiệu về sinh viên
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
1.1 Khái niệm
1.1.1. Thái độ
1.1.1.1. Định nghĩa
Trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và một số ngành khoa học có liên quan,
thuật ngữ “thái độ” được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù ý nghĩa khoa học của thuật

ngữ này đã được tìm ra nhưng nó vẫn chưa có được sự thống nhất hoàn toàn.
Ở phương Tây, W.L.Thomas và F.Znanieki là những người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ này (1918). Các ông định nghĩa “ Thái độ là trạng thái tinh thần của cá
nhân đối với một giá trị” [1]
Ngay từ năm 1935, trong cuốn “A Handbook of Social Psychology.” của
G.W.Allport đã cho rằng “Thái độ là khái niệm phân biệt nhất trong tâm lý học xã
11


hội hiện đại Mỹ” [2]. Ông cho rằng: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về tinh thần và
thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh mọi ảnh
hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình
huống mà nó có mối quan hệ”. Như vậy, thái độ được coi như là một trạng thái tâm
lý và thần kinh của hoạt động. Tuy nhiên, ông chưa đề cập đến vai trị của mơi
trường xã hội và nhu cầu trong quá trình hình thành thái độ
Năm 1971, nhà tâm lý học người Mỹ H.C.Triandis đã đưa ra một định nghĩa
khác về thái độ. Ông cho rằng “ Thái độ là tư tưởng được tạo nên từ các xúc cảm,
tình cảm. Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong
những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều mà
họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách sử dụng của họ đối với đối
tượng đó”. [3]
Như vậy, có thể thấy các tác giả tâm lý học phương Tây đều định nghĩa thái
độ dựa trên một điểm tựa là chức năng của nó. Thái hộ giúp định hướng hành vi
con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng của những phản ứng nơi con
người hướng tới đối tượng
Nhà tâm lí học Miaxiev lại điều tra khái niệm thái độ dưới góc độ tâm lí học
nhân cách cho rằng thái độ là nịng cốt của nhân cách, là điều kiện khách quan bên
trong của hệ thống các hành vi của con người.
Trong tâm lý học xã hội Mỹ, Guil Ford quan niệm “ Thái độ là những cử chỉ,
phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội” [4]

Ở Việt Nam, trong cuốn “Từ điển Tiếng việt” do Hoàng Phê chủ biên định
nghĩa “Thái độ là cách nhìn nhận, hành động của cá nhân theo một hướng nào đó
trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra
bên ngồi của ý chí, tình cảm của cá nhân đối với con người hay sự việc nào đó”
12


Nói tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo cách dễ hiểu
nhất thì “Thái độ là trạng thái tâm lý của chủ thể, thể hiện sự sẵn sàng, tích cực
hoạt động của chủ thể với đối tượng thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói
trong những tình huống cụ thể”. [5,tr.752]
1.1.1.2. Phương tiện chỉ báo thái độ
* Ngôn ngữ cơ thể
Biểu cảm khuôn mặt là một trong những phương tiện cơ bản nhất để biểu
hiện thái độ của một người. Thông thường biểu cảm khn mặt thường gặp là: nụ
cười, tiếng khóc, ánh mắt... Mỗi nụ cười biểu hiện một thái độ nào đó: cười chua
chát, cười thơng cảm, cười đồng tình, cười miễn cưỡng, cười chế diễu, cười khinh
bỉ… Con người có bao nhiêu cá tính thì có bấy nhiêu kiểu cười: cười đôn hậu, cười
hồn nhiên, cười đanh ác, cười nanh nọc... Bên cạnh đó, ánh mắt lại phản ánh trạng
thái cảm xúc (vui, buồn), thể hiện tình cảm (yêu, ghét), tâm trạng (lo lắng, sợ hãi
hay hưng phấn) và ước nguyện (cầu khẩn hay thách thức) của con người. Ánh mắt
cịn thể hiện sự chú ý, sự tơn trọng, đồng tình hay phản đối. Biểu cảm khn mặt,
hơn tất cả, phục vụ như một phương thức biểu hiện thái độ. Với nhiều nhóm cơ
kiểm sốt một cách chính xác miệng, môi, mắt, mũi, trán và cằm, khuôn mặt con
người được cho rằng có khả năng biểu hiện hơn mười ngàn cảm xúc khác nhau. Sự
linh hoạt này khiến tính phi ngôn ngữ của khuôn mặt đặc biệt hiệu quả và chân
thực, trừ khi có sự cố tình thao túng.
Thái độ của một người cũng sẽ được đánh giá qua việc mô tả các tư thế nhất
định, bao gồm thõng vai, ngẩng cao, dang rộng chân, hất hàm, đẩy vai về phía
trước và khoanh tay. Những tư thế hoặc dáng đứng thể hiện bởi những cá nhân

truyền đạt một loạt các thơng tin cho dù nó tốt hay xấu.
Cử chỉ được tạo nên bởi tay, cánh tay hoặc cơ thể, và cũng bao gồm cả
chuyển động của đầu, khuôn mặt và mắt, ví dụ như nháy mắt, gật đầu hoặc đảo. Cử
chỉ liên quan đến lời nói nhằm mục đích cung cấp thông tin bổ sung cho một thông
điệp bằng lời như chỉ vào một vật thể trong cuộc tranh luận.
13


*Trang phục
Trang phục là một trong những dạng phổ biến để biểu hiện thái độ. Nghiên
cứu về trang phục và phụ kiện như một phương thức của để biểu hiện thái độ thông
qua quần áo và phụ kiện đi kèm
Các kiểu trang phục mà mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu về thái
độ của họ: cá tính, xuất thân và tình trạng tài chính của cơ ấy hoặc anh ấy và cách
mà những người khác phản ứng với họ.
Trang phục của một cá nhân có thể chứng tỏ văn hóa, tâm trạng, mức độ tự
tin, sở thích, tuổi tác, quyền lực và tôn giáo/hệ giá trị của họ.
*Lời nói
Lời nói là phương tiện tồn tại của ngơn ngữ. Có bốn kiểu lời nói: lời nói bên
ngồi, lời nói bên trong, lời nói gián tiếp, lời nói trực tiếp. Tính đa dạng, tính tự do
sáng tạo của lời nói làm cho nó trở thành một cơng cụ tinh vi, tế nhị để diễn đạt
mọi tư tưởng tình cảm của con người trong những hoàn cảnh rất khác nhau.
Lời nói và thái độ có liên quan mật thiết với nhau. Để biểu hiện thái độ có
thể dùng lời nói của để diễn đạt suy nghĩ. Nội tâm và tính cách của mỗi người được
biểu lộ qua lời nói.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn
đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình... Nói chung, nhờ lời
nói mà con người có thể thơng cảm và hiểu nhau nhiều hơn, do đó sống có yêu
thương bằng trái tim hiểu biết. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để khơng mất lịng
người nghe, nói như thế nào để người nghe cảm thấy dễ chịu thoải mái, lần sau

muốn được nghe nữa.
1.1.1.3 Các dạng thái độ
Thái độ chấp nhận, ủng hộ thể hiện sự đồng tình, chấp thuận về một vấn đề
nào đó. Biểu hiện của ủng hộ là: cười, vỗ tay, gật đầu…
Thể hiện sự không đồng tình, phản đối về một vấn đề nào đó. Thái độ phản
đối đi kèm với các biểu hiện như: tức tối, lắc đầu, gây khó dễ…
Thái độ chấp nhận nhưng khơng chấp thuận hay thái độ trung tính. Đây là
dạng thái độ của nhóm người có sự cân bằng khi tiếp nhận sự việc, sự vật. Họ
14


không chấp nhận đối tượng nhưng lại không phản đối sự tồn tại của đối tượng
đó. Biểu cảm khn mặt rõ nhất của thái độ trung lập có thể là nụ cười gượng gạo,
cười “trừ”… song đa phần những chủ thể có thái độ này rất khó để nhận ra các
phương tiện biểu hiện thái độ của họ.
1.1.2 Khái niệm về sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La Tinh “Student” có nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác trí thức. Nó được
dùng cùng nghĩa tương đương với “Student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong
tiếng Pháp và “Cmgenm” trong tiếng Nga. “Sinh viên” là để chỉ những người theo
học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang học ở bậc phổ thơng
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikpedia, khái niệm sinh viên được hiểu là:
“Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau
này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải
qua bậc tiểu học và trung học.”
Từ đó, ta có thể hiểu: khái niệm “sinh viên” là những người đang học tập tại
các trường đại học , cao đẳng – nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu của xã hội.

1.1.3 Một số khái niệm liên quan đến hơn nhân đồng tính
1.1.3.1 Hơn nhân
Theo Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 2002: Hôn nhân là một dạng liên
kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập qn và luật pháp cơng nhận, có giá trị
lâu dài. Dù tất cả sự khác biệt về văn hóa thì hơn nhân bất cứ đâu dù có khác biệt
về mức độ trách nhiệm, hôn nhân vẫn được công nhận là thể chế xã hội đảm bảo sự
kế tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều hay ít chịu sự điều
tiết của xã hội.
Khoản 1, điều 3 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.” [6]
15


Vậy hơn nhân là hình thức kết đơi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công
nhận pháp lý như những cặp khác giới.
1.1.3.2 Đồng tính luyến ái
Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên
phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa
những người cùng giới tính với nhau. Gay chỉ người đồng tính nam, lesbian hay
đọc ngắn hơn là les chỉ người đồng tính nữ.
Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 đã đưa ra định nghĩa về đồng tính luyến
ái như sau: “Là quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính” [7,
tr.614]. Trên thực tế thường gặp người đồng tính giữa nam với nam, ít gặp ở nữ
hơn. Đồng tính luyến ái tồn tại lâu đời ở các nước phương Tây, có nơi chấp nhận
hợp pháp. Gần đây, đồng tính luyến ái được dư luận quan tâm chú ý bởi vì là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây lan tràn AIDS (hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải)
1.1.3.3 Giới
Giới là khái niệm dùng để chỉ những mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ.

Khái niệm giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trơng đợi được
tạo nên với hai giới tính. Giới là một sản phẩm xã hội và liên quan đến q trình xã
hội hóa. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới
các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay
đổi được.
Theo điều 5, Luật Bình đẳng giới: “Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai
trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.” [14]
1.1.3.4 Hơn nhân đồng tính
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: “Hơn nhân đồng tính là hơn nhân
giữa hai người có cùng giới tính” [15]. Hơn nhân đồng tính có khi cịn được gọi là
"hơn nhân bình đẳng" hay "bình đẳng hơn nhân", thuật ngữ này sử dụng phổ biết
nhất từ những người ủng hộ. Hôn nhân đồng tính là vấn đề cịn tồn tại nhiều tranh
16


cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và không ủng hộ. Những người ủng hộ hơn
nhân đồng tính cho rằng việc hợp pháp hố hơn nhân đồng tính là để đảm bảo nhân
quyền, đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi giữa những người thuộc các thiên
hướng tình dục khác nhau trong xã hội. Các cặp đơi đồng tính thiết lập mối quan
hệ bền vững tương đương các cặp đơi khác giới trên tất cả các góc độ tâm lý. Sự
phân cơng vai trị giữa các thành viên ở những gia đình đồng tính cơng bằng hơn.
Thể chất và tâm lý của con người được tăng cường tốt bởi hôn nhân hợp pháp,
đồng thời xã hội sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc cơng nhận hơn nhân đồng
giới, loại bỏ được kỳ thị và phân biệt đối xử.
1.2. Giới thiệu chung về sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn
Hà Nội ( chọn 4 trường tiêu biểu để tiến hành nghiên cứu)
1.2.1 Những đặc điểm chính của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà
theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc
điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt

về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chun
mơn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích thú trước cái hiện đại, ln ln
tìm tịi và sáng tạo.
Sinh viên là lực lượng nịng cốt và cũng là đội ngũ trí thức tương lai của đất
nước. Ở thế kỷ XXI, khi trí tuệ được ví như là sức mạnh của mỗi quốc gia thì vai
trò của sinh viên ngày càng được coi trọng. Đảng ta cũng đã xác định tri thức con
người là nguồn tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của đất nước. Sinh viên Việt
Nam nói chung và sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng đã ý thức
được vai trị của mình đối với cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đại học Văn hóa Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với các hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp. Một số chương trình lớn do sinh viên dàn dựng có thể
kể đến như: “Tây Nguyên mùa hè”, “Ngày hội hương sắc vùng cao”, “Mr and Miss
Culture 2017”...Bên cạnh đó, cùng với thanh niên Hà Nội, những sinh viên của
17


trường đã hăng hái tham gia các phong trào ý nghĩa như: chiến dịch Mùa hè xanh,
chiến dịch Thanh niên tình nguyện đến những vùng sâu vùng xa nhằm giúp đỡ
những người khó khăn và vùng dân tộc thiểu số. Và gần đây nhất là sự nỗ lực của
các đoàn viên, sinh viên trong công tác tư vấn tuyển sinh đã góp phần tạo nên
thành cơng trong hai đợt tuyển sinh vừa qua ở trường.
1.2.2 Những đặc điểm chính của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Thành lập năm 1956, trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường trọng điểm
quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và
quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Với sứ mệnh cung cấp cho nền kinh tế đất nước
nguồn nhân lực có chất lượng cao, Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là trường đại
học tiên phong của Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực phát triển giáo dục và
nghiên cứu khoa học.
Không chỉ có thành tích học tập cực tốt mà sinh viên trường Đại học Kinh tế
Quốc dân cịn ln năng động, hăng hái tham gia nhiều hoạt động xã hội khác.

Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện,
dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Nhờ vậy, sinh viên đã gặt hái được
nhiều thành công đáng kể. Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến như: Dự án
“Mơi trường xanh”, Chương trình “Tết trồng cây”, Chiến dịch “Mùa hè xanh”...
Với những thành tích đạt được, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
đã khẳng định được vị thế của mình, được ghi nhận khơng chỉ trong trường mà cịn
có tiếng vang lớn khắp thủ đơ và trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, sinh
viên thật sự gắn bó với nhau, số lượng sinh viên tham gia các hoạt động trong các
đơn vị trực thuộc ngày càng tăng. Hiện nay các CLB ngày càng mở rộng và hoàn
thiện hơn để thực sự trở thành điểm đến cho sinh viên rèn luyện học tập, khám phá
bản thân, trưởng thành hơn và bản lĩnh hơn, đóng góp tích cực vào hoạt động
chung của tuổi trẻ nhà trường, thủ đô và cả nước.
1.2.3 Những đặc điểm chính của sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học đầu ngành lĩnh vực
khoa học – kỹ thuật với gần 25.000 sinh viên chính quy và hàng ngàn sinh viên từ
18


cao đẳng nghề và các chương trình đào tạo liên kết. Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội là trường đại học với số lượng sinh viên lớn, do một số đặc thù nên chủ yếu
sinh viên là nam giới.
Sinh viên trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào, sân chơi
học thuật thúc đẩy tinh thần học tập, tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong sinh
viên. Bên cạnh đó cịn tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao, các hoạt động tình nguyện, các chương trình huấn luyện kỹ năng thực
hành xã hội, xây dựng lối sống đẹp, các chương trình mở rồng vòng tay bè bạn,
giao lưu chia sẻ... nhằm xây dựng hình ảnh sinh viên Bách Khoa thời đại mới giàu
kiến thức, đầy bản lĩnh, kỹ năng và tinh thần cầu tiến.
Một số chương trình nổi bật của sinh viên trường có thể kể đến như: Chiến
dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”, tuần lễ “Hiến máu nhân đạo”, ngày hội “Sinh

viên khỏe”, hội thao sinh viên Bách Khoa, cuộc thi ý tưởng sáng tạo sinh viên
Bách khoa, liên hoan kịch nói sinh viên Bách khoa...
1.2.4 Những đặc điểm chính của sinh viên Trường Đại học Khoa học tự
nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội
Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ngồi việc học tập chun
mơn, nghiên cứu khoa học còn được tham gia các hoạt động phong trào ngoại khóa
do Đồn Thanh niên - Hội sinh viên nhà trường tổ chức như văn nghệ, thể thao, các
hoạt động tình nguyện vì cộng đồng...
Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội luôn
tự hào với những truyền thống về phong trào học sinh sinh viên thành phố, là một
trong những đơn vị tiên phong trong việc tạo ra các hoat động phong trào. Hiện
nay, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trong những trường có hoạt động
tình nguyện đa dạng nhất, với hàng loạt mảng hoạt động chính như: Tiếp sức mùa
thi tuyển sinh đại học, “Làng trẻ”, Dự án “Đội sinh viên tình nguyện hoạt động vì
mơi trường”... Địa bàn hoạt động của các đội trải rộng từ Hà Nội tới các tỉnh như
Hải Dương, Nam Định, Hịa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Giang…
1.3 Một số nét khái qt về hơn nhân đồng tính
19


1.3.1 Hơn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới
Trên thế giới, hơn nhân đồng tính là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Trong
hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, mới chỉ có 25 nước cơng nhận việc để hai
người cùng giới gọi nhau là vợ - chồng.
Năm 2000, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép hôn
nhân cùng giới và sau đó là một loạt các nước khác: Bỉ (2003), Tây Ban Nha
(2005), Canada (2005), Nam Phi (2006), Na Uy (2009), Thụy Điển (2009), Bồ Đào
Nha (2010), Argentina (2010), Mỹ (2010), Đan Mạch (2012), Anh và Xứ Wales
(2013), Brazil (2013), Uruguay (2013), New Zealand (2013), Pháp (2013),
Luxembourg (2014), Scotland (2014), Ireland (2015), Greenland (2015), Phần Lan

(2015), Colombia (2016), Đài Loan (2017), Đức (2017), Malta (2017).
Hà Lan trở thành đất nước đầu tiên hợp pháp hóa hoạt động kết hơn đồng
tính vào năm 2000 khi Quốc hội nước này thông qua một đạo luật liên quan. Quyết
định của Quốc hội đã vượt qua sự phản đối dữ dội từ đảng Dân chủ Thiên Chúa
giáo và các đảng cánh hữu khác, theo đó khơng chỉ cho phép các cặp đồng tính ở
đây được kết hơn mà cịn cho họ nhận ni con ni. Điều đáng chú ý là phần lớn
dư luận Hà Lan tỏ ra hài lòng với sự thay đổi luật. Một cuộc thăm dị khi đó cho
thấy 62% người Hà Lan không phản đối hôn nhân đồng giới. Năm 2001, cuộc hôn
nhân đồng giới đầu tiên trên thế giới đã diễn ra giữa hai người đàn ông, dưới sự
chứng kiến của thị trưởng Amsterdam. 9 tháng sau khi luật được thông qua, hơn
2.400 cặp đồng tính đã kết hơn.
Đặc biệt, ngày 24/5/2017 trở thành một ngày đáng nhớ với người đồng tính
tại Đài Loan khi cơ quan tư pháp của hịn đảo này chính thức hợp pháp hóa hơn
nhân đồng tính. Động thái này khiến Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở
châu Á công nhận hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Đây là kết quả của
20


chiến dịch kéo dài trong nhiều năm của cộng đồng người đồng tính, song tính và
chuyển giới (LGBT) tại Đài Loan.
Theo tin tức mới nhất,ngày 30/6/2017 nước Đức đã thông qua dự thảo luật
hơn nhân đồng tính, trao quyền kết hơn cho các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ
dưới sự bảo vệ của pháp luật. Những người đồng tính tại Đức đã ăn mừng kết quả
này trên khắp cả nước. Được biết, trong suốt 15 năm qua, các nhà hoạt động vì
quyền của người đồng tính đã hoạt động hết mình, kể từ khi kết hợp dân sự được
hợp pháp hóa tại Đức vào năm 2011. (Kết hợp dân sự là việc chung sống có đăng
ký cho các cặp đơi cùng giới, một hình thức tương tự như hôn nhân).
Đầu năm nay gần như tất cả các quốc hội Malta đã bỏ phiếu ủng hộ hợp
pháp hóa hơn nhân đồng giới. Mặc dù gặp phải sự phản đối từ Giáo hội Cơng giáo,
nhưng bình đẳng về hơn nhân đã được thông qua sau cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 66-1

trên hòn đảo nhỏ Địa Trung Hải.
1.3.2 Một số quy định pháp luật về hơn nhân đồng tính ở các nước trên thế
giới
Vấn đề hơn nhân đồng tính khơng phải là vấn đề mới trên thế giới mà sự tồn
tại của nó đã có tính lịch sử. Việc bảo vệ quyền của người đồng tính đang thực sự
trở thành một trong những mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Trong đó,
quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng và quyền được
kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của
những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên việc thừa nhận hôn nhân
đồng tính ở mỗi quốc gia có sự khác nhau về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.
Thực tế cho thấy rằng ngay từ năm 1989, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên xây
dựng luật cho phép các cặp đồng tính đăng ký sống chung với quyền lợi như các
cặp đôi đã kết hôn. Tuy nhiên họ lại không được phép tổ chức đám cưới tại nhà
thờ. Ở Hà Lan thì quyền của người đồng giới được pháp luật cơng nhận đầy đủ,
21


các cặp đơi đồng tính cịn được phép nhận con nuôi. Tại Bỉ, quốc gia này thừa
nhận hôn nhân đồng tính có mọi quyền như các cặp vợ chồng bình thường, trừ
quyền nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên 3 năm sau kể từ tháng 1/2003 thì quyền nhận
ni con ni đã được công nhận.
Xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, một số quốc gia không thừa nhận
quyền của người đồng tính, quan hệ tình dục của người đồng tính bị xem như một
tội phạm. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 70 quốc gia coi hơn quan hệ đồng
tính là phạm pháp.
Ở Iran, pháp luật dựa trên các quan điểm bảo thủ của Hồi giáo nên cho rằng
ngoài quan hệ tình dục của những cặp vợ chồng đã kết hơn, những quan hệ tình
dục khác là bất hợp pháp, khơng có cơ sở pháp luật nào thừa nhận các hành vi tình
dục đó. Luật pháp Iran khơng cho phép quan hệ tình dục đồng tính, các hành vi này
bị coi là tội phạm kê gian (sodomy law) và bị phạt rất nặng, có thể bị tử hình.

Tương tự như Iran, các quốc gia Hồi giáo khác xem đồng tính luyến ái là
một tội nghiêm trọng có thể bị tử hình như: Mauritania, Pakistan, Saudi-Arabia,
Sudan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, một số vùng của Nigeria và
Somalia, Cộng hòa Chechnya ở Nga Tại Zimbebwe. Tháng 8/1995, trong Hội chợ
sách quốc tế Zimbebwe, tổng thống nước này đã có hành động lên án đồng tính
luyến ái. Tháng 9/1995, Quốc hội Zimbebwe ban hành luật cấm hành vi đồng tính
luyến ái. Ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt cơng nhận
sự tồn tại trên thực tế của người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người
này, mặt khác phản đối các đặc điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây. Quan
hệ đồng tính luyến ái khơng bị xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được
bàn tán công khai ở đất nước này
Tại Châu Á, vấn đề hôn nhân đồng tính “bảo thủ” hơn nhiều so với Châu Âu
và Châu Mỹ. Nhiều quốc gia, vấn đề chính khơng phải là liệu các cặp đồng tính có
được cưới nhau hợp pháp hay khơng, mà là liệu họ có được quyền sống mà không
sợ bị ai ngược đãi hay không? Một số quốc gia đạo hồi châu Á coi hôn nhân đồng
22


tính khơng chỉ là bất hợp pháp, mà cịn có thể bị trừng phạt. Ở Malaysia, người
đồng tính luyến ái bị đánh đòn theo luật, và phải ở tù đến 20 năm. Còn tại
Indonesia, 2/5 số vùng sử dụng kinh Koran coi người đồng tính là tội phạm. May
mắn cho một số người, luật này chỉ áp dụng cho công dân theo đạo Hồi.
Ngay tại quốc gia Singapore phát triển, người đồng tính, đặc biệt là nam
giới, vẫn bị coi là bất hợp pháp. Mặc dù vậy, việc bắt bớ và trừng phạt rất hiếm khi
xảy ra. Thái độ của nhà cầm quyền ở đây dường như cho những người đồng tính
thấy rằng họ có thể tự do làm mọi điều mình muốn, và nên biết ơn vì điều đó, chứ
đừng bao giờ đòi hỏi tới các quyền hợp pháp khác.
Ở một số quốc gia khác, như Nhật Bản và Trung Quốc, người đồng tính
khơng bị xem là bất hợp pháp, nhưng cũng khơng được chấp nhận hơn nhân đồng
tính. Nhiều nhà chính trị đã đề xuất cải tổ điều này, song chưa có động thái nào

được chấp thuận. Ở Nhật Bản, có vẻ lạc quan hơn khi Bộ Tư pháp đang đề xuất
một kế hoạch cho phép người mang quốc tịch nước này được kết hôn với bạn đời
đồng giới ở các quốc gia coi hơn nhân đó là hợp pháp.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng vấn đề hơn nhân đồng tính là vấn
đề được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thừa nhận hơn nhân
đồng tính khơng chỉ là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, mà nó thể hiện quyền bình
đẳng giữa con người với con người. Sự đối xử bình đẳng của luật pháp đối với
quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong đó bao gồm người đồng tính và dị
tính
1.3.3 Hơn nhân đồng tính trong quy định của pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay khơng có luật cấm hơn nhân đồng tính. Mặc dù Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hơn giữa những người đồng tính nhưng
sau đó đến năm 2014 đã bỏ quy định này. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định
"không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).
Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hơn, nhưng sẽ khơng được
pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.
1.3.4 Thực trạng về hơn nhân đồng tính tại Việt Nam
23


Khi phân tích về mục đích sống chung của những người đồng tính thuộc
mẫu nghiên cứu này với những người hiện trong độ tuổi kết hơn, có thể thấy việc
quyết định sống chung của những người đồng tính thể hiện khá rõ nét mong muốn
thiết lập một cuộc sống chung ổn định, có vai trị và trách nhiệm giống như mối
quan hệ hôn nhân của những người nam và nữ. Trong số gần 3.000 người truy cập
vào đường dẫn điều tra trực tuyến do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (ISEE) thực hiện trong năm 2013, hơn 11% người hiện đang trong mối
quan hệ cùng giới đang sống chung với nhau tại nhà của một trong hai người hoặc
cùng mua, thuê nhà để sống chung. Số ít hơn (5.6%) hiện sống cùng với gia đình
hoặc người cùng chung sống. [16, tr.27]

Khảo sát về mong muốn có con trong nhóm người trả lời thuộc độ tuổi kết
hơn và hiện đang trong một mối quan hệ đồng giới cho thấy: 61% mong muốn có
con trong tương lai, 9% khơng muốn có con, 30% cịn lại chưa nghĩ hoặc chưa tính
đến việc này. Về mục đích và ý nghĩa của việc có con, đa phần các cặp đơi cho
rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống đơi lứa (84%) hay
coi đó là trách nhiệm của bản thân với gia đình (61.3%). [16, tr40]
Khó khăn trong mối quan hệ giữa hai người đồng tính cũng có thể xuất phát
từ chính mong muốn có con. Việc có con trong điều kiện cuộc sống lứa đơi của
người đồng tính có nhiều khó khăn, phần nhiều là do khơng có được sự hỗ trợ từ
bên ngồi và môi trường pháp lý trong nuôi dạy con. Họ không những không thể
trông cậy vào sự giúp đỡ từ gia đình hai bên trong việc hỗ trợ ni dạy con mà cịn
phải lo kinh tế, tài chính vững vàng trước khi tính chuyện sinh con riêng hoặc ni
con cũng như nghĩ cách đối phó, hợp thức hóa trước mặt gia đình họ hàng. Đây
cũng là khó khăn mang tính đặc thù cho các đơi đồng tính nam và đơi đồng tính nữ
khi mối quan hệ của họ chưa được thừa nhận. Khá nhiều cặp đôi thể hiện mối quan
ngại về môi trường nuôi dạy con trong một xã hội chỉ chấp nhận hôn nhân giữa
những người khác giới nếu họ sử dụng hỗ trợ sinh sản để đẻ con hoặc xin con nuôi.
Tiểu kết chương 1
24


Hơn nhân đồng tính là hơn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học .
Hơn nhân đồng tính có khi cịn được gọi là "hơn nhân bình đẳng" hay "bình đẳng
hơn nhân", thuật ngữ này sử dụng phổ biết nhất từ những người ủng hộ.
Hơn nhân đồng tính là vấn đề khá cởi mở trong xã hội hiện nay. Việc kết hơn
giữa những người có cùng giới tính đã được nhiều quốc gia công nhận. Tuy nhiên
ở Việt Nam lại đang tồn tại nhiều tranh cãi gay gắt liên quan đến việc liệu có nên
hợp pháp hóa hơn nhân đồng tính hay khơng.
Các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đều có thành tích học tập tốt nhiều,
tích cực tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, sinh viên năng động, sáng tạo và

luôn quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền. Việc nghiên cứu thái
độ của sinh viên về hơn nhân đồng tính phần nào có thể phản ánh thái độ của cộng
đồng đối với vấn đề này.
Chương 2: Thực trạng thái độ của sinh viên đối với hơn nhân đồng tính
2.1 Con đường hình thành thái độ của sinh viên đối với hơn nhân đồng
tính
2.1.1 Truyền thơng đại chúng
Ở nước ta hiện nay, truyền thơng đại chúng ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong quá trình truyền bá, phổ biến tri thức và vì thế có vai trị quan trọng đối
với việc hình thành thái độ của cá nhân. Việc sinh viên tiếp cận với các phương
tiện truyền thông đại chúng thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc họ có thể có
thái độ thế nào. Có thể nói trong quá trình hình thành thái độ, vai trị cung cấp
thơng tin của truyền thông đại chúng là hết sức quan trọng. Các phương tiện truyền
thơng đại chúng hướng đến việc hình thành thái độ về các vấn đề trong đời sống xã
hội.
Sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội phần lớn là những người
trẻ tuổi, họ sẽ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong đời sống
xã hội. Truyền thông đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những vấn đề có ý
25


×