Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Đổi mới phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh ở thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN ĐỖ Ý QUYÊN

ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Ở THỊ XÃ HỒI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành

: Chính trị học

Mã sớ

: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGƠ THỊ NGHĨA BÌNH


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên

Nguyễn Đỗ Ý Quyên



ỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của
q Thầy/Cơ giáo, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Cơ giáo Tiến sĩ. Ngơ Thị
Nghĩa Bình, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến tồn
thể giảng viên

hoa Lý luận Chính trị - Luật và Quản lý nhà nước, Ph ng

đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Quy Nhơn đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn. Xin
chân thành cảm ơn đến các các đồng chí trong BCH Thị đoàn Hoài Nhơn
đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian khảo sát
tài liệu, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hồn chỉnh.
Xin chân thành cám ơn!
Bình Định, ngày 14 tháng 9 năm 2021
Học viên

Nguyễn Đỗ Ý Quyên


Bản đồ hành chính huyện Hồi Nhơn
(nay là thị xã Hoài Nhơn)



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
ỜI CẢM N
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC S ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 8
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................... 9
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................. 10
Chương 1. C SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯ NG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH .................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐỒN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH ............................................................ 11
1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về
thanh niên và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ......................... 11
1.1.2. Vị trí, mối quan hệ và nhiệm vụ cơ bản của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.......................................................................................................... 18
1.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY .................................................................................................. 24
1.2.1. Hệ thống tổ chức và nội dung hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.......................................................................................................... 24
1.2.2. Phương thức hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh ................ 28
1.3. YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯ NG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH .................................................................... 32



1.3.1. Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn nhằm đáp ứng u
cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ..... 32
1.3.2. Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn gắn với đổi mới hệ
thống chính trị .......................................................................................... 34
1.3.3. Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn phải hướng đến việc
định hướng giá trị cho TN trong tình hình mới, thu hút được sự tham
gia của lực lượng TN vào xây dựng và phát triển đất nước..................... 35
1.3.4. Đổi mới phương thức hoạt động của Đồn cho phù hợp với xu thế
tồn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại ...................................................................................................... 37
TIỂU KẾT CHƯ NG 1 .............................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯ NG THỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH Ở THỊ
XÃ HỒI NH N, TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................... 42
2.1.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC ĐỒN, PHONG
TRÀO THANH NIÊN Ở THỊ XÃ HỒI NH N, TỈNH BÌNH ĐỊNH..................... 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ở thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................... 42
2.1.2. Khái qt tình hình cơng tác Đồn, phong trào thanh niên ở thị
xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................................. 45
2.2. PHƯ NG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ
MINH THỊ XÃ HỒI NH N, TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY ............... 50
2.2.1. Hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay ................................................................ 50
2.2.2. Nội dung và phương thức hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí
Minh thị xã Hồi Nhơn ............................................................................ 56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN THỊ XÃ HOÀI NH N,

TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................................................................................... 60


2.3.1. Thành tựu và hạn chế trong hoạt động của Đồn TN thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................... 60
2.3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong hoạt động của Đồn
Thanh niên thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ......................................... 78
TIỂU KẾT CHƯ NG 2 .............................................................................. 82
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯ NG THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Ở THỊ XÃ HỒI NH N, TỈNH BÌNH ĐỊNH .............................................. 84
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒN TNCS HỒ
CHÍ MINH THỊ XÃ HỒI NH N, TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................... 84
3.2. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯ NG THỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH THỊ XÃ HỒI NH N,
TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................................................................................... 93
3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham
mưu, phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đồn........................... 93
3.2.2. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục của Đồn ....................................................... 95
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động
phong trào của Đoàn TN thị xã Hồi Nhơn ............................................. 98
3.2.4. Nhóm giải pháp khơng ngừng đẩy mạnh cơng tác chăm lo, bảo
vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của TN ................................................ 102
3.2.5. Nhóm giải pháp đổi mới cơng tác cán bộ Đồn và xây dựng tổ
chức cơ sở Đoàn ở thị xã Hoài Nhơn ..................................................... 104
3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường phối hợp giữa Đồn TN với Đảng
bộ, Chính quyền, MTTQ và các đồn thể trong hệ thống chính trị,
đồng thời tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền trong sạch, vững mạnh ...................................................... 108

3.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 112
3.3.1. Đối với Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh .......................... 112


3.3.2. Đối với Tỉnh đoàn ........................................................................ 113
3.3.3. Đối với Thị đoàn .......................................................................... 113
TIỂU KẾT CHƯ NG 3 ............................................................................ 114
KẾT LUẬN ................................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH

: Ban Chấp hành

BTV

: Ban Thường vụ

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội


ĐCS

: Đảng cộng sản

ĐV

: Đoàn viên

ĐVTN

: Đoàn viên thanh niên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT - XH

: inh tế - xã hội

LHTN

: iên hiệp Thanh niên

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

Nxb


: Nhà xuất bản

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thanh niên

TNCS

: Thanh niên Cộng sản

TNTP

: Thiếu niên Tiền phong

TTN

: Thanh thiếu nhi

UBND

: Ủy ban nhân dân


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống tổ chức của Đồn TNCS Hồ Chí Minh .......................... 25
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Thị đoàn Hoài Nhơn ......................................... 51
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu BCH Thị đoàn Hoài Nhơn nhiệm kỳ 2017 -2022 .......... 52
Biểu đồ 2.2. Trình độ chun mơn BCH Thị đồn Hồi Nhơn giai đoạn
2012 - 2022 ................................................................................. 53
Biểu đồ 2.3. Công tác phát triển đoàn viên của Thị đoàn Hoài Nhơn ............ 67
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ đảng viên trong BCH Thị đoàn Hoài Nhơn ...................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh là một tổ chức chính
trị - xã hội của thanh niên (TN) Việt Nam do Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. TN là lực lượng xã
hội to lớn, là đội quân xung kích trong mọi hoạt động, là những nhân tố quyết
định tương lai, vận mệnh của dân tộc.
Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trị và thể
hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong xã hội. Thường xuyên đổi mới
nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với thực tiễn, u cầu đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, định hướng giá trị cho

TN trong tình hình mới, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của lực
lượng TN vào xây dựng và phát triển đất nước; xứng đáng là một trong những
cơ sở chính trị của Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa TN với Đảng, với chính
quyền… Tuy nhiên, một số chương trình, nội dung hoạt động Đồn có biểu
hiện hình thức, dàn trải, thiếu hấp dẫn, chưa bền vững. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ đồn; cơng tác xây dựng, phát triển tổ chức và đoàn kết tập hợp
TN c n gặp nhiều khó khăn. Chất lượng sinh hoạt, hoạt động Chi đoàn trên
địa bàn dân cư chưa cao…Do đó, đổi mới phương thức hoạt động của Đồn
TNCS Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu nhằm đồn kết, tập hợp, phát huy vai
tr và quyền làm chủ của TN trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Qua đó nâng cao uy tín, vị thế, vai tr của Đoàn TN trong việc
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, tham gia
xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn
đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ. Với đặc tính trẻ trung, sôi nổi, năng động,


2
sáng tạo, sục sôi nhiệt huyết, thanh niên Việt Nam đã và đang chứng tỏ vai
trò rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và
hội nhập quốc tế” [40].
Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy
Nhơn 87 km với 17 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 11 phường. Thị đoàn Hoài
Nhơn là cầu nối giữa tổ chức Đoàn cơ sở với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN);
giữa tổ chức Đồn với hệ thống chính trị ở địa phương; là nơi trực tiếp tổ
chức cho ĐVTN thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; chủ trương, phương hướng hoạt động của Đồn TNCS Hồ

Chí Minh; là chỗ dựa vững chắc của ĐVTN thông qua việc tập hợp, giải
quyết hoặc phản ánh tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN đối với Đảng ủy, Chính
quyền, với tổ chức Đồn cơ sở. Với vị trí, vai trị quan trọng đó, Thị đồn
Hồi Nhơn ln nhận thức giáo dục TN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị,
trong đó tổ chức Đồn cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này.
Trong những năm qua, cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi
(TTN) ở thị xã Hồi Nhơn có sự chuyển biến tích cực, bám sát nhiệm vụ chính
trị, nội dung Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc của Trung ương Đoàn. Phương
thức hoạt động có nhiều đổi mới gắn với nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của
TTN. Các cấp bộ Đồn đã làm tốt cơng tác chăm lo, hỗ trợ TN, đồng thời đã
phát huy tốt hơn vai tr xung kích của TN trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của thị xã, chung sức
vì cuộc sống cộng đồng… Với sự nỗ lực không ngừng và sự hưởng ứng tích
cực, trách nhiệm của đại bộ phận cán bộ, ĐV, TTN, cơng tác Đồn và phong
trào TTN thị xã Hoài Nhơn đã dần khẳng định vị thế, uy tín, góp khơng nhỏ
trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Tỉnh đồn Bình Định và phong
trào TTN trong cả nước.


3
Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơng tác Đồn TN ở thị xã Hoài
Nhơn c n tồn tại những hạn chế như cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, cơng
tác quản lý ĐV cịn nhiều bất cập; tổ chức và hoạt động của Đồn cơ sở cịn
yếu, đặc biệt trên địa bàn dân cư; nội dung và hình thức sinh hoạt Chi đoàn
chậm đổi mới; một bộ phận còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp…
vai trị của Đồn phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh và
hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư c n hạn chế; cơ sở vật chất, thiết chế vui
chơi cho thiếu nhi chưa được đầu tư đúng mức…[7. tr.11-12].
Thực tế trên cho thấy, cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở thị xã Hồi Nhơn, từ đó đề xuất

những giải pháp phù hợp để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
Đoàn TN thị xã Hồi Nhơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu KT – XH
và nhiệm vụ cơng tác Đồn ở tỉnh Bình Định trong thời kỳ mới.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đổi mới phương thức hoạt
động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở thị xã Hồi Nhơn,
tỉnh Bình Định” để làm luận văn thạc sĩ, chun ngành Chính trị học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đồn TN và hoạt động của Đồn TN là vấn đề được đơng đảo các tầng
lớp xã hội quan tâm. Do đó, đã thu hút được nhiều sự chú ý, tìm hiểu và đi
sâu nghiên cứu của nhiều tác giả. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình, bài
viết liên quan đến đề tài, có thể chia thành ba nhóm:
Thứ nhất, các cơng trình, bài viết về vai trị của TN và Đồn TNCS
Hồ Chí Minh nói chung
Tác giả Lâm Quốc Tuấn, Đỗ Tất Thắng (2011), Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản
(Nxb) Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội đã làm rõ cơ sở lý luận; thực trạng
của vấn đề ĐCS Việt Nam lãnh đạo cơng tác TN, qua đó đề xuất phương
hướng và những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với


4
công tác TN.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Trần Thanh Giang (2013), Giải pháp của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi
trong giai đoạn hiện nay - Ban TN nông thôn Trung ương Đoàn đã chỉ ra giải
pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện nhằm làm tốt cơng tác
giáo dục đạo đức, lối sống cho TTN.
Cơng trình Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Những chặng
đường phát triển của tác giả Vũ Quang Hiển (2014), Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội đã tổng hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau nhằm tái

hiện những trang sử vàng của các thế hệ TN Việt Nam, khẳng định vai trò của
lực lượng TN Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước hiện nay.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Xuân Hùng (2018), “Nghiên cứu
tổng kết 10 năm Đồn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 25NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa” - Văn ph ng Trung ương Đồn, đã khảo sát thực tiễn, đánh giá
kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 25 trong hệ thống tổ chức
Đoàn và nêu các đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết
trong thời gian tới.
Bài viết của tác giả ê Thị Hà, Nhận thức về vị trí, vai trị của thanh
niên và cơng tác thanh niên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước (2013) Hay Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2020) của tác giả Ngơ Thị

hánh

đã phân tích vị trí, vai trị của TN và Đồn TN; đánh giá thực trạng hoạt động
giám sát, phản biện xã hội của Đồn TN trong những năm qua, từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh…
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu, bài viết về đổi mới tổ chức và


5
hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh ở các tỉnh, thành trên cả nước
Đề tài cấp tỉnh (2010) của tác giả Phạm Văn Uýnh, Thực trạng thanh
niên tỉnh Cà Mau- Những giải pháp và chính sách cần thiết đói với thanh
niên trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phân tích những
vấn đề lý luận về TN, những quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với TN; tác giả đã điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, đánh

giá thực trạng tình hình TN tỉnh Cà Mau; dự báo xu hướng phát triển TN và
đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cơng tác Đồn và phong trào TN tỉnh Cà
Mau trong những năm tới.
uận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thế Hoàn (2014), Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà
Tĩnh thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phân tích
những vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế với
cơng tác đồn và phong trào TN Việt Nam; tác giả đi sâu phân tích những tác
động của hội nhập quốc tế với việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động của Đoàn TN tỉnh Hà Tĩnh; nêu rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
và đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh.
uận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mai Hương (2020), Đổi mới nội dung
và phương thức hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành
phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, khảo sát
thực trạng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí
Minh thành phố Hà Nội, tác giả Luận án đã đề xuất một số phương hướng và
giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô giàu
đẹp, văn minh, hiện đại.
Tác giả An Phú với bài viết Phát huy vai trò định hướng tư tưởng đoàn
viên thanh niên của tổ chức đoàn Hà Tĩnh, (2020) [62]. Tác giả Nguyễn Thị


6
Mai Hương (2020), Hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà
Nội: Một số yếu tố tác dộng đến nội dung,phương thức, Tạp chí Lý luận chính
trị và Truyền thông (tháng 7/2020) [42, tr.69 – 73]. Hay bài viết Phát huy vai
trị của cán bộ Đồn, Hội, đồn viên, thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương trong
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (2021) của tác giả Trí Phạm

[56]. Hay Thực hiện tốt vai trị, sứ mệnh hạt nhân đồn kết chính trị của
thanh niên Thủ đơ (2021) của Minh Châu [22]… đã tiếp cận ở nhiều góc độ
khác nhau về vai tr , vị trí của Đồn TN; phân tích các yếu tố tác động đến
nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn TN hiện nay; đề xuất các giải
pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và phát huy vai tr
của Đoàn TN trong định hướng tư tưởng, nghiên cứu khoa học và công
nghệ… ở một số tỉnh, thành trên cả nước.
Thứ ba, các cơng trình, bài viết liên quan đến Đồn TNCS Hồ Chí
Minh ở tỉnh Bình Định
Tập sách “Lịch sử Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thannh niên tỉnh Bình Định (1975 – 2015) của Ban Chấp hành
(BCH) Tỉnh Đồn Bình Định (2019), đã tái hiện được bề dày truyền thống
lịch sử một cách tương đối khách quan, khoa học, trung thực về chặng
đường 40 năm xây dựng và trưởng thành của Đồn TNCS Hồ Chí Minh và
phong trào TN tỉnh Bình Định từ sau ngày q hương hồn tồn giải phóng
(3-1975) đến năm 2015.
Nguyễn Xn Hồng (2016), Phong trào thanh niên Hoài Nhơn trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), uận văn Thạc sĩ, Đại học
Quy Nhơn. Đề tài đã khôi phục những hoạt động của phong trào TN huyện
Hoài Nhơn trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) theo tiến
trình lịch sử qua hai giai đoạn (1954 - 1965) và (1965 - 1975). Làm rõ âm
mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gịn; chủ trương của Tỉnh ủy,
Huyện ủy đối với phong trào TN cũng như các hình thức và phương pháp


7
hoạt động của phong trào TN Hoài Nhơn trong kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1954 - 1975); từ đó rút ra một số nhận xét về vị trí, vai tr và đặc điểm
nổi bật của phong trào này.
Võ Thị Hồng Vân (2019), Phong trào thanh niên thành phố Quy

Nhơn,tỉnh Bình Định (1997 - 2017), uận văn Thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.Đề
tài đã làm rõ những hoạt động của TN trong các phong trào do Trung ương
Đồn, Tỉnh Đồn Bình Định, Thành Đoàn Quy Nhơn phát động và tổ chức
giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017. Từ đó rút ra một số nhận xét về vai tr ,
đóng góp của phong trào TN đối với sự phát triển của thành phố Quy Nhơn
nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) và trong công cuộc đổi mới.
Tác giả Thanh Vân với bài viết Mô hình mới trong giáo dục chính trị
cho đồn viên, thanh niên tỉnh nhà, (2020) [83]. Hay tác giả Huyền Trang
với bài Huyện đồn Tây Sơn triển khai có hiệu quả mơ hình “Chi đồn
mạnh”, (2021) [78] đã đánh giá cao mơ hình Chi đồn mạnh của Huyện
đồn Tây Sơn; hoạt động thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác ênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh “Ánh sáng soi đường” trong những năm qua, đề xuất các giải pháp
để thực hiện hiệu quả hơn các mơ hình này, góp phần nâng cao nhận thức
chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, ĐVTN tỉnh Bình Định
giai đoạn hiện nay.
Tác giả Bùi Sinh với bài viết Những “Bông hồng thép” tham gia
chống dịch Covid-19, (2021) [64] đã đánh giá vai tr

của những tình

nguyện viên là ĐVTN tham gia hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và
nêu gương những ĐV tiêu biểu, đi đầu trong đấu tranh phòng, chống dịch
bệnh ở địa phương…
Như vậy, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các cơng trình nghiên cứu
trên đã đề cập những mức độ khác nhau về vị trí, vai tr , cơ cấu tổ chức và
phương thức hoạt động của Đồn TN… nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu


8

nghiên cứu về đổi mới phương thức hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh
ở thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định. Các cơng trình, bài viết nêu trên sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả có thể thực hiện thành cơng Luận
văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tổ chức hoạt
động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hồi Nhơn. Từ đó, đề xuất phương
hướng, giải pháp nhằm đổi mới phương thức hoạt động của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh thị xã Hoài Nhơn giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra là:
Thứ nhất, hệ thống hoá và phân tích một số nội dung liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh thị xã Hồi Nhơn.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức hoạt
động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hồi Nhơn giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của Đồn TN thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tổ chức và hoạt động của Đoàn TN trên địa bàn thị xã
Hoài Nhơn và có tham khảo một số huyện lân cận như huyện Phù Mỹ.
- Về thời gian: khảo sát giai đoạn 2017 đến nay để đưa ra các giải pháp
cho giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030.
- Về nội dung: Trong khuôn khổ của luận văn tác giả không thể đề cập
tất cả nội dung về tổ chức và hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh nói



9
chung, Đồn TN thị xã Hồi Nhơn nói riêng, mà chỉ tập trung nghiên cứu
trong phạm vi hệ thống hoá những vấn đề lý luận, đánh giá những thành tựu
và hạn chế trong hoạt động của Đoàn TN thị xã Hoài Nhơn, đặc biệt là về
phương thức hoạt động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức
hoạt động của Đoàn TN thị xã Hoài Nhơn.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mácênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị xã
Hồi Nhơn. Các văn bản của Đảng ủy, Chính quyền thị xã Hồi Nhơn; báo
cáo chính trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh các cấp... là cơ sở lý luận trực tiếp
để tác giả nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp nghiêncứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
kết hợp lịch sử với logic; phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khái quát hoá,
trừu tượng hoá, sơ đồ hoá, kết hợp lý luận với thực tiễn…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận chung về tổ
chức và hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hồi Nhơn, đổi mới
phương thức hoạt động của Đoàn TN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất các phương hướng, giải pháp
đổi mới hoạt động của Đoàn TN thị xã Hoài Nhơn, đặc biệt là về phương thức
hoạt động của Đoàn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn sẽ là cơ sở để Đảng ủy, chính quyền và các cán bộ Đồn
trong thị xã nghiên cứu, định hướng các nhiệm vụ, chương trình hành động



10
cho cơng tác Đồn trong giai đoạn hiện nay.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong học tập và nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến phương thức hoạt động Đồn TNCS Hồ chí Minh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
liên quan đến cơng tác Đồn TN.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung trong tổ chức và hoạt động của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Chương 2. Tổ chức và hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh ở thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định
Chương 3. Phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức hoạt động
của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở thị xã Hoài Nhơn


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐỒN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về thanh
niên và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về TN và Đồn TN
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Hồ Chí Minh và ĐCS Việt
Nam đã đề cao vai trị, vị trí quan trọng của TN; xác định TN là đội quân
xung kích của cách mạng, Ðồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của

Ðảng; công tác TN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân
tố quyết định thành bại của cách mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng, TN là lớp người trẻ tuổi, có hồi bão, ước mơ,
giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa
lớn và lịng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi có tính nhạy cảm cao với những cái
mới, cái đẹp và cái tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tâm lý
và tính cách, một sự giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra những điều kiện vật
chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính cách đó, và biết định hướng,
động viên đúng mức TN sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài
năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.
Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người đã lựa chọn đối tượng
đầu tiên để truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam là TN. Cuối năm
1924, từ iên Xô, quê hương của ê-nin vĩ đại, Bác đến Quảng Châu (Trung
Quốc), liên lạc với nhóm TN yêu nước trong Tâm Tâm xã – một tổ chức cách
mạng của nhóm TN Việt Nam yêu nước, hướng dẫn cho họ về phương pháp
tổ chức và hoạt động; lập ra Hội Việt Nam cách mạng TN, trực tiếp tổ chức


12
các lớp huấn luyện chính trị cho các TN yêu nước Việt Nam; lựa chọn những
TN xuất sắc gửi đi đào tạo tiếp ở những trường huấn luyện của Quốc tế Cộng
sản và rất nhiều người trong số đó sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo
xuất sắc của Đảng.
Trong thư “Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” (1946), Hồ Chí
Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [49, tr.86]. Ở đây, Người đã chỉ ra tuổi TN
là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy
nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể đào núi lấp biển, mà cả dân
tộc ln kỳ vọng, tin u. Trong nhiều bài nói, bài viết khác, mỗi khi đề cập
tới TN, Hồ Chí Minh cho rằng TN là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, năng

động, sáng tạo, nhưng c n thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải được
xã hội quan tâm, chăm sóc, vun trồng để họ trở thành người cơng dân hữu ích
cho đất nước.
Bên cạnh việc đánh giá cao vai tr của TN, dành nhiều lời ngợi khen để
động viên TN tích cực học tập và rèn luyện, hăng say lao động, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng khơng ít lần thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của TN
như: “Tham ơ, lãng phí”; “thấy khó khăn mà rụt rè, nóng ruột”; “chưa biết
lịch sử, khơng học thời sự, mà về mặt chính trị cũng chưa cao lắm”; “làm việc
gì cũng lo lắng, cũng cho cơng tác mình làm là khơng vẻ vang, tiền đồ khơng
biết thế nào?” Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu là
con đường để tự hoàn thiện nhân cách của TN. TN muốn làm chủ tương lai
cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải không ngừng rèn luyện tinh thần và lực
lượng cho mình, phải làm những việc chuẩn bị cái tương lai đó [50, tr.189].
Theo Người, TN muốn khắc phục được những khuyết điểm, sửa chữa
được những sai lầm thì phải có quyết tâm, khơng ngại khó, tránh sốt ruột,
chống bi quan; đồng thời phải củng cố tổ chức của Đoàn, phải đoàn kết nội bộ
thật chặt chẽ và phải đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp TN. Chỉ có như vậy,


13
TN mới vượt qua được khó khăn, sửa chữa được sai lầm, phát huy được thành
tích. Tất cả TN phải làm gương mẫu. Phải giữ vững đạo đức cách mạng. Phải
khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công
thần, tự tư tự lợi; phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là đi trước,
làm trước để lôi cuốn quần chúng, chứ không phải là xa rời quần chúng; phải
cố gắng học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở
thành cán bộ tốt, đảng viên tốt; phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh, khoẻ
mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những cơng việc
ích nước lợi dân… Thực hiện những điều đó thì sẽ làm trịn nhiệm vụ của
mình, sẽ tiến kịp TN các nước bạn... [50, tr.577; tr.439-440; tr.216].

Hồ Chí Minh cho rằng, TN cách mạng phải là người có cả “tài” và
“đức”. Nói chuyện tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ II (07/5/1958),
Người khẳng định: “Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài
chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì
ích lợi cho xã hội, mà c n có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài
ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng có lợi gì cho lồi người”
[51, tr.399]. “Tài” ở đây chính là tài năng, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm để
mỗi TN có thể hồn thành cơng việc của mình một cách tốt nhất; người TN có
tài là người đem hết tài năng của mình ra phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
“Đức” là đạo đức, là l ng nhiệt tình, là những khát vọng hướng tới “chân,
thiện, mĩ”; TN có đức là người luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ, rèn
luyện bản thân để hồn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần sẵn sàng
nhường bước, ủng hộ những người tài năng hơn mình để họ ra gánh vác việc
nước, việc dân.
Người nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết”. Và trách nhiệm này thuộc về tất cả các cấp, các
ngành, trước hết là của Đảng, của Chính phủ và của tổ chức Đồn. Trong Di
chúc để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Người căn dặn: “Những


14
chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và TN xung phong đều
đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ
cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, nghề, để
đào tạo thành những cán bộ và cơng nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập
trường cách mạng vững chắc. Đó là đội qn chủ lực trong cơng cuộc xây dựng
thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [53, tr.622; tr.616-617].
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ Đồn TN là cánh tay và đội hậu bị của đảng,
là người phụ trách dắt dìu các cháu nhi đồng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình, theo Người, Đồn TN cần phải thường xuyên củng cố tổ chức, nghiên

cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đồn kết và tổ chức
TN một cách rộng rãi và vững chắc. Người khẳng định: “Tổ chức của Đoàn
phải rộng hơn Đảng, phải được tổ chức một cách chặt chẽ từ Trung ương
xuống các cơ sở” [52, tr.47].
Đoàn muốn củng cố và phát triển thì phải liên hệ rộng rãi với các tầng
lớp TN, phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của TN. Đồng thời,
mọi ĐV phải gương mẫu giữ vững đạo đức cách mạng (khiêm tốn, cần cù,
hăng hái, dũng cảm, không mắc tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư tự lợi),
phải xung phong trong mọi cơng tác, cố gắng học tập chính trị văn hóa, nghề
nghiệp để lôi cuốn quần chúng và để trở thành người cán bộ tốt.
Để Đoàn phát triển mạnh, Người yêu cầu lãnh đạo Đoàn cần phải đi
sâu, đi sát điều tra nghiên cứu, cần phải khuyến khích thu góp bổ sung và phổ
biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng.
Cần một chương trình hoạt động cụ thể thiết thực, lãnh đạo Đoàn phải đi sâu
vào đời sống để hiểu rõ tâm lý của các tầng lớp TN và giúp đỡ họ giải quyết
các vấn đề một cách cụ thể. Người ln nhắc nhở Đồn TN và Hội Liên hiệp
Thanh niên (LHTN) Việt Nam: “Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi
cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ” [48]. Vì theo
Người, các phong trào thi đua yêu nước to lớn đó là điều kiện để nảy nở ra


15
nhiều TN tích cực và tiên tiến, đó chính là tiền đề cho Đoàn phát triển mạnh
mẽ và vừng chắc, đồng thời huy động được tất cả trí tuệ và lực lượng của tuổi
trẻ góp vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến trách
nhiệm của các cấp ủy đảng đối với Đoàn TN, Người nhắc nhở các cấp ủy
Đảng phải coi “xây dựng Đoàn là bộ phận trọng yếu của xây dựng Đảng và
Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn Thanh niên lao động phát triển tốt, đồng thời
cần phải chọn những đồng chí đồn viên đã kinh qua thử thách và đã đủ điều

kiện đưa họ vào Đảng” [65].
Thực tiễn cho thấy những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TN
và Đồn TN đến nay vẫn cịn mang tính thời sự và có giá trị to lớn, là kim chỉ
nam cho toàn Đảng, tồn dân ta trong cơng tác vận động TN.
1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về TN và Đồn TN
Trong q trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta ln đề cao vai trị, vị trí
của TN, xem cơng tác TN mà trọng tâm là cơng tác Đồn là vấn đề sống còn
của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng khố VII (1/1993)
về cơng tác TN trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng
xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có
thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo
con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng
thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; cơng tác thanh
niên là vấn đề sống cịn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng”.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương “Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác thanh niên thời kì đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố” cũng nhấn mạnh: “Thanh niên là lực
lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương


×