Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dấu ấn tôn giáo trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.27 KB, 3 trang )

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

DẤU ẤN TÔN GIÁO TRONG HAI BỘ SỬ THI MAHABHARATA VÀ RAMAYANA
Vương Nguyễn Hoàng Trúc*
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Ấn Độ là chiếc nơi của nhiều tơn giáo lớn trên thế giới. Và những tư tưởng của các tôn giáo
này không chỉ biểu hiện sinh động trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng mà cịn phả vào văn
chương, nghệ thuật với một ý vị cũng không kém thú vị. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
tập trung khảo sát một cách khái quát nhất những biểu hiện tơn giáo thơng qua việc tìm hiểu
hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. Dựa trên nền tảng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và
xã hội cùng với những đặc trưng giá trị của Ấn Độ, người viết bước đầu đã đưa ra những giá
trị tinh thần quan trọng của người Ấn. Các kết quả nghiên cứu này hy vọng sẽ cung cấp thêm
tư liệu cho việc học tập, tìm hiểu về văn học Ấn Độ tại các trường đại học.
Từ khóa: Mahabharata, Ramayana, tơn giáo, Ấn Độ.
RELIGIOUS IN TWO SETTLEMENTS MAHABHARATA AND RAMAYANA
Vuong Nguyen Hoang Truc*
Thu Dau Mot University, Binh Duong
* Corresponding author:
ABSTRACT
India is the cradle of many major religions in the world. The ideas of these religions are not
only animated in spiritual life, but also in literature, art with an equally interesting taste. In
this essay, we focus on the most general examination of religious manifestations by studying
the Mahabharata and Ramayana epics. Based on the background of natural, historical and
social conditions, and the valuable characteristics of India, the writer gave the important
spiritual values of the Indians. The results of this study provide additional material for
studying and exploring Indian literature at universities.
Keywords: Mahabharata, Ramayana, religion, India.


TỔNG QUAN
Ấn Độ là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo
lớn trên thế giới. Và mỗi một tôn giáo lại
mang màu sắc riêng biệt trên bức tranh văn
hóa đa sắc tộc của đất nước này. Việc tìm
hiểu và nghiên cứu về Ấn Độ, đặc biệt là các
tôn giáo tại đây không phải là một điều mới
mẻ. Tuy nhiên, khi tiếp cận với những vấn đề
này, mỗi người sẽ có một cách tiếp nhận
khác nhau. Chúng tơi lựa chọn tìm hiểu về
tinh thần của người Ấn thơng qua hai bộ sử
thi Mahabharata và Ramayana.
Vì tìm hiểu về văn hóa thơng qua việc tiếp
cận tác phẩm văn học nên trong bài viết,
chúng tơi tập trung tìm hiểu về hình tượng và
quan điểm tơn giáo thơng qua hệ thống nhân
vật và hành động tâm linh là chủ yếu. Đề tài
đã bước đầu xác lập được những tinh thần
tôn giáo quan trọng của người Ấn thời cổ đại
từ những kiểu mẫu đẳng cấp tiêu biểu đến
hành động mang tính quy chuẩn của Dharma

(Pháp). Ngồi ra, chúng tơi cịn tìm hiểu về
những nghệ thuật đặc tả yếu tố tơn giáo trong
tác phẩm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài viết, chúng tôi đã sử dụng thao tác
liệt kê vì các yếu tố tôn giáo trong hai bộ sử
thi được lồng ghép khéo léo qua rất nhiều
khúc ca. Khi liệt kê được những dấu ấn tôn

giáo, người viết đã sử dụng phương pháp
thống kê và phân loại. Để việc phân loại
mang tính khách quan và khoa học, chúng tơi
cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành và cách tiếp cận văn học bằng văn hóa
học.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nền tảng của một đất nước mộ đạo
Về điều kiện tự nhiên, Ấn Độ là một bán đảo
hình tam giác nằm ở phía Nam Châu Á. Tiểu
lục địa này có hai con sơng lớn là sông Ấn và

583


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

sông Hằng cùng với dãy núi Hymalaya.
Thiên nhiên của vùng đất này có sự phân hóa
đa dạng, vì thế tạo nên sự khơng đồng nhất
về mặt khí hậu giữa các vùng miền.
Về hoàn cảnh lịch sử, vào TNK I TCN,
chủng người Aryan đã tiến vào hạ lưu sông
Indus. Từ đây, họ bắt đầu công cuộc khẩn
hoang bờ cõi, dồn đuổi chủng người bản xứ
đi nơi khác và về sau chiếm luôn cả một
vùng Bắc Ấn rộng lớn.
Tôn giáo đầu tiên của Ấn Độ là Vệ Đà giáo.
Đạo này ra đời dựa trên những dấu tích ban
sơ từ tàn dư thời nguyên thủy cùng với sự

dung hợp tín ngưỡng giữa hai chủng người
Dravidian và Aryan. Vào khoảng trung cổ,
vùng đất Ấn đã sản sinh ra nhiều tôn giáo
khác : đạo Phật, Jaina, Silk... và tiếp nhận
thêm đạo Hồi và Kito giáo. Dù rằng các
trường phái tôn giáo tại Ấn Độ phủ nhận
quyền uy của kinh Veda và cố gắng đưa ra
những tư tưởng, giáo lý riêng biệt để không
bị hịa tan nhưng những tín đồ của các tơn
giáo này lại chung sống hịa hợp, khơng có
hiện tượng bài xích và ít nhiều kế thừa nhận
thức luận và giải thốt luận của nhau.
Hình tượng tơn giáo
Theo quan điểm truyền thống của đạo Hindu,
yếu tố thần linh chiếm một vị trí quan trọng.
Để tiện cho việc tiếp cận yếu tố này, chúng
tôi đã thống kê và phân loại các vị thần dựa
theo những dạng thức mà họ được nhắc đến
trong tác phẩm.
Từ kết quả của việc khảo sát, người viết đã
đưa ra các giai thoại cùng với vai trò của các
vị thần trong cuộc sống. Các vị thần trong hai
tác phẩm thống nhất với nhau về hành vi và
chức năng. Ngoài ra, bài viết còn đề cấp đến
yếu tố lịch sử và những tàn dư của thời
nguyên thủy: totem, tín ngưỡng phồn thực...
tác động đến sự nhân cách hóa các vị thần
hay sự ra đời của hệ thống nhất thần.
Theo quan niệm của Hindu giáo, đẳng cấp Ba
La Môn chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi đã liệt kê và
phân loại đẳng cấp Bà La Môn theo dạng: Sơ
khởi, bậc trung và bậc thượng. Dựa vào năng
lực đạt được trong quá trình tu tập và thực
nghiệm tâm linh mà họ giữ một vai trò khác
nhau trong xã hội. Nhìn chung, đẳng cấp này
đều hướng những tín đồ đến hành động và lối
suy nghĩ phù hợp với những điều thánh kinh
răn dạy. Tuy nhiên, cũng có những vị chỉ vì

Kỷ yếu khoa học

tham vọng của bản thân mà đánh mất đi
thành quả tu luyện khắc khổ của mình.
Quan điểm tơn giáo
Khi sự biến cải, đổi dời của nhân sinh đã làm
cho con người cảm thấy thống khổ trước
cuộc sống thì họ tìm kiếm vào một niềm tin
tơn giáo giúp họ thốt khỏi cuộc đời trần thế.
Đấng Chí tơn bất diệt đã thiên khải cho
những tín đồ Hindu có thể thừa hành để thực
hiện cơng cuộc sám hối thể trí. Một con
người trần thế muốn sáp nhập vào Đại ngã to
lớn, khởi vi những mầm mống tự ngã của
mình cần phải hồn thành các giai đoạn của
cuộc đời, thực nghiệm tâm linh và hành động
vô vị lợi. Ngồi ra, trong hai bộ sử thi cịn
đưa ra những ẩn dụ tơn giáo cho hai loại giải
thốt: giải thốt giả tạm và giải thoát vĩnh
viễn.

Cũng giống như đạo Phật và những đạo khác
trên đất nước Ấn Độ, trong nhận thức luận
của những tín đồ Hindu cũng có tư tưởng
nghiệp báo - luân hồi (Karma - Samsara). Đại
để rằng linh hồn đang thường tồn trong thể
xác thì khơng bị mất đi vì nó là một phần của
Brahman. Nhưng Atman vẫn chưa thể hịa
nhập được với Brahman vì Atman khơng biết
con đường tu luyện và sám hối. Chính vì điều
đó mà linh hồn bị đẩy vào trầm luân trong
hàng vạn kiếp. Nghiệp báo cũng như thuyết
nhân quả của nhà Phật. Khi con người gây ra
một hành động xấu xa hay tốt đẹp thì sẽ được
trả lại những thành quả tương tự.
Đối thoại tôn giáo
Đối thoại giữa các nhân vật cũng là một
trong những yếu tố nghệ thuật quan trọng
góp phần thể hiện dấu ấn tôn giáo trong tác
phẩm. Các màn đối thoại không chỉ xảy ra
giữa các đẳng cấp với nhau mà còn là màn
đối thoại giữa đẳng cấp này với đẳng cấp
khác, giữa con người trần thế với thần linh và
giữa các chư thần với nhau. Với lối nói cà kê,
nhân vật có khi tự thẩm vấn chính mình, xem
hành động hay lối suy nghĩ có phù hợp với
đạo đức Dharma hơn là một sự tranh cãi.
Nhân vật ít khi đối thoại nhưng những mẫu
đối thoại đều là quy chuẩn của thánh kinh mà
vơ hình chung trở thành những chuẩn mực
thiết thực.

Kết cấu lồng khung
Trong hai bộ sử thi Ramayana và
Mahabharata, chúng tôi đã thống kê được
hơn hai mươi mẫu chuyện lồng truyện. Với

584


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

kết cấu truyện lồng khung này, ý nghĩa chính
của sử thi khơng hề mất đi mà góp phần tăng
thêm tính tơn giáo trong tác phẩm. Mn
màu của đời sống tín ngưỡng được phảng
phất, từ những quy tắc đơn giản trong cuộc
sống hằng ngày đến những quy tắc phức tạp
và cần thiết trong các nghi lễ. Sử thi còn là
một tập hợp những mẫu chuyện về sự ra đời
của Trời và Đất, những điều khó lý giải trong
vạn vật mênh mông của vũ trụ hay nguồn gốc
của các vị thần và đẳng cấp Bà La môn.
Không gian tôn giáo
Không gian trần thế bao gồm không gian văn
minh nơi đô thành và những khung cảnh
thiên nhiên hoang sơ nơi núi cao, hồ sâu,
rừng rậm. Nếu không gian trần thế là nơi con
người tu tập, là sự phô bày những thành quả
đã đạt được khi tạo tác những hành động phù
hợp với lẽ Dharma thì khơng gian thiên
đường chính là nơi mà con người sẽ quay về

khi ý thức và thực hiện được những phương
thức tu luyện trí tuệ. Tùy vào hành động của
bản thân mà con người sáp nhập vào cõi Trời
hay cõi phúc.
Thời gian tôn giáo
Thời gian chủ yếu được tái hiện trong hai bộ
sử thi là thời gian nghiệp báo - luân hồi. Nhờ

Kỷ yếu khoa học

có khoảng thời gian này mà nghiệp báo có
thể hồn thành vai trị của nó. Ngồi ra, thời
gian trong tác phẩm cịn phản ánh thời gian
của vũ trụ. Phải chăng, trong tư duy của
những người cổ đại muốn đề cập đến cuộc
chiến lịch sử của dân tộc Aryan và nguyên
nhân mất đi một cách bí ẩn của hai nền văn
minh Mohenjo Daro và Harappa.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Chính những điều kiện tự nhiên cùng với sự
biến dịch của bối cảnh xã hội đã góp phần
khơng nhỏ vào việc hình thành và phát triển
những triết lý tôn giáo - triết học tại Ấn Độ.
Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana
không chỉ tập trung phản ánh bức tranh xã
hội thời cổ đại mà còn miêu tả tỉ mỉ và khắc
họa đầy đủ những nét tinh thần, tư duy của
con người trong những ngày đầu mơng muội.
Tuy nhiên, trong đời sống thực tại, có những
tín đồ Hindu giáo vì sự sùng bái quá độ mà

dẫn đến hiện tượng mê tín cực đoan. Chính
vì mong muốn được xuất thế mà họ lãng
quên trách nhiệm của tinh thần nhập thế. Vì
mong muốn được Đấng Tối cao ban phúc mà
thực hiện những lễ tế sinh man rợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DỖN CHÍNH (2008), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Chính trị Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
CAO HUY ĐỈNH (2015), Ấn Độ - miền đất thần thoại và sử thi, NXB Trẻ. Tp. HCM.
NGUYỄN THỊ TOAN (2002), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Sư phạm, Hà Nội.

585



×