Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị thực tiễn, quan điểm, các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay liên hệ việc phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.88 KB, 22 trang )

MBTH

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TÊN MƠN HỌC: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH:
THỰC TIỄN, QUAN ĐIỂM, CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 2
1.Lý luận về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.......................................... 2
1.1. Khái niệm tham nhũng .............................................................................. 2
1.2.Khái niệm và đặc điểm phòng, chống tham nhũng .................................... 2
1.2.1. Khái niệm phòng, chống tham nhũng .................................................... 2
1.2.2. Đặc điểm của phòng, chống tham nhũng ............................................... 3
1.3.Vai trò của phòng, chống tham nhũng ....................................................... 4
1.4.Phương thức và các điều kiện đảm bảo phòng, chống tham nhũng ...........
5


1.4.1. Phương thức phòng, chống tham nhũng................................................. 5
1.4.2. Các điều kiện đảm bảo phòng, chống tham nhũng ................................ 5
2.Thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam ........................................... 6
2.1.Những thành tựu ......................................................................................... 6
2.2.Những hạn chế............................................................................................ 7
3.Quan điểm và định hướng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam .................
8
3.1.Quan điểm về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam............................... 8
3.2.Các định hướng và các giải pháp nâng cao phịng, chống tham nhũng ở
Việt Nam .......................................................................................................... 9
4.Kết quả cơng tác phòng, chống tham nhũng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai ..................................................................................................................... 11
5.Nhiệm vụ cơng tác phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2022 tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ................................... 15
6. Liên hệ bản thân về phòng, chống tham nhũng ............................................ 18
PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 20


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, Đảng ta và nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, ủy ban
Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra ở các bộ, ngành, như Bộ
Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ở các tỉnh, thành phố như: Hà
Tĩnh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... và đã xử lý kỷ
luật một số cán bộ lãnh đạo được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
Cơng tác phịng chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài
bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng,

toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong
toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, đảng viên
và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.
Tuy nhiên hiện nay, những hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp,
vì vậy việc phát hiện và xử lý tham nhũng gặp nhiều khó khăn. Việc tự kiểm tra,
phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu, một số
trường hợp chưa xử lý triệt để, muốn xử lý nhẹ, xử lý nội bộ, không muốn
chuyển cơ quan chức năng xem xét để xử lý theo quy định pháp luật. Một số vụ
việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự chưa đúng quy
định của pháp luật.
Để nâng cao kiến thức, tham gia tun truyền, giáo dục về phịng, chống
tham nhũng; góp phần chung tay thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng,
bản thân chọn chủ đề “ Thực tiễn, quan điểm, các định hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ
việc phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai” làm bài thu hoạch môn Nhà nước và Pháp luật Việt Nam.
Trong khuôn khổ chủ đề đặt ra, với sự vận dụng lý luận của bản thân sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về trình bày bố cục bài thu hoạch,
nội dung lý luận chưa trọng tâm…, rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý
từ q thầy, q cơ để hồn thiện hơn./.
Trân trọng cảm ơn!


2

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Lý luận về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu, khách quan trong xã hội có
phân chia giai cấp, có nhà nước, nên tham nhũng là một phạm trù mang tính lịch

sử. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện trên các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển.
Hành vi tham nhũng là hành vi do người có chức vụ, quyền hạn cố ý thực
hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và gây ra những hậu
quả xấu cho xã hội.
Tóm lại: Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ,
quyền hạn cố ý thực hiện, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi và
gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.
1.2. Khái niệm và đặc điểm phòng, chống tham nhũng
1.2.1. Khái niệm phòng, chống tham nhũng
Phòng tham nhũng là việc Đảng đưa ra chủ trương, đường lối, nghị quyết
về phòng tham nhũng; chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan nhà nước và tồn xã hội
phịng ngừa hành vi tham nhũng; Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật để phòng ngừa tham nhũng, lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
các cán bộ, cơng chức tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát để phòng ngừa
việc tham nhũng; các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và mọi công dân tiến
hành các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền, vận động quần
chúng nhân dân tham gia vào việc phòng ngừa tham nhũng với phương châm
“phịng là chính”.
Chống tham nhũng là việc Đảng đưa ra các chủ trương, nghị quyết về
chống tham nhũng. Xây dựng hệ thống cơ quan để trực tiếp chống tham nhũng,
như hệ thống cơ quan Nội chính từ trung ương tới địa phương, hệ thống cơ quan
kiểm tra Đảng từ trung ương tới địa phương để tiến hành các hoạt động thanh tra,
kiểm tra đối với các tổ chức, đảng viên nhằm phát hiện ra các hành vi tham nhũng
và kịp thời xử lý. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật như Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự, v.v. để


3


làm căn cứ cho việc chống tham nhũng. Cơ quan thanh tra nhà nước từ trung
ương tới địa phương tiến hành các cuộc thanh tra để phát hiện các vụ tham nhũng
và đưa ra xử lý. Các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tiến hành điều tra,
truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng để xử lý các hành vi tham nhũng.
Phòng tham nhũng và chống tham nhũng có mối quan hệ biện chứng, chặt
chẽ, mật thiết với nhau, là hai mặt của một vấn đề trong một thể thống nhất.
Phòng tham nhũng là việc ngăn ngừa tham nhũng từ xa để hành vi tham nhũng
không thể xảy ra, khi hành vi tham nhũng không xảy ra thì khơng phải chống
tham nhũng, giảm áp lực cho việc chống tham nhũng. Ngược lại, chống tham
nhũng hỗ trợ cho việc phòng tham nhũng, tạo lập niềm tin cho các tổ chức, cá
nhân làm cơng tác phịng tham nhũng, răn đe những người có ý định tham nhũng
khơng dám tham nhũng. Như vậy, hai nội dung này luôn đi liền với nhau và
khơng tách rời nhau.
Tóm lại: Phịng, chống tham nhũng bao gồm các hoạt động của hệ thống
chính trị, các tổ chức và tồn thể nhân dân, dựa vào chủ trương, đường lối của
Đảng và căn cứ vào pháp luật để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và của cơng dân,
góp phần vào việc giữ ổn định và phát triển của tồn xã hội.
1.2.2. Đặc điểm của phịng, chống tham nhũng
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào phòng, chống tham nhũng rất đa dạng,
phong phú, đó là hệ thống cơ quan đảng từ trung ương tới địa phương.
Thứ hai, đối tượng của phịng, chống tham nhũng có số lượng khá lớn. Đó
là một số cán bộ, cơng chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà
nước; trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc đại diện cho Nhà nước trong một số
doanh nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan có chức vụ, quyền hạn trong lực lượng vũ trang,
như: công an, quân đội; cán bộ, công chức trong các tổ chức chính trị-xã hội, v.v..
Thứ ba, phạm vi phòng, chống tham nhũng rất rộng, được tiến hành trên
cả nước gồm bộ máy nhà nước ở trung ương, như: Chính phủ, các bộ, cơ quan
ngang bộ, v.v..; bộ máy nhà nước ở địa phương gồm: tỉnh, huyện, xã và các cơ
quan, cá nhân, tổ chức tham mưu, giúp việc cho hệ thống cơ quan này.

Thứ tư, lĩnh vực phòng, chống tham nhũng rất lớn, bao gồm tất cả các lĩnh


4

vực của đời sống xã hội, như: đất đai, tài ngun mơi trường, đầu tư xây dựng, tài
chính, ngân hàng, tín dụng, khoa học cơng nghệ, y tế, đầu tư trong nước, đầu tư ra
nước ngồi, an ninh quốc phịng, v.v..
Thứ năm, tính chất và mức độ phịng, chống tham nhũng tùy theo từng vụ
việc mà có sự khác nhau. Đối với những vụ việc tham nhũng đã xảy ra và đã
được phát hiện thì phải đấu tranh quyết liệt, phải xử lý dứt điểm với những chế
tài, biện pháp nghiêm khắc, không nương nhẹ. Đối với những vụ việc mới manh
nha thì tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa kịp thời khơng để xảy ra tham nhũng,
đề cao việc phịng ngừa trong phòng, chống tham nhũng.
Thứ sáu, phòng, chống tham nhũng sử dụng nhiều hình thức, biện pháp
khác nhau, như: Đảng đề ra các chủ trương, đường lối, nghị quyết về phòng,
chống tham nhũng; Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật ngăn chặn và xử lý
các hành vi tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhằm phòng ngừa và
ngăn chặn các hành vi tham nhũng; sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng
như báo chí, đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam để tham gia vào phòng,
chống tham nhũng.
1.3. Vai trò của phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, phịng, chống tham nhũng có vai trị thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, phịng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
tài sản, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, phòng, chống tham nhũng góp phần quan trọng trong việc giữ
vững an ninh chính trị, bảo vệ các thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, phòng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
Nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ năm, phòng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc ngăn
ngừa, xử lý các hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn
trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
Thứ sáu, phòng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc thực
hiện các cam kết về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kết với nhiều


5

nước trên thể giới và mở rộng hợp tác quốc tế.
1.4. Phương thức và các điều kiện đảm bảo phòng, chống tham nhũng
1.4.1. Phương thức phòng, chống tham nhũng
Một là, Đảng đề ra các chủ trương, đường lối, nghị quyết về phòng, chống
tham nhũng để các cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu, quán triệt vấn đề
phòng, chống tham nhũng, thấy rõ được tác hại và hậu quả của tham nhũng, từ đó
mà khơng tham nhũng. Đồng thời, dựa vào đường lối của Đảng để lãnh đạo, chỉ
đạo cơ quan, đơn vị minh phụ trách và lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, cá nhân cấp
dưới về việc phòng, chống tham nhũng.
Hai là, xây dựng, ban hành và sử dụng các quy phạm pháp luật để đấu
tranh phòng, chống tham nhũng nhằm răn đe, phòng ngừa và xử lý đối với các
hành vi tham nhũng.
Ba là, mở các Ịớp tập huấn, các lớp đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, ngắn
hạn về phịng, chống tham nhũng cho các cán bộ, cơng chức có chức vụ, quyền
hạn. Đây là một phương thức rất ưu việt, bởi vì qua các lớp tập huấn, các lớp đào
tạo, bồi dưõng sẽ nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn về phịng, chống tham nhũng.
Bốn là, thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền về phịng, chống
tham nhũng trong tồn thể nhân dân. Nhà nước tổ chức các đợt tuyên truyền rộng
rãi cho toàn thể nhân dân về tác hại của tham nhũng. Bên cạnh đó, làm cho nhân
dân thấy được vai trị quan trọng của việc phịng, chống tham nhũng, từ đó huy

động tồn thể nhân dân tham gia vào hoạt động phòng, chống tham nhũng.
1.4.2. Các điều kiện đảm bảo phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, điều kiện về chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo của Đảng:
Phải đề ra các chủ trương, đường lối, các quan điểm về phòng, chống tham
nhũng.
Thứ hai, điều kiện về pháp luật nói chung và pháp luật phịng, chống tham
nhũng nói riêng: là cơng cụ hiệu nghiệm bậc nhất trong phòng, chống tham
nhũng.
Thứ ba, điều kiện về cơ quan chun trách phịng, chống tham nhũng: là
phải có một cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà


6

nước.
Thứ tư, điều kiện về đội ngũ cán bộ, công chức đấu tranh phịng, chống
tham nhũng: cần phải có những con người cụ thể, những cán bộ, công chức cụ
thể. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đấu tranh phịng, chống tham
nhũng có trình độ năng lực, hiểu biết sâu sắc nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội; phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, dám đương đầu với những nguy hiểm trong công cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng.
Thứ năm, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính:
cơ sở vật chất trang thiết bị và nguồn lực tài chính là điều kiện khơng thể thiếu
cho cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
2. Thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
2.1. Những thành tựu
Thứ nhất, về thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị. Từng bước tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp,
các cơ quan, tổ chức nắm bắt thông tin, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của

cơ quan nhà nước góp phần phịng, chống tham nhũng.
Thứ hai, về xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Thực
hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc
rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về chế độ, định mức, tiêu
chuẩn trong các lĩnh vực, nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Thứ ba, về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Minh bạch
tài sản và thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng, chống
tham nhũng và đang được triển khai rộng rãi trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang.
Thứ tư, tiến hành xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Điều này có tác dụng trong việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử
lý tham nhũng thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Thứ năm, về việc đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán


nhằm phịng ngừa tham nhũng. Chương trình phần mềm quản lý, đăng ký tài sản
nhà nước đã được xây dựng và triển khai thực hiện thống nhất trên cả nước.
Thứ sáu, về công tác xử lý các vụ việc tham nhũng: Tịch thu, sung công
tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Trong những năm qua, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng,
phức tạp đã được phát hiện và đưa ra xét xử, đã xử lý nghiêm minh theo đúng các
quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.
Thứ bảy, về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đấu tranh phịng,
chống tham nhũng. Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục được thực
hiện qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy,
tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đảng viên, cán bộ, công chức, nhân dân đối vai trị
cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Thứ tám, cơng tác phòng chống tham những đã được lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể

rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa
mạnh mẽ trong tồn xã hội.
2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, đấu tranh phòng, chống tham nhũng
vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế:
Thứ nhất, đến nay, quyền tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp
chưa được bảo đảm.
Thứ hai, việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các
bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ
quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ,
quyền hạn.
Thứ ba, số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng
ở các cơ quan, đơn vị còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện.
Thứ tư, việc thu hồi tài sản do tham nhũng cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt, một số vụ án tiền, tài sản tham nhũng thu hồi được nhỏ hơn rất nhiều so
với tổng số thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt; việc thu hồi tài sản tham nhũng


về cho Nhà nước là rất khó, hạn chế và tỷ lệ không cao.
Thứ năm, nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
chưa thật sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên
chức nhận thức về cơng tác phịng, chống tham nhũng chưa đồng đều, thiếu tự
giác trong tuyên truyền phòng, chống tham nhũng.
3. Quan điểm và định hướng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
3.1. Quan điểm về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Thứ nhất, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay phải
quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
Kế thừa và bổ sung các quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống

chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiếp tục
đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực”;
“Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham
nhũng, lãng phí... kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu
hiện tham nhũng, lãng phí... nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng,
lãng phí”. “Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định pháp luật về phòng, chống
tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp
luật. Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng. Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm
soát tham nhũng”.
Thứ hai, phịng, chống tham nhũng cần có trọng tâm, trọng điểm.
Ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm, trọng điểm để phòng, chống tham nhũng
là những người có chức vụ, quyền hạn cao trong bộ máy nhà nước và bộ máy
đảng, các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, những người làm cơng tác
bảo vệ pháp luật. Vì vậy, trước mắt, phịng, chống tham nhũng cần phải có trọng
tâm, trọng điểm tập trung vào những vấn đề lớn gây bức xúc cho dư luận và xã
hội, gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước, tổ chức và nhân dân.
Thứ ba, người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng phải liêm khiết


và có bản lĩnh.
Đối với nước ta, để phịng, chống tham nhũng có hiệu quả, những người
đứng đầu Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành
trong sạch, có quyết tâm mạnh mẽ và thực sự vào cuộc thì cuộc đấu tranh này
chắc chắn sẽ thành cơng. Vì vậy, cần thấu suốt quan điểm này trong phịng, chống
tham nhũng. Người đứng đầu cơng cuộc phịng, chống tham nhũng phải liêm
khiết, cứng rắn, kiên quyết, không né tránh thì phịng, chống tham nhũng mới
thành cơng.
Thứ tư, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay phải sử dụng sức

mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Để phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay có hiệu quả, cần huy
động sức mạnh tổng hợp của tồn thể nhân dân và cả hệ thống chính trị, đặc biệt
là sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện và xử lý
các hành vi tham nhũng. Khơng có vùng cấm cho các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc phát hiện và lên án các hành vi tham nhũng.
Thứ năm, phòng, chống tham nhũng phải sử dụng mạnh mẽ phương tiện
pháp luật một cách có hiệu quả và khơng ngừng đổi mới.
Qn triệt quan điểm này trong phòng, chống tham những, một mặt phải
bịt kín các lỗ hổng về phương diện pháp lý trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà
nước, từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Mặt khác, phải hoàn thiện pháp luật trực tiếp phục vụ cho việc phòng, chống
tham nhũng.
3.2. Các định hướng và các giải pháp nâng cao phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam
Để đảm bảo phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cần thực hiện các định
hướng và các giải pháp sau:
Một là: Các cơ quan đảng từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục chỉ
đạo quyết liệt và đề cao quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng, đưa
phòng, chống tham nhũng là nội dung bắt buộc trong các cuộc họp thường kỳ của
cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức
cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; mở rộng dân chủ,


tạo đồng thuận cao trong nhận thức và quyết tâm; tăng cường vai trò của ủy ban
Kiểm tra các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; các cấp ủy đảng cần
tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm những vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án
nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm.
Hai là Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các vẫn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Cần quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu
nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; quy định cụ thể cơ chế xử lý tài
sản, thu nhập kê khai không trung thực và không được giải trình một cách hợp lý.
Hồn thiện pháp luật hình sự: cần nghiên cứu để hình sự hóa hành vi làm giàu bất
hợp pháp; hồn thiện pháp luật hành chính, hồn thiện từng bước hệ thống pháp
luật hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Kiểm sốt các quy định thủ tục hành
chính ngay từ khâu dự thảo; cơng khai, minh bạch thủ tục hành chính; hồn thiện
các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như pháp luật về tài chính: cần hồn
thiện cơ chế pháp lý về chi tiêu bằng thẻ tín dụng; pháp luật về đất đai: hoàn thiện
Luật Đăng ký bất động sản để thống nhất quản lý đất đai và tài sản gắn liền với
đất cùng với Luật Thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở nhằm bảo đảm sự quản lý chặt
chẽ đất đai và bất động sản.
Ba là Xây dựng và hoàn thỉện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước nhằm
phịng, chống hiệu quả tham nhũng.
Tham nhũng bao giờ cũng gắn với nhũng người có chức vụ, quyền hạn,
nhất là nhũng người nắm giữ quyền lực nhà nước. Vì vậy, phải xây dựng, ban
hành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Nếu quyền lực nhà nước được kiểm
sốt tốt thì khơng thể lợi dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng. Vì vậy, để
thực hiện giải pháp này, cần: nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền
các cấp về nguy cơ tham nhũng; tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để
hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước nhằm phát huy cơ chế này trong
phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoàn thiện cơ chế
pháp lý về sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với cơ quan nhà nước; cần tăng
cường sự giám sát của nhân dân và các cơ quan truyền thơng đối với các cơ quan
nhà nước, góp phần vào việc kiểm soát quyền lực nhà nước.


Bốn là Xây đựng cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng đủ
mạnh, có khả năng độc lập điều tra để xử lý khách quan các hành vi tham nhũng,

cần xây dựng cơ quan phòng, chống tham nhũng riêng. Nghiên cứu thành lập một
cơ quan phòng, chống tham nhũng trực thuộc Tổng Bí thư. Cơ quan này có quyền
thanh tra, kiểm tra, khởi tố các hành vi có dấu hiệu tham nhũng đối với tất cả các
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị từ trung ương đến
địa phương. Có cơ chế pháp lý đặc biệt riêng cho cơ quan này để đảm bảo cho cơ
quan này hoạt động có hiệu quả.
Năm là Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan đảng, nhà nước và
xử lý nghiêm minh, kiên quyết, kịp thời đối vởi các hành vi tham nhũng.
Nếu người đứng đầu có thái độ kiên quyết, khơng nửa vời, là tấm gương
mẫu mực khơng tham nhũng và có sự đồng thuận, hỗ trợ của tồn xã hội, thì đấu
tranh phịng, chống tham nhũng sẽ có chuyển biến tích cực và hiệu quả rõ rệt.
Sáu là Xây dựng yà ban hành cơ chế pháp lý về kiện dân sự để thu hồi tài
sản tham nhũng.
Bảy là Hồn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức,
viên chức.
Cần phải hồn thiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức; nâng mức lương của cán bộ, cơng chức đủ ni sống bản thân, gia đình và
có tích luỹ thì mới hạn chế được tham nhũng.
Tám là Nâng cao trình độ năng lực, bản lĩnh và có chế độ khen thưởng,
bảo vệ đối với những cán bộ, cơng chức làm cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Rèn luyện bản lĩnh chính trị, khơng khoan nhượng trong phịng, chống
tham nhũng. Có chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời những cán bộ, cơng chức có
thành tích trong phịng, chống tham nhũng. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ đối với
những cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng cũng như gia đình họ.
4. Kết quả cơng tác phịng, chống tham nhũng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Đồng Nai, huyện được thành
lập vào ngày 01/07/1991. Huyện Xuân Lộc gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó



có một thị trấn Gia Ray và 14 xã với tổng số 91 khu, ấp. Xuân Lộc có thuận lợi là
cửa ngõ của miền Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc trên quốc lộ
1A, dài 47 km; có đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 33 km với 3 ga nhỏ; 3 đường
Tỉnh lộ 763, 765, 766. Trung tâm huyện đóng tại ngã ba Ơng Đồn là đầu mối của
các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có ưu thế và
phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nơng nghiệp, dịch vụ, cơng
nghiệp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng
Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh duyên Hải Nam Trung
bộ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Đồng Nai, thời gian qua, cơng tác đấu tranh
phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến. Các cấp ủy đã chỉ
đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và công tác thanh tra của Nhà
nước ở các cơ quan, đơn vị; đồng thời, chỉ đạo chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng sang cơ quan điều tra để xác minh làm rõ, xử lý theo đúng quy định
pháp luật. Quá trình giải quyết vụ việc, vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã
phối hợp chặt chẽ trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, hạn chế đến
mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như không làm oan sai và
không bỏ lọt tội phạm.
Công tác kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới trong lãnh
đạo, chỉ đạo công tác kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban TVTU quản lý
cũng được chú trọng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, địa phương đã triển
khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy về minh bạch tài sản,
thu nhập cá nhân; hằng năm có 99% số người phải thực hiện đã kê khai tài sản,
thu nhập cá nhân. Việc công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được
cấp ủy, thủ trưởng đơn vị thực hiện đúng quy định pháp luật.
4.1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ
biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phịng, chống tham nhũng
Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên

trong cơng tác phịng, chống tham nhũng: Trong năm 2021, UBND huyện ban
hành Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 05/02/2021 về cơng tác phịng, chống


tham nhũng và thực hiện Chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng
trên địa bàn huyện năm 2021; Quyết định số 6308/QĐ-UBND ngày 01/12/2020
về phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2021 của Thanh tra huyện Xuân
Lộc; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 23/02/2021 về chuyển đổi vị trí cơng tác
đối với cơng chức, viên chức năm 2021.
Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng: trong năm 2021,
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 05/02/2021 về cơng tác
phịng, chống tham nhũng và thực hiện Chương trình hành động về phòng, chống
tham nhũng trên địa bàn huyện năm 2021; qua đó, đã chỉ đạo Hội đồng Phổ biến
giáo dục pháp luật huyện (Phòng Tư pháp huyện - cơ quan thường trực) phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức các buổi tuyên truyền
pháp luật về phịng, chống tham nhũng đến cán bộ, cơng chức, viên chức và Nhân
dân trên địa bàn huyện. Kết quả đã tổ chức được 21 buổi truyên truyền với 1.150
lượt người tham dự.
Ngồi ra, thơng qua các cuộc họp chi bộ, cơ quan, cơng đồn đã lồng ghép
đưa nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng chống, tham nhũng đến cán bộ,
công chức, viên chức; thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ
giúp pháp lý, sinh hoạt tổ nhân dân và kết hợp với trợ giúp pháp lý lưu động và
thông qua Trung tâm Văn hóa Thơng tin - Thể thao huyện và hệ thống truyền
thanh các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền pháp luật đến các đoàn viên, hội
viên và Nhân dân trên địa bàn trong đó có nội liên quan về cơng tác phịng, chống
tham nhũng.
4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị
Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động: Các cơ

quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn huyện tiếp tục
thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong kỳ, qua công tác tự kiểm tra nội
bộ chưa phát hiện đơn vị có sai phạm trong thực hiện công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Kết quả xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ: Các cơ quan,


đơn vị, địa phương có sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện nghiêm túc các quy
định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
để áp dụng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong kỳ, việc sử dụng nguồn kinh
phí thường xuyên tại các đơn vị dự toán ngân sách huyện, các xã, thị trấn đúng
theo quy định của pháp luật.
Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn:
UBND huyện u cầu các phịng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND
huyện, UBND các xã, thị trấn, các Trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa
bàn huyện tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 28/9/2016 của
Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác của người có chức vụ, quyền
hạn: Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 23/02/2021 về chuyển đổi vị trí
cơng tác đối với cơng chức, viên chức năm 2021. Trong kỳ, tiếp tục rà soát các
đối tượng thuộc diện phải chuyển đổi để thực hiện chuyển đổi.
Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ
trong quản lý và thanh tốn khơng dùng tiền mặt:
Việc thực hiện cải cách hành chính: UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý và thực hiện nhiệm vụ công vụ.
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý: các cơ quan, đơn vị

thuộc huyện tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế TCVN/ISO 9001:2015 trên địa bàn huyện;
hệ thống văn phòng điện tử I-Office; I-Office Plus vào thực hiện nhiệm vụ công
vụ; thực hiện chữ ký số trong phát hành văn bản.
Việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt: việc thu, chi tài chính, mua sắm tài
sản, trang thiết bị và quản lý quỹ tiền mặt của từng cơ quan, đơn vị... đều thực
hiện theo quy định của Luật Ngân sách, đồng thời thực hiện giao dịch qua tài
khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Xuân Lộc
và Kho bạc Nhà nước huyện Xuân Lộc. Hàng tháng, quý đều có báo cáo quyết


toán cụ thể.
Kết quả thực hiện các quy định về kiểm sốt tài sản, thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn: Thực hiện Nghị định số: 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020
của Chính phủ về kiểm sốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công văn số 15444/UBND-THNC ngày
18/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh triển khai việc thực hiện kê khai tài sản, thu
nhập cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. UBND huyện đã triển khai cho 608
người có nghĩa vụ kê khai tài sản của 98 cơ quan, đơn vị thuộc huyện thực hiện
khai tài sản, thu nhập lần đầu.
4.3. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
UBND huyện tiếp tục tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam huyện thu thập thông tin, nắm bắt biểu hiện của cán bộ, công chức,
viên chức trong các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn nhằm ngăn ngừa,
phòng tránh tham nhũng.
Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 104/QCPH-UBND-UBMTTQ
ngày 15/10/2012 giữa UBND huyện Xuân Lộc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam huyện Xuân Lộc trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Thanh tra
huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện trong việc tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh

tra nhân dân cơ sở.
Kết quả việc bảo vệ, khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo về
hành vi tham nhũng: khơng có.
4.4. Hợp tác quốc tế về phịng, chống tham nhũng:
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 670/KH-UBND ngày 22/01/2018 của
UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017
của Chính phủ về cơng tác phịng, chống tham nhũng đến năm 2020.
5. Nhiệm vụ cơng tác phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2022 tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
5.1. Nhiệm vụ cụ thể
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền pháp luật về phịng, chống tham nhũng,
lãng phí; tiếp tục chỉ đạo các phịng ban và các xã, thị trấn phối hợp với các đoàn


thể, các tổ chức quần chúng có trách nhiệm tổ chức học tập, quán triệt Luật
Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các Nghị
định của chính phủ hướng dẫn thi hành. Chương trình hành động, Kế hoạch của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Huyện ủy, UBND huyện đến từng cán bộ, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên thuộc phạm vi quản lý nhằm tăng cường hiểu biết
pháp luật, nâng cao nhận thức, có những hành động, việc làm cụ thể góp phần
thiết thực vào cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Hạn chế và đẩy lùi lãng phí đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội hiện nay; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, sử dụng
tài sản công, sử dụng thời gian lao động, tiêu dùng của cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động; tập trung xây dựng các gải pháp nâng cao hiệu quả thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực thực hiện
các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân
dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản,
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai,

minh bạch trên các lĩnh vực, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu lựa
chọn nhà thầu, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện, xử
lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan
chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và
chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; thực việc
khen thưởng, bảo về người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phịng ngừa tham nhũng,
nhất là cơng khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách
hành chính; thực hiện việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập
qua tài khoản…
5.3. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công
Công tác tổ chức kiểm tra công tác quản lý tài sản tại các đơn vị trường
học và UBND cấp xã đã được các phịng chun mơn thực hiện thường xuyên,


qua đó kịp thời thống kê tình hình tài sản là nhà cửa, đất cơng khơng sử dụng để
có biện pháp quản lý sử dụng đúng mục đích, tránh thất thốt, lãng phí. Tuy
nhiên, việc chấp hành tại một số đơn vị còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng
tài sản, một số cơng trình đã thi cơng, xây dựng hồn thành nhưng chậm bàn giao
để hạch tốn theo dõi và quản lý theo quy định, đất công tại một số xã chưa khai
thác hiệu quả (còn để hoan, không sử dụng); Công tác quản lý, xử lý tài sản tịch
thu sung công thực hiện theo qui định, khơng có tài sản hư hỏng, mất mát trong
q trình lưu kho.
5.4. Trong đầu tư xây dựng cơ bản
Trong năm 2021, qua cơng tác quyết tốn vốn đầu tư tại 74 cơng trình đã
cắt giảm giá trị quyết tốn, số tiền 375 triệu đồng so với giá trị đề nghị quyết
toán, và giảm 21.579 triệu đồng so với dự toán được duyệt; Qua công tác đấu
thầu trong xây dựng và mua sắm trang thiết bị trong năm 2021 tại thời điểm báo

cáo tại 28 gói thầu thuộc các dự án đầu tư XDCB và các gói thầu trang trí tết
Ngun Đán Tân Sửu năm 2021 theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và
chào hàng cạnh trang qua mạng trong nước, đã giảm được 115 triệu đồng so với
giá gói thầu được duyệt.
5.5. Trong quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên
Công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên tương đối hiệu
quả; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, quản lý và bảo vệ môi
trường đất thực hiện đúng quy định.
Đối với công tác Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác: Trong đó, vi
phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường: Phát hiện 28 vụ - 29 đối tượng (02 vụ
hủy hoại đất, 01 vụ khơng có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật, 06
vụ khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, 08 vụ khơng có bản kế hoạch bảo
vệ môi trường được xác nhận theo quy định, 04 vụ sử dụng người tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, 01 vụ không đủ phương
tiện, thiết bị thu gom, lưu trữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn, khơng có hệ thống
nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật, 01 vụ khơng có hệ thống thu
gom nước thải riêng biệt với hệ thống thốt nước mưa, 04 vụ vận hành khơng
đúng quy trình đối với cơng trình bảo vệ mơi trường, 01 xả thải gây ô nhiễm môi


trường), phát hiện ít hơn 13 vụ so với cùng kỳ năm 2020 (28/39). Địa bàn xã
Xuân Trường 01, Xuân Tâm 03, thị trấn Gia Ray 07, Xuân Thành 05, Xuân Bắc
02, Xuân Định 01, Xuân Hưng 04, Xuân Hiệp 01, Xuân Hòa 02, Xuân Thọ 01,
Xuân Phú 01. Kết quả xử lý: Xử phạt vi phạm hành chính 20 vụ - 21 đối tượng
với số tiền 133,8 triệu đồng; Chuyển UBND xã Xuân Tâm xử phạt hành chính 01
vụ - 01 đối tượng với số tiền 3,5 triệu đồng. Tịch thu 335m3 đất, 11m3 cát, 01 xe
máy đào, 03 xe tải ben, 01 máy bơm, 01 máy nổ, 02 đoạn ống nhựa. Hiện đang
lập hồ sở xử lý các vụ còn lại.
6. Liên hệ bản thân về phòng, chống tham nhũng
Tham gia tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Luật Phòng, chống tham

nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản liên quan của
Đảng, Nhà nước đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả
cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
Với vai trị là đảng viên, bản thân luôn gương mẫu, tự giác làm trước,
nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình,
cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột
rửa, tự sửa mình.
Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng (Tập trung dân chủ; Tự phê
bình và phê bình; Đồn kết thống nhất; Gắn bó mật thiết với nhân dân; Hoạt động
trong khn khổ Hiếp pháp và Pháp luật ) trong cấp ủy, chính quyền, địa phương
cư trú...
Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật, nội quy, quy chế cơ
quan; Thực hiện tốt nếp sống có kỷ luật với bản thân, văn minh trong gia đình,
văn hố nơi cơng cộng.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tham nhũng ở nước ta hiện nay được xem là “quốc nạn”, là “giặc nội
xâm” đang làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tham
nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc
biệt của nước ta hiện nay, được nhận diện là một trong bốn nguy cơ làm suy giảm
niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cơng tác
phịng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và
phức tạp.
Vì vậy, đấu tranh phịng, chống tham nhũng có vai trị rất lớn trong việc
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, góp phần giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và

chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống. Xây dựng bộ máy tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân
quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Chủ động đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích
nhóm trong xây dựng thể chế. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết để
xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định:
“Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực
hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, khơng
có vùng cấm, khơng có ngoại lệ và đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt, được
cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tinh, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi
nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên
giảm”./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Nhà nước và Pháp
luật Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật tập I, tập II.



×