Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị môn nhà nước và pháp luật QUAN điểm, ĐỊNH HƯỚNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.09 KB, 27 trang )

MBTH

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MÔN HỌC:
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TÊN BÀI THU HOẠCH:
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC

Phần I: MỞ ĐẦU …………………………………………………..

1

Phần II: NỘI DUNG ………………………………………………

3

1. Lý luận chung về quan điểm, định hướng và giải pháp phòng,


chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ……………………………

3

1.1. Khái niệm về phòng, chống tham nhũng ………………………

3

1.1.1. Khái niệm về tham nhũng …………………………..…………

3

1.1.2. Khái niệm về phòng, chống tham nhũng ………………………

3

1.2. Đặc điểm của phòng, chống tham nhũng….. ……………………

4

1.3. Vai trò của phòng, chống tham nhũng………………...…………

4

1.4. Quan điểm về đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay …………………………………………………..…………

5

1.5. Định hướng và giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

hiện nay ………………………………………………..……………

7

2. Thực trạng về phòng, chống tham nhũng tại huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang ………………………………………………………

12

2.1. Những thành tựu đạt được………………………………………

12

2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ……………………………..………

15

3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả cơng tác phịng,
chống tham nhũng …………………………………………………

16


3.1. Giải pháp …………………………………………………….…

16

3.2. Kiến nghị………………………………………..………………

18


Phần III: KẾT LUẬN…………………………………………...…

19

Danh mục tài liệu tham khảo


1

Phần I: MỞ ĐẦU

Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ lớn đe dọa đến
sự sống còn của chế độ và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chiến lược quốc gia
về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ cũng xác định:
“Phịng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh
trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của
xã hội, các tổ chức đồn thể và quần chúng nhân dân phịng, chống tham nhũng
là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
đổi mới”.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền ln quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng, có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều
kết quả tích cực, rõ rệt. Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh. Các biện pháp phịng ngừa
tham nhũng như cơng khai, minh bạch trong các hoạt động; xây dựng quy tắc
ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí cơng tác… được triển
khai tồn diện và tích cực hơn. Cơng tác phát hiện và xử lý tham nhũng được đẩy
mạnh, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm. Trách

nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên. Vai trò,
trách nhiệm của xã hội trong đấu tranh phòng ngừa tham nhũng ngày càng đi vào
thực chất hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn những hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền của một bộ phận cán bộ, công chức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín,
danh dự của Đảng, làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng.


2

Qua nghiên cứu môn học Nhà nước và pháp luật Việt Nam, bản thân
nhận thức sâu sắc những kiến thức của Q Thầy, Cơ đã truyền đạt trong q
trình học tập, bản thân lựa chọn nội dung “Quan điểm, định hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” viết bài
thu hoạch, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân cũng như của các
các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong thực hiện các quan điểm, định
hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay. Trong quá trình viết bài thu hoạch, bản thân khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong q Thầy, Cơ góp ý để hồn thiện bài thu hoạch để phục vụ
trong q trình cơng tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
.


3

Phần II: NỘI DUNG

1. Lý luận chung về quan điểm, định hướng và giải pháp phòng,
chống

tham nhũng ở Việt Nam
1.1. Khái niệm về phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Khái niệm về tham nhũng
Phòng tham nhũng là việc ngăn ngừa tham nhũng từ xa để hành vi tham
nhũng không thể xảy ra. Theo đó, Khoản 1, Điều 3 Luật Phịng, chống tham
nhũng năm 2018 quy định: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Có thể hiểu tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật của người có chức
vụ, quyền hạn cố ý thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi
và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.
1.1.2. Khái niệm về phòng, chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng bao gồm hai phạm trù: phòng tham nhũng và
chống tham nhũng. Phòng tham nhũng là việc ngăn ngừa tham nhũng từ xa để
hành vi tham nhũng không thể xảy ra. Chống tham nhũng là hỗ trợ cho việc
phòng tham nhũng tạo lập niềm tin cho các tổ chức, cá nhân làm công tác phịng,
chống tham nhũng dẫn đến những người đang có ý định tham nhũng khơng dám
tham nhũng
Phịng, chống tham nhũng là gồm các hoạt động của hệ thống chính trị,
các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng
và căn cứ vào pháp luật để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng,


4

nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và của cơng dân, góp
phần vào việc giữ ổn định và phát triển của toàn xã hội.
1.2. Đặc điểm của phòng, chống tham nhũng
- Chủ thể tham gia vào phòng, chống tham nhũng rất đa dạng phong phú,
đó là hệ thống cơ quan Đảng từ trung ương tới địa phương.

- Đối tượng của phòng, chống tham nhũng có số lượng khá lớn.
- Phạm vi phịng, chống tham nhũng rất rộng, được triển khai và tổ chức
thực hiện từ Trung ương cho tới địa phương trên phạm vi cả nước.
- Lĩnh vực phòng, chống tham nhũng rất lớn.
- Tính chất và mức độ phịng, chống tham nhũng tùy theo từng vụ việc
mà có sự khác nhau.


nhau.

5
- Trong phịng, chống tham nhũng sử dụng nhiều hình thức biện pháp
khác
1.3. Vai trò của phòng, chống tham nhũng
- Phịng chống tham nhũng có vai trị thực hiện chủ trương, đường lối của

Đảng về phòng, chống tham nhũng.
- Đấu tranh phịng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc
bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân.
- Đấu tranh phòng, chống tham nhũng góp phần quan trọng trong việc giữ
vững an ninh chính trị, bảo vệ các thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đấu tranh phòng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc
bảo vệ nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước


- Phịng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa,
xử lý các hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
- Phịng, chống tham nhũng có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các
cam kết về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kết với nhiều nước trên

thế giới và mở rộng hợp tác quốc tế.


nay

1.4. Quan điểm về đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện
- Thứ nhất, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

phải quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham
nhũng.
Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng, chống
tham nhũng: Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/9/1987 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện “Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ
chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”; Nghị quyết
Trung ương 8 khóa VI về tiến hành cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng;
Chỉ thị của Bộ Chính trị khóa VII về việc tiếp tục ngăn chặn và bài trừ tệ tham
nhũng, bn lậu; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về một số nhiệm vụ đổi mới
và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị
khóa VII về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Nghị quyết Trung ương
ba khóa X về tăng cường sự lãnh đạo cùa Đảng đối với cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí....
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, trong quá trình đấu tranh phịng,
chống
tham nhũng ở nước ta, cần qn triệt các quan điểm chi đạo sau:
Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp chặt chẽ giữa xây, phòng và


chống, vừa tích cực phịng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng; phải
kết hợp chặt chẽ với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân,

giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đồn kết tồn dân.
Đấu tranh phịng, chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và
phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng trong hệ thống chính trị và tồn dân; thực hiện
đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưỏng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự...
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh phức tạp, vừa cấp bách,
vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, với những bước đi vừng
chắc, tích cực có trọng tâm, trọng điểm.
Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành
chính hoặc hình sự đối với người có hành vi tham nhũng, bất kể người đó là ai và
giữ cương vị gì. Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức
gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với
những
ngườiphạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc
phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
- Thứ hai, đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần có trọng tâm, trọng
điểm. Trọng tâm, trọng điểm để đấu tranh phịng, chống tham nhũng là những
người có chức vụ, quyền hạn cao trong bộ máy nhà nước và bộ máy đảng, các
doanh nghiệp nhà nước, các tập đồn kinh tế, những người làm cơng tác bảo vệ
pháp luật.
- Thứ ba, người đứng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải
liêm khiết, có bản lĩnh, cứng rắn, kiên quyết, khơng né tránh thì phịng, chống
tham nhũng mới thành cơng.
- Thứ tư, phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay phải sử dụng sức


mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, đặc biệt là sức
mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện và xử lý các
hành vi tham nhũng. Khơng có vùng cấm cho các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc phát hiện và lên án các hành vi tham nhũng.
- Thứ năm, phòng, chống tham nhũng phải sử dụng mạnh mẽ phương tiện

pháp luật một cách có hiệu qủa và khơng ngừng đổi mới. Phải hồn thiện pháp
luật trực tiếp phục vụ cho việc phòng, chống tham nhũng từ việc quy định minh
bạch các hành vi tham nhũng, chế tài xử lý nghiêm minh đến pháp luật về tố
tụng,
điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời; thu hồi được đầy đủ tài sản tham
nhũng
1.5. Định hướng và giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay
- Thứ nhất, các cơ quan Đảng từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục
chỉ đạo quyết liệt và đề cao quyết tâm chính trị trong phịng, chống tham nhũng.
Các cơ quan Đảng cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các cơ quan nhà nước
trong phòng, chống tham nhũng với những biện pháp cụ thể:
Đưa những cán bộ có trình độ, có bản lĩnh chính trị, trong sạch, liêm khiết
vào các cơ quan phòng, chống tham nhũng của Đảng và giữ vai trò chủ chốt
trong các cơ quan này.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy tổ chức đảng, các đảng viên
là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
Đưa phòng, chống tham nhũng là nội dung bắt buộc trong các cuộc họp
thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu phải thật sự
gương mẫu và dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phòng,


chống tham nhũng.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng,
tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Mở rộng dân chủ, tạo đồng
thuận cao trong nhận thức và quyết tâm. Tăng cường vai trò của Ủy ban Kiểm tra
các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xử lý nghiêm những vụ án
tham nhũng được nhân dân quan tâm.
- Thứ hai, hồn thiện pháp luật về phịng, chống tham nhũng và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hồn thiện Luật Phịng, chống tham nhũng:
Quy định một cách toàn diện, bao quát các biện pháp để bảo đảm thực
hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các hoạt động của cơ quan, tổ
chức,
đơn vị.
Quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu
nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng các cơ quan, tổ chức
chuyên trách quản lý, xác minh tính trung thực, chính xác của các bản kê khai tài
sản, thu
nhập.
Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc
xác minh tài sản, thu nhập; những điều kiện, căn cứ để xác minh.
Quy định cụ thể cơ che xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực và
không được giải trình một cách hợp lý.
Có cơ chế thừa nhận việc tố cáo tham nhũng nặc danh thì sẽ phát huy
hiệu qủa, tạo điều kiện cho người dưới quyền, người dân dám nói lên sự thật,
dám tố cáo người có hành vi tham nhũng.


Cần cụ thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.
Phân định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các
biện pháp phòng, chống tham nhũng.
Nghiên cứu, bổ sung quy định để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc xem xét xử lý kỷ luật đối
với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới khi để xảy ra tham nhũng; bổ
sung quy định chế tài xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp
trên trực tiếp trong trường hợp biết, nhưng khơng xem xét, xử lý kỷ luật hoặc cố
tình kéo dài thời gian so với quy định, khi xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới.

Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong phòng,
chống tham nhũng; quy định cụ thể cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
kiểm tra của Đảng, cơ quan Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, cơ quan
điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
Hồn thiện pháp luật hình sự: Nghiên cứu để hình sự hóa hành vi làm
giàu bất hợp pháp, từ đó tăng hiệu quả chế tài xử lý tham nhũng. Bổ sung trách
nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội đưa hối lộ và xây dựng chế tài hình sự
thích hợp đối với pháp nhân đưa hối lộ. Ban hành những hình phạt nghiêm khắc
như “tù chung thân không giảm án” đối với hành vi tham nhũng để răn đe người
có ý định tham nhũng sợ mà khơng dám tham nhũng.
Hồn thiện pháp luật hành chính:Thực hiện tốt hơn quyền được thông tin
của công dân, phục vụ đắc lực cho cơng tác phát hiện, phịng ngừa và đấu tranh
với các hành vi tham nhũng. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện một
bước hệ thống pháp luật hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Kiểm sốt các
quy định


thủ tục hành chính.
Hồn thiện các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan: Đối với pháp luật về
tài chính: Hoàn thiện cơ chế pháp lý về chi tiêu bằng thẻ tín dụng mà khơng dùng
cơ chế tiền mặt. Như vậy, mới có thể kiểm sốt chặt chẽ các nguồn tiền, nhất là
nguồn tiền do tham nhũng mà có.
Đối với pháp luật về đất đai: Hoàn thiện Luật Đăng ký bất động sản để
thống nhất quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất cùng với Luật Thuế sử dụng
đất, Luật về nhà ở nhằm bảo đảm sự quản lý chặt chẽ đất đai và bất động sản;
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đều vận hành theo cơ chế thị trường để hạn chế
tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
- Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước
nhằm phịng, chống hiệu quả tham nhũng
Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về nguy cơ

tham nhũng từ sự tha hóa quyền lực nhà nước và vai trị kiểm sốt quyền lực nhà
nước trong phịng, chống tham nhũng.
Tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hồn thiện cơ chế kiểm
sốt quyền lực nhà nước nhằm phát huy cơ chế này trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, Đảng và Nhà nước cần tập trung vào hoàn
thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp, bảo đảm được quyền lực nhà nước là thống nhất vì
quyền lực là của nhân dân.
Hồn thiện cơ chế pháp lý về sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với cơ
quan nhà nước. Cơ chế này không chì dừng lại ở việc thực hiện phê bình và tự
phê


bình, kiểm điểm định kỳ, mà phải được cụ thể hóa bằng các biện pháp mạnh, thể
chế pháp lý mạnh, thì mới phát huy hiệu quả.
Tăng cường sự giám sát của nhân dân và các cơ quan truyền thông đối
với các cơ quan nhà nước, góp phần vào việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Cần
xây dựng cơ chế để đảm bảo cho nhân dân thực sự giám sát được cơ quan nhà
nước, góp phần vào việc kiểm sốt quyền lực của nhân dân đối với bộ máy nhà
nước.
Phát huy vai trị kiểm sốt quyền lực nhà nước của cơ quan truyền thông.


nước.

Hồn thiện kiểm sốt của các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơ quan
nhà
- Thứ tư, xây dựng cơ quan chuyên trách phòng, chổng tham nhũng đủ


mạnh, có khả năng độc lập điều tra để xử lý các hành vi tham nhũng. Học tập
kinh nghiệm của Xingapo và một số nước trên thế giới để phòng, chống tham
nhũng có hiệu quả, cần xây dựng cơ quan phịng, chống tham nhũng riêng.
- Thứ năm, phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước
và xử lý nghiêm minh, kiên quyết, kịp thời đối với các hành vi tham nhũng.
Người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước có thái độ kiên quyết, khơng
nửa vời, lại là tấm gương mẫu mực khơng tham nhũng và có sự đồng thuận, hỗ
trợ của tồn xã hội, thì đấu tranh phịng, chống tham nhũng sẽ có chuyển biến
tích cực và hiệu qủa rõ rệt. Phải có các chế tài xử phạt đối với hành vi tham
nhũng. Đào tạo một đội ngũ thẩm phán chuyên xét xử các tội phạm tham nhũng,
có bản lĩnh chính trị, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để xử lý nghiêm
minh đối với các tội phạm tham nhũng.
- Thứ sáu, xây dựng và ban hành cơ chế pháp lý về kiện dân sự để thu hồi
tài sản tham nhũng.


Thông thường cách thức tốt nhất để xử lý tham nhũng và thu hồi tài sản
tham nhũng là điều tra và truy tố hình sự. Theo kinh nghiệm quốc tế, việc thu hồi
tài sản tham nhũng có thể khởi kiện vụ án về tài sản theo trình tự tố tụng dân sự.
Việc áp dụng các vụ kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng sẽ rất hữu ích
trong trường hợp các hành vi tham nhũng đã được thực hiện trong một thời gian
dài, không xử lý được bằng biện pháp hình sự.
- Thứ bảy, hồn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, cơng
chức, viên chức.
Đây được xem là một phương án phòng, chống hữu hiệu đối với nạn
tham nhũng. Bởi một trong những nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng
tham nhũng, đó là chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn bất
hợp lý, chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu của họ.
- Thứ tám, nâng cao trình độ, nâng lực, bản lĩnh và có chế độ khen
thưởng, bảo vệ đối với những cán bộ, cơng chức làm cơng tác đấu tranh phịng,

chống tham
nhũng
Đảng và Nhà nước cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho những cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ phịng,
chống tham nhũng. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, khơng khoan nhượng trong
phịng, chống tham nhũng. Có chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời những cán bộ,
cơng chức có thành tích trong phịng, chống tham nhũng. Đồng thời, có cơ chế
bảo vệ đối với những cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng cũng như gia
đình
họ.


2. Thực trạng về phòng, chống tham nhũng tại huyện Thoại Sơn, An
Giang
2.1. Những kết quả đạt được


Thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương, của Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn đã kịp thời ban
hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện về cơng tác phịng,
chống tham nhũng tại địa phương, trong đó tập trung thực hiện giai đoạn 3 Chiến
lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, tăng cường thực hiện
đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn huyện
Thoại Sơn, đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.
Bên cạnh đó, huyện Thoại Sơn đã có những nổ lực phấn đấu góp phần
chung vào chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh An Giang năm 2020 xếp
hạng 19/63 tỉnh thành (tăng 2 bậc so với năm 2019, xếp hạng 21/63 tỉnh thành).
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh của tỉnh An Giang (chỉ số
PAPI) đạt 43,85 điểm (trong nhóm điều hành cao nhất) xếp 14/63 tỉnh thành,
tăng

7 bậc so năm 2019 (xếp hạng 21/63 tỉnh thành), trong đó, trục số 4 “Đẩy mạnh
kiểm soát tham nhũng trong khu vực cơng”, An Giang đạt 7,41 điểm là 1/7 tỉnh
phía nam có điểm số cao cả nước.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham
nhũng theo Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
tham nhũng giai đoạn 2019-2021 cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân
với 88 cuộc tuyên truyền với 8.134 lượt người tham dự. Việc phổ biến giáo dục
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong Nhà trường luôn được quan tâm
thực hiện, đã triển khai 851 cuộc tuyên truyền cho 70.834 lượt người, cấp phát
598 tài liệu các loại, lồng ghép quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng vào
môn học Giáo dục công dân trong trường học, chương trình phát thanh học
đường, thi tìm hiểu pháp luật, báo cáo chuyên đề trong buổi sinh hoạt chào cờ
đầu tuần, tủ sách thư viện trường học... đã giúp cho giáo viên, học sinh cập nhật
kịp thời các quy định


của pháp luật. Đài truyền thanh của huyện, các chuyên trang, chuyên mục thực
hiện
726 tin, 52 bài viết, 16 câu chuyện, 6 chuyên mục cấp phát 456 tờ bướm về
pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện công khai, minh bạch các tài liệu, số
liệu, nội dung thông tin ở tất cả hoạt động theo quy định của Luật phịng, chống
tham nhũng, trên trang thơng tin điện tử, cổng thơng tin điện tử của phịng, ban
cấp huyện và UBND các xã thị trấn; niêm yết bằng văn bản tại trụ sở làm việc,
trên hệ thống đài truyền thanh huyện và của cấp xã. Ủy ban nhân dân huyện cũng
đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng (số 0296.3879382), hộp thư điện tử tại
địa chỉ: Ngồi ra, cơng dân, cơ quan, tổ chức cịn có
thể gửi đơn kiến nghị, phản ánh qua kênh tương tác trên Cổng thơng tin điện tử
().
Tồn huyện có 5/23 đơn vị (chiếm tỷ lệ 21,73%) xây dựng kế hoạch

chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, cơng chức, viên chức. Tổng số cán bộ,
công chức, viên chức đã chuyển đổi vị trí cơng tác là 18 trường hợp.
Thơng qua hoạt động thanh tra trách nhiệm về phịng, chống tham nhũng,
các cơ quan thanh tra đã phát hiện 01 đơn vị sai phạm trong việc thực hiện các
chế độ, định mức, tiên chuẩn, kiến nghị thu hồi số tiền 3,8 triệu đồng.
Xử lý kỷ luật hành chính đối với 01/01 cá nhân có hành vi tham nhũng:
01 trường hợp kỷ luật khai trừ Đảng, 01 trường hợp kỷ luật Cảnh cáo. Đồng thời,
xử lý kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với 01 người đứng đầu do để xảy ra
tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình.
Ngồi ra, trong hoạt động thanh tra phát hiện 01 vụ việc có liên quan tham
nhũng, đã chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân đã xét xử 01


vụ án hình sự về tội tham nhũng liên quan đến 01 bị cáo với mức hình phạt cao
nhất là 2,5 năm tù. Số tiền tài sản chiếm đoạt là 32,2 triệu đồng; đã thu hồi 32,2
triệu đồng.
Thực hiện Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018, cơng chức trên địa
bàn huyện đã thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu với 433 bản kê
khai, tài sản thu nhập theo quy định.
2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế
Thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19 nên cơng tác tun
truyền, phổ biến, giáo dục về phịng, chống tham nhũng chưa thường xuyên, liên
tục, thiếu chiều sâu và chưa đồng bộ; các tin, bài về nêu gương điển hình cịn hạn
chế, thời lượng thấp. Nội dung, hình thức tuyên truyền còn lồng ghép chưa trở
thành chuyên đề riêng biệt.
Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng ngay trong từng cơ quan, tổ chức,
đơn vị cịn yếu, nặng tính hình thức, cịn nể nang, né tránh. Chưa phát huy tốt
tính tích cực của cán bộ, đảng viên, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân
trong đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng để kịp thời phát hiện, xử lý tham
nhũng.

Lực lượng tham mưu cơng tác phịng, chống tham nhũng mỏng, chủ yếu
là kiêm nhiệm, thường thay đổi nên hiệu quả thực hiện công tác này chưa cao,
nắm bắt chưa đầy đủ, kịp thời về nhiệm vụ công tác phịng, chống tham nhũng.
Việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, công chức, viên chức theo
định kỳ gặp khó khăn do chờ Bộ, ngành và hướng dẫn của tỉnh ban hành danh
mục và thời gian chuyển đổi vị trí cơng tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.


Hành vi tham nhũng thường xảy ra trong thời gian dài và khi phát hiện
được thì số tiền chiếm đoạt các đối tượng đã sử dụng tiêu xài cá nhân khó khắc
ph5uc hậu quả sốtiền chiếm đoạt từ hành vi vi phạm; Bởi vì cơng chức cấp xã
cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là thu nhập tiền lương tương đối thấp.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quyết liệt
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, thiếu kiểm
tra theo dõi, việc quản lý cơng chức cấp xã cịn lõng lẽo chưa đáp ứng theo chức
năng, nhiệm vụ của người đứng đầu địa phương. Một bộ phận cán bộ, công chức
thiếu tu dưỡng rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, chính sách để thực hiện
hành vi vì vụ lợi; lợi dụng nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, vòi vĩnh; cố ý
làm nhận tiền của người dân trái những quy định để vụ lợi cho mục đích cá nhân.
Một bộ phận doanh nghiệp, người dân vẫn có tâm lý chấp nhận hành vi
tham nhũng để được việc mà không kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện
tiêu cực, nhũng nhiễu.
Thiếu những giải pháp, mơ hình mang tính đột phá trong cơng tác đấu
tranh, phịng, chống tham nhũng. Hiệu quả giám sát của nhân dân thông qua Mặt
trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đáp ứng được u cầu, cịn hạn
chế về chun mơn nên công tác này chưa cao.
3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống
tham nhũng
3.1. Giải pháp
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực
hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng với phương


châm: Cán bộ phải gương mẫu hơn công chức, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng
phải gương mẫu.
Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hồn thiện,
thực hiện nghiêm các quy định về cơng tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện có hiệu
quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ tiền
công, tiền lương, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện
phân công, phân cấp rõ ràng. Quy định chức trách của từng vị trí cơng tác, nâng
cao vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Kiểm sốt tài sản, thu nhập; tăng cường cơng khai, minh bạch trong thực
thi cơng vụ.
Hồn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
của cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét
xử;
nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham
nhũng.
Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội, đặc biệt
là phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Vai trị của cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình trong phát hiện tham
nhũng. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phịng, chống tham nhũng
vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng ở các cấp trường học.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị
có chức năng phịng, chống tham nhũng. Đổi mới phương thức hoạt động, tăng
cường phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị làm cơng tác phịng, chống
tham nhũng. Xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng
tác phịng, chống tham nhũng đảm bảo cơ cấu hợp lý, chuyên môn, tin thông về

nghiệp


vụ, có bản lĩnh nghề nghiệp và tư cách đạo đức trong sáng, không nhũng nhiễu,
phiền hà; không tham nhũng, tiêu cực.
3.2. Kiến nghị
Cần có quy định rõ ràng, cụ thể về việc xử lý tài sản, thu nhập kê khai
khơng trung thực, khơng giải trình một cách hợp lý nguồn gốc.
Các Bộ, ngành sớm ban hành danh mục và thời hạn chuyển đổi vị trí
cơng tác của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 1, Điều 36
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
Biện pháp tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng, trên thực tế khó giám
sát, kiểm tra xác định giá trị, mục đích, hành vi tặng và nhận quà, cần bổ sung
quy định cụ thể.
Sớm hoàn thành Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và đưa vào khai thác, sử
dụng phục vụ cho cơng tác kiểm sốt tài sản, thu nhập.
Hồn thiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Bộ Chỉ số đánh giá cơng
tác phịng, chống tham nhũng cấp tỉnh, huyện (Chỉ số PACA) để đánh giá và
cơng bố chính thức trên toàn quốc./.


×