ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƢƠNG VĂN LIỆU
VAI TRß CñA THANH TRA NHµ N¦íC
TRONG PHßNG, CHèNG THAM NHòNG
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lƣơng Văn Liệu
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Thuật ngữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THANH TRA
NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 9
1.1. Khái quát chung về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng 9
1.1.1. Quan niệm về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng 9
1.1.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng 14
1.2. Thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng 17
1.2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc
theo pháp luật hiện hành 17
1.2.2. Vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng 25
1.2.3. Nội dung hoạt động phòng, chống tham nhũng của thanh tra
nhà nƣớc 32
1.2.4. Tiêu chí đánh giá vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng,
chống tham nhũng 37
1.3. Một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về phòng, chống tham nhũng 39
1.3.1. Một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về phòng, chống tham nhũng 39
1.3.2. Giá trị tham khảo đối với thanh tra nhà nƣớc ở Việt Nam 42
Kết luận chƣơng 1 43
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ
NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM 44
2.1. Quy định của pháp luật về vai trò của thanh tra nhà nƣớc
trong phòng, chống tham nhũng 44
2.1.1. Quy định trong Luật thanh tra 2010 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 44
2.1.2. Quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn
bản có liên quan 46
2.1.3. Quy định trong Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 và các
văn bản có liên quan 47
2.1.4. Nhận xét, đánh giá chung các quy định của pháp luật về vai
trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng 49
2.2. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong
phòng, chống tham nhũng 52
2.2.1. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống
tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra 52
2.2.2. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống
tham nhũng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo 57
2.2.3. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống
tham nhũng thông qua một số hoạt động khác theo quy định
của pháp luật 62
2.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện vai trò của thanh tra
nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng 71
2.3.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân 71
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 74
Kết luận chƣơng 2 78
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ
CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG 79
3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc
trong phòng, chống tham nhũng 79
3.1.1. Sự cần thiết phải tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc
trong phòng, chống tham nhũng 79
3.1.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc
trong phòng, chống tham nhũng 85
3.2. Giải pháp tăng cƣờng, phát huy vai trò của thanh tra nhà
nƣớc trong phòng, chống tham nhũng 86
3.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc 86
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 92
3.2.3. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định
của thanh tra nhà nƣớc về tham nhũng 94
3.2.4. Nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa
đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra 96
3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học, công
nghệ cho ngành thanh tra 99
3.2.6. Minh bạch hóa hoạt động phòng, chống tham nhũng 100
3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng 101
Kết luận chƣơng 3 102
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
PCTN : Phòng, chống tham nhũng
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1.
Bảng tổng hợp số liệu PCTN của ngành thanh
tra thông qua công tác thanh tra từ năm 2009
đến hết tháng 6 năm 2014
55
Bảng 2.2.
Bảng tổng hợp số liệu PCTN của ngành thanh
tra thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014
61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ thể hiện số tiền, số ngƣời bị kỷ luật và
đề nghị khởi tố do tham nhũng của ngành
thanh tra thông qua công tác thanh tra từ năm
2009 đến hết tháng 6 năm 2014
55
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ thể hiện số tiền, số ngƣời bị kỷ luật và
đề nghị khởi tố do tham nhũng của ngành thanh
tra thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014
61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện cùng với
sự ra đời của nhà nƣớc, tham nhũng phản ánh các yếu tố chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia. Vì vậy
tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng không chỉ đƣợc sự quan tâm sâu
sắc của Đảng, Nhà nƣớc mà còn của cả xã hội. Ở nƣớc ta tham nhũng gây ra
những hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội, nó không chỉ gây thiệt hại về vật
chất mà lớn hơn nó làm tha hóa một bộ phận cán bộ, công chức của bộ máy
Nhà nƣớc, của Đảng và các đoàn thể xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân
dân vào bộ máy nhà nƣớc, gây nên sự bất bình của nhân dân vào bộ máy công
quyền, làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đe dọa sự tồn vong
của quốc gia. Tham nhũng đƣợc coi là một trong bốn nguy cơ, thách thức sự
nghiệp trong đổi mới, hội nhập quốc tế cũng nhƣ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc.
Nhận thức một sắc đầy đủ và sâu sắc mối nguy hại từ tham nhũng,
trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nƣớc ta và hệ thống chính trị đã, đang
có những phƣơng hƣớng, giải pháp ngăn chặn và từng bƣớc đẩy lùi “quốc
nạn” này nhằm bảo đảm nền tăng vững chắc cho quá trình thực hiện các
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan
liêu, thanh tra nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng. Sinh thời Chủ tịch Hồ
Chí Minh huấn thị:
các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô.
Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo
với Trung ƣơng và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp
lãnh đạo địa phƣơng tìm ra đƣợc những biện pháp để tích cực
chống lãng phí, tham ô [24, tr.58].
2
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 lần đầu tiên đƣa ra yêu cầu “kiểm soát”
quyền lực nhà nƣớc, “kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và
mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” [17, Điều 8], yêu cầu các “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, PCTN trong
hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước” [17, Điều 56]. Với vị trí là cơ
quan hành chính nhà nƣớc cao nhất, Chính phủ đƣợc giao nhiệm vụ quan
trọng là “tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước” [17, Điều 96].
Từ khi ra đời, thanh tra nhà nƣớc từng bƣớc khẳng định vai trò, vị thế
của mình trong công tác PCTN và đến nay thanh tra nhà nƣớc đã trở thành
một phƣơng thức quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham
nhũng. Pháp luật hiện hành trao cho thanh tra nhiệm vụ tiến hành các hoạt
động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN. Dù ở nhiệm vụ nào, trực
tiếp hay gián tiếp, thanh tra cũng là công cụ hữu hiệu để đƣa các hành vi tham
nhũng ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mỗi năm,
thanh tra nhà nƣớc tiến hành hàng chục ngàn cuộc thanh tra với quy mô khác
nhau trên các lĩnh vực, tiếp nhận và xử lý hàng vạn đơn thƣ khiếu nại, tố cáo
của công dân trong đó có không ít đơn thƣ chứa đựng các thông tin về hành vi
tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thông qua
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các hoạt động khác, thanh
tra nhà nƣớc còn phát hiện những sơ hở, yếu kém trong chính sách, pháp luật
về tham nhũng, từ đó có những biện pháp để tự chấn chỉnh, hoàn thiện hoặc
tham mƣu, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung, có những cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả cao.
Nhƣ vậy, thanh tra nhà nƣớc qua hoạt động của mình không những để
phát hiện vi phạm, phát hiện tham ô, tham nhũng, lãng phí để xử lý mà quan
trọng hơn, thông qua đó các cơ quan thanh tra nhà nƣớc tìm hiểu nguyên nhân
3
tham nhũng, lãng phí, từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền, với bản thân các cơ quan là đối tƣợng thanh tra, kiểm tra để có các giải
pháp hữu hiệu nhằm chống tham ô, tham nhũng, lãng phí có hiệu quả.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng ở Việt Nam ngày càng gia tăng và có
nhiều yếu tố phức tạp. Đứng trƣớc yêu cầu phải kiểm soát quyền lực, làm trong
sạch bộ máy nhà nƣớc và giữ vững niềm tin cho nhân dân thì những kết quả mà
thanh tra nhà nƣớc đã đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của mình và
sự kỳ vọng của xã hội. Ví dụ: số lƣợng các vụ tham nhũng, giá trị tài sản tham
nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn mà thanh tra phát hiện chƣa nhiều so
với tổng số vụ tham nhũng đã đƣợc các tổ chức, cá nhân phát hiện; việc xử lý
các thông tin, xử lý các vụ tham nhũng trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa hiệu
quả; công tác tham mƣu, kiến nghị còn hạn chế; cơ chế phối hợp với các tổ
chức, cá nhân trong đó có các tổ chức có chức năng PCTN hiệu quả chƣa cao;
số lƣợng, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra còn thiếu và
yếu, nhất là ở chính quyền địa phƣơng.
Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về vai trò của thanh tra nƣớc trong PCTN, thực trạng và các giải pháp
trong tình hình mới là việc làm cần thiết, từ việc nhận thức một cách đầy đủ,
sâu sắc đó cho bản thân sẽ có kiến nghị những giải pháp để thanh tra nhà nƣớc
có thể phòng ngừa và chống tham nhũng hiệu quả hơn. Vì sự quan tâm và lý do
trên nên đề tài: “Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay” đƣợc lựa chọn làm Luận văn thạc sỹ Luật học,
chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, mã số: 60 38 01 01
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tham nhũng có tác hại ghê gớm và thanh tra nhà nƣớc ra đời là một
trong những phƣơng thức PCTN hiệu quả. Chính vì vậy hai vấn đề này nhận
đƣợc sự quan tâm của rất lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, ngƣời làm
4
công tác thực tiễn và cả xã hội. Kết quả của sự quan tâm đó là có nhiều đề tài,
sách, báo, luận văn, luận án và các công trình khoa học khác nghiên cứu về
tham nhũng, về vai trò của thanh tra và mối quan hệ của thanh tra với PCTN ở
Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình
đã công bố tại Việt Nam nhƣ:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tham nhũng và PCTN
- “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng” do TS.
Nguyễn Văn Thanh - Viện trƣởng Viện khoa học Thanh tra làm chủ biên, Nhà
xuất bản Tƣ pháp năm 2004. Nội dung chủ yếu của công trình là đi sâu phân
tích một số vấn đề cơ bản về tham nhũng nhƣ khái niệm, đặc điểm, nguyên
nhân của tham nhũng và các vấn đề khác có liên quan. Từ việc nhìn nhận thực
trang tham nhũng, tác giả đã hệ thống hóa các phƣơng hƣớng và giải pháp để
phòng ngừa và chống tham nhũng.
- Về kinh nghiệm PCTN của các nƣớc trên thế giới có các tài liệu:
“Kinh nghiệm PCTN của một số nước trên thế giới”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 2005; “Tham nhũng và các biện pháp chống tham nhũng ở
Trung Quốc”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2009.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Một số giải pháp nhằm tăng cường tính
minh bạch trong hoạt động hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phòng chống tham nhũng”do Ths Phạm Thị Huệ - Viện Khoa học Thanh tra
làm chủ nhiệm năm 2007.
-Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”
của tập thể tác giả do PGS.TSKH Phan Xuân Sơn và Ths. Phạm Thế Lực
đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2008 và tái bản năm
2010. Đây là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tập thể tác giả.
Cuốn sách gồm 4 vấn đề lớn chia thành 4 chƣơng là: cơ sở lý luận và thực
tiễn để nhận diện và thiết lập các biện pháp PCTN; tham nhũng ở Việt Nam -
5
nhận diện, đặc điểm, nguyên nhân và kết quả; PCTN ở Việt Nam - thực trạng
và những vấn đề đặt ra hiện nay; phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh PCTN ở nƣớc ta hiện nay.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của thanh tra nhà
nước nói chung và trong PCTN nói riêng.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác PCTN của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN” do TS. Trần
Ngọc Liêm - Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm năm 2007. Trong đề tài
này, từ việc phân tích thực trạng tham nhũng, tình hình PCTN của các cơ
quan thanh tra nhà nƣớc tác giả đã đề ra một số giải pháp nhƣ hoàn thiện tổ
chức và hoạt động thanh tra; hoàn thiện pháp luật thanh tra và pháp luật
PCTN và vấn đề nâng cao trình độ, đạo đức cán bộ, công chức làm công tác
thanh tra cũng đƣợc quan tâm.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm: “Thanh tra - một phương thức
kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả trong nhà nước pháp quyền” do
PGS.TS Lê Thị Hƣơng - Học viện Hành chính làm chủ nhiệm năm 2011. Đề
tài đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền lực nhà nƣớc và kiểm
soát quyền lực nhà nƣớc. Đồng thời, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động thanh tra trên các lĩnh vực, trong công tác PCTN… Đề tài nêu
rõ những ƣu điểm, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế
và đề ra 5 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nhằm đáp
ứng nhu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền nói chung và PCTN nói riêng.
- Luận án tiến sỹ: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay” của nghiên cứu
sinhNguyễn Văn Kim, bảo vệ năm 2012 và Luận văn thạc sỹ: “Vai trò củacơ
quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay”
của học viên Nguyễn Thị Thanh Thúy, bảo vệ năm 2007. Từ việc phân tích cơ
6
sở lý luận và thực tiễn cũng nhƣ thực trạng vai trò của thanh tra nhà nƣớc
trong giải quyết khiếu nại, các tác giả đã nêu ra các nhóm giải pháp đồng bộ,
điểm hình nhƣ tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng; hoàn thiện thể chế; đổi mới
tổ chức, hoạt động của thanh tra nhà nƣớc và công tác nhân sự.
- Bài báo: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong PCTN”
của Ths. Nguyễn Thị Bích Hƣờng, Tạp chí Thanh tra, 2011. Trên cơ sở đánh
giá khái quát những quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra nhà nƣớc
theo Luật Thanh tra 2004, thực trạng hoạt động thanh tra trong PCTN, tác giả
đã đề ra một số giải pháp nhƣ thể chế hóa vai trò chủ đạo của thanh tra nhà
nƣớc, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, hợp tác quốc tế về PCTN.
Ngoài ra còn một số công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ:
Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Trách nhiệm của các tổ chức thanh tra nhà nước
trong đấu tranh chống tham nhũng” do tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Thanh
tra Chính phủ làm chủ nhiệm năm 2005; công trình “ Mối quan hệ giữa các cơ
quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong đấu tranh PCTN” của
tác giả Lê Văn Đức - Viện Khoa học Thanh tra; Luận văn thạc sỹ “Vai trò của
thanh tra nhà nước trong quản lý việc thực hiện các dự án ở nước ta hiện nay”
của học viên Nguyễn Thanh Hải…
Qua việc khảo sát trên cho thấy có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu
về nội dung có liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, các tác giả hoặc là đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề tham nhũng và các giải pháp chống tham nhũng trên bình
diện khái quát hoặc là nghiên cứu vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong các lĩnh
vực khác nhƣ giải quyết khiếu nại, quản lý các dự án và các lĩnh vực khác. Các
nghiên cứu về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN chƣa đƣợc nghiên
cứu sâu sắc, toàn diện, đặc biệt trong tình hình mới có nhiều thay đổi (các văn
bản quy phạm pháp luật, tổ chức và hoạt động của thanh tra, tình hình tham
nhũng và PCTN hay các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội…). Vì vậy, cần
7
thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để thanh tra nhà nƣớc phát huy hết vai
trò của mình và cùng với các giải pháp đồng bộ khác ngăn ngừa và chống tham
nhũng hiệu quả nhƣ quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động PCTN của thanh tra nhà
nƣớc (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh
tra huyện) thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các
hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về vai trò của thanh tra nhà nƣớc, về
công tác PCTN là các vấn đề rất rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ của luận
văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau:
+ Phạm vi về nội dung: nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về vai trò của
thanh tra nhà nƣớc trong PCTN; nghiên cứu thực trạng vai trò, kết quả của
thanh tra nhà nƣớc trong PCTN, đƣa ra nhận xét về những ƣu điểm và hạn chế,
phát hiện ra nguyên nhân của hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
+ Phạm vi về thời gian là 5 năm: từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm tìm ra những có sở lý luận và
pháp lý xác định vị trí, vai trò quan trọng của thanh tra nhà nƣớc trong cuộc
đấu tranh PCTN. Phân tích thực trạng PCTN của thanh tra nhà nƣớc thông
qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và các hoạt động khác
theo quy định của pháp luật, từ đó phát hiện những ƣu điểm và hạn chế để
kiến nghị những giải pháp hiệu quả nhằm đƣa thanh tra nhà nƣớc trở thành
công cụ, phƣơng thức hữu hiệu chống “quốc nạn” tham nhũng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật nói chung,
công tác thanh tra và PCTN nói riêng.
8
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: phƣơng pháp
phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so
sánh và một số phƣơng pháp khác để làm sáng tỏ bản chất vấn đề.
6. Ý nghĩa của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần hoàn thiện hơn khái niệm tham nhũng,
củng cố thêm vị trí, vai trò quan trọng của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN.
Luận văn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá vai trò, hiệu
quả của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN để có cơ sở chắc chắn đánh giá vai
trò của thanh tra nhà nƣớc hiện nay, tránh đánh giá cảm tính, chủ quan.
Về thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của thanh tra nhà
nƣớc trong PCTN, nguyên nhân của ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, luận văn
khuyến nghị các giải pháp tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong
PCTN. Các khuyến nghị này có thể đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử
dụng với tính chất tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật PCTN, kiện toàn
tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nƣớc và phục vụ nghiên cứu khoa học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng,
chống tham nhũng.
Chương 2: Thực trạng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam.
Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng vai trò của thanh tra
nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Khái quát chung về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Quan niệm về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tham nhũng
Mặc dù tồn tại từ lâu trong lịch sử nhân loại, nhƣng đến đầu những năm
90 của thế kỷ XX, tham nhũng mới thật sự đƣợc cảnh báo nhƣ là hiểm họa đối
với tất cả các quốc gia trên thế giới, bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đến nay chƣa có một định nghĩa nào mang tính
tổng hợp và đƣợc chấp nhận trên phạm vi toàn về tham nhũng. Các nỗ lực xây
dựng một định nghĩa nhƣ vậy đã gặp phải những vấn đề luật pháp, tội phạm
học và ở nhiều quốc gia trên thế giới, là cả về chính trị [24, tr.18].
Theo tài liệu hƣớng dẫn của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho
rằng:“Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”.
Cách tiếp cận của Liên hợp quốc cũng nhƣ pháp luật của nhiều nƣớc,
trong đó có Việt Nam, coi tham nhũng chỉ có thể chỉ xảy ra ở khu vực công,
mang yếu tố quyền lực nhà nƣớc. Nhƣng ở một cách tiếp cận rộng hơn, Hội
đồng châu Âu cho rằng, tham nhũng xảy ra ở cả khu vực công và khu vực tƣ.
Từ đó, Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu định nghĩa:
Tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một
hành vi khác của những ngƣời đƣợc giao thực hiện trách nhiệm nào
đó trong khu vực nhà nƣớc hoặc khu vực tƣ nhân, nhƣng đã vi
phạm trách nhiệm đƣợc giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp
nào cho cá nhân hoặc cho ngƣời khác [24, tr.21].
Tổ chức minh bạch quốc tế cho rằng: Tham nhũng là hành vi của người
10
lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi
ích cá nhân.
Bản chất của tham nhũng đƣợc mô tả qua công thức:
Tham nhũng = Độc quyền + Bƣng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình
Công thức trên có thể đƣợc diễn giải một cách cụ thể là: mức độ tham
nhũng phụ thuộc vào sự độc quyền, quyền tùy ý quyết định mà các quan chức
sử dụng và vào mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Ở Việt Nam, tham nhũng theo quan điểm của Từ điển Tiếng Việt là
“lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của”. Còn theo Hồ Chí
Minh bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tƣ, là gian lận tham lam,
tham ô là trộm cƣớp.
Khái niệm tham nhũng, sau nhiều cố gắng, đã đƣợc luật hóa tại Việt
Nam. Khái niệm tham nhũng đƣợc quy định tại Luật PCTN năm 2005 sửa
đổi, bổ sung năm 2007 và 2012 (sau đây gọi là Luật PCTN). Trong khoản 2,
Điều 1 của Luật PCTN thì: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [19, Điều 1]
Theo đó, Luật PCTN quy định có 12 hành vi tham nhũng gồm:
1. Tham ô tài sản
2. Nhận hối lộ
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
vì vụ lợi
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng với ngƣời khác để trục lợi
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
8. Đƣa hối lộ, môi giới hối lộ đƣợc thực hiện bởi ngƣời có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phƣơng vì vụ lợi
11
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nƣớc
vì vụ lợi
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho ngƣời có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Tuy vậy, không phải hành vi tham nhũng nào cũng bị coi là tội phạm,
bởi mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi là khác nhau. Vì vậy,
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là BLHS) quy
định có các tội sau:
1. Tội tham ô tài sản
2. Tội nhận hối lộ
3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng đối với
ngƣời khác để trục lợi
7. Tội giả mạo trong công tác [17, Điều 278- Điều 284).
Nhƣ vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về tham nhũng, theo nghĩa
rộng hẹp khác nhau, theo hƣớng tiếp cận khác nhau. Việc xác định rõ ràng và
có quan niệm đúng đắn về tham nhũng là một trong những yếu tố quan trọng
đảm bảo tính hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống tệ nạn này. Trong điều
kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn nhiều cam go, phức tạp thì sự
thống nhất trong quan niệm về tham nhũng là rất cần thiết.
Tiếp thu những điểm hợp lý trong các quan điểm trên, ở góc độ nghiên
cứu tham nhũng nhƣ một hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, có thể thấy
12
tham nhũng hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực công mà còn
mở rộng đến khu vực tƣ và về cơ bản tham nhũng thể hiện bằng hành vi lợi
dụng uy thế và chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân hoặc cho ngƣời khác,
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tài sản của nhà nƣớc, của tập thể,
của công dân. Hay nói ngắn gọn, một hành vi đƣợc coi là tham nhũng là hành
vi sử dụng quyền lực của tổ chức giao phó nhƣng chủ thể đƣợc giao nhiệm vụ
sử dụng nó nhƣ một công cụ để trục lợi cho mình hoặc cho ngƣời khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc điểm
cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là ngƣời có chức vụ, quyền hạn
Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là ngƣời có
chức vụ, quyền hạn. Ngƣời có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công
chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nƣớc; cán
bộ lãnh đạo, quản lý là ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh
nghiệp; ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, điều 1, Luật PCTN).
Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trƣng thứ hai của tham
nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức
vụ, quyền hạn của mình” nhƣ một phƣơng tiện để mang lại lợi ích cho mình,
cho gia đình mình hoặc cho ngƣời khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định
hành vi tham nhũng. Một ngƣời có chức vụ, quyền hạn nhƣng không lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên,
không phải mọi hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
13
vụ, quyền hạn đó đều đƣợc coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa
giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lƣu ý khi phân
biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thứ ba, mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng
là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là
hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây đƣợc hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích
tinh thần mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã đạt đƣợc hoặc có thể đạt đƣợc
thông qua hành vi tham nhũng. Nhƣ vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng,
không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt đƣợc lợi ích.
Đối với khu vực tƣ, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có
những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp, ngƣời có chức
vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ cấu kết, móc
nối với những ngƣời thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh
hƣởng của những ngƣời này để trục lợi. Trong trƣờng hợp đó, họ trở thành
đồng phạm khi ngƣời có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của phòng, chống tham nhũng
PCTN đƣợc hiểu là tổng thể các biện pháp của các cơ quan có thẩm
quyền phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh các chủ thể đƣợc trao quyền lực
công lợi dụng quyền lực công đó để thể hiện các hành vi tƣ lợi.
Các biện pháp PCTN là cách thức tác động mà cơ quan có thẩm quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội sử dụng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu
tranh chống mầm mống phát sinh tham nhũng, các hành vi của ngƣời có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp
lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác cho mình hoặc ngƣời khác.
Xuất phát từ quan niệm về tham nhũng và PCTN có thể rút ra một số
đặc điểm của PCTN nhũng nhƣ sau:
14
Một là, vì tham nhũng là căn bệnh quyền lực, nên PCTN trong cơ quan
nhà nƣớc trƣớc hết là chống tham nhũng trong bộ máy quyền lực. Đối tƣợng
của nó là những con ngƣời và những khuyết tật của hệ thống cơ quan nhà
nƣớc, trong đó gồm cả những ngƣời giữ vị trí cao và quan trọng. Vì vậy, cần
có quyết tâm và sự cố gắng, tập trung cao mới có thể PCTN hiệu quả.
Hai là, PCTN nhằm tìm ra những cán bộ, công chức thoái hóa, tìm ra
những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý nhà nƣớc để từ đó đƣa ra các
biện pháp khắc phục.
Ba là, tính chất của hoạt động PCTN rất quan trọng và phức tạp. Hoạt
động này liên quan đến sự ổn định chính trị, các vấn đề về kinh tế, xã hội,chủ
thể tham nhũng thƣờng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên các cơ quan
chức năng và cơ quan hữu quan còn gặp nhiều khó khăn trong PCTN.
Bốn là, lực lƣợng chính và trực tiếp tham gia hoạt động PCTN là các cơ
quan chuyên trách về công tác này, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những cơ
quan này có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc phát hiện, xử lý, điều tra, truy
tố và xét xử các hành vi tham nhũng.
1.1.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.2.1. Khái quát pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu hình thành Nhà nƣớc kiểu mới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về tệ nạn tham nhũng, lấy của công dùng
vào việc tƣ, quên cả thanh liêm, đạo đức và coi trộm cắp tiền bạc của nhân
dân, gây tổn hại kinh tế cho Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc. Lịch sử
nƣớc ta cho thấy, đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng luôn gắn liền với quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc, pháp luật Việt Nam.
Pháp lệnh Chống tham nhũng đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban
hành năm 1998 và đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2000 là cơ sở pháp
lý quan trọng cho công tác đấu tranh chống tham nhũng. Nội dung của Pháp
15
lệnh tập trung chủ yếu vào việc “chống” tham nhũng trên cơ sở các quy định
về trừng trị, xử lý tội phạm và tài sản tham nhũng. Với sự ra đời của Pháp
lệnh Chống tham nhũng năm 1998 và các văn bản pháp luật khác, nhƣ: Bộ
luật Hình sự; Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Cán
bộ, công chức… cuộc đấu tranh PCTN ở nƣớc ta bƣớc đầu đạt đƣợc một số
kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh
Chống tham nhũng trong giai đoạn này đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập,
chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển.
Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998,
Luật PCTN đƣợc Quốc hội khoá XI tại Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006 đƣợc coi là một liệu pháp
mới cho cuộc đấu tranh PCTN. Với 48 điều trên tổng số 92 điều là các quy định
về “phòng ngừa tham nhũng”, có thể nói tƣ tƣởng phòng ngừa đƣợc thể hiện rất
rõ nét trong Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012).
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị
định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa X),
Luật PCTN, Chiến lƣợc quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi
Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng… trong đó có các quy
định về minh bạch tài sản, thu nhập; chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công nhƣ: trụ sở,
trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc; tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng;
xử lý trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng; vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN; trả lƣơng qua tài khoản
đối với các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách; đƣa nội dung PCTN vào
chƣơng trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng
Ngoài ra, trong hơn 5 năm (từ 2009 đến nay) các bộ, ngành, địa phƣơng
đã ban hành hơn 23.380 văn bản mới; sửa đổi, bổ sung 24.024 văn bản để
16
thực hiện Luật PCTN và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các cơ quan chức
năng ban hành nhiều quy định về cơ chế phối hợp trong PCTN nhƣ: Quy chế
phối hợp công tác giữa Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về PCTN và Ủy ban Kiểm
tra Trung ƣơng; Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm
toán Nhà nƣớc trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về PCTN; Quy chế phối
hợp giữa Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về PCTN, Bộ Công an, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xử lý các vụ án
tham nhũng… Sau 9 năm thực hiện Luật PCTN và 8 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ƣơng 3 (khóa X) với quyết tâm, nỗ lực của các tổ chức Đảng,
Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị, công tác PCTN, lãng
phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt đƣợc
những kết quả bƣớc đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch hóa,
cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công.
1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật phòng, chống tham nhũng
Pháp luật PCTN tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, xác định những vấn đề chung mà pháp luật PCTN cần điều
chỉnh, nhƣ phạm vi điều chỉnh của pháp luật PCTN, các hành vi tham nhũng,
nguyên tắc xử lý tham nhũng cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có
liên quan trong hoạt động PCTN.
Hai là, pháp luật PCTN tập trung vào quy định về phòng ngừa tham
nhũng. Riêng Luật PCTN đã dành 48 điều (từ điều 11 đến điều 58) quy định
về phòng ngừa tham nhũng. Nội dung chủ yếu của phòng ngừa tham nhũng là
tăng cƣờng công khai, minh bạch trong quản lý nhà nƣớc (nhất là trong quản
lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc, quản lý đất đai, công tác cán bộ…); xây dựng
và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, đạo đức nghề
nghiệp và việc chuẩn đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
17
Đặc biệt, vấn đề minh bạch tài sản thu nhập đƣợc pháp luật PCTN rất quan
tâm, coi đây là yếu tố phòng ngừa tham nhũng hiệu quả. Những ngƣời phải kê
khai, loại tài sản phải kê khai, trách nhiệm của tổ chức có cá nhân kê khai
cũng nhƣ trách nhiệm về tính trung thực trong kê khai tài sản đƣợc đề cập khá
chi tiết, cụ thể. Ngoài ra, pháp luật PCTN còn đặt ra chế độ trách nhiệm của
ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng.
Ba là, pháp luật PCTN rất coi trọng các phƣơng thức phát hiện tham
nhũng, các chủ thể có trách nhiệm phát hiện tham nhũng. Theo đó, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, nhất là ngƣời đứng đầu có trách nhiệm thƣờng xuyên
kiểm tra để phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng. Tăng cƣờng hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, xét xử, khiếu nại, tố cáo… để phát
hiện tham nhũng một cách hiệu quả.
Bốn là, pháp luật PCTN quy định về các biện pháp xử lý tham nhũng,
bao gồm xử lý kỷ luật, xử lý hình sự và xử lý tài sản tham nhũng.
Ngoài ra, Luật PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN còn
quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong PCTN; vai
trò và trách nhiệm của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng cũng nhƣ
việc hợp tác quốc tế trong PCTN một cách sâu rộng.
Nhƣ vậy, pháp luật PCTN về cơ bản đã điều chỉnh một cách khá đầy đủ
các nội dung trong hoạt động PCTN. Đây là yếu tố quan trọng để tránh những
“lỗ hổng” pháp lý, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động PCTN.
1.2. Thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng
1.2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước
theo pháp luật hiện hành
1.2.1.1. Tổ chức của thanh tra nhà nước
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc đƣợc quy định cụ thể là
Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Theo khoản 1,
điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 thì: