Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não tại khoa thần kinh bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 51 trang )

NGUYỄN THỊ KIM OANH

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ KIM OANH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI
KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN TÂM THẦN PHÚ THỌ
NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ KIM OANH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN TÂM THẦN PHÚ THỌ
NĂM 2021


Chuyên ngành: Điều dưỡng Tâm thần

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Hiệu

NAM ĐỊNH – 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 2
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 2
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH ............................................ 25
2.1. Liên hệ thực tiễn .................................................................................... 25
2.2 Nghiên cứu một trường hợp cụ thể ......................................................... 27
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN .......................................................................... 36
3.1. Các ưu, nhược điểm:.............................................................................. 36
3.2. Một số nguyên nhân của tồn tại ............................................................. 38
3.3. Đề xuất giải pháp................................................................................... 38
3.4. Kết luận và đề xuất giải pháp................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt chun đề này tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của các cá nhân, đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Bộ môn
Tâm thần kinh Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Bệnh viện tâm thần Phú Thọ,
các cán bộ y tế trong khoa Thần kinh- Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đã giúp
đỡ, chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập và
làm chuyên đề này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Bùi Thị Hiệu –
Giảng viên bộ môn Tâm lý Trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành
chun đề này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Điều dưỡng Chuyên khoa I,
khóa 8 Tâm thần Phú Thọ đã động viên, giúp đỡ, kề vai sát cánh với tơi để
hồn thành tốt chuyên đề này.
Xin được cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng cảm
và tạo điều kiện cho tôi được thăm khám, tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện
nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin chân thành cảm ơn!


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên
đề là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào khác.
Phú Thọ, ngày 05 tháng 7 năm 2021
Người cam đoan


NGUYỄN THỊ KIM OANH


3

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTTPT

Bệnh viện tâm thần Phú Thọ

CSNB

Chăm sóc người bệnh

CTSN

Chấn thương sọ não

NB

Người bệnh

BSCK I

Bác sĩ chuyên khoa 1

BS

Bác sĩ


CNĐD

Cử nhân điều dưỡng


4

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1: Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ. ................................................... 25
Hình ảnh 2: Khoa Thần kinh – Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ ....................... 27
Hình ảnh 3: Nhân viên y tế thăm khám cho người bệnh ............................... 29
Hình ảnh 4: Thực hiện y lệnh thuốc. ............................................................. 31
Hình ảnh 5: Cắt tóc miễn phí cho người bệnh. ............................................. 32
Hình ảnh 6: Hướng dẫn người bệnh tham gia hoạt động liệu pháp. ............. 34

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não (CTSN) là một hình thức tổn thương ngoại sinh phổ
biến nhất của não do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai
nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, do hỏa khí, sức ép bom mìn....Trong những
năm gần đây, CTSN do tai nạn giao thơng có xu hướng ngày càng gia tăng và


2

hậu quả của CTSN cũng rất khác nhau từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di
chứng nặng nề về rối loạn hoạt động thần kinh và tâm thần. Theo thống kê
của Trung tâm pháp y tâm thần trung ương rối loạn tâm thần sau CTSN chiếm
0,5 % - 0,7 % dân số. CTSN là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở các nước phát triển và các nước đang phát triển đồng thời cũng là một

trong mười lăm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh [8]. Cơng tác điều trị, chăm
sóc và quản lý người bệnh này tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ gặp nhiều khó
khăn. Người bệnh khi vào viện thường có các biểu hiện rối loạn tâm thần với
các hội chứng và triệu chứng khác nhau, các hội chứng và triệu chứng thường
ít gắn bó, khơng đặc trưng vì nhiều triệu chứng đó cũng có ở các rối loạn tâm
thần khác, nhân cách người bệnh cũng thay đổi, kèm theo đó là một số biểu
hiện bất thường của bệnh cơ thể. Với mong muốn nâng cao chất lượng trong
cơng tác chăm sóc nhằm cải thiện hơn nữa cuộc sống, sinh hoạt cũng như hạn
chế được các tai biến có thể xảy ra với người bệnh có rối loạn tâm thần do
CTSN, tơi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn
tâm thần sau chấn thương sọ não tại khoa Thần kinh - Bệnh viện tâm
thần Phú Thọ” nhằm mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do CTSN tại khoa
Thần kinh - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối
loạn tâm thần do CTSN tại khoa Thần kinh - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về các rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não
Khái niệm:


3

Chấn thương sọ não (CTSN) là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào
đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ [1].
Có 2 loại CTSN là CTSN kín và vết thương sọ não. Trong thời chiến vết
thương sọ não chiếm 67,9% của CTSN cịn lại CTSN kín là 32,1%. Trong
thời bình thì ngược lại CTSN kín chiếm tỉ lệ cao hơn 63,5%, vết thương sọ

não là 36,5%. CTSN kín được chia làm 2 loại tổn thương là chấn động não và
giập não [6].
Hoàn cảnh CTSN trong thời bình thường gặp là tai nạn giao thông chiếm
66,54%; tai nạn sinh hoạt chiếm 28,7% và tai nạn lao động chiếm 4,68%.
Trong thời chiến thì CTSN do hỏa khí chiếm hàng đầu [5].
Rối loạn tâm thần sau CTSN khác với các rối loạn tâm thần khác là có
tổn thương ở não và là một trong những di chứng nặng nề mà CTSN để lại và
khá phổ biến. Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn tâm thần sau CTSN biểu hiện
rất đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào mức độ chấn thương, cơ chế gây tổn
thương não, tuổi bị chấn thương và các đặc điểm nhân cách trước khi bị
CTSN. Những Rối loạn tâm thần thường gặp như thay đổi tính tình, thói
quen, biến đổi nhân cách, các rối loạn trí nhớ, rối loạn khí sắc, sa sút trí tuệ
cũng như xuất hiện các cơn động kinh tâm thần gây nguy hại cho người bệnh,
người xung quanh và xã hội.
1.1.2 Dịch tễ học
Rối loạn tâm thần do CTSN khá phổ biến theo I.N Dukenxkaia (1986) số
người bệnh (NB) rối loạn tâm thần do CTSN điều trị ngoại trú chiếm 8% ở
các bệnh viện tâm thần chiếm 4% [5],[7].
Ở Mỹ tỷ lệ rối loạn tâm thần do CTSN là 3,6%, ở Anh từ 160 đến
200/100.000 dân [8].
Ở Việt Nam theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
thì tỉ lệ rối loạn tâm thần do CTSN chiếm 0,5 – 0,7% dân số, trong đó 60% do


4

hỏa khí. Tỉ lệ này tăng lên ở những vùng nằm lâu trong chiến tranh. Ví dụ:
Quảng Trị có tỉ lệ rối loạn tâm thần do CTSN là 9,88%; ở Đà Nẵng là 1,2%
dân số [8].
Lứa tuổi thường gặp từ 15 đến 25 tuổi chiếm tỉ lệ cao, nam cao gấp

nhiều lầu so với nữ[6].
1.1.3.Cơ chế bệnh sinh
- Yếu tố cơ học trong CTSN: Inger I.M (1967) coi hai yếu tố chủ yếu,
đặc trưng cơ học có ý nghĩa đặc biệt trong bệnh sinh đó là:
+ Biến đổi hình dáng của hộp sọ tại chỗ hoặc toàn thể.
+ Sự chuyển dịch của não trong hộp sọ theo đường thẳng và xoay, gây
nên các tổn thương não nặng và phức tạp như: giập não, đứt rách mạch máu
não, tổn thương thân não và tổn thương sợi trục lan tỏa… Những tổn thương
đó đều có thể gây nên co giật hoặc rối loạn tâm thần.
- Yếu tố xung động thần kinh trong CTSN: Rối loạn hệ lưới – vỏ não –
dưới vỏ là cơ chế “khởi động” trong sự phát triển hàng loạt các phản ứng
bệnh lý phức tạp ở thời kỳ cấp tính làm thay đổi sinh hóa, sinh lý tế bào thần
kinh gây rối loạn tâm thần muộn.
- Yếu tố huyết quản trong CTSN: Những rối loạn tuần hoàn não để lại
di chứng biến đổi tế bào thần kinh gây rối loạn tâm thần.
- Yếu tố tâm lý trong CTSN: Là 1 đáp ứng khơng bình thường đối với
sự kiện gây ra sang chấn mạnh.
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn tâm thần do CTSN
Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn: Các rối loạn tâm
thần do CTSN ở giai đoạn muộn được gọi là rối loạn tâm thần sau CTSN
(mental disorders post cranial cerebral trauma). Sự phân chia giai đoạn trong rối
loạn tâm thần do CTSN cũng chỉ là những qui ước khơng hồn tồn đầy đủ vì


5

rằng triệu chứng lâm sàng của các giai đoạn thường xen kẽ nhau và rất khác
nhau trên từng NB.
O.V. Kerbicov phân chia rối loạn tâm thần do CTSN thành 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu:

Đặc trưng bằng sự rối loạn ý thức về “lượng” ở các mức độ khác nhau
cùng với rối loạn các chức năng sống của cơ thể như rối loạn tim mạch, hơ
hấp thân nhiệt, chuyển hóa nước, điện giải…
+ Giai đoạn cấp tính:
Ý thức tỉnh lại dần, các biểu hiện rối loạn tâm thần đa dạng, không
ổn định, xen kẽ các triệu chứng rối loạn thần kinh mà người ta gọi là “trạng
thái giống loạn thần kinh” do chấn thương. Đồng thời các triệu chứng thần
kinh khu trú biểu hiện rõ ràng dần do các triệu chứng não cấp thoái lui.
+ Giai đoạn muộn:
Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính ổn định dần. Số đơng NB sức
khỏe dần dần hồi phục. Trong các trường hợp chấn thương nặng có thể
khơng có sự hồi phục hồn toàn mà để lại các di chứng khác nhau về hoạt
động tâm thần và thần kinh.
+ Giai đoạn xa:
Các di chứng về thực thể thần kinh ở nhiều mức độ khác nhau và bền
vững dần. Các rối loạn tâm thần cũng biểu hiện rất đa dạng, khác nhau về
cường độ và cả về khả năng, thích ứng. Người ta đã khái quát các rối loạn
tâm thần trên bằng các hội chứng.
* Suy nhược sau chấn thương
* Suy não sau chấn thương
* Động kinh sau chấn thương
* Sa sút sau chấn thương


6

1.1.5. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về các rối loạn tâm thần do
CTSN. Song nhìn chung người ta đã thống nhất theo 2 cách phân loại chính
của hệ thống phân loại bệnh quốc tế và hệ thống phân loại các rối loạn tâm

thần của hội tâm thần học Mỹ.
Theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8, lần thứ 9 và lần thứ
10 có thể thấy như sau:
- Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8 (ICD-8) các rối loạn tâm thần do
CTSN được xếp vào nhóm các bệnh loại thần có liên quan đến các thương tổn
não khác, mang mã số 293 và mã số 293.5 là do các chấn thương sọ não.
- Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9 (ICD-9): Các rối loạn tâm thần do
CTSN được xếp vào 3 nhóm:
293: Các trạng thái rối loạn tâm thần thực thể tạm thời.
293.04: Những trạng thái lú lẫn cấp diễn do CTSN.
294: Các trạng thái rối loạn tâm thần thực thể trường diễn khác.
310: Các biểu hiện tâm thần đặc hiệu.
310.2: Hội chứng hậu chấn thương.
- Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) 1992
Các rối loạn tâm thần do CTSN được xếp vào chương FO: các rối loạn
tâm thần sau CTSN bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng: cụ thể là:
FO3: Mất trí khơng biệt định.
FO4: Hội chứng quên sau CTSN không do rượu.
FO6.3: Rối loạn cảm xúc sau CTSN.
FO6.6: Suy nhược sau CTSN.
FO7.2: Hội chứng sau chấn động não.
Sự phân loại các rối loạn tâm thần do CTSN nhìn chung thấy chúng
nằm rải rác trong nhiều mục khác nhau của nhóm các rối loạn tâm thần


7

thực thể. Điều đó nói lên rằng: Rối loạn tâm thần do CTSN có bệnh cảnh
lâm sàng phong phú đa dạng và ở nhiều mức độ rất khác nhau.
1.1.6.Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định các rối loạn tâm thần do CTSN

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1992 (ICD-10 – 1992) và có tham
khảo bảng phân loại của hội tâm thần Mỹ năm 1994 (DSM IV – 1994) gồm
những biểu hiện tâm thần sau:
+ Bằng chứng về CTSN từ 6 tháng trước khi vào nhập viện.
+ Rối loạn chức năng hiểu biết (trí nhớ, trí tuệ, học tập) hoặc chức
năng nhận biết (ý thức, sự chú ý).
+ Những biểu hiện rối loạn tâm thần: Ảo giác, hoang tưởng rối loạn
khí sắc (trầm cảm, hưng cảm, lo âu) hoặc rối loạn nhân cách.
+ Có ba hay hơn các triệu chứng xảy ra ngay sau chấn thương ít nhất
6 tháng gần đây: Dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa
mắt, kích động, tấn cơng khơng có lý do hoặc với lý do rất nhỏ, lo âu, trầm
cảm hoặc cảm xúc không ổn định, biến đổi nhân cách (thiếu thích hợp về
quan hệ xã hội hay tính dục), vô cảm hay thiếu tự động.
+ Những biểu hiện về thần kinh bệnh lý: Các hội chứng ý thức bị loại
trừ xuất hiện sau CTSN, biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú: Rối loạn tâm
thần khu trú: Rối loạn thần kinh thực vật: tăng nhạy cảm với kích thích
nơn, buồn nôn và các cơn co giật kiểu động kinh.
+ Theo ICD - 10 xếp vào mã bệnh:
FO6: Các rối loạn tâm thần do bệnh tổn thương não và rối loạn chức năng
não.
FO7: Các rối loạn nhân cách và hành vi do tổn thương và rối loạn
chức năng não.
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn cấp tính:


8

Các rối loạn tâm thần đặc trưng nhất là rối loạn ý thức cả về lượng,
cả về chất, biểu hiện khác nhau cả về cường độ và thời gian.

*Hội chứng rối loạn ý thức:
Các rối loạn ý thức về lượng:
Biểu hiện ở các mức độ khác nhau bao gồm từ nhẹ đến nặng:
- Ý thức u ám (obniubilation): biểu hiện bằng giảm tồn bộ hoạt
động tâm lý. Định hướng mơi trường chậm và rất khó khăn.
- Định hướng khơng gian và thời gian không rõ ràng, tư duy chậm
chạp. Người bệnh ln có cảm giác đau đầu, chóng mặt, ù tai. Có rối loạn
thần kinh thực vật.
- Ngủ gà (Somnolence): Các triệu chứng có ở trạng thái u ám sẽ rõ
ràng hơn, mức độ lặng lẽ hơn. Người bệnh nửa thức, nửa ngủ khi có kích
thích nhẹ thì hoảng hốt và đáp ứng lại quá mức.
- Bán hôn mê (subcoma): Là giai đoạn chuyển tiếp vào hơn mê, khó xác
định ranh giới với giai đoạn khác, còn đáp ứng nhẹ với các kích thích, các rối
loạn cơ thể kèm theo trầm trọng hơn, các hoạt động tâm thần còn lẻ tẻ và hời hợt.
- Hơn mê (coma): Người bệnh hồn toàn bất động, mất các phản xạ,
rối loạn các chức năng sống ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ
các tổn thương não và chấn thương gây ra.
Các rối loạn ý thức về chất:
- Mê sảng sau chấn thương, thường xuất hiện cấp tính, rối loạn tri
giác, cảm xúc hưng phấn, sợ hãi tăng lên về buổi chiều, thời gian kéo dài
vài ngày.
- Hồng hơn sau chấn thương: Ý thức người bệnh bị thu hẹp, biểu hiện
bằng mất định hướng, người bệnh hoảng hốt, lo sợ thường có hành vi hung
bạo.


9

- Lú lẫn sau chấn thương: Rối loạn định hướng trầm trọng, người
bệnh bàng hồng ngơ ngác, khơng tiếp xúc được rối loạn giấc ngủ, khơng

tự phục vụ được mình, thời gian có thể kéo dài vài tuần.
*Rối loạn trí nhớ:
- Hội chứng Corsacop, hội chứng này bao gồm:
+ Quên thuận chiều
+ Loạn nhớ
+ Sự việc cũ nhớ tốt
Hội chứng Corsacop, thường xuất hiện sớm ngay sau khi rối loạn ý
thức vừa kết thúc, có khi xuất hiện ngay sau khi chấn thương.
- Hội chứng câm điếc (Surdomutitaf)
Hội chứng này thường gặp nhất sau chấn thương sọ não do sức ép.
Đây là hội chứng đặc trưng của CTSN do sức ép ở thời kỳ cấp, ở giai đoạn
này hội chứng câm điếc không phải là rối loạn kiểu Hysteria (phân ly) mà
do ảnh hưởng của chấn động âm thanh quá mạnh (tiếng nổ) gây ra ức chế
quá giới hạn ở phần cơ quan thính giác, lan ra phần vận động lời nói. Hiện
tượng nói lắp, chấn thương thường kèm theo xuất huyết ở tai, mũi, họng
rau đó là hiện tượng tư duy dồn dập, hồi ức dồn dập, rối loạn ý thức, trạng
thái suy nhược. Rối loạn cảm giác hay khối cảm có cơn co giật vật vã
giống Hysteria.
- Hội chứng câm điếc xuất hiện một thời gian rồi mất đi không để lại
dấu vết, 1 số trường hợp hội chứng câm điếc do chấn thương có thể cịn lại
nhiều năm do chấn thương.
Giai đoạn cấp tính: được chia làm 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng.
- Mức độ nhẹ:
+ Ngay sau khi bị CTSN, NB mất ý thức vài giây đến một giờ, có thể
khơng mất hồn tồn ý thức, NB vẫn tiếp tục công việc đang làm nhưng


10

chậm chạp, nhầm lẫn. Mất định hướng có thể là một dấu hiệu cho chẩn

đốn CTSN.
+ Tình trạng kiệt sức nổi lên hàng đầu kèm theo các rối loạn thần
kinh thực vật, vận mạch, tiền đình rõ rệt và các rối loạn cảm xúc, nhưng
sau một thời gian điều trị (4 - 8 tuần) phần lớn các triệu chứng trên mất đi
hồn tồn.
- Mức độ trung bình:
+ Ngay sau khi bị CTSN, NB mất ý thức kéo dài vài giờ, khi NB tỉnh
lại chuyển sang giai đoạn ý thức mù mờ như bị mây che phủ có thể kèm
theo trạng thái rối loạn trí nhớ. Trạng thái đó kéo dài vài giờ đến vài ngày.
+ Sau hôn mê NB nhận thức sai về mơi trường xung quanh mình như
đang ở một nơi xa lạ, đất nước xa lạ, hay trong nhà tù, coi các bác sĩ như
tình báo, gián điệp hoặc người coi tù, quản giáo…
+ Biểu hiện đáng chú ý đầu tiên của CTSN là NB mất định hướng về
không gian và thời gian, đôi lúc rối loạn cả về tính cách cá nhân mặc dù
thường xuyên biểu hiện gần như hoang tường, nhầm lẫn giữa thật và giả.
+ Tư duy, ý nghĩ của NB thể hiện đơn giản và khơng liên quan. Trí
nhớ của NB thiếu hụt đáng kể sự ghi nhận và tăng sự liên tưởng. NB dễ
lâm vào trạng thái bịa chuyện.
+ Những triệu chứng nổi bật của trạng thái mù mờ ý thức, mê sảng sẽ
giảm dần và biến mất như ảo giác, hoang tưởng, cuối cùng là trạng thái
rỗng, đó là mất trí nhớ về những sự kiện vừa xảy ra.
+ Trạng thái lú lẫn cấp tính sau chấn thương xuất hiện đồng thời
hoặc thường sau giai đoạn đầu hơn mê, có thể chuyển sang trạng thái lú lẫn
- mộng thức và kèm theo hoang tưởng cấp hoặc kích động.
- Mức độ nặng:
Trường hợp CTSN nặng, NB mất ý thức kéo dài từ vài giờ đến vài
ngày. Bắt đầu một trạng thái sốc nặng về ngoại khoa: da nhợt nhạt, ẩm ướt,


11


thân nhiệt dưới mức bình thường, mạch yến và nhanh. Tiến triển tương tự
như CTSN trung bình nhưng rối loạn trí nhớ kéo dài từ vài ngày đến vài
tuần. Nếu hơn mê sâu, tình trạng NB xấu đi nhanh có liên quan đến tổn
thương lớn của não thường do xuất huyết não. Phần lớn các trường hợp tử
vong trong vòng 24 giờ nếu tăng thân nhiệt và mạch nhanh.
Mất ý thức trở lại sau "Một khoảng tỉnh" thường do chảy máu não
dưới màng cứng và ngoài màng cứng. Tổn thương gây nên mất cân xứng
hai đồng tử, giảm thị lực bên đối diện (hesmianopsie) và rất ít phù gai thị.
Sau khi phục hồi ý thức, tri giác khá lên dần dần nhưng vài tuần, vài
tháng sau vẫn còn mệt mỏi, vận động chậm chạp và cảm xúc vẫn thờ ơ,
lãnh đạm. Tỉ lệ tử vong trong CTSN nặng thường ở trong khoảng 20%
- Quên sau chấn thương (posttraumatic amnesia - PTA)
Quên chấn thương (PTA) là khoảng thời gian từ khi bị chấn thương tới
khi trí nhớ trở lại bình thường và hồi phục trí nhớ những sự kiện diễn ra trong
ngày.Thời gian quên có liên quan đến sự trở lại công việc của NB và mức độ
nặng của chấn thương. Nếu PTA ít hơn 1 giờ thường quay trở lại với cơng việc
sau một tháng, PTA một ngày thì sau hai tháng và PTA ít hơn một tuần là sau
bốn tháng, nếu PTA quá một tuần sẽ thường để lại di chứng kéo dài hơn một
năm.
Quên ngược chiều (retrogade amnesia - RA) được xác định bởi thời
gian giữa chấn thương và trí nhớ rõ ràng trước khi bị chấn thương. Khoảng
thời gian quên ngược chiều lâu hơn chỉ thấy với chấn thương nặng hơn và
có thể xảy ra quên trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Rối loạn tâm thần sau CTSN giai đoạn muộn:
Hậu quả muộn của CTSN bao gồm các rối loạn tâm thần và rối loạn
thần kinh. Các hiệu quả chứng chủ quan xuất hiện ở giai đoạn cấp tính
khơng thối triển hồn tồn mà tiếp tục tiến triển một thời gian dài sau khi
giai đoạn cấp tính qua đi. Cũng có thể xuất hiện một số rối loạn tâm thần



12

sau khi CTSN đã ổn định. Thời gian tùy thuộc vào NB, nhưng thường biểu
hiện 6 tháng bị CTSN.
- Các triệu chứng chủ quan:
Đau đầu thường gặp, đau vùng trán hoặc vùng chẩm có khi lan tỏa
khơng rõ khu trú. Đau ở nhiều mức độ khác nhau, đau tăng lên khi thay đổi
tư thế hoặc quay đầu. Đau đầu bị ảnh hưởng bới kích thích cảm xúc qua
mạnh, thay đổi thời tiết, gắng sức về trí tuệ cũng như về cơ thể hoặc dùng
các loại nước uống có cồn.
Đau đầu do chấn thương là đau dữ dội, mạn tính, liên tục ngắt qng
kèm theo chống váng, ù tai. Chóng mặt là biểu hiện kèm theo với cường
độ thay đổi. NB cảm giác mất thăng bằng khi thay đổi tư thế, và cả khi ở
trong đám đông, đi trên đường gồ ghề, khó khăn. Nếu chóng mặt nhiều có
thể kèm theo hoảng hốt và ngã.
Rối loạn giấc như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, hay mơ, thường
xuất hiện các ác mộng về tai nạn, trận chiến đấu hoặc các sự kiện gây ra
CTSN. Các biểu hiện trên thường xuất hiện đồng thời cùng một lúc.
Nhiều NB biểu hiện mệt mỏi yếu đuối cả về cơ thể lẫn tinh thần như
giảm hoạt động nghề nghiệp, học tập kém, giảm sự chú ý, trí nhớ và khơng
đảm nhiệm được cơng việc thường ngày.
Dễ bị kích thích trong mơi trường sống nhất là các kích thích cảm
xúc, tiếng ồn trên đường phố, trong phân xưởng và sự náo động của cuộc
sống hàng ngày, không chịu đựng được tiếng trẻ em.
- Các triệu chứng thần kinh thực vật:
NB bị rối loạn tâm thần sau CTSN thường biểu hiện rối loạn vận
mạch ở tay, chân, mặt và dao động huyết áp, cảm giác nóng bừng.
- Các triệu chứng thần kinh khu trú:
Đây là nhóm các triệu chứng được nghiên cứu sâu trong chuyên khoa thần

kinh, phẫu thuật thần kinh và phục hồi chức năng các biểu hiện co giật kiểu động


13

kinh cục bộ, các cơn Bravais Jackson (B.J) hoặc các cơn giật này cũng mang
tính định hình và bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cảm xúc mạnh, uống các loại nước
uống có cồn.
- Các biểu hiện rối loạn tâm thần
Những biểu hiện rối loạn tâm thần sau CTSN hình thành hai nhóm
chính:
+ Một là những rối loạn chức năng hiểu biết như trí nhớ, trí tuệ, khả năng
học tập hoặc những rối loạn chức năng nhận biết như các rối loạn ý thức và sự
chú ý.
+ Hai là những biểu hiện rõ rệt thuộc lĩnh vực tri giác (Các ảo giác) nội
dung tư duy (Các hoang tưởng) hoặc khí sắc và cảm xúc (trầm cảm, hưng
cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc hỗn hợp) hoặc rối loạn toàn bộ mẫu hành vi và
nhân cách của NB.
Việc chẩn đoán rối loạn tâm thần trong giai đoạn muộn của CTSN
được chia thành bốn hội chứng cơ bản:
- Hội chứng suy nhược sau chấn thương:
Tỷ lệ suy nhược sau CTSN chiếm 50 - 70 % các trường hợp CTSN.
Suy nhược sau CTSN thường dao động về cường độ, xen kẽ thời kỳ ổn
định và thời kỳ bệnh tiến triển.
Các biểu hiện chủ yếu:
+ Nhức đầu cục hộ hay lan tỏa, nguyên nhân có thể do màng não bị
kích thích. Có thể lan tỏa và đau tăng lên khi đi, khi ngồi xe bị xóc, khi cố
gắng về thể lực và trí óc, khi quay đầu, khi gặp tiếng động mạnh hay ánh
sáng gay gắt, nhức đầu lan tỏa do kích thích ở não truyền lên màng não.
*Trạng thái kích thích suy nhược:

Sự kết hợp tình trạng kiệt sức với tăng cảm xúc chung. Tính dễ bị kích
thích là đặc trưng đối với hội chứng suy nhược do chấn thương. Người bệnh
dễ bị mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, nhất là khi thay đổi tư thế. Người bệnh


14

khơng chịu được tiếng ồn, ánh sáng chói, khơng chịu được đau (thường giận
dữ, cơn tức giận thường kết thúc nhanh bằng tình trạng kiệt sức và bằng nước
mắt).
*Rối loạn giấc ngủ:
Rối loạn giấc ngủ tương đối bền vững và dai dẳng, người bệnh khó
ngủ, ngủ khơng sâu, thường có nhiều ác mộng. Buổi sáng dậy tinh thần
không thoải mái, khơng sảng khối, ban ngày họ thường buồn ngủ.
*Rối loạn thần kinh thực vật
Đặc biệt là nhiều rối loạn thực vật nội tạng
+ Mạch không ổn định, chỉ hơi xúc động mạch đã tăng nhanh.
+ Phản ứng mạch không ổn định (đang xung huyết rõ ở mặt, lại
chuyển thành xanh tái).
+ Người bệnh ra mồ hôi nhiều.
+ Phản xạ gân xương thường tăng, bàn tay run…
+ Dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, áp lực khơng khí mơi
trường, các chất kích thích như rượu, bia…
- Hội chứng suy não sau chấn thương:
Suy não sau CTSN là một biểu hiện nặng hơn suy nhược sau CTSN,
do mô não bị hủy hoại nghiêm trọng và biến đổi thành sẹo. Bệnh cảnh lâm
sàng gồm các rối loạn thần kinh và TLTT biểu hiện rõ rệt:
+ Rối loạn thần kinh: Có thể thấy triệu chứng liệt hoặc liệt nhẹ các
dây thần kinh sọ não, liệt nhẹ các chi và tăng động.
+ Các biểu hiện RLTT là những triệu chứng giống hysteria (kêu la,

múa may, diễn lại tình huống gây chấn thương hoặc thao tác nghề nghiệp
và kết thúc bằng những cơn co cứng và co giật.
+ Các biểu hiện RLTT thực thể như trí nhớ kém, mất hoặc giảm
nhiều vốn kiến thức trước kia, khó nắm các kiến thức mới, tư duy kém linh


15

hoạt và nghèo nàn, trí năng giảm sút cũng thường gặp trong suy nhược
chấn thương.
+ Cảm xúc không ổn định, dễ bùng nổ, không kiềm chế được bản thân, dễ
tấn cơng, ngược lại có khi gặp trạng thái vơ cảm, lờ đờ, chậm chạp, thiếu chủ
động.
- Động kinh sau chấn thương:
Động kinh sau CTSN chiếm tỷ lệ 4 - 5% các CTSN, nếu là vết
thương chiến tranh tỷ lệ lên tới 30%.
Động kinh có thể xuất hiện rất sớm từ vài giờ đến vài ngày sau
CTSN nhưng đa phần xuất hiện trong 6 tháng đến 2 năm sau CTSN (80%
trường hợp động kinh sau CTSN).
Động kinh sau CTSN thường là động kinh cục bộ, nếu là động kinh
tồn thể thì cùng bắt đầu bằng cơn cục bộ.
Trong động kinh sau CTSN thường tồn tại hội chứng suy não chấn
thương, trong cơn NB khơng mất ý thức hồn tồn, thường có cơn xung
động tâm thần, vận động, ngơn ngữ, dễ có hành vi hung bạo, nguy hiểm.
- Hội chứng sa sút sau chấn thương:
Sa sút sau CTSN còn gọi là mất trí trấn thương. Mất trí sau chấn
thương là hậu quả tổn thương não nặng hơn, lan tỏa và là một trạng thái
không tiến triển với những biểu hiện rối loạn từng mạng hoặc rối loạn toàn
bộ hành vi tác phong.
NB mất trí nhớ tồn bộ, trí năng giảm sút, mất khả năng phê phán,

mất khả năng lao động trí óc, các trường hợp tiến triển rất nặng chỉ còn các
hoạt động bản năng, khơng cịn khả năng tự phục vụ mình.
1.1.8. Điều trị
*Ngun tắc điều trị
*Giai đoạn cấp tính:


16

- Đối với chấn thương hở: cần được sơ cứu chống nhiễm trùng và gửi
đi bệnh viện ngoại khoa.
- Đối với chấn thương kín:
+ Cho người bệnh nằm tại giường được chỉ thị cho đến khi hết chóng
mặt buồn nơn, đau đầu và cơ thể suy nhược nhiều, nên tránh mọi cử động
mạnh.
+ Hôn mê sau chấn thương ở thời kỳ đầu: Theo dõi xử trí ở chuyên
khoa ngoại thần kinh.
+ Giai đoạn cấp tính việc điều trị và theo dõi thuộc phạm vi ngoại
khoa thần kinh (hồi sức hoặc ngoại khoa).
*Giai đoạn muộn:
- Song song với việc điều trị bệnh theo chuyên khoa ngoại, thần kinh
cần điều trị các triệu chứng tâm thần và tăng cường sức đề kháng của cơ thể
người bệnh. Cả ba mặt này đều có liên quan chặt chẽ và có tác dụng hỗ trợ
lẫn nhau giúp cho người bệnh chóng hồi phục. Cần phải kiểm tra và theo dõi
chặt chẽ các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh nhất là khi phải dùng liều
cao.
- Người bệnh rối loạn tâm thần do CTSN khả năng dung nạp thuốc
kém nên khi sử dụng các thuốc hướng thần để điều trị cần chú ý.
+ Chọn thuốc ít gây tác dụng phụ và biến chứng về cơ thể đặc biệt
chú ý đến hội chứng tim, mạch, gan, thận…

+ Liều lượng phải tăng dần từ thấp đến liều có hiệu quả phù hợp với
từng cá thể.
+ Cần phải theo dõi thường xuyên chặt chẽ về cơ thể, thể dịch, theo
dõi tác dụng phụ, tuân thủ, chỉ định, chống chỉ định.
*Một số thuốc cụ thể
*Đối với suy nhược chấn thương và suy não chấn thương


17

- Người bệnh mất ngủ, dễ bị kích thích, dùng thuốc bình thản có thể
dùng thuốc an thần kinh: lorazepam, oxazepam…
Cùng với thuốc tăng cường chuyển hóa và bồi dưỡng tế bào thần kinh:
Vitamin nhóm B (Terneurin), Duxil, Lucidril, Nootropin…
- Trầm cảm: Dùng chống trầm cảm an dịu với liều thấp an thần kinh –
gây hoạt hóa (Amitrip tylin).
- Trạng thái hưng cảm cho thuốc bình thàn: Seduxen, Valium… và an thần
kinh.
- Trạng thái kích động: Dùng an thần kinh: Aminazin, Haloperidol…
- Điều chỉnh các triệu chứng rối loạn tâm thần bằng các hóa dược tùy
thuộc triệu chứng trên người bệnh.
*Đối với động kinh chấn thương
Cần thiết phải sử dụng thuốc kháng động kinh với các thuốc giảm áp
lực nội sọ như sulfatmagnesia hoặc các thuốc an tĩnh loại Neurolepic.
*Điều trị tâm lý – xã hội
*Liệu pháp tâm lý
Tư vấn tâm lý điều trị là một trọng điểm tâm lý là một thuận ngữ chung
do một cách điều trị bằng cách nói chuyện về tình trạng và các vấn đề liên
quan với nhà cung cấp sức khỏe tâm thần. Tâm lý cịn được gọi là trị liệu, trị
liệu nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý.

Thông qua các buổi nói chuyện, tìm hiểu về các ngun nhân gây Rối
loạn tâm thần sau CTSN để có thể hiểu được nó tốt hơn. Cũng tìm hiểu làm
như thế nào để xác định và thực hiện thay đổi trong hành vi không lành mạnh
hay suy nghĩ, tìm hiểu mối quan hệ và kinh nghiệm, tìm cách tốt hơn để đối
phó và giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống. Tâm lý có thể
giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát trong cuộc sống.
*Lao động liệu pháp


18

Là liệu pháp cận lâm sàng, gồm nhiều phương thức được thực hiện do
chỉ định của bác sĩ là liệu pháp vừa mang ý nghĩa lao động vừa mang ý nghĩa
ứng với xã hội bằng việc thực hành những kỹ thuật thủ công cùng với các liệu
pháp nghệ thuật khác, liệu pháp nghệ thuật nhằm thu hút và dẫn dắt NB đến
với những đồ vật mà họ thích để họ có thể tự thể hiện đặc tính nghệ thuật của
riêng mình.
Con người ln có sự tác động tương hỗ với môi trường xung quanh.
Cán bộ liệu pháp tác động vào những rối loạn vận động hoặc rối loạn tâm
thần do rối loạn sự tương hỗ này. Cán bộ liệu pháp đóng vai trị trung gian.
Do vậy sẽ tạo cho NB tính năng động hơn trong quan hệ của họ.
Các hoạt động này có thể là nghề nghiệp, cuộc sống hàng ngày, nghệ
thuật, thủ cơng, văn hóa xã hội và để cho họ tử chủ trong các hoạt động này.
Cán bộ liệu pháp tác động trong cả một quá trình lâu dài về phục hồi chức
năng, về tái thích nghi, trong những lĩnh vực chức năng và trong lĩnh vực tâm
thần cho đến khi tái hòa nhập xã hội nghề nghiệp. Cán bộ liệu pháp giúp NB
khơng có khả năng đưa được cốc lên miệng, khơng có khả năng đánh răng…
Và như vậy NB sẽ lao động trong sự tự chủ của mình như: đi tolette, ăn uống,
mặc quần áo, có thể phục hồi các rối loạn chức năng về nhận thức, về chức
năng truyền đạt.

*Liệu pháp văn hóa giải trí
Liệu pháp văn hóa giải trí thường sử dụng nâng cao hiệu quả của biện
pháp lao động bao gồm:
- Tổ chức các trị chơi:
Người bệnh tham gia một cách tích cực, hoặc đóng vai trị là khán giả
xem người khác chơi.
Những NB ở trạng thái ức chế cần được đưa vào trị chơi của nhóm NB
hoạt bát.
+ Tổ chức cuộc dạo chơi.


19

+ Tổ chức các cuộc trò chuyện.
+ Tổ chức chiếu phim.
+ Tổ chức biểu diễn văn nghệ.
+ Liệu pháp âm nhạc.
+ Hướng dẫn người bệnh thể dục, thể thao có thể tác dụng phục hồi thể
lực và tâm lý hứng thú cho người bệnh. Nó khơi dậy sự tập trung chú ý, trực
tiếp tác động lên cơ quan vận động, làm lưu thơng khí huyết cho NB, bao
gồm: đi bách bộ, các bài tập thể dục buổi sáng, thể dục nhịp điệu, đá bóng,
đạp xe đạp…
1.1.9. Phịng bệnh
- Trong cơng tác phòng các rối loạn tâm thần do CTSN cần đẩy mạnh
cơng tác bảo hộ lao động, phịng chống tai nạn giao thông: làm chủ tốc độ, đội
mũ bảo hiểm…
- Tránh các tác nhân có hại cho người bệnh như mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, stress tâm lí xã hội… sinh hoạt điều độ, tuân thủ phép vệ sinh an toàn
trong lao động dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, cải thiện môi trường
sống, rèn luyện nhân cách, tăng cường sức đề kháng tâm thần; không sử dụng

rượu, bia, các chất kích thích, đảm bảo chế độ làm việc thích hợp đối với
người bệnh chấn thương sọ não. Nếu bị bệnh cơ thể phải đi khám và điều trị
ngay. Nếu có các rối loạn tâm thần thì cần khám chun khoa để điều trị kịp
thời.
1.1.10. Chăm sóc điều dưỡng
*Nhận định:
- Nhận định quá trình dẫn đến chấn thương:
- Cần nhận định là chấn thương kín hay chấn thương hở, mức độ rối
loạn ý thức, nếu có hơn mê thì đánh giá mức độ hôn mê theo thang điểm
Glasgow.


×