Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRANG LINH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRANG LINH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
Ngành

: Điều dưỡng

Mã số

: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Giảng viên hướng dẫn: TS.BS TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH - 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của Q thầy cơ trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng
các anh chị điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, và
Khoa y học lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm
khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn thầy giáo TS. BS Trương Tuấn Anh – Phó Hiệu
trưởng, Trưởng khoa Y học lâm sàng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận hồn thành tốt khóa
luận này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy công tác tốt.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị nhân viên y tế tại khoa
Nội thần kinh –Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã giúp đỡ em trong quá trình
điều tra số liệu.
Xin cảm ơn những người bệnh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ em để có những
dữ liệu q báu để hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, em rất
mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ để khóa luận này được hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 20 tháng 06 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Trang Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn đúng sự thật và
chưa từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Trang Linh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN .............................................................................. 3
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 3

1. Định nghĩa ....................................................................................................... 3
2. Phân loại .......................................................................................................... 3
2.1.Nhồi máu não: ............................................................................................ 3
2.2.Xuất huyết não ........................................................................................... 4
3. Nguyên nhân: ................................................................................................... 4
4. Biểu hiện.......................................................................................................... 6
4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ ................................................................... 6
4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú ................................................................... 6
4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng ............................................................................... 7
4.4. Các biểu hiện kết hợp khác .............................................................................. 7
5. Điều trị ......................................................................................................................... 7
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................. 9
1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam: ............................ 9
2. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ............................................ 11
2.1. Nhận định: ....................................................................................................... 11
2.2. Chăm sóc về vận động .................................................................................... 12
2.3. Chăm sóc, đề phịng các biến chứng về hơ hấp ............................................ 13
2.4. Chăm sóc về tiết niệu, bài tiết. ....................................................................... 13
2.5. Chăm sóc về giao tiếp .............................................................................. 14
2.6. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng.................................................................... 14


2.7. Vệ sinh thân thể........................................................................................ 15
2.8. Chăm sóc, phịng chống loét ..................................................................... 15
2.9. Giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức về tự chăm sóc và phịng bệnh. 16
III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ......................................................................................... 18
1.Thông tin chung .............................................................................................. 18
1.1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ........................................................ 18
1.2. Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ........................ 18
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 19

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................ 19
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................... 19
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 19
2.5. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 19
2.6. Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................... 19
2.7. Phương pháp điều tra số liệu.................................................................... 19
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 19
2.9. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 20
3. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não và đang được chăm sóc tại khoa
Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2019 .............................. 20
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu. ................................................ 21
3.2. Thực trạng về chăm sóc vận động............................................................. 25
3.3. Thực trạng về chăm sóc hơ hấp. ............................................................... 26
3.4. Thực trạng về chăm sóc tiết niệu, bài tiết. .................................................... 27
3.5. Thực trạng về chăm sóc giao tiếp. ................................................................. 27
3.6. Thực trạng về chăm sóc dinh dưỡng. ............................................................ 28
3.7. Thực trạng về chăm sóc về vệ sinh cá nhân. ................................................. 30
3.8. Thực trạng về chăm sóc lt. ......................................................................... 31
3.9. Cơng tác chăm sóc về giáo dục sức khỏe phịng tái đột quỵ. ...................... 32
3. Ưu, nhược điểm ............................................................................................. 33
3.1 Ưu điểm ............................................................................................................ 33
3.2 Nhược điểm ...................................................................................................... 33


IV. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................. 35
1. Đối với bệnh viện ........................................................................................ 35
2. Đối với khoa nội thần kinh. ......................................................................... 35
3. Đối với cán bộ y tế ...................................................................................... 36
4. Đối với người bệnh ............................................................................................ 36

V. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 37
1. Thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não đang điều trị nội trú tại khoa Nội
thần kinh - bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ................................................... 37
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đột
quỵ não đang điều trị nội trú tại khoa Nội thần kinh - bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định. ......................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT
TBMMN

Tai biến mạch máu não

AVM - arteriovenuous malformation

Dị dạng thông động tĩnh mạch

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới

PHCN

Phục hồi chức năng


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ............................... 21
Bảng 1.2: Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 23
Bảng 1.3: Chăm sóc vận động ............................................................................... 25
Bảng 1.4: Chăm sóc về hơ hấp............................................................................... 26
Bảng 1.5: Chăm sóc về tiết niệu bài tiết ................................................................. 27
Bảng 1.6: Chăm sóc về giao tiếp............................................................................ 27
Bảng 1.7: Chăm sóc về dinh dưỡng ....................................................................... 28
Bảng 1.8: Đánh giá nơi cung cấp thực phẩm chính của người bệnh ....................... 29
Bảng 1.9: Khảo sát chăm sóc vệ sinh thân thể ....................................................... 30
Bảng 1.10: Khảo sát chăm sóc vệ sinh răng miệng ................................................ 30
Bảng 1.12: Cơng tác chăm sóc về giáo dục sức khỏe phịng tái đột quỵ ................. 32


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các động mạch của não .............................................................................. 5
Hình 2: Hai thể đột quỵ não ..................................................................................... 5
Hình 3: Các biểu hiện đột quỵ não ........................................................................... 6
Hình 4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não ................................................... 7
Hình 5: Các vị trí thường bị lt do tỳ đè ............................................................... 15
Hình 6. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ........................................................... 18


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ não là một vấn đề lớn của y học các nước trong nhiều thập kỷ qua.
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong

đứng hàng thứ 3, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Khơng chỉ vậy bệnh cịn để lại
nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng
khơng chỉ đối với người bệnh, gia đình, mà cịn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và

quốc gia của họ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002, tỷ lệ mắc đột quỵ não
hàng năm là 350/100000 dân và có xu hướng ngày càng tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ
hiện mắc và mới mắc trung bình tương ứng là 116/100.000 dân và 28,25/100.000
dân trong đó có di chứng về vận động chiếm 92,96%, di chứng vừa và nhẹ chiếm 62,41%
[5,9].Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa trung ương một bệnh viện chuyên
khoa đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam cho thấy, hơn
16% người bệnh nội trú tại đây là người bệnh đột quỵ não. Những năm gần đây,
mỗi năm bệnh viện điều trị cho hơn 1000 người bệnh mắc bệnh này [2,3].
Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do đột quỵ não ngày càng giảm
nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng . Mức độ di
chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, cách thức người bệnh được phát hiện,
chẩn đoán, can thiệp và chăm sóc. Điều trị người bệnh đột quỵ não trong giai đoạn
sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tích cực của cả bác sĩ và điều dưỡng. Vì vậy
bên cạnh việc điều trị theo quy trình chuẩn của bác sĩ, vai trị của người điều
dưỡng trong chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở chuyên khoa thần kinh là vấn đề
hết sức quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng và có chế độ tập luyện
ngay từ giai đoạn sớm thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, biến chứng
nguy hiểm , giảm thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí và người bệnh sớm trở lại
cuộc sống thường nhật của họ.
Trong một nghiên cứu tổng kết mới đây của Bo Norrving đã khẳng định sự
giảm đáng kể tỷ lệ tử vong (giảm 3% tỷ lệ tuyệt đối), tỷ lệ sống phụ thuộc (tăng
5% tỷ lệ người bệnh sống sót có thể sống độc lập) và nhu cầu phải chăm sóc trong
bệnh viện (giảm 2%) đối với những người bệnh được điều trị, chăm sóc trong đơn
nguyên chuyên vềđột quỵ não so với những người bệnh được điều trị trong các
1


khoa khác của bệnh viện đa khoa. Tất cả người bệnh, bất kể tuổi, giới, thể đột quỵ
não hoặc mức độ trầm trọng của bệnh khác nhau, đều thu được lợi ích khi điều trị

trong đơn nguyên đột quỵ não. Kết quả này đã được khẳng định từ những nghiên
cứu quan sát trên một số lượng lớn người bệnh trong thực hành hàng ngày. Việc
điều trị, chăm sóc chuyên sâu từ sớm tại đơn nguyên đột quỵ não có thể cải thiện
chất lượng cuộc sống của người bệnh, và sự cải thiện vẫn tiếp tục kéo dài trong vài
năm.
Y học ngày càng tiến bộ không ngừng, các phương tiện chẩn đoán và điều trị
hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, chăm sóc tốt hơn.
Hiện nay cơng tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng đã được các
trung tâm điều trị về thần kinh trên thế giới áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam cũng đã
áp dụng từ lâu công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Tuy nhiên, do điều kiện
kinh tế hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng của đa số các bệnh viện còn thiếu thốn. Kiến
thức về đột quỵ não của người dân cũng còn hạn chế cho nên sự chăm sóc đối với
người bệnh chưa được kịp thời và toàn diện. Hậu quả là tỷ lệ tử vong và tàn tật
của người bệnh tai biến mạch não cịn cao. Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực
chăm sóc người bệnh đột quỵ não, em thực hiện đề tài:“Thực trạng chăm sóc
người bệnh đột quỵ não tại khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định”nhằm mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đột quỵ
não tại khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

2


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Định nghĩa
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch
máu não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được

đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của
não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ.
Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn
thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa, đột quỵ não là khi người bệnh có biểu
hiện rối loạn nặng chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nuốt sặc.., xuất
hiện nhanh, đột ngột. Các rối loạn chức năng này tồn tại quá 24h giờ. Đột quỵ não
có thể liên quan tới thời tiết bởi gặp rải rác quanh năm nhưng tập trung vào vào các
tháng 6, 10, 11, 2 và 3, đặc biệt trong những dịp chuyển mùa. Bệnh thường gặp
nhiều về ban ngày chiếm khoảng 73,5%.
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót thần kinh với các triệu
chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao
mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc bị tắc mà không do chấn thương sọ
não [1]
Đột quỵ não hay TBMMN là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến
triển nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc
vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi phối
bị rối loạn hoạt động[1]
2. Phân loại
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đột quỵ não được chia ra 2 thể nhồi máu
não và xuất huyết não.
2.1.Nhồi máu não:
Một cơn nhồi máu não có thể xảy ra theo hai cách:
 Đột quỵ do nghẽn mạch
Nếu máu đơng hình thành ở một nơi nào đó trong cơ thể (thường là ở tim),
nó có thể di chuyển theo dịng máu đến não. Một khi tới não, cục máu đông di
3


chuyển đến mạch máu có kích thước nhỏ hơn nó. Nó sẽ mắc kẹt ở đó và khiến

máu khơng đi qua được. Các loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ do nghẽn mạch.
 Đột quỵ do máu đông tại chỗ
Khi máu chảy qua động mạch, nó có thể để lại mảng cholesterol dính vào
các thành bên trong của động mạch. Qua thời gian, những mảng bám có thể tăng
kích cỡ và sẽ làm hẹp hoặc tắc động mạch và ngăn máu đi qua. Trong trường hợp
đột quỵ, các mảng bám thường ảnh hưởng đến các động mạch lớn ở cổ đưamáu đến
não. Đột quỵ bị gây ra theo cách này được gọi là đột quỵ do máu đông tại chỗ.
2.2.Xuất huyết não: Là sự vỡ mạch tại thành mạch trong não
Nó làm máu bị rị rỉ vào trong não, không cung cấp được ô-xy và chất
dinh dưỡng. Đột quỵ chảy máu có thể bị gây ra bởi nhiều chứng rối loạn ảnh
hưởng đến mạch máu, bao gồm tình trạng cao huyết áp kéo dài và chứng phình
động mạch não.
Phình động mạch là điểm yếu hoặc mỏng trên thành mạch máu. Các điểm
yếu gây ra phình động mạch thường có từ lúc sinh. Phình động mạch phát triển
trong một số năm và thường khơng gây ra vấn đề gì có thể phát hiện được cho đến
khi chúng vỡ ra.
Dị dạng thông động tĩnh mạch (arteriovenuous malformation - AVM) là
một khối lộn xộn các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Nó có thể xảy ra bất
cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm cả não. AVM thường có từ lúc sinh. Nó có thể là
do bạn lớn lên, các mạch máu to lên và yếu đi. Nếu dị dạng động tĩnh mạch nằm
trong não và các thành mạch máu vỡ, bạn sẽ bị chảy máu não.
3. Nguyên nhân:
Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn. Máu được
đưa tới não thông qua mạch máu, được gọi là động mạch. Máu có chứa ơ-xy và các
chất dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào não của bạn. Dịng máu có thể bị gián
đoạn hoặc ngừng di chuyển trong động mạch do động mạch bị tắc nghẽn (nhồi máu
não) hoặc bị vỡ (chảy máu não). Khi các tế bào não không nhận đủ ô-xy hoặc các
chất dinh dưỡng, chúng sẽ chết. Khu vực não bị tổn thương được gọi là ổ nhồi
máu não.


4


Hình 1: Các động mạch của não
Các tế bào não thường chết rất nhanh sau khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên,
một số có thể kéo dài một vài giờ nếu việc cung cấp máu khơng bị cắt đứt hồn
tồn. Nếu máu tiếp tục được cung cấp trở lại trong vài phút hoặc vài giờ sau khi đột
quỵ, một số tế bào có thể phục hồi. Nếu khơng, chúng cũng sẽ chết.

Hình 2: Hai thể đột quỵ não
5


4. Biểu hiện
4.1. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ
Nếu tự nhiên đang trong tình trạng sức khỏe bình thường mà thấy các triệu chứng
sau thì có khả năng rất cao bạn đang bị đột quỵ:

Hình 3: Các biểu hiện đột quỵ não
4.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú
- Các triệu chứng vận động
* Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc một phần cơ thể.
* Liệt đối xứng.
* Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).

- Rối loạn thăng bằng.
- Rối loạn ngơn ngữ:
* Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi đọc, viết.
* Khó khăn trong tính tốn. Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).


- Các triệu chứng cảm giác, giác quan:
* Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người).
* Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt, bán manh nhìn đơi kết hợp với

triệu chứng khác).
- Các triệu chứng tiền đình: Cảm giác chóng mặt quay cuồng, nôn hoặc
buồn nôn
6


- Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo,
chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng khơng gian, gặp khó khăn trong việc mô
phỏng lại
- Các triệu chứng thần kinh khác: Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối
loạn tâm
thần, hội chứng màng não.
4.3. Các dấu hiệu cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chuẩn đốn như chụp cộng hưởng
từ, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp động mạch não, các phương pháp chẩn đốn
đồng vị phóng xạ, siêu âm Doppler, xét nghiệm dịch não tủy…

Hình 4: Hình ảnh CT của người bệnh đột quỵ não
4.4. Các biểu hiện kết hợp khác
- Bệnh xảy ra ở tuổi trên 50 trở lên.
- Người bệnh có biểu hiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, có
bệnh tim mạch.
- Tắm lạnh, căng thẳng tâm lý, hoặc thể xác, sau uống bia-rượu.
5. Điều trị
Người bệnh đột quỵ não càng được điều trị sớm càng tốt. Tốt nhất là được cấp
cứu trong 6h đầu sau cơn đột quỵ, việc điều trị có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cấp(Hồi sức toàn diện): Trong giai đoạn này người bệnh cần được
điều trị để đảm bảo duy trì các chức năng sống cơ bản như hơ hấp, tuần hồn…

7


Tiếp đó là điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân và loại đột quỵ: Thuốc tiêu
huyết khối với trường hợp đột quỵ do tắc mạch và khơng có nguy cơ xuất huyết.
Phẫu thuật lấy máu tụ trong một số trường hợp xuất huyết não.
- Giai đoạn ổn định: Điều trị chăm sóc nhằm phục hồi các chức năng như vận
động, ngôn ngữ….

8


B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam:
1.1. Trên thế giới:
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh thường gặp,
theo Tổ chức điều trị dự phòng TBMMN châu âu số người mắc TBMMN lần đầu
tiên giao động trong phạm vi từ 141-219/100.000 dân [20].
Theo hiệp hội tim mạch hoa kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 người
Mỹ bị TBMMN lần đầu hoặc tái phát, trong đó có khoảng 150.000 trường hợp tử
vong, chiếm 1/10 tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Chi phí PHCN sau tai biến
ở Hoa Kỳ xấp xỉ 40 tỷ đô la. [28,29]
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới(Murray, 2008), hàng năm ước tính có
tới 2,1 triệu người tử vong vì TBMMN tại châu Á, bao gồm 1,3 triệu người ở trung
quốc, 448.000 ng ở ấn độ. [28,29]
Theo báo cáo của Trung tâm Đột quỵ và nghiên cứu lâm sang Hàn Quốc
(Hong và các cộng sự), hàng năm có khoảng 105.000 người mắc đột quỵ lần đầu

tiên hoặc tái diễn và hơn 26000 người bệnh tử vong do đột quỵ, Như vậy, cứ
khoảng 5 phút thì có một người đột quỵ và cứ 20 phút thì có một người tử vong do
đột quỵ. Cứ trong 10 người bệnh tử vong thì có một người chết do đột quỵ. Ước
tính rằng hiện nay có khoảng 795000 người trên 30 tuổi mắc đột quỵ não. Chi phí
chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở Hàn Quốc là khỏang 3 tỷ đô la Mỹ vào năm
2005.
Trong năm 2009 tại Hàn Quốc, đột quỵ nhồi máu não chiếm 76% tổng số
người bệnh đột quỵ não. Theo dõi trong 90 ngày từ khi đột quỵ, tỷ lệ tử vong do
nhồi máu não chỉ chiếm 3-7%, trong khi tỉ lệ tử vong do xuất huyết não là
17%.[26]
Theo cơ sở dữ liệu medicare (tuổi >65), sau khi sống sót ra viện của người
bệnh đột quỵ não. Tỷ lệ tử vong trong 1 năm là 26,4% và tỷ lệ tử vong sau 5 năm
là 60%.[24]
Tỉ lệ giới trong điều tra ti lệ hiện mắc đột quỵ não ở Bắc Kinh nam/ nữ
1,28/1, Thượng Hải nam/nữ 1.1/1, Liễu Châu nam/nữ 1,39/1 và ở Hải Nam
nam/nữ là 1/1,27.[27]
9


Ở Châu Âu, đột quỵ là nguyên nhân hàng thứ 2 gây sa sút trí tuệ, nguyên
nhân hàng đầu gây động kinh ở người già và là nguyên nhân gây trầm cảm rất
thường gặp[19, 21]
1.2. Tại Việt Nam:
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015) đột quỵ là nguyên
nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với tỷ lệ tử vong hàng năm là 150.000
(Health Grove, 2013).
Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm của tai
biến mạch máu não là 416/100.000 dân, tỷ lệ mắc là 152/100.000 dân [10].
Tại Bệnh viện Hữu nghị, qua chụp cắt lớp vi tính từ 1991 – 1995, Hồng
Đức Kiệt đã phát hiện được 467 trường hợp nhồi máu não và 649 trường hợp chảy

máu não trong sọ [13].
Năm 1991, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị
120 người bệnh bị tai biến mạch máu não [11].
Tác giả Đàm Duy Thiên( 1999 ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột
quỵ não thời kỳ 1994 - 1999 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy, tỉ lệ hiện mắc
là 82,18/ 100.000 dân, tỉ lệ mới mặc trung bình hàng năm là 22, 78/ 100.000 dân,
tỉ lệ tử vong trung bình hàng năm là 9,28/ 100.000 dân. Một số yếu tố nguy cơ hay
gặp: Đột quỵ não tăng dần theo tuổi (trong đó nhóm tuổi trên 50 chiếm 86, 52 % ,
nam nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần), tăng huyết áp 51,2%, vữa xơ động mạch 33,81%.
Đột quỵ não xảy ra quanh năm nhưng thường gặp vào những tháng thay đổi thời
tiết và lạnh[15]
Năm 2007 - 2008, Trinh Viết Thắng đã nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của
đột quỵ não tại tỉnh Khánh Hòa cho kết quả như sau tỉ lệ hiện mặc là 294,7/
100.000 dân, tỉ lệ mới mặc là 96:210.000 dân, tỉ lệ tử vong là 43,8/ 100.000 dân và
tỉ lệ tử vong trên mặc của đột quỵ não là 11, 2 %. Một số yếu tố nguy cơ chiếm tỉ
lệ cao là: tăng huyết áp 80,5 %, rối loạn lipid máu 32,8 %, đái tháo đường 32,8 %,
hẹp động mạch cảnh 33,3%, nghiện rượu 23,4%, nghiện thuốc lá 29,9%. Cơn
thiếu máu não cục bộ thoáng qua 14,3% , một số bệnh tim mạch gây đột quỵ não
10,7% .[14]
Tác giả Lê Văn Thính khi nghiên cứu 1.036 người bệnh tai biến mạch máu
não trong mười năm (1981 – 1990), đã thấy tỷ lệ nhồi máu não là 76% [16].
10


Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự, tỷ lệ hiện mắc là 98,44/100.000 dân, tỷ
lệ mới mắc là 36/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 27/100.000 dân, tỷ lệ tai biến
mạch máu não của nam / nữ là 1,48/1 [8].
Kể từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 6 năm 2000, tại Khoa Thần kinh Bệnh
viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 1.220 người bệnh tai biến mạch máu não, tuổi
từ 11–89, trong đó tuổi từ 45 – 74 chiếm 67% các trường hợp [17].

Ước tính trong số những người cịn sống sau đột quỵ não chỉ có khoảng 2530% tự phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn cần sự giúp đỡ của người
khác trong sinh hoạt 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn.[6,7]
Tỷ lệ di chứng nhẹ và vừa của tai biến mạch máu não là 68,42%, tỷ lệ di
chứng nặng là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm 92,96% tổng số
người bệnh liệt nửa người. Tỷ lệ người tai biến mạch máu não đang sống tại cộng
đồng có nhu cầu phục hồi chức năng là 94% [4].
2. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não
2.1. Nhận định:
Người bệnh bị đột quỵ não thường diễn biến kéo dài, có thể ngày càng nặng
dần tùy theo từng nguyên nhân và mức độ tổn thương, nhiều biến chứng rất nguy
hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc
tồn diện. Nhất là trong vấn đề chăm sóc, ở giai đoạn sớm việc chăm sóc chiếm vị
trí quan trọng giúp phòng ngừa và làm giảm các biến chứng cho người bệnh trong
cả thời kỳ cấp tính cũng như về lâu dài.
Nhận định người bệnh dựa vào các kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh, khám lâm sàng
(nhìn, sờ, gõ, nghe).
- Các thông tin chung: họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào
viện
- Hỏi bệnh.
- Lý do vào viện.
- Tiền sử bệnh.
- Khai thác tìm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ.
- Khám lâm sàng.
- Toàn trạng:

11


- Tri giác (điểm Glasgow): bình thường 15 điểm (mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm,
vận động 6 điểm)

- Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp) 30 phút/lần, 1h/lần, 3h/lần, 2
lần/ ngày… tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh
- Tình trạng thơng khí
-

Tình trạng liệt

-

Tình trạng lt ép do nằm lâu

-

Các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường có thể
xảy ra

-

Cải thiện tình trạng tưới máu não, đảm bảo tư thế phù hợp cho người bệnh

-

Những người đã từng bị Đột quỵ não lần một thì nguy cơ bị Đột quỵ não lần hai
sẽ tăng lên gấp 2 lần. Cần thực hiện chăm sóc phịng chống tái đột quỵ.

Thực hiện y lệnh:
-

Thuốc: Thuốc tiêm, thuốc uống, thời gian dùng thuốc, đường dùng,…


-

Thực hiện các thủ thuật: Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu,…

-

Các xét nghiệm: sinh hố, huyết học, vi sinh, chọc dị tủy sống, điện tim,
điện não,…

2.2. Chăm sóc về vận động
Vận động phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm ngay khi tình trạng
người bệnh cho phép: ý thức tỉnh, hơ hấp bình thường, huyết áp ổn định. Phục hồi
về vận động trong chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào
mức độ nghiêm trọng của di chứng sau cấp cứu. Trên thực tế, di chứng gặp phải
nhiều nhất sau tai biến mạch máu não là tình trạng yếu liệt nửa người.
Nếu người bệnh bị liệt nửa người
Mỗi ngày nên dành thời gian 30 phút giúp người bệnh vận động để tránh bị
cứng khớp bằng các động tác: thay đổi tư thế nằm (nằm nghiêng sang trái, nghiêng
sang phải, nằm ngửa), gập khớp gối, nâng khớp đùi, gập khuỷu tay, xoay cổ chân,
cổ tay. Các động tác này cần kỹ thuật đúng, trước khi tự thực hiện ở nhà, người nhà
người bệnh nên xem các bác sĩ hay y tá thực hiện trước để chăm sóc người bệnh tai
biến mạch máu não hiệu quả hơn, tránh bị teo cơ, cứng khớp hay nặng hơn là viêm
loét, hoại tử da.

12


Trường hợp người bệnh vẫn có thể di lại được
Nên xem xét để người bệnh tự vận động ở nhà hay đi vật lý trị liệu hồi sức.
Nếu chọn tập ở nhà, mỗi ngày người bệnh cần vận động 30 phút với các bài tập nhẹ

như đi lại trong nhà, có người nhà hỗ trợ đi bên cạnh. Sau khi đi bộ nên thực hiện
xoa bóp tay chân để tránh bị cứng khớp hay chuột rút, giúp máu lưu thông.
2.3. Chăm sóc, đề phịng các biến chứng về hơ hấp
Ở những người bệnh sau tai biến mạch máu não bị liệt thường có những bệnh
lý về đường hơ hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở
do ứ đọng đờm dãi. Nên cho người bệnh ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để
người bệnh dễ khạc được đờm dãi. Ngoài ra vệ sinh đường hô hấp đều đặn và đúng
cách cũng hạn chế các biến chứng về đường hô hấp của người bệnh một cách
hiệu quả.
Trước mỗi lần hút đờm dãi cần thực hiện vỗ rung lồng ngực cho người bệnh.
Thực hiện hút đúng theo kỹ thuật.
Vỗ rung vùng ngực, lưng sẽ giúp người bệnh long đờm, tăng tuần hồn
ngoại biên.
2.4. Chăm sóc về tiết niệu, bài tiết.
Những ngày đầu khi người bệnh có rối loạn cơ trịn đái ỉa khơng tự chủ phải
chú ý chăm sóc phịng ngừa nhiễm trùng tiết niệu. Người bệnh có đặt sonde tiểu
phải đảm bảo nguyên tắc vơ khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu
phải thấp hơn giường nằm của người bệnh. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo
sonde không bị tắc, bị tuột.
Đối với trường hợp lưu sonde, kẹp sonde 4h tháo kẹp 1 lần tránh hội chứng
bàng quang bé, mất phản xạ đi tiểu tiện sau này.
-

Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm
khuẩn ngược dòng

-

Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh)


-

Người bệnh đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần người
bệnh đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày
Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau

tiêu chảy….
Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả
13


báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho người bệnh
Khi tình trạng người bệnh cho phép tạo phản xạ đại tiểu tiện cho người bệnh
bằng cách 3-4 giờ/lần cho người bệnh ngồi bô tiểu tiện. ngày 1 lần ngồi bơ đại tiện
vào giờ cụ thể.
Khuyến khích người bệnh ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng nếu bị
táo bón, uống đủ nước để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang.
Hàng ngày xoa day bụng dọc khung đại tràng cho người bệnh, hướng dẫn
người bệnh luyện tập ngày nhiều lần bài tập co thắt bàng quang và trực tràng nếu
tình trạng người bệnh cho phép.
2.5. Chăm sóc về giao tiếp
Với người bệnh có rối loạn phát âm như thất ngôn hoặc không phát âm được
trước hết cần thay đổi cách thông tin với người bệnh bằng các phương pháp thơng
tin khơng lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu nếu không liệt.
Giai đoạn tiếp theo khi tình trạng người bệnh cho phép hướng dẫn người bệnh
luyện tập thở, lấy hơi, tập nuốt, tập cơ lưỡi, tập bật hơi, tập phát âm.
2.6. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng
-

Mỗi người bệnh cần đảm bảo 2500-3500 kcalo/ngày chia thành 6-8 lần/ngày


-

Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu người bệnh có chướng bụng, liệt ruột

theo y lệnh
-

Đối với người bệnh ăn qua sonde cần ăn nhiều bữa một ngày mỗi lần ăn

không quá 300ml và cách nhau 3- 4h. Bơm từ từ tránh nơn, sặc, thức ăn dễ tiêu hố,
dễ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, trước khi ăn cần hút dịch dạ dày kiểm tra tình
trạng tiêu hóa của người bệnh. Tăng cường thêm các loại vitamin nhóm A,B,C bằng
bơm nước hoa quả
-

Ăn nhạt nếu tăng huyết áp, suy tim, suy thận…

-

Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền) ước tính bằng

số lượng nước tiểu của người bệnh có trong 24h + (300-500ml). Nếu người bệnh có
sốt, ra nhiều mồ hơi, thở máy cần cho thêm 500ml
-

Nếu bệnh nhẹ, không rối loạn chức năng nuốt thì động viên bênh nhân ăn từ

từ, ăn ít một, ăn hết khẩu phần, vừa ăn vừa theo dõi nếu có dấu hiệu sặc báo ngay
bác sỹ.

-

Chế biến thức ăn cho người bệnh ở dạng mềm và đặc (cháo, súp đặc), không
14


cho ăn thức ăn dạng lỏng khi có biểu hiện sặc trừ khi cho ăn qua sonde.
-

Ăn tăng cường các loại rau xanh quả tươi cung cấp nhiều vitamin A,B,C.

Tăng cường bổ xung protein trong chế độ ăn uống (nếu khơng có các bệnh kèm theo
như suy thận, sơ gan mất bù…)
-

Tư thế ăn: Cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giường hoặc ghế có tựa chắc

chắn để tránh ngã, giúp người bệnh dễ nuốt và thức ăn dễ xuống dạ dày.
2.7. Vệ sinh thân thể
- Vệ sing răng miệng, lau người: 2-3 lần/ ngày
- Thay ga, quần áo: ít nhất 1 lần/ngày
- Tắm, gội đầu: 3 ngày 1 lần
- Hướng dẫn sử dụng các chế phẩm vệ sinh an tồn hiệu quả với người bệnh
- BN hơn mê, có sonde tiểu, chọc dị tủy sống: Chăm sóc theo quy trình kĩ thuật
- Người bệnh có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng
nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh.
Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, bị tuột.
- Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày
- Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh)
- Người bệnh đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần

người bệnh đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày
2.8. Chăm sóc, phịng chống lt
-

Giữ ga giường khơ, trở mình cho người bệnh 2h/lần

-

Đảm bảo dinh dưỡng: 1-1,5g protid/kg/ngày
30-50 calo/kg/ngày

Hình 5: Các vị trí thường bị loét do tỳ đè
15


×