Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Rèn kỹ năng thuyết trình qua giờ học ngữ văn IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 35 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không sai khi khẳng định rằng văn học chính là nơi lưu trữ giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc. Bằng những tác phẩm văn học mà lịch sử dân tộc, nét đẹp trong văn
hóa truyền thống được tái hiện qua sự lĩnh hội và truyền đạt theo ý tưởng của từng học
sinh. So với những giờ dạy truyền thống giáo viên ln là người cung cấp kiến thức
thì đến với những giờ học có vận dụng phương pháp mới cho học sinh tự nghiên cứu
kiến thức và tự thuyết trình thì giá trị văn học của đất nước được tiếp thu một cách
tích cực, in sâu vào tiềm thức của học sinh gần như trọn vẹn, khó bị mai một, quên
lãng.
Thực tế, chương trình đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn rất coi trọng dạy học
theo quan điểm tự chủ, tự nghiên cứu, tự làm chủ kiến thức và khẳng định năng lực
bản thân. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các
môn ngôn ngữ ở trường phổ thơng, lấy khả năng học sinh trình bày một vấn đề là một
trong những căn cứ để hình thành và phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết, khả
năng giao tiếp theo năng lực đặc thù môn học.
Là giáo viên phụ trách môn Ngữ văn, tôi nhận thấy mục tiêu dạy học mơn Ngữ
văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng
lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, và đặc biệt là khả năng thích ứng với cuộc
sống năng động trong xã hội hiện nay. Cuộc sống chúng ta sẽ thật đơn điệu, tẻ nhạt
khi khơng có hơi ấm ngọt ngào của vườn hoa văn học. Văn học thể hiện rõ nét ngay
trong cách bạn ứng xử, đối đáp với người khác. Khi có màu sắc của văn học vào sinh
hoạt cách con người ta nói chuyện, giao tiếp với nhau cũng trở nên thật dễ chịu, tình
cảm, thân thiết. Hẳn vậy, văn học làm cho cuộc sống của con người thi vị hơn và càng
thi vị khi giáo dục được học sinh tiếp nhận các tác phẩm văn học bằng nhiều kỹ năng.
1


Để đạt được những mục tiêu trên, người giáo viên cần tổ chức cho học sinh học
tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói đọc, viết. Trong
đó rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn là vơ cùng


cần thiết. Bởi qua hoạt động thuyết trình học sinh sẽ có tinh thần tích cực và tự ý thức
được vai trò giá trị của bản thân, tự tin thoải mái bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình
trước tập thể. Qua đó, giáo viên định hướng cụ thể cho các em thay đổi phương pháp
học tập sáng tạo theo hướng phát triển năng lực tích cực. Xuất phát từ những lý do
trên, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh qua giờ học Ngữ
văn là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn, hình thành
phong cách cho học sinh, giúp các em vượt lên hạn chế của bản thân, trước tập thể,
trưởng thành trong cuộc sống.
Trong quá trình vận dụng giảng dạy học sinh theo phương pháp mới, tơi đã
nhận thấy các giờ dạy có hiệu quả hơn, học sinh năng động hơn, từ đó tơi đã lựa chọn
vấn đề “Rèn kỹ năng thuyết trình trong giờ Ngữ văn cho học sinh lớp 10 THCS và
THPT Mỹ Thuận” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
- Hướng đến biện pháp thay đổi phương pháp học tập cho học sinh trong giờ
học Ngữ văn lớp 10.
- Đề xuất những biện pháp giúp học sinh hứng thú tìm hiểu nghiên cứu kiến
thức Ngữ văn lớp 10, để các giờ học văn trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát việc dạy và học theo phương pháp mới ở học sinh lớp 1 0 giờ Ngữ
văn để góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn.
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp giúp học sinh cảm nhận và khắc sâu
kiến thức văn chương.

2


- Bước đầu đề xuất một số biện pháp đổi mới trong dạy học thơ Ngữ văn ở lớp
10 theo hướng tích cực, sinh động, chú ý đến năng lực học sinh, giúp học sinh ngày
càng tự tin mạnh dạn, rèn được một số kỹ năng cần thiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Rèn kỹ năng thuyết trình trong giờ Ngữ văn cho học sinh lớp 10
trường THCS và THPT Mỹ Thuận.
- Khách thể: Học sinh lớp 10A2.
- Phạm vi: + Đề tài được thử nghiệm ở lớp 10A2.
+ Sách giáo khoa chương trình cơ bản lớp 10, một số tài liệu liên
quan đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hình thành kiến thức.
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu tập huấn Modul 2, Modul 3 dành
cho giáo viên THPT bộ môn Ngữ văn.
- Phương pháp thực nghiệm hoạt động sư phạm, áp dụng ở tiết dạy cụ thể.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp cho học sinh tự nghiên cứu, tự trình bày kiến thức, phát huy
năng lực thuyết trình trước tập thể lớp.
5. Tính mới của đề tài
Trong q trình dạy và học theo phương pháp truyền thống, bàn về hoạt động
thuyết trình phần nhiều là do giáo viên đảm nhiệm. Đối với học sinh các em luôn
trong tâm thế đến lớp nghe giảng và ghi bài, ít khi các em có tinh thần tự học, tự
nghiên cứu, chuẩn bị bài thuyết trình trong từng giờ học. Có chăng thì các em chỉ thực
3


hiện thuyết trình một các máy móc theo phân cơng của giáo viên. Khi làm bài tập
nhóm các em lại rất thụ động, ngại sai, không mạnh dạn phát huy ưu điểm bản thân.
Nói đến kỹ năng thuyết trình của học sinh vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì ít được tổ chức
hoạt động thuyết trình, các em khơng vận dụng nhiều nên khi trình bày khơng linh
hoạt, lúng túng, thiếu tự tin, thiếu tính thuyết phục.
Vì thế, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, chung tay xây dựng xã hội học tập
tích cực, thì địi hỏi ở mỗi giáo viên cần kiên trì vận dụng đa dạng nhiều phương pháp

dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Hạn chế lối dạy truyền
thống gập khuôn, giáo điều. Tránh để học sinh trong trạng thái ru ngủ, có thái độ định
kiến cho giờ học văn. Rèn kỹ năng thuyết trình cho học sinh trong giờ Ngữ văn sẽ
giúp mang lại làn gió mới cho nhận thức của các em. Giờ học Ngữ văn thật sự là
khung giờ sống thật với chính mình, được thấu hiểu, được bày tỏ tâm tư tình cảm,
được thể hiện ước mơ, khát vọng. Từ đó học sinh sẽ trân trọng yêu thích mơn học,
hiểu sâu sắc hơn “Văn học là Nhân học”. Như nhà văn Thạch Lam từng nêu rõ quan
niệm “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố
cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn”
Thơng qua bài thuyết trình các em được tự do thể hiện niềm cảm hứng văn
chương. Ở mỗi học sinh sẽ nâng cao ý thức, các em nhận ra rằng trau dồi việc học là
chưa đủ mà cần phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng. Đặc biệt là kỹ năng thuyết trình,
một dạng kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện. Qua mỗi phần thuyết
trình, bản thân học sinh sẽ không ngừng rèn phát huy khả năng truyền thông trong học
tập, đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với nhiều mối quan hệ xung quanh. Đối với
tác phẩm văn chương có kiến thức sâu rộng, từng vấn đề đặt ra ở tác phẩm sẽ được
các em trao đổi, sẻ chia, tranh luận thoải mái nhằm hướng tới trọng tâm của bài học
4


một cách uyển chuyển và sáng tạo. Có năng lực thuyết trình tốt sẽ giúp học sinh ln
tự tin khi đứng trước các vấn đề trong học tập cũng như thực tiễn.
Từ những thực tế trên, hôm nay tôi xin được trình bày đề tài: Rèn kỹ năng
thuyết trình trong giờ Ngữ văn cho học sinh lớp 10 trường THCS và THPT Mỹ
Thuận. Đề tài được bản thân tích lũy một số biện pháp đổi mới phương pháp giảng
dạy trong q trình phụ trách bộ mơn Ngữ văn tại đơn vị năm học 2020 – 2021
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện ở các cấp học trong cả

nước. Các trường đã và đang chuyển dần từ kiểu dạy học truyền thống sang hình thức
lấy người học làm trung tâm. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013)
đã ghi “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ngoại ngữ tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.......”. Khoản 2, Điều 28 của Luật Giáo dục đã
ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.”
Theo nghiên cứu từ điển thì từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ
hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó
một cái gì đó – nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là
một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác
5


nhau. Thuyết trình cịn được hiểu là q trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các
mục tiêu cụ thể: Hiểu - Tạo dựng quan hệ - Thực hiện. Xây dựng một bài thuyết trình
gồm 3 bước: Phân tích - Cấu trúc - Thực hiện. Trong năng lực đặc thù của môn Ngữ
văn nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì
nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được
rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Mà thuyết trình là dạng nâng cao của năng
lực nói.
Kỹ năng thuyết trình là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật giao tiếp, cách
ứng xử, đối đáp được thực hiện trong học tập hằng ngày giúp mọi học sinh giao tiếp
hiệu quả, thuyết phục hơn khi bày tỏ quan điểm về một chủ đề nào đó trong mơn học.
Có thể nói năng lực thuyết trình được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ
kỹ năng này có nhiều kỹ năng nhỏ khác như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu,

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu, kỹ năng bộc lộ
cảm xúc,…Để rèn được kỹ năng thuyết trình tốt địi hỏi học sinh phải thực hành
thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt năng lực thuyết
trình của mình. Kỹ năng trình bày hay thuyết trình trở nên rất quan trọng đối với học
sinh ngày nay. Có được những bài thuyết trình thành cơng trước lớp hay trước đám
đơng sẽ góp phần giúp học sinh thành cơng trong học tập. Qua đó, học sinh phát triển
các khả năng tìm tịi sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và khả năng tư duy phản biện.
Sau khi tốt nghiệp THPT, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho học sinh tự tin, thành công
hơn trên giảng đường Đại học hay trong cuộc sống và công việc về sau. Ở bộ mơn
Ngữ văn khi phương pháp thuyết trình được đưa vào tiết học đa số học sinh thích thú
và tích cực tham gia nghiên cứu xây dựng bài mới. Vì thế, thuyết trình là phương pháp
hiệu quả trong quá trình dạy học Ngữ văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
học tập. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp người học có một khả năng giao
tiếp tích cực trong cuộc sống xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
6


2.1. Khái quát về trường.
2.1.1. Đối với giáo viên:
Trường THCS và THPT Mỹ Thuận năm học 2021 – 2021 có tổng số 27 lớp,
trong đó có: 4 lớp 10, 3 lớp 11, 3 lớp 12. Đối với giáo viên tại đơn vị giảng dạy kỹ
năng thuyết trình cũng như trình bày một vấn đề là hoạt động vô cùng cần thiết. Mỗi
thầy cô giáo cần trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm khi đứng
lớp. Người giáo viên cần nhất là sự tự tin, lưu loát, nhạy bén và bản lĩnh khi đứng
trước tập thể học sinh, trước các tình huống sư phạm. Phụ trách dạy môn Ngữ văn tại
trường, tôi luôn trăn trở khi phải hàng ngày chứng kiến hình ảnh học sinh rất thụ động,
nhút nhát, e sợ trước tập thể. Trong tất cả các hoạt động học tập khơng có kỹ năng
thuyết trình hay hoạt động trải nghiệm thực tiễn các em ăn nói một cách vụng về,
thiếu khả năng chắc lọc ngơn từ khi sử dụng hoặc không biết làm thế nào để diễn tả

suy nghĩ của bản thân, thiếu kỹ năng giao tiếp. Từ thực tế đó, bản thân tơi nhận thức
được vai trị của việc thuyết trình trong học tập và cần phải tạo điều kiện để từng học
sinh có cơ hội tiếp cận với phương pháp học tập mới, tự phát hiện và nâng cao nâng
lực bản thân. Đó cũng là nền tảng vững chắc cho các em tự tin chinh phục tri thức.
2.1.2. Đối với học sinh:
Đặt vấn đề thuyết trình đối với học sinh THPT, chúng ta cần nhìn nhận thực tế là
đa số học sinh đang xem nhẹ ý thức trình bày quan điểm, thể hiện sự hiểu biết và khả
năng làm chủ kiến thức trước tập thể. Chính điều này đã dẫn đến việc học sinh không
tiến bộ, kém năng động, hạn chế kỹ năng sống, khơng ý thức được năng lực của chính
bản thân, khó thành cơng trong học tập và cuộc sống. Từng tiết học trơi qua khá nặng
nề và nhàm chán vì thiếu sự tương tác và tích cực xây dựng bài của các em. Tất cả cho
thấy các em thiếu kỹ năng thuyết trình khơng đạt được hiểu quả học tập, chậm tiến bộ.
2.2.Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển, xã hội nước ta đang hội nhập
tồn cầu, có một vị thế nhất định. Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu tạo nền tảng
7


vững chắc cho toàn bộ hệ thống. Đất nước ta phát triển chủ yếu bằng kinh tế, giao lưu
hợp tác quốc tế nên khả năng thể hiện năng lực của mỗi người rất được chú trọng và
trong xã hội cũng có nhiều người thành đạt nhờ vào khả năng giỏi thuyết trình, có bản
lĩnh tự tin chiếm lĩnh tri thức.
Xã hội phát triển, mỗi người có nhiều cơng việc, nhiều mối quan hệ góp phần
thúc đẩy nhu cầu thể hiện bản thân. Có khả năng trình bày kiến thức học tập qua từng
hoạt động học tập môn Ngữ văn. Bước đầu học sinh tự tin truyền tải những cảm xúc
văn học đó là một nghệ thuật sống ni dưỡng, liên kết nhiều mối quan hệ tích cực
vươn đến đỉnh cao của sự thành công.
Những năm gần đây được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, các trường học phát
triển theo mơ hình trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng phần nào tạo nên

mối quan hệ gần gũi giữa bạn bè thầy cô, tạo môi trường thuận lợi để học sinh rèn
luyện khả năng giao tiếp, các kỹ năng xã hội. Điều kiện kinh tế gia đình phát triển, xã
hội có nhiều hoạt động khuyến khích việc đọc sách, có nhiều tác phẩm hay, đa dạng
các thể loại nên học sinh đọc sách nhiều hơn, nắm bắt thông tin nhanh hơn, rèn luyện
khả năng diễn đạt tốt hơn.
Giáo viên có ý thức cao trong việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong từng giờ học luôn tạo điều kiện
để học sinh xây dựng bài tôn trọng kết quả đóng góp của học sinh. Điều đó đã tạo cho
học sinh niềm tin, tính năng động tự do phát biểu ý kiến bản thân.
Chương trình Ngữ văn lớp 10 với đơn vị kiến thức phù hợp rất thuận lợi trong
việc vận dụng phương pháp mới, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho từng nội dung có
cả văn bản văn học lẫn phân môn Tiếng Việt hay Làm văn. Thời gian qua cũng được
sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục về việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, đề kiểm tra
thường có những câu hỏi mở, những câu hỏi đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải tự năng
lực làm bài tránh để học sinh thụ động, kém tập trung.
2.2.2 Khó khăn
8


Gần 10 năm phụ trách công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS và
THPT Mỹ Thuận tôi nhận thấy thực trạng các em học sinh lớp 10 hạn chế kỹ năng
thuyết trình là do nhiều ngun nhân có cả chủ quan lẫn khách quan. Và những
nguyên nhân đó cũng chính là khó khăn, vướng mắc thường thấy của giáo viên bộ
môn Ngữ văn trong nhiều năm nay. Giờ học Ngữ văn đơi khi tạo nhiều áp lực “vơ
hình” vì vẫn cịn một bộ phận học sinh do khơng chú trọng giá trị bộ môn nên không
đầu tư thời gian nhiều vào môn học. Đến lớp, các em không soạn bài nên không phát
biểu ý kiến xây dựng, từ đó khó rèn luyện được khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự
thuyết trình. Được phân cơng làm việc nhóm các em lại né tránh trách nhiệm, khơng
tham gia đóng góp ý kiến, lười nhát, khơng tư duy.
Xã hội với nhiều chuyển biến kéo theo nhiều cám dỗ tác động mạnh mẽ vào nếp

nghĩ của học sinh, học sinh càng có tư tưởng sao lãng việc học, tự ti, “co mình” thụ
động nên giáo viên khó áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực sự sáng tạo
của học sinh. Lối học truyền thống ăn sâu trong tiềm thức, học sinh chưa sẵn sàng
thay đổi phương pháp học tập và một tiết học chỉ với 45 phút, việc tổ chức cho học
sinh thuyết trình cũng gặp phải nhiều vấn đề nan giải khó đảm bảo giờ dạy. Cơ hội
thuyết trình khơng đồng đều ở từng đối tượng học sinh. Vì thế đa phần giáo viên phải
sử dụng các phương pháp truyền thống để hồn thành bài giảng.
Trong chương trình học THPT cũng khơng có nhiều tiết rèn luyện kỹ năng cho
học sinh, phần lớn là viết bài nhưng khi viết thì học sinh cũng có thói quen đối phó,
thiếu sáng tạo, khơng làm chủ suy nghĩ của mình nên kỹ năng nói viết đều tỏ ra yếu
kém. Thực tế với điều kiện học tập đã quen nếp học cũ, phần nhiều học sinh do chưa
được trang bị những cách thức thuyết trình mang tư tưởng rụt rè, lo sợ tập thể, không
bao giờ dám nêu quan điểm bản thân. Đặc biệt là khơng tích cực xây dựng bài vì các
em ln trong tâm lý: sợ sai, ngại nói, sợ bị trêu chọc, sợ giọng nói khơng thuyết
phục, khơng lưu lốt, sợ tập thể cứ tập trung ánh nhìn vào mình,…Một thực trạng
9


thường thấy nữa trong các giờ học Ngữ văn là các em không biết diễn đạt, không bày
tỏ cảm xúc. Có rất nhiều học sinh hay chia sẻ với giáo viên là: “Em có ý nhưng em
khơng biết cách diễn đạt”.
Bản thân học sinh vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của môn Ngữ văn, chưa
thấy được xu hướng phát triển của xã hội bằng kinh tế giao tiếp, không chú trọng rèn
luyện kỹ năng giao tiếp trước tập thể. Cuộc sống hiện đại làm những giá trị văn hóa
truyền thống bị mai một. Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh thường quá cưng chiều, ít
tạo điều kiện để các em tự lập, tự chịu trách nhiệm, ít có quyền phát biểu ý kiến. Điều
đó chính là rào cản gây trở ngại cho sự phát triển toàn diện của các em, các em sẽ thu
mình, thiếu tự tin trước mọi người xung quanh. Cứ thế lâu dần học sinh không rèn
luyện được bản lĩnh, sự mạnh dạn và khơng có năng lực thuyết trình trên lớp.
Với những nội dung đã nêu ở trên, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi trong một

giờ giảng vừa phải truyền đạt trọn vẹn kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng thuyết trình
cho học sinh. Từ đó đặt ra vấn đề giáo viên phải tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn,
tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, hình thành
cho học sinh chuẩn mực khi thuyết trình, góp phần nâng cao chất lượng mơn học,
đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Đối với giáo viên
3.1.1 Trang bị kiến thức chuyên môn và xã hội vững vàng
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn
của học sinh, trước hết, mỗi thầy cơ giáo phải là người tìm ra được những biện pháp
tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra điều mình tư duy, cảm thụ trong
những giờ học Ngữ văn.
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng là tập
trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện giáo dục dựa vào hoạt động tích cực, tự
10


nghiên cứu, tính chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên,
nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
Mỗi giáo viên dạy Ngữ văn đều phải hiểu vai trò quan trọng của văn học trong
đời sống con người. Văn học cũng miêu tả các hiện tượng đời sống tự nhiên một cách
chân thực, khách quan và sinh động nhất. Từ đó con người có thể hình dung ra một
thế giới đầy đủ, khách quan và đa chiều. Có thể thấy rằng, văn học có ý nghĩa rất to
lớn trong việc mang đến kiến thức cho con người. Văn học mang đến cảm xúc khác
biệt, khác biệt lớn nhất là khi người tiếp nhận thấu hiểu và thốt lên thành lời thơng qua
các hoạt động diễn thuyết, thuyết trình, ứng dụng vào miêu tả hay tường thuật,… các
vấn đề thực tế.
3.1.2 Tích cực rèn luyện kỹ năng thuyết trình
Với vai trị chủ đạo định hướng khai thác kiến thức, người giáo viên cần thành
thạo kỹ năng thuyết trình khi đứng lớp. Trên bục giảng luôn giữ đúng mực tác phong

sư phạm, giọng điệu nghiêm túc, thái độ tích cực nhã nhặn, phong cách ung dung, tự
tin, thoải mái diễn giảng từng vấn đề thật rõ ràng, trong sáng.
Thuyết trình thực sự là một nhiệm vụ không đơn giản, giáo viên cần tận tâm tổ
chức, chuẩn bị kế hoạch, gợi mở toàn bộ qui trình cho một bài thuyết trình của học
sinh. Để bài thuyết trình có kết quả cao, giáo viên cần xác định mục tiêu của việc
thuyết trình, vấn đề chúng ta muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng
là gì, với ai và cái mình muốn người nghe thực hiện. Cần phân tích người nghe bằng
cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người thuyết trình.
Cụ thể, điều kiện đối với người thuyết trình cần được trang bị những kỹ năng
nhất định mới có thể thực hiện thành cơng. Một bài thuyết trình đạt hiệu quả cao phải
tiến hành các bước: Chọn đề tài, lập đề cương, thu thập tư liệu, biên soạn nội dung,
trình bày đề tài từ chủ đề cho đến kết luận và trả lời các câu hỏi phản biện một cách
thuyết phục. Điều quan trọng là người giáo viên cần hỗ trợ phương pháp giữ tâm lý
bình tĩnh, thuyết trình tốt cần phải vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân khi nói trước đám
11


đơng. Nếu làm tốt các phần trên thì mới mong có được một buổi thuyết trình rõ ràng
và thuyết phục.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh qua các giờ học
Ngữ văn, các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số
tiết, một số giai đoạn. Nó phải có tính hệ thống kết hợp và liên tục. Bởi vậy, cũng
khơng có một mơ hình chính thức cho việc phát triển giáo dục kỹ năng này mà đòi hỏi
người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ dạy.
Có thể nói rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt, giáo viên vừa giúp các em noi
gương thể hiện mình, tự bày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa tạo
cảm hứng giúp các em nâng cao khả năng phân tích, đánh giá một cách tự tin trước
tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phục những hạn chế tự ti, rụt rè của bản
thân. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
3.2. Đối với học sinh:

3.2.1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tìm tịi khám phá tri thức
Kỹ năng tự học là khả năng tư duy độc lập, tích cực để thu thập, chọn lọc, phân
tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Hình thành kỹ năng tự học sẽ giúp
học sinh có phương thức tư duy có ý thức. Đặc biệt, khơng chỉ có khả năng tự giải
quyết vấn đề mà học sinh cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc
phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thơng tin bổ sung. Đối với kỹ năng này nhà
trường và giáo viên phải tạo ra môi trường tự do và trao cho học sinh đủ cơng cụ, kiến
thức, kỹ năng để người học tự tìm tịi và xây dựng kiến thức thơng qua “kinh nghiệm”,
“tư duy”, “trải nghiệm” của chính bản thân.
Học văn khơng phải bằng cách ghi nhớ các luận điểm lý thuyết mà là nhận thức,
hiểu biết, vận dụng và không ngừng sáng tạo. Trước mỗi giờ học, học sinh có quyền
tự nghiên cứu kiến thức mới với hình thức cá nhân hay nhóm học sinh đều được. Các
em soạn ra nội dung trọng tâm theo vốn hiểu biết của mình. Những kiến thức sáng tạo,
phù hợp giáo viên nên trân trọng và lưu thành kiến thức chung cho các em. Vì thế,
12


trong từng giờ học giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh biện, thuyết
trình, tương tác hai chiều giữa: Giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh. Các em sẽ
tự khám phá và hình thành tri thức qua từng tác phẩm văn học, các em sẽ hiểu sâu và
ghi nhớ lâu hơn. Đây được gọi là phương pháp giáo dục thiết thực có thực nghiệm –
học qua thực hành, trưởng thành qua trải nghiệm.
Giáo viên ln định hướng rõ và kiên trì giáo dục kỹ năng tự học tự tìm tịi,
khám phá tri thức cho học sinh trong suốt q trình gắn bó với các em, tự học khơng
giới hạn thời gian hay hồn cảnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của
cơng dân tồn cầu và cơng dân thời đại số. Chính vì những ý nghĩa đó, trong phương
pháp giảng dạy cần chú trọng hơn ý thức độc lập tự chủ của học sinh, không ngừng
đổi mới tư duy sư phạm, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực để giúp
học sinh hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự phát huy hết trí tuệ bản thân.
3.2.2. Tổ chức xây dựng một bài thuyết trình

3.2.2.1. Xác định nội dung và chủ đề thuyết trình
Thuyết trình muốn thành cơng thì người thuyết trình phải xây dựng được cấu
trúc thuyết trình hồn chỉnh. Sau khi được giáo viên phân cơng nhiệm vụ thì học sinh
phải xác định được nội dung và chủ đề cần khai thác.
Kế hoạch thuyết trình được cần tổ chức công khai theo từng bước một cách
logic, thống nhất ở từng thành viên trong nhóm. Mỗi cá nhân đảm bảo tinh thần đoàn
kết hợp tác, thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng thời gian qui định.
Nội dung giữ vững kết cấu xuyên suốt bài trình bày, hạn chế ngắt quãn nội dung
trong các phần, nhất là các slide trình chiếu (Nếu soạn bài powerpont). Người chịu
trách nhiệm trình bày cần có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang thuyết trình tránh
trường hợp chỉ trình chiếu đơn điệu. Từ đó giúp người nghe tiếp thu nội dung một
cách nhất quán và dễ dàng
Tổ chức thảo luận nhóm trước khi thuyết trình cũng là một kế hoạch tự học
sáng tạo trong học sinh hiện nay. Thảo luận nhóm góp phần tạo tâm thế vững vàng
13


cho kỹ năng thuyết trình. Trong quá trình thảo luận các em được tự do trao đổi thơng
tin, đóng góp ý kiến, đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ
sung. Hình thức được vận dụng phổ biến là thiết kế 4 câu hỏi thảo luận nhóm, thời
gian thảo luận tại nhà, học sinh tự lên kế hoạch sắp xếp thời gian học nhóm hồn
thành bài tập. Dạng câu hỏi thường là dạng câu hỏi mở, học sinh tư duy trả lời và dạng
phân tích nội dụng tác phẩm.
Trước hết, cá nhân trình bày quan điểm của mình trước nhóm. Từ các ý kiến,
nhóm trưởng khái qt lại nội dung mà nhóm nhất trí, rồi trình bày ý kiến của nhóm
trước lớp. Sau cùng tơi nhận xét: Nội dung nói đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thảo luận
hay khơng, học sinh khi trình bày có lưu loát mạch lạc, làm nổi rõ vấn đề hay khơng,
giọng nói q nhỏ, cách nói ê a....
Ví dụ: Biện pháp được áp dụng trong tình huống cụ thể ở tiết dạy: Tình cảnh
lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Cơn – Đồn Thị

Điểm).
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị thuyết trình trên lớp về nội dung: Tác giả
Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm, tác phẩm trong Chinh phụ ngâm, đoạn
trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích Chinh phụ ngâm).
Để bài thuyết trình đảm bảo kiến thức, giáo viên cần cho mỗi cá nhân có thời
gian chuẩn bị trước ở nhà để học sinh về nhà chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu, rút ra kiến
thức trọng tâm, soạn nội dung hồn chỉnh trình bày trong giờ học theo sự phân cơng.
Giáo viên có thể giới hạn cho học sinh thời gian chuẩn bị khoảng 3 ngày. Trong giờ
thực hành giáo viên sẽ gọi bất kỳ học sinh nào lên thuyết trình sản phẩm học tập.
Với yêu cầu trên học sinh sẽ tự nghiên cứu xác định chủ đề: Thơ trung đại Việt
Nam. Nội dung trọng tâm nằm ở phần: Tìm hiểu chung trong sách giáo khoa Ngữ
văn lớp 10 tập 2. Đồng thời học sinh sẽ tự tìm tịi, nghiên cứu thêm tài liệu khác về tác
giả Đặng Trần Cơn và dịch giả Đồn Thị Điểm, thời đại ra đời tác phẩm Chinh phụ

14


ngâm để thu thập thêm kiến thức mở rộng, giúp bài thuyết trình sâu sắc hơn. Mỗi học
sinh đều có quyền xung phong thuyết trình nội dung đã xây dựng.

Em Huỳnh Phong Thái và em Lê Thị Thùy Trang thuyết trình về tác giả
Đặng Trần Cơn và dịch giả Đồn Thị Điểm.

15


Em Nguyễn Thị Huyền Trân thuyết trình về tác phẩm Chinh phụ ngâm
Cả hai em trình bày tương đối rõ ràng, triển khai đầy đủ nội dung, bình tĩnh và
lưu lốt, đảm bảo u cầu của bài thuyết trình.
Phương pháp thuyết trình sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nói trước

cơng chúng. Giáo viên sẽ cho điểm đánh giá kỹ năng thuyết trình trước đám đơng sẽ
tạo ra hứng thú cho học sinh hơn.
3.2.2.2. Kỹ thuật soạn và thuyết trình với powerpoint
Thuyết trình có thể soạn bài thao tác truyền thống nhưng giáo viên nên khuyến
khích các em ứng dụng công nghệ thông tin, soạn giảng powerpoint vào bài học sẽ
trực quan và sinh động hơn. Nguyên tắc chung là chú ý sử dụng powerpoint đúng theo
công dụng là cơng cụ trình bày của nó, dùng lệ thuộc và đừng biến nó thành cơng cụ
trang trí cho bài trình bày của mình, mà hãy biến nó thành cơng cụ trình bày ý tưởng.
Đồ họa, bố cục trình bày: Cần có tiêu đề trong slide, mỗi chủ đề nên chỉ trong
1 slide.
- Người thuyết trình cần sử dụng các biểu đồ, các hình ảnh, video,... để mơ tả nội
dung hơn là sử dụng chữ đơn thuần. Sử dụng đồ họa bắt mắt, cố gắn theo một
16


template thống nhất trong suốt bài trình bày cho bố cục, màu chữ, màu link, kích
thước hình ảnh, màu nền, hình ảnh trang trí,... Đồ họa cần tránh làm cho khán giả trở
nên chú ý tập trung vào các hình ảnh trang trí hơn là nội dung bài trình bày
- Ngôn từ nhất quá, màu sắc nhất quán, phong cách nhất q. Dùng gam màu và
hình ảnh thích hợp, template phù hợ. Thiết kế trang chiếu cân đối, phù hợp với các
loại màn hình
Các lỗi cơ học trong thuyết trình: Hạn chế các lỗi chính tả, văn phạm. Hạn
chế các lỗi khi thao tác chuột. Khắc phục các lỗi ngẫu nhiên một cách khéo léo
Định hướng tiếp xúc mắt: Hạn chế nhìn màn hình và đọc lại, nguyên tắc là
những gì có trên slide thì khơng nên đọc lại. Hạn chế nhìn vào sổ ghi chép mà nên
nhìn thẳng vào mọi người.
Ví dụ bài tập nhóm: Trong giờ học đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ tập thể lớp 10A2 theo phần việc giáo viên giao các em đã soạn giảng với
các nội dung tương đối hoàn chỉnh, chuẩn bị cho bài thuyết trình khá hấp dẫn, thú vị.
Qua hoạt động đó thể hiện rõ tinh thần đổi mới phương phát học tập trong học sinh

THPT.
Học sinh nhận nhiệm vụ tự phân công định hướng xây dựng nội dung
thuyết trình: Các nhóm học sinh báo cáo các phần tự nghiên cứu (chuẩn bị trước),
thảo luận, phản biện xây dựng bài học dưới sự giám sát và cố vấn của giáo viên bộ
môn.
- Cụ thể khi dạy văn bản “Chinh phụ ngâm” (Ngữ văn 10, Tập hai) tại lớp
10A2, trường THCS và THPT Mỹ Thuận, tôi đã giao nhiệm vụ học sinh tự nghiên cứu
bài học, soạn bài và thuyết trình trước lớp.

17


Một số sản phẩm bài tập nhóm soạn bằng powerponit
Thơng qua thảo luận nhóm, học sinh hình thành được kỹ năng tự soạn bài bằng
powerponit khá tốt, tùng nội dung thể hiện được khả năng và quan điểm của riêng
mình. Thao tác thuyết trình có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thật sự giúp các em hoàn
thành tốt hơn. Những giờ học tổ chức thảo luận nhóm dù là ở nhà hay tại lớp đều là
những giờ học vô cùng tích cực, sơi nổi, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tư duy
18


học sinh, đồng thời góp phần định hướng rèn luyện cho học sinh những kỹ năng lập
luận, kỹ năng tranh biện, ..... và hơn hết là kỹ năng thuyết trình.
3.3. Tổ chức hoạt động vận dụng phương pháp thuyết trình
3.3.1. Tạo hồn cảnh thuyết trình tích cực trong các giờ học văn.
Thầy cơ là người tạo mơi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả
năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc: Tổ chức hoạt động học và Dạy cách tự học,
tự nghiên cứu là chủ yếu. Để làm được điều đó, giáo viên phải nắm vững quá trình
hình thành nhận thức, thường xuyên cập nhật, thay đổi phương pháp, chọn bài tập ứng
dụng có tính thực tế, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn học sinh.

Nếu trước đây một giờ dạy tốt trong môn Ngữ văn đồng thời là một giờ dạy
hay, học sinh có thể say mê đọc sách, say sưa nghe giáo viên bình văn thì giờ đây,
trong giờ Ngữ văn học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức, trải nghiệm cảm xúc mà
còn được bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân của mình, rèn luyện kỹ năng sống trong đó
có kỹ năng thuyết trình. Khơng khí giờ học hải thân thiện với thái độ cởi mở. Trước
giờ dạy, giáo viên trao đổi bằng lời lẽ thân tình, trao đổi mục tiêu chung mà cơ trị sẽ
thực hiện trong tiết học.
Từ đó, giáo viên tổ chức hoạt động học theo hình thức: Giáo viên giao việc,
người hướng dẫn – Học sinh làm việc, tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Việc học bắt
đầu từ hoạt động tự khám phá của học sinh thông qua giác quan, kinh nghiệm có sẵn,
đến hoạt động tổng hợp, phân tích với mơ hình, hình ảnh và cuối cùng là hoạt động
hình thành kiến thức. Lúc này, học thực sự là công việc tự thân của trò và năng lực tự
học cũng được hình thành một cách tự nhiên. Phương pháp này khơng chỉ rèn luyện
khả năng tư duy độc lập mà còn tạo thói quen chủ động tìm kiếm tri thức từ những trải
nghiệm mới trong cuộc sống. Vì vậy, trong thời gian tại nhà, với kỹ năng tự học, học
sinh không chỉ dừng lại ở tiếp thu kiến thức qua việc hoàn toàn chủ động tiếp cận với
những điều mới, đọc nhiều tài liệu hơn,…Đến trường được trình bày hiểu biết, lập

19


trường quan điểm trước lớp, khẳng định khả năng cảm thụ văn chương một cách thoải
mái.
Ví dụ: Phần khởi động của bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích
Chinh phụ ngân – Đặng Trần Cơn – Đồn Thị Điểm), giáo viên tổ chức cho học sinh
tự tập một bài hát theo đúng chủ đề bài học và hát trước lớp. Em Nguyễn Thị Mỹ
Nhiên lớp 10A2 đã chọn bài hát Xa vắng – Sáng tác Y Vân để hát trong phần khởi
động. Em hát rất tình cảm. Đó là một bài hát trữ tình với giai điệu ngọt ngào, sâu lắng.
Đặc biệt lời bài hát rất phù hợp với nội dung bài học, bài hát nói về tâm trạng nhớ
thương sầu muộn của người phụ nữ có chồng chinh chiến phương xa không hẹn ngày

trở về. Qua bài hát học sinh Nguyễn Thị Mỹ Nhiên đã góp phần mang đến âm điệu
thiết tha, nuôi dưỡng những mạch cảm xúc đầu tiên cho cả lớp tiếp thu bài mới.

Bên cạnh đó, giáo viên nên dành lời động viên khích lệ để các em tự tin, khen
ngợi nhiều hơn để học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài, bằng kiến thức suy nghĩ
và tư duy ngôn ngữ của các em, khơi gợi khơng khí học tập hào hứng sơi nổi, thái độ
sẵn sàng hợp tác của học sinh với giáo viên và ngược lại. Giáo viên lưu ý tránh những
phê bình áp đặt khiến học sinh hụt hẫng, xấu hổ ngại bộc lộ tiếng nói của mình, từ đó
dẫn đến tâm lý e dè, ngại, thậm chí sợ thầy cơ hỏi đến mình .
20


Khi người giáo viên tạo ra một khơng khí học tập thân thiện, nhẹ nhàng, có
hồn cảnh giao tiếp thuận lợi, học sinh dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, kiến thức của các em.
Thơng qua đó, tơi cũng nắm bắt được kỹ năng nói của từng em và kịp thời uốn nắn,
giáo dục. Vấn đề này tương đối khó, phụ thuộc vào nghệ thuật, vào năng lực sư phạm
và sự dẫn dắt trong bài giảng của mỗi giáo viên.
3.3.2. Một số nguyên tắc khi trình bày bài thuyết trình
3.3.2.1. Thực hành thường xuyên
Mở bài thuyết trình ấn tượng. Để cách thuyết trình được sâu sắc thì lời mở đầu
của một bài thuyết trình rất quan trọng bởi nó quyết định rằng những người dưới kia
có tiếp tục nghe bạn nói nữa không. Một mở đầu ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe
gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngồi và cuốn vào bài thuyết trình của mình.
Trình bày khoa học vấn đề thuyết trình. Để một bài thuyết trình thành cơng thì
cách trình bày bài thuyết trình rất quan trọng. Vì vậy cần được chia ra làm các phần
nhỏ như: đặt vấn đề, nội dung chính và cuối cùng là kết luận. Tránh tình trạng đang
nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, khơng tập
trung và gây rối rắm cho người nghe. Một bài thuyết trình phong phú hay nghèo nàn,
thú vị hay nhàm chán, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của phần chuẩn bị của từng
cá nhân.

Sự chuyên cần luôn đem đến kết quả cao hơn mong đợi. Thuyết trình cần luyện
tập nhiều lần cho phần trình bày được trơi trải, thuyết phục. Bản thân mỗi học sinh có
thể tận dụng mọi khơng gian để có thể luyện tập, một trong những cách giúp việc thực
hành của bạn hiệu quả là hãy tự ghi âm những gì mình nói, sau đó bạn nghe lại bạn sẽ
thấy cần điều chỉnh chỗ nào, cần thêm những thông tin gì, những dữ liệu nào bạn có
thể bỏ qua.
21


3.3.2.2. Kỹ thuật mở đầu và kết thúc một bài thuyết trình
Mở đầu hay kết thúc một bài thuyết trình là cả một nghệ thuật với nhiều tiểu tiết
cần trau dồi, gọt giũa. Mở đầu và kết thúc một vấn đề được trình bày phải được chuẩn
bị chỉnh chu, gãy gọn, đảm bảo đúng nội dung và mang tinh thần văn hóa giao tiếp:
- Lời giới thiệu, lời chào, cách dẫn dắt vấn đề.
Ví dụ: Trước khi bắt đầu bài thuyết trình em Huỳnh Phong Thái lớp 10A2 có
lời giới thiệu: “Kính chào q thầy cơ và các bạn! Em tên Huỳnh Phong Thái học
sinh lớp 10A2. Hôm nay em xin đại diện tập thể trình bày đơi nét về tác giả Đặng
Trần Cơn. Xin kính mời q thầy cơ và các bạn theo dõi”.
- Lời kết thúc nghiêm túc, chân thành, có lời cảm ơn tạo tâm thế tơn trọng tập
thể sau buổi thuyết trình.
Ví dụ: Sau khi kết thúc phần thuyết trình về tác phẩm Chinh phụ ngâm em
Nguyễn Thị Huyền Trân rất lễ phép và từ tốn: “Kính thưa q thầy cơ và các bạn
phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Vì lần đầu thực hiện nên sẽ cịn nhiều sai
sót. Kính mong q thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm của em hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!”
Tất cả những điều đó cho thấy ngơn ngữ thuyết trình giữ một vai trị nhất định
trong bài thuyết trình. Người trình bày ln cần cẩn thận lựa chọn từ ngữ trong sáng,
chuẩn mực. Khi phát âm phải đúng chính tả, sử dụng kết hợp tốt yếu tố phi ngơn ngữ.
Học sinh trình bày lưu ý nắm rõ vấn đề, mạch lạc, giàu cảm xức, logic, đảm bảo các
quy tắc hội thoại, chú ý đến người nghe, điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, điệu bộ,

nét mặt, âm lượng, nụ cười, ánh mắt,…
22


3.3.2.3. Kỹ năng đặt câu hỏi tương tác khi thuyết trình
Trong q trình thuyết trình, người giữ vai trị thuyết trình phải ln tập trung,
là người chủ động thu hút và tương tác với người nghe. Đã quen với phương pháp học
tập truyền thống nên phần lớn tâm lý của các em đến một buổi thuyết trình đều sẽ rơi
vào trạng thái thụ động, điều này có thể dẫn tới tình trạng tương tác một chiều và làm
giảm đi hiệu quả trong thông điệp mà học sinh muốn truyền tải. Để khắc phục điều
này, học sinh cần linh hoạt hãy xem xét việc bắt đầu với một cuộc thăm dò hoặc khảo
sát. Hạn chế đưa những câu hỏi bất ngờ, thay vào đó các em có thể khéo léo thu hút
tập thể bằng một lời thăm hỏi hay quan tâm.
Ví dụ: Trong quá trình thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm 4 với nội dung
vấn đề: Phân tích hành động cử chỉ và tậm trạng của người chinh phụ trong 4 câu thơ
đầu ở đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Em Nguyễn Thị Mỹ Nhiên
lớp 10A2, đại diện nhóm đã trình bày rất tốt, đảm bảo tác phong thuyết trình rõ ràng,
lưu lốt, linh hoạt trong mọi tình huống. Em thu hút sự chú ý của các bạn bằng những
câu hỏi tương tác:
Khi vừa nghe mình đọc xong 4 câu thơ trên bạn nào hãy cho mình biết người
chinh phụ đã có những hành động cử chỉ nào? Từ những hành động đó khắc họa lên
tâm trạng gì của chinh phụ?

23


Học sinh Nguyễn Thị Mỹ Nhiên đã lựa chọn câu hỏi đặt vấn đề rất phù hợp,
sát chủ đề cần triển khai, tạo hiệu ứng hợp tác tích cực cho lớp học. Cụ thể, qua câu
hỏi đã tiếp nhận được ý kiến trả lời của bạn Nguyễn Thị Ngọc Bích tương đối chính
xác.

Hay: Trong phần thuyết trình tám câu thơ tiếp theo của đoạn trích em Lê Hứa
Ngọc Dơ - lớp 10A2 đại diện cho nhóm 2 trình bày, lớp học đôi lúc thiếu sự tập trung
em cũng linh hoạt gửi đến các bạn câu hỏi: Bạn nào hãy cho mình biết người chinh
24


phụ đã có những hành động gắng gượng gì? Gắng gượng như thế người chinh phụ có
vơi nỗi cơ đơn khơng? Tìm những nét nghệ thuật trong tám câu thơ trên?

Và bạn Lê Hứa Ngọc Dơ cịn gửi lời chia sẻ: Các bạn nghe mình nói rõ khơng?
Xin cơ và các bạn đóng góp ý kiến để phần làm của nhóm mình hồn chỉnh hơn. Hơm
nay vì mình lên thuyết trình lần đầu nên sẽ cịn rất nhiều thiếu sót, mong cô và các
bạn thông cảm bỏ qua.

25


×