Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Ngôn ngữ phóng sự trên báo hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.06 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ thể hiện có vai trị rất quan trọng trong việc quyết định chất
lượng một tác phẩm báo chí, nhất là với thể loại phóng sự. Bởi, phóng sự là
một thể loại báo chí có nhiều phẩm chất văn học với bút pháp vô cùng linh
hoạt, ngôn ngữ sinh động, giàu sức biểu đạt. Trong phóng sự, cái “tơi” trần
thuật – nhân chứng- khách quan vừa logic, giàu lý lẽ, thậm chí có yếu tố cảm
xúc. Những đặc trưng này đã quy định việc lựa chọn các phương tiện ngôn
ngữ cho tác phẩm phóng sự. Ở thể loại này, dấu ấn ngơn ngữ của cá nhân tác
giả được thể hiện một cách đậm nét nhất.
Ngơn ngữ là chất keo dính, là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ đề
của tác phẩm phóng sự. Vì vậy, để lựa chọn, sử dụng ngơn ngữ cho hay, cho
đúng và trúng trong tác phẩm phóng sự, nhà báo phải hiểu biết sâu sắc tính
chất, quy mơ của đối tượng phản ánh; trình độ và tâm lý, nhu cầu của đối
tượng tiếp nhận thông tin và kênh truyền thơng chuyển tải bài phóng sự đó.
Thế nhưng, trên thực tế, ở một số tờ báo, nhất là báo địa phương hiện nay, thể
loại này vẫn chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng. Ít có phóng sự, có thì
chất lượng chưa cao, nhiều khi tác phẩm được gắn “mác” phóng sự nhưng
thực tế khơng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của thể loại cũng như yêu cầu thực
tiễn. Điều đó cho thấy các cơ quan báo chí, những người làm báo chưa nhận
thức đúng tầm quan trọng và hiệu quả của thể loại phóng sự.
Với báo Hà Nam, cơ quan của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, thời gian qua đã
rất quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phóng sự trên báo. Báo
có một số phóng viên, cộng tác viên có trình độ chun mơn cao. Những tác
giả này đã đem đến cho tờ báo một số phóng sự phản ánh sinh động, tồn diện
mọi mặt đời sống trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có những phóng sự đã tạo ấn
tượng mạnh mẽ với độc giả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng phóng sự
trên báo rất ít. Đa số những phóng sự đó lại thiếu thuyết phục: phóng sự hời
1



hợt trong khai thác, thể hiện, phản ánh bề mặt của sự kiện. Đáng nói nhất là,
văn phong, ngơn ngữ trong tác phẩm phóng sự thiếu tính linh hoạt như yêu
cầu cần có của phóng sự, khiến cho nội dung tác phẩm chưa có “sức nặng”
truyền thơng như năng lực của nó.
Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài tiểu luận “Ngơn ngữ thể loại phóng
sự trên báo Hà Nam (Khảo sát từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2014).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có những nghiên
cứu, phân tích liên quan đến lý luận về vấn đề ngơn ngữ báo chí nói chung,
ngơn ngữ thể loại phóng sự nói riêng. Một số đề tài khoa học, khóa luận, luận
văn, cơng trình nghiên cứu, bài viết, cuốn sách liên quan đến xu hướng phát
triển của báo chí hiện đại, trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng ngơn ngữ
báo chí, ngơn ngữ tác phẩm phóng sự, như: “Ngơn ngữ báo chí” của tác giả
Vũ Quang Hào, Nxb Quốc gia Hà Nội (2001), Luận án tiến sĩ “Ngơn ngữ
bình luận trên báo in hiện nay” của tác giả Huỳnh Thị Chuyên (2014), Luận
văn thạc sỹ “Đặc điểm ngơn ngữ của Báo Hoa học trị” của tác giả Huỳnh
Văn Dũng (2013), Luận văn thạc sỹ “Tình thái ngơn ngữ nhân vật trong các
phóng sự” (Trương Thị Khánh Chi, 2013)…
Với những đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ tác phẩm phóng sự trên
báo chí. Các tác giả đã chỉ ra được thực trạng sử dụng ngôn ngữ trê báo chí
nói chung, trên tác phẩm phóng sự ở Việt Nam nói riêng, đồng thời đưa ra các
mục tiêu, giải pháp, kiến nghị, yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng
ngơ ngữ trong phóng sự, trong tác phẩm báo chí nói chung. Tuy nhiên, nhìn
chung hiện nay nguồn tài liệu về ngơn ngữ phóng sự báo chí vẫn chưa nhiều.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá những mặt được và chưa
được trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm phóng sự trên báo Hà Nam,
2



từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng
thể loại báo chí xung kích này trên báo Hà Nam. Đồng thời, cung cấp thêm dữ
liệu để các tòa soạn báo đảng địa phương cũng như những cơ quan đơn vị
quan tâm có thể tham khảo, bổ sung, đánh giá chính xác thực trạng về thể loại
này trên báo địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả xác định cần tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu những vấn đề lý luận về ngơn ngữ báo chí, đặc điểm của
ngơn ngữ trong tác phẩm phóng sự báo chí
- Làm rõ đặc tính cơ bản của ngơn ngữ phóng sự hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngơn ngữ trong tác phẩm phóng sự trên
báo Hà Nam, xác định nguyên nhân của thành công và hạn chế.
- Tiến hành thống kê, phân tích, đánh giá, rút ra kết luận và đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng ngơn ngữ của thể loại
phóng sự trên tờ báo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Phân tích, tổng hợp, đánh giá đặc điểm ngơn ngữ trong các tác phẩm
phóng sự trên báo Hà Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các bài phóng sự trên Báo Hà Nam, thời gian trong 4 năm, từ tháng
1/2010 đến tháng 1/2014.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao lại đặt vấn đề nghiên cứu về ngơn ngữ phóng sự trên báo Hà
Nam?
- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự của Báo Hà

Nam như thế nào?
3


- Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng ngơn ngữ
trong tác phẩm phóng sự?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Ngơn ngữ có vị trí, vai trị quan trọng làm nên thành cơng một tác
phẩm báo chí. Mỗi thể loại báo chí khác nhau, ngon ngữ sử dụng có những
đặc đính, đặc trưng riêng, nhất là thể loại phóng sự. Đối với báo Hà Nam, số
bài phóng sự trên mặt báo khơng nhiều và cũng chưa đạt chuẩn về chất lượng
cũng như phong cách ngôn ngữ riêng của thể loại.
- Chất lượng tác phẩm phóng sự trên báo Hà Nam chưa đồng đều.
Nhiều tác phẩm được gọi là phóng sự nhưng soi chiếu với những tiêu chí của
thể loại lại khơng hề đáp ứng được, nhất là về mặt ngôn từ, văn phong và cách
thể hiện cái “tơi” cá nhân người viết. Vì vậy, tác dụng, hiệu quả của bài
phóng sự nói riêng, của tờ báo nói chung bị ảnh hưởng, vai trị của phóng sự
trên tờ báo còn rất mờ nhạt.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ trong tác
phẩm phóng sự Báo Hà Nam nói riêng và ở các cơ quan báo đảng nói chung
cần có nhiều biện pháp:
Quan trọng nhất là lãnh đạo các cơ quan báo chí phải nhận thức được
vai trò của thể loại quan trọng này, từ đó có những biện pháp thay đổi, đào tạo
đội ngũ phóng viên viết phóng sự. Xây dựng và bố trí nhiều hơn những
chuyên trang dành cho thể loại này. Bản thân các nhà báo cũng cần học tập,
nghiên cứu để nhận thức đầy đủ hơn về vị trí vai trò, cũng như yêu cầu đòi
hỏi của thể loại phóng sự, đặc điểm ngơn ngữ trong thể loại phóng sự… để có
cơ sở áp dụng vào thực tiễn.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận báo chí Mác-xít, lý luận về ngơn ngữ
báo chí hiện đại, cùng các cơng trình nghiên cứu, cơ sở lý luận về đặc điểm
4


ngơn ngữ các thể loại báo chí, phóng sự báo chí, các tài liệu tham khảo về thể
loại này, quan điểm của các cơ quan báo chí cũng như hệ thống lí luận hiện
nay về việc sử dụng ngơn ngữ trong thể loại phóng sự.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp.
6.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu
- Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét ưu điểm và nhược
điểm trong sử dụng ngơn ngữ của thể loại phóng sự trên báo.
Từ việc phân tích, tổng hợp cách sử dụng ngơn ngữ trong tác phẩm
phóng sự và thực trạng hiện nay ở báo Hà Nam, tác giả mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp, kiến nghị, đề xuất để báo Hà Nam nói riêng, các cơ quan báo
đảng nói chung có thể tham khảo nhằm điều chỉnh, bổ sung các giải pháp
nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ cho thể loại này.
8. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
đề tài gồm 3 chương:

5


Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ngơn ngữ báo chí
Ngơn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Ngơn ngữ báo chí tồn tại ở 2 dạng chính: dạng viết và dạng nói. Ngồi
ra, cịn có báo hình và báo mạng điện tử.
1.1.2. Phóng sự
Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại
phóng sự. Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiếnkhác nhau về
phóng sự. Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời
sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong q trình diễn biến. Phóng
sự vừa thơng tin sự kiện lại vừa có khả năng thơng tin lí lẽ, thơng tin thẩm
mỹ. Phóng sự được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại.
Quan niệm phóng sự của Vũ Trọng Phụng: “Phóng sự là một thiên
truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên
“phóng sự trong buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết
bằng tai, bằng mắt”.
Phóng sự là một thể loại báo chí giàu chất văn học. Phóng sự có nhiệm
vụ thơng tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh, phát
triển… Phóng sự là một trong những thể loại báo chí có khả năng phản ánh
những mâu thuẫn, hiện trạng, quang cảnh… một cách năng động, phóng sự có
thể vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời cịn có khả năng tác
động vào nỗi xúc cảm của cơng chúng. Phóng sự là bức tranh sống động về sự
việc có chứa đựng mâu thuẫn.

6



Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính của một thiên kí sự: chú trọng sự
kiện khách quan, tơn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Nhưng phóng
sự lại địi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp
những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm. Người viết trình bày một cách
khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng
minh cho một kết luận của mình, hoặc từ đó đề xuất ra những vấn đề xã hội
nhất định.
Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình
bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá
trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thơng qua cái
tơi trần thuật vừa tỉnh táo, lý trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất
văn học.
Các tác giả của cuốn “Tác phẩm báo chí tập 2” đã đưa ra một khái
niệm về phóng sự như sau:
“Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thơng tin cụ thể và sinh
động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một q trình phát
sinh, phát triển, thơng qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt: miêu tả,
tường thuật kết hợp với nghị luận”
1.2. Các đặc tính cơ bản của ngơn ngữ phóng sự
1.2.1. Tính chính xác và hàm súc
Báo chí nói chung, phóng sự nói riêng phản ánh hiện thực một cách
chân thật, khách quan cho nên các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong
phóng sự phải chính xác và khách quan.
Tính chính xác thể hiện ở chỗ, ngơn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng
bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, từng bối cảnh cụ
thể nhằm tạo ra một văn bản sinh động, dễ hiểu. Mặt khác, phong sự phải
miêu tả, kể lại câu chuyện một cách cô đọng, logic và hàm súc. Cung cấp
thông tin một cách chính xác và hàm súc có nghĩa là ngơn ngữ đã thực hiện
được chức năng giao tiếp có hiệu quả nhất.
7



1.2.2. Tính biểu cảm
Trong phóng sự, ngơn ngữ cịn có thể biểu đạt chân thực những trạng
thái tình cảm (cảm xúc, thái độ, chính kiến) của đối tượng được miêu tả và
của chính tác giả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp
nhận thơng tin, khiến cho đối tượng tiếp nhận có thể đồng cảm và sẻ chia.
Như vậy, ngôn ngữ đã thực hiện tốt chức năng tác động vào nhận thức, tâm lý
người đọc. Thơng qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức, thơi thúc hành động
của con người.
1.3. Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự
1.3.1. Ngơn ngữ sự kiện
Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống là khách quan. Sự kiện
ấy được nhà báo nhận thức, tái tạo lại thông qua tác phẩm và tính khách quan
có thể bị ảnh hưởng. Nhưng nhiệm vụ của nhà báo là cần phải khách quan hóa
sự kiện, bằng cách để cho sự kiện tự nói lên ý đồ thơng tin của mình. Do vậy,
ngơn ngữ sự kiện chính là phát ngơn vơ chủ thể, tức là tồn bộ thơng tin sự
kiện được vỏ ngôn ngữ chuyển tải nguyên dạng (con số, bảng biểu, hồ sơ, thư
tịch, văn kiện, quyết định, tên đất, thời gian, khơng gian…). Ngơn ngữ sự kiện
thường trung tính về sắc thái biểu cảm, mang tính thơng tin là chủ yếu, vừa
chính xác, vừa khách quan.
1.3.2. Ngơn ngữ tác giả
Trong bài phóng sự, ngơn ngữ của tác giả có thể hiểu là ngơn ngữ
người kể chuyện, đóng một vai trị rất quan trọng – vai trò liên kết, tổ chức và
dẫn truyện.
Ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm được sử dụng dưới 2 dạng: trực tiếp
(với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”) và gián tiếp (tác giả ẩn đi để dẫn
dắt câu chuyện theo mục đích của mình).
1.3.3. Ngơn ngữ nhân vật
Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng, con người, tập

thể người tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa xã hội nhất định. Cho nên, ngôn ngữ
8


nhân vật được sử dụng trong bài phóng sự hết sức cần thiết, được coi như
những bằng chứng xác thực, cụ thể, có thể thay lời tác giả khi tác giả ẩn sau
sự kiện.
Các thành phần ngôn ngữ được sử dụng đan xen trong bài phóng sự,
dung lượng các thành phần được sử dụng tùy thuộc theo ý tưởng tác giả bài
báo và tính chất của đối tượng phản ánh.
1.4. Bút pháp
- Phóng sự có 3 loại bút pháp cơ bản là: Bút pháp miêu tả, bút pháp
thuật (kể) và bút pháp nghị luận.
- Về các biện pháp tu từ: Phóng sự có thể sử dụng triệt để các biện pháp
tu từ như so sánh, tương phản, ẩn dụ, liên tưởng, châm biếm, hài hước mà các
thể loại báo chí khác rất hạn chế hoặc không được phép sử dụng.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGƠN NGỮ TRONG
TÁC PHẨM PHĨNG SỰ TRÊN BÁO HÀ NAM
2.1. Đặc điểm, tình hình phóng sự, ngơn ngữ trong tác phẩm phóng
sự trên Báo Hà Nam
2.1.1. Vài về tình hình, đặc điểm tác phẩm phóng sự trên Báo Hà Nam
- Số lượng bài phóng sự trên Báo Hà Nam cịn hạn chế. Bình qn mỗi
năm, Báo Hà Nam đăng 10-15 bài phóng sự. Nội dung, đề tài phóng sự là
những vấn đề “nóng”, đang được dư luận quan tâm, liên quan trực tiếp đến lợi
ích, đời sống của người dân địa phương. Ví dụ như: góc phố, làng quê, những

số phận con người đặc biệt… theo quá trình phát sinh, phát triển, nguyên
nhân, kết quả.
- Lĩnh vực được phản ánh trong bài viết có sự cân đối giữ lĩnh vực kinh
tế và xã hội.
- Hầu như các bài viết đều có sử dụng tit phụ, tạo sự rõ ràng, dễ theo
dõi, tiếp cận, hầu như khơng có những bài phóng sự dài kỳ.
- Cách đặt tít chung chung, chưa gợi hình, gợi ảnh, tốt lên được ý
tưởng tác giả
- Cụ thể, trong thời gian 4 năm, từ tháng 1/2011 đến hết tháng 10/2014,
Báo Hà Nam đã đăng 52 bài phóng sự. Trong đó có những phóng sự tiêu biểu
sau: Thiếu sân chơi cho trẻ (8/7/2011);

Người nặng lòng với trống

(15/7/2011); Gốm Quyết Thành: Đi qua thời vàng son (16/9/2014); Khổ vì
sanh cảnh (17/10/2011); Nghề nặn tị he Đồng Vinh: Chỉ còn trong nỗi nhớ
(21/10/2011); Những người “bắt bệnh trời” (28/10/2011); Đâu rồi quýt
hương Văn Lý (9/12/2011); Lặng thầm nghề tuần đường (16/3/2012); Một
thoáng Ba Hang (13/6/2012); Biệt thự kiểu Pháp ở Nha Xá: Những nỗi lo
còn mất (7/9/2012); Những chuyện buồn mùa cưới (5/10/2012); 10 bông hoa

10


bất tử (24/7/2013); Những người làm nghề cứu người nơi Dốc Bói
(14/9/2013)…
+ Phân loại:
*52/52 bài đều do phóng viên của tòa soạn Báo Hà Nam thực hiện
*20/52 bài phản biện về lĩnh vực kinh tế
*32/52 bài phản biện về lĩnh vực xã hội

2.1.2. Đặc điểm chung về ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm phóng sự
- Những bài phóng sự được đăng tải trên Báo Hà Nam hầu hết đã sử
dụng ngôn ngữ, bút pháp khá linh hoạt, uyển chuyển chứ không khuôn mẫu
như tin, bài tường thuật… thông qua việc miêu tả, tường thuật kết hợp với
nghị luận. Ngôn ngữ bài phóng sự giàu tính hàm súc dưới dạng ngôn ngữ trực
tiếp hoặc gián tiếp.
- Cái “tôi” tác giả xuất hiện trong phóng sự với 3 tư cách là: Nhân
chứng khách quan, thẩm định khách quan, khâu kết nối dữ liệu, tình tiết và sử
dụng ngơn ngữ phù hợp, với 2 vai trò là người dẫn truyện và chủ thể truyền
thơng.
- Tuy nhiên các bài phóng sự cịn thiếu tính biểu cảm, cịn rất hạn chế
trong việc dùng các biện pháp tu từ, đặc tả… nhất là biện pháp so sánh. Đặc
biệt, chưa có sự “phá cách”, chưa có những bài thực sự ấn tượng trong cách
thể hiện ngôn từ, tạo được dấu ấn đậm nét trong lịng cơng chúng về thể loại
báo chí này.
2.2. Phân tích ngơn ngữ một số tác phẩm phóng sự cụ thể trên Báo
Hà Nam
2.2.1. Bài “Khổ vì sanh cảnh” (17/10/2011)
Đối tượng phản ánh trong tác phẩm là nỗi khổ, sự khốn đốn, dở khóc,
dở cười của những người bn sanh cảnh – một hiện tượng có thật, thực trạng
diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời điểm bài báo đăng. Với việc sử dụng
ngơn ngữ chính xác và biểu cảm, ngay từ đoạn mở đầu, bài viết đã cung cấp
lượng thông tin cao, khá đầy đủ về nội dung được đề cập: “Chỉ mấy tháng
11


trước đây, một cây sanh loại vừa cũng có giá vài ba chục triệu đồng. Sanh
bỗng trở thánh thứ “hái” ra tiền của rất nhiều người, nhất là những người
buôn sanh bán sang Trung Quốc. Vì thế, nhiều người lao đầu vào đầu tư kiếm
lời… và rồi bỗng chốc lâm vào cảnh khốn đốn…”

Bài viết không chỉ dừng lại ở việc phản ánh đơn thuần mà thông qua
một loạt nhân chứng (con người cụ thể) để làm sáng tỏ sự việc. Từ đó, đưa ra
nhận định, đánh giá và khuyến cáo đối với người dân: “Cơn “sốt” sanh lan tận
đến những ngõ hẻm ở các làng quê… Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng nông
sản của nước ta xuất sang Trung Quốc cũng lâm vào tình trạng tương tự như:
vải, nhãn, dưa hấu, hạt sen…và giờ là sanh cảnh… Đây cũng là bài học cho
những người muốn làm ăn theo kiểu “ăn sổi ở thì…”
Bài viết sử dụng ngơn ngữ chính xác, khách quan, miêu tả, kể lại câu
chuyện khá cô đọng, hàm xúc, giàu giá trị biểu cảm, như: “…người chuyên đi
“làm dáng”, cắt tỉa cây cảnh”; “Cây mọc tự nhiên qua bàn tay anh đã có
dáng dấp, đẹp hơn trước rất nhiều và cịn có thêm “tên” mới rất hấp dẫn nào
là dáng “mẫu tử tương thân”, “phụ tử tương tùy”, nếu chuộng sự thanh cao
thì tạo dáng “hạc lập”...
Bài phóng sự này sử dụng đủ 3 thành phần ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả
(cụ thể là ngôn ngữ trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”) để dẫn dắt câu
chuyện; ngôn ngữ sự kiện để cung cấp thơng tin khách quan, chính xác. Đồng
thời, cịn sử dụng ngôn ngữ nhân vật (lời kể, tả của các nhân vật trong tác
phẩm) - thành phần ngôn ngữ không thể thiếu trong tác phẩm phóng sự, như
một bằng chứng xác thực, thay cho lời tác giả để thể hiện thông điệp bài viết,
như: “Dạo ấy, ngày nào cũng có người đến hỏi mua sanh cảnh, họ trả cả
chục triệu đồng một cây. Tôi thấy sanh lên giá quá liền mua thêm mấy cây về
để lên chậu, cũng là muốn để thư thư chờ giá lên cao hơn rồi bán. Nào ngờ
bây giờ chẳng ai đến hỏi nữa!”, Chị Hương thở dài, tiếc vì khơng bán ngay
lúc đó

12


Về bút pháp: Bài viết sử dụng bút pháp kể (thuật) và tả là chính, Ngồi
ra, cịn dùng bút pháp miêu tả, chấm phá cảnh: “Cây mọc tự nhiên qua bàn

tay anh đã có dánh dấp, đẹp hơn trước rất nhiều và cịn có thêm “tên” mới
rất hấp dẫn, nào là “mẫu tử tương thân” hay “phụ tử tương tùy”, nếu chọn
loại thanh tao thì tạo dáng “hạc lập”… Bút pháp nghị luận (bình luận, đánh
giá) – loại bút pháp được sử dụng hạn chế và khắt khe trong thể loại phóng sự
cũng được tác giả bài viết sử dụng hợp lý trong đoạn cuối của bài, như một sự
nhìn nhận, mang ý nghĩa cảnh báo: “Cơ sốt sanh cảnh đã lan đến tận những
ngõ hẻm ở các làng quê. Với những người nơng dân, một cây sanh có giá vài
chục triệu đồng là cả một gia tài lớn mà nhiều người làm cả đời cũng không
chắt chiu được… Đây đúng là bài học cho những người muốn làm ăn theo
kiểu “ăn sổi ở thì”…
Về cái “tơi” - tác giả xuất hiện trong bài viết: Trong bài viết, tác giả
xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tơi” và dẫn dắt câu
chuyện mà chính bản thân đã mắt thấy, tai nghe.
*Đánh giá:
- Đây là bài phóng sự với ngơn ngữ được sử dụng khá điển hình cho thể
loại, thể hiện được tính chính xác, khách quan, sinh động và cái “tôi” người
dẫn dắt câu chuyện.
- Bài viết đã thông tin cụ thể, khá sinh động về sự việc có thật thơng
qua cái “tơi” của tác giả với ngôn ngữ, bút pháp linh hoạt. Giọng văn nhẹ
nhàng, giàu tính biểu cảm.
- Phần kết thúc tác phẩm khá hay, làm nổi bật được tư tưởng của bài
viết.
Tuy nhiên, bài viết nói về sự thất bại, nỗi buồn, lo của những người
thua lỗ trong buôn bán sanh cảnh, nhưng trong bài chưa có những ngơn ngữ
nhằm chấm phá về gương mặt, tâm trạng, chấm phá hình dáng, nội tâm nhân
nên chưa thật sự làm nổi bật được nội dung chính của bài viết.

13



1.1.3.2. Bài “Giữ nét đẹp đi lễ đầu năm” (ngày 8/2/2014)
Phóng sự gồm 1 kỳ với nội dung nói về nét đẹp đi lễ chùa những ngày
đầu năm mới – một nét văn hóa, như cầu chính đáng của con người trong đời
sống tâm linh, đạm đà bản sắc quê hương, dân tộc. Bài viết phản ánh hiện
thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng: Phát sinh – phát triển
với việc sử dụng 4 tít phụ, trình bày sự việc có đầu, có đi. Cụ thể trong bài
viết này là: từ việc lựa chọn địa điểm đi lễ chùa đầu năm “đi lễ ở đâu” “cầu
mong những gì” “lễ vật ra sao?” “giữ nét đẹp nới tôn nghiêm”.
Ngôn ngữ bài viết này mang tính hàm xúc, cơ đọng và rất giàu tính
nghị luận (đánh giá). Như: “Đây cũng là một việc nên làm để tìm lại, tơn vinh
và lưu truyền những giá trị cốt lõi, cao đẹp của tổ tiên, ông bà và những thế
hệ tiền nhân đi trước”, “Việc ngày càng có đơng phật tử, người dân kính
phật, trọng sư, tìm đến cửa thiền thành tâm cơng đức là điều rất đáng
mừng…”, “Việc ăn uống xô bồ, vứt rắc bừa bãi, đặc biệt là việc xin lộc đầu
năm, ngắt hoa, bẻ cành … cũng là những cảnh tượng đáng buồn…”.
Bài phóng sự này chủ yếu là bút pháp kể, tường thuật, chấm phá tả
cảnh, hoàn cảnh như: “khói hương mù mịt, làm khơng khí nơi đình,c hùa,
đền , miếu trở nên ngột ngạt, đồ thời ố sạm và nhất là dễ xảy ra hỏa hoạn, tai
hại khôn lường…”, “tiếng khấn bái quá to, quá dài, lại chỉ rặt “cầu thăng
quan tiến chức”, cầu buôn một lãi mười” của ai đó cũng khiến khơng ít
người xung quanh cảm thấy chương tai, phiền lòng…” .
Tác phẩm sử dụng thành phần ngôn ngữ là ngôn ngữ sự kiện và ngôn
ngữ nhân vật (không sử dụng ngôn ngữ nhân xưng “tôi” để dẫn dắt truyện).
Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng với tỷ lệ khá lớn so với thành phần ngôn
ngữ khác – đây là đặc điểm nổi bật của thể loại phóng sự nhằm thơng tin tới
độc giả một cách chân thực, sinh động và khách quan nhất.
Đặc biệt, bài phóng sự đã sử dụng khá nhiều cụm từ, thành ngữ, từ ngữ
giàu tính biểu cảm, như: “Sáng tâm chứng chiếu”, “thấu chín tầng trời
xanh”, “trần sao âm vậy”, “bn một lãi mười”…
14



*Đánh giá
+Bài viết đã đưa ra những đánh giá, nhìn nhận cụ thể, có nhiều chi tiết
đắt, như “qua đêm giao thừa ngày ba mươi, sáng ra mùng một Tết… cảnh
tượng thật hãi hùng, cây cối xác xơ, rác vương khắp chốn…”.
+Bài viết mang đạm dấu ấn cá nhân, thể hiện được phong cánh, giọng
văn riêng của người viết.
+Với việc sử dụng ngơn ngữ linh hoạt, phóng sự có phần kết thâu tóm
được nội dung của tồn bộ phóng sự, thể hiện quan điểm, cách nhìn hay nêu
lên hướng phát triển, biện pháp giải quyết vấn đề.
+Sử dụng nhiều tít phụ, kết cấu rõ ràng, mạch lạc, người đọc dễ dàng
theo dõi.
Tuy nhiên, bài viết này cũng chưa thật sự linh hoạt trong việc sử dụng
các biện pháp tu từ. Lời nói của nhân vật nhiều khi chưa có sức thuyết phục
cao, chưa đựng nhiều thông tin để chứng minh cho vấn đề mà lặp lại nọi dung
lời dẫn truyện của tác giả.
1.1.3.3. Bài “Những người “bắt bệnh trời”” (ngày 28/10/2011)
Đây là dạng bài phóng sự chân dung, viết về những người làm cơng tác
khí tượng, thủy văn.
Con người là đối tượng phản ánh chính - những người làm cơng tác khí
tượng, thủy văn với những nỗi vất vả, nhọc nhằn riêng của nghề nghiệp.
Những “việc” trong bài là bằng chứng làm rõ những khó khăn, vất vả, áp lực
của người trong nghề. Bài viết này sử dụng kết cấu theo phương pháp tư duy,
cụ thể là kết cấu diễn dịch: Đi từ những khó khăn cho đến những yêu cầu đối
với người làm nghề, khẳng định lòng yêu nghề của người làm cơng tác khí
tượng. Điều này được làm rõ với 2 tít phụ.
Về ngơn ngữ: Bài viết đã biểu đạt rất chân thực trạng thái tình cảm,
biểu đạt thái độ, cảm xúc, chính kiến của tác giả và đối tượng được miêu tả
trong bài viết (người làm công tác khí tượng, thủy văn). Từ đó, cung cấp cho


15


bạn đọc thơng tin chính xác, hàm súc, như đoạn: “càng mưa to, bão lớn họ
càng phải làm việc với tần suất cao hơn”…
Bài phóng sự này sử dụng ngơn ngữ của tác giả và ngôn ngữ nhân vật
là chủ yếu (ít sử dụng ngơn ngữ sự kiện). Ngơn ngữ của tác giả được sử dụng
dưới dạng trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” vừa mang tính
chủ quan, vừa mang tính khách quan, tạo sự tin cậy về độ chính xác, khách
quan của thơng tin. Như: “Tôi biết rằng, niềm vui của họ mỗi ngày vẫn được
nhân lên khi các thông số về thời tiết được dự báo chính xác…”
Về ngơn ngữ của nhân vật trong bài viết, được sử dụng nhiều nhất, cụ
thể là của người làm nghề dự báo thời tiết, được sử dụng như là những bằng
chứng xác thực, cụ thể, đôi khi là thay lời tác giả để làm rõ hơn nỗi vất vả của
người trong nghề. Như: “Thời tiết thì theo mùa nhưng công việc của chúng
tôi ngày nào cũng thế. Nó đã ăn sâu vào máu thật rồi và trở thành phản xạ tự
nhiên. Cứ mỗi sáng thức dậy hoặc hễ đi ra đường, dù mưa hay nắng, gió to
hay bão lớn, tơi cũng phải ngửa mặt lên nhìn để xem hơm nay gió thổi hướng
nào, tốc độ di chuyển là bao nhiêu, nhiều mây hay ít mây…”,
Ngồi ra, cịn sử dụng ngơn ngữ sự kiện để nói lên khó khăn của
những người “bắt bệnh” trời một cách khách quan: “Người làm cơng tác điều
tra cơ bản phải có mặt taaij trạm trước 15 phút vào đúng các giờ trong ngày
là :1, 7, 13 và 19 để lần lượt đo các yếu tố” khơng khí, gió, đánh mốc giản
đồ, lượng mưa, trạng thái bầu trời…”
Về bút pháp: Bài phóng sự này thể hiện rõ nét các bút pháp: Miêu tả, và
nghị luận (đánh giá).
Về biện pháp tu từ: Trong bài phóng sự này, tác giả đã sử dụng biện
pháp ẩn dụ “bác sỹ” (người làm cơng tác khí tượng, thủy văn), “bệnh trời”
(thời tiết).

Về cái “tôi”-tác giả trong bài viết: Trong tác phẩm, tác giả xuất hiện
trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” và dẫn dắt câu chuyện mà
chính bản thân tác giả đã tận mắt chứng kiến, trò chuyện cùng nhân vật.
16


Ngồi ra, tác giả cịn dùng cách kể đối thoại với nhân vật trung tâm trong
đoạn cuối tác phẩm.
*Đánh giá:
Bài viết trình bày có tư duy khoa học, có sức thuyết phục trực tiếp
người đọc bằng những số liệu, thông tin người thật, việc thật, có thể kiểm tra
thấy được. Bài viết sử dụng hiệu quả bút pháp miêu tả, kết hợp kể (thuật) và
trình bày cảm xúc cùng với những nhận xét, đánh giá.
Tuy nhiên, đây là phóng sự chân dung nhưng nét chấm phá về hình
dáng, tính cách… nhân vật còn hạn chế
1.1.3.4. Bài “Nghề nặn tò he Đồng Vinh: Chỉ còn trong nỗi nhớ” (ngày
21/10/2011)
Đối tượng phản ánh trong tác phẩm là việc thật: Nghề nặn tò he ở thơn
Đồng Vinh, xã La Sơn, Bình Lục, Hà Nam. Từ đó, đi sâu phản ánh thực trạng
làm nghề (chỉ còn trong nỗi nhớ).
Bài viết phản ánh sự việc khách quan, có thật theo q trình phát sinh –
phát triển, nguyên nhân-kết quả của sự việc: Đi từ nguyên nhân hình thành
nghề tị he truyền thống đến sự phát triển hưng thịnh của nghề với những
điểm độc đáo, khác biệt của nghề so với những địa phương khác, cho đến sự
mai một làng nghề.
Về ngôn ngữ: Bài viết đã có sự đan xen, hịa quyện chặt chẽ giữa ngơn
ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ sự kiện. ->phản ánh sự việc sinh
động, hấp dẫn. Trong đó, ngôn ngữ tác giả được sử dụng trong tác phẩm là
trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”. Ngôn ngữ nhân vật (ông
Trần Văn Thẫn) được sử dụng với tỷ lệ lớn để nói lên sự phát triển rồi mai

một dần của làng nghề Bài viết đã chọn lời nói nhân vật có sức thuyết phục
cao, chứa đựng nhiều thông tin để chứng minh cho sự thật. Hai thành phần
ngôn ngữ này kết hợp đan xen với ngôn ngữ sự kiện.
Về bút pháp: Bài viết sử dụng các bút pháp: Miêu tả, kể (thuật) và nghị
luận (đánh giá).
17


Bút pháp miêu tả: được dùng vừa phải, mang tính chấm phá, chứ khơng
đi sâu mơ tả các tình tiết nhỏ, như chấm phá về tả cảnh: “…đường vào làng
Đồng Vinh chạy giữa cánh đồng”, “những con tò he màu sắc sặc sỡ,
đượcnặn đặc, dính vào những que tre…”.
Bút pháp kể: Cách kể có đan xen trước – sau, sau – trước; hiện tại – quá
khứ.
Bút pháp nghị luận: Bài phóng sự này đã thể hiện rất rõ sự nhìn nhận,
đánh giá của tác giả, mang đậm phong cách cá nhân, như: “Những ngôi biệt
thự kiểu Pháp xưa nay đã góp phần tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho làng
lụa Nha Xá”…
Về cái “tôi” – tác giả xuất hiện trong tác phẩm: Tác giả bài viết xuất
hiện với tư cách là người khám phá sự kiện, theo dõi, hỏi han các nhân chứng
trong sự kiện. Là người dẫn truyện, xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất “tôi” .
*Đánh giá:
Phạm vi sự việc, địa điểm được quy định chặt chẽ; giàu yếu tố thông
tin. Bài viết mơ tả người thật, việc thật có tính chất điển hình. Ngơn ngữ, bút
pháp linh hoạt, đa dạng.
Tuy nhiên, trong cả bài viết, chủ yếu đi sâu nói về sự phát triển của
nghề, quy trình, cơng đoạn làm nghề… chứ chưa đi vào phân tích diễn biến
tâm lý của người dân trong làng khi nghề truyền thống bị mai một. Bài viết
nên đặt 2 tít phụ để tít phụ 2 thể hiện được cảm xúc đó.

1.1.3.5. Bài “Biệt thự kiểu Pháp ở Nha Xá: Những nỗi lo còn – mất”
(ngày 7/9/2012)
Về đối tượng phản ánh trong tác phẩm là người thật, việc thật: Biệt thự
kiểu Pháp ở thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam) với tuổi
thọ trung bình hơn 60 năm.
Bài viết phản ánh sự việc khách quan, có thật theo q trình phát sinh –
phát triển, nguyên nhân-kết quả của sự việc: Đi từ hiện tại sự đọc đáo của
18


những căn biệt thự kiểu Tây, đến nỗi lo còn – mất của người dân nơi đây.
Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ bài viết giàu tính biểu cảm. Bài viết đã có sự
đan xen, hịa quyện chặt chẽ giữa ngơn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và
ngôn ngữ sự kiện làm cho bài viết sinh động, giàu giá trị biểu cảm. Trong đó,
ngơn ngữ tác giả được sử dụng trong tác phẩm là trực tiếp với đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất “tôi” xuyên suốt dẫn dắt tác phẩm.
Về bút pháp: Bài viết sử dụng các bút pháp: Miêu tả, kể (thuật) và nghị
luận. Trong đó, bút pháp miêu tả được sử dụng rất linh hoạt, chiếm phần lớn
dung lượng bài viết khi mô tả vẻ đẹp cũng như sự xuống cấp của những căn
biệt thự kiểu Tây, như: “…những con đường bê tông trải dài, ngút ngàn giữa
bạt ngàn cây trái…những cánh sen cuối mùa dưới nắng thu dường như cũng
thắm hơn”, “ngôi biệt thự hai tầng của ông Tiệp nằm khiêm nhường dưới
vịm nhãn xanh rì”, “nhà có dáng dấp như từ đường với mái cong vảy rồng”,
“cây dại mọc ngập lối đi, chỉ còn vương lại những bức tường rêu phong, tróc
lở, hoen ố…”
Về cái “tơi” – tác giả xuất hiện trong tác phẩm: Tác giả bài viết xuất
hiện với tư cách là người khám phá sự kiện, theo dõi, hỏi han các nhân chứng
trong sự kiện. Là người dẫn truyện, xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất “tôi” .
Về biện pháp tu từ: Sử dụng cấu trúc vị ngữ (đảo ngữ): “Độc đáo biệt

thự kiểu Tây”; cách nói ví von, ẩn dụ “kiểu “con tôm vắt ngang qua cổng”
hay “biệt thự đường loan”, “điền trang thái ấp”; biện pháp so sánh giàu hình
ảnh như “có dáng dấp như từ đường với mái cong vảy rồng…”
*Đánh giá:
Bài phóng sự này mang đầy đủ nét đặc trưng của thể loại phóng sự: từ
ngơn ngữ, bút pháp, kết cấu… rất linh hoạt, đa dạng, giàu hình ảnh, có sự đặc
tả rõ rệt. Đặc biệt, bài viết đã sử dụng linh hoạt biện phấp tu từ so sánh, ẩn dụ
(nét đặc trưng của thể loại phóng sự).

19


Đánh giá chung: Nhìn chung, những bài phóng sự đã toát lên được
phong cách đặc trưng của thể loại, khác với những bài phản ánh, tường thuật
khác. Bài viết cũng đã sử dụng bút pháp linh hoạt: miêu tả, kể, tường thuật,
đồng thời có sự trình bày cả cảm xúc, ấn tượng của người viết cùng với những
nhận xét, đánh giá… Các bài viết cũng đã thể hiện được khá rõ phong cách,
cái “tơi” của phóng viên.
Tuy được coi là những bài phóng sự nhưng nhiều bài viết chưa thực sự
bộc lộ rõ nét đặc trưng của thể loại phóng sự (từ cách đặt tít cho đến kết cấu,
ngơn ngữ thể hiện). Nhiều bài vẫn mang tính chất phản ánh chung chung,
ngôn ngữ chưa thật sự linh hoạt, nhất là còn hạn chế về cách sử dụng những
cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, biện pháp so ảnh, ẩn dụ, cách chấm phá tả cảnh,
nội tâm nhân vật… Nhiều bài viết hầu như chỉ sử dụng ngôn ngữ sự kiện
(mang sắc thái trung tính) nên cịn sơ sài, chỉ hơn mức độ bài phản ánh đơi
chút. Chất nghị luận cịn hạn chế, chưa thật thuyết phục.

20



Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG
NGƠN NGỮ PHĨNG SỰ TRÊN BÁO HÀ NAM
3.1. Đối với cơ quan báo chí
3.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên
3.1.1.1. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ viết phóng sự cho
phóng viên.
3.1.1.2. Cử cán bộ phóng viên tham gia các khóa đào tạo của Trung
ương và địa phương về kỹ năng viết bài phóng sự, kiến thức về ngơn ngữ báo
chí, nhất là ngơn ngữ thể loại phóng sự.
3.1.2. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện thể loại
phóng sự
3.1.2.1. Nâng cao nhuận bút, khen thưởng cho những phóng viên có
năng lực viết phóng sự
3.1.2.2. Trang bị hoặc hỗ trợ kinh phí để phóng viên trang bị những
cơng cụ tác nghiệp hiện đại, phục vụ quá trình tác nghiệp, như: máy ghi âm,
máy ảnh…
3.1.3. Đổi mới cơng tác chế bản, trình bày trang báo, số báo
3.1.3.1. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục dành cho thể loại phóng sự
3.1.3.2. Nâng cao chất lượng ảnh đi kèm bài viết phóng sự
3.1.4. Xây dựng mạng lưới cộng tác viết cơ sở tham gia viết phóng sự
và có chế độ đãi ngộ hợp lý.
3.2. Đối với nhà báo, phóng viên
Nhà báo, phóng viên cần nắm vững kiến thức cơ bản liên quan tới việc
sử dụng tiếng Việt, bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách… Chỉ
khi nắm bắt được, hiểu được những kiến thức về ngơn ngữ tiếng Việt, nhà báo
mới có thể viết đúng.

21



Nhà báo nên hạn chế vay mượn các từ ngữ nước ngồi. Nó khơng chỉ
gây cản trở đối với những độc giả khơng biết ngoại ngữ mà cịn làm bài báo
trở nên khó hiểu khi dùng sai nghĩa của từ.
Mỗi nhà báo, phóng viên cần trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ nhất
định. Khi có ngoại ngữ, nhà báo có thể quy chiếu một cách chính xác nhưng
từ, tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt…

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.A.A.Chertưchơnưi: Các thể loại báo chí, NXB Thơng tấn, 2004
2.GS.TS.Nguyễn Đức Dân: Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản,
NXB Giáo dục, 2007
3.Đức Dũng: Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hố thơng tin, 2002
4.PGS.TS.Nguyễn Văn Dững (chủ biên): Tác phẩm báo chí (tập hai),
NXB Lý luận chính trị, 2006
5.Hà Minh Đức (chủ biên): Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1997
6.Huỳnh Dũng Nhân: Phóng sự từ giảng đường đến trang viết, NXB
Thông tấn, 2009
7.Tạ Ngọc Tấn: Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hố thơng
tin, 1999
8.TS.Nguyễn Thị Thoa: Các thành phần ngơn ngữ trong phóng sự, Tạp
chí Người làm báo Nghệ An, Bài báo khoa học, 3/2001
9.Trịnh Kim Thoa: Vấn đề sử dụng thể loại báo chí của các nhà báo
hiện nay, Luận văn thạc sỹ, 2009
10.TS.Phạm Ngọc Trung (chủ biên): Những vấn đề về văn hố báo chí
truyền thơng, NXB Lao động, Hà Nội 2010


23



×