Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***


NINH THỊ THU HẰNG


ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ TRÊN
BÁO IN HIỆN NAY

(Khảo sát các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM
trong 2 năm 2009-2010)


LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ





HÀ NỘI/ 2011

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ 3
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỂ LOẠI
PHÓNG SỰ 11


1.1 Những vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí 11
1.1.1 Lý luận về thể loại phóng sự báo chí 11
1.1.2 Đặc điểm của phóng sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 20
1.2. Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ
TP.HCM 31
1.2.1 Phóng sự trên báo Tiền Phong 31
1.2.2 Phóng sự trên báo Thanh Niên 33
1.2.3 Phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM 37
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ TRÊN CÁC BÁO TIỀN PHONG,
THANH NIÊN VÀ TUỔI TRẺ TP.HCM TRONG 2 NĂM (2009-2010) 41
2.1 Những đặc điểm về nội dung phản ánh 41
2.1.1 Về đề tài phản ánh trong tác phẩm 41
2.1.2 Về chất lượng thông tin trong tác phẩm 54
2.1.3 Sự kiện và chi tiết trong tác phẩm 61
2.2 Những đặc điểm về hình thức 66
2.2.1 Về dung lượng 66
2.2.2 Về hệ thống tít, sapo, ảnh 67
2.2.3 Về bố cục và kết cấu 73
2.2.4 Về ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu 74
2.3.5 Về “cái tôi” trần thuật 76
2.2.6 Về tính chất thể loại 77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÓNG SỰ HIỆN NAY . 82

2
3.1 Những xu hƣớng tích cực 82
3.1.1 Xu hướng đa dạng hoá về đề tài phản ánh trong tác phẩm 82
3.1.2 Xu hướng tăng cường chất lượng thông tin trong tác phẩm 86
3.1.3 Xu hướng thay đổi về dung lượng tác phẩm 88
3.1.4 Xu hướng thể hiện vai trò của nhân vật trần thuật trong tác phẩm 89
3.1.5 Xu hướng sử dụng bút pháp văn học trong tác phẩm 91

3.1.6 Xu hướng giao thoa, chuyển hoá với các thể loại khác 94
3.2 Những xu hƣớng tiêu cực 96
3.2.1 Tình trạng vi phạm tiêu chí thể loại 96
3.2.2 Xu hướng thương mại đơn thuần, giật gân, câu khách 97
3.2.3 Xu hướng thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của một nhóm người . 97
3.3 Những điều kiện và yếu tố để phóng sự phát triển 968
3.3.1 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước 968
3.3.2 Tình hình quốc tế 101
3.4 Những giải pháp để nâng cao chất lƣợng phóng sự trên báo in hiện nay 103
3.4.1 Bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm 103
3.4.2 Nắm vững những đặc điểm của thể loại 104
3.4.3 Phẩm chất của người viết phóng sự 105
3.4.4 Khuyến nghị 107
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115






3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

I. BẢNG

Bảng 2.1: Đề tài phản ánh trên báo Tiền Phong (2009-2010) 44
Bảng 2.2: Đề tài phản ánh trên báo Thanh Niên (2009-2010) 45
Bảng 2.3: Đề tài phản ánh trên báo Tuổi trẻ TPHCM (2009-2010) 51

Bảng 2.4: Các dạng phóng sự trên báo Tiền Phong 77
Bảng 2.5: Các dạng phóng sự trên báo Thanh Niên 78
Bảng 2.6: Các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM 79


















4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt
thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây
được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Nó làm cho những con số khô
khan trở nên sống động, những mối liên hệ trở nên rõ ràng và các vấn đề trừu tượng
trở nên cụ thể.
Trong làng báo thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều quan niệm về

phóng sự. Mỗi một nhà báo chí học khi xem xét và nghiên cứu về thể loại này đều
xuất phát từ những góc độ khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau về thể loại.
Tuy nhiên, không vì thế mà nó ngăn cản được thể loại này ngày càng trở thành một
thể loại quan trọng, thu hút được sự quan tâm của độc giả.
Phóng sự xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX. Do đặc
điểm tình hình xã hội và tình hình báo chí lúc bấy giờ, phóng sự nước ta chia thành
những khuynh hướng khác nhau. Có khuynh hướng ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ,
có khuynh hướng đi sâu vào đời sống thực tế của nhân dân lao động, viết về cuộc
sống của những người cùng khổ Từ sau 1945, gắn liền với sức sống của báo chí
cách mạng Việt Nam, phóng sự vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng tỏ ra là một
trong những thể loại xung kích trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ
quốc và đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, phóng sự vẫn đang ổn định
với những ưu thế của mình. Các bài phóng sự trên báo thường có xu thế trở thành
“bài đinh”. Các nhà báo thành công với phóng sự luôn được đánh giá là những cây
bút sắc sảo và nhạy bén. Phóng sự đã thực sự góp phần làm sống dậy một không khí
dân chủ trong văn học và báo chí Việt Nam. Thật khó có thể hình dung được diện
mạo của nền văn học và báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu đi sự góp mặt đầy
ấn tượng của hàng trăm tác phẩm phóng sự đề cập mọi khía cạnh của đời sống.
Hiện nay phóng sự đang trở thành những “món ăn” không thể thiếu được đối
với công chúng báo chí. Và bất kỳ tờ báo nào cũng dành một diện tích mặt báo thích
hợp để đăng tải các bài phóng sự của báo mình, và đã có rất nhiều tờ báo tạo được

5
chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục phóng sự như Chuyên mục phóng
sự của báo Lao Động; Các bài phóng sự của báo Tuổi trẻ TP.HCM; Trang phóng sự
của báo Thanh Niên, báo Tiền Phong và hàng loạt tên tuổi nhà báo đã được công
chúng biết đến thông qua thể loại phóng sự. Từ thế hệ của nhà báo Xuân Ba, Mạnh
Việt (báo Tiền Phong); nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền (báo Lao Động);
đến những nhà báo trẻ hiện nay luôn lăn xả vào hiện thực cuộc sống để tìm kiếm và
phản ánh mọi mặt vấn đề của đời sống xã hội.

Có thể nói, phóng sự qua các chặng đường phát triển đã có rất nhiều thay
đổi, lý luận văn học và lý luận báo chí cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
thể loại này. Tuy nhiên, cho đến nay, tài liệu đề cập đến đặc điểm của phóng sự trên
báo in không nhiều, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển của báo chí nước
ta như hiện nay. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn vấn đề “Đặc điểm của phóng sự trên
báo in hiện nay” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nhỏ
của mình vào việc làm rõ những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại
phóng sự trên báo in trong đời sống báo chí hiện đại. Qua đó, tác giả hy vọng góp
một tiếng nói trong việc làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại phóng
sự nói chung, đồng thời đưa ra một số xu hướng vận động và phát triển của bản than
thể loại phóng sự cũng như những giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự hiện
nay. Tác giả cũng mong muốn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và
hoạt động sáng tạo các tác phẩm của nhà báo và tiếp nhận của độc giả.
Những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí, hoặc cũng
có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà báo đang trực tiếp sáng tạo tác phẩm
phóng sự báo chí hiện nay.
Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận
dụng những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường.
Đồng thời là quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo
cơ sở cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.

6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói phóng sự là thể loại được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý
luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua. Đây cũng là thể loại được
nghiên cứu nhiều nhất, kỹ lưỡng nhất, có nhiều công trình nghiên cứu về nó đã
được xuất bản so với các thể loại báo chí ở nước ta. Chúng ta có thể tìm thấy trong
các cuốn sách và công trình nghiên cứu văn học và báo chí như “Nhà văn Việt Nam
hiện đại, tập I” (1941,1942). Cuốn sách bao quát một thời kỳ văn học sôi động,

phong phú, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1942. Trong bộ sách, tác giả
Vũ Ngọc Phan viết về 79 tác giả ở đủ các thể loại: thơ trữ tình, thơ trào phúng, tiểu
thuyết, phóng sự, nghiên cứu phê bình văn học, tùy bút Ông phân tích, định giá và
"hướng dẫn người ham chuộng văn chương" những căn cứ để thưởng thức tác
phẩm. “Nhà văn hiện đại" là bộ sách khảo cứu và phê bình văn học đương thời một
cách công phu, thẳng thắn, nói có sách, mách có chứng; “Giáo trình nghiệp vụ báo
chí, tập II” (Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương, 1977) thì nêu quan
điểm: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí, có ít
nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có thể kết hợp nghị luận, nhằm
nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống
quan điểm và đường lối chính trị nhất định” [19, tr.196 ]; “Ký báo chí” (Nhà xuất
bản Thông tin, 1992) thì đề xuất quan niệm chia các thể loại báo chí thành các loại
thể: Thông tấn- Chính luận - Ký báo chí (Trong những lần tái bản sau của sách này
và một số cuốn sách khác, các tác giả đã điều chỉnh lại các thuật ngữ là: Thông tấn
báo chí, Chính luận báo chí, Ký báo chí) [2, tr. 10]; Các tác giả cuốn “Tác phẩm
báo chí tập I” của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (Năm 1995)
đã nêu ra cách chia gồm ba loại thể: “Thông tấn - Chính luận - Thông tấn nghệ
thuật” [32, tr. 11]; “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nhà xuất bản Giáo dục, 1992) thì
khẳng định: “Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức
phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc
mà họ đang quan tâm theo dõi (…). Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của
văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên

7
trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật… khiến cho phóng sự vốn từ báo chí,
có thể trở thành văn học” [17, tr.172 ]; Trong cuốn sách “Từ lý luận đến thực tiễn
báo chí” (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 1999), PGS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu
quan niệm phân chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại tác phẩm thông tin; loại
tác phẩm chính luận; loại tác phẩm chính luận- nghệ thuật”. Trong đó, thể loại
phóng sự được xếp trong nhóm tác phẩm chính luận [33, tr.13]; Năm 2000, trong

cuốn sách “Các thể loại chính luận báo chí”, tác giả Trần Quang lại đề xuất cách
chia gồm: “Nhóm thông tấn - Nhóm chính luận - Nhóm chính luận - nghệ thuật”
[26, tr. 12]; Trong cuốn sách “Làm báo – Lý thuyết và thực hành” (Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), tác giả Trần Quang được biên soạn với nội dung
gồm 2 phần: Phần 1: Các thể loại nghệ thuật - chính luận; Phần 2 : Một số vấn đề về
báo chí & báo chí học. Trong đó có đề cập đến thể loại phóng sự; “Ký văn học và
Ký báo chí” (Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, 2003), tác giả Đức Dũng cho rằng:
“Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả
những sự kiện, con người, tình huống điển hình thông qua cái “tôi” trần thuật, vừa
tỉnh táo,vừa lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học” [5, tr.239] ; Năm
2004, trong tập đề cương bài giảng “Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt
Nam”, PGS.TS Trần Thế Phiệt nêu ra cách “chia bốn” gồm: “Thông tấn; Chính
luận; Thông tấn- nghệ thuật (Ký báo chí); Các tác phẩm văn nghệ trên báo” [15,
tr.18]. “Phóng sự báo chí hiện đại” (Nhà xuất bản Thông tấn, 2004) thì nêu quan
điểm: “Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về
người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Phóng sự vừa
thông tin sự kiện lại vừa có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thẩm mỹ. Phóng sự
được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại” [6, tr.4]. Với cuốn “Phóng
sự báo chí hiện đại”, tác giả Đức Dũng sẽ có cái nhìn tổng quan về đặc điểm, đặc
trưng cũng như các xu hướng phát triển của phóng sự hiện nay và những yêu cầu
đặt ra trong quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự báo chí hiện đại. Cuốn sách cũng
đề cập đến những nét cơ bản về lý luận nghiệp vụ phóng sự…

8
Các tài liệu dịch ở Việt Nam cũng đề cập đến thể loại phóng sự như Thể loại
báo chí của Xachenkô (Minsk, 1986, bản tiếng Nga); Cách viết một bài báo của
Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (Nhà xuất bản tham khảo nghiệp vụ
TTXVN, Hà Nội, 1987); “Phóng sự”, Nghề nghiệp và công việc của nhà báo của
Karel Storkal (Hội nhà báo Việt Nam, 1992); Bước vào nghề báo của Lêonard Ray
Teel – Ron Taylor, Trần Quang Giư và Kiều Anh dịch (Nhà xuất bản TP Hồ Chí

Minh, 1993); Làm tin – Phóng sự truyền hình của Neil Everton (Người dịch: Lê
Phong, Quỹ Reuters xuất bản 1999); Hướng dẫn cách viết báo của Jean – Luc
Martin – Lagarclette (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2003); Phóng sự truyền
hình của Brigitte Besse và Didier Desormeaux (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội,
2004); Các thể loại báo chí của A.A. Chertuchonui (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà
Nội, 2004)
Một số công trình chuyên ngành khác còn đề cập riêng đến các dạng phóng
sự trên loại hình báo chí phát thanh và truyền hình như Báo phát thanh (Nhà xuất
bản Văn hoá – Thông tin, 2004); Lý luận báo phát hành (Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin, 2003); Sản xuất chương trình truyền hình (Nhà xuất bản Văn hoá –
Thông tin, 2002); Giáo trình “Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn.
Tập bài giảng này tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như vị trí,
vai trò; lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý
của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền
hình; quy trình sản xuất chương trình truyền hình; các thể loại báo chí truyền hình;
các thuật ngữ truyền hình; phần phụ lục kèm theo các dạng kịch bản theo thể loại và
chương trình truyền hình.
Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể cho thấy: Phóng sự là
thể loại được giới nghiên cứu lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa
qua.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung
khảo sát những đặc điểm của phóng sự trên báo in hiện nay.

9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chung của đề tài là trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản về
nội dung, hình thức của các tác phẩm phóng sự trên các báo: Tiền Phong, Tuổi trẻ
TP.HCM và báo Thanh Niên, qua đó rút ra những đặc điểm của thể loại phóng sự
trên báo in hiện nay. Mặt khác, luận văn cũng đưa ra đánh giá xu hướng vận động
của thể loại phóng sự trong điều kiện hiện nay, góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện

phương pháp sáng tạo, sử dụng có hiệu quả thể loại phóng sự báo chí hiện đại.
Để thực hiện được mục đích trên, tác giả luận văn phải tiến hành các công
việc sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí cũng như đặc
điểm của phóng sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển;
- Tiến hành khảo sát những yếu tố về nội dung và hình thức trong các tác
phẩm phóng sự trên các báo: Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh Niên trong 2
năm (2009-2010);
- Nêu ra được những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại phóng
sự trên báo in hiện nay trên cơ sở phân tích các yếu tố về nội dung và hình thức của
các tác phẩm phóng sự trên các báo: Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh Niên
trong 2 năm (2009-2010) và so sánh với đặc điểm của phóng sự Việt Nam giai đoạn
trước;
- Đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm phóng sự đã được đăng tải trên các
báo Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong và Thanh Niên trong 2 năm 2009-2010, so sánh
với các tác phẩm phóng sự giai đoạn trước.
- Về phạm vi nghiên cứu: Các bài phóng sự tiêu biểu trên các báo in: Tuổi trẻ
TPHCM, Tiền Phong, Thanh Niên trong thời gian 2 năm (2009-2010).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-

10
Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và kế thừa những thành
quả của những nhà nghiên cứu đi trước.
Về phương pháp nghiên cứu: Người viết sử dụng một số phương pháp như
thống kê, khảo sát, phân loại, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp… cho việc lựa
chọn các tác phẩm phóng sự hoặc có tính chất phóng sự đã được đăng tải trên các
báo Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh Niên trong các năm 2009-2010; nhận xét,

đánh giá nhằm rút ra những đặc điểm, ưu thế và hạn chế riêng của thể loại phóng sự
trên các báo đã được khảo sát; rút ra những kết luận có tính tổng quát về đặc điểm
của thể loại phóng sự trên báo in cũng như sự vận động của nó trong đời sống báo
chí hiện đại; đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng
phóng sự báo chí…
Trong các phương pháp trên, so sánh, phân tích, tổng hợp là những phương
pháp chiếm vai trò chủ đạo.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn này gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự
Chương 2: Thực trạng phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay
Sau Danh mục tài liệu tham khảo, có một phần phụ lục, trong đó giới thiệu
một số bài phóng sự tác giả chọn lọc trong khoảng thời gian 2 năm (2009-2010) trên
các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM.


11
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
1.1 Những vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí
1.1.1 Lý luận về thể loại phóng sự báo chí
1.1.1.1 Quan niệm về thể loại
Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại phóng
sự. Người Đức, những người nổi tiếng về sự chính xác và lôgic trong tư duy thì coi
phóng sự chỉ đơn giản là sự “đưa tin”. Họ luôn hướng tới tính xác thực và ngắn gọn
khi trình bày các sự kiện. Người Pháp, những người hài hước và tế nhị lại theo đuổi
khả năng trình bày những cuộc điều tra đối với những cuộc đời, những con người bí
mật, kỳ dị. Có lẽ vì thế người Pháp coi phóng sự là “điều tra” và sức hấp dẫn ở đây

là phải nêu được những sự kiện, khám phá những nguyên nhân mới mẻ của sự việc.
Còn người Mỹ, những con người thực dụng lại luôn quan tâm đến việc tìm ra được
đúng người đứng ra đại diện cho quyền lợi của mình là xem phóng sự hấp dẫn nhất
ở chỗ có thể “mô tả”, “tường thuật” các cuộc họp.
Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự.
Hai giáo sư bộ môn Báo chí Trường Đại học Tennese Stanny Johnson và Jolian
Narit trong cuốn sách “Người phóng viên toàn năng” cho rằng: “Phóng sự là một
bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn
học”. Quan niệm này công nhận phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử
dụng các yếu tố văn học mà chất lượng, giá trị này thuộc vào nhân cách của người
viết. Tuy nhiên, trọng tâm được đặt vào khía cạnh thông tin, vào cách xử lý cụ thể
tài liệu và sự việc. Người phóng viên có khả năng trả lời sau: Chuyện gì xảy ra?
Chuyện ấy có liên quan đến những ai? Chuyện ấy diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
Chuyện ấy diễn ra như thế nào và tại sao lại xảy ra chuyện ấy?
GS.TSKH Phương Lựu nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự:
“Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi (…). Nội dung
chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết.

12
Phóng sự do đó, mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật, việc thật, nhưng có
màu sắc chính luận” [31, tr.299].
Lấy những tiêu chí như tính xác thực, tính thời sự, giọng điệu, văn bản đa
nghĩa hay văn bản đơn nghĩa, hư cấu hay không hư cấu… để phân biệt giữa ký văn
học và ký báo chí, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Có lẽ phóng sự là
thể loại “ký” báo chí hơn cả”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam lại cho rằng: “Phóng sự là một thể ký
nhằm ghi chép một vấn đề, sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự. So với tuỳ bút, bút ký,
phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp phạm vi và đặc điểm được quy định chặt chẽ.
Đó là thể văn gần với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu
tố trữ tình. Giá trị của một phóng sự trước hết là ở vấn đề nó nêu ra là cấp thiết, có

bằng chứng cụ thể, xác thực… và kết luận gợi lên là đúng đắn. Phóng sự sẽ có thêm
giá trị văn học khi nó đi sâu khắc hoạ thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật,
với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc” [31, tr.220].
Cũng nói về phóng sự, Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Mục đích của
phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác,
để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi
(…). Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu
từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định)
của nhân vật… khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học” [17,
tr.172].
Trong cuốn giáo trình “Nghiệp vụ báo chí”- Tập 2 (Khoa Báo chí- Trường
Tuyên huấn) cũng nêu quan điểm: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin
quan trọng của báo chí, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có
thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ
xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định” [19, tr.196].
Quan điểm này xác định phóng sự là thể tài thông tin quan trọng, gần gũi với văn
học. Phóng sự không chỉ đơn thuần miêu tả, tường thuật sự việc mà còn kết hợp với

13
những lý lẽ, đánh giá. Các sự kiện được đề cập đến trong phóng sự là những sự kiện
có ý nghĩa chính trị - xã hội.
Trong phần viết về “Các thể ký văn học” của sách Lý luận văn học của
Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: Về cơ sở phóng
sự cũng có đặc tính của một thiên ký sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng
tính xác thực của đối tượng miêu tả. Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính thời sự trực
tiếp. “Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang
quan tâm. Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự
việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó đề
xuất ra những vấn đề xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc và chi
tiết nhưng có khuynh hướng rõ rệt”. Đúng như một nhà văn đã nói: “Phóng sự là

một thể văn xung kích”. [9, tr.194-208].
Trong cuốn sách “Ký văn học và ký báo chí” tác giả Đức Dũng cho rằng:
“Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả
những sự kiện, con người, tình huống điển hình thông qua cái “tôi” trần thuật, vừa
tỉnh táo,vừa lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học” [6, tr. 239]. Quan
niệm này cho rằng, phóng sự là thể loại đứng giữa, là gạch nối giữa văn học và báo
chí, không chỉ mô tả sự kiện đơn lẻ mà được xem xét trong quá trình phát sinh, phát
triển. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người viết qua việc thẩm định hiện
thực và có cảm xúc.
Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về
người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Phóng sự vừa thông
tin sự kiện lại vừa có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thẩm mỹ. Phóng sự được
xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại.
Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề
đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của
một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tường thuật, kết hợp nghị luận
ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái “tôi” trần thuật – nhân chứng
khách quan rất quan trọng.

14
Như vậy, trong bối cảnh thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở sự
mô tả đơn giản. Hơn thế nữa, nó đã tiếp cận một cách chân thực và đa dạng trong
việc trình bày hiện thực - một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển và biến động
không ngừng bởi những chi tiết cụ thể, đồng thời với những năng lực khái quát cao.
Và trong hoàn cảnh nào, phóng sự cũng xứng đáng là một vũ khí sắc bén để đánh
giá sâu sắc một vấn đề.
1.1.1.2 Các dạng phóng sự
Phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta hiện nay đang có sự giao thoa, chuyển
hoá một cách mạnh mẽ cùng các thể loại báo chí khác. Quá trình này đã tạo ra một
số dạng phóng sự báo chí có hình thức và nội dung rất linh hoạt. Chúng ta có thể

phân chia các dạng phóng sự trên cơ sở của nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí về
loại hình (báo in, báo hình, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo ảnh), tiêu chí về
đối tượng phản ánh, tiêu chí về phương pháp phản ánh, tiêu chí về dung lượng tác
phẩm… Theo tác giả Đức Dũng trong cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại” [7,
tr.20], tác giả phân chia theo tiêu chí về đối tượng phản ánh thì phóng sự gồm các
dạng sau:
Dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống
Phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản ánh về những sự thật chứa đựng mâu
thuẫn trong đời sống. Những mâu thuẫn này có thể xuất hiện từ chính bản thân các
sự kiện của đời sống nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng là những vấn đề nổi bật,
có sức thu hút sự quan tâm của công chúng. Như vậy, cùng với các thể loại khác
như bình luận, chuyên luận, ký chính luận, phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản ánh,
phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống và trong một mức độ nào đó,
phóng sự đã giao thoa với những thể loại này. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong
quá trình giao đó là vấn đề trở thành nội dung trung tâm của tác phẩm phóng sự. Tất
nhiên đó phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và phải đáp ứng nhu cầu thông tin
thời sự. Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật
nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có thể có sức lay động rất

15
lớn - từ những vấn đề có tầm bao quát rộng lớn đến những vấn đề có phạm vi nhỏ
hơn trong đời sống hàng ngày.
Dạng phóng sự vấn đề này luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong các dạng
phóng sự trên báo chí nước ta hiện nay. Điều này có nguyên do ở chỗ: không phải
ngày nào cũng có những sự kiện lớn xảy ra và không phải sự kiện nào cũng có thể
trở thành đề tài cho phóng sự nhưng các vấn đề cần phân tích, giải đáp thì luôn
thường trực ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống.
Dạng phóng sự chân dung
Đây là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại ký chân dung. Hiện nay
dạng phóng sự này đang chiếm ưu thế trên một số tờ báo có ảnh hưởng và phạm vi

phát hành tương đối lớn như các báo Quân đội nhân dân cuối tuần, Lao Động, Hà
Nội mới, Sài Gòn Giải phóng, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, Người
Lao động. Thể loại này có nhiệm vụ phản ánh về những con người tiêu biểu (cho
cái tốt hoặc cái xấu) trong đời sống. Con người trong dạng phóng sự này có thể là
cá nhân nhưng cũng có thể là một tập thể.
Phóng sự chân dung là sự kết hợp những ưu thế của phóng sự báo chí và thể
loại ký chân dung, trong đó tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lấy con
người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng
được bộc lộ rõ nhất ở những yếu tố hình thức và trong cách thức tái hiện những
chân dung đó. Điều này được biểu hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở
bối cảnh và nhất là ở năng lực khái quát và cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn
của nhân vật trần thuật…
Phóng sự chân dung có thể phản ánh cả chân dung cá nhân và chân dung tập
thể. Bao giờ nó cũng tìm đến những chi tiết, sự kiện khi con người – nhân vật của
tác phẩm – trong một bối cảnh điển hình nào đó để tự thân các chi tiết sự kiện ấy
bộc lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật. Bằng khắc hoạ rõ nét bối cảnh sống, chiến
đấu, lao động, học tập của nhân vật, tác phẩm phóng sự chân dung đã cho phép độc
giả có được ý niệm rõ rệt về cuộc sống rộng lớn xung quanh nhân vật đang trong

16
thế vận động phát triển của nó. Đó là một bức tranh sinh động vừa có tính khái quát,
vừa chi tiết, cụ thể.
Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự
Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt
những sự việc, sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau… Trong
đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí như cháy nhà, sập
hầm gây hậu quả nặng nề, một vụ cháy rừng; một quyết định gây ra những hậu quả
nghiêm trọng; một vụ án lớn, một tai nạn giao thông nghiêm trọng… Trong trường
hợp này, tác phẩm phóng sự có thể giao thoa với các thể loại có năng lực phản ánh
sự kiện như tường thuật, ghi nhanh hoặc bài thông tấn. Biểu hiện cụ thể nhất của sự

giao thoa này là sự kiện sẽ trở thành nội dung trung tâm trong tác phẩm phóng sự.
Những sự kiện được chọn để thể hiện trong bài phóng sự thường phải đáp
ứng được một số yêu cầu như có cấp độ điển hình cao; đáp ứng yêu cầu thông tin
thời sự; chứa đựng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tỏ; gợi lên
những vấn đề mà công chúng quan tâm…
Tác phẩm phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống để phản ánh sự
kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một
phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện
trong toàn bộ dáng vẻ có thực của nó. Đôi khi, tác phẩm phóng sự sự kiện còn có
thể đề cập nguyên nhân và nêu lên những vấn đề đặt ra sau sự kiện được phản ánh
trong tác phẩm. Điều đáng chú ý là trong dạng phóng sự này, một số yếu tố thuộc
về hình thức thể hiện của thể loại phóng sự nói chung (như ngôn từ, ngữ điệu, bút
pháp, giàu hình ảnh, đậm chất văn học… hơn) có phần bị hạn chế, không thực sự
sinh động như trong các dạng phóng sự khác.
Dạng phóng sự điều tra
Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí với thể loại điều
tra.
Chúng ta đã biết một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là
phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cách trả lời của điều tra

17
là thông qua một hệ thống những bằng chứng xác thực và tiêu biểu. Sự kết hợp giữa
phóng sự và điều tra thường diễn ra theo nguyên tắc sau: tính chất phóng sự được
thể hiện ở những yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm như ngôn ngữ, bút pháp,
giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật… Còn đặc điểm thể loại của điều
tra thì được thể hiện chủ yếu trong việc huy động những chi tiết, số liệu, dữ kiện
nhằm xây dựng một hệ thống các luận cứ nhằm làm sáng tỏ cái lôgíc bên trong thể
hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề cập, trả lời được câu hỏi mà cuộc sống đặt
ra. Trong những bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình
bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại, linh hoạt. Dạng bài này

thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống,
hiện trạng nào đó vẫn đang còn những câu hỏi chưa được trả lời hoặc có nhiều cách
trả lời khác nhau.
Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng
Trong thực tế của đời sống báo chí nước ta còn khá phổ biến một dạng phóng
sự phản ánh về những hoàn cảnh, hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết phải
đề cập các mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi.
Dạng phóng sự này có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp cho độc
giả những thông tin mới mẻ, lý thú và bổ ích. Nó phải giúp cho người đọc những
kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về đời sống xung quanh họ. Nói cách khác,
nó phải giúp cho công chúng những kiến thức cần thiết để suy nghĩ, nhận thức và
hành động.
1.1.1.3 Cái “tôi” trần thuật trong phóng sự
Ngay từ năm 1992, trong cuốn sách “Ký báo chí”, tác giả Đức Dũng đã lần
đầu tiên chỉ ra vai trò của tác giả trong phóng sự với tư cách là một nhân vật trần
thuật. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “cái tôi trần thuật” để nói về
vai trò của nhà báo trong tác phẩm phóng sự. Từ đó đến nay, thuật ngữ đó đã trở
nên quen thuộc, được mọi người nhắc đến nhiều.
Trong các đặc điểm của phóng sự báo chí, chúng ta thấy nổi lên vai trò của
nhân vật trần thuật – tác giả - nhân chứng khách quan trước hiện thực. Tất nhiên, tác

18
giả phóng sự không hề có mục đích nhằm tự biểu hiện mình như cái tôi trữ tình
trong văn học. Cái “tôi” trong phóng sự là cái “tôi” trần thuật. Nó đóng vai trò như
chất men làm cho các dữ kiện của sự thực được hoà quyện trong một quan niệm
thống nhất. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ nội dung của tác phẩm, làm nên
linh hồn và bản sắc của tác phẩm đó.
Sự xuất hiện của “cái tôi trần thuật” là một đặc điểm nổi bật của phóng sự
báo chí. Đó là cái tôi vừa lôgíc, lý trí, giàu lý lẽ và trong một mức độ nào đó còn có
thể sử dụng sức mạnh của cảm xúc. Với tư cách là nhân chứng khách quan, là người

trực tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện, người trực tiếp thẩm định và là người
nhập cuộc, tác giả phóng sự phải luôn khách quan để có thể đưa ra một quan điểm
chính thống, một cách nhìn đúng đắn, hướng cho công chúng tiếp nhận đúng sự
thật. “Cái tôi trần thuật” không chỉ giúp cho việc phản ánh sự kiện một cách sinh
động, nhiều chiều mà còn bộc lộ trực tiếp vốn văn hoá, ứng xử của người viết.
Trong phóng sự báo chí, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và gián
tiếp có thể tạo ra bản sắc riêng của từng tác phẩm cụ thể. Trong đó, tác giả là nhân
chứng có vai trò quan trọng nhất. So với nhân chứng trong các thể loại báo chí khác,
nhân chứng trong phóng sự có bản sắc hơn, sinh động và cụ thể hơn rất nhiều. Với
tư cách là người trực tiếp chứng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện, có nhiệm vụ tổ
chức toàn bộ nội dung của tác phẩm, tác giả phải ghi nhận sự xuất hiện của các
nhân chứng này thông qua diện mạo, hành vi, suy nghĩ của họ. Tất nhiên, điều quan
trọng nhất mà các nhân chứng đóng góp cho tác phẩm trước hết phải là chất lượng
thông tin trong ý kiến của họ phát biểu trực tiếp trong tác phẩm.
Chúng ta đã biết về phương diện nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của phóng
sự báo chí là nó có khả năng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng
bỏng hơi thở của đời sống. Bức tranh ấy vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống
động với những con người và sự việc xác thực. Những con số, sự kiện, tình huống,
con người ấy được coi là nguyên liệu để xây dựng tác phẩm. Một phóng sự hay còn
phải có được những luận cứ tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh mẽ và phải cung cấp
được những chi tiết sinh động mà bản thân người viết quan sát, thu thập được để

19
công chúng có thể hình dung về vấn đề, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình
huống… một cách sống động như thể chính họ đang được trực tiếp chứng kiến.
Việc tái hiện những chi tiết một cách sinh động chính là một trong những thế mạnh
của phóng sự so với các thể loại báo chí khác. Trong đó, các nhân chứng có vai trò
như là những thành phần không thể thiếu được để làm nên bản sắc của tác phẩm.
1.1.1.4 Ngôn ngữ trong phóng sự
Phóng sự gây ấn tượng với công chúng trước hết là ở khả năng phản ánh sự

thật của nó. Tuy nhiên, người ta vẫn tìm thấy sự thật qua các thể loại báo chí khác
như tin tức, điều tra, tường thuật… Vậy là buộc phải có yếu tố thứ hai – Đó là việc
trình bày sự thật với một bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và nhất là
sự thẩm định của tác giả trước sự thật. Điều này vô cùng quan trọng. Lối thông tin
khách quan, khô khan hay thông tin định hướng bằng lý lẽ như các thể luận đều có
những hạn chế riêng, phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng cách
thông tin thời sự nhưng có hình ảnh hơn, sinh động hơn, cảm xúc hơn và có thể đến
với họ qua tiếng nói đồng cảm của trái tim và ngôn ngữ, giọng điệu.
Theo GS Caren Xtorơcan:
“Việc người đọc sau chiến tranh chán ngấy sự hư cấu và khao khát muốn
biết những điều chân thực đã gợi ý cho các nhà văn cũng như những người xuất
bản báo, Ban biên tập tờ báo Tin văn học (Pháp) đã mời những nhà văn có tiếng
như Giăng Cốc tơ, Gioóc giơ Gira, Ăng-đrê Mô-roe tham gia đều đặn vào mục
phóng sự mới mở” [18, tr.210].
Chính sự tham gia của các nhà văn vào thể loại này đã là một trong những
nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi không chỉ chất lượng mà còn về các phương tiên
khác như đặc điểm, kết cấu và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của thể loại này.
Với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự có nhiệm vụ trước hết là thông
tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả lời
những câu hỏi mà hiện thực đề ra, đáp ứng các yêu cầu chung đối với tác phẩm báo
chí. Tuy nhiên, tác giả vẫn có thể sử dụng kết hợp một lối thể hiện vừa là thông tin
thời sự, vừa giàu chất văn học để nhằm tạo ra giọng điệu phong phú, linh hoạt. Vẫn

20
là trên cơ sở thông tin sự kiện có thật, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu thời sự, nhưng
việc trình bày sự thật của phóng sự báo chí sinh động hơn, có bề dày và có bản sắc
hơn nhiều so với bất cứ thể loại báo chí nào.
Trong phóng sự, tác giả vẫn thẳng thắn bày tỏ những quan niệm của mình
trước sự thật – trong nhiều trường hợp, tác giả sử dụng những lập luận có tính lôgíc
(giống như trong các thể luận) nhưng lập luận đó nhìn chung vẫn mềm mại hơn, có

sức thuyết phục hơn do được thể hiện thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm
xúc. “Trong tác phẩm phóng sự, tác giả có thể sử dụng toàn bộ những cách thức
cần thiết để tạo ra những giọng điệu phong phú, linh hoạt nhằm phản ánh hiện thực
một cách sinh động” [4, tr.174]. Ngoài việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như tả,
thuật, bình xen kẽ với những đoạn nghị luận, phóng sự còn tạo điều kiện để cho
người trần thuật xuất hiện với giọng điệu riêng.
Như vây, để viết được tác phẩm phóng sự có chất lượng, người làm báo hiện
đại không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn sự
kiện, vấn đề để biết cách mổ xẻ sự thật hợp lý mà còn phải có kỹ năng sử dụng các
thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả như tả, thuật, bình, so sánh, liên tưởng, hồi
tưởng, đặc tả… Điều này còn tạo ra được tính cách riêng của người viết trong tác
phẩm phóng sự báo chí.
1.1.2 Đặc điểm của phóng sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển
1.1.2.1 Giai đoạn 1930 – 1945
Đây là giai đoạn sơ khai của phóng sự Việt Nam được mở đầu với loạt bài
phóng sự “Tôi kéo xe” của tác giả Tam Lang - Vũ Đình Chí. Phóng sự Việt Nam đã
nở rộ cả một cao trào phóng sự khắp trong Nam ngoài Bắc. Chỉ trong vòng mười
năm, các nhà văn, nhà báo đã liên tiếp trình làng một khối lượng tác phẩm phóng sự
đồ sộ, có thể kể đến như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục
xì, Một huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất
Tố; Ngoại ô, Ngõ hẻm, Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp; Trước vành
móng ngựa của Hoàng Đạo; Hà Nội lầm than, Làm tiền, Làm dân… của Trọng

21
lang; Tôi làm xiếc của Tạ Hữu Thiện; Phù du và nhan sắc của Lãng Tử; Hầu Thánh
của Lộng Chương…
"Theo tập hợp của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu
Sơn qua ba tập sách Phóng sự Việt Nam 1932-1945 xuất bản năm 2000 thì chỉ riêng
thời kỳ này đã có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn 120 tác phẩm phóng sự” tiêu
biểu. Mà có thể đây chưa phải là con số chính xác về diện mạo phóng sự Việt Nam

30-45 vì như nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đã bày tỏ: Một phần do sự mai
một của nhiều tờ báo, sự thất lạc của nhiều tác phẩm, một phần do nhiều năm trước
chúng ta còn có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về một số tác phẩm, đặc
biệt là những tác phẩm viết về những mặt trái, những tệ nạn xã hội… Cho nên,
những thành tựu của phóng sự chưa được giới thiệu hết. Dẫu vậy, với những gì lịch
sử đã lưu giữ lại được về phóng sự thời kỳ này, không thể không thừa nhận rằng:
chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam trước 1930 lại có một thời đại phóng
sự hoành tráng và rực rỡ đến thế.
Hiện tượng đột ngột phát sinh và chói sáng của phóng sự - một thể loại mới
của văn học những năm 30 của thế kỉ XX có thể do nhiều nguyên nhân. Song trước
hết phải thấy rằng chính những sự thật nóng bỏng và bức xúc của đời sống xã hội
lúc đó đã làm nên động lực thôi thúc lương tâm người cầm bút. Trong lúc các thể
loại văn xuôi, nhất là tiểu thuyết lãng mạn quẩn quanh với những mộng mị của ái
tình, hoan lạc… đã không còn mấy hấp dẫn, hiện thực cuộc sống lại đang đặt ra
những vấn đề cần nhận thức một cách bức thiết hơn, những người cầm bút chân
chính không thể không nghĩ tới một phương thức chuyển tải thông tin mới. Gần với
cảm hứng phản ánh thực tại của văn học hiện thực phê phán, nhưng trong phóng sự
mọi khoảng cách từ thông tin sự kiện tới công chúng đều được rút ngắn tới mức tối
đa, cuộc sống được tái hiện trong tầm nhìn cận kề, trở nên sát thực, sinh động, cập
nhật và đa màu sắc hơn. Bạn đọc đến với phóng sự không chỉ để tìm ở những trang
viết tả chân những gì họ chưa từng thấy, chưa từng biết mà thông qua những sự thật
đã được kiểm chứng ấy, họ còn cần được bừng tỉnh, vỡ lẽ về một thực trạng đầy vô
lí, bất công. Cố nhiên, để có được những mảng màu hiện thực giàu ý nghĩa nhân

22
sinh như thế, đòi hỏi các nhà văn cũng phải trải qua những chặng đường lao động
nghệ thuật hết sức đặc biệt.
Giai đoạn này, Vũ Trọng Phụng với những thiên phóng sự hay và những tiểu
thuyết kiệt tác đã đưa ông lên hàng “chiếu nhất” thuộc hai lĩnh vực tiểu thuyết và
phóng sự. Đối với ông, tuy sự tôn vinh thuộc hai thể tài riêng, nhưng nếu không có

“ông vua phóng sự” thì cũng khó lòng có “tiểu thuyết gia trác tuyệt” Vũ Trọng
Phụng, vì “trác tuyệt” của ông so với các nhà tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là ở thể
tiểu thuyết phóng sự.
Vũ Trọng Phụng viết 7 thiên phóng sự và 7 cuốn tiểu thuyết. Riêng về tiểu
thuyết, theo trình tự thời gian được viết như sau: Dứt tình (năm 1934); Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ (năm 1936); Lấy nhau vì tình (năm 1937) và Trúng số độc đắc
(năm 1938).
Có thể nói, trong các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đều ít nhiều có chứa
cái “giọng” phóng sự. Ở đây chúng tôi chỉ xin khảo sát ba tác phẩm Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê vì thấy trong những tác phẩm này cái “giọng” phóng sự diễn ra thường
xuyên, rõ rệt, trở thành cái chất khá đậm đà trong tác phẩm.
Phóng sự Việt Nam thời kỳ mở đầu 1930 - 1945 đã thỏa mãn cơ bản những
đòi hỏi của hiện thực cuộc sống bộn bề những sự kiện, đã tác nghiệp nhanh nhậy,
cập nhật theo phương thức và yêu cầu thông tấn báo chí. Và điều đặc biệt là phóng
sự thời kì này đã biết chưng cất hiện thực ngổn ngang bằng nhãn quan thẩm mĩ văn
chương để có được những tác phẩm giàu ấn tượng cho đông đảo bạn đọc. Thực sự
đáp ứng những yêu cầu về nhiều mặt mà cuộc sống xã hội trông đợi nên phóng sự
có được mùa gặt bội thu như thế cũng là điều hiển nhiên.
1.1.2.2 Giai đoạn 1945 – 1975
Phóng sự trong giai đoạn này quy mô lẫn chất lượng đều có phần giản đơn.
Phóng sự hiện hữu dưới dạng những ghi chép, tường thuật, kể việc… trong khuôn
khổ hoạt động thông tin báo chí thông thường cho phù hợp với nhu cầu tiếp nhận
của quảng đại quần chúng khi ấy nên không có được những tầm vóc đáng kể.

23
Trên các báo lớn thời kì này lẻ tẻ vẫn có những phóng sự phản ánh cuộc đấu
tranh chống giặc bắt lính trong các vùng tạm chiếm, lên án tội ác của giặc, ca ngợi
những tấm gương quên mình vì đồng đội… nhưng hầu như không mấy để lại ấn
tượng về thể loại. Ngay cả Thép Mới vào những năm cuối của cuộc kháng chiến
chống Pháp có những phóng sự chiến tranh khá đặc sắc như Pháo binh trẻ tuổi của

ta, Dân công hỏa tuyến, Giờ phút cuối cùng của địch ở Điện Biên Phủ… song lúc
đó ít ai xem đây là những tác phẩm phóng sự với đúng nghĩa của nó. Rõ ràng thời
đại đã tạo ra những thăng trầm của thể loại. Sở dĩ phóng sự có vẻ mờ chìm đi trước
sự phát triển rực rỡ của ký sự chống Pháp là bởi trước hết ký sự là thể loại có khả
năng co dãn dung lượng rất linh hoạt để có thể phù hợp với quy mô của mọi loại đối
tượng phản ánh trong hiện thực
Trước những sự kiện dồn dập của cuộc chiến, hình thức ký sự giúp cho
người cầm bút chớp lấy cơ hội ghi lại tối đa các biến cố, không cần sự lắng đọng
bình bàn, suy tưởng, ngẫm ngợi như tùy bút hay bút ký, hoặc dụng công tổ chức sự
kiện, nhân vật trong các mối quan hệ vi mô phức tạp như truyện ký. Ngoài ra, ký sự
còn có khả năng dung chứa hiện thực trong mọi chiều kích lớn - bé, rộng-hẹp ở mọi
sắc thái ngổn ngang bộn bề của nó. Người viết chỉ cần ghi đúng, ghi đủ, ghi được
nhiều điều xác thực không cần phải có những cốt truyện chặt chẽ hay những dụng
công khác về nghệ thuật. Đấy là chưa kể trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các
phương tiện kỹ thuật ghi hình, ghi âm hiện đại còn rất thiếu thốn. Ký sự hoặc ghi
chép vì thế là hình thức căn bản và thích hợp để ghi lại một cách khách quan, sinh
động về mọi mặt hoạt động của quân và dân ta lúc bấy giờ. Vì những lẽ đó, nếu từ
đỉnh cao của ký sự mà soi chiếu thì phóng sự thời kỳ này ắt hẳn không thể có được
tầm vóc bề thế như thời hoàng kim 1930-1945. Nói như tác giả Đức Dũng thì phóng
sự thời kỳ này chỉ “xuất hiện không thường xuyên, đề tài chưa đa dạng… thể loại
còn nhiều lẫn lộn pha tạp” mà thôi.
Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, phóng sự khởi sắc ngay trong bối cảnh
nhạy cảm sau 1954, khi hòa bình lập lại chưa được bao lâu, Bắc – Nam lại bị chia
cắt, con người phải đối diện với những trận tuyến mới, không kém phần dữ dội.

24
Phóng sự không thể đứng ngoài cuộc, nhiều tác phẩm đã xuất hiện kịp thời vạch
trần âm mưu và tội ác của bè lũ bán nước và cướp nước.
Tuy nhiên, không bao lâu sau cái khoẳnh khắc bừng dậy đó, phóng sự thời kì
chống Mỹ trở lại vị trí khiêm nhường trong dòng chảy của nền văn học anh hùng ca.

Bên cạnh mảng đề tài đấu tranh thống nhất Tổ quốc, phóng sự thời kỳ này đã có
thêm một mảng đề tài mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Về cơ bản,
phóng sự vẫn mang hình thức của những ghi nhanh, tường thuật với dung lượng
ngắn gọn để đủ đăng trong một kỳ báo, nhằm động viên, cổ vũ kịp thời. Mặc dù,
thời kỳ này đã xuất hiện một số cây bút phóng sự mang bản sắc riêng như Đỗ
Quảng, Thép Mới, Thanh Châu, Lê Điền, Trần Minh Tân…, song trước vị thế áp
đảo của một số loại ký khác như tùy bút, bút ký, đặc biệt là truyện ký, phóng sự vẫn
không vươn tới được vai trò chủ công. Hàng loạt những tác phẩm gây tiếng vang
như Bức thư Cà Mau của Bùi Đức Ái, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Trên
quê hương anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành, Sống như Anh của Trần
Đình Vân, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải… đã chứng tỏ thời chống Mỹ là
thời thăng hoa của truyện ký.
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã từng khẳng định rằng: “Phóng sự - thể loại
từng phát triển mạnh mẽ trước cách mạng, nay bỗng thiếu vắng trên văn đàn”.
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, một người dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực
kí cũng đã nhận định: Trong những năm kháng chiến, nhiều thiên phóng sự từ mặt
trận gửi về còn nóng hổi hơi lửa thời sự. Phóng sự mặt trận theo sát diễn biến của
chiến dịch qua từng bước thắng lợi, từng mũi tiến quân, kịp thời thông báo những
tin tức, câu chuyện và những tấm gương trong chiến đấu.
Như vậy, ở một chừng mức nào đó có thể coi thời kỳ 1945-1975, phóng sự
Việt Nam vẫn tồn tại nhưng là sự tồn tại trong những hình thức mới tuy giản đơn
hơn song vẫn có sắc diện riêng biệt của nó. Để phụng sự nhiệm vụ chính trị lớn lao
giải phóng dân tộc, phóng sự đã phải tự gọt rũa, cưa cắt đi cái tư chất phản tỉnh thực
tại mạnh mẽ vốn có của mình để hóa thân vào các thể ký khác trong cái nhìn định
hướng một chiều của thời đại. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, số phận dân tộc

×