Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 279 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************************

Nguyễn Thị Thanh Hương



ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ
TRONG BÁO IN BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT

Chuyên ngành : LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số : 5.04.08


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN




HÀ NỘI – 2003

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************************
Nguyễn Thị Thanh Hương

ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ
TRONG BÁO IN BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG


VIỆT
Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 5.04.08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
2. TS. Nguyễn Hữu Đạt

HÀ NỘI – 2003

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
trang
Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt sử dụng trong luận án

Danh mục các bảng biểu sử dụng trong luận án

Danh mục các sơ đồ sử dụng trong luận án

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3

3. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4
4. Nguồn tư liệu
5
5. Đóng góp của luận án
5
6. Bố cục của luận án
6

NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu diễn ngôn phóng sự
8
1.1.1. Một số quan điểm về phóng sự của các tác giả phương Tây và Việt Nam
8
1.1.2. Vị trí và đặc trưng của phóng sự trong hệ thống thể loại báo chí
9
1.1.3. Các đặc trưng điển hình của thể loại phóng sự
11
1.1.3.1. Các đặc trưng điển hình về mặt cấu trúc hình thức
11
1.1.3.2. Các đặc trưng về phương thức tiếp cận sự kiện của phóng sự
12
1.1.3.3. Các đặc trưng điển hình về văn phong phóng sự
13
1.1.3.4. Các tiêu chí nhận dạng tác phẩm phóng sự
15
1.1.4. Diễn ngôn báo chí và phân tích diễn ngôn báo chí

16
1.1.4.1. Giao tiếp trong báo chí
16
1.1.4.2. Phân tích diễn ngôn báo chí
16
1.2. Phân tích diễn ngôn
17
1.2.1. Liên kết và ngữ cảnh ngôn ngữ
17
1.2.1.1. Các thành tố của ngữ cảnh tình huống và ngữ vực
17
1.2.1.2. Các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa
18
1.2.1.3. Ba nét nghĩa trong cú
20
1.2.1.4. Ý nghĩa của liên kết
24
1.2.2. Cấu trúc thông tin
24
1.2.2.1. Cấu trúc của thông tin
24
1.2.2.2. ‘Thông tin Cũ và Thông tin Mới’ và ‘Đề ngữ và Thuyết ngữ’
25
1.2.2.3. Cấu trúc thông tin và dạng thức cú pháp
26
1.2.3. Mạch lạc trong diễn giải của diễn ngôn
26
1.2.3.1. Mạch lạc trong diễn ngôn
26
1.2.3.2. Quá trình từ trên – xuống dưới và từ dưới – lên trên

28
1.2.3.3. Sự suy luận như là những mối liên hệ bị mất
28
Tiểu kết
29

Chƣơng 2
CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƢ TƢỞNG TRONG
PHÓNG SỰ BÁO IN BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Một số khái niệm liên quan đến chức năng tư tưởng của cú
30
2.1.1. Đặc điểm các quá trình chuyển tác
30
2.1.2. Sự lựa chọn cách thức diễn giải kinh nghiệm trong tiếng Anh
32
2.1.1.1. Chuyển tác – nguồn gốc của sự diễn giải kinh nghiệm
32
2.1.1.2. Đặc tính chung của từng thể loại quá trình
33
2.1.1.3. Chuyển tác chu cảnh
36
2.2. Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng trong phóng sự báo in bằng
tiếng Anh và tiếng Việt

36
2.2.1. Các phương tiện biểu hiện chức năng tư tưởng kinh nghiệm trong phóng
36
sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1.1. Các quá trình chuyển tác trong phóng sự tiếng Anh và tiếng Việt
36

2.2.1.2. Định ngữ
44
2.2.1.3. Các phương thức biểu thị chu cảnh và chuyển tác chu cảnh trong
phóng sự báo in tiếng Anh và tiếng Việt

59
2.2.2. Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng lôgic trong phóng sự báo
in bằng tiếng Anh và tiếng Việt

63
2.2.2.1. Các quan hệ đẳng kết
63
2.2.2.2. Các quan hệ phụ thuộc
72
2.3. Các nét tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện chức năng tư tưởng
trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt

80
2.3.1. Các nét tương đồng
80
2.3.2. Các nét khác biệt
82
Tiểu kết
85

Chƣơng 3 :
CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG LIÊN NHÂN TRONG
PHÓNG SỰ BÁO IN BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Một số khái niệm liên quan đến chức năng liên nhân của cú
88

3.1.1. Đặc điểm của thức và tình thái trong tiếng Anh
88
3.1.1.1. Đặc điểm của thức trong tiếng Anh
88
3.1.1.2. Đặc điểm của tình thái trong tiếng Anh
91
3.1.1.3. Phép ẩn dụ thức trong tiếng Anh
94
3.1.1.4. Ẩn dụ tình thái trong tiếng Anh
96
3.1.2. Đặc điểm tình thái trong tiếng Việt
98
3.1.2.1. Quan niệm về tình thái trong tiếng Việt
98
3.1.2.2. Các phương thức biểu hiện nghĩa tình thái trong tiếng Việt
99
3.2. Các phương thức thể hiện chức năng liên nhân trong phóng sự
báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt

102
3.2.1. Phép ẩn dụ thức trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
102
3.2.2. Ẩn dụ tình thái trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
104
3.2.2.1. Hiện thực hoá tình thái có tính tương thích trong phóng sự báo in
tiếng Anh và tiếng Việt

104
3.2.2.2. Hiện thực hoá tình thái nhờ ẩn dụ trong phóng sự báo in tiếng Anh và
tiếng Việt


106
3.2.3. Yếu tố bình luận trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
117
3.2.3.1. Trạng ngữ tình thái bình luận
117
3.2.3.2. Cú và ngữ xen
118
3.2.4. Các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân
133
3.2.4.1. Phân loại theo cấu trúc
135
3.2.4.2. Phân loại theo mục đích giao tiếp
137
3.3. Những nét tương đồng và khác biệt trên bình diện phương thức
biểu hiện chức năng liên nhân trong phóng sự báo in bằng tiếng
Anh và tiếng Việt

139
3.3.1. Những nét tương đồng
139
3.3.2. Những nét khác biệt
140
3.3.2.1. Về ẩn dụ thức
140
3.3.2.2. Về ẩn dụ tình thái
141
3.3.2.3. Về các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân
144
Tiểu kết

145

Chương 4
CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN TRONG
PHÓNG SỰ BÁO IN BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. Một số khái niệm liên quan đến chức năng văn bản của cú
146
4.1.1. Cấu trúc ngôn bản và liên kết
146
4.1.1.1. Các yếu tố thuộc cấu trúc ngôn bản
146
4.1.1.2. Các yếu tố không thuộc cấu trúc ngôn bản
153
4.1.2. Cấu trúc ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
156
4.1.2.1. Các thành phần thuộc cấu trúc ngôn bản phóng sự
156
4.1.2.2. Các thành phần không thuộc cấu trúc ngôn bản phóng sự
158
4.2. Các phương thức thể hiện chức năng văn bản trong phóng sự báo in
bằng tiếng Anh và tiếng Việt

159
4.2.1. Phân phối thông tin trong ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh và
tiếng Việt

159
4.2.1.1. Việc lựa chọn đề ngữ của cú trong phóng sự tiếng Anh và tiếng Việt
159

4.2.1.2. Phân phối thông tin trong phóng sự tiếng Anh và tiếng Việt
161
4.2.2. Các phương thức liên kết trong ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh
và tiếng Việt
176
4.2.2.1. Quy chiếu
177
4.2.2.2. Tỉnh lược và thay thế
177
4.2.2.3. Liên hợp
178
4.2.2.4. Liên kết từ vựng
179
4.2.2.5. Phép đối
182
4.2.2.6. Tuyến tính
184
4.3. Những nét tương đồng và khác biệt trong phương thức thể hiện chức
năng văn bản trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt

188
4.3.1. Những nét tương đồng
188
4.3.2. Những nét khác biệt
190
Tiểu kết
193

KẾT LUẬN


1. Những nét tương đồng của ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng
Việt
194
2. Những nét khác biệt của ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng
Việt
197
3. Lí giải nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm tương đồng và khác biệt
của ngôn bản phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
199


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

202
DANH MỤC SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ THAM KHẢO
203
PHỤ LỤC
224


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN



1.
CTTM
chủ thể tường minh
2.
ĐN

đề ngữ
3.
ĐTD
động từ dẫn
4.
HĐLN
hành động lời nói
5.
KTTM
khách thể tường minh
6.
PS
phóng sự
7.
PTLK
phương thức liên kết
8.
TPĐCN
thành phần đồng chức năng
9.
TN
thuyết ngữ
10.
TDGT
trích dẫn gián tiếp
11.
TDTT
trích dẫn trực tiếp
12.
TT

tình thái
13.
Vd.
Ví dụ
14.

thành tố bị tỉnh lược



CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1.
Bảng 1.1
Các thành tố biểu hiện chức năng của hệ thống ngữ nghĩa
Tr. 19
2.
Bảng 1.2.
Các siêu chức năng và sự thể hiện của chúng trong ngữ pháp
21
3.
Bảng 1.3.
Các tiềm năng cú pháp của tiếng Anh
26
4.
Bảng 2.1
Các phạm vi ngữ nghĩa thể hiện ở các ngôn ngữ khác nhau
32
5.
Bảng 2.2

Các thể loại quá trình và các thành tố hạt nhân
33
6.
Bảng 2.3
Tỉ lệ sử dụng các kiểu quá trình trong ngôn bản tin và phóng
sự
39
7.
Bảng 2.4
Định ngữ trước của danh từ
45
8.
Bảng 2.5.
Sự kết hợp giữa các đơn vị từ vựng để tạo thành từ ghép có
chức năng danh từ

49
9.
Bảng 2.6
Sự kết hợp giữa các đơn vị từ vựng tạo thành từ ghép hai thành
phần có chức năng tính từ

51
10.
Bảng 2.7
Các loại chu tố trong tiếng Anh
60
11.
Bảng 2.8
Tỉ lệ sử dụng trích dẫn trực tiếp và gián tiếp trong ngôn bản tin

và phóng sự tiếng Anh và tiếng Việt

83
12.
Bảng 2.9
Tỉ lệ sử dụng các động từ dẫn trong phóng sự tiếng Anh và
tiếng Việt

84
13.
Bảng 3.1
Sự lựa chọn chức năng lời nói và hiện thực hoá thức
89
14.
Bảng 3.2
Các chức năng trong yếu tố Thức
90
15.
Bảng 3.3
Các ví dụ của ẩn dụ thức
94
16.
Bảng 3.4
Năm chức năng khái quát của các hành động lời nói
95
17.
Bảng 3.5
Hiện thực hoá ẩn dụ của tính tình thái trong tiếng Anh
97
18.

Bảng 3.6
Cấu trúc câu tiếng Việt
101
19.
Bảng 3.7
Các cách diễn đạt khả năng, xác xuất
106
20.
Bảng 3.8
Tỉ lệ sử dụng các phương thức thể hiện tình thái trong phóng
sự tiếng Anh

141
21.
Bảng 3.9
Tỉ lệ sử dụng các phương thức thể hiện tình thái trong phóng
sự tiếng Việt

141
22.
Bảng 3.10
Tỉ lệ sử dụng các phương thức thể hiện tình thái trong phóng
sự bằng tiếng Anh và tiếng Việt

142
23.
Bảng 4.1.
Các thành phần khác nhau của đề ngữ đa
149
24.

Bảng 4.2
Các phụ ngữ liên hợp trong tiếng Anh
150
25.
Bảng 4.3.
Các phụ ngữ tình thái trong tiếng Anh
151
26.
Bảng 4.4
ý nghĩa của liên kết liên hợp
154
27.
Bảng 4.5
Sự lựa chọn đề ngữ trong cú của phóng sự báo in bằng tiếng
Anh và tiếng Việt

160
28.
Bảng 4.6
Các dạng tiêu đề trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh
162
29.
Bảng 4.7
Các dạng tiêu đề trong phóng sự báo in bằng tiếng Việt
162
30.
Bảng 4.8
Các phương thức liên kết trong phóng sự báo in bằng tiếng
Anh và tiếng Việt


191
CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1.
Sơ đồ 1.1
Các mô hình cấu trúc phổ biến của các bài báo
Tr. 11
2.
Sơ đồ1.2
Phương thức tiếp cận sự kiện của tin và phóng sự
12
3.
Sơ đồ 1.3
Quá trình giao tiếp trong báo chí
17
4.
Sơ đồ 1.4
Ngữ pháp kinh nghiệm : các kiểu quá trình trong tiếng Anh
24
5.
Sơ đồ 1.5
Mô hình truyền thông của Shannon
223
6.
Sơ đồ 2.1
Những khả năng mở rộng nghĩa cho danh từ trong tiếng Anh và
tiếng Việt

83
7.

Sơ đồ 2.2
Đồ hoạ các loại quá trình
223
8.
Sơ đồ 2.3
Khảo sát chung về chuyển tác
224
9.
Sơ đồ 3.1
Sự diễn giải chuỗi sự kiện trong cú phức
87
10.
Sơ đồ 3.2
Quá trình thông tin đến với người đọc phóng sự
88
11.
Sơ đồ 3.3
Hệ thống các kiểu tình thái trong tiếng Anh
91
12.
Sơ đồ 3.4
Mối quan hệ của tình thái đối với Cực và Thức
94
13.
Sơ đồ 3.5
Hiện thực hoá có tính tương thích và ẩn dụ tính tình thái ‘khả
năng, xác suất’

96
14.

Sơ đồ3.6
Hiện thực hoá có tính tương thích và ẩn dụ tính tình thái thiên
hướng/ sở thích

97
15.
Sơ đồ 3.7
Khung tình thái trong tiếng Việt
101
16.
Sơ đồ 3.8
Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của cú chứa thông tin
102
17.
Sơ đồ 3.9
Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của cú phóng chiếu
102
18.
Sơ đồ 3.10
Hai bình diện của ẩn dụ
134
19.
Sơ đồ 3.11
Sơ đồ các kiểu tư duy của Kaplan
144
20.
Sơ đồ 4.1
Cấu trúc của chuyện một chi tiết
157
21.

Sơ đồ 4.2
Các dạng cấu trúc điển hình của phóng sự báo in tiếng Anh
171
22.
Sơ đồ 4.3
Cấu trúc điển hình của phóng sự báo in tiếng Việt
172





1
1


MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu đề tài
Tên luận án: Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Công trình đi vào hướng lí thuyết và vận dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn.
2. Đối tƣợng của luận án: diễn ngôn phóng sự báo in hiện đại
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án:
3.1. Luận án tập trung vào các kĩ thuật phân tích diễn ngôn trên tư liệu của hai ngôn ngữ
đích. Trên cơ sở những kết quả của phân tích diễn ngôn so sánh đối chiếu để tìm ra sự
tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương thức ngôn ngữ trong việc thể hiện
những chức năng ngữ nghĩa tương đương. Luận án tiến hành theo con đường diễn dịch.
3.2. Về nguồn tư liệu
3.2.1. Luận án chọn khoảng 100 ngôn bản phóng sự trong mỗi thứ tiếng từ các báo, tạp
chí có uy tín với chủ đề thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội được phát

hành sau năm 1990. Các ngôn bản phóng sự bằng tiếng Anh không bó hẹp trong phạm vi
các ấn phẩm xuất bản ở Anh quốc, mà cả ở Mĩ, Úc và các nước châu Á.
3.2.2. Kĩ thuật xử lí tư liệu: Luận án áp dụng các phương pháp phân tích diễn ngôn theo
đường hướng chức năng, và có khảo sát đến cả mặt chất liệu ngôn ngữ. Luận án cũng sử
dụng phương pháp thống kê để đi từ định lượng đến định tính.
3.3. Nguyên tắc phân tích đối chiếu: Luận án chia diễn ngôn thành từng mảng nhỏ theo
chức năng biểu hiện ngữ nghĩa để phân tích, rồi tiến hành đối chiếu để rút ra các kết luận
về những nét tương đồng và khác biệt mang tính tổng quát thể hiện cấu trúc diễn ngôn và
cơ chế hoạt động của diễn ngôn trong hai ngôn ngữ Anh – Việt.
3.4. Luận án cũng xác định một số thuật ngữ cần yếu được sử dụng.
4. Cái mới của luận án
Luận án góp phần vào việc hình thành một phương pháp phân tích toàn bộ một đơn vị
giao tiếp hoàn chỉnh, thống nhất và có mục đích là diễn ngôn; phát hiện cấu trúc điển hình


2
2
và các phương tiện thể hiện chức năng ngữ nghĩa của diễn ngôn phóng sự báo in tiếng
Anh và tiếng Việt, đồng thời làm sáng tỏ những đặc điểm của loại diễn ngôn này; góp
phần làm sáng tỏ thêm phần lí thuyết và phong phú thêm phần thực hành cho chuyên
ngành Ngôn ngữ Báo chí đặc biệt là ngôn ngữ Báo chí tiếng Anh.
5. Bố cục: luận án gồm những phần chính sau
Phần mở đầu: giới thiệu luận án, ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu của luận án .
Nội dung chính: gồm 4 chương
Chương 1: “Những cơ sở lí luận của luận án”
Chương 2: “Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng (ideational function)
trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt”
Chương 3: “Các phương thức thể hiện chức năng liên nhân (interpersonal function)
trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt”

Chương 4: “ Các phương thức thể hiện chức năng văn bản (textual function) trong
phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt”
Cuối mỗi chương 2, 3, 4, sau phần khảo sát đều nêu rõ những nét tương đồng và khác
biệt về phương thức thể hiện từng chức năng trong ngôn bản của hai ngôn ngữ.
Phần kết luận: Tổng kết những vấn đề cơ bản của luận án, lí giải nguyên nhân dẫn đến
những nét tương đồng và khác biệt mang tính khái quát có liên quan đến cả ba chức
năng và những mục đích giao tiếp chung của thể loại ngôn bản được khảo sát.

NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: Những cơ sở lí luận của luận án
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu diễn ngôn phóng sự
 Luận án xuất phát từ quan điểm coi phóng sự (PS) thuộc thể loại tác phẩm thông tin,
với mục đích chính là cung cấp thông tin. Đồng thời vai trò không thể thiếu của “cái tôi
tác giả” làm cho PS vừa là thông tin, vừa là sự trao đổi, hướng tới đích cuối cùng của tác
giả là định hướng suy nghĩ của người đọc.


3
3
 Ngoài những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung, PS kế thừa phẩm chất của văn
học cả về ngôn ngữ và kết cấu ngôn bản. Cấu trúc chính của PS là cấu trúc đồng hồ cát, với
những tiêu điểm trong phân bố thông tin tạo điểm nhấn thu hút sự chú ý của người đọc.
 Khác với “tin”, PS có cách tiếp cận sự kiện mềm dẻo, vượt khỏi ranh giới của miêu tả
đơn thuần, tạo cho người viết có cơ hội thể hiện thái độ và cuốn hút người đọc tham gia
giao tiếp. Giao tiếp trong PS là giao tiếp gián tiếp (một chiều) và tác giả ngoài việc thể
hiện thái độ của mình đối với thông tin còn phải hình dung ra phản ứng của người đọc
đối với thông tin và thái độ của người viết để quyết định phương thức thể hiện thông tin
tiếp theo nhằm đạt mục đích đề ra.
1.2. Phân tích diễn ngôn
Những khái niệm về phân tích diễn ngôn liên quan đến luận án gồm: các thành tố của ngữ cảnh tình

huống và ngữ vực (Halliday và Hasan, 1998), các thành tố chức năng trong hệ thống ngữ nghĩa:
(Halliday và Hasan, 1998), ba nét nghĩa trong cú (Halliday, 1998), mối quan hệ giữa cú pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng (Fromkin, 1988), cấu trúc thông tin (Brown và Yule, 1991), quá trình từ trên –
xuống dưới và từ dưới – lên trên (Brown và Yule, 1991) và sự suy luận như là những mối liên hệ bị
mất (Brown và Yule, 1991). Đơn vị khảo sát không chỉ là cú, mà còn bao gồm các đơn vị dưới
cú(ngữ) và trên cú (đoạn, ngôn bản) theo quan điểm của Halliday về ngữ pháp chức năng.
Bảng 1.2. Các siêu chức năng và sự thể hiện trong ngữ pháp (Halliday [128: 36])
Siêu chức năng (thuật
ngữ)
Định nghĩa (kiểu ý nghĩa)
Vị thế tương ứng của cú
Kinh nghiệm
giải thích mô hình kinh nghiệm
cú như là sự thể hiện
Liên nhân
thực hiện các mối liên hệ xã hội
cú như là sự trao đổi
Ngôn bản
tạo tính quan yếu với ngôn cảnh
cú như là một thông điệp
Lôgic
thiết lập các mối quan hệ lôgic


Tiểu kết:
Luận án dựa trên lí thuyết cơ bản về ba chức năng khu biệt thể hiện ba nét nghĩa trong cấu
trúc của cú và xuất phát từ hai chức năng trong giao tiếp của PS: cung cấp thông tin và
định hướng suy nghĩ. Những khảo sát trong luận án sẽ nhằm trả lời những câu hỏi lớn sau:



4
4
1) Thông tin trong cú của ngôn bản PS được trình bày theo các phương thức nào?
(chức năng tư tưởng – nhằm đạt mục đích cung cấp thông tin)
2) Người viết thể hiện thái độ của mình như thế nào để thông qua ngôn bản PS đạt
được mục đích giao tiếp đặt ra? (chức năng liên nhân – nhằm định hướng suy nghĩ)
3) Các thông tin chính được phân phối và liên kết với nhau như thế nào để tạo thông điệp
thống nhất của toàn ngôn bản PS? (chức năng văn bản – tạo ngôn bản mang tính nghệ thuật)
Chương 2: Các phƣơng thức thể hiện chức năng tƣ tƣởng trong phóng
sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
 Mục đích của chương: trả lời câu hỏi “Ai làm gì, nói gì với ai trong hoàn cảnh nào?”
 Các phương thức thể hiện chức năng tư tưởng trong PS báo in tiếng Anh và tiếng Việt được
cụ thể hoá bởi 2 tiểu chức năng: tư tưởng kinh nghiệm và tư tưởng logic.
2.1. Các phương thức biểu hiện chức năng tư tưởng kinh nghiệm
2.1.1. Các quá trình chuyển tác trong phóng sự bằng tiếng Anh và tiếng Việt
 Bản chất của Chuyển tác: cú như một sự thể hiện, là giải quyết ba vấn đề chính: (i)
khẳng định thể loại quá trình; (ii) xác định cấu trúc tương tự cấu trúc hiện tại của cú và
(iii) kiểm tra xem có sự hiện thực hoá tương đương của các tham tố trong cú.
Bảng 2.2 Các thể loại quá trình và các thành tố hạt nhân (nguồn Martin [151, 102-103])
Loại quá trình
Tiểu phạm trù
Các thành tố hạt nhân
Ví dụ

quá trình vật
chất
sự kiện
động thể
đích thể
The sugar dissolved.

hành động
She stirred the coffee.

quá trình tinh
thần
tri giác

cảm thể, hiện tượng
She saw the car.
tri nhận
She forgot his name
tình cảm
She liked his music
quá trình quan
hệ
thuộc tính
đương thể, thuộc tính thể
Maggie was strong.
đồng nhất
biểu hiện, giá trị
MAGGIE WAS OUR
LEADER.
quá trình ứng xử
ứng thể
She laughted.
quá trình phát ngôn
phát ngôn thể
She replied.
quá trình hiện hữu
hiện hữu thể

There was once a
beautiful princess.

Bảng 2.3 Tỉ lệ sử dụng các kiểu quá trình trong tin và phóng sự (Trong 100 ngôn bản)
Quá trình
Vật chất
Quan hệ
Phát
ngôn
Tinh
thần
Hành vi
Hiện hữu


5
5
Thể loại
Ngôn ngữ
Tin
PS
Tin
PS
Tin
PS
Tin
PS
Tin
PS
Tin

PS

Tiếng Anh (%)
41
36
10
30
26
18
8
8
14
6
1
2
Tiếng Việt (%)
66
32
3
28
12,5
14
3,5
10
8
9
7
7



 Giống như trong ngôn bản “tin”, thông tin trong PS cũng được thể hiện trong cú dưới
hình thức 6 loại quá trình. Nhưng khác với tin, trong PS sự việc không đơn thuần được liệt
kê mà trở thành một tham tố, đối tượng để phản ánh thông qua cái „tôi‟ tác giả. Việc chọn
quá trình nào để thể hiện kinh nghiệm hoàn toàn phụ thuộc vào điểm nhìn của tác giả, nhằm
hai mục đích: cung cấp thông tin và nêu quan điểm của tác giả. Quá trình chuyển tác xảy ra
khi
thông tin cần cung cấp được đưa vào cú phụ trở thành đối tượng của nhận thức.
 Các quá trình vật chất, quan hệ được phản ánh lại dưới dạng quá trình tri nhận
Vd. You might want to go to Dublin and Luxembourg, where the rules are much
simpler, [296] (quá trình tri nhận được dùng để thể hiện thông tin: „The rules in
Dublin are much simpler - quá trình quan hệ) (Bạn có thể muốn đi Dublin và )
Vd. Có thể coi đây là một bài học đau lòng trong quản lý, ! [196] (quá trình tri nhận).
Thông tin cần thể hiện:  Đây là một bài học đau lòng ! (quá trình quan hệ)
 Các quá trình vật chất, hành vi được phản ánh lại dưới dạng quá trình phát ngôn
Vd. , the Princess has made clear that even though she will not withdraw her
agreement to divorce. [309, 28] (quá trình phát ngôn) ( Even though the Palace to
divorce. (quá trình hành vi) ( Công nương chỉ rõ rằng )
Vd. Khó có thể phủ nhận rằng, một số cô gái lái xe tắc xi đã sa vào vòng cám dỗ của
những vị khách lắm tiền. (quá trình phát ngôn/ tri nhận) [173] ( Một số cô gái vị
khách lắm tiền.) (quá trình vật chất)
 Các quá trình vật chất, tri nhận được phản ánh lại dưới dạng quá trình hành vi
Vd. Holders of unit trusts that invest in Europe might see some discruption [296] (quá
trình hành vi) ( „invest in Europe ‟ - quá trình tri nhận) (Những người nắm giữ đơn
vị cổ phần tin tưởng rằng )
 Các quá trình vật chất, tri nhận được phản ánh lại dưới dạng quá trình quan hệ:


6
6
Vd. The hope now is that Duch – – may shed some light on what happened. [319]

(quá trình quan hệ) ( Some hope that Duch – ) (quá trình hành vi) (Niềm hi vọng
hiện nay là )
Vd. Điều mà tôi cảm nhận được về họ là ai cũng hãnh diện, tự hào với nhiệm vụ của
mình [266] (quá trình quan hệ) ( Tôi cảm nhận được rằng ) (quá trình tri nhận)
2.1.2. Định ngữ
Các thành phần cú do danh từ đảm nhiệm có thể được mở rộng nghĩa bởi định ngữ trước và
định ngữ sau trong danh ngữ tiếng Anh (phần đầu và cuối trong danh ngữ tiếng Việt).
 Việc sử dụng từ ghép (compound words), hiện tượng chuyển loại, kết hợp của các thực từ
là chủ yếu, là ưu điểm vượt trội của PS tiếng Anh do đem lại hiệu quả đặc biệt: tăng khả
năng chuyển tải thông tin, tiết kiệm ngôn từ, giảm gánh nặng cho định ngữ sau, tránh
nhầm lẫn và tạo sự hồi hộp cho người đọc.
Vd. half toothed smile [357, 36] ( smile through which the teeth that have left half
only were shown) (nụ cười phô những chiếc răng sún còn có một nửa). (Nghĩa của
tính từ ghép gồm 2 từ tương đương với nghĩa của cả cú).
 Các dạng từ ghép lâm thời được sử dụng với mục đích mở rộng nghĩa cho danh từ trong
PS tiếng Anh theo thống kê có 66 dạng, gồm: 16 dạng danh từ, 40 dạng tính từ ghép bởi hai
thành tố và 20 dạng tính từ ghép bởi ba thành tố từ vựng.
 Ngoài định ngữ trước, định ngữ sau, gồm thành phần đồng chức năng, cú bị bao có
vai trò không kém phần quan trọng đối với việc mở rộng nghĩa cho danh từ, đặc biệt là
trong PS tiếng Việt do khả năng mở rộng nghĩa của định ngữ trước trong tiếng Việt (chủ
yếu do các hư từ đảm nhiệm) vô cùng hạn chế.
 Định ngữ sau thường được sử dụng trong các tiêu đề có cấu trúc danh ngữ
 Chuyển tác chu cảnh, đưa chu tố lên vị trí đầu câu, đem lại nhiều lợi ích: nhấn mạnh
thông tin có nét đặc trưng, tăng khả năng mở rộng nghĩa của cú
Vd. At the pilot’s demand, one of four thrusters reversers – – was to be replaced on
engine number 2. [287] (Theo yêu cầu của phi công, một trong số 4 thiết bị đổi chiều –
– sắp được thay thế cho động cơ số 2) ( One of four thrusters reversers – – was
to be replaced on engine number 2 at the pilot‟s demand)



7
7
Vd. Với chiếc xe đạp, người lao động nghèo có thể chất lên hàng chục món hàng đi
sâu vào hẻm nhỏ. [210] (trạng ngữ phương thức) ( Người lao động nghèo có thể chất
lên chiếc xe đạp hàng chục món hàng ) (trạng ngữ không gian)

2.2. Các phương thức biểu hiện chức năng tư tưởng lôgic
2.2.1. Các quan hệ đẳng kết gồm: thành phần đồng chức năng, trích dẫn trực tiếp.
 Trong trích dẫn trực tiếp (toàn bộ và bộ phận) cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu
có vị thế như nhau.
 Nếu trích dẫn toàn bộ đảm bảo tính trung thực của phát ngôn, thì trích dẫn bộ phận tạo
cho phóng sự phong cách riêng. Trong ngữ cảnh mới, cách “ghép nối” những từ, ngữ lấy
từ những ngữ cảnh khác được chấp nhận nhờ sự liên tưởng của người đọc. Phương thức
này có hiệu quả đặc biệt trong PS do đằng sau mỗi từ, ngữ được trích còn ẩn dấu cả một
câu chuyện, một hàm ý và thông điệp của riêng nó .
Vd. „The dragon of China,‟ Aoki observed, „is still a paper dragon.‟ [362] („Con rồng
Trung Quốc,‟ Aoki nhận xét, „vẫn còn là con rồng giấy.‟)
Vd. Tuy nhiên không thể vì “những con sâu làm rầu nồi canh” ấy mà qui chụp, “vơ
đũa cả nắm” đối với cả những nữ lái xe lương thiện. [176, 31]
2.2.2. Các quan hệ phụ thuộc gồm: cú bị bao trong vai trò định ngữ sau và trích dẫn
gián tiếp với các chức năng tóm tắt những phát ngôn dài, truyền đạt lại ý nghĩ.
2.3. Những nét tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện chức năng tư tưởng
trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
2.3.1. Những nét tương đồng
PS tiếng Anh và tiếng Việt đều diễn giải thông tin dưới dạng quá 6 quá trình và sự
chuyển tác kết thúc ở các quá trình phổ biến nhất là quá trình quan hệ (nhận xét của
người viết), quá trình tri nhận (phản ứng của tác giả) và quá trình phát ngôn. Ngôn bản
PS trong cả hai ngôn ngữ đều có nhu cầu mở rộng nghĩa cho danh từ và cú; đều sử dụng
phương thức chuyển tác chu tố và trích dẫn trong thể hiện kinh nghiệm.
2.3.2. Những nét khác biệt



8
8
1) Các khả năng mở rộng nghĩa cho danh từ trong PS tiếng Anh được tác giả PS tận
dụng tối đa, đặc biệt là sử dụng các tính từ ghép lâm thời ở vị trí định ngữ trước.
2) Tỉ lệ sử dụng câu trích dẫn trực tiếp và tỉ lệ khác biệt trong việc sử dụng các động
từ dẫn cho thấy xu thế thiên về tính khách quan trong phản ánh kinh nghiệm của các tác
giả PS tiếng Anh.
Bảng 2.9 Tỉ lệ sử dụng các động từ dẫn trong phóng sự báo in tiếng Anh và tiếng Việt
Thể loại động từ dẫn
PS tiếng Anh
PS tiếng Việt
1. động từ “say / nói”
42,0%
3,0%
2. động từ “tell / bảo”
7,5%
8,0%
3. động từ “ask / hỏi”
4,0%
6,0%
4. động từ “say/ nói” kết hợp yếu tố chu cảnh
16,5%
17,5%
5. động từ phát ngôn có nét nghĩa biểu niệm
2,5%
8,5%
6. động từ không mang nghĩa nói năng
0,4%

10,0%
7. động ngữ
3,5%
9,0%
8. danh ngữ
2,5%
8,5%
9. giới ngữ “according to / theo ”
4,0%
2,0%
Chương 3: Các phƣơng thức thể hiện chức năng liên nhân trong
phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt
 Chương 2 xét đến các cú đơn lẻ. Nhưng Halliday nhìn nhận cú như một sự trao đổi,
và những vấn đề liên quan đến hệ thống liên nhân gồm: tính phân cực, tính tình thái và
việc xưng hô. Lí do đề cập đến chức năng liên nhân trong PS là nhu cầu trả lời câu hỏi:
PS có phục vụ cho giao tiếp hay không? Bằng cách nào?
 Các phương thức thể nghĩa tình thái trong PS được khảo sát dựa trên tiêu chí: yếu tố thể
hiện tình thái có thuộc thành phần cú chứa thông tin hay không. Có 2 khả năng:
 Thông tin và tình thái cùng được thể hiện trong cú chứa thông tin:
(Tình thái)
, (Tình thái) Chủ
ngữ
(Tình thái)
(Tình thái) Vị
ngữ,
(Tình thái)

CÚ CHỨA THÔNG TIN



Sơ đồ 3.8 Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của cú chứa thông tin
 Thông tin và tình thái được thể hiện không cùng trong cú chứa thông tin:
CÚ PHÓNG CHIẾU

CÚ BỊ PHÓNG CHIẾU
Chủ ngữ
Vị ngữ
Chủ ngữ
(Tình
Vị ngữ


9
9
thái)
(Tình thái)
CÚ CHỨA THÔNG TIN

Sơ đồ 3.9 Vị trí của yếu tố tình thái trong thành phần của cú phóng chiếu
Các phương thức thể hiện chức năng liên nhân trong PS báo in tiếng Anh và tiếng Việt
gồm: ẩn dụ thức, ẩn dụ tình thái và yếu tố bình luận.
3.1. Ẩn dụ thức: thể hiện trong việc sử dụng câu nghi vấn trong PS tiếng Anh. Người
viết đặt câu hỏi định hướng suy nghĩ (câu hỏi không chính danh) nhằm đưa quan điểm
một cách gián tiếp. Câu trả lời được người đọc hoặc chính tác giả đưa ra.
Vd. Is Ian Thorpe the most technically proficient swimmer all the time? Probably not.
[370] (Liệu Ian Thorpe có phải là vận động viên bơi lội thành thạo nhất về mặt kĩ thuật
hay không? Có lẽ là không. (Thông điệp: Ian Thorpe is not the most technically
proficient swimmer all time). Trong PS tiếng Việt, hiện tượng này rất phố biến.
Vd. Hay như người vứt rác ra đường, họ không nộp phạt, thì CA làm gì được? [191]
( Thông điệp: công an cũng chịu, chẳng làm gì được)


3.2. Ẩn dụ tình thái:
3.2.1. Hiện thực hoá tình thái có tính tương thích: (yếu tố thể hiện tình thái thuộc
thành phần chính của cú). PS tiếng Anh sử dụng các phương thức: trợ động từ, trạng từ
tình thái thức và vị ngữ. Trong PS tiếng Việt cũng có cách thể hiện tương tự.
3.2.2. Hiện thực hoá tình thái nhờ ẩn dụ: kiểu ẩn dụ liên nhân dựa trên mối quan hệ
ngữ nghĩa của phóng chiếu ở dạng: khách thể tường minh và chủ thể tường minh.
1) Khách thể tường minh: cách tác giả thể hiện thái độ bằng hành động lời nói gián
tiếp, gồm các cấu trúc trong tiếng Anh: cấu trúc cố định có chủ ngữ hình thức “It” và
“there” chỉ thuộc tính (tương ứng với quán ngữ đứng đầu câu trong PS tiếng Việt), hay
cú phóng chiếu với chủ ngữ hình thức hay danh ngữ chỉ nhóm người khó xác định rõ
ràng (12 trường hợp trong tiếng Anh và 3 trường hợp trong tiếng Việt).
Vd. In private, it is admitted that spare parts are often too old and too difficult to find.
[287] (Về phương diện cá nhân, công nhận rằng những phần dư đã quá cũ và khó
tìm.)


10
10
Vd. Vẫn biết thay đổi được một thói quen xấu là khó Nhưng rõ ràng chúng ta chẳng
có cách lựa chọn nào khác. [191]
Vd. Many of millions of people who saw pictures of a plume of flames at the rear of
the doomed Concorde will have assumed that the crash was due largely to problems
[287] (Hàng triệu người đã trông thấy những bức ảnh chụp làn khói do những đám
cháy ở đuôi chiếc Concorde định mệnh sẽ khẳng định rằng vụ tai nạn máy bay chủ
yếu là do những trục trặc )
Vd. Dư luận nhân dân cho rằng: Chỉ với một kết quả là số vụ tai nạn giao thông
giảm, thì NĐ36/CP hàng năm đã cứu hàng trăm mạng người và [191]
2) Chủ thể tường minh là phương thức được dùng rất phổ biến trong PS tiếng Việt.
Chủ thể của cú phóng chiếu ở ngôi thứ nhất (có thể ở dạng ẩn) hoặc ngôi thứ hai để tạo

động lực kéo người đọc tham gia vào quá trình nhận thức một cách không thụ động. Trong
PS cả hai ngôn ngữ đều có các trường hợp tương đương.
Vd. Sure, Amazon still had its impressive customer base, [301] (Chắc chắn, công ty
Amazon vẫn có nền tảng khách hàng đầy ấn tượng, ) ( I’m/We’re sure)
Vd. Thế ỉ mới biết cái nghèo đói đâu chỉ là do chiến tranh mà còn do dân trí thấp, do
ý thức lao động của người dân. [234] ( Thế tôi mới biết)
Vd. , Phnom Penh became a city of country people, , and you still cannot find doctors
or teachers or lawyers of a certain age. [319] ( , Phnom Penh , và bạn đến giờ vẫn
không thể tìm được các bác sĩ, giáo viên hay luật sư của thời kì đó)
Vd. Bạn đọc yêu quý!
Câu chuyện này tôi được nghe các bậc cao niên kể lại khi về công tác ở huyện Thái Ninh
tôi xin chép lại hầu bạn. Sự thực đến đâu, xin bạn chớ phẩm bình [247, 33]

3.3. Yếu tố bình luận trong PS tiếng Anh và tiếng Việt gồm: trạng ngữ tình thái bình
luận, và thành phần xen (không thuộc cấu trúc của cú chính).
3.3.1. Trạng ngữ tình thái bình luận thể hiện xét đoán về khả năng và sở thích.
Vd. Admittedly, labour will be by far their biggest cost. [301] (Phải thừa nhận là, lao
động sẽ vượt xa giá trị lớn nhất của nó rất nhiều)


11
11
Vd. Thực ra, không phải người Hồi giáo muốn tranh giành quyền, cướp đất gì; [234]
3.3.2. Cú và ngữ xen (Phụ chú ngữ) không tham gia vào cấu trúc Đề Thuyết của cú.
 Thành phần xen không có vị trí cố định, có thể xen vào bất kì vị trí nào trong cấu trúc
cú (khoảng 15 vị trí), không đảm nhiệm bất kì chức năng ngữ pháp trong cú, ngôn ngữ
thiên về văn phong hội thoại, có thể ở dạng nghi vấn hoặc cảm thán để tạo hàm ngôn.
Vd. Cái cử chỉ ấy, chị nhận ra ngay (người con gái nào mà không nhậy cảm trước
những ý tứ của người con trai?) [247, 263] ( mọi người con gái đều nhậy cảm trước
ý tứ của người con trai)

 Thành phần xen đưa thông tin nhằm giải đáp thắc mắc có thể nảy sinh khi tiếp nhận
thông tin. (20 trường hợp: chủ yếu là chi tiết hoá, giải thích, bình luận và thể hiện thái độ )
Vd. After shooting the maintenance man (he survived), Ashbrook shot and fatally
wounded Sydney Browning, [274] (Sau khi bắn người cưu mang (ông này vẫn sống
sót), Ashbrook đã bắn và làm Sydney Browning bị thương nặng, )
Vd. Có bận thằng Còi – ở bãi cát này đều gọi như thế, suốt ngày không mũ nón, độc
quần cộc, không sợ nắng mưa bệnh tật là gì, dẫn bọn trẻ con lên bờ đi xem văn công.
[246]
 Thành phần xen tăng sức thuyết phục cho thông báo, thể hiện thái độ và luận bình một
cách tế nhị, giúp nhân vật trần thuật giao tiếp và định hướng suy nghĩ cho người đọc.
 Sự không có tính qui tắc chặt chẽ của thành phần xen làm tăng thêm phẩm chất của văn
học cho PS và khả năng sáng tạo cho người viết, đồng thời tạo điểm nhấn trong cú và gián
tiếp đưa ra thông điệp, tạo nên yếu tố bất ngờ, né tránh những điều e ngại.
Vd. Here the euro is a strange animal indeed: a large body, 11 legs – but as yet no
head. [313] (Đồng euro là con vật kì lạ: thân to, có 11 chân - nhưng vẫn chưa có đầu)
Vd. Bán hết đôi sọt hàng ít nhất phải dạo qua vài mươi cây số. (Một kiếp hàng rong sẽ
là bao nhiêu? Một hay hai vòng quanh trái đất). [247, 167]

3.4. Những nét tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện chức năng liên nhân
trong phóng sự báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt


12
12
3.4.1. Những nét tương đồng: các phương thức nêu trên đều được sử dụng để thể hiện
nghĩa liên nhân trong PS cả hai ngôn ngữ
3.4.2. Những nét khác biệt:
3.4.1.1. Về ẩn dụ tình thái
Bảng 3.8 Tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện tình thái trong phóng sự báo in tiếng
Anh

HIỆN THỰC HOÁ CÓ
TÍNH TƢƠNG THÍCH
( 33% )
Trạng ngữ tình thái thức
3,0% (1)
Thuộc vị ngữ
(29%)
Trợ động từ tình thái
19,5% (2)
Vị ngữ
10,0% (3)

HIỆN THỰC HOÁ
NHỜ ẨN DỤ
( 66% )
Khách thể tƣờng
minh (46,5%)
Cấu trúc có chủ ngữ hình thức
12,5% (4)
Cú phóng chiếu
34,0% (5)
Chủ thể tƣờng
minh (20%)
Chủ thể ngôi thứ
nhất (12,5% )
tường minh
11,3% (6)
ẩn, giản lược
1,3% (7)
chủ thể ngôi thứ hai

7,5% (8)

Bảng 3.9 Tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện tình thái trong phóng sự báo in tiếng
Việt
HIỆN THỰC HOÁ CÓ
TÍNH TƢƠNG THÍCH
(27%)
Quán ngữ đầu câu, sau chủ ngữ
14,5% (1)
Thuộc vị ngữ
(12,5%)
Hư từ gắn với lõi vị ngữ
7,0% (2)
Vị ngữ (tính từ, tiểu từ tình thái cuối
cú)
5,5% (3)

HIỆN THỰC HOÁ
NHỜ ẨN DỤ
(73%)
Khách thể tƣờng
minh (31,5%)
Quán ngữ làm siêu đề
20,0% (4)
Cú phóng chiếu
11,5% (5)
Chủ thể tƣờng
minh
(41,5%)
Chủ thể ngôi thứ

nhất (30%)
tường minh
8,5% (6)
ẩn, giản lược
21,5% (7)
Chủ thể ngôi thứ hai
11,5% (8)
Bảng 3.10 Tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện tình thái trong phóng sự báo in bằng
tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (%)
Hiện thực hoá có tính tương thích
(33%)
Hiện thực hoá nhờ ẩn dụ (66%)
Trạng ngữ
Thuộc vị ngữ
Khách thể tường minh
Chủ thể tường minh
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
3,0
19,5
10,0
12,5
34,0

11,3
1,3
7,5









14,5
7,0
5,5
20,0
11,5
8,5
21,5
11,5
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.



13
13
Quán ngữ
Thuộc vị ngữ
Khách thể tường
minh
Chủ thể tường minh
Hiện thực hoá có tính tương thích
(27%)
Hiện thực hoá nhờ ẩn dụ (73%)
TIẾNG VIỆT (%)

Ví dụ minh hoạ
TÌNH THÁI TRONG PHÓNG SỰ BÁO IN TIẾNG ANH
1.

she probably finds J. Major a
considerable relief
Có thể cô vẫn còn hoạt động liên quan
đến mại dâm
1.
TÌNH THÁI TRONG PHÓNG SỰ BÁO IN TIẾNG
VIỆT
2.
He could also be tough and bullish
Một bữa trà có khi kéo dài tới 3-4 tiếng
đồng hồ
2.
3.
The Gaisal disaster is unlikely to be

blamed on freak weather conditions
3.
4.
It is not difficult to see why officials
are concerned
Việc cho con đi học là điều không
tưởng
Nhưng rõ ràng chúng ta chẳng có cách
lựa chọn nào khác
4.
5.
Somes studies suggest that more
than half population is seriously
overweight
Một thực tế cho thấy rằng, sứ quán
Taliban được bảo về bởi hàng triệu
ngươi Hồi giáo ở Pakistan.
5.
6.
I suspect that both passions, golf and
money, were really forms of escape
Nhìn bản danh sách ông đưa, tôi mới
tin ông nói đúng .
6.
7.
Sure, it’s easy to forget what is
glorious about the Games
Vẫn biết thay đổi được một thói quen
xấu là khó
7.

8.
You’re also likely to need glasses at
night or in movie theaters
Tốt hơn hết, bạn hãy coi nó như là một
giai thoại
8.

 Trong PS tiếng Anh, nghĩa tình thái thường được thể hiện thông qua ẩn dụ dưới hình thức
khách thể tường minh với cú phóng chiếu có chủ ngữ hình thức (it- vô nhân xưng).
 Trong PS tiếng Việt, nghĩa tình thái được thể hiện nhờ ẩn dụ dưới hình thức chủ thể
tường minh chiếm tỉ lệ cao nhất (tuy không cách biệt nhiều so với khách thể tường
minh), nhưng chủ thể của cú phóng chiếu chủ yếu là chủ thể ẩn. Chức năng liên nhân
được tác giả coi trọng hơn và luôn tận dụng mọi cơ hội để tạo ra không khí đối thoại nhằm
nâng cao vị thế của người đọc, “áp đặt” ý tưởng một cách khéo léo.
3.4.1.2. Các biểu thức quy chiếu biểu hiện nghĩa liên nhân: là cách dùng phép ẩn
dụ cung cấp thông tin thông qua lăng kính chủ quan của người viết, nhằm gieo vào lòng

×