Tiểu luận
•
Mơn: Ngơn Ngữ Báo chí
•
Đề tài: Đánh giá về ngơn ngữ được sử dụng trên báo chí hiện nay
•
Sinh viên: Nguyễn Sơn Tùng
•
Lớp: Quay phim truyền hình K32
Mục Lục
A.
B.
Mở đầu
Nội Dung
Chương 1: Các tính chất của ngơn ngữ Báo chí
Chương 2: Các thủ pháp nhằm thu hút người đọc trên báo chí
1.
2.
3.
Đan xen khn mẫu và biểu cảm
Sử dụng chất liệu văn học trong các tác phẩm
Chơi chữ trên báo chí
Chương 3: Các lỗi thường gặp trên báo chí
1.
2.
3.
4.
C.
Lỗi về Logic của tư duy trên báo chí
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Các hạn chế về ngơn ngữ quảng cáo trong báo chí
Kết Luận
A.
Mở đầu
Có thể nói, trong thời đại phát triển như hiện nay, nhu cầu về thông tin của con
người là rất lớn. Chúng ta ln tìm kiếm thơng tin ở bất kì đâu, từ rất nhiều nguồn
và khơng ai muốn mình chậm lại so với dòng chảy xã hội này. Tuy nhiên, khơng
phải bất kì nguồn thơng tin nào cũng được con người tôn trọng, tin tưởng và quan
tâm nhiều như thơng tin trên báo chí.
Từ trước đến giờ, các thơng tin trên báo chí ln được nhiều người hướng đến
nhất mỗi khi cần đính chính, hay cần chắc chắn cho một sự việc nào đó. Hoặc chỉ
đơn giản là việc cập nhật tin tức mỗi ngày, nhưng có vẻ như trong thời gian không
– hề - gần – đây, sự tin tưởng của mọi người vào báo chí giảm sút đi đáng kể.
Nguyên nhân là từ đâu?
Về mặt khách quan, có thể nói lỗi khơng nhỏ nằm ở chính những người đọc, khi
họ chưa chọn được nguồn thơng tin chính xác. Họ hay bị nhầm lẫn giữa những
trang tin tự phát với trang báo, cơ quan báo chí được cấp phép chính thức. Người
đọc, người xem vẫn lấy sự tin tưởng vào báo chí để thu nhận những thơng tin từ
các trang tin ngồi, và nếu có vấn đề về thơng tin thì họ sẽ ngược trở lại đánh giá
về báo chí nước nhà. Ngồi ra, cũng khơng thể khơng nhắc đến nhu cầu thông tin
của con người. Sẽ rất khó để một nhà báo truyền đạt những thơng tin mà khơng
thực sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân mà họ dễ dàng tiếp nhận. Liệu
rằng những thông tin về chặt phá 6.700 cây xanh ở Hà Nội đang nóng từng ngày
như hiện nay có thể làm người dân ở Tây Nguyên chú ý? Liệu rằng việc thay đổi
khí hậu trên trái đất có được các bạn trẻ quan tâm sát sao?
Về mặt khách quan là như vậy, tuy nhiên, xét về mặt chủ quan thì các cơ quan
báo chí hiện nay khơng thể phủ nhận rất nhiều vấn đề còn tồn đọng trong cách xây
dựng tác phẩm mà họ gửi đến công chúng. Hiện nay, do nhiều ngun nhân khác
nhau mà khơng ít nhà báo chỉ chú trọng tới phần nội dung chứ không để ý nhiều
đến phần hình thức diễn đạt thơng tin. Bởi vậy họ bỏ qua khá nhiều lỗi về ngôn từ
ở mọi cấp độ: từ câu, đoạn văn, thậm chí lỗi ở cả bố cục tồn văn bản.
Báo chí vẫn được coi là chuẩn mực trong ngơn ngữ, chính vì thế các sai sót này
càng phải được chú ý, càng phải cẩn thận hơn.
B.
Nội dung
Chương 1: Các tính chất của ngơn ngữ báo chí
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trị quan trọng hàng đầu của
báo chí là thơng tin. Báo chí phản ánh hiện thực thơng qua việc đề cập các sự kiện.
Khơng có sự kiện thì khơng thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng bao trùm
của ngơn ngữ báo chí là có tính sự kiện.
1.
Tính chính xác
Ngơn ngữ của bất kì phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác.
Nhưng với ngơn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo
chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về
ngơn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thơng tin, nghĩa là có
thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng khơng lường trước được.
Có thể thấy một ví dụ cụ thể nhất cho trường hợp này là loạt bài báo nói về
vụ “bố chồng – nàng dâu” có quan hệ với nhau. Những thơng tin thiếu chính xác,
mang tính xúc phạm của nhà báo đã làm cho cộng đồng có những bức xúc khơng
nhỏ. Kéo theo đó là rất nhiều hệ quả khơn lường, để rồi cuối cùng chính nhà báo
đó phải chịu sự xử lí của cơ quan nhà nước về bài báo quá thiếu tính chính xác của
mình.
Một ví dụ khác phản ánh hậu quả khi khơng đảm bảo tính chính xác là
trường hợp báo Tri thức trẻ đã đăng bài “gái miền tây và ba chữ N”. Sau đó, tờ báo
này đã bị phạt đến 200 triệu đồng.
Ngày 02/10/2014 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi
phạm với 33 trường hợp thuộc 26 cơ quan báo chí , trong đó có 10 cơ quan báo chí
bị phạt nặng vì đưa tin sai sự thật. Vì vậy, có thể thấy rằng, việc đảm bảo tính chính
xác là điều tối quan trọng đối với tất cả các nhà báo.
2.
Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngơn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện
thực được nhà báo miêu tả. Tường thuật phải cụ thể, phải cặn kĩ tới từng chi tiết
nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong
cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của
mình.
Có thể thấy trong các bản tin về bão lũ, thiên tai, tính cụ thể trong tác phẩm
báo chí rất quan trọng. Việc mô tả tường tận sự việc đang xẩy ra khiến cho người
xem, người đọc càng chú ý, quan tâm đến tác phẩm hơn.
“Chỉ có 10 đến 15% số nạn nhân chết tại siêu bão Hải Yến tại Tacloban được
nhận dạng. Còn lại, phần lớn họ đều được quy tập và chôn chung trong những nấm
mồ tập thể” – Báo thanh niên Online
Câu nói trên của nhà báo khơng chỉ đảm bảo tính cụ thể, thậm chí rất cụ thể
khiến cho người đọc khơng khỏi bàng hồng về sự thật khủng khiếp đó mà cơn bão
Hải Yến mang lại.
“Xác người trôi lềnh bềnh, thuốc men, thực phẩm thiếu thốn, phải đi bộ hàng
giờ liền để đến các trạm cứu trợ thiên tai, nạn hơi của… là những gì mà người dân
tại thành phố ven biển Tacloban (Philippines) đang phải đối mặt sau khi siêu bão
Hải Yến đi qua.” – Báo thanh niên Online
Những câu tả thực chi tiết và cụ thể đến như vậy của nhà báo đã vẽ nên một
bức tranh tồn cảnh và vơ cùng chính xác hiện ra trước mắt người xem. Để họ hiểu
rõ sự thật đau buồn này.
3.
Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thơng tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội,
không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới
tính…, đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thơng tin,
vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngơn ngữ của báo chí
phải là thứ ngơn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi
Có thể thấy, điều này được thể hiện rõ nhất ở trong các chương trình thời sự,
đặc biệt là chương trình thời sự lúc 19h00 hàng ngày của đài truyền hình Việt Nam.
Đây là chương trình truyền hình có thể nói là đơng người xem nhất, được nhiều
người quan tâm nhất. Vì vậy, để đảm bảo có thể truyền tải tối đa lượng thông tin
cho khán giả, các biên tập viên phải hết sức cẩn trọng trong vấn đề ngôn ngữ, để
làm sao mà người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, mọi địa phương đều có
thể hiểu và ghi nhớ thơng tin một cách tối đa nhất, đặc biệt là với những thơng tin
đang nóng, được nhiều người quan tâm.
4.
Tính ngắn gọn
Ngơn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dịng có thể làm lỗng
thơng tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào
đó, nó cịn làm tốn thời gian vơ ích cho cả hai bên. Đấy là chưa kể đến việc viết dài
dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ.
Một ví dụ về bài báo rất ngắn gọn nhưng đủ thơng tin cần thiết
5.
Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngơn từ vì chúng thường bị giới
hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa chọn
và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ
lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời gian.
6.
Tính bình giá
Các tác phẩm báo chí khơng chỉ đưa thơng tin về các sự kiện mà cịn phải
thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thơng qua sự bình giá. Sự
bình giá này có thể là tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình
huống nào nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngơn từ.
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả
ngay từ tiêu đề như: " Góc tối ở thành phố cảng ", " Bông hoa Thủ đô giữa núi
rừng Tây Bắc ", " Lặng lẽ quá ... liên hoan phim ", " Giai điệu buồn của một đêm
nhạc trẻ ", " Đó cũng là một cách sống đẹp "...Còn trong các phần khác ( cả mở
đầu, triển khai lẫn kết thúc ) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người viết
còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận, phóng sự,
ghi chép, ký...
7.
Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ,
lời nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân và do đó sinh động hấp dẫn
hay ít nhất cũng gây được ấn tượng với độc giả.
Ví dụ như bài viết với tiêu đề: Khi những cô gái trở nên “lười vô đối” – báo
vnexpress, ra ngày 27/3/2015
Người con gái vẫn được coi là biểu tượng cho sự chăm chỉ, nết na, nhưng
với cái tiêu đề “lười vô đối” này, chắc chắn sẽ kích thích khơng ít người xem. Tác
giả đã có các sử dụng ngơn từ rất độc đáo.
8.
Tính khn mẫu
Giao tiếp báo chí khơng thể thiếu khn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và
cơng sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Song, khác với khuông mẫu hành trong văn bản hành chính và văn bản khoa
học, khn mẫu báo chí khơng cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển
chuyển.
Chương 2: Các thủ pháp nhằm thu hút người đọc trên báo chí
1.
Đan xen khn mẫu và biểu cảm
Nếu so sánh các phong cách chức năng trong ngôn ngữ về phương diện quan hệ
giữa khuôn mẫu và biểu cảm, chúng ta có nhận thấy: Trong phong cách hành chính
– cơng cụ và phong cách khoa học, tính khuôn mẫu của cách thức diễn đạt đạt tới
mức tối đa, nghĩa là khơng cịn chỗ cho các thành tố biểu cảm. Trong phong cách
văn học nghệ thuật, tính biểu cảm chiếm ưu thế so với tính khn mẫu, đặc biệt,
trong một số tác phẩm thơ, tính biểu cảm có thể đạt tới mức tối đa. Riêng trong
phong cách báo chí – chính luận, tính khn mẫu và tính biểu cảm của ngơn từ
nằm trong quan hệ tương đối hài hồ, cân bằng.
Có thể thấy ở một số trường hợp:
“Trời càng mưa nặng hạt hơn, nhưng ông thầy người Nhật Bản vẫn tiếp tục la
hét, thúc giục các học trò chơi mạnh mẽ và quyết liệt.” – báo Vnexpress
“Trận giao hữu quốc tế diễn ra tuần này gợi nhớ về chung kết World Cup cách
đây 17 năm vốn có kết quả bất ngờ và ẩn chứa những góc khuất về "Người ngoài
hành tinh" Ronaldo.” - Vnexpress
'Những búp măng non' có thể ra mắt sân cỏ quốc tế tuần này – Vnexpress
'Chân gỗ' Bendtner lập hat-trick vào lưới tuyển Mỹ
Các câu trên đều là những ví dụ rất điển hình cho việc tạo tính biểu cảm của nhà
báo trong các tác phẩm báo chí của mình. Từ việc đánh giá sự nghiêm túc trong
công việc của HLV Miura, việc gọi Ronaldo như một người ngồi hình tinh hay
các các gọi về những cầu thủ khác cho thấy tính biểu cảm của nhà báo là cao thế
nào.
Thực tế khảo sát cho thấy, hầu hết các tác phẩm báo chí đều sử dụng sự đan
xen khuôn mẫu và biểu cảm như là nguyên tắc cấu tạo về ngôn ngữ, song tất nhiên
là với mức độ và cách thức khác nhau.
Ngoài ra cịn rất nhiều ví dụ khác mà sự biểu cảm nằm ở ngay trong những
từ ngữ hội thoại như:
Nhưng bây giờ, Ancelotti đứng trước nguy cơ sẽ đi theo “vết xe đổ” của Del Bosque, nếu
không cải thiện phong độ của đội bóng ngay lập tức trước khi mùa giải kết thúc.
2.
Sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm
Khi nói về mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết giữa văn học và báo chí, khơng
thể bỏ qua một khía cạnh rằng: văn học chính là nguồn chất liệu dối dào và quý giá
cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
Thực vậy, trong các tác phẩm báo chí thuộc nhiều thể loại khác nhau, chúng ta
thường xuyên bắt gặp vô số các chất liệu văn học. Các chất liệu này nếu được dùng
đúng chỗ và đúng liều lượng ln mang lại giá trị to lớn: đó là làm cho bài báo trở
nên sinh động, hấp dẫn, dễ lĩnh hội hơn, hay nói một cách ngắn gọn là đạt hiệu quả
giao tiếp cao hơn.
VD:
Ở các tác phẩm trên, nhà báo đã sử dụng những tên gọi của các nhân vật trong
các tác phẩm văn học, hoặc tên một tiểu thuyết, và cả những câu thành ngữ - tục
ngữ khác.
3.
Chơi chữ trên báo chí
Chơi chữ là thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngôn từ khá hiệu quả, nhờ nó lời
nói của chủ thể phát ngơn từ trở nên sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn, để lại dấu
ấn nhất định trong lịng người nghe, người đọc.
Có thể thấy rất nhiều ví dụ trên báo chí hiện nay:
Chương 3: Các lỗi thường gặp trên báo chí
1.
Lỗi về logic của tư duy trên báo chí
Hiện nay trên báo chí đang khá phổ biến một loại câu sai có thể gây ra trở ngại
không nhỏ đối với việc tiếp nhận và lĩnh hội thông tin, nhưng lại chưa được những
người cầm bút cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Đó là những câu
văn khơng phù hợp với logic của tư duy.
Những câu văn không phù hợp với logic của tư duy là những câu hoặc phản ánh
không đúng thực tế khách quan, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ
phận cấu thành câu.
Ví dụ: Chương trình VTV kết nối – kênh VTV 1, Ban thời sự:
“Qua đó, cử tri trên khắp cả nước có thể tham gia một cách nhanh nhất vào các
phiên chất vấn”
Câu sai thông tin. Phải là “tham gia theo dõi” chứ cử tri không được “tham gia”
vào phiên chất vấn.
“Qua đó, cử tri trên khắp cả nước có thể tham gia theo dõi một cách nhanh
nhất vào các phiên chất vấn”
“Đồng hành với các bé trong mỗi chương trình tập luyện, hóa thân rồi
cùng thể hiện các ca khúc của các ca sĩ nổi tiếng trên sân khấu của Gương mặt
thân quen nhí, các nghệ sĩ và các thí sinh Nhí đã có sự gắn bó khăng khít ngay
từ trong cách xưng hô “bố - con”, “mẹ - con”.”
Lỗi logic, không đồng nhất. Trạng ngữ “Đồng hành với các bé trong mỗi
chương trình tập luyện…” khơng phù hợp với hai chủ ngữ “các nghệ sĩ và các thí
sinh Nhí”.
“Đồng hành nhau trong mỗi chương trình tập luyện, hóa thân rồi cùng
thể hiện các ca khúc của các ca sĩ nổi tiếng trên sân khấu của Gương mặt
thân quen nhí, các nghệ sĩ và các thí sinh Nhí đã có sự gắn bó khăng khít
ngay từ trong cách xưng hơ “bố - con”, “mẹ - con”.”
2.
Lỗi chính tả
Dù được coi là chuẩn mực của ngơn ngữ, nhưng khơng ít các bài báo vẫn mắc
những lỗi sai chính tả rất cơ bản.
Có thể ví dụ
3.
Lỗi dùng từ
Ví dụ:
“Trong các bản tin đặc biệt về các phiên chất vấn tại Quốc hội, có những
phóng sự tổng hợp phiên chất vấn để người xem dễ tiếp cận.”
Câu trên mắc lỗi lặp từ
“Trong các bản tin đặc biệt này, có những phóng sự tổng hợp phiên chất
vấn để người xem dễ tiếp cận.”
“Với sự phối hợp chặt chẽ của các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại các tỉnh
thành phố, phần ý kiến cử tri trong các bản tin này được thực hiện công phu, ý
kiến đa dạng…”
Hai vị ngữ “thực hiện công phu” và “ý kiến đa dạng” không đồng nhất.
“Với sự phối hợp chặt chẽ của các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại các
tỉnh thành phố, phần ý kiến cử tri trong các bản tin này đa dạng, được thực
hiện công phu.”
4.
Các hạn chế về ngơn ngữ quảng cáo trong báo chí
Có thể nói, ngơn ngữ của nhiều chương trình quảng cáo hiện nay đã đạt tới mức
hay, hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn khơng ít quảng cáo mắc những hạn chế nhất định
về sử dụng ngôn từ. Những hạn chế này chia ra làm 4 loại chính dưới đây:
Ví dụ:
“Với Format từng thành công ở hơn 40 quốc gia, và là chương trình ăn
khách nhất ở nhiều nước, phiên bản Việt “Người đi xuyên tường” hy vọng sẽ hấp
dẫn khán giả đến với khung giờ tối Thứ 6 hàng tuần trên VTV3”
Câu dài, tham ý. Lặp ý trong câu.
“Với Format từng thành công ở hơn 40 quốc gia, phiên bản Việt “Người đi
xuyên tường” hy vọng sẽ hấp dẫn khán giả đến với khung giờ tối Thứ 6
hàng tuần trên VTV3”
““Tuổi thanh xuân” khai thác đời sống và tâm lý những người trẻ tuổi đầy ắp
đam mê và ước mơ với tương lai rực rỡ, trải rộng trước mắt, và gắn kết những nét
đẹp về văn hóa và đời sống cả hai nước.”
Câu dài. Lặp từ. Nên ngắt câu ra làm hai câu đơn.
““Tuổi thanh xuân” khai thác đời sống và tâm lý những người trẻ tuổi đầy
ắp đam mê và ước mơ với tương lai rực rỡ, trải rộng trước mắt. Bộ phim
gắn kết những nét đẹp về văn hóa và đời sống cả hai nước.”
C.
Kết luận
Có thể nói, báo chí chính là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, là nguồn thông
tin quan trọng nhất đối với người dân. Báo chí vừa được coi như người phát ngơn
cũng như người chuyển thơng tin. Vì vậy, trách nhiệm đối với mỗi nhà báo nói
riêng và các cơ quan báo chí nói chung là rất lớn.
Vẫn biết rằng điều quan trọng nhất với báo chí là đảm bảo chất lượng thơng tin
chính xác, nhanh, kịp thời nhưng khơng vì thế mà được quyền bỏ qua những chuẩn
mực về ngơn ngữ.
Cũng như phong cách báo chí chuẩn mực của chủ tịch Hồ Chí Minh: phải chân
thực, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.
Để có thể nâng cao chất lượng trong các tác phẩm của mình, tránh những lỗi về
mặt ngôn ngữ, nhà báo cần không ngừng trau dối kiến thức của mình. Cần rà sốt
lại tác phẩm của mình kĩ hơn và nhìn nhận nó trong nhiều góc độ trước khi đưa ra.
Nhiệm vụ của người biên tập viên và tổng biên tập trong các cơ quan báo chí
cũng phải hết sức được chú trọng, họ chính là những người kiểm duyệt, sửa lại tác
phẩm cuối cùng trước khi gửi đến cho độc giả.
“Biên tập viên phải hiểu thấu đáo các chi tiết tỉ mỉ về ngữ pháp, cú pháp và
phong cách để trong trường hợp cần thiết có thể cải thiện ngơn ngữ văn bản của tác
giả. Anh ta phải có khả năng trong lúc vội vã vẫn tìm ra và sửa chữa được tất cả
các câu, từ kém chất lượng. Nếu xuất hiện những nghi ngờ nào đó về chính tả, anh
ta có thể dùng từ điển để tra cứu lại.” – trích từ Nhà báo và thông tin của hai tác
giả Voscoboinhicop và Yuviev.
Cuối cùng, cũng cần kể đến sự thơng cảm của chính độc giả. Nhà báo cũng là
những con người, và họ phải liên tục làm việc với cường độ cao trước các thông tin
diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. “Sông có khúc, người có lúc”, các độc giả cũng
cần phải cảm thông cho các nhà báo. Con người ai cũng có lúc mắc lỗi, hãy góp ý
để nâng cao chất lượng cho chính những tác phẩm, tác giả mà họ quan tâm.
Bài tiểu luận trên được lấy thông tin rất nhiều trong cuốn Một số vấn đề về sử
dụng ngôn từ trong báo chí của tác giả Hồng Anh. Sau khi hoàn thành tiểu luận và
các buổi học Ngơn ngữ báo chí, em rút ra rất nhiều về nhận thức trong việc sử
dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm hiện nay và sau này của mình. Xin cám ơn
giảng viên đã hướng dẫn em hồn thành.