Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tieu luan lịch sử báo chí thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.79 KB, 29 trang )

A. MỞ ĐẦU
Từ thời của những người kể chuyện và hát rong, con người đã có nhu
cầu truyền bá thơng tin cho cộng đồng. Sự ra đời của kỹ thuật in rồi đến radio,
truyền hình và kết nối Internet đã thúc đẩy tiến trình phát triển báo chí hơn
400 năm qua.
Chặng đường dài ấy bắt đầu từ hình thức truyền tin đầu tiên là truyền
miệng với sự chính xác tùy thuộc vào quy mô mỗi sự kiện cũng như mối
tương quan của nó với người nghe. Đế chế La Mã sau thời Julius Caesar
thường ra thông báo hàng ngày dưới dạng viết tay tới các thuộc địa, cịn các
triều đình phong kiến ở VN cũng dán cáo thị để ban bố những nội dung quan
trọng.Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một
kỷ nguyên của các phương tiện truyền thơng dân chủ, trong đó hầu như tất cả
mọi người đều được tiếp cận tin tức và thông tin, và trở thành những người
sáng tạo và đóng góp cho ngành cơng nghiệp báo chí. Nhờ đó, ngày nay, tin
tức được truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với những hệ quả
khơng thể đốn trước được.
Ngày nay báo chí thế giới đã phát triển một cách vượt bậc. Những kiến
thức về phương tiện truyền thông kỹ thuật số được chia sẻ, ảnh hưởng như thế
nào tới những gì chúng ta biết và cách thức chúng ta biết? Những người viết
và những người kiểm soát nội dung các câu chuyện sẽ xử sự ra sao khi bất kỳ
ai cũng có thể là nhà báo, là nhà xuất bản hay là người lưu trữ thông tin? Đâu
là những tác động đối với xã hội toàn cầu của chúng ta?
Nghiên cứu sự phát triển của Báo chí thế giới và dựa trên sự phát triển
của khoa học kỹ thuật cơng nghệ là cách tốt nhất để có thể nhận ra bước đi và
sự tăng tốc nhanh chóng của loại hình thơng tin đặc biệt này. Qua đó ta cũng
có thể so sánh được sự phát triển của từng loại hình báo chí ở từng nước một
như thế nào. So với báo chí Việt Nam để thấy được báo chí của chúng ta đã
phát triển ra sao.
1



Tiểu luận dưới đây dựa trên sự phân tích và tổng hợp nhiều nguồn tài
liệu khác nhau, cả lý luận và thực tiễn nhằm thấy được một bức tranh tổng
hợp về sự phát triển của báo chí trên thế giới nói chung và từng loại hình báo
chí nói riêng. Sự phát triển của báo chí ở đây đi cùng những thành tựu khoa
học kỹ thuật của loài người.

2


B. NỘI DUNG
I. Sự phát triển của báo chí gắn liền với những phát minh công nghệ.

1. Cách mạng movable type lần thứ nhất – Báo in ra đời và phát triển.
Phương pháp in ấn "movable type", ra đời năm 1448, của thợ kim hoàn
Johannes Gutenberg được coi là một trong những phát kiến lớn nhất trong lịch
sử báo chí hiện đại. Trước đó, người Trung Quốc vẫn sử dụng thuật khắc chữ
trên gỗ rồi in ra giấy vào khoảng năm thứ 600 sau công nguyên và thuật in
gốm vào năm thứ 1.000. Còn Gutenberg chọn chất liệu kim loại, nhưng không
khắc chữ trực tiếp như của Trung Quốc mà ký tự sẽ được tạo rời rạc. Người ta
nhập (type) các chữ này vào khn và có thể sắp xếp, đổi chỗ cho nhau
(movable) để sáng tác thông điệp bất kỳ trước khi in ra một chất liệu nào đó.

Annes Gutenberg và
những con chữ kim
loại
Cuốn Kinh thánh đầu tiên được in theo phương pháp movable type
xuất hiện năm 1456 và chỉ sau 44 năm, hệ thống này có mặt ở 12 nước châu
Âu với khoảng 20 triệu cuốn sách. Những "tờ báo" đầu tiên, có tên news book
(sách tin), lần lượt ra đời ở thế kỷ thứ 16. Đến thế kỷ tiếp theo, thuật ngữ
"newspaper" (báo chí) trở nên phổ biến với tờ Strasbourg Relation ở Đức hay

Oxford Gazette (sau được đổi thành London Gazette và hiện vẫn được xuất
bản) của Anh năm 1665.

3


Một mốc đáng nhớ nữa là máy in linô (linotype) năm 1884 của kỹ sư
người Đức sống tại Mỹ Ottmar Mergenthaler. Với bàn phím như máy đánh
chữ (typewriter), linotype cho phép máy in nhập ký tự bằng cách vận hành cơ
học thay vì bằng tay. Cùng thời điểm đó là sự ra đời của thuật in thạch bản
offset (hình ảnh được phết mực trên tấm kim loại mỏng được chuyển sang
một lớp cao su rồi mới in vào giấy) giúp báo in trở thành phương tiện truyền
thơng chính.
Vào khoảng thế kỷ thứ 19, một số công ty triển khai mô hình cập nhật
tin tức qua đường điện thoại cố định (telephone newspaper). Ví dụ, "báo điện
thoại" Telefon Hírmondó, được thành lập năm 1893 ở Hungary, cung cấp
thơng tin về tình hình thời sự, chứng khốn, hịa nhạc và các khóa học ngôn
ngữ tới những người đăng ký thuê bao dịch vụ qua telephone.
Hình thức trên biến mất khi radio thịnh hành. Chương trình đầu tiên
được gọi bằng thuật ngữ "phát thanh" (broadcast) được nhà phát minh
Reginald Fessenden (1866-1932) người Canada truyền đi vào đêm Giáng sinh
năm 1906. Cho tới thập niên tiếp theo, một số kênh radio được thương mại
hóa và không kèm quảng cáo. (Hiện nay, radio hoạt động trên Internet được
đánh giá cao do khơng địi hỏi đăng ký băng tần, thiết lập các đài phát thanh
và bộ truyền tín hiệu mà vẫn có thể gửi thơng tin tới mọi nơi trên thế giới).
Năm 1911, nhà khoa học Boris Rosing thành công trong việc tạo hệ
thống TV sử dụng bộ phân hình gương để phát hình tới ống điện tử Braun
(ống cathode) trong đầu nhận. Cùng với nhiều bước phát triển quan trọng sau
đó, đến cuối những năm 40 của thế kỷ trước, đài phát thanh tỏ ra hoàn toàn
lép vế trước TV, nhất là trong mảng phim hài, kịch, thể thao... Tuy nhiên, dù

các chương trình TV và radio ngày một phong phú, chúng không thay thế mà
hoạt động song song với báo in. Hiệp hội báo chí quốc tế (WAN) ước tính
hiện vẫn có khoảng 1 tỷ người đọc báo giấy mỗi ngày.

4


1.1 Báo giấy điện tử - kênh thông tin mới đang hình thành
Cơng nghệ này đã được phản ánh ở bộ phim hành động - viễn tưởng
Minority Report (Sát nhân giấu mặt), trong đó một hành khách trên chuyến xe
điện ngầm đã đọc báo USA Today qua một màn hình video mỏng, có thể gập lại và
được kết nối khơng dây.

(NYTimes)
Tuy nhiên, giờ đây điều này khơng cịn chỉ xuất hiện trên phim ảnh.
Tháng này, De Tijd, một tờ báo về tài chính của Bỉ, bắt đầu phát hành một số
phiên bản "báo giấy điện tử": thiết bị có màn hình cảm ứng, tiêu thụ điện năng
thấp, sử dụng mực kỹ thuật số - hàng triệu vi chất capsule với chiều rộng chỉ
bằng một sợi tóc, có thể hiển thị hình ảnh trắng đen tùy thuộc vào dịng điện.
Đây chỉ là một trong những đợt thử nghiệm thiết bị giấy điện tử với
tham vọng biến chúng trở thành "iPod của ngành báo chí". Tờ Herald
Tribune, thuộc cơng ty The New York Times, cũng đang xem xét để đưa các
bài viết lên một sản phẩm tương tự như của De Tijd vào cuối năm nay.
Thiết bị mà De Tijd sử dụng có tên iLiad, do cơng ty iRex (chi nhánh
của Philips Electronics) sản xuất. Sony cũng sắp cho ra mắt giấy điện tử, có
khả năng tải sách, báo và podcast với giá khoảng 400 USD. Những sản phẩm
này có trọng lượng trung bình 0,3 kg (đủ nhẹ để cầm bằng một tay), có thể
cập nhật thơng tin ngay khi tới các điểm truy cập không dây (Wi-Fi hotspot)
hoặc qua kết nối Internet và cho phép lật trang bằng một phím bấm cảm ứng.
Hiện nay, các nhà xuất bản trên khắp thế giới đang phải vất vả đối

phó với tình trạng giảm số lượng phát hành. Công nghệ giấy điện tử hứa

5


hẹn giúp họ tiếp cận nhiều độc giả hơn trong khi vẫn tiết kiệm chi phí in
ấn và phân phối.
"Độc giả thường đọc tin tức trước khi đi làm và chúng tôi đã phát hành
báo trước 7h30 sáng, nhưng điều đó chưa đủ", Kris Laenens, Giám đốc dự án
giấy điện tử của De Tijd, cho biết. "Chúng tôi cần cung cấp thông tin tại bất
cứ đâu và bất cứ khi nào họ cần".
Tuy giấy điện tử chưa thể hiển thị màu sắc và chỉ có 16 mức độ đậm
nhạt, chúng vẫn có thể thu hút các tổ chức quảng cáo tham gia thử nghiệm.
Các đoạn thơng tin có thể thay đổi theo các thời điểm trong ngày, do đó tránh
được tình trạng quảng cáo bia vào buổi sáng và cafe vào buổi tối.
Tờ Les Echos, hiện thuộc Pearson (công ty mẹ của The Financial
Times), lại tiếp cận công nghệ theo một hướng khác. Thay vì chuyển trực tiếp
định dạng báo in vào thiết bị, công ty này tùy biến dữ liệu để nó trơng như
một phiên bản website.
"Nhiều nhà xuất bản đang nhìn nhận nghiêm túc cơng nghệ giấy điện tử
và đây thực sự là một kênh thông tin kiểu mới. Một số tổ chức cũng đang
muốn trở thành những đơn vị đầu tiên hình thành nên thị trường mới", Jochen
Dieckow, phụ trách kinh doanh và nghiên cứu của tổ chức báo chí IFRA
(Đức), nhận xét.
5 năm sau, nhân loại sẽ đọc
tin chủ yếu qua máy tính và các thiết
bị kết nối Internet. Ảnh: Britannica

6



Cuối thế kỷ 20, nhân loại chứng kiến sự "bành trướng" của máy tính cá
nhân. Soạn văn bản trên desktop khơng chỉ đơn
giản hóa q trình in ấn mà cùng với Internet,
nó thúc đẩy sự ra đời của báo điện tử. Báo điện
tử, hay còn gọi là báo mạng, hội tụ đủ những thế
mạnh của báo giấy (text và photo), báo tiếng
(audio) và báo hình (video). Chưa kể, khả năng
kết nối tồn cầu giúp thơng tin có sức lan tỏa với
tốc độ khó đốn trước. Đa số báo điện tử hiện
nay được phát hành miễn phí với doanh thu chủ yếu là từ quảng cáo. Một số
báo online ở Mỹ đã triển khai hình thức thu phí th bao thành công là Wall
Street Journal và The Chronicle of Higher Education. Steve Ballmer, Giám
đốc điều hành tập đoàn phần mềm Mỹ Microsoft, dự đốn 10 năm nữa sẽ
chẳng cịn ai đọc tài liệu trên giấy nữa.
Năm 2006, nhật báo De Tijd (Thời đại) của Bỉ đã thử nghiệm phát hành
Mơ hình báo giấy điện tử. Ảnh: PlasticLogic.nội dung trên giấy điện tử (epaper), trong đó các thơng tin được liên tục cập nhật như trên báo mạng.
Điểm khác biệt là người đọc có thể cuộn thiết bị lại và mang theo bên mình.
Báo giấy điện tử De Tijd đã thu hút vài trăm người đăng ký đặt mua.
2. Báo phát thanh phát triển cùng những phát minh khoa học của
thế giới.
Vào cuối thế kỷ XIX, với những phát minh khoa học của các nhà bác
học người Nga và người Mĩ về vô tuyến điện, phát thanh đã ra đời. Đến thế
kỷ thứ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thơng
tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được truyền hình được truyền
đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong
nhà mình tiếp cận thơng tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và ở mọi nơi
trên trái đất một cách trực tiếp, cùng lúc như là thật” . Những thế kỷ trước
cuộc cách mạng cơng nghiệp, nơng nghiệp cịn là cơ sở của nền văn minh,
7



con người cịn sử dụng thơng tin như một sự độc quyền. Cuộc cách mạng
công đã nghiền nát sự độc quyền về thơng tin nói trên. Các phương tiện thơng
tin đại chúng phát triển như vũ bão, hàng ngày đã chuyển một khối lượng
thông tin khổng lồ từ những nơi phát đến vô số những điểm tiếp nhận trên cả
hành tinh. Cuộc cách mạng siêu công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XXI sắp tới sẽ
đưa con người tới những chân mới của thơng tin. Số đài phát sóng trung, sóng
FM cho số đơng thính giả có thể giảm đi. Trong khi đó số đài phát sóng cho
từng nhóm nhỏ người nghe như: đài phát nhạc rốc, đài phát nhạc cổ điển, đài
phát sóng CB, đài phát cho người nước ngồi... ngày càng phát triển. Nếu
trong cuộc cách mạng cơng nghiệp, người nghe, người xem chưa có phản ứng
trực tiếp hoặc tác động qua lại với người truyền tin thì trong cuộc cách mạng
siêu cơng nghiệp đó sẽ trở nên bình thường. Bởi vì các loại máy ghi âm,
camera, video cassette, photocoppy, cáp hai chiều...lúc đó đã trở thành
phương tiện hàng ngày bình thường của mỗi người.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin, nhiều
người tự hỏi: bước vào thế kỷ XXI, lồi người có cịn dùng radio nữa khơng?
nếu cịn dùng thì phương pháp thực hiện ra sao? Chương trình radio nên như
thế nào, để có thể lơi cuốn hấp dẫn người nghe về phía mình? Cho đến nay
chưa ai bác bỏ tính chất độc đáo của phương tiện truyền thông radio trong hệ
thống các phương tiện truyền thôn đại chúng. Bởi tất cả mọi người đều biết
rằng: rađio là một phương tiện linh hoạt có thể đến với mọi người, mọi nơi, mọi
lúc với tất cả mọi đối tượng, tầng lớp chỉ trừ người hỏng cơ quan thính giác.
Radio là một phương tiện truyền thơng trực tiếp. Khi một sự kiện xảy
ra có thể truyền đi rất nhanh chóng và có hiệu quả. Ngay cả ở những nước mà
các phương tiện TV, video, cassette phát triển rộng khắp, radio vẫn được xem
là phương tiện truyền thơng số 1. Ở các nước đó, nếu một người được hỏi đã
nghe thông tin về một sụ kiện nào đó lần đầu tiên ở đâu thì đó thì sẽ được trả
lời là trên đài phát thanh.


8


2.1. Báo phát thanh ở một số nước trên thế giới
Ở các nước công nghiệp phát triển, báo phát thanh vẫn không ngừng
được tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cải tiến nội dung chương trình
nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của cộng đồng, của dân tộc.
Nước Nhật với dân số gần 130 triệu người, có tổ chức phát thanh và
truyền hình NHK được thành lập từ năm 1925, có 9 đài phát thanh (1993) và
truyền hình phục vụ nhu cầu trong và ngồi nước. Riêng phát thanh có radio I
và II phát sóng trung, đài phát thanh FM và radio Japan phát sóng cho đối
ngoại. Phát thanh của Nhật thực hiên 24/24h. Trong nước có 556 trạm phát
sóng trung, 776 trạm phát sóng FM. Phát thanh cho quốc tế 48h một ngày với
22 thứ tiếng. Với kĩ thuật hiện đại, từ đài phát sóng đối ngoại ở Yamata được
tiếp âm ở Gabông, Canada, Guyana và Srilanca.
Nước Mỹ với số dân gần 250 triệu người có 3 liên đoàn phát thanh:
ABC (American Broadcasting Corporation), NBC (National Broadcasting,
CBS (Colombia Broadcasting Corporation) với 704 đài cho trong nước và
quốc tế.
Nước Canada với số dân hơn 26 triệu người, có tổ chức phát thanh,
truyền hình CBC (Canada Broadcasting Corporation) trong đó có English
Radio French Radio, một đài phát thanh cho quốc tế mang tên RCI (Radio
Canada Internetional).
Nước anh số dân 56,5 triệu người có liên đồn phát thanh BBC (British
Broadcasting Corporation) có 5 hệ thống phát thanh tồn quốc gồm Radio I,
II, III, IV, V. Đài phát thanh đối ngoại BBC Word servica với 37 thứ tiếng
phát thanh 780 giờ một tuần.
Nước Pháp với số dân gần 60 triệu . Đài RFI thành lập năm 1986 phát
14 thứ tiếng nước ngoài và tiếng Pháp 24 giờ trên 24 giờ một ngày. Đài đối

ngoại được tiếp âm ở Gabông, Yamata, Bắc Kinh và Diên An (Trung Quốc).
Radio France có 21 đài khu vực.

9


Nước Ấn độ với số dân hơn 807 triệu người có hai hệ thống phát thanh
và truỳen hình riêng biệt. Phát thanh Ấn độ quản lý 200 đài địa phương, 147
đài sóng trung, 54 đài sóng ngắn, 104 đài phát sóng FM.
Trung Quốc với số dân hơn 1,3 tỉ người có gần 170 đài phát thanh.
Nước Ơxtrâylia với số dân 15,75 triệu người có 2 hệ thống phát thanh
và truyền hình quốc gia. ABC (Australian Broadcasting Corporation) và SBC
( Special Broadcasting Corporation). ABC thành lập năm 1932 là công ty phát
thanh lớn nhất có 289 đài phát sóng, trong đó 107 phát sóng trung, 17 phát
sóng ngắn và 175 phát sóng FM. Radio Australia nằm trong ABC phát thanh
cho quốc tế gồm 9 thứ tiếng, 25 giờ một ngày, trong đó tiếng Anh phát 24 giờ
liên tục. SBC là tổ chức phát thanh phục vụ cho cộng đồng các dân tộc với 50
ngơn ngữ khác nhau.
2.2. Q trình hình thành và phát triển của báo phát thanh ở nước ta.
Ngay sau ngày quốc khánh 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ
đại của Đảng và của nhân dân ta, người sáng lập ra nền báo chí cách mạng
Việt Nam, đã chỉ thị phải nhanh chóng thành lập một đài phát thanh để làm
công cụ tuyên truyền, đối nội và đối ngoại. Nhận chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí
Minh, đồng chí Xuân Thuỷ lúc bấy giờ đang phụ trách báo chí Trung ương đã
tập hợp một số đồng chí: Trần Kim Xuyến, Trần Lâm, Chu Văn Tích để
truyền đạt nội dung về việc phải nhanh chóng lo các khâu máy phát sóng,
phịng bá âm, và cơng tác biên tập để có ngay đài phát thanh của nước Việt
Nam. Chúng ta đã cải tạo máy phát tin vô tuyến điện thành máy phát sóng
ngắn, xây dựng phịng Studio ở trung tâm nhận phát tin, tập hợp lực lượng
biên tập viên và phát thanh viên các thứ tiếng để hình thành một đài phát

thanh của chính quyền cách mạng. Với sự chuẩn bị khẩn trương, chu đáo,
đúng 18 giờ ngày 7 tháng 9 năm 1945, từ thủ đô Hà Nội đã cất lên tiếng nói
của nước Việt Nam với lời xướng: ĐÂY LÀ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM.
Qua nửa thế kỷ đấu tranh giải phóng và xây dựng CNXH, Tiếng Nói
Việt Nam ngày càng trưởng thành về cơ sỏ vật chất và nội dung các chương
10


trình. Cho đến nay, radio Việt Nam đã phát sóng hơn 100 giờ một ngày trên 6
hệ phát sóng. Các chương trình cho quốc tế phát liên tục trong ngày. Sóng
phát thanh của radio Việt Nam ngày càng đối tượng hóa sâu sắc hơn, nâng cao
chất lượng nội dung và nghẹ thuật hơn, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong
phú của người nghe trong thời đại bùng nổ thơng tin.
3. Truyền hình ra đời_ tiến bộ vượt bậc của nền báo chí thế giới.
Trước 1927 Điện ảnh là tiền thân trực tiếp của truyền hình. Đĩa
Nepkow của nhà bác học Đức, chiếu hình ảnh những vật thể đơn giản: chữ
thập, cái kéo... Máy ghi hình của Thomát Êdíon chế tạo vào 1889. Hình ảnh
(tức là ánh sáng phản chiếu vào vật thể nào đó) được chuyển thành xung điện.
Máy phát hình phát những xung điện ấy vào khơng trung. Sau đó máy thu
hình chuyển hóa những xung điện ấy trở lại hình ảnh ban đầu
Từ 1928 đến 1939 Chương trình truyền hình đầu tiên đã thực hiện ở
Đức vào năm 1928, với loại máy thu hình30 dịng qt/ giây, tương đương
1200 điểm. Trong chiến tranh, các đài ở châu Âu đều đóng cửa.
Ngày 1-7-1941,T.H thương mại ra đời ở Mỹ. Nga phát các chương trình
thử nghiệm vào 1928. Pháp phát thử nghiệm vào năm 1935. Anh phát thử
nghiệm vào năm 1932. Năm 1936, truyền hình của BBC (Anh) phát đều đặn,
kéo dài đến 1939, sau đó tạm dừng vì chiến tranh. Truyền hình Mỹ bắt đầu
phát triển mạnh từ 1939.
Trong chiến tranh thế giới II, Mỹ có 6 đài hoạt động với 5000 gia đình
có máy thu hình. Năm 1948 Mỹ có 28 nhà máy sản xuất máy thu hình, năm

1950 có 100 nhà máy. Đến 1950 chỉ có ba nước trên thế giới có truyền hình là
Anh, Liên xô và Mỹ. Sau 1951, hàng loạt nước phát triển truyền hình. Đến
1980, 137 nước có truyền hình.
3.1 Các giai đoạn phát triển của truyền hình

11


Về góc độ sở hữu truyền hình khá đa dạng: truyền hình do nhà nước
quản lý, do tư nhân, do các bang hay lãnh thổ quản lý, truyền hình do các tập
đồn quản lý, truyền hình nước ngồi.
Về góc độ kỹ thuật có các dạng sau: truyền hình trực tiếp, truyền hình
màu, truyền hình có độ nét cao, truyền hình kỹ thuật số.
Truyền hình màu : Thử nghiệm từ 1952, trên cơ sở 3 màu cơ bản: đỏ,
xanh lá cây, xanh nước biển. Đến 1967 Mỹ , Liên xô phát truyền hình màu.
Tồn tại các hệ chuẩn PAL (đổi pha theo dòng điện) do chuyên gia người Đức
V.Bruklơ chế tạo; hệ Secam (màu theo thứ tự có bộ nhớ); hệ NTSC của Mỹ.
Tháng 10/1967 Liên xơ phát truyền hình màu từ quảng trường đỏ và vận hành
đài Ostankino, cao trên 500m, 3 tầng có sàn quay.
Truyền hình có độ phân giải cao: dựa trên cơ sở tăng dòng quét trên
mặt màn hình từ 30, 90, 331, 425, 525... lên 1125 và 1250. Nhật chế tạo thành
cơng vơ tuyến truyền hình có độ nét cao vào năm 1987.
Những vấn đề đặt ra khi Nhật chế tạo thành công HDTV : chế tạo hàng
loạt, linh kiện điện tử, hệ chuẩn mới – MUSE (Mutiple Sampling Encoding) ,
Nhật tìm cách để Ủy ban tư vấn quốc tế về truyền thông ủng hộ và áp đặt hệ
chuẩn này cho các nước.
3.2 Một số đài truyền hình nổi tiếng trên thế giới
Kênh cáp truyền hình CNN (Cable News Network) ra đời 1980;
Truyền hình vệ tinh NTV+(tập đồn thơng tin của V. Guxinxki), ra đời cuối
thế kỷ XX; Các đài NBC, CBS, ABC, Muzic của Mỹ; Đài Trung Đức, Đài

BBC của Anh; Đài NHK của Nhật; Đài ABC của Úc; Đài truyền hình trung
ương Trung quốc CCTV.
Kênh cáp truyền hình CNN: Ra đời năm 1980, do tổng giám đốc
Tedturner phát hiện nhu cầu xã hội: các đài đói thơng tin và nhu cầu giới thiệu
hàng hóa. Trong 5 năm đầu đài đã thu lợi nhuận và hồn vốn với đặc điểm
phát tin 24/24. Đài có ảnh hưởng rất lớn tại Mỹ và trên thế giới: trên 212
nước, 88,2 triệu gia đình sử dụng thơng tin, 890 văn phòng và khách sạn thuê
12


bao... Những bí quyết thành cơng của CNN: thơng tin nhanh nhậy, chất lượng
thông tin, đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ phóng viên.
Truyền hình vệ tinh NTV+ Cầu thơng tin của nước Nga (tập đồn
thơng tin của V. Guxinxki), ra đời cuối thế kỷ XX. NTV- truyền hình tư nhân
qua vệ tinh, có thể bắt thơng tin qua ăng ten chảo, phải trả tiền, có thể bắt
nhiều kênh. NTV mở rộng diện phủ sóng sang khu vực tây Xibêri và các nước
lân cận. Ngoài ra, nước Nga cịn rất nhiều đài truyền hình ở các thành phố
lớn, nhiều dự án phát triển trong tương lai.
Truyền hình Nhật Bản: Năm 1950, truyền hình của tập đồn NHK
bắt đầu hoạt động, lúc đầu phát sóng trên 2 kênh, nay phát 4 kênh. Kênh 1 là
kênh tổng hợp các vấn đề kinh tế- xã hội. Kênh 2 là kênh giáo dục bao gồm
trên 20 môn khoa học ở bậc trung học, 10 chương trình cho dạy nghề, dạy học
từ xa, chương trình ngoại ngữ...Kênh 3 truyền trực tiếp qua vệ tinh viễn
thơng. Kênh 4 truyền cho các máy có độ phân giải cao.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Ra đời tháng
9/1958. Ngày nay, CCTV có 16 kênh quốc gia, 1 kênh truyền cho các máy thu
hình có độ nét cao HD (High Definition) chuyển thông tin cho New York,
Miami với các chương trình tư liệu, phim truyện và thông tin ngắn.
4. Interner_Điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin.
* Khái niệm Internet.

Internet là một hệ thống thông tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền
thơng tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một
giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm
hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên
cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên
tồn cầu.

13


4.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của mạng internet.
Ngày 4/10/1957 được coi là
ngày ra đời lần 1 của mạng
Internet. Nhân sự kiện Liên Xơ
phóng vệ tinh nhân tạo đã khiến
nước Mỹ thành lập Cơ quan về
các dự án Ngiên cứu tiên
tiến(DARPA), mục tiêu của nó là
tạo ra mạng khơng cần máy chủ, để trong trường hợp nó bị tiêu diệt thì mạng
vẫn khơng bị ảnh hưởng (đề phòng chiến tranh hạt nhân). Đây là sự manh nha
của ý tưởng về một mạng máy tính.
Tháng 12/1969, lần đầu tiên 4 máy tính đã được kết nối với nhau vào
mạng ARPANET, từ đây ý tưởng về sự ra đời của mạng Internet đã được cất
cánh. Đây là lần khai sinh thứ 2.
Ngày 1/1/1983, khi tất cả các máy tính kết mạng (Mạng Arpanet) đều
chuyển sang giao thức TCP/IP. Đó là một ngày trọng đại trong lịch sử của
Internet và được coi là ngày đánh dấu sự hoàn thiện của Internet.
Năm 1989, khi Tim Berness Lee xây dựng được ngôn ngữ HTML (viết tắt
cho HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra

để tạo nên các trang web, tạo cơ sở cho mạng Web ngày nay. Đây là lần khai
sinh thứ 3.
1962: Ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau (J.C.R.
Licklider). 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng paket, đi
theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies).
Lauren G.Roberts đã kết nối máy tính ở Massachussetts với một máy tính
khác ở California qua đường dây điện thoại. 1967: Lauren G.Roberts đề xuất
ý tưởng mạng ARPANET (Advanced Research Project Agency Network) tại
một hội nghị ở Michigan. 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền
thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được
14


kết nối với nhau. 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson).
1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường Đại học
London. 1984: Giao thức chuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control
Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ
thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy
chủ; được chia thành sáu loại chính:
- .gov (government) thuộc chính phủ
- .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự
- .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại
- .org (organization) cho các tổ chức
- .net (network resources) cho các mạng
- .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục
1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới.
1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup
Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText
Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt
các dịch vụ mới.

world wide web (www) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham
chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này
sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú.
Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994.
Các công ty IBM, Netsscape, tung ra các phần mềm ứng dụng để khai
thác thông tin trên Internet và ra chiến dịch quảng cáo cho các mơ hình kinh
doanh điện tử năm 1997...
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có người sử dụng
Internet ở mức độ cao. Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet
World Stats năm 2006, trên thế giới có tới khoảng 694 triệu người sử dụng
Internet. Mỹ là quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất: 152 triệu.
Đứng thứ 2 là Trung Quốc: 72 triệu. Nhưng tính đến năm 2008, số
15


lượng người sử dụng Internet của Trung Quốc đã vượt Mỹ, con số ước tính
khoảng 221 triệu người.
+ Nhật: 52 triệu
+ Đức: 32 triệu.
+ Anh: 30 triệu.
+ Hàn Quốc: 24.6 triệu.
+ Pháp: 23,9 triệu.
+ Canada: 19 triệu.
+ Ý: 16,8 triệu.
+ Ấn Độ: 16,7 triệu...
Việt Nam đứng trong top 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều
nhất trên thế giới với 15 triệu người (Số liệu năm 2006).
4.2 Internet tại Việt Nam
Tháng 11/1997, Internet chính thức có mặt tại VN qua nhà cung cấp hệ
thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế là Tổng cơng ty bưu chính

Viễn thông Việt Nam (VNPT) và 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT,
FPT, SPT và NETNAM.
Số người dùng Internet tại Việt Nam tăng với số lượng đáng kể. Năm
2000 chỉ có 200 nghìn th bao Internet, nhưng chỉ 8 năm sau đó, con số này
đã tăng lên 20,2 triệu, chiếm tới 23,4% dân số Việt Nam. Đến nay đã có
64/64 tỉnh thành có mạng Internet. Đặc biệt, Internet đã được sử dụng tại các
cơ quan nhà nước với dự án thành lập chính phủ điện tử.
Với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh
doanh viễn thơng nói riêng, hãng nghiên cứu
Business Monitor International (Anh) năm
ngoái dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu
người kết nối mạng vào năm 2011.

16


Hãng dịch vụ Internet Mỹ Yahoo mới đây cũng khẳng định, Việt Nam
là mục tiêu số một của họ tại Đông Nam Á và muốn hướng đến con số 30
triệu người dùng Internet của Việt Nam vào năm 2010.
4.3 Sự ra đời và phát triển của báo mạng ở Việt Nam
Do nhhu cầu thông tin cao cùng với sự bùng
nổ mạnh mẽ báo điện tử thế giới, năm 1997, Việt
Nam chính thức nối mạng Internet với thế giới.
Ngày 6.2.1997 tạp chí Quê hương lên mạng
VNPT, phát thử nghiệm bằng đĩa CD (Kênh thông
tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở
nước ngoài - thuộc Bộ ngoại giao - hướng ra nước ngồi). Ngày 30.12.1997
mới chính thức lên mạng toàn cầu => ý nghĩa đối ngoại. Đây là ngày “khai
sinh” báo điện tử Việt Nam (theo Vietnamjournalism). 5.1997 Tờ Sài Gòn
News CD - nội dung chứa gọn trong 1 đĩa CD.

Năm 1998, VN mới có tờ báo điện tử trong nước chính thức đầu tiên:
Nhân Dân điện tử. Từ đó, lần lượt xuất hiện thêm: 19.5.1999, báo Lao động
trực tuyến. Năm 2001, VnExpress ra đời. Đến giữa năm 2002, Vietnamnet
đã trở nên khá phổ biến.
Hơn 10 năm ra đời, báo mạng đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam.
Giai đoạn 1997-2001, chỉ dừng ở phiên bản điện tử của báo in: khi đó chỉ đơn
thuần là phương tiện chuyển tải những thông tin của báo viết lên trên mạng.
Các biên tập viên của báo khi đó chỉ có mỗi một việc là đọc, chọn lựa và copy
tất cả các bài trên báo viết lên báo điện tử.
Giai đoạn 2001-2005: các tờ báo giấy xây dựng phiên bản báo điện tử
của mình: Từ năm 2001, đánh dấu bước chuyển lớn: VnExpress ra đời tạo
một bước ngoặt trong làng báo điện tử Việt Nam. Toà soạn hoạt động độc lập,
với phương thức kinh doanh bằng quảng cáo để chi trả nhuận bút cho đội ngũ
phóng viên. Thành cơng của VnExpress khiến các tịa soạn báo giấy giật mình
và lao vào xây dựng trang mạng trong thời kỳ này. (VTC.vn) 2003 là năm
17


xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo
giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lịng độc giả của
báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới
Online, Thể thao VN Online,... xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một
cách riêng và nhất là trong chiến lược vươn ra để phục vụ đối tượng bạn đọc
nước ngoài. (hanoisoftware.com). Từ 2005: xuất hiện các diễn đàn doanh
nghiệp, website các cơ quan, blog cá nhân.
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 70 tờ báo điện tử, 100 trang tin điện
tử và gần 20.000 website (theo Bộ TT-TT tính đến hết năm 2007).Số lượt truy
cập ngày càng lớn. Sự góp mặt của hầu hết các tờ báo in tên tuổi:
TuoitreOnline, ThanhniênOnline... Tháng 6.2006 VnEpress lọt vào top 300
báo điện tử hàng đầu..

* Vai trị của cơng nghệ với sự phát triển.
Internet và máy tính.
Hội tụ đủ thế mạnh của báo giấy (text và photo), báo tiếng (audio) và
báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng
chữ viết mà cịn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình
ngay trên các website báo chí. Báo điện tử đa phương tiện: không chỉ đơn
giản là chữ và hình, thay đổi giao diện cho bắt mắt, chỉnh sửa bố cục cho dễ
truy cập, mà còn là kênh truyền thanh, và video, gọi là tri-media. Trên
vtc.com.vn còn có các chương trình truyền hình của Đài truyền hình kỹ thuật
số được đưa lên bên cạnh thông tin cập nhật hàng ngày hàng giờ trên vtc.vn.
Tường thuật trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến: âm thanh, hình ảnh, trực tiếp.
Tốc độ cập nhật tin tức nhanh: cung cấp, bổ sung thông tin mới cập
nhật 24/24h.
Tốc độ đường truyền cao: băng thông rộng ADSL 2000 cho phép các
trang báo mạng không chỉ có điều kiện đưa nhiều hình hơn mà cịn có thể thử
nghiệm thêm radio và TV online. Trong đó, Tuổi Trẻ mở ln chương trình
Radio và TV riêng trên mạng.
18


5. Cách mạng Movable Type lần hai và sự ra dời của truyền thông cá nhân.
Một mảng nội dung khác trên Internet, tuy khơng thuộc lĩnh vực báo
chí, hứa hẹn sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động của các phương tiện
truyền thông hiện nay là blog, mạng xã hội và các website chia sẻ ảnh, video.
Năm 2001, tức sau gần 6 thế kỷ, "movable type" lại hồi sinh. Cuộc
khủng hoảng dotcom khiến một phụ nữ có tên Mena Trott, sống tại San
Francisco, Mỹ lâm vào cảnh thất nghiệp. Bà dành hầu hết thời gian rảnh rỗi
lập web cá nhân Dollarshort và kể về những chuyện vui buồn thời thơ ấu.
Trang này nhanh chóng nổi tiếng và Mena cùng chồng là Ben Trott quyết định
phát triển một công cụ hỗ trợ viết blog hiệu quả hơn. Phần mềm Movable Type

hiện nay là sự lựa chọn số một của nhiều blogger danh tiếng và nằm trong những
công cụ tạo web cá nhân hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn.
Hệ thống "movable type" đầu tiên đánh dấu sự ra đời của khái niệm
truyền thơng đại chúng (mass media), cịn Movable Type lần hai lại báo hiệu
giai đoạn truyền thông cá nhân (personal media) và báo chí cơng dân (CJ citizen journalism).
Điện thoại camera và máy ảnh giá rẻ cùng
web cá nhân là công cụ tác nghiệp" của
nhà báo nghiệp dư. Ảnh: API Ning

Khái niệm CJ được nhắc tới từ vụ ám
sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy ngày 22/11/1963. Nhà nhiếp ảnh nghiệp
dư Abraham Zapruder (1905-1970) tình cờ ghi lại được khoảnh khắc kinh
hồng này và nhiều hãng truyền thơng đã chạy đua để mua được những hình
ảnh đó. Rồi đến thảm họa 11/9/2001 khi máy bay khơng tặc đâm vào tịa tháp
đơi ở New York (Mỹ), trận sóng thần kinh hồng tại châu Á năm hay 2004

19


hay vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London (Anh) năm 2005 đều được ghi lại
bằng điện thoại di động, máy ảnh và được phản ánh đầy đủ qua blog, vlog,
podcast, mạng xã hội và các website chia sẻ như Flickr, YouTube... Ở Việt
Nam, những clip như vụ tỏ tình rung động Đại học Bách Khoa hay loạt ảnh
cảnh sát bắt taxi "điên"... cũng cho thấy mọi công dân đều có thể trở thành
nhà báo.
Trào lưu này đang ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơ hình hoạt động của
báo chí. Một số hãng tin như Reuters đã khuyến khích nhà báo công dân chia
sẻ thông tin mà họ thu lượm được trong đời sống thường nhật.
II. Sự đổi mới của báo chí ngày nay và xu hướng báo chí thế giới 2008
Tài liệu mới nhất của Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN) đã nêu ra nhiều

xu hướng của báo chí năm 2008: vấn đề đa truyền thơng, từ đó đặt ra u cầu
phải liên thơng giữa tịa soạn báo giấy và báo mạng, vấn đề tham gia làm báo
của công dân, online video và mobile...
1. Đa truyền thông
Ngày nay, chẳng cịn mấy tờ báo khơng có website. Ngày càng có
nhiều tờ báo tung ra video online, đồ họa flash, blog... Những quy trình làm
báo tồn tại hàng thập niên đang lần lượt bị phá vỡ. Ngày nay, nội dung thông
tin được phát hành liên tục bằng đủ các phương tiện đa truyền thông. Phải làm
sao để tin tức được phát hành thật nhanh.
Thông tin nhanh hơn và đầy đủ hơn trên báo mạng có tác dụng thúc đẩy
chiều sâu trên báo giấy. Biên tập viên mảng kinh doanh Larry Ingrassia nói:
“Báo giấy trở nên giống như tuần báo. Đó là vì báo mạng đã trở nên hơi hơi
giống nhật báo. Do đó cơng việc của chúng tơi là thúc đẩy báo mạng, đồng
thời duy trì báo giấy như một thứ mà mọi người cần phải tìm đến.” Những
con số đã cho thấy New york Times đang phát triển khá tốt: nytimes.com tiếp
tục duy trì vị thế “tờ báo mạng được nhiều người Mỹ ghé thăm nhất”: hơn 17
triệu khách mỗi tháng so với 14,6 triệu hồi tháng 9-2007. Mỗi khách dành 34
phút trên nytimes.com. Tờ báo mạng đứng thứ hai là usatoday.com chỉ được
20


9,9 triệu khách/tháng, mỗi khách chỉ "dạo" 16 phút. Thay đổi văn hóa ở NYT:
- Thay đổi về nhịp độ sản xuất tin tức: thay vì “một hạn chót mỗi ngày” (one
deadline per day) là chế độ 24/7 (24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần). - Thay
đổi hoạt động của nhà báo: thay vì là nhà báo cho một loại hình báo chí, trở
thành “người kể chuyện” (storyteller) cho nhiều loại hình. - Thay đổi cách tư
duy của chính tờ báo: từ “nhà sản xuất báo” trở thành “nhà cung cấp nội
dung.” - Thay đổi cách nhìn về bạn đọc: bạn đọc trở thành trung tâm và là
người quyết định (thay vì tờ báo là trung tâm và quyết định ln người ta đọc
gì). The Daily Telegraph Sau chuyến đi học tập kinh nghiệm vòng quanh thế

giới (Mỹ, Nam Mỹ, Nhật Bản và châu âu), năm 2006 tổng biên tập Will
Lewis đưa ra kế hoạch cải tổ. Kế hoạch này bắt đầu từ việc dồn các nhà báo
vào một tầng lầu, trong một không gian mở, rộng lớn. Khơng thể nào có sự
liên thơng nếu vẫn tiếp tục tồn tại các vách ngăn vật lý. Daily Telegraph áp
dụng mơ hình “trục nan hoa,” trong đó bộ phận mạng được xóa sổ với tư cách
một bộ phận riêng lẻ, nhưng lại là cấu thành không thể thiếu trong mọi quy
trình biên tập và phát hành. Giờ đây tất cả bộ phận (ban) dọc mỗi “nan hoa”
đều có một nhà báo online. Các trưởng ban ngồi ở đầu “nan hoa” gần sát khu
trung tâm, tiện cho việc hội họp ở chiếc bàn lớn ở ngay giữa.
Xác định được ba giờ cao điểm trên mạng (8g-10g, 12g-14g và cuối giờ
làm việc), tổng biên tập Will Lewis đưa ra lịch trình phát hành tin mới, trong
đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa các loại hình báo chí theo thói quen của độc
giả ở từng thời điểm trong ngày. Biên tập viên báo mạng Edward Roussel nói:
“Chúng tơi phát hiện rằng trước tiên độc giả muốn nắm được chuyện gì đang
xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn gọn. Sau đó, vào giờ ăn
trưa, độc giả muốn xem những thứ nhàn nhã hơn. Đó chính là lúc chúng tơi
tăng cường video. Vào khoảng thời gian cuối ngày làm việc, Daily Telegraph
tung ra TelegraphPM - một bản e-news dạng PDF - để độc giả có thể tải về và
in ra thành tờ báo của chính họ.”

21


2. Figaro.fr: tiếp cận thương mại, tận dụng sức mạnh của báo giấy
Nhật báo Pháp Le Figaro tung ra trang web Lefigaro.fr và nghiêng về
hướng thương mại. Năm 2005. Lefigaro.fr chỉ có sáu nhà báo, tạo ra thu nhập
vỏn vẹn 1 triệu euro. Năm 2007, Tập đoàn Figaro đã tuyển dụng 450 nhân
viên cho báo mạng, tạo ra 15% tổng thu nhập của tập đoàn. Báo mạng của Le
Figaro mang tính thương mại hơn là nội dung: trong số 450 nhân viên nói trên
chỉ 120 người làm nội dung và khoảng 40 người là phóng viên chính thức (ở

báo giấy 350 nhà báo). Le figaro.fr tạo ra thu nhập thông qua các dịch vụ
cổng thơng tin với chút ít “hương vị báo chí”: cung cấp hàng loạt dịch vụ từ
bán vé, mua sắm cho đến những trò chơi mới nhất. Để xây các dịch vụ này,
Tập đoàn Figaro đổ tiền mua các trang web uy tín như trang thể thao
Sport24.com, trang tin thị trường BazaarChic, trang bán vé xem kịch Tich e Tac...
3. Bạn đọc - cuộc cách mạng thật sự của báo chí
Ngày nay, tin tức đang tràn ngập mọi nơi. Điện thoại di động, máy ảnh
số, blog, mạng xã hội, email, chat... tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến
tạo nội dung ở mức độ mà mới chỉ hai thập niên trước đây chúng ta không thể
nào hình dung nổi. Đó chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở mọi nơi
và vào mọi lúc. Các tờ báo ngày nay đang đối mặt với UGC (User Generated
Content - Nội dung tạo ra bởi người sử dụng) hay cịn gọi là “báo chí của
cơng dân,” một mảng chủ đạo trong hoạt động của báo chí. Kết quả cuộc điều
tra trên 3.000 nhà lãnh đạo truyền thơng tại cuộc triển lãm Ifra Expo cho thấy
có đến 40% trong số họ tin rằng chỉ trong ba năm nữa nội dung báo họ sẽ là
UGC. Phần lớn người được hỏi đều tin rằng những trang mạng xã hội như
MySpace hay Facebook sẽ trở thành những người khổng lồ trong nền công
nghiệp tin tức tương lai. Tháng 7-2007, tại một diễn đàn do Hãng quảng cáo
Northlich tổ chức, Tom Callihan, phó chủ tịch tờ The Enquirer, đã mơ tả UGC
là “cách thức để các tờ báo tái tạo chính mình trong cuộc cạnh tranh để sinh
tồn.” ơng nhấn mạnh: “Phải thay đổi (vận dụng UGC) hay là chết!”

22


Callihan giới thiệu hai thử nghiệm của The Enquirer về UGC: trang
web GetPublished và CincyMoms. Đó là những trang web cộng đồng (vùng
xung quanh Cincinnati và bắc Kentucky, Mỹ) với nội dung do chính người sử
dụng kiến tạo. Thống kê đến tháng 5-2007 cho thấy GetPublished có 1.180 tin
tức/phóng sự, 523 ảnh, 864 thông báo sự kiện, hơn 157 pageview và tăng

trưởng với tốc độ đều đặn 16%/năm. Sự tham gia của người đọc đơi khi cịn
đóng vai trị mấu chốt. Đó là trường hợp đưa tin về trận lũ lụt tại Anh vào
tháng 6-2007 của tờ Grimsby Telegraph. Chỉ trong ngày đầu của trận lũ, bản
online của báo này - Thisisgrimsby.co.uk - đã đưa 33 bản tin nóng về trận lũ.
Bốn ngày sau có đến 80 bài viết được đưa lên. Thơng qua phần bình luận,
người đọc được báo động về những khu vực bị lũ tàn phá nặng.
Thisisgrimsby.co.uk cịn trình làng ba video clip, 200 bức ảnh về trận lũ do
người dân tự quay, tự chụp. Nhờ các hoạt động này, Thisisgrimsby.co.uk đã
tăng gấp ba lần số lượng khách tham quan, giúp báo giấy tăng 3.700 bản bán
ra trong cùng thời gian.
4. Online video vào cuộc
Không giống như sự phát triển của truyền hình, sự đi lên của Internet
video được xem là một cuộc cách mạng truyền thông có thể hậu thuẫn cho
báo in. Khi mà băng thơng ngày một rộng hơn trên khắp thế giới, các tờ báo
cũng phải tập thích ứng với thói quen đang thay đổi của người đọc và bổ sung
video vào hoạt động của mình. Các nghiên cứu đều dự đốn video online sẽ
phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.
5. Mobile: di chuyển cùng người đọc
Với 3 tỉ người khắp thế giới dự kiến được trang bị điện thoại di động
vào năm 2010, mobile đang tỏ ra là một loại hình đầy triển vọng. Ngày càng
có nhiều tờ báo tạo ra thu nhập từ mobile. Năm 2007, DallasNews của Mỹ thu
nhập 500.000 USD từ mobile, trong khi Aftonbladet của Thụy Điển thu nhập
600.000 euro. Từ 2002-2006, Asahi Shimbun của Nhật Bản đã bán hơn 1 triệu
đăng ký cho tin tức thể thao, 21.000 đăng ký mua báo qua mobile... Đi cùng
23


với xu hướng di động này cũng phải kể đến e-paper - một dạng báo đọc trên
các thiết bị di động, trung thành với hình thức trình bày của báo giấy và thích
ứng với thói quen của người đọc báo giấy. Theo nghiên cứu của Tập đoàn

Nano-Markets, giá trị thương mại của e-paper trên khắp thế giới sẽ đạt đến 2
tỉ USD vào năm 2012 và hơn 4 tỉ USD vào năm 2014.
6. Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
thơng tin báo chí
Tin học; Máy tính điện tử được sử dụng từ năm 1945 tại Bộ quốc
phịng nước Mỹ; Khả năng tính tốn, đọc các dữ liệu thông tin càng ngày
càng tăng; Mức độ ứng dụng trong khoa học xã hội càng ngày càng lớn; Các
thế hệ máy tính càng ngày càng được hồn thiện vầ tính năng, tác dụng hơn
Tin học trong lĩnh vực báo chí nhằm: Soạn thảo văn bản; Xử lý văn
bản, xử lý thông tin; Lưu trữ thông tin, hình ảnh, âm thanh, nối mạng; Thực
hiện các chương trình của phát thanh, truyền hình một cách hồn hảo.
Các phương tiện kỹ thuật khác:
Máy in ( khả năng in ấn đạt những chỉ số cao hơn...); Cải tiến các máy
in màu, in tự động...; Các máy phát trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình;
Các máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh chuyên dụng...
7. Ứng dụng của vệ tinh viễn thơng trong lình vực thơng tin báo chí
7.1 Lịch sử của vệ tinh viễn thông
Vệ tinh viễn thông là một loại
vệ tinh nhân tạo được đặt trong vũ trụ
nhằm phục vụ các mục đích viễn
thơng. Đối với các dịch vụ cố định
(point-to-point), vệ tinh viễn thông
cung cấp công nghệ bổ sung cho cáp
viễn thông ngầm.
Vệ tinh viễn thông đầu tiên được lắp đặt máy thu phát radio hoạt động
trên 2 băng tần, 20,005 và 40,002 MHz là Soviet Sputnik 1 được phóng lên
24


năm 1957. Vệ tinh viễn thông đầu tiên của Mỹ là Project SCORE được phóng

vào năm 1958, sử dụng máy ghi âm để lưu và chuyển các tin nhắn thoại.
Telstar là vệ tinh viễn thông tiếp âm trực tiếp đầu tiên. Nó được NASA phóng
lên vào ngày 10/7/1962 tại Cape Canaveral.
Dự báo thời tiết là một trong những ngành nhận được những ứng dụng
quan trọng nhất của công nghiệp vũ trụ. Vệ tinh viễn thông là công nghệ vũ
trụ được thương mại hoá duy nhất - tạo ra hàng tỷ USD mỗi năm nhờ doanh
thu của các sản phẩm và dịch vụ xung quanh nó.
Tuy vậy, khơng phải tất cả vệ tinh phóng lên đều thành cơng. Trong lịch
sử vệ tinh, đã có nhiều quốc gia phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại. Một bài
nghiên cứu về hiện trạng vệ tinh trên toàn cầu của tác giả Bruce Elbert cho
thấy, trong giai đoạn 1997-2005, có tất cả 170 vệ tinh được phóng lên và
trong số này có 10 cái gặp trục trặc. Như vậy, tỷ lệ thất bại của vệ tinh giai
đoạn đó là khoảng 6%.
7.2 Những ứng dụng chính của vệ tinh viễn thông
Ngành công nghiệp vệ tinh viễn thơng bùng nổ với 4 mảng lợi nhuận
chính: cho th hệ thống; các dịch vụ vệ tinh thuê bao; sản xuất thiết bị mặt
đất và sản xuất vệ tinh. Tuy nhiên, ứng dụng đầu tiên quan trọng nhất trong
lịch sử của vệ tinh viễn thông nằm ở điện thoại đường dài liên lục địa. Ứng
dụng tiếp theo là truyền hình, truyền thanh.
Truyền hình trở thành thị trường chính với nhu cầu liên tục truyền đi
một số tín hiệu băng rộng lớn đến nhiều trạm tiếp. Hai loại vệ tinh viễn thơng
được dùng cho mục đích truyền thanh, truyền hình của khu vực Bắc Mỹ là Vệ
tinh Truyền thanh/hình trực tiếp (DBS) và Vệ tinh dịch vụ cố định (FSS). Tuy
nhiên, năm 1994, khi nhà cung cấp DBS Mỹ đầu tiên là DirecTV được thành
lập đã chuyển từ công nghệ vệ tinh FSS sang DTH. Dù vậy, vệ tinh FSS vẫn
được các kênh cáp và vệ tinh nổi tiếng ứng dụng như CNN, The Weather
Channel, HBO, Starz, và nhiều kênh khác. HBO là kênh truyền hình đầu tiên
sử dụng vệ tinh để phân phối các chương trình của mình.
25



×