Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tiểu luận môn lịch sử báo chí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.43 KB, 68 trang )

Tiểu luận mơn: Lịch sử báo chí Việt Nam
*

*
*

Đề tài: Những phẩm chất cần thiết của nhà báo thế kỉ 21

A-Mở đầu
I- Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Kỉ nguyên mà chúng ta đang sống là một kỉ nguyên mà môi trường xã
hội với bao biến động và trong chính thời đại này giá trị của báo chí càng
được khẳng định hơn bao giờ hết. Trong kỷ nguyên số này, thế giới đang dõi
mắt nhìn theo mọi thứ, vào mọi lúc, mọi nơi. Mọi người có thể tiếp cận gần
thông tin gần như không giới hạn, cho phép họ đưa ra nhận định riêng của
mình về thơng tin nhận được. Nhà báo đóng vai trị là những người vận
chuyển thông tin đến tận tay độc giả một cách nhanh nhất và chân thực nhất.
Chính vì vậy nhà báo được coi là những người mà công chúng ủy thác.
Trong cuốn “Tín điều nhà báo” của Walter Williams ơng đã viết: “Tơi tin
vào nghề báo. Tơi tin rằng báo chí cơng là một niềm tin của cơng chúng mà
trong đó, tất cả những gì liên quan tới nó đều là niềm tin của cơng chúng,
với tồn bộ trách nhiệm của họ - những người được công chúng ủy thác;
nếu chấp nhận phụng sự ít hơn so với việc phụng sự cơng chúng tức là phản
bội lại niềm tin này.”

1


Để đáp lại niềm tin của công chúng, làm đúng bổn phận trách nhiệm
của mình địi hỏi nhà báo phải có những phẩm chất nhất định mà ta sẽ bàn
tới trong phạm vi tiểu luận này. Trong cuốn “Thư gửi nhà báo trẻ” của


Samuel Freedman, người phóng viên kì cựu của tờ New York Time đã viết:
“Trong sự hỗn loạn và ầm ỉ của một thế giới được số hóa, tồn cầu hóa,
trong sự lẫn lộn giữa sự thật khách quan và quan điểm chủ quan, trong ranh
giới mập mờ giữa thơng tin và giải trí, trong sự chuyển đổi từ khai trí sang
vai trị biện hộ, chúng ta, các nhà báo chưa bao giờ có vai trị thiết u hơn
thế”. Quả thật vậy để trở thành một nhà báo đúng nghĩa khơng đơn giản,
ngồi sự đam mê và nhiệt huyết cần có sự rèn luyện khắt khe, bồi dưỡng
nghiệp vụ, nâng cao những phẩm chất thiết yếu để phù hợp với thời cuộc,
với hơi thở một thế giới đang biến động và đổi thay từng ngày. Đề tài của
tiểu luận là nghiên cứu về vấn đề những phẩm chất, yêu cầu mà một nhà báo
hiện đại cần phải có trong kỷ nguyên này-kỷ nguyên của thông tin. Đây là
một vấn đề hết sức cần thiết mà mỗi nhà báo cần phải nghiên cứu để tự hoàn
thiện kĩ năng nghiệp vụ, duy trì những phẩm chất vốn có đồng thời trau dồi
thêm kiến thức,rèn luyện những yêu cầu thiết yếu với nghề. Có như vậy mới
đảm bảo được cho chất lượng của mỗi tác phẩm báo chí đến tay cơng chúng
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chân thực, khách quan, nhanh nhạy nhất tới
độc giả, và sáng tạo ra những tác phẩm hay, hữu ích đối với xã hội.
II- Lý do chọn đề tài
Trong bước phát triển mạnh mẽ của báo chí, chúng ta càng thấm thía
những lời dạy của Bác Hồ với tư cách là một nhà báo lớn, người thầy khai
sinh nền báo chí cách mạng nước nhà : "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách
mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Với thế mạnh của mình,
báo chí vừa phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của
2


Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân
dân, nói lên tiếng nói của người dân trong nước cũng như bà con yêu nước
định cư ở nước ngồi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng mỗi nhà báo là một nhà hoạt động

cách mạng. Nhà báo chân chính là người phải học tập và rèn luyện đạo đức
và cách mạng không chỉ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù mà còn để xây
dựng một chế độ xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa. Bác đã dạy rằng : “
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Những nhà báo là những đại diện tiêu biểu cho những con người
đó. Đó là những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng được
những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội bằng cách hồn thành tốt q trình tác nghiệp của mình. Nhà
báo là người tạo nên dư luận xã hội, góp phần định hướng dư luận xã hội
đấy đi theo chiều hướng tích cực với mục đích nhằm thay đổi thái độ của
cơng chúng, điều chỉnh hành vi nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn. Để
làm được những điều đó nhà báo phải là một nhà hoạt động cách mạng tích
cực, là nhưng con người có tư tưởng “Mình vì mọi người, mọi người vì
mình”, có tinh thần lao động cần cù, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, có năng
lực nghiệp vụ để hiệu quả công việc đạt mức cao nhất.
Những năm gần đây, báo chí nói riêng và hệ thống thơng tin - truyền
thơng nói chung đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu. Với gần 16
nghìn nhà báo được cấp thẻ hành nghề làm việc tại hơn 680 cơ quan báo chí,
xuất bản hơn 850 ấn phẩm báo chí. Hàng ngày, một khối lượng lớn thơng tin
đa dạng từ các tờ nhật báo, các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử với
khả năng truyền tải rộng lớn, tức thì, đã thu hút đơng đảo cơng chúng không

3


chỉ ở trong nước mà cịn ở nước ngồi. Có thể nói, sự bùng nổ thơng tin
được dự báo khi bước vào thế kỷ 21 đã trở thành hiện thực trên đất nước ta.
Điều đó khơng chỉ nói lên sự phát triển khoa học và công nghệ thông
tin đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước ta đối với lĩnh vực báo chí, thơng tin. Báo chí khơng những đã tun

truyền, cổ động, góp phần tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà cịn trở thành một nguồn
thơng tin dồi dào, mang hơi thở cuộc sống, góp phần giúp cho các cơ quan
lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, chính sách
kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - nghệ thuật, đối ngoại,... kiểm
nghiệm hiệu quả và phát hiện những vướng mắc trong q trình thực hiện
các chủ trương, chính sách ở các ngành, các cấp, các địa phương.
Nhiều sự kiện trọng đại của đất nước được thông tin, phản ánh kịp
thời, khá sâu sắc. Báo chí đã phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình
tiên tiến, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân. Đồng thời, báo chí
đã tích cực đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các
tiêu cực xã hội; phản bác các âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các
thế lực thù địch. Sự đóng góp của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi
nhận và đánh giá cao.
Những thành tựu độc đáo mà các nhà xuất bản hay truyền hình đã đạt
được vẫn đóng vai trị là nền tảng cho nghề báo hiện đại. Sự thật hiển nhiên
là nghề báo mang hai giá trị: giá trị tinh thần xã hội và giá trị thương mại.
Tuy nhiên nếu như nghề báo thỏa mãn được hết nhu cầu về thương mại thì
4


lại khơng đạt được giá trị về mặt văn hóa hay truyền tải thơng tin. Vì vậy để
đạt được giá trị lý tưởng của ngành báo là một thử thách khó khăn trong xã
hội phức tạp ngày nay. Bất chấp nhiều lời dự đốn về kết thúc của ngành báo
chính thống, sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật cao cũng hứa hẹn mang lại
một thế hệ truyền thông mới. Vấn đề tồn tại của ngành báo chính thống
khơng chỉ dừng lại ở sự tồn tại của khái niệm “nghề báo” mà còn là sự tồn
tại của cả một xã hội. Chính vì vậy u cầu đặt ra là phải xây dựng một đội

ngũ nhà báo có phẩm chất ngày một cao đáp ứng được nhu cầu thông tin
nhanh



thiết

thực

trong

thời

đại

hiện

nay.

Với vai trị của cơng nghệ thơng tin, của các phương tiện báo chí,
truyền thanh, truyền hình, ngày nay một sự kiên ở Tây bán cầu, ngay lập tức
ở Đông bán cầu đã biết. Một người lao động bình thường, dù chỉ ở nhà cũng
có thể biết ở đâu có cuộc thi hoa hậu hoàn vũ; hay ở đâu vừa xảy ra một trận
động đất kinh hồng. Có thể biết, cuộc đua giữa bà Hillary và ông Obama, ai
đã tiến sát đến chiếc ghế tranh cử tổng thống Mỹ… Nghề báo là nghề đem
lại sức sống tinh thần, sự giàu có và tuổi thanh xuân cho xã hội.
Tất cả là nhờ báo chí. Người đưa mọi thơng tin đó đến cơng chúng
chình là nhà báo. Thế nhưng, khi đem đến sức sống tinh thần, sự giàu có và
tuổi thanh xuân cho xã hội, những nhà báo- được mệnh danh là “những ông
vua không vương miện” có được sự thanh xuân như thế không? Họ là “tai,

mắt” của lịch sử, chứng kiến những đổi thay của lịch sử, của thời cuộc,
chứng kiến những nỗi đau nhân thế. Để làm tốt vai trò của mình họ phải là
những người nhạy bén với thời cuộc, phải rèn luyện cho mình một bản lĩnh
vững vàng, một trái tim nóng và một ngịi bút sắc lạnh để viết lên sự thật,
viết lên những trang báo cung cấp thông tin cho công chúng, vạch trần
những cái xấu trong xã hội, biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt,

5


từ đó góp phần thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi, tích cực hóa đời sống
thực tiễn. Nghề báo là một nghề đòi hỏi rất nhiều yếu tố và nhà báo phải là
một con người có tố chất, bản lĩnh vững vàng mới có thể theo đuổi và thành
cơng trong nghề. Nghiên cứu những phẩm chất cần có của nhà báo nhất là
trong thời đại hiện nay để những phóng viên, những sinh viên đang đeo đuổi
nghề này có thể tự mình đúc rút, trải nghiệm và hồn thiện hơn và trở thành
một nhà báo giỏi phục vụ công chúng tốt hơn, có kĩ năng tác nghiệp hiệu
quả hơn. Ngồi ra hiểu được những khó khăn những nỗ lực mà nhà báo phải
trải qua sẽ giúp mọi người đồng cảm hơn với nghề báo, thêm khâm phục
những nhà báo thành cơng vì để hái được quả ngọt trên con đường đi đầy
chơng gai-nghề báo thì những nhà báo đó phải hội tụ những phẩm chất, năng
lực đặc biệt thông qua quá trình học tập và rèn luyện gian khổ ra sao.

II- Phương pháp nghiên cứu
_Nghiên cứu văn bản: những tài liệu, giáo trình,báo, tạp chí của nước ngồi
cũng như trong nước nhằm rút ra những phẩm chất yêu cầu cần có của một
nhà báo hiện đại.
_Đúc rút, xâm nhập từ thực tế: Những tấm gương của những nhà báo thời kỳ
khai sinh làng báo Việt Nam, những tấm gương nhà báo trẻ hiện đại thành
công trong sự nghiệp làm báo.

_Điều tra: Những sinh viên chuyên ngành báo, những nhà báo, phóng viên
hiện đang hành nghề.
B-Phần thân

6


I- Phẩm chất là gì?
Phẩm chất chính là tư cách, tính chất của một con người một cá nhân
cụ thể.Nói đến phẩm chất của một nhà báo là nói đến những điều kiện,nhân
tố để phóng viên thực hiện tốt hoạt động nghề nghiệp của mình. Phẩm chất
là nhân tố bên trong của hệ thống cấu trúc-chủ thể. Nó thuộc về bản thân chủ
thể trực tiếp là chính chủ thể, phẩm chất nhìn chung có vai trị, ý nghĩa xã
hội trực tiếp, quyết định và căn bản đối với cá nhân chủ thể. Phẩm chất của
nhà báo phải phù hợp với đặc thù và yêu cầu của lao động nghề nghiệp mà ở
đây là lao động nhà báo. Đó là những yếu tố chủ quan giúp phóng viên phát
hiện, nhận thức và thông tin về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong cuộc sống
một cách nhanh chóng,khách quan, đúng bản chất nhất. Phẩm chất của nhà
báo được thể hiện chủ yếu qua quá trình tác nghiệp,qua hoạt động sáng tạo
ra các tác phẩm báo chí có chất lượng cao, có ích cho độc giả và cho xã hội.
Theo hai tác giả Peter Eng và Jeff Hodson trong cuốn "Cẩm nang viết tin"
(Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đơng Dương phát hành): Cho dù hồn cảnh ra
sao đi nữa, thì tất cả các nhà báo giỏi đều có cùng chung một mục đích cơ
bản. Họ cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới
chung quanh và để đi đến các quyết định trong đời. Người đọc dựa vào các
phóng viên để biết tin tức về cộng đồng của họ, về chính phủ, hoạt động
kinh doanh, thể thao, sức khỏe v,v... Với các tin tức đó, người đọc quyết định
nên xem những gì trên truyền hình, ăn uống những gì, mua xe gắn máy loại
gì, cho con cái đi học ở đâu, bỏ phiếu cho ai trong cuộc tuyển cử sắp tới, và
hơn thế nữa.Thỉnh thoảng, những tin này mang tính chất sống cịn. Một

chính trị gia Thái Lan cho rằng cơ quan dự báo thời tiết đã không kịp thời
thông báo cho dân làng ở một tỉnh miền Bắc biết rằng sắp có bão, khiến cho
30 người bỏ mạng vì lụt. Theo ơng, cơ quan dự báo thời tiết cần đến các

7


phương tiện truyền thông để loan đi những tin tức của họ một cách nhanh
chóng và hữu hiệu cho mọi người cùng biết. Vì nhiều người thường đọc hay
nghe các tin của họ cho nên các phóng viên cần phải tỏ ra có trách nhiệm.
Trách nhiệm đầu tiên của một phóng viên giỏi là trách nhiêm đối với người
đọc. Bởi vậy việc nâng cao phẩm chất năng lực của nhà báo để thực hiện tốt
quá trình hành nghề của mình, phục vụ công chúng khán giả là một yêu cầu
hết

sức

cấp

bách



quan

trọng

Dưới đây là những nghiên cứu về những phẩm chất cần thiết của nhà báo
nói chung và của thế hệ những nhà báo hiện đại thế kỉ 21.
II- Những phẩm chất của nhà báo hiện đại thế kỉ 21

1- Trung thực
1.1- Trung thực-Phẩm chất tiên quyết của một nhà báo.
Từ những năm đầu thành lập, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng và
thực hành trong nội bộ bản “Qui ước về đạo đức báo chí Việt Nam”, sau đó,
đến ngày 3/8/2005, đổi thành “Qui định về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo Việt Nam”. Nội dung bản Qui định ấy bao gồm nhiều điều khoản
như sau:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Ln gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để
vụ

lợi



làm
8

trái

pháp

luật.


5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ cơng dân, làm

tốt

trách

nhiệm



hội.

6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp
thơng

tin.

7. Tơn trọng, đồn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động
nghề

nghiệp.

8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp
vụ,

khiêm

tốn

cầu

tiến


bộ.

9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc
các nền văn hóa khác.
Điều khoản được qui định trước hết là “tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Trung thực là phẩm chất hàng đầu mà nhà báo cần phải có. Con người
trung thực là con người ngay thẳng, thật thà. Sự trung thực của nhà báo bao
hàm nhiều mặt: Trung thực với chính mình, trung thực với cơng việc, trung
thực

với

bạn





đồng

nghiệp.

Trung thực với chính mình là nhìn thẳng vào con người mình, đánh
giá đúng bản thân, nhìn thấy cả ưu điểm và khuyết điểm, cả mặt tốt và mặt
xấu, biết việc gì có thể làm được, việc gì khơng thể làm, từ đó, hành động
đúng


lương

tâm



trách

nhiệm

của

mình.

Trung thực với cơng việc là hành nghề một cách khách quan, vô tư,
tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật, khơng vì lợi ích riêng tư mà một chiều ca ngợi, tô hồng thực tế hoặc
xuyên tạc, bóp méo sự thật, yêu nên tốt, ghét nên xấu, bẻ gãy lương tâm, uốn
cong ngòi bút. Trong mỗi tác phẩm báo chí của mình nhà báo phải đứng trên
9


lập trường tư tưởng khách quan để viết, ln nói sự thật khi viết bài, khơng
bóp méo thơng tin. Bởi bản chất của báo chí là dựa trên sự thật để thông tin.
Tuy nhiên phản ánh cái đúng cái thật cũng khơng có nghĩa là nhà báo vơ tư
“có gì nói nấy”.Các nhà nghiên cứu cho rằng: Sự thật trần trịu, sự thật hồn
nhiên chưa đạt đến sự chân thật, khách quan khoa học. Có những sự việc
hiện tượng xảy ra là có thật nhưng nếu nhà báo đưa nguyên xi nó lên mặt
báo thì chưa chắc đã là đúng. Mặt khác nhiệm vụ chủ yếu của nhà báo là tìm
hiểu nhiều chiều để đưa tin chứ khơng phải đứng về một bên nào đó và bình

luận vì sự thật trong báo chí phải đúng bản chất, khách quan và công bằng.
Một số nhà báo viết tin, bài hay đưa quan điểm riêng vào - họ đưa quan điểm
của cá nhân hoặc có thể là quan điểm của tổ chức đã tài trợ cho báo. Họ hay
có thói quen phê phán người khác, ví dụ như các chính trị gia, nhưng lại
khơng thèm quan tâm xem có sự thật trong lời phê phán đó hay khơng. Nguy
hiểm ở chỗ, nhiều độc giả nghĩ những phê phán đó là đúng vì nó được đăng
tải trên báo- đó là một điều khơng nên.Một số nhà báo là phóng viên chuyên
mục - họ viết các bài bày tỏ quan điểm cá nhân. Được thơi, nếu như những
mục đó được tách hẳn khỏi phần tin, bài. Nhưng ý kiến của phóng viên phải
có sự hỗ trợ của thực tế. Phóng viên chun mục khơng thể cứ thế mà bày tỏ
sự thiên vị của mình.Khi đăng tải thông tin sai hoặc làm ảnh hưởng tới uy tín
của một người nào đó thì sẽ bị gọi là bôi nhọ (libel). Ở nhiều nước, người bị
ảnh hưởng có thể kiện nhà báo đó cũng như cơ quan báo chí của anh ta ra
tịa vì tội bơi nhọ. Vì vậy trung thực với thơng tin trên báo chí là một nhiệm
vụ

hàng

đầu

đối

với

phóng

viên.

Trung thực với bạn bè và đồng nghiệp là đối xử với bạn bè và đồng
nghiệp như đối xử với chính mình, là tơn trọng, đồn kết, hợp tác giúp đỡ

bạn bè và đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

10


Trung thực cao nhất là trung thực với cách mạng, với Tổ quốc và nhân
dân. Nhờ trung thực mà hiểu được ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của sự nghiệp
nhân dân ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từ đó tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp cao cả ấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Giữa trung thực và trung thành, rõ ràng khơng có một bức tường
ngăn cách. Ngày 8-1-1946, Bác căn dặn các cán bộ tuyên truyền: "Tuyên
truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tơn trọng sự
thực. Có nói sự thực thì việc tun truyền của mình mới có nhiều người
nghe. Ta đừng bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc
sự thực".
Qua các thời kì của tiến trình lịch sử Việt Nam những nhà báo các thể
hệ đã hồn thành tốt vai trị trung thành với Đảng và sự nghiệp xây dựng Tổ
quốc của mình. Có thể tóm tắt những thời kì lịch sử quan trọng của đất nước
ta gắn liền với sự đóng góp của báo chí và đội ngũ những người làm báo như
sau:
Thời kì trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người sáng lập báo Thanh niên và là người đào tạo lớp nhà báo vô
sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm,
Trương Văn Lĩnh. Thế hệ những nhà báo này đã viết lên những tác phẩm
báo chí nhằm thơi thúc lịng người,làm sống động phong trào cộng sản lúc
bấy giờ.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cho đến năm 1936 những nhà
báo đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa MácLênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế
quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ
11



nghĩa dân tộc tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng, chuẩn bị điều kiện để
đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới.
Thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939 thành tựu của báo chí và những
nhà báo Việt Nam là đã vận động tích cực cho phong trào tán thành tự do,
dân chủ, cải thiện đời sống và hồ bình, chống phản động thuộc địa và chủ
nghĩa phát xít, chống chiến tranh.
Thời kỳ cao trào cứu nước 1939-1945, Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ, nhà cầm quyền Pháp ở Đơng Dương thực hiện chính sách cai trị
phát xít. Báo chí xuất bản bị cấm xuất bản, cấm lưu hành, tàng trữ. Địch tiến
hành những cuộc khủng bố lớn, trước hết nhằm vào Đảng cộng sản Việt
Nam. Đảng ta và các tổ chức quần chúng phải chuyển vào hoạt động bí mật,
báo chí cách mạng bị gián đoạn một thời gian ngắn. Rối những nhà báo cách
mạng đã vượt lên hoàn cảnh để xuất hiện trở lại phục vụ tích cực cho xây
dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Những nhà báo cộng sản đã đưa báo chí cách mạng vào trong những nhà tù
và trại tập trung để rèn luyện cán bộ,chuẩn bị cung cấp cán bộ cho phong
trào tiến đến tổng khởi nghĩa.
Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975.Trong năm đầu
của chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ
chính quyền non trẻ. Báo chí đã đến với một số Đảng anh em và bạn bè trên
thế giới, nhờ đó mà nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ cuộc kháng chiến
chính nghĩa của nhân dân ta, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp cách mạng của
dân tộc ta. Chính báo chí đã góp phần tích cực tạo ra nhân tố quốc tế của
thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

12



Giai đoạn từ sau 1975 đến nay, cùng với sự phát triển rất nhanh về số
lượng và chất lượng các tờ báo là sự tăng lên về quân số của đội ngũ nhừng
nhà làm báo phục vụ tích cực cho sự nghiệp đổi mới của dân tộc. Những nhà
báo đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mơ hình
kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Thể hiện rõ
quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tun
truyền cổ vũ tồn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các
nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi
vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức, khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội
từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng nhà tình nghĩa; xóa đói giảm nghèo; ủng hộ đồng bào khắc phục hậu
quả thiên tai; khuyến khích tài năng; khuyến thiện... Đứng trước những yêu
cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan
ngơn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân,
những nhà báo là những người luôn tiên phong, phục vụ cho mục tiêu tuyên
truyền, xây dựng đất nước tuyệt đối trung thành đi theo con đường của
Đảng.
Tính chân thật luôn được xem là đạo đức của người làm báo cách
mạng. Vì thế, báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng và là diễn
đàn của nhân dân. Báo chí đã phản ánh những ý kiến xây dựng của nhân
dân, nói lên tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của dân đối với công cuộc xây
dựng đất nước. Đồng thời báo chí cũng quyết liệt chống nạn tham nhũng,
buôn lậu; chống lại tội ác và các tệ nạn xã hội; chống lại những biểu hiện tha
hóa, sa sút về phẩm chất, đạo đức và lối sống. Với việc làm đó, báo chí đã
đem đến cho cơng chúng niềm tin ở sự thật, tin ở sự nghiêm minh của pháp

13



luật, đặc biệt tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào truyền thống cách
mạng



nhân

văn

của

nhân

dân

ta.

Theo Bác nhà báo viết phải “chân thực” - chân thực là sức mạnh vì
nó có lịng tin. Mỗi bài viết của phóng viên phải bắt nguồn từ thực tế cuộc
sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc.
Bài viết phải đem lại cho người đọc lượng thông tin cao và chính xác. Viết
phải đúng sự thật, khơng được bịa ra, khơng nêu nói ẩu, chưa điều tra, chưa
nghiên

cứu,

chưa

biết


rõ,

chớ

nói,

chớ

viết.

Trung thực khơng tự nó sản sinh ra các phẩm chất khác trong bản Qui định
nhưng là điều kiện tốt cho các phẩm chất ấy được phát huy.
Đối lập với trung thực là không trung thực. Ở mức cao hơn là sự gian
dối.
Đối với bản thân, đó là tự lừa dối mình bằng cách che đậy những sai
lầm và khuyết điểm cá nhân, thổi phồng những thành tích ảo, từ đó sinh ra tự
cao, tự đại, tự cho mình giỏi hơn người khác, đố kỵ với bất cứ ai thật sự giỏi
hơn

mình.
Đối với cơng việc, đó là làm hỏng mà nói tốt, làm sai mà nói đúng,

coi sự nghiệp cách mạng nói chung và sự nghiệp báo chí nói riêng, không
chỉ là bối cảnh, môi trường để vụ lợi và tiến thân cho riêng mình.
Đối với bạn bè và đồng nghiệp là đối xử theo lối lợi mình hại người,
lấy sự cạnh tranh, giành giật thay cho tình thân ái và hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau.
Tính khách quan trung thực trong hoạt động báo chí trước hết phải
được thể hiện đúng bản chất cuả sự thật khơng bóp méo, khơng tơ hồng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Có thế nào nói thế đó". Khơng gắn cá nhân


14


định kiến. Trung thực khách quancòn thể hiện ở sự nhạy bén cẩn trọng trong
nghề nghiệp. Phải lựa chọn cân nhắc vấn đề nào cần thông tin phản ánh liều
lượng cần thiết ở một sự kiện. Phải luôn bám sát tơn chỉ mục đích của báo
chí để khen ngợi, động viên cổ vũ cái tốt, cái điển hình tiên tiến nhưng cũng
phải dũng cảm phê phán cái xấu, cái tiêu cực. Một bài báo hay ấn tượng là
một bài viết biết kết hợp hài hoà qua từ thực tế sống động được chắt lọc từ
khảo sát thực tiễn với sự dày cơng đầu tư trí tuệ từ ý thức trách nhiệm xã hội
của người viết. Độ nhạy bén nghề nghiệp, đòi hỏi nhà báo phải bắt được
mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm cũng
như tìm cách thức thơng tinphù hợp. Thơng tin trung thực khách quan đúng
định hướng còn là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo.
Trong quá trình thực hành “Qui ước” và “Qui định về đạo đức nghề
nghiệp”, đội ngũ những người làm báo chúng ta đã đạt được những thành
tích và tiến bộ rất đáng ghi nhận trong việc rèn luyện đạo đức, nâng cao
phẩm chất. Nhờ đó, đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển báo chí.
Tuy nhiên, bên cạnh đội ngũ những nhà báo trung thực, có tài năng, có tên
tuổi và uy tín, khơng phải khơng có những nhà báo không trung thực, lợi
dụng nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân và làm trái luật. Cùng một thời điểm,
một sự vật, một đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà có nhà báo thì
hết lời khen ngợi, có nhà báo lại chỉ trích gay gắt, thậm chí cáo buộc nhiều
điều xấu xa và tội lỗi. Ở đây, thước đo chân lý không phải thực tiễn khách
quan mà là lợi ích riêng tư của người làm báo. Người ta đã nhân danh chống
tiêu cực để thi thố những hành vi tiêu cực. Những sai lầm mắc phải trong xu
hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường, xa rời tơn chỉ, mục
đích của báo chí, thậm chí sa vào các quan điểm sai trái khơng phải khơng
có nguyên nhân từ chỗ xa rời tính trung thực nghề nghiệp của nhà báo và

tính khách quan, chân thật của báo chí nói chung. Nâng cao phẩm chất trung
15


thực của nhà báo để từ đó góp phần nâng cao tính chân thật của báo chí phải
là một trong những khâu quan trọng đầu tiên của việc rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo. Về tính trung thực của nhà báo lời Bác-nhà
báo kì cựu của thế hệ những nhà báo Việt Nam căn dặn, rằng: các nhà báo
phải ln ln trung thực, Coi tính trung thực là tiêu chuẩn đạo đức quan
trọng nhất của người làm báo. Bác nói: “Khơng biết rõ, hiểu rõ, chớ nói,
chớ viết. Khi khơng có gì cần nói, khơng có gì cần viết chớ nói, chớ viết
càn”. Bác cịn nhắc nhở: “Khơng nên chỉ nói cái tốt mà dấu đi cái xấu.
Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nếu cái hay, cái tốt thì phải chừng mực, chớ
phóng đại…Phê bình phải phê bình một cách “thật thà, chân thành, đúng
đắn”.
1.2- Những biểu hiện thiểu trung thực của một bộ phận những nhà báo
hiện nay
Sự trung thực và đúng mực là một tiêu chuẩn rất quan trọng của một
nhà báo. Tuy nhiên, đôi khi do “bệnh nghề nghiệp”, do sức ép của dư luận
xã hội và cũng có lúc do vụ lợi, do thù ghét cá nhân mà có nhà báo viết thiếu
trung thực, phóng đại, tơ hồng, bơi đen hiện tượng, sự vật.
Năm 2009 là năm cả báo giới xôn xao, giới truyền thông đồng loạt
đưa tin tổng biên tập hai báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vừa mất việc. Hai
người này đã lên tiếng chỉ trích việc bắt giữ hai phóng viên tường thuật vụ
tham nhũng PMU18, nên khơng cịn được đảng tin dùng. Hai nhà báo
Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ
TPHCM) bị bắt về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng
vụ”, theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.Cơ quan điều tra cho rằng, hai nhà báo

16



trên đã có hành vi lợi dụng nhiệm vụ thu thập thông tin về vụ án “Bùi Quang
Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh
bạc”; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng, đưa nhận hối lộ, tham ô tài sản tại PMU 18” trong đó
có những thơng tin sai sự thật để viết bài, đăng báo gây dư luận xấu. Phòng,
chống tham nhũng tức là biện pháp “trị bệnh, cứu người”. Bản chất của hiện
tượng tham nhũng là hành vi của người có chức, có quyền lợi dụng chức vụ,
quyền hạn được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao cho để vụ lợi. Vì vậy việc
phịng-chống tham nhũng là một vấn đề mà báo chí có chức năng giám sát
và quản lý. Hiện tượng thiếu trung thực, khách quan trong việc đưa tin, bài
phản ánh, thậm chí có biểu hiện vừa tô hồng, vừa bôi đen, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, lộ bí mật quốc gia dẫn đến vi phạm pháp luật của một số nhà
báo là một hành vi rất đáng lên án và cần được xử lý nghiêm minh.
Bác Hồ đã nói tham ơ, tham nhũng lãng phí là mker thù của nhân dân,
bộ đội và Chính phủ. Nó khá nguy hiểm vì nó khơng mang gươm mang súng
mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng cơng viện của ta. Vì vậy
chống tham ơ tham nhũng lãng phí và bệnh quan liêu là một việc làm rất
quan trọng mà đội ngũ nhà báo, phóng viên đóng vai trị quản lý và giám sát
trực tiếp. Mỗi nhà báo là một nhà hoạt động cách mạng vì chống tham ơ
tham nhũng là làm cách mạng, là đem lại và đòi quyền lợi cho quần chúng
nhân dân. Mỗi nhà báo phải có trách nhiệm làm đúng chức năng nhiệm vụ
của mình, hết lịng phục vụ Đảng, nhà nước và quần chúng nhân dân trong
vai trò đấu tranh phòng chống nạn quan liêu tham nhũng đang là một vấn đề
nhức nhối hiện nay của nước ta. Chính bởi vậy việc thiếu trung thực trong
chức năng nhiệm vụ của mình thuộc lĩnh vực này là một việc làm rất nghiêm

17



trọng và đáng bị lên án, trường hợp hai nhà báo trên vi phạm pháp luật là
một tiếng chuông cảnh tình cho đội ngũ những nhà làm báo rút kinh nghiệm.
Ngày 15/8/2009, hai phóng viên của Báo Tuổi Trẻ, Phan Sông Ngân
và Võ Hồng Quỳnh, đã bị rút thẻ nhà báo vì đưa tin sai “Nguyễn Ðức Chi
dùng 700 ngàn Mỹ kim bôi trơn cho dự án Rusalka”. Tin tức do Bộ Công an
cung cấp. Tuy nhiên cho tới khi ra tịa, bên cơng tố chỉ có đủ bằng chứng để
buộc Nguyễn Đức Chi tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, và bị tòa
kết án 18 tháng tù. Phó Văn Phịng Tỉnh Ủy Khánh Hồ tiết lộ “...vụ án xảy
ra trong thời điểm chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, nên đã tạo dư
luận xấu, gây sự hoang mang, hoài nghi..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
mệnh chính trị của khơng ít cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh.”
Hai nhà báo nêu trên đã tự đập nồi cơm vì dựa theo những tin tức từ Bộ
Công an và thiếu thông tin về nội tình chính trị đảng.
Trung thành với Đảng và nhà nước là sứ mệnh cần và đủ của một nhà
báo. Công chúng phần lớn dựa vào những thông tin trên báo chí để làm theo
nên việc nhà báo vi phạm những chuẩn mực về tính chân thật trong báo chí
là một điều hết sức lên án và cần được xử lý nghiêm. Nhà báo với chức năng
ghi lại cuộc sống xã hội thông qua những sự kiện thời sự. Chân thật,khách
quan là một nguyên tắc hàng đầu trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Có thể nói
với người làm báo, xuyên tạc, bịa đặt là lỗi nặng nề nhất đáng phê phán nhất.
Phần lớn công chúng là những người khơng được chứng kiến sự kiện khi nó
diễn ra mà chỉ được biết về nó thơng qua sự tường thuật miêu tả của phóng
viên. Vì vậy cơng chúng tiếp nhận sự kiện ra sao, phụ thuộc rất nhiều vào
phóng viên đã thu thập và phản ánh sự kiện đó như thế nào. Vì vậy vai trị
của phóng viên là chân thực khách quan, phản ánh thông tin một cách trung
thực nhất. Làm sứt mẻ hoặc đánh mất bản chất đó cơ quan báo chí và nhà
18



báo đó sẽ bị người đọc tẩy chay thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật.

2- Bản lĩnh chính trị-phẩm chất cần thiết của một nhà báo
Phẩm chất chính trị của một phóng viên thể hiện ở quan điểm, lập
trường của họ trong sự lựa chọn,phân tích, thơng tin các sự kiện vấn đề trong
cuộc sống.
Phẩm chất chính trị được ví như nền móng vững chắc để từ đó nhà
báo xây dựng nên những tác phẩm có ích cho xã hội. Trong bài nói chuyện
tại Đại hội Hội nhà báo Việt Nam lần thứ 2, Hồ Chủ tịch có nói: “Chính trị
phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.
Nhà báo là những người chủ lực trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Trong thời
kì kháng chiến thì những nhà báo đóng vai trị đắc lực chống phá chính
quyền thực dân đồng thời cổ động tinh thần chiến đấu của nhân dân.
2.1

Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị.
Như giáo sư Tạ Ngọc Tấn đã nói trong cuốn “ Từ lý luận đến thực tiễn

báo chí” : Tồn bộ q trình hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm báo chí
đều trực tiếp bị chi phối bởi những quan hệ chính trị. Ngược lại chính báo
chí cũng tồn tại như một thứ quyền lực của xã hội hiện đại. hàng ngày, hàng
giờ tác động ảnh hưởng vào các tiến trình chính trị xã hội.
Bởi vậy sự nhạy cảm chính trị là một yêu cầu tất yếu, là một phẩm
chất không thể thiếu của người phóng viên. Khơng có nhận thức chính trị
đúng đắn thì người cầm bút sẽ trở thành lạc lõng mất phương hướng. Đối
19


với cùng một sự kiện vấn đề nhưng nếu nhận thức chính trị khác nhau thì

việc chọn lựa góc độ, đưa ra phán đốn, phản ánh và bày tỏ chính kiến khác
nhau . Người làm báo càng đi nhiều, viết nhiều, càng có cơ hội nâng cao
hiểu biết, vốn sống và cũng nhìn rõ hơn ưu, nhược điểm của mỗi đất nước,
của mỗi chế độ xã hội. Đối thoại với cá nhân và tổ chức nước ngồi cũng
chính là cơ hội để mỗi nhà báo tuyên truyền về hình ảnh Việt Nam ra thế
giới. Tuy nhiên, điều này cũng có hai mặt, nếu khơng khơn khéo, thận
trọng,có kiến thức và am hiểu về chính trị rõ ràng có thể tự mình lại tun
truyền khơng cơng cho các thế lực thù địch. Từ phong cách đối đáp, trả lời
đến nội dung đều phải hợp, cứng rắn nhưng đúng mực, mềm dẻo. Phải làm
việc như thế. Đó là vì lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút đối với
Tổ quốc, nhân dân.
Ở Việt Nam, theo luật báo chí : “Báo chỉ ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời
sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của quần chúng nhân dân”-trích
“Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Báo chí nước ta do Đảng
lãnh đạo nhưng khơng có độc quyền báo chí. Đảng đại diện cho ý chí quyền
lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đảng khơng có
lợi ích riêng. Mục đích của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và vì lợi ích
của đơng đảo nhân dân. Tự do nói chúng và tự do báo chí nói riêng khơng
có tính chất tuyệt đối. Các nhà triết học ví tự do như cánh diều có dây. Với
các nhà báo cũng vậy, hoạt động của họ không thể tự do một cách vơ hạn
định. Lao động của nhà báo trong thời kì đổi mới phải tuân thủ luật pháp sự
định hướng của Đảng và phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa lịch sử
của dân tộc và trách nhiệm xã hội của nhà báo.

20


Thành quả lao động của nhà báo kết tinh trong các tác phẩm của họ.

Xét về nội dung các tác phẩm báo chí phản ảnh mọi mặt, mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội trong đó hạt nhân quan trọng nhất là hoạt động chính trị. Đó
là lĩnh vực đa diện, phức tạp và có phạm vi rộng. Nó khơng chỉ bao gồm:
các quan hệ chính trị, hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính trị mà cịn hàm
chứa các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội. Tóm lại có thể nói chính
trị là cuộc sống xã hội. Một nhà báo của hãng thông tấn Associated Press đã
phát biểu: “từ lúc chúng ta mở mắt vào ban sáng cho đến khi chúng ta nhắm
mắt ngủ lúc tối, cuộc sống của chúng ta được điều tiết bởi chính quyền”.
Thu thập, phản ánh, phát hành những nội dung như trên, lao động của nhà
báo khơng thể nằm ngồi chính trị.
Xét về bản chất, các cơ quan báo chí, các tờ báo là phương tiện thơng
tin là vũ khí tư tưởng, là cơ quan ngôn luận của các đảng phái, giai cấp, tầng
lớp, đồn thể trong xã hội. Báo chí của giai cấp nào nhóm xã hội nào thì
phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ấy, nhóm xã
hội ấy. Nói như M. Goocki: Nhà báo cũng như nhà văn là con mắt, tiếng
nói, lỗ tai của một giai cấp.
Bản thân các nhà báo cũng hoạt động chuyện nghiệp hoặc cộng tác
thường xuyên với một cơ quan báo chí và phải tn thủ tơn chỉ, mục đích, kế
hoạch…của tờ báo đó. Chỗ đứng của nhà báo sẽ ảnh hưởng,chi phối quan
điểm, lập trường của họ trong chọn lựa và xử lý thơng tin. Có thể nói “
Khơng một người viết tin nghiêm túc nào có thể hoàn toàn tránh khỏi được
quan điểm thiên vị đối với các q trình phát triển xã hội và chính trị”.
Cũng có những nhà báo phóng viên tự do. Họ khơng làm việc cho một cơ
quan báo chí nhất định nào cả. Nhưng tự do khơng có nghĩa là thoải mái
muốn viết gì, nói gì đều được. Tác phẩm của họ chỉ được sử dụng nếu nội
21


dung của nó phù hợp với mục đích tơn chỉ của tờ báo theo đuổi. Ngược lại
bài viết của họ không thể đến với công chúng cũng không phải là một tác

phẩm chính thức vì nó khơng được đăng tải trên các phương tiện, sản phẩm
báo chí hồn chỉnh. Bởi vậy lao động nhà báo chính là một hoạt động mang
tính chính trị cao. Nhà báo là những nhà làm chính trị theo một nghĩa nào đó
bởi vậy việc am hiểu chính trị để hành nghề là một điểu hết sức quan trọng
đối với mỗi nhà báo.

2.2

Về vấn đề lập trường chính trị của nhà báo,theo Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959 Bác

đã nhấn mạnh: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người
sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc.
Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới
đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng”.
Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hồn thành tốt
nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng
vững trên lập trường giai cấp vơ sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi
sâu vào nghiệp vụ của mình”. Đây là tư tưởng lớn xun suốt tồn bộ đường
lối thơng tin đại chúng của Đảng ta trong nhiều thập kỷ, mặc dù cách diễn
đạt của từng văn kiện lúc này, lúc khác khơng giống nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ
cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm trịn
nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách

22


mạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập

chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi
sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”. ở đây, Người muốn nhấn
mạnh đến tính giai cấp, tính khuynh hướng chi phối bởi ý thức hệ của các
phương tiện thông tin đại chúng. Bất cứ một phương tiện thơng tin đại chúng
nào khi lập một chương trình, xây dựng một chuyên đề, xuất bản một tác
phẩm, thể hiện một đề tài đáp ứng nhu cầu của đối tượng nghe, nhìn... đều
chịu sự chi phối của định hướng chính trị.
Bản lĩnh chính trị của người phóng viên là hết sức cần thiết trong việc
lựa chọn sự kiện nhằm đưa thông tin bởi lẽ độc giả tiếp nhận thông tin qua
sự phản ánh của nhà báo, tất nhiên có sự phản hồi nhưng thường thì nếu
phóng viên đứng ở góc độ nào, phản ánh nó như thế nào thì độc giả sẽ tiếp
nhận theo cách phản ánh đó, đứng ở góc độ đó. Khi cung cấp thơng tin đặc
biệt là đối với những tin tức có tính chất nhạy cảm nghiêm trọng thì người
phóng viên phải hồn tồn chịu sự truy cứu trách nhiệm trước công chúng.
Do vậy bên cạnh việc định hướng thơng tin người phóng viên cịn có trách
nhiệm định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Vì vậy
trước khi viết nhà báo phải thường trải qua q trình tư duy thơng tin mình
đưa là Cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Trước khi tìm được “cái gì” để
viết, nhà báo phải xác định được “đối tượng thông tin” - “Viết cho ai”.
Trả lời câu hỏi “Viết cho ai?” - là q trình xác định đối tượng thơng
tin. Việc xác định đối tượng thông tin là yếu tố tư tưởng hàng đầu trong tác
nghiệp của nhà báo. Đứng trước hiện tượng, sự kiện, sự việc, nhà báo phải
xác định viết cho công chúng, cho bộ phận nông dân, công nhân, tiểu
thương, trí thức... Do đó, nếu khơng biết viết cho ai, viết cho đối tượng nào

23


thì chẳng khác nào “đi mà khơng biết đi đâu”, “thơng tin mà khơng biết
thơng tin cho ai”, “nói mà khơng biết nói cho ai nghe” vậy. Chủ tịch Hồ Chí

Minh nói và viết cho cơng-nơng-binh, tức là cho đại đa số nhân dân. Vì xác
định được đối tượng của báo chí nên Người ln tâm niệm "Viết và nói phải
có mục đích, có nội dung". Chính vì thế mà Người nói và viết dù chỉ một
câu cũng làm cho người dân bình thường nhất hiểu và làm theo được. Trả lời
câu tự hỏi: "Nói và viết như thế nào?", Người khẳng định: "Viết thế nào cho
phổ thông, dễ hiểu". Bởi vì, với đối tượng là quần chúng và mục đích là vì
nhiệm vụ cách mạng, thì tính phổ thơng, dễ hiểu là cách giao tiếp chủ
yếu.Việc xác định đối tượng thông tin không chỉ là yêu cầu hàng đầu đối với
phóng viên, biên tập viên mà cả với cán bộ quản lý nghiệp vụ và cơ quan
thông tin đại chúng. Bất cứ cơ quan thông tin đại chúng nào cũng đều nhắm
vào đối tượng riêng, bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng có đối tượng chủ yếu.
Hơn nữa, có xác định được đối tượng thơng tin thì mới truyền bá những
thông điệp phù hợp với nhu cầu của đối tượng. Và có phù hợp với nhu cầu
thơng tin của đối tượng thì mới phát huy được tính tự nguyện, chủ động tiếp
nhận thông tin của đối tượng và mới phát huy được hiệu quả thông tin - Nếu
không, hiệu quả thơng tin sẽ khơng cao - thậm chí phản tác dụng, làm mất
uy tín của tờ báo. Trả lời được câu hỏi “Viết cho ai?” tức là xác định được
đối tượng thơng tin. Đó là cơ sở để các cơ quan truyền thơng đề ra tơn chỉ,
mục đích, định hướng tuyên truyền, cơ cấu, liều lượng thông tin; người cầm
bút định hướng được tư tưởng chủ đề trong quá trình tác nghiệp.
“Viết cho ai?” và “Viết để làm gì?” là hai u cầu khơng thể tách rời.
Thơng tin báo chí khác với những thơng điệp thơng thường, ở chỗ: Phải tác
động vào nhận thức, điều chỉnh hành vi, tạo ra phong trào hành động, thúc
đẩy thực tiễn. Do đó, trả lời câu hỏi “Viết để làm gì?” - tức là người làm báo

24


phải xác định mục đích thơng tin. Khơng xác định được mục đích thơng tin
chẳng khác nào “mắt nhìn xa xăm, miệng cười vô nghĩa” - và như vậy tác

phẩm khơng có ý nghĩa. Việc xác định mục đích thơng tin là yếu tố quyết
định đến tư tưởng chủ thể thơng tin. Mặc dù những tác phẩm báo chí trong
mỗi tờ báo, trong cơ quan thơng tin đại chúng, có thể có giá trị cao - thấp,
nhiều - ít, đối tượng chủ yếu khác nhau, nhưng đều có chung mục đích:
tuyên truyền, cổ động, giáo dục. Thậm chí tác phẩm báo chí cịn có nhiều
tham vọng hơn thế nữa, đó là: điều chỉnh hành động thực tiễn, để công
chúng vươn tới một mục đích nào đó. Thực tế tác nghiệp, một tài liệu người
cầm bút có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau - tùy thuộc vào mục
đích thơng tin và mục đích thơng tin lại phụ thuộc vào lý tưởng nghề nghiệp
của mỗi người. Do đó, đối với các nhà báo cách mạng, Hồ Chí Minh căn
dặn: “Phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập
trường giai cấp vô sản”. Đặc biệt, trình độ chính trị, tầm cao tư tưởng, lập
trường vững vàng, là điều kiện cần để người cầm bút xác định đối tượng, thị
hiếu thơng tin, mục đích thơng tin. Đó là nền tảng để người làm báo khai
thác, chọn lọc, phân tích tài liệu. Những yếu tố đó cũng là nền tảng cơ bản
trong cả quy trình tác nghiệp, lao động của nhà báo. Có đi sâu nghiên cứu
một cách nghiêm túc, khoa học, mới lĩnh hội được câu nói đơn giản, bình dị
của Hồ Chí Minh là bài học vỡ lòng của nghề báo. Kể từ thời xây dựng
Đảng cho đến Cách mạng Tháng Tám thành công, tiếp theo là hai cuộc
kháng chiến cứu nước và ngày nay là sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta là một cuộc chiến đấu toàn
diện, trên tất cả các mặt trận – qn sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại
giao…, bằng mọi loại vũ khí – vũ khí theo nghĩa thơng thường và các loại
vũ khí khác mà mục đích cuối cùng là để giành chiến thắng. Báo chí là một
mặt trận cụ thể trong mặt trận tư tưởng và văn hóa nói chung. Tất cả những
25


×