Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Các vấn đề pháp lý về kiểm soát hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
---------------------

NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG

NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ
KIỂM SOÁT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN TRỊ - LUẬT
Chuyên ngành Quản trị - Luật

TP HCM - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ - KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ
KIỂM SOÁT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG
Khóa: 34. MSSV: 0955060122
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN



TP HCM - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Quốc Tấn Trung, tác giả của khóa luận cử nhân Quản trị Luật - Các
vấn đề pháp lý về kiểm soát hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại; khẳng định cấu trúc, quan điểm mà bài viết đưa ra đều được xây dựng dựa trên
cơng sức của mình mà khơng sao chép từ bất cứ tác giả nào khác. Những nội dung, lý
luận làm cơ sở cho bài viết đều được dẫn chứng và ghi rõ nguồn sử dụng. Tôi xin cam
đoan những lời nói trên là hồn tồn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm với lời nói
của mình.
Ngày tháng năm 2014.

\
Nguyễn Quốc Tấn Trung


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI......................................................... 5
VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẠNH TRANH.................................................................................... 5
1.1.
KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ KIỂM
SOÁT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI . 5
1.1.1 Hợp đồng nhượng quyền thương mại và mối tương quan trong pháp
luật cạnh tranh ................................................................................................................ 5
1.1.2 Các vấn đề pháp lý về kiểm soát hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại............................................................................................ 8
1.1.2.1. Tiếp cận khái niệm cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại........ 8

1.1.2.2. Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.................................................................................................................. 11
1.1.2.3. Bản chất hai mặt của điều khoản RPM và tied-in. .............................. 13
1.2.
KIỂM SOÁT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI ...................................................................................................................... 17
1.2.1. Cơ sở pháp lý kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại của pháp luật Hoa Kỳ ................................................. 17
1.2.2. Cơ sở pháp lý kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại của pháp luật Việt Nam. ............................................. 18
1.2.2.1. Khả năng áp dụng ...................................................................................... 18
1.2.2.2. Sự tương thích kinh tế xã hội đế tiếp nhận kinh nghiệm của pháp luật
Hoa Kỳ .................................................................................................................... 19
CHƯƠNG II: KIỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ KINH NGHIỆM CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 20
2.1. QUYỀN LỰC THỊ TRƯỜNG VÀ KIỂM SOÁT HẠN CHẾ CẠNH TRANH HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ........................................................................................ 20
2.1.1. Cách tiếp cận quyền lực thị trường truyền thống ........................................ 20
2.1.2. Quyền lực thị trường trong điều khoản hạn chế giá ................................... 23
2.1.3. Quyền lực thị trường trong điều khoản tied-in ............................................ 24
2.1.3.1 Quyền lực từ thương hiệu nhượng quyền .................................................. 24
2.1.3.2. Quyền lực thị trường “aftermarket” ......................................................... 26
2.1.4. Xây dựng tiêu chí quyền lực thị trường để kiểm soát hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền ................................................................................... 29
2.1.4.1. Những mặt cần lưu ý: ................................................................................ 29
2.1.4.2 Những đề xuất ............................................................................................... 29
2.2. KI ỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN GIÁ BÁN LẠI - RPM....................................................... 33
2.2.1. Án lệ Dr. Miles và thời kỳ đầu của RPM ....................................................... 33
2.2.1.1. Quy tắc pháp lý ......................................................................................... 33
2.2.1.2. Phân tích đánh giá ................................................................................... 35

2.2.2. Giai đoạn “xét lại” ............................................................................................. 36
2.2.3. State Oil, Leegin và giai đoạn hậu Dr. Miles ................................................ 37
2.2.3.1. Quy tắc pháp lý ......................................................................................... 37
2.2.3.2. Phân tích.................................................................................................... 39


2.2.4. Xây dựng phương pháp kiểm soát điều khoản duy trì giá bán lại - RPM43
2.2.4.1. Mơ hình phân loại RPM. ............................................................................ 44
2.2.4.2. Mơ hình phân loại hợp đồng nhượng quyền ............................................ 45
2.3.
ĐIỀU KHOẢN TYI NG ............................................................................................. 45
2.3.1. Kiểm soát Tie-in trong án lệ Hoa Kỳ .............................................................. 46
2.3.1.1. Hình thành ................................................................................................... 46
2.3.1.2. Phân tích ....................................................................................................... 48
2.3.2. Giai đoạn phát triển và ứng dụng trong hợp đồng nhượng quyền ........... 49
2.3.2.1. Quy tắc pháp lý ............................................................................................ 49
2.3.2.2. Xác định sản phẩm tying trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 52
2.3.3. Xây dựng giải pháp kiểm soát điều khoản ited-in trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại. ........................................................................................................ 54
2.3.3.1. Quan điểm xây dựng ................................................................................... 54
2.3.3.2. Tiêu chí xác định sản phẩm đính kèm ....................................................... 55
2.3.3.3. Mơ hình kiểm sốt ....................................................................................... 56
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................... 57


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng hợp tình hình nghiên cứu
Trong phạm vi và khả năng tìm hiểu của người viết dựa trên hệ thống thông tin
của thư viện và các nguồn thơng tin khác, có nhiều khóa luận đề cập đến lĩnh vực pháp
lý trong cạnh tranh hoặc pháp lý về nhượng quyền thương mại; những chi tiết kết hợp

giữa vấn đề nhượng quyền thương mại và yếu tố đe dọa cạnh tranh là có, song chỉ dừng
lại ở mức đồ đề cập, dẫn chứng. Tạm thời, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu hay khóa
luận nào thật sự trực tiếp phân tích, nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, mà đặc biệt là tương quan giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia có hệ thống quy định về Cạnh tranh và
Nhượng quyền khá mạnh như Hoa Kỳ.
Các vấn đề pháp lý về cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh trong thị trường nhượng
quyền và hợp đồng nhượng quyền tại Việt Nam không phải quá mới mẻ. Tuy nhiên, do
tính chất thị trường nhượng quyền Việt Nam tại thời điểm trước đây vẫn còn trong giai
đoạn tìm hiểu và phát triển, các chuyên gia vẫn chưa đặt ưu tiên nghiên cứu về vấn đề
này. Ta chỉ có một số cơng trình nghiên cứu cơng phu theo song ngữ như Agreements in
restraint of competition in franchise agreements in the perspectives of Vietnamese and
EC competition law (2009), Master thesis, HCMC University of Law – Lund University,
Sweden của ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền; hoặc Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại của tác giả Bùi Thị Hằng Nga.
Tuy nhiên, pháp luật EU cũng đã có những thay đổi nhất định khi mà The Vertical
Restraints Block Exemption Regulation 330/2010/EC đã thay thế cho The Vertical
Restraints Block Exemption Regulation 2790/1999/EC hết hiệu lực vào ngày 31/5/2010.
Thêm vào đó, do bản chất pháp luật thành văn của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa,
các quan điểm có phần hẹp, có thể chưa đánh giá toàn diện những khả năng hạn chế cạnh
tranh và những vấn đề liên quan. Trong khi công trình của tác giả Bùi Thị Hằng Nga,
một số nội dung còn chưa thỏa đáng như xác định khả năng áp dụng của chế định “thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh” đối với hợp đồng nhượng quyền trong pháp luật Việt Nam.
Nhìn chung, vẫn chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu nội dung pháp lý của pháp
luật Hoa Kỳ và đúc kết kinh nghiệm của hệ thống này cho pháp luật Việt Nam.
2. Tính cần thiết của đề tài
Trong thực tiễn, phương pháp kinh doanh bằng nhượng quyền thương mại thật sự
có rất nhiều cơ sở để phát triển tại Việt Nam.
Về mặt kinh tế, người viết nhận thấy thấy hai mặt của hoạt động nhượng quyền.
Đầu tiên là tính hấp dẫn và lợi thế của chúng. Có thể nói nhượng quyền thương mại thực

hiện quy mơ kinh doanh lớn trên cơ sở những người kinh doanh nhỏ. Một mặt, Bên
nhượng quyền (BNQ) không bắt buộc phải tốn hàng loạt các chi phí về thuê mướn địa
điểm, đầu tư xây dựng cơ bản, lao động, quản lý trực tiếp… trong khi nhận được một
khoản phí nhượng quyền là nguồn thu ổn định (có thể cùng với phí nhượng quyền theo
số lượng – royalties) với nhiều phương án đầu tư và khả năng kiểm soát quyền quản lý
vẫn rất cao; mặt khác, bên nhận quyền (BNhQ) lại có một “gói” sản phẩm, dịch vụ kèm
danh tiếng thương hiệu sẵn có, các chiến dịch marketing truyền thông được bảo đảm bởi
BNQ cùng với lượng khách hàng trung thành với nhãn hiệu ổn định. Theo thống kê của
Hội đồng nhượng quyền thế giới – World Franchising Council, tỷ lệ thành công lần đầu
1


của các cửa hàng nhượng quyền lên đến mức 90%, là một con số quá hấp dẫn đối với
các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ và trung bình. Điểm thứ hai chính là xu hướng phát
triển của hệ thống nhượng quyền. Theo báo cáo của hiệp hội nhượng quyền Quốc tế IFA,
chỉ tính đến các ngành nghề kinh doanh đáng kể đã có hơn 10 ngành nghề tổng quát như
Mua bán ô tô, Cung ứng dịch vụ kinh doanh, Dịch vụ thương mại và dân cư, Khách sạn,
Dịch vụ cá nhân, Nhà hàng ăn nhanh, Dịch vụ nhà hàng, Bất động sản, Bán lẻ thực phẩm
và Bán lẻ sản phẩm dịch vụ1 (tổng cộng lên đến 70 hạng mục kinh doanh2 tại Hoa Kỳ).
Theo số liệu năm 1967 tại Hoa Kỳ, chỉ trong giai đoạn đang phát triển của nhượng quyền,
cả 3 tập đồn cơng nghiệp lớn nhất thế giới đều là các nhà sản xuất sử dụng hình thức
kinh doanh nhượng quyền cổ điển (General Motors, Standard Oil, Ford). Trong khi đó,
nhiều nhà nhượng quyền được xem là nhỏ đều có quy mơ lớn hơn rất nhiều lần so với
các bên kinh doanh độc lập trong cùng ngành nghề3. Nhờ vào lợi thế đầu tư vốn cùng
các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm nhượng quyền, BNQ có thể phát triển với quy mô
khổng lồ mà không cần tiêu tốn quá nhiều chi phí. Cho rằng kinh doanh nhượng quyền
chỉ là cách thức kinh doanh hay chỉ mang tính nhỏ lẻ; từ đó đánh giá thấp tác động của
hệ thống nhượng quyền trong hiện tại cũng như tương lai sẽ là rất thiếu sót trong chính
sách pháp luật cạnh tranh.
Vì vậy, khơng có gì ngạc nhiên dù chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt

động có tham gia vào hệ thống nhượng quyền, chúng tạo lên đến gần 17% doanh số,
9.6% giá trị tiền lương và gần 14% số lượng nhân lực trực tiếp4 cho nền kinh tế Quốc
gia này. Tại một số quốc gia có điều kiện kinh tế tương đối gần hơn Việt Nam như
Malaysia hay Ấn Độ, giá trị đóng góp của hoạt động nhượng quyền cho GDP quốc gia
cũng đã chiếm ở mức 4% và được cho là sẽ còn tăng cao 5. Tại Việt Nam, tuy chưa có
một thống kê cụ thể đóng góp của nhượng quyền, song tốc độ tăng trưởng chắc chắn sẽ
còn tăng nhanh khi Việt Nam là một thị trường dồi dào với lượng dân cư trẻ đứng đầu
Đông Nam Á và thị trường nhượng quyền vẫn còn còn khá trống. Hiện có hơn 113
thương hiệu kinh doanh nhượng quyền đăng ký vào Việt Nam (Thống kê Bộ Công
thương đến cuối năm 2013) cùng với hơn hàng trăm doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
nhượng quyền tại Việt Nam với vùng ngành nghề ngày càng rộng hơn (giáo dục, đào
tạo, nhà hàng, hệ thống bán lẻ, sản xuất kinh doanh…). Sẽ không quá lời nếu nhận định
chỉ là vấn đề thời gian để hình thức kinh doanh nhượng quyền có mặt trong mọi quan hệ
kinh doanh, sản xuất, đời sống tại Việt Nam, khi đây đã là xu thế chung của thế giới.
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại chính thức bởi các
điều 284 – 291 Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) cùng các quy định dưới luật
như Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. Mặc dù Luật Cạnh tranh đã được ban hành từ năm
2004 (LCT 2004) nhưng pháp luật cạnh tranh thực sự còn mới ở Việt Nam. Hệ quả dẫn
đến việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại có thể
1

IHS Global Insight (2014), Franchise Business Economic Outlook , tr. 1.
7h25 ngày 9/7/2014.
3 Denis A. Eymil (1969), Franchising + Antitrust = Confusion: The Unfortunate Formula, ghi chú số 28.
4 7h25 ngày 9/7/2014.
5 7h25 ngày 9/7/2014.
/>7h25 ngày 9/7/2014.
2

2



vẫn còn là vấn đề xa lạ. Một nguy cơ đặt ra cho bản thân pháp luật Việt Nam – tương tự
với những gì pháp luật Châu Âu lục địa đang đối mặt là khơng đủ cơ chế kiểm sốt hay
tạo điều kiện để nhượng quyền có thể phát triển đúng theo xu hướng, tạo cơ hội kinh
doanh, việc làm cho nền kinh tế. Sự thiếu hài hịa và khơng cụ thể giữa các nguyên tắc
pháp lý kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền và pháp luật về người
tiêu dùng đã và đang kiến cho sự phát triển của nhượng quyền tại Châu Âu dưới mức
mong đợi của nó 6. Khi mà sự phát triển giao thương ngày càng mở rộng, hầu hết các
phương thức nhượng quyền khác nhau sẽ được du nhập về Việt Nam, cũng sẽ là lúc
chúng ta buộc phải xem xét đánh giá lại những mảng pháp luật có liên quan đến nhượng
quyền thương mại, mà cụ thể hơn là những vấn đề cạnh tranh phát sinh trong chính hợp
đồng nhượng quyền thương mại. Càng nhiều nhà nhượng quyền thương mại hoạt động
và càng nhiều người nhận quyền tham gia vào hệ thống nhượng quyền; mức độ cạnh
tranh chiều ngang giữa các tổ chức nhượng quyền sẽ càng lớn; đồng thời, khi người nhận
quyền trong cùng ngành nghề càng tăng; sự phụ thuộc chiều dọc giữa người nhận quyền
đối với người nhượng quyền cũng tăng theo. Ảnh hưởng của hệ thống nhược quyền đến
các ngành kinh tế khác cũng từ đó tăng dần. Đây là tiền đề để chúng ta đánh giá lại khía
cạnh cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bảo vệ lợi ích của cả hai bên
tham gia hợp đồng nhượng quyền nhưng cũng đồng thời bảo đảm được lợi ích từ việc
thu hút đầu tư trong hoạt động nhượng quyền, cũng như duy trì một thị trường phát triển
lành mạnh, thay vì thống trị bởi các nhà nhượng quyền nước ngoài.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu vệ tinh:
1) Vấn đề về hợp đồng nhượng quyền. Không chỉ bao gồm quy định về hợp đồng
nhượng quyền trong quy phạm pháp luật mà còn cả trong thực tiễn khoa học pháp lý
và quan điểm lý luận. Dù khái niệm chuẩn xác và phù hợp với xu hướng pháp luật
thế giới nhưng quan điểm lý luận về hợp đồng nhượng quyền tại Việt Nam chưa thật
sự phát triển. Vì vậy, cần tìm hiểu và phát triển khái niệm hợp đồng nhượng quyền
để xác định đúng khả năng rủi ro cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương

mại.
2) Vấn đề khái niệm cạnh tranh. Một đặc trưng trong hợp đồng nhượng quyền cũng như
các hợp đồng theo chiều dọc là khái niệm và quan điểm tiếp cận về cạnh tranh nên
khác đi so với các cạnh tranh trong hoạt động kinh tế theo chiều ngang. Phương thức
tiếp cận cần được nghiên cứu và làm rõ.
3) Xác định điều khoản nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho thị trường cạnh tranh.
Không phải mọi điều khoản của hợp đồng nhượng quyền đều cần phải được xem xét
điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh. Nhìn nhận đúng tính chất của các
điều khoản này bảo đảm lợi ích kinh tế và quyền tự do kinh doanh của các bên tham
gia nhượng quyền.
4) Tính hai mặt của hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vấn
đề quan trọng của việc đưa ra một khuyến nghị pháp lý nào là việc xem xét đầy đủ
các mặt đối lập, các quan điểm phản biện, bảo đảm tính hợp lý của khuyến nghị và
6

7h25 ngày 9/7/2014.
3


xem xét bao qt các tình huống có thể diễn ra trong tình huống pháp lý nào đó. Điều
nào giúp bài viết có cái nhìn đa chiều và tổng thể.
Mục tiêu chính.
Trước tiên chính là làm rõ tính tương thích và khả năng ứng dụng pháp luật Việt
Nam vào điều chỉnh cạnh tranh phát sinh trong hợp đồng nhượng quyền. Hiện nay pháp
luật và quan điểm pháp lý về vấn đề này không nhiều.
Điểm thứ hai, là mục tiêu quan trọng của bài viết, chính là tìm hiểu và phân tích
nội hàm pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại của Hoa
Kỳ; đi kèm đó là các quan điểm pháp lý, các học thuyết kinh tế liên quan. Trên những
cơ sở này, không chỉ học hỏi rập khn pháp luật và cịn hiểu rõ mơi trường pháp lý, văn
hóa pháp lý và quan điểm đón nhận của giới tư pháp Hoa Kỳ đối với kiểm soát cạnh

tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trên cơ sở này có cái nhìn tồn diện,
dựa trên thực tế Việt Nam và xây dựng hướng giải quyết phù hợp hơn.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận: Phép biện chứng duy vật biện chứng K.Marx-Lenin, quan điểm
lịch sử - logic, quan điểm thực tiễn, quan điểm hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, logic – hệ thống,
phân tích – so sánh, đối chiếu pháp luật, hệ thống hóa, phương pháp lơgic pháp lý, thống
kê…
Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo tính chính xác cũng như đúng với tên đề tài, tác
giả cũng phải đặt ra những giới hạn nhất định cho nội dung nghiên cứu:
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Các vấn đề cạnh tranh có thể phát sinh trong điều
khoản của hợp đồng nhượng quyền. Nói cách khác, người viết sẽ tập trung vào tính rủi
ro cho cạnh tranh ngay từ điều khoản của hợp đồng nhượng quyền mà khơng đánh giá
rủi ro từ vị trí thị trường của doanh nghiệp.
Phạm vi pháp luật: Người viết sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích pháp luật Hoa
Kỳ về kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh, trong mối quan hệ với môi trường pháp
lý. Từ kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ, các ưu nhược điểm của từng phương pháp, tác
giả đặt vấn đề về việc xây dựng pháp luật Việt Nam về kiểm soát hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, khi mà Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam
vẫn đang còn hiệu lực.

4


CHƯƠNG I. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thươngnhượng quyền; cũng khơng
ảnh hưởng gì đến lợi ích hợp pháp đối với việc bảo vệ thương hiệu)168 . Theo ngôn ngữ
của tác giả Gordon, khách hàng khơng hứng thú gì với việc liệu món thịt gà của Chicken
Delight có được chiên bởi hệ thống fryer do Chicken Delight cung cấp hay của nhãn hiệu

General Electronic, miễn là sản phẩm có chất lượng như nhau169 . Và theo cách hiểu này,
chắc chắn không nhà nhượng quyền nào có thể chứng minh rằng sản phẩm, dụng cụ nấu
ăn mà họ cung cấp có thể tạo ra sự khác biệt nào đáng kể. Tuy nhiên, Chicken Delight
vẫn mắc phải thiếu sót của Carvel khi tiếp tục cơng nhận thương hiệu nhượng quyền
chính là sản phẩm tying – tức đối tượng chính trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại.
Về cơ bản, trong ba nguyên tắc pháp lý mà người viết nhìn nhận trong án lệ
Carvel, hai nguyên tắc về tính đặc trưng và mục tiêu duy trì chất lượng sản phẩm chưa
gặp phải các phản ứng trái chiều. Nhưng vấn đề xác định sản phẩm tying trong hợp đồng
Court of Appeals Second Citcuit (1963), Susser v. Carvel Corporation 332 F. 2d 505, đoạn 26.
Court of Appeals Second Citcuit (1963), Susser v. Carvel Corporation 332 F. 2d 505, đoạn 27.
166 Court of Appeals Second Citcuit (1963), Susser v. Carvel Corporation 332 F. 2d 505, đoạn 29.
167 Court of Appeals Second Citcuit (1963), Susser v. Carvel Corporation 332 F. 2d 505, đoạn 29.
168 Court of Appeals – Ninth Circuit (1971), Siegel v. Chicken Delight, Inc. 448 F.2d 48, 50 (9th Cir. 1971), đoạn
14-15.
169 Randy D. Gordon (2011), tlđd, Sothwestern Law Review vol. 40, tr. 265.
164
165

51


nhượng quyền vẫn cịn chưa hồn thiện. Quan điểm của người viết như đã trình bày, mỗi
hình thức nhượng quyền sẽ có một số hoạt động hay sản phẩm thiết yếu để hoạt động
nhượng quyền được thực hiện đúng nghĩa, đây chính là những đối tượng chính của hợp
đồng.
2.3.2.2. Xác định sản phẩm tying trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong bài viết của mình, tác giả Gordon cũng phân chia nhượng quyền ra làm ba
loại để xem xét với tên gọi “business-format franchise” (tức nhượng quyền dựa trên cơ
sở chính là phương pháp, quy trình, kỹ thuật, bí mật kinh doanh…); “Distribution

franchise” (nhượng quyền phân phối) và “Package franchise” (nhượng quyền gói sản
phẩm). Cách tiếp cận mà ơng đưa ra thơng qua hai góc nhìn là góc nhìn từ người tiêu
dùng và góc nhìn hệ thống (người viết dựa nền tảng mục tiêu kinh doanh và đối tượng
chuyển giao của hợp đồng nhượng quyền).
Ông cho rằng thứ mà khách hàng của các chuỗi business-format franchise quan
tâm chính là chất lượng của sản phẩm. Với tư cách là một nhà nhượng quyền hình thức
này, nhà nhượng quyền cần tự mình chuyển giao, thực hiện những khâu kiểm soát chất
lượng liên quan đến chất lượng sản phẩm cuối cùng170 .
Đối với hình thức Distribution franchise, mối liên hệ chặt chẽ giữa thương hiệu
và bản thân chất lượng sản phẩm mà nó đại diện khiến chỉ có BNQ có thể cung cấp loại
sản phẩm đó. Trong hình thức này, mong muốn của khách tiếp tục đóng vai trị quan
trọng. Một khách hàng sẽ chỉ mong muốn tìm thấy một chiếc xe nhãn hiệu Ford, phụ
tùng do Ford sản xuất khi đến với một cửa hàng môi giới của Ford. Ngược lại, một khách
hàng gọi món Big Mac tại cửa hàng Mc Donald không mong muốn tất cả những nguyên
phụ liệu của Big Mac đều do Mc Donald sản xuất, mà mong muốn rằng cái bánh mà anh
ta ăn đạt đủ tiêu chuẩn và đúng công thức của Mc Donald như tại những cửa hàng khác.
Như vậy, dựa trên mong muốn của khách hàng, ơng phân định những khách hàng
đến hình thức nhượng quyền Distribution để tìm mua đúng sản phẩm thuộc thương hiệu
nhất định nên nhà nhượng quyền này được quyền áp đặt điều khoản tied-in; trong khi
khách hàng đến với hình thức nhượng quyền Business-format chỉ với mong muốn có
được sản phẩm tương đồng chất lượng với các cửa hàng nhượng quyền cùng thương
hiệu171 . Yếu điểm của cách phân chia này được thể hiện ngay trong bài viết, khi mà trong
án lệ Casey v. Diet Center 172, Inc., một hệ thống nhượng quyền về gym bị cáo buộc áp
đặt BNhQ phải mua các loại thực phẩm chức năng phục vụ bổ trợ bài tập giảm cân đặc
biệt của Diet Center. Trong trường hợp này, cách giải thích về business-format của
Gordon sẽ cho rằng Diet Center khơng có quyền sử dụng điều khoản tied-in, chưa chuẩn
xác. Tuy nhiên nếu giải thích dựa trên mục tiêu kinh doanh và đối tượng chuyển giao mà
người viết đặt ra sẽ giải quyết được vấn đề. Đối tượng mà một nhà nhượng quyền dịch
vụ chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền sẽ bao tổng quan bao gồm phương pháp,
quy trình, kỹ thuật, bí mật kinh doanh; trong trường hợp của cửa hàng dịch vụ chuyên

về gym như Diet Center, đối tượng chuyển giao cụ thể sẽ bao gồm phương pháp tập
luyện, bản quyền các bài tập, kỹ thuật liên quan và chế độ thực phẩm được xây dựng bởi
Diet Center. Với đặc trưng do chính Diet Center sáng chế và sử dụng phù hợp với phương
170
171
172

Đd, ghi chú 160.
Randy D. Gordon (2011), tlđd, Sothwestern Law Review vol. 40, tr. 266.
Randy D. Gordon (2011), tlđd, Sothwestern Law Review vol. 40, tr. 267.
52


pháp tập luyện riêng của mình, việc loại bỏ loại thực phẩm chức năng này sẽ khiến hệ
thống nhượng có thể không thực hiện được mục tiêu kinh doanh ban đầu đặt ra. Như
vậy, đúng với quan điểm tòa án đưa ra, loại thực phẩm chức năng này không thể xem là
tách biệt với sản phẩm tying. Với lý luận tương tự, ta cũng có thể giải thích hỗn hợp kem
trộn bằng cơng thức bí mật của Carvel trong án lệ Susser v. Carvel Corporation là những
sản phẩm đi kèm cần thiết với mục tiêu kinh doanh và không thể bị loại trừ.
Hình thức nhượng quyền gói “package franchise” và lý luận trong án lệ Pricipe
v. McDonald’s Corp cho chúng ta thêm cách tiếp cận mới đối với hoạt động nhượng
quyền173 . Trong vụ việc này, Pricipep cáo buộc McDonald cố tình áp đặt việc cho thuê
các bất động sản để tổ chức cửa hàng cùng hợp đồng đặt cọc vào hợp đồng nhượng
quyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cách thức kinh doanh của McDonald tại Hoa Kỳ là
họ tự tìm các những địa điểm thích hợp; sau đó phân tích với hai mục tiêu chính: (1) Dựa
trên cơ sở nhân khẩu học tại khu vực và các vấn đề địa lý liên quan để đánh giá khả năng
tiêu thụ có hứa hẹn hay khơng; (2) Dự báo khả năng tăng trưởng trong tương lai, từ đó
lập kế hoạch mở rộng phù hợp để bảo đảm giúp tối đa hóa lượng cửa hàng có thể nhượng
quyền mà vẫn đảm bảo các cửa hàng này không phải cạnh tranh địa lý lẫn nhau174 . Trên
cơ sở này, McDonald đánh giá và quyết định lựa chọn địa điểm nào tổ chức cửa hàng

trực thuộc công ty và địa điểm nào mời gọi nhượng quyền. Tịa nhận định, BNQ khơng
chỉ chuyển quyền sử dụng thương hiệu mà đi kèm theo đó là một phương pháp kinh
doanh hồn thiện175 . Cách thức thích hợp để tiếp cận là liệu các sản phẩm bị cáo buộc
tied-in có gắn liền, khơng thể thiếu đối với phương thức kinh doanh nhượng quyền hay
khơng? Và tịa nhìn nhận, những sản phẩm đính kèm có thể được xem là hợp pháp nếu
chúng là nhân tố thiết yếu thành công trong hệ thống nhượng quyền176 . Quan điểm này
tuy khơng đưa ra cụ thể tiêu chí xác định, nhưng cũng đánh giá đúng cách thức kinh
doanh của Mc Donald trong trường hợp này.
Quá trình phát triển của các án lệ liên quan đến điều khoản tie-in cho một cái nhìn
khá hồn thiện về về góc nhìn của tư pháp Hoa Kỳ đến nguy hiểm của tie-in. Với 4 điểm
đặc trưng để xác định có sự tồn tại của tie-in và 3 yếu tố nội tại để chứng minh tính hợp
lý của sản phẩm đính kèm; có thể nói đã có một bộ khung khá hồn thiện để xác định
các vi phạm liên quan đến tie-in. Thực tế xét xử cho thấy, các án lệ liên quan đến tie-in
thường tập trung xử lý các vấn đề về chứng minh quyền lực của bên áp đặt tại thị trường
sản phẩm chính hơn là tranh luận về các vấn đề tác động tiêu cực của điều khoản tie-in
đối với thị trường cạnh tranh177 . Tuy nhiên, giai đoạn xác định sản phẩm chính – đính
kèm (tying-tied) vẫn cịn một số vấn đề mà cụ thể được thể hiện trong so sánh giữa án lệ
Kodak và Queen City Pizza, Inc. v. Domino’s Pizza.
Án lệ Kodak như đã trình bày, là án lệ tập trung về điều khoản tie-in nhưng lần
đầu tiên đưa ra học thuyết locked-in như là một phương pháp mới để chứng minh quyền
lực thị trường. Trong đó, tịa xác định rõ, Kodak đã cố tình gắn dịch vụ sửa chữa tại hệ
Randy D. Gordon (2011), tlđd, Sothwestern Law Review vol. 40, tr. 268.
Court of Appeals Fourth Circuit (1972), Pricipe v. McDonald’s Corp 631 F.2d 303, đoạn 12.
Nguồn tham khảo: 19h50, ngày 7/7/2014.
175 Court of Appeals Fourth Circuit (1972), Pricipe v. McDonald’s Corp 631 F.2d 303, đoạn 31.
176 Court of Appeals Fourth Circuit (1972), Pricipe v. McDonald’s Corp 631 F.2d 303, đoạn 32.
177
Queen City Pizza, Inc. v. Domino’s Pizza; Wilson v. Mobil Oil Corp; Collins v. International Dairy Queen, Inc.
173
174


53


thống cửa hàng trực thuộc (tied product) vào việc mua các sản phẩm phụ tùng sửa chữa
dành cho máy in, photocopy của Kodak (Tying product) 178 . Khi chứng minh tính khơng
thể thay đổi (not interchangeable) do đặc trưng chỉ có phụ tùng Kodak mới có thể sử
dụng cho các máy Kodak; Tòa đang làm rõ thị trường dịch vụ sửa chữa các máy Kodak
có thể xem là một thị trường độc lập, đồng thời chứng minh sức mạnh thị trường của
Kodak tại thị trường đối với người sử dụng Kodak179 . Riêng án lệ Queen City Pizza, Inc.
v. Domino’s Pizza, Tòa Third Circuit cố gắng phủ nhận tác động của điều khoản tie-in
bằng nhiều lập luận, một trong những lập luận đó cho rằng, những sản phẩm, phụ liệu
mà Domino bắt buộc Queen city phải mua là những sản phẩm có thể thay thế được bằng
cách sản phẩm, phụ liệu khác trên thị trường. Điểm bất cập rõ ràng nhất trong lập luận
của Tòa Third Circuit khi họ so sánh vai trị của thị trường sản phẩm chính trong án lệ
Kodak (thị trường phụ tùng) với thị trường sản phẩm đính kèm trong án lệ Queen city
(thị trường phụ liệu, nguyên liệu…). Cách so sánh này cho thấy, các tòa Hoa Kỳ vẫn còn
rất lúng túng trong việc xác định đâu là sản phẩm tying chính.
2.3.3. Xây dựng giải pháp kiểm soát điều khoản ited-in trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại.
2.3.3.1. Quan điểm xây dựng
(i)
Mục tiêu và tình trạng kinh tế của Việt Nam.
Xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động nhượng
quyền là một điều tất yếu để hình thành hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi của các bên
tham gia phương pháp kinh doanh nhượng quyền kể cả trong nước lẫn ngoài nước. Tuy
nhiên, do hệ thống nhượng quyền của cá nhân tổ chức Việt Nam vẫn còn thiếu kinh
nghiệm, cơ sở… một thực tế cho thấy rằng hệ thống nhượng quyền dưới quyền kiểm
sốt của nước ngồi vẫn chiếm ưu thế và chắc chắn sẽ còn tăng lên do nhu cầu mở rộng
thị trường của họ. Đồng thời với bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, là việc duy trì một mơi

trường cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm thị trường trong nước khơng bị chi phối hồn
tồn bởi các thương hiệu nước ngồi. Lợi ích thực tế về mặt kinh tế của phương thức
nhượng quyền là không rõ ràng, do bên đầu tư không cần tiếu tốn chi phí đầu tư; lợi ích
chúng ta nhận được thường thơng qua các kinh nghiệm quản lý, phương pháp quy trình
kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt quan trọng là sự phát triển cả về lượng
và chất của các ngành công nghiệp bổ trợ. Điều khoản tie-in được áp dụng một cách tùy
tiện từ phía BNQ khơng những khiến các ngành công nghiệp liên quan mất đi thị trường
mới, mà còn khiến các chủ thể kinh tế Việt Nam khơng có cơ hội tiếp cận tiêu chuẩn,
quy trình, phát triển nội tại của các nền công nghiệp.
(ii)
Thông tin được cung cấp từ BNQ
Tiêu chí khơng hợp lý lớn của một số án lệ thời kỳ hậu Kodak là việc đưa ra điều
kiện về những thông tin được cung cấp. Cụ thể, những tòa án này cho rằng, nếu BNQ đã
cung cấp đầy đủ thông tin về những mặt hàng, sản phẩm mà BNhQ bắt buộc phải mua
từ BNQ thì đây là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; không phải từ quyền lực thị trường
của BNQ. Điểm vô lý ở đây là dù chưa có một sự xem xét thỏa đáng đối với sức mạnh
thị trường thật sự của BNQ, tòa cho rằng những điều khoản tie-in mà BNQ áp đặt đơn
Đd 2.1.3.4.
Supreme Court Hoa Kỳ (1992), Eastman Kodak Company, Petitioner v. Image Technical Services, Inc., et al.,
chương III, mục A.
178
179

54


thuần là trách nhiệm phát sinh từ những thỏa thuận tự nguyện. Cách lập luận những nhà
nhượng quyền lớn chỉ cần ghi nhận đầy đủ các điều khoản tied-in trong hợp đồng từ đó
khơng phải chịu trách nhiệm phát sinh về mặt quản lý cạnh tranh rõ ràng không thuyết
phục. Sự hợp lý phải xuất phát từ chính sản phẩm tied cùng tính khơng tách rời với sản

phẩm chính được thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền. Giả sử câu hỏi rằng, liệu
những nhãn hiệu nước giải khát thuộc Cocacola có phải là sản phẩm tied-in trong một
chuỗi cửa hàng nhượng quyền về nhà hàng dịch vụ không? Theo quan điểm của người
viết thì khơng. Bởi xét các yếu tố mà người viết trình bày:
1) Sản phẩm chính trong hợp đồng nhượng quyền nhà hàng dịch vụ bao gồm công thức
bí mật, thực đơn, phương thức pha trộn, quy trình chế biến cùng cách thức quản lý.
Vì vậy một nhãn hiệu nước uống là một phần khá quan trọng trong thực đơn cửa
hàng.
2) Việc sử dụng một nhãn hiệu nước uống nổi tiếng đính kèm các món ăn có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và xây dựng hình ảnh riêng biệt, đặc trưng
của thương hiệu nhượng quyền so với các thương hiệu khác.
3) Tính đặc trưng của sản phẩm đính kèm dựa trên sự bảo vệ dưới quyền sở hữu trí tuệ
của đối tác thương hiệu nhượng quyền.
Đây là cơ sở phù hợp để chứng minh một sản phẩm có được đính kèm vào hợp đồng
nhượng quyền hay không. Không thể dựa trên vấn đề đã hay chưa công bố thông tin về
điều khoản tied-in trong hợp đồng nhượng quyền để xác định phạm vi điều chỉnh của
pháp luật cạnh tranh.
2.3.3.2. Tiêu chí xác định sản phẩm đính kèm
Để xây dựng mơ hình kiểm sốt tied-in hiệu quả, như đã phân tích bên trong các
án lệ, sẽ là rất quan trọng để xây dựng nên nhóm tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ nào
nên được xem là gắn liền không thể tách rồi với sản phẩm chính phục vụ mục tiêu kinh
doanh của hệ thống nhượng quyền. Đồng thời ta cũng cần xác định đâu là những sản
phẩm, dịch vụ chính được hướng tới trong từng loại hợp đồng nhượng quyền cụ thể. Đây
sẽ là những khái niệm nền tảng cho các mơ hình kiểm sốt mà người viết đưa ra.
Đối tượng chính của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ: Đối tượng chính của loại hợp đồng nhượng
quyền này về cơ bản chắc chắn tồn tại quyền sử dụng thương hiệu nhượng quyền, nhưng
chỉ xem thương hiệu nhượng quyền là duy nhất như một số án lệ tại Hoa Kỳ chắc chắn
chưa đầy đủ. Đi kèm với quyền sử dụng thương hiệu, BNQ còn chuyển giao các vấn đề
về phương pháp, quy trình, kỹ thuật, bí mật kinh doanh liên quan đến hoạt động kinh

doanh chính của hệ thống.
Hợp đồng nhượng quyền phân phối: Đối tượng chính của loại hợp đồng nhượng
quyền này chắc chắn bao gồm quyền sử dụng thương hiệu nhượng quyền và bản thân
các sản phẩm bán lẻ vì mục tiêu kinh doanh chính của hệ thống nhượng quyền này là
bán lại các sản phẩm hàng hóa. Kèm theo là những phương pháp, quy trình quản lý.
Hợp đồng nhượng quyền sản xuất công nghiệp sẽ đi kèm các vấn đề về sở hữu trí
tuệ như phát minh, sáng chế, bí mật kinh doanh, phương thức thực hiện, quy trình chế
biến, cách thức quản lý.
Tiêu chí xác định tính khơng thể tách rời của hàng hóa dịch vụ đính kèm với đối
tượng chính của hợp đồng.
55


Sự tương thích với đối tượng chính của hợp đồng nhượng quyền. Hiểu một cách
đơn giản, là nhằm chứng minh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được BNQ áp đặt mua phải
phù hợp với mục tiêu kinh doanh, hay ngoài ra còn giúp BNQ bảo đảm chất lượng đến
khách hàng tiêu dùng cuối cùng hoặc bảo vệ hình ảnh thương hiệu theo như lý luận của
một số tác giả180 . Một ví dụ cụ thể trong án lệ Subsolutions, Inc. v. Doctor’s Associates
1999 181 ; trong đó chủ sở hữu của thương hiệu nhượng quyền Subway’s Sandwich bắt
buộc các BNhQ phải mua hệ thống máy tính tiền từ phía họ. Nếu xét theo mục tiêu kinh
doanh cũng như sản phẩm mà hệ thống nhượng quyền cung cấp cho khách hàng, một hệ
thống máy tính tiền đơn thuần khơng thể nào phục vụ mục tiêu bảo vệ hình ảnh thương
hiệu hay bảo đảm chất lượng sandwich. Vì vậy, đây là sản phẩm tách biệt được gắn vào
đối tượng chính của hợp đồng.
Tính đặc trưng của hàng hóa dịch vụ đính kèm. Tính chất này được người viết đặt
ra để chắc chắn cho quyền lợi của BNQ theo hướng khi đặc trưng của loại hàng hóa dịch
vụ đính kèm càng cao, thì càng nhiều khả năng đê xem nó là sản phẩm khơng thể tách
rời với đối tượng chính của hợp đồng nhượng quyền. Sự đặc trưng này, như đã đề cập
có thể phát sinh từ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, quyền sáng chế, bí mật kinh doanh
hay thế mạnh về cơng nghê hay tài chính… mà chỉ BNQ có thể cung cấp cho BNhQ. Sử

dụng ví dụ về máy tính tiền, nếu hệ thống này đi kèm phần mềm hỗ trợ đặc biệt nhằm
tăng khả năng quản lý của cửa hàng, sự tương tác với BNQ từ đó hỗ trợ tích cực, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta vẫn có thể xem đây là một sản phẩm khơng thể
tách rời với đối tượng chính của hợp đồng nhượng quyền.
2.3.3.3. Mơ hình kiểm sốt
Mơ hình kiểm sốt mà người viết đề ra dựa trên thời điểm hợp đồng được hình
thành, tuy nhiên tránh đi vào sai lầm mà một số tòa án cũng như tác giả khi nhận định
“Sau khi hợp đồng hình thành, BNQ có thể đe dọa hủy bỏ hợp đồng khi mà BNhQ đã
đầu tư một khối lượng tài chính, cơ sở vật chất lớn cho việc hình thành cửa hàng để kiểm
sốt hoạt động của BNhQ. Tuy nhiên quyền lực này không hề ảnh hưởng gì đến quyền
lực thị trường, quyền lợi khách hàng hay luật cạnh tranh nói chung”182 . Đây là lập luận
mà theo quan điểm người viết khá phiến diện, tương tự như vấn đề về cung cấp thông
tin của BNQ. Tác hại tiêu cực đến cạnh tranh của điều khoản tied-in đến từ chính sự bất
hợp lý bên trong của điều khoản đó. Việc cố gắng chứng minh sự phân biệt giữa pháp
luật về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với pháp luật cạnh tranh không làm thay đổi
thực tế rằng, cho dù có hợp đồng hay khơng, các bên tham gia có tự nguyện hay khơng
thì tác hại đối với mơi trường cạnh tranh là vẫn có thể xảy ra, nếu chung ta chứng minh
được sự xuất hiện của các tiêu chí liệt kê.
Kiểm sốt những điều khoản tied-in trong hợp đồng nhượng quyền
Tương tự như vấn đề kiểm soát điều khoản RPM, người viết sử dụng 4 yếu tố cần
và 3 yếu tố đủ phân tích trong quyền lực thị trường tại phần mục 2.1.5.1 183 của bài viết.

J. Thomas McCarthy (1970), tlđd, California Law Review Vol. 58: 1085; Robert T. Joseph – Snnenschein &
Rosenthal (2001), tlđd.
181 Robert T. Joseph – Snnenschein & Rosenthal (2001), tlđd, tr. 31.
182
Klein & Saft (1985), The Law and Economics of Franchise Tying Contracts, 28 J.Law & Econ, tr. 345.
183 Trang 27 bài viết.
180


56


Trong trường hợp thị trường nhượng quyền liên quan đạt đủ 3 yếu tố trong điều
kiện cần hoặc chứng minh sự tồn tại của 1 yếu tố cần cùng 1 yếu tố đủ; đồng thời sản
phẩm mà BNQ mong muốn đính kèm khơng thỏa những tiêu chí về tính khơng tách rời
đã được nêu ở phần trên, điều khoản tied-in sẽ bị nghiêm cấm. Như vậy, điều kiện vi
phạm sẽ bao gồm hai yếu tố: Yếu tố sức mạnh thị trường và yếu tố bản chất của sản
phẩm.
Cách tiếp cận này, một mặt nhằm xem xét khả năng tác động đến tính minh bạch và cơ
hội bình đẳng trong thị trường cạnh tranh có lớn hay khơng, một mặt cũng tạo điều kiện
cho các nhà nhượng quyền nhỏ lẻ chưa có thương hiệu hoặc khơng có kinh nghiệm có
thể cạnh tranh so với các thương hiệu lớn. Quy mọi sản phẩm liên quan về cùng một
nguồn cung cấp có thể giúp tăng hiệu quả quản lý và kinh doanh cho những thương hiệu
này.
Kiểm soát những điều khoản tied-in phát sinh sau khi hợp đồng nhượng quyền được
ký kết.
Hiển nhiên vấn đề kiểm sốt này khơng cần thiết phải đặt ra đối với những BNQ
bị xem là có sức mạnh thị trường, vì mọi điều khoản tied-in dành cho những sản phẩm
không hợp lý của họ đều bị xem là vi phạm quy định cạnh tranh. Đây là quy định kiểm
soát đặt ra dành cho những nhà sản xuất nhỏ lẻ nếu họ có tham vọng thực hiện những
động thái quá mức cần thiết. Cụ thể, nếu BNQ sau khi đã ký kết hợp đồng đặt ra thêm
những điều khoản tied-in để bắt buộc BNhQ phải tuân thủ, thì những sản phẩm phát sinh
phải thỏa mãn tiêu chí khơng thể tách rời. Dựa trên ý tưởng về thuyết locked-in và Vị
thế đàm phán184 trong pháp luật nhượng quyền của Nhật Bản, khi BNhQ đã bỏ ra giá trị
đầu tư lớn cho cửa hàng nhượng quyền, họ bị buộc phải tuân thủ những yêu cầu mà BNQ
đặt ra để tránh việc BNQ hủy bỏ hợp đồng và BNhQ sẽ mất đi phần lớn giá trị đầu tư
cho hệ thống cửa hàng đó. Mục đích của kiểm sốt nhằm khẳng định quyền lực quản lý
của BNQ đối với BNhQ, bất kể quyền lực thị trường ra sao, là phải có giới hạn; giúp bảo
vệ quyền lợi của BNhQ, những nhà cung ứng sản phẩm của thị trường sản phẩm đính

kèm và người tiêu dùng.
PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ là tương lai phát triển của hệ thống phân
phối, bán lẻ trong hầu hết các lĩnh vực hàng hóa dịch vụ. Khóa luận mang lại một góc
nhìn tương đối tồn diện trong ba vấn đề quan trọng có vai trị quan trọng để bảo vệ môi
trường cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi hoạt động nhượng quyền, bao gồm Quyền lực thị
trường trong nhượng quyền thương mại, Điều khoản Duy trì giá bán lại và Điều khoản
sản phẩm mua đính kèm. Khơng chỉ tổng hợp và xem xét pháp luật Hoa Kỳ, bài viết còn
nghiên cứu và khái quát được các quan điểm, tư duy, văn hóa và kinh nghiệm pháp lý
liên quan nhằm có một định hướng khách quan cho việc kiểm soát cạnh tranh đối với
các hợp đồng nhương quyền thương mại. Đây sẽ là nền tảng có cơ sở và đáng tin cậy để
pháp luật cạnh tranh Việt Nam nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể
được xây dựng và phát triển hoàn thiện hơn.

184

FTC Nhật Bản (2002), Guidelines concerning the franchise system under Antimonopoly Act.
57


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
1) Bain, J. S. (1956), Barriers to New Competition, Harvard University Press.
2) Benoliel, Uri (2006), Monitoring Costs and the Law of Franchise Tying
Contracts: A Behavioral Perspective.
3) Berkouk, Célia & Ilaria Masiero (2010), The evolution of the legal assessment of
vertical restraints in European and US antitrust law, Barcelona GSE.
4) Breaux, Marie và K. Todd Wallace (2002), Control Without Restraint - The
Interplay of Antitrust and Trademark Laws in the Franchise Relationship ,

Franchise and Dealership Committee Journal, ABA Antitrust Section.
5) Breyer, J. (2007), bản án Leegin Creative leather products, Inc. v. PSKS 551 U.S.
– Phần Dissenting.
6) Culp, Chesley K. Bud III, Moye White LLP & Rochelle B. Spandorf (2009),
Sourcing Products And Services For The System: Efficiencies And Tra ps In
Supply Chain Management.
7) Dew, B.L. (1989), Market Power as a Threshold Requirement in Antitrust
Summary Judgments: Assam Drug Co. v. Miller Brewing Co., B.Y.U Journal of
Public Law.
8) Eymil, Denis A. (1969), Franchising + Antitrust = Confusion: The Unfortunate
Formula.
9) Gordon, Randy D. (2011), Framing Frachise Antitrust Litigation: The legacy of
Kodak and Queen City Pizza, Sothwestern Law Review vol. 40.
10) Grimes, W.S. (2010), A Dynamic Analysis of Resale Price Maintenance:
Inefficient Brand Promotion, Higher Margins, Distorted Choices, and Retarded
Retailer Innovation, 55 Antitrust Bulletin.
11) Hovenkamp, H. & H.A. Shelanski & E.T. Sullivan (2009), Antitrust Law, Policy
and Procedure: Cases, Materials, Problems 6th edn.
12) IHS Global Insight (2014), Franchise Business Economic Outlook.
13) Jedličková, Barbora (2011), The law of vertical territorial and price restraints in
the EU and in the USA: a critical analysis of vertical territorial and price
restraints - an argument against legalisation. PhD thesis, School of Law
University of Glasgow - The United Kingdom.
14) Joseph, Robert T. – Snnenschein & Rosenthal (2001), Franchise supply systems
and the law of antitrust Tying: What is “sufficient economic power” in the
franchise context after Eastman Kodak Company v. Image technical service, Inc.
15) Joseph, Robert T. (2011), Antitrust Law, Franchising, and Vertical Restraints.
16) Justice White (1977), bản án Continental T.V., Inc. v. GTE Sylvania, Inc - 433
U.S.36, phần Concurring opinion.
17)Lafontaine, Francine & Margaret E. Slade (2013), “Franchising and Exclusive

Distribution: Adaptation and Antitrust”, Chương 38 trong Oxford Handbook of
International Antitrust, Oxford University Press.
18) Lafontaine, Francine & Margaret Slade (2005), Exclusive Contracts and Vertical
Restraints: Empirical Evidence and Public Policy, tr.3.


19) Lockerby, Michael J. (2007), Franchising after Leegin: A license to fix prices?
20) MacKay, Alexander and David Aron Smith (2013), The Empirical Effects of
Minimum Resale Price Maintenance on Prices and Output.
21) Mason, E.S (1957), Economic Concentration and the Monopoly Problem,
Harvard University Press.
22) McCarthy, J. Thomas (1970), “Trademark Franchising and Antitrust: The trouble
with Tie-ins”, California Law Review Vol. 58: 1085.
23) OECD Secretariat - Dr. Steven Brenner - Patrick Rey (1994), Competition Policy
and Vertical Restraints: Franchising Agreements, OECD.
24) Patterson, Mark R. (1991), The Market Power Requirement in Antitrust Rule of
Reason Cases: A Rhetorical History.
25) FTC Hoa Kỳ (2000), Press Release, Record Companies Settle FTC Charges of
Restraining Competition in CD Music Market.
26) Rey, Patrick (2012), Vertical restraints – an economic perspective.
27) Richards, Douglas (2012), Is Market Definition Necessary in Sherman Act Cases
When Anticompetitive Effects Can Be Shown With Direct Evidence.
28) Rupert M. Barkoff (2010), Is Antitrust Law Irrelevant to Franchise Lawyers? A
Second Look.
29) Schneider, Bruce H. - Matthew W. Siegal (2007) New Challenges Of Proving
“Market Power” In Patent Tying Cases, The Practical Litigator.
30) Sharman, Divya (2002), Resale price maintenance as a vertical restraint under
the competition act, Competition Commission of India.
31) Slaughter and May (2012), The EU Competition on vertical agreements.
32) Steiner, Robert L (2008), “Vertical competition, horizontal competition and

market power”, Antitrust Bulletin vol.53.
33) Steiner, Robert L. (1997), “How Manufacturers Deal with the price-cutting
retailers: When are vertical restraints efficient?”, Antitrust Law Journal vol.65.
34) Giles, Stephen; Partner & Iain Irvin & Fox Tucker (2012), Franchising in the
Asis-Pacific region.
35) Telser, Lester G. (1960), Why Should Manufacturers Want Fair Trade?
36) Tomasz Rychlicki, Patpol (2011), “Famous and wellknown trademarks – the
state of play”, Brand in the Boardroom magazine.
37) University of Oslo Faculty of Law (2011), Franchise agreement and the
application of Article 101 TFEU.
38) Wittrock, Quentin R. & Keremy L. Johnson (2009), Can franchisors control
franchisee prices?
Văn bản pháp luật, bản án, án lệ.
1) FTC Nhật Bản (2002), Guidelines concerning the franchise system under the
Antimonopoly Act.
2) FTC Hoa Kỳ (2008), Franchise Rule 16 C.F.R. Part 436 Compliance Guide
3) Quốc hội Hoa Kỳ (1890), The Sherman Antitrus Act, Điều 1.
4) Quốc hội Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh
5) European Commission (2010) Guidelines on Vertical Restraints, Brussels.
6) Tòa tối cao Hoa Kỳ (1949), Standard Oil Co. v. United States – 337 U.S. 293


7) Court of Claim Hoa Kỳ (1971), án lệ Carter-Wallace, Inc. v. United States 449
F.2d 1374
8) Supreme Court Hoa Kỳ (1977), Continental T.V., Inc. v. GTE Sylvania, Inc. – 433
U.S.36
9) New York Eastern District Court (1987), Abrams v. Anheuser-Busch 673 F.Supp.
664
10)Supreme Court Hoa Kỳ (2007), Leegin Creative leather products, Inc. v. PSKS
551 U.S.

11) Court of Appeals – Ninth Circuit (1971), Siegel v. Chicken Delight, Inc. 448 F.2d
48
12) Supreme Court Hoa Kỳ (1958), Northern Pacific Railway v. United States 356
U.S. 1
13) Supreme Court Hoa Kỳ (1992), Eastman Kodak Company, Petitioner v. Image
Technical Services, Inc., et al
14) District Court, E.D. Pennsylvania, Queen city pizza, Inc. v. Domino’s Pizza, Inc.
922 F. Supp 1055
15) Supreme Court Hoa Kỳ (1911), Dr. Mile medical Co. v. John D. Park & Son Co.
220 U.S. 373
16) Supreme Court Hoa Kỳ (1968), Án lệ Anlbrecht v. Herald Co. – 390 U.S. 145
17) Supreme Court Hoa Kỳ (1919), Án lệ United States v. Colgate & Co., 250 U.S.
300
18) Supreme Court Hoa Kỳ (1919), Án lệ State Oil Co. v. Khan et al. - 522 U. S.3
19) Supreme Court Hoa Kỳ (1953), Times-Picayune Publishing Co. v. United States,
345 U.S. 594
20) Supreme Court Hoa Kỳ (1947), International Salt Co., Inc. v. United States 332
U.S. 392
21) Court of Appeals Second Citcuit (1963), Susser v. Carvel Corporation 332 F. 2d
505

------------Hết-----------



×