Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

công ty hợp danh theo pháp luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---oOo---

HỒ QUANG CHÁNH

CƠNG TY HỢP DANH
THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP. HCM – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CƠNG TY HỢP DANH
THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ QUANG CHÁNH
Khóa: 35 – MSSV: 1055010021
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. ĐẶNG QUỐC CHƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận là kết quả q trình
nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đặng Quốc
Chương. Các số liệu và thông tin nêu trong khóa luận là trung thực; các dữ liệu,
quan điểm được trích dẫn đầy đủ nếu khơng thuộc ý tưởng và kết quả tổng hợp từ
chính bản thân tơi.

Tác giả

Hồ Quang Chánh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ được viết tắt
Luật Doanh nghiệp
Công ty hợp danh
Thành viên hợp danh
Thành viên góp vốn

Ký hiệu viết tắt
LDN
CTHD
TVHD
TVGV


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 01
CHƢƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CTHD ..................................................... 04

1.1. Lịch sử hình thành CTHD............................................................................... 04
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 04
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 05
1.2. Một số mơ hình CTHD trên thế giới .............................................................. 07
1.2.1. Mơ hình CTHD theo pháp luật Anh .................................................................. 07
1.2.2. Mơ hình CTHD theo pháp luật Pháp ................................................................. 10
1.2.3. Mơ hình CTHD theo pháp luật Hàn Quốc ......................................................... 12
1.3. Mơ hìnhCTHD theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam .............................. 14
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 14
1.3.2. Đặc điểm pháp lý CTHD ................................................................................... 15
CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ THÀNH VIÊN TRONG CTHDTHEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......................................................................................... 20
2.1. Xác lập tƣ cách thành viên .............................................................................. 20
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên ........................................................... 22
2.2.1. Quyền của các thành viên .................................................................................. 22
2.2.1.1. Quyền của TVHD ......................................................................................... 23
2.2.1.2. Quyền của TVGV ......................................................................................... 25
2.2.2. Nghĩa vụ của các thành viên .............................................................................. 28
2.3. Chấm dứt tƣ cáchthành viên........................................................................... 29
2.4. Kiến nghị hoàn thiện quy chế pháp lý thành viên trong CTHD.................. 33
2.4.1. Về quyền điều tra hoạt động kinh doanh của TVGV......................................... 33
2.4.2. Về nghĩa vụ của TVHD mới gia nhập CTHD ................................................... 33
2.4.3. Về căn cứ chấm dứt tưcách TVHD .................................................................... 33
CHƢƠNG 3: QUẢN TRỊ CTHD THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................... 35
3.1. Hội đồng thành viên ......................................................................................... 35
3.1.1. Thành phầnHội đồng thành viên ........................................................................ 35
3.1.2. Các quyết định thông qua bởi Hội đồng thành viên .......................................... 35
3.1.3. Thể thứcthông qua quyết định của Hội đồng thành viên ................................... 37
3.1.3.1. Cách thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên .......................... 37
3.1.3.2. Điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên ........................... 38

3.1.4. Triệu tập họp Hội đồng thành viên .................................................................... 39
3.1.5. Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên ........................................... 41
3.2. Điều hành kinh doanh của CTHD .................................................................. 43
3.2.1. Nguyên tắc điều hành hoạt động kinh doanh ..................................................... 43


3.2.2. Quyền hạn, trách nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc) .................................. 44
3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy chế quản trịCTHD ............................................... 45
3.3.1. Về quyền triệu tập họpHội đồng thành viên của TVGV ................................... 45
3.3.2. Về điều kiện tiến hành cuộc họpHội đồng thành viên ....................................... 45
3.3.3. Về thể thức thông qua tại cuộc họp Hội đồng thành viên .................................. 46
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gần 10 năm LDN 2005 được áp dụng vào đời sống, chúng ta khơng thể phủ
nhận những hiệu quả tích cực của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,
trong quá trình thực thi, các quy định của pháp luật về CTHD đã bộc lộ khơng ít
những vướng mắt trên thực tế và nhất thiết phải thay đổi trong tình hình mới. Thực
hiện Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2014 và Quyết định 1141/QĐ-TTg ngày 16
tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo 3 LDN 2014 đã được Bộ kế
hoạch và Đầu tư hoàn thành. Ngày 20/5/2014 vừa qua, Dự thảo đã được thảo luận,
cho ý kiến tại kỳ họp thứ 71 và sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội2.
Để hoàn thiện quy định pháp luật về CTHD, có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên
cứu góp ý sửa đổi nhưng tất cả các quy định cũ về CTHD vẫn được giữ nguyên theo
Dự thảo 3 LDN 20143. Điều này chứng minh các kiến nghị chưa thuyết phục các
nhà làm luật thay đổi tư duy của mình, địi hỏi cần được nghiên cứu chuyên sâu
hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của CTHD trong thực tiễn vừa qua cũng là một
vấn đề đáng lo ngại. Theo số liệu thống kê gần nhất của Tổng cục thống kê Việt
Nam, tính đến hết năm 2011, số CTHD thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh
là 179 công ty, chiếm gần 0.06% so với 324.691 doanh nghiệp được điều tra. Trong
giai đoạn 2006 – 2011, tốc độ phát triển khả quan hơn khi số lượng CTHD năm
2011 tăng 226,58% so với năm 2010. Tuy nhiên, số CTHD cịn khá ít so với công ty
cổ phần là 70.043 công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn là 193.281 công ty, thể
hiện CTHD chưa phát huy hết khả năng thu hút nhà đầu tư4. Điều này chứng minh
được pháp luật về CTHD vẫn chưa thật sự phù hợp với thực tế. Như vậy, cần phải
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về CTHD để đảm bảo mang lại niềm tin
cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Xuất phát từ các yếu tố kể trên về tính cấp thiết của đề tài, đặc biệt là nghiên
cứu, tổng hợp, đánh giá trong giai đoạn nước ta chuẩn bị cho ra đời LDN 2014 là lý
do mà tác giả lựa chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề pháp luật về CTHD khơng mang tính mới cao, bởi lẽ đã có rất nhiều
các nhà nghiên cứu đánh giá, phân tích, bình luận. Về các bài báo, tạp chí có sự
đóng góp của tác giả Lê Việt Anh (2008), “Về tư cách pháp nhân của CTHD”,
1

Theo />Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII – Truy cập lần cuối vào lúc 9:01 AM ngày 13/7/2014.
2
Phần II, Nghị quyết số 45/2013/QH13 của Quốc hội ngày 18 tháng 6 năm về Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh 2014.
3
Theo Tờ trình số 1353/TTr- BKHĐT về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
4
Các số liệu thống kê được trích từ Tổng cục thống kê (2013), “Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006-2011”, NXB Thống kê, Hà Nội, Phụ lục 1 đính kèm.


1


Nghiên cứu lập pháp (1); Ngô Huy Chương (2009), “Khái niệm CTHD tại LDN
2005”, Nghiên cứu lập pháp (11); Vũ Đặng Hải Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật
về CTHD ở Việt Nam”, Luật học (9); Nguyễn Văn Hưng (2013), “CTHD theo LDN
2005 – Một số bất cập và kiến nghị”, Dân chủ và Pháp luật (7),… Các bài viết trên
đa phần đều tập trung vào một mảng đề tài nhất định về CTHD như tư cách pháp lý,
khái niệm,… mà chưa phải là một cơng trình nghiên cứu tồn diện, đầy đủ về
CTHD.
Ngồi ra, nghiên cứu về CTHD cịn có đóng góp từ các khóa luận tốt nghiệp
cử nhân luật của sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh như Trần
Đức Phượng (2001), "Địa vị pháp lý của CTHD theo LDN”; Phạm Thị Nguyệt
Sương (2004), "Địa vị pháp lý của CTHD theo LDN”; Nguyễn Thị Thanh Long
(2012), “Mơ hình CTHD theo LDN 2005 – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bên
cạnh đó, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2005),
“CTHD theo luật doanh nghiệp 2005 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cũng đã
tạo nên nền tảng kiến thức cơ bản nhất để tác giả tham khảo khi thực hiện cơng
trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, qua các tài liệu trên, các cơng trình nghiên
cứu trước đó đều tập trung vào các vấn đề xung quanh mơ hình CTHD và những
kiến nghị hồn thiện pháp luật về mơ hình này mà chưa chưa có sự đánh giá về ưu
nhược điểm của biện pháp hoàn thiện, hiệu quả áp dụng quy định trên thực tế. Bên
cạnh đó, một số kiến nghị chưa thật sự thuyết phục như vấn đề quyền điều tra và
triệu tập họp Hội đồng thành viên của TVGV khi phát hiện TVHD thực hiện các
giao dịch tư lợi, điều kiện tiến hành cuộc họp và thủ tục thông qua quyết định của
hội đồng thành viên,... Vì vậy, cơng trình nghiên cứu của tác giả sẽ tổng hợp kiến
thức, phân tích và làm rõ hơn các vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu khóa luận nhằm đưa ra một cái nhìn tổng qt, tồn diện
và có hệ thống đối với các quy định pháp luật và tìm ra những bất cập để đề xuất

kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CTHD. Để đạt được mục đích đó, luận văn phải
hồn thành các nhiệm vụ: hệ thống hóa vấn đề lý luận, phân tích các cơ sở pháp lý
và bất cập pháp luật về CTHD trong sự so sánh pháp luật nước ngồi; phân tích
những tiến bộ và hạn chế của các kiến nghị.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung làm rõ các quy định pháp luật
Việt Nam về CTHD qua 3 văn bản LDN 1999, LDN 2005 và Dự thảo 3 LDN 2014;
kết hợp phân tích các quy định tiến bộ của pháp luật nước ngoài về CTHD.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản và
quan trọng của pháp luật Việt Nam về CTHD là quy chế thành viên và quản trị điều
hành CTHD; không đề cập quy chế thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản và chế
độ tài chính CTHD.
2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích; phương pháp so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận
Khóa luận cung cấp cho người đọc các vấn đề pháp lý về CTHD, các quan
điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu và quan điểm của tác giả để người đọc có
cái nhìn chính xác, đầy đủ hơn về pháp luật CTHD ở nước ta hiện nay.
Khóa luận cịn là nguồn tài liệu tham khảo cho nhà làm luật trong việc hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về CTHD; tài liệu cho nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn
mơ hình kinh doanh phù hợp; tài liệu nghiên cứu của các bạn sinh viên trong quá
trình học tập.
7. Cơ cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái luận chung về CTHD.
Chương 2: Quy chế pháp lý thành viên trong CTHD theo pháp luật Việt Nam.

Chương 3: Quản trị CTHD theo pháp luật Việt Nam.

3


CHƢƠNG 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH
1.4.

Lịch sử hình thành CTHD
Khi nghiên cứu về một đối tượng nhất định, việc khảo sát qua lịch sử hình
thành và phát triển của nó đã trở thành một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng và cần
thiết. Vì vậy, sau đây tác giả sẽ trình bày lịch sử hình thành và phát triển CTHD trên
thế giới và ở Việt Nam.
1.4.1. Trên thế giới
Các tài liệu nghiên cứu về CTHD đều ghi nhận về ngun nhân ra đời của
loại hình cơng ty này xuất phát từ các nhu cầu về vốn vay phục vụ mục đích kinh
doanh, phân chia rũi ro phát sinh do hoat động kinh doanh không hiệu quả và nhu
cầu liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các thương nhân5.
Có thể khẳng định rằng CTHD ra đời và phát triển sớm nhất so với các loại
hình cơng ty khác. Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử,
những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi của Babylon,
vào khoảng 2300 năm trước Công nguyên. Người Do Thái vào khoảng những năm
2000 trước cơng ngun đã hình thành thuật ngữ shutoloin (một dạng hợp danh phi
thương mại). Sau này những hợp danh mang tính chất thương mại của người Do
Thái hình thành từ những đồn hội bn. Luật La Mã (ví dụ như Bộ luật Justinian)
cũng có quy định về CTHD với những điều khoản rất tương đồng với luật hiện đại.
Người La Mã hình thành nên những quy định về đại diện, nền tảng của rất nhiều
quy định của luật về hợp danh ngày nay6.
Ở phương Đông, các thương nhân cũng có các phường, hội, cuộc và đủ loại

liên kết bạn bn. Tuy nhiên, mơ hình hội người (sociatas) theo dân luật – thương
luật hay mơ hình hợp danh (partnership) theo pháp luật Anh – Mỹ mới chỉ được du
nhập trong một, hai thế kỷ trở lại đây7.
Như vậy, CTHD là mơ hình có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong các loại
hình cơng ty, phản ánh đúng quá trình phát triển khách quan của đời sống xã hội.
Thời gian đầu, mơ hình được sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi những ưu thế so
với loại hình kinh doanh đơn lẻ và sự tự nguyện hợp tác từ phía các bên thành viên.
Thế nhưng sau đó, nhiều vấn đề về CTHD như điều kiện thành lập Hợp danh, cơ
chế đại diện, trách nhiệm liên đới do hành vi kinh doanh thiếu cẩn trọng của các
thành viên8 cần phải có pháp luật điều chỉnh. Ở Pháp, từ thế kỷ XVII đã có Đạo dụ
5

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tập bài giảng Chủ thể kinh doanh, tr.148.
Denis Clifford and Ralph Warner (2006), Form A Partneship, 7th edition, Nolo Press, 2006, tr.8 theo Lê
Việt Anh (2008), “Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh”, Nghiên cứu lập pháp (1), tr.44, 45.
7
Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, 2006, Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh Tế (Tập 1: LDN), NXB ĐHQG
Hà Nội, 2006, tr.52 theo Lê Việt Anh, tlđd, tr.45.
8
Về nguyên tắc, khi cùng kinh doanh theo hình thức hợp danh thì khơng có người đại diện duy nhất mà mỗi
thành viên đều là người quản lý, đại diện của công ty. Nếu một thành viên tiến hành hoạt động kinh doanh
thiếu cẩn trọng, khơng trung thực, mắc sai lầm,... thì các thành viên khác cũng phải chịu trách nhiệm liên đới
6

4


năm 1673 quy định về công ty hợp vốn đơn giản. Đến 1807, Cộng hòa Pháp ban
hành Bộ luật Thương mại để thể chế hóa quan điểm tự do kinh doanh9. Đến năm
1890, Hoàng gia Anh ban hành Luật Hợp danh áp dụng trên lãnh thổ Anh

(England), Wales, Scotland, Bắc Ireland và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Theo sau đó, năm 1962, Hàn Quốc cũng ban hành Bộ luật Thương mại điều chỉnh
CTHD tại quốc gia mình.
1.4.2. Ở Việt Nam
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi trồng lúa nước, nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thuần túy nông nghiệp. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta bắt đầu
xuất hiện mầm mống của các loại hình cơng ty. Cơng ty lúc bấy giờ được gọi là các
hội buôn và chia làm hai loại: hội người và hội vốn. Hội người chia thành hội hợp
danh và hội hợp tư. Ban đầu, các hội hợp danh xuất hiện nhỏ lẻ với số lượng chưa
nhiều và phần lớn do người Pháp thành lập. Dần dần, các thương nhân Việt Nam
bắt đầu tìm đến mơ hình kinh doanh mới. Sự phát triển này địi hỏi có pháp luật để
điều chỉnh, đảm bảo CTHD vận hành một cách hiệu quả.
Các điều luật đầu tiên quy định về công ty được ghi nhận trong “Dân luật thi
hành tại các tòa án Nam án Bắc kỳ” (gọi tắc là Bộ dân luật Bắc). Năm 1931, bộ luật
này được ban hành do Nghị định của viên Thống sứ Bắc phần ngày 30/3/1931, bao
gồm 1455 điều luật. Xét về nội dung, Bộ dân luật Bắc gần như sao chép từ bộ luật
tương ứng của Pháp. Đến năm 1942, triều đình Huế ban hành Bộ luật thương mại có
2700 khoản đại cương áp dụng trên lãnh thổ trung phần từ 21/1/1944. Các quy định
về hội hợp danh trong Luật thương mại trung phần có nhiều điểm khác so với Bộ
dân luật Bắc như đưa ra khái niệm hội hợp danh với các đặc trưng cơ bản, quy định
rất cụ thể về tuyển chọn, bãi miễn người quản lý điều hành cũng như việc lập quỹ
dự trữ của hội. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả khơng
trình bày sự khác biệt về quy định của hai bộ luật này mà chỉ nhấn mạnh rằng việc
xuất hiện các quy định mới trong Luật thương mại trung phần đã phản ánh tính độc
lập, tiến bộ của nhà làm luật, không lệ thuộc quá nhiều vào pháp luật Pháp10. Từ
năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc chủ trương xây dựng nền
kinh tế kế hoạch tập trung với hai thành phần kinh tế chính là kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể, không thừa nhận sự tồn tại của cơng ty. Trong khi đó, miền Nam lại
xây dựng nền kinh tế tư bản theo định hướng và viện trợ của Đế Quốc Mỹ, thừa
nhận sự tồn tại của các loại hình cơng ty dưới hình thức là các hội kinh doanh.


bằng tồn bộ tài sản của mình. Từ đó, sự thiện chí của các bên khơng cịn cao như ban đầu mà xuất hiện hiện
tượng lẫn tránh trách nhiệm đối với Hợp danh.
9
Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề về cơng ty và hồn thiện pháp luật về cơng ty ở Việt Nam hiện
nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.18 theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2006), “Công ty hợp danh theo Luật
Doanh nghiệp 2005”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, tr.3.
10
Xem thêm sự khác biệt giữa công ty hợp danh theo hai bộ luật, được phân tích theo Phạm Thị Nguyệt
Sương (2004), “Địa vị pháp lý của Công ty hợp danh theo pháp luật doanh nghiệp”, Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân Luật Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.2.

5


Trong “Bộ luật Thương mại” năm 1972 do chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban
hành, CTHD vẫn là hội hợp danh mà chưa được nhìn nhận là cơng ty.
Kể từ năm 1986 trở đi, khi thực hiện chính sách đổi mới chuyển từ nền kinh
tế tập trung, khép kín sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
một tư duy lập pháp mới dần được khai mở khi Nhà nước quy định cụ thể về các
chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày 21/12/1990, Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp tư nhân đánh dấu mốc quan trọng cho việc thừa nhận các loại hình cơng ty
thay vì các hội kinh doanh như trước. Tuy nhiên, do bước đầu thực hiện chính sách
đổi mới nên các vấn đề trong luật cịn thiếu sót, chưa quy định về mơ hình CTHD.
Sau đó, cùng với sự ra đời của LDN 1999, CTHD đã chính thức được thừa nhận là
một chủ thể kinh doanh trong pháp luật Việt Nam. Do mới được quy định nên phần
về CTHD chỉ tồn tại 4 điều luật với tính ngun tắc, cịn áp dụng CTHD như thế
nào thì được Chính phủ quy định cụ thể hơn trong Nghị định 03/2000/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 1999. Chính vì chưa có

hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển, số lượng CTHD đăng ký thành lập
rất ít so với các loại hình cơng ty khác, từ 4 công ty năm 2000 đã tăng lên 21 công
ty trong năm 2014, trong khi số công ty cổ phần là 33.556 và công ty trách nhiệm
hữu hạn là 103.091 công ty11.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khố XI đã thơng qua LDN 2005. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, tạo
điều kiện phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế; thực hiện chính sách mở
cửa, hợp tác kinh tế quốc tế. Từ 4 điều luật cũ của Luật DN 1999, phần quy định về
CTHD trong LDN 2005 đã “cơi nới” thành 11 điều, tạo dựng những khuôn mẫu chi
tiết hơn cho các thỏa thuận hợp danh12. Chính vì thế, CTHD 2005 đã thu hút được
nhà đầu tư nhưng vẫn còn ở mức chậm, chưa phản ánh được hiệu quả áp dụng trên
thực tế.
Sau 8 năm thực thi, LDN 2005 bộc lộ những hạn chế, bất cập và đòi hỏi phải
được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới. Năm 2013, chương trình sửa đổi LDN
đã được đề cập tại nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của
Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2014. Theo đó, LDN 2014 sẽ
được quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 8 năm 2014.
11

Trích từ Tổng cục thống kê (2010), “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21”, NXB Thống kê, Hà
Nội, Phụ lục 2 đính kèm.
12
Chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF và văn phòng Quốc hội, Dự án Luật Doanh nghiệp thống
nhất và Luật đầu tư chung, Hà Nội, 8/2005 theo Phạm Duy Nghĩa (2006), Giấc mơ của nửa triệu doanh
nghiệp và một đạo luật chung: Luật Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh, Nhà nước và Pháp luật (7),
tr.50: “Để làm được việc này, những người soạn thảo đã tiến hành cuộc vận động đầy cẩn trọng. Bắt đầu
bằng một văn bản của Chính phủ với tư tưởng chỉ đạo và những nội dung cơ bản cần có, dự thảo LDN 2005
đã được hậu thuẫn bởi không dưới 25 công trình nghiên cứu quy mơ quốc tế, hàng trăm cuộc hội thảo lớn
nhỏ tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, giới chuyên gia với sự đưa tin và tạo dư luận của báo
giới”.


6


1.5.

Một số mơ hình CTHD trên thế giới
Trong q trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của một quốc gia, việc
tham khảo pháp luật nước ngồi cũng khơng kém phần quan trọng. Vì vậy, để cung
cấp thêm nguồn tài liệu từ pháp luật nước ngoài, tác giả sẽ phân tích, đánh giá
chung về mơ hình CTHD ở các quốc gia Anh, Pháp và Hàn Quốc.
1.5.1. Mơ hình CTHD theo pháp luật Anh
Trong hệ thống pháp luật Anh, bên cạnh các cá nhân kinh doanh (Sole
proprietorship) và các công ty (Corporation) thì Hợp danh (Partnership) cũng là
một hình thức kinh doanh hiệu quả, được đa số các nhà đầu tư lựa chọn. Quy định
về Hợp danh được hình thành và phát triển từ nguyên tắc của chế định đại diện
(agency) của thơng luật. Theo đó, một thành viên được nhìn nhận là đại diện cho
Hợp danh và các thành viên khác của công ty trong quan hệ với người thứ ba mà
khơng cần phải có một thủ tục ủy quyền theo pháp luật dân sự13. Ở nước Anh có hai
loại hình hợp danh là Hợp danh thơng thường (Partnership) được điều chỉnh bởi
Luật Hợp danh 1890 và Hợp danh hữu hạn (Limited partnership) được điều chỉnh
bởi Luật Hợp danh 1890, Luật Hợp danh hữu hạn 1907.
Thứ nhất, Hợp danh thông thường là một hình thức pháp lý của việc liên
doanh giữa các cá nhân trong hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận14.
Hình thức pháp lý ở đây khơng đồng nhất với loại hình cơng ty. Cụ thể, nếu như
mối quan hệ liên doanh của các thành viên của một tổ chức được đăng ký thành lập
theo Luật công ty 1862 sẽ không là Hợp danh theo quy định của luật này15.
Hợp danh được thành lập dựa trên cơ sở pháp lý là Hợp đồng hợp danh
(Partnership Agreement). Trong hợp đồng này, các thành viên có quyền thỏa thuận
tất cả các vấn đề của hợp danh như quyền và nghĩa vụ thành viên, điều kiện trục

xuất thành viên, xác định tài sản hợp danh16,… và phải xác định rõ mục đích thành
lập của Hợp danh là mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ các giao dịch kinh
doanh của các thành viên phải chuyển vào tài khoản chung của Hợp danh17. Tuy
nhiên, Hợp danh sẽ không bị ràng buộc nghĩa vụ đối với các giao dịch mang tính cá
nhân của thành viên, khơng liên quan đến mục đích, hoạt động của công ty và trong
trường hợp này, không loại trừ việc thành viên ấy phải tự chịu trách nhiệm với hành
vi của mình18.
Về quy chế thành viên, tất cả các thành viên có quyền đại diện, nhân danh,
sử dụng uy tín và tài sản của hợp danh để tiến hành hoạt động kinh doanh và chịu
trách nhiệm vô hạn, liên đới, theo phần (Jointly and Severally) đối với các khoản nợ
13

Điều 5 Luật Hợp danh Anh 1890 có quy định rằng: “Every partner is an agent of firm and his other
partners for purpose of business of the partnership”.
14
Khoản 1 Điều 1 Luật Hợp danh Anh 1890.
15
Khoản 2 Điều 1 Luật Hợp danh Anh 1890.
16
Điều 20, 24, 25 Luật Hợp danh Anh 1890.
17
Điều 20 Luật Hợp danh Anh 1890.
18
Điều 7 Luật Hợp danh Anh 1890.

7


và nghĩa vụ của cơng ty19. Tính liên đới của trách nhiệm cho phép chủ nợ có thể yêu
cầu bất kỳ thành viên nào của hợp danh thanh tốn tồn bộ số nợ cho mình. Người

được chủ nợ chỉ định thanh tốn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ mà khơng thể yêu cầu
chủ nợ chuyển sang đòi Hợp danh hay các thành viên khác. Sau đó, người đã thanh
tốn tất cả khoản nợ có thể quay lại yêu cầu hợp danh thanh tốn lại, hoặc sự hồn
trả lại từ các đồng thành viên khác theo tỷ lệ được quy định trong Hợp đồng hợp
danh hoặc theo tỷ lệ phần đóng góp vào vốn Hợp danh nếu trong hợp đồng khơng
quy định. Ngồi chế độ trách nhiệm trên, thành viên khơng được kinh doanh cạnh
tranh với Hợp danh, nếu vi phạm, thành viên sẽ phải hoàn trả cho Hợp danh tất cả
lợi nhuận có được từ việc cạnh tranh20. Về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
được quy định khá cụ thể trong Điều 24 PA1890:
- Các thành viên có quyền được chia lợi nhuận của Hợp danh (trong trường
hợp hợp danh bị giải thể sẽ được chia phần tài sản cịn lại sau khi đã thanh tốn các
khoản nợ21).
- Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của mình nhân danh Hợp danh phát
sinh thanh toán thực tế, vượt quá mức tiền tạm ứng cho giao dịch của Hợp danh mà
thành viên đã bỏ chi phí để thực hiện, thành viên có quyền u cầu Hợp danh bồi
hồn và được hưởng lãi suất 5%/năm kể từ ngày thanh toán.
- Thành viên được quyền xem sổ sách, chứng từ công ty; kiểm tra, sao chép
nếu thấy cần thiết.
Về quản trị điều hành cơng ty, các thành viên đều có quyền tham gia vào
việc quản lý Hợp danh và không được nhận thù lao (remuneration) cho các hoạt
động ấy. Trong công việc và quan hệ nội bộ, nếu khơng có thỏa thuận khác thì việc
điều hành sẽ được các thành viên quyết định theo nguyên tắc đa số, nhưng khi làm
thay đổi bản chất kinh doanh của Hợp danh thì phải theo ngun tắc nhất trí22.
Ngồi ra, trường hợp cho phép thành viên kinh doanh cạnh tranh với công ty,
chuyển nhượng phần vốn góp của mình, gia nhập hay rời khỏi hợp danh cũng phải
có sự đồng ý trên nguyên tắc nhất trí của tất cả thành viên23.
Thứ hai, Hợp danh hữu hạn là Hợp danh bao gồm một hoặc nhiều TVHD
chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Hợp danh; một hoặc nhiều
TVGV, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ không vượt quá số vốn đã
góp. Các quy định về Hợp danh hữu hạn áp dụng tương tự như Hợp danh thơng

thường24. Cịn các vấn đề liên quan đến đăng ký thành lập Hợp danh hữu hạn và vấn
đề liên quan TVGV được điều chỉnh bởi Luật Hợp danh hữu hạn 1907.

19

Điều 5 và Điều 12 Luật Hợp danh Anh 1890.
Điều 30 Luật Hợp danh Anh 1890.
21
Điều 44 Luật Hợp danh Anh 1890.
22
Khoản 5, 6, 8 Điều 24 Luật Hợp danh Anh 1890.
23
Điều 30, 31 Luật Hợp danh Anh 1890.
24
Điều 7 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
20

8


Khi thành lập, Hợp danh hữu hạn phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh của công ty cổ phần25. Nếu không thực hiện thủ tục này, Hợp danh sẽ được
mặc định là Hợp danh thông thường và các TVGV cũng được xem là TVHD26. Khi
đăng ký, Hợp danh phải cung cấp các thông tin như tên thương mại, ngành nghề
kinh doanh, trụ sở chính, tên các thành viên, điều lệ công ty và các vấn đề khác nếu
TVHD muốn cung cấp thêm27. Trong quá trình kinh doanh, nếu thay đổi một trong
các nội dung này, Hợp danh cũng phải đăng ký thay đổi trong thời hạn bảy ngày.
Nếu không thực hiện theo quy định, mỗi TVHD sẽ bị phạt tối đa 1 bảng Anh cho 1
ngày đăng ký trễ theo quy định của Luật Tòa Pháp Quang 1952 (The Magistrates’
Courts Act 1952)28. Bên cạnh đăng ký, đăng công báo cũng là một thủ tục bắt buộc

trong trường hợp chấm dứt tư cách TVHD, chuyển đổi TVHD thành TVGV,
chuyển nhượng phần vốn góp29.
Quy chế TVGV quy định khá cụ thể trong Điều 4, 6 Luật Hợp danh hữu hạn
Anh 1907 như sau :
- Các cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân có thể góp vốn để trở thành
TVGV của hợp danh. Hình thức góp vốn chỉ có thể dưới hình thức tiền hoặc hiện
vật, khơng góp vốn bằng dịch vụ. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, luật Anh
khơng cịn quy định giới hạn số thành viên trong Hợp danh hữu hạn30.
- TVGV không được tự ý nhận lại số vốn đã góp, nếu thực hiện việc này mà
không được sự chấp thuận của các thành viên khác thì ngồi vốn đã góp, TVGV vẫn
phải chịu trách nhiệm phái sinh tối đa bằng số tiền đã nhận lại.
- TVGV không được tham gia vào việc quản lý, điều hành Hợp danh nhưng
được quyền đưa ra lời khuyên cho TVHD; kiểm tra sổ sách của công ty, kể cả danh
sách những khách hàng tiềm năng. Quyền kiểm tra có thể thực hiện vào bất kỳ thời
gian nào.
- TVGV thực hiện hành vi can thiệp vào công việc kinh doanh của Hợp danh
sẽ dẫn đến hậu quả làm mất đi giới hạn trách nhiệm hữu hạn của mình và phải gánh
chịu các khoản nợ như một TVHD.
- TVGV có quyền chuyển nhượng phần vốn góp mình nhưng phải được sự
chấp thuận của tất cả thành viên, người nhận phần vốn góp sẽ trở thành TVGV của
cơng ty.
Bên cạnh hai mơ hình hợp danh trên, ở nước Anh cịn tồn tại một dạng cơng
ty có nhiều điểm giống nhưng khắc phục được những nhược điểm của Hợp danh, đó
25

Điều 15 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
Điều 5 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
27
Điều 8 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
28

Điều 9 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
29
Điều 10 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907.
30
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Hợp danh hữu hạn Anh 1907, nếu Hợp danh hữu hạn kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng thì khơng được vượt q 10 thành viên, nếu kinh doanh trong lĩnh vực khác thì
khơng vượt quá 20 thành viên. Các quy định này đã được Luật Ngân Hàng Anh 1979 và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Hợp danh hữu hạn 2002 bãi bỏ.
26

9


là CTHD trách nhiệm hữu hạn, được điều chỉnh bởi Luật CTHD trách nhiệm hữu
hạn năm 2000 (Limited Liability Partnership Act 2000). Xuất phát điểm của mơ
hình cơng ty này là từ nước Mỹ, sau đó dần được lan rộng ở Anh31. Ưu điểm của
mơ hình này là trong trường hợp có một thành viên lạm dụng địa vị của mình để
tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng mang lại rủi ro, thua lỗ cho cơng ty thì chỉ có
thành viên đó phải chịu trách nhiệm vơ hạn, các thành viên còn lại sẽ bị giới hạn
trong phạm vi giá trị tải sản của công ty32. Đồng thời, loại công ty mới còn khắc
phục được nhược điểm của Hợp danh, đó là khi một thành viên chết hoặc giải thể,
phá sản thì cơng ty vẫn tiếp tục tồn tại mà khơng bị giải thể như Hợp danh.
1.5.2. Mơ hình CTHD theo pháp luật Pháp
Cộng Hòa Pháp là một trong số các quốc gia đại diện cho hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa. Do các hoạt động thương mại xuất hiện từ rất sớm ở Pháp nên
pháp luật điều chỉnh các loại hình cơng ty được hình thành và phát triển khá hoàn
chỉnh. Với một số lượng các điều khoản đồ sộ, pháp luật doanh nghiệp của Pháp đã
quy định khá cụ thể, chi tiết điều chỉnh tường tận các vấn đề của một doanh nghiệp
kể từ lúc chuẩn bị ra đời đến lúc mất đi33. CTHD là một trong sáu loại hình doanh
nghiệp phổ biến được điều chỉnh tại Điều L.221 Bộ luật Thương mại Pháp34. Theo

đó, CTHD là hội đoàn thành lập giữa hai hay nhiều hơn để làm thương mại dưới
một hội danh. Giống như các loại hình cơng ty cổ phần hay cơng ty trách nhiệm hữu
hạn, CTHD là một công ty thương mại, kể cả khi ngành nghề công ty không là các
hành vi thương mại theo pháp luật Pháp.
Về điều kiện thành lập, CTHD địi hỏi phải có hai thành viên trở lên và
khơng hạn chế về tư cách chủ thể là thể nhân hay pháp nhân nhưng phải có tư cách
thương nhân35. Bên cạnh điều kiện thương nhân, thành viên cịn phải có năng lực
hành vi để hành nghề thương mại. Do đó, người chưa thành niên, người đã thành
niên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, dù có người giám hộ cũng
khơng thể là thành viên của CTHD. Pháp luật cũng không cấm trường hợp cả hai vợ
chồng cùng là thành viên CTHD nếu như họ hoàn toàn tự nguyện tiến hành hoạt
31

/>History and legislation relating to LLPs – website lập pháp của Vương quốc Anh – Truy cập lần cuối vào lúc
9:18 AM ngày 13/7/2014: Trong những năm cuối thập niên 1890 đầu thập niên 1990, cuộc khủng hoảng tài
chính lớn ở Hoa Kỳ đã khiến cho nhiều Hợp danh (đặc biệt trong lĩnh vực cho thuê) phải giải thể vì lý do
Luật Hợp danh Hoa Kỳ quy định khi một trong số các thành viên phá sản thì hợp danh cũng giải thể theo. Kể
từ năm 1991, Taxas giới thiệu về mơ hình cơng ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn và sau đó dần lan rộng.
Luật mẫu về mơ hình cơng ty mới hình thành này được đa số các tiểu bang của Hoa Kỳ thông qua. Đến tháng
9 năm 1966, Jersey – một hịn đảo ở Đơng Nam nước Anh đã thơng qua luật cho phép các hợp danh (đặc biệt
lĩnh vực kế tốn) đăng ký dưới hình thức cơng ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn. Sau đó, đến tháng 11 năm
1999, một cuộc họp bàn về dự luật về công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn đã được tiến hành và được
Hồng gia Anh thơng qua vào ngày 20 tháng 7 năm 2000.
32
Khoản 3 Điều 1 và Điểm a, khoản 2 Điều 6 Luật Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn Anh 2000.
33
Lê Minh Phiếu (2006), “Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Pháp”, Khoa học pháp lý, (4),(5), tr.51.
34
Pháp luật doanh nghiệp Pháp điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp phổ biến: cơng ty cổ phần, cơng ty hợp
vốn cổ phần, công ty cổ phần đơn giản, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty hợp vốn

đơn giản.
35
Điều L.221 -1 Bộ luật Thương mại Pháp.

10


động kinh doanh này. Ngoài ra, khi thành lập, luật khơng u cầu nhiều về vốn điều
lệ: khơng có vốn tối thiểu, khơng có thời hạn phong tỏa vốn, khơng cấm việc góp
vốn bằng quyền sở hữu cơng nghiệp (Industrie).
Thành viên CTHD Pháp có trách nhiệm vơ hạn và liên đới với các nghĩa vụ
hay khoản nợ của công ty. Pháp luật cho phép các thành viên thỏa thuận quyền và
nghĩa vụ của mình đối với CTHD. Cả hai vấn đề đều quy định tương tự như Hợp
danh thông thường ở Anh, chỉ khác là nếu ở Anh, vấn đề này ghi nhận trong hợp
đồng hợp danh thì Pháp yêu cầu phải quy định trong điều lệ cơng ty. Ngồi ra,
thành viên không thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình như cổ phần mà
phải tn theo những quy định của điều lệ công ty36.
Về chế định người quản lý trong CTHD, Luật Pháp quy định khá chặt chẽ
nhưng chỉ nhằm dự liệu được trường hợp điều lệ cơng ty chưa có quy định. Các
thành viên có thể chỉ định một hoặc nhiều người quản lý, hoặc nếu trong điều lệ
khơng quy định thì tất cả các thành viên đều là người quản lý37. Người quản lý có
thể là một thể nhân hay một pháp nhân. Nếu người quản lý là thể nhân thì có thể là
thành viên cơng ty hoặc người thứ ba, có thể là người mang quốc tịch Pháp hay
người nước ngoài. Trong quan hệ với các thành viên, nếu như trong điều lệ không
quy định cụ thể về quyền hạn, người quản lý có thể thực hiện tất cả các hành vi
quản lý vì lợi ích của cơng ty38. Trong quan hệ với người thứ ba, người quản lý sẽ
không ràng buộc trách nhiệm của công ty nếu như những hành vi của anh ta không
nằm trong ngành nghề kinh doanh của công ty. Do vậy, để tránh nhầm lẫn, khi ký
kết hợp đồng với công ty, người ta cần phải xác minh tư cách của người quản lý và
cả phạm vi ngành nghề của công ty. Trong trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm

điều lệ hay có sự sai sót trong quản lý, người quản lý phải chịu trách nhiệm dân sự
đối với công ty39.
Về ưu điểm, CTHD Pháp hấp dẫn nhà đầu tư do yếu tố bảo mật. Khi tiến
hành hoạt động kinh doanh, công ty không phải nộp báo cáo tài chính cho thư ký
tịa thương mại, trừ khi tất cả các thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn40.
Thơng thường, các bí mật được sử dụng trong kinh doanh là những thế mạnh của
mỗi chủ thể, cần được bảo mật và luôn được các thành viên quan tâm. Bên cạnh yếu
tố bảo mật, thuế cũng góp phần cho sự thành cơng của CTHD. Nếu như có sự minh
bạch về thuế, CTHD sẽ khơng bị đóng thuế thu nhập doanh nghiệp; các thành viên
sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân tương ứng với phần lợi nhuận mà mình có được.
Ngược lại, khi kết quả thua lỗ, phần lỗ của thành viên sẽ được ghi nhận lại và sau
một thời gian, các khoản lỗ sẽ được khấu trừ vào thu nhập của cá nhân để tính thuế.
Vì lý do này, CTHD là cơng cụ hữu hiệu để đóng thuế ít hơn, những người bị đánh
36

Điều L.221 – 13 Bộ luật Thương mại Pháp.
Khoản 1 Điều L.221– 3 Bộ luật Thương mại Pháp.
38
Điều L.221 – 4 Bộ luật Thương mại Pháp.
39
Xem thêm Lê Minh Phiếu, tlđd, tr.53, 54.
40
Lê Minh Phiếu, tlđd, tr.54.
37

11


thuế cao thường là thành viên của CTHD. Tương tự như trên, trong các tập đồn,
khi cơng ty con thua lỗ, nhờ vào tính minh bạch trong cấu trúc của nó, những khoản

lỗ của CTHD được phép chuyển đến cơng ty mẹ và như thế, cơng ty mẹ sẽ đóng
thuế ít hơn.
1.5.3. Mơ hình CTHD theo theo pháp luật Hàn Quốc
Do bị tàn phá nặng nề từ sau chiến tranh Triều Tiên, những năm 1950 –
1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Nhưng chỉ sau
thời gian 40 năm, Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh tế với thu nhập bình quân cao hơn Việt Nam gần 20 lần41.
Cùng với Singapore, Hong Kong và Đài Loan, Hàn Quốc là một trong bốn con
Rồng Châu Á với sự phát triển vững mạnh về kinh tế. Vì thế, nghiên cứu mơ hình
CTHD theo pháp luật Hàn Quốc sẽ mang lại hiệu quả trong việc hồn thiện pháp
luật Việt Nam về mơ hình CTHD.
Bộ luật Thương mại Hàn Quốc (LHQ) quy định có 4 loại hình cơng ty với
quy định pháp lý riêng để điều chỉnh: CTHD vô hạn (hapmyong-hoesa), CTHD hữu
hạn (hapcha-hoesa), công ty cổ phần (chusik-hoesa) và công ty trách nhiệm hữu hạn
(yuhan-hoesa)42. Như vậy, tương tư như pháp luật Anh, Hàn Quốc cũng có 2 loại
Hợp danh nhưng chỉ khác ở Hàn Quốc xem hợp danh là một loại hình cơng ty.
Thứ nhất, CTHD vô hạn (The unlimited partnership company) được quy
định tại Phần III Chương II của LHQ, từ điều 178 đến điều 266.
Về quy chế thành viên và vốn góp của thành viên thì theo quy định, CTHD
Hàn Quốc phải có tối thiểu từ 2 thành viên trở lên và không yêu cầu phải đáp ứng số
vốn tối thiểu để thành lập cơng ty43. Thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn
góp của mình nhưng địi hỏi phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên khác44.
Phần vốn góp cũng có thể được để thừa kế trong trường hợp thành viên chết nếu
được quy định trong điều lệ cơng ty45. Cơng ty có thể kết nạp thêm thành viên mới
và thành viên mới gia nhập phải gánh chịu tất cả nghĩa vụ của công ty, kể cả các
khoản nợ phát sinh trước thời điểm gia nhập46. Trường hợp thành viên tự nguyện rút
khỏi cơng ty thì tư cách thành viên sẽ chấm dứt sau khi đã gửi thông báo trước đó
sáu tháng và vẫn phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của cơng ty trong vịng hai
năm sau khi chấm dứt tư cách thành viên47. Ngoài ra, tư cách thành viên cũng chấm
dứt khi xảy ra các sự kiện đã được quy định trong điều lệ, khi được các thành viên

41

- Hàn Quốc
và bài học 40 năm cho Việt Nam – Truy cập lần cuối vào lúc 9:22 AM ngày 13/7/2014.
42
Bộ luật Thương mại Hàn Quốc được thông qua vào ngày 19 tháng 1 năm 1962 thay thế cho việc áp dụng
Bộ luật Thương mại Nhật Bản trước đó. Bộ luật đã được sửa đổi 6 lần, lần sửa đổi cuối cùng là vào ngày 29
tháng 1 năm 1995 theo Roman Tomasic (1999), “Company Law in East Asian”, p.81 – 83.
43
Theo Điều 178 và 269 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc thì Cơng ty hợp danh vơ hạn phải có từ 2 thành viên
trở lên, đối với Cơng ty hợp danh hữu hạn thì có tối thiểu 1 thành viên hợp danh và 1 thành viên góp vốn.
44
Điều 197 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
45
Điều 219 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
46
Điều 213 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
47
Điều 225 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.

12


khác đồng ý, khi không đáp ứng đủ điều kiện là thành viên, khi công ty phá sản
hoặc thành viên bị khai trừ48.
Về quyền quản trị, điều hành công ty, các TVHD đều có quyền được tự mình
hoặc kết hợp với các thành viên khác nhân danh công ty kinh doanh, quản lý, điều
hành công ty49. Như vậy, LHQ rất ít quy định điều chỉnh về chức danh giám đốc
công ty mà chỉ đề cập một số quyền về đại diện. Cụ thể, người đại diện của cơng ty
có thể được cử hoặc được kiêm nhiệm bởi giám đốc50. Ngoài ra, người đại diện

được ủy quyền và cam kết thực hiện theo đúng theo quy định pháp luật, điều lệ
trong quan hệ với cơng ty và có thể chịu trách nhiệm khi gây ra thiệt hại cho công
ty51.
Về cuộc họp thành viên và quyền lực của các thành viên khi biểu quyết,
LHQ quy định cụ thể về vấn đề trong cuộc họp và số đại biểu cần thiết để thông qua
một quyết định. Đối với những quyết định liên quan đến công việc thường ngày của
công ty như: Chỉ định người thực hiện một hoạt động kinh doanh cụ thể; cử người
thanh lý trong trường hợp cần thanh lý tài sản để giải thể hoặc phá sản52; cử hoặc bỏ
người quản lý cụ thể53 thì sẽ thơng qua theo ngun tắc đa số các thành viên chấp
thuận. Còn đối với các quyết định liên quan đến sự tồn tại của công ty hoặc ảnh
hưởng đến quyền lợi thành viên như: Quyết định thay đổi điều lệ công ty, giải thể
công ty hoặc tự nguyện thanh lý công ty54; chuyển nhượng phần vốn góp của thành
viên55; quyết định tiếp tục duy trì cơng ty khi hết thời gian tồn tại ghi trong điều lệ,
các sự kiện đặc biệt cho sự chấm dứt của công ty56; cho phép thành viên kinh doanh
mang tính chất cạnh tranh với cơng ty như trở thành một TVHD, giám đốc của công
ty cạnh tranh; hợp đồng kinh doanh được tiến hành giữa thành viên và công ty57 thì
phải được thơng qua theo ngun tắc nhất trí.
Thứ hai, CTHD hữu hạn (The limited partnership company) có mơ hình
tương tự như pháp luật Anh với cả hai loại thành viên là TVHD với trách nhiệm vô
hạn và TVGV chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng
ty. Các quy tắc liên quan đến TVHD, quản lý CTHD hữu hạn được áp dụng tương
tự như CTHD vơ hạn58. Cịn các quy chế về TVGV được quy định tại Phần III
Chương III LHQ từ Điều 268 đến Điều 287.

48

Điều 220 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
Điều 201, 202, 208 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
50
Điều 203, 207 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.

51
Điều 210 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
52
Điều 269 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
53
Điều 203 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
54
Điều 204, 227, 247 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
55
Điều 197 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
56
Điều 229 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
57
Điều 198 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
58
Roman Tomasic, tlđd, tr.83.
49

13


TVGV không được tham gia điều hành, quản lý và đại diện công ty để thực
hiện các giao dịch59. Trường hợp TVGV can thiệp vào cơng việc kinh doanh thì
phải chịu trách nhiệm vô hạn như TVHD cho giao dịch đó. TVGV có quyền chuyển
nhượng phần vốn góp của mình với điều kiện đơn giản hơn TVHD rất nhiều. Trong
khi ở TVHD đòi hỏi phải được tất cả các thành viên chấp thuận, bao gồm cả các
TVGV thì việc chuyển nhượng của TVGV chỉ cần được sự chấp thuận của các
TVHD60. Trường hợp TVGV chết hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện thành viên
thì người thừa kế hợp pháp của họ mặc nhiên trở thành TVGV mới mà không cần
có sự chấp thuận của các thành viên khác61. Đây cũng là điểm khác biệt so với

TVHD, vì người thừa kế của TVHD muốn trở thành TVHD thì phải được tất cả
thành viên chấp thuận.
Báo cáo thường niên là một quy định đặc biệt chỉ có đối với CTHD hữu hạn.
Theo đó, TVGV sẽ có quyền xem báo cáo này và kiểm tra sổ sách của cơng ty, điều
tra tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản của cơng ty vào cuối năm tài chính62.
TVHD phải gửi báo cáo về hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của
TVGV. Tòa án được các bên thỏa thuận sẽ cấp phép cho TVGV điều tra về các vấn
đề của công ty.
1.6. Mơ hình CTHD theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
1.6.1. Khái niệm
Khái niệm về CTHD đã được chính thức ghi nhận tại LDN 1999, được hoàn
thiện tại Điều 130 LDN 2005. Dự thảo 3 LDN 2014 cũng khơng có sự thay đổi nào
về khái niệm CTHD. Theo đó:
- CTHD là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là
TVHD); ngồi các TVHD có thể có TVGV;
- TVHD phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của cơng ty;
- TVGV chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào cơng ty.
- CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
- CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Theo như khái niệm đã nêu, CTHD Việt Nam bao gồm hai loại là CTHD chỉ
có TVHD và CTHD vừa có TVHD, vừa có TVGV. Như vậy, CTHD Việt Nam đã
gộp chung hai mơ hình CTHD thơng thường và CTHD hữu hạn (cơng ty hợp vốn
đơn giản) theo quan điểm truyền thống vào một mơ hình duy nhất. Hiện nay vẫn
59

Điều 278 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.

Điều 269, 276 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
61
Điều 283 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
62
Điều 273 và 277 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc.
60

14


còn các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất không ủng hộ
pháp luật Việt Nam quy định CTHD có TVGV. Điển hình như “CTHD theo quy
định của pháp luật Việt Nam có nội hàm rộng hơn CTHD theo quan điểm phổ biến
trên thế giới63. Tác giả quan điểm này cho rằng ở các nước khác, CTHD là một loại
hình của cơng ty đối nhân, chỉ có một loại thành viên duy nhất và các thành viên
phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của cơng ty. CTHD được phân biệt
với các loại hình công ty khác là CTHD hữu hạn (công ty hợp vốn đơn giản) với hai
loại thành viên là TVHD (chịu trách nhiệm vô hạn) và TVGV (chịu trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi vốn góp) 64. Cùng tán thành quan điểm trên, một số đề xuất hoàn
thiện pháp luật được đưa ra như cần thiết kế quy chế pháp lý riêng cho CTHD và
công ty hợp vốn đơn giản; đồng thời nhà làm luật cần thiết kế đầy đủ các giải pháp
đối với việc chuyển đổi hình thức cơng ty65. Trái ngược với ý kiến nêu trên, quan
điểm thứ hai tán thành Việt Nam quy định gộp chung hai mô hình vì nhà làm luật
đang muốn đơn giản hóa, tạo một nét riêng trong pháp luật Việt Nam66 và giúp
giảm phiền hà cho các nhà đầu tư trong việc chuyển đổi giữa hai mơ hình, tăng sự
năng động67.
Thiết nghĩ, pháp luật Việt Nam quy định như vậy là điều dễ hiểu vì có thể
nhà làm luật cho rằng CTHD với những đặc tính này sẽ phù hợp hơn với nền kinh tế
Việt Nam, sự gọn nhẹ của mơ hình sẽ đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư. Bên
cạnh đó, khi khái niệm CTHD vẫn được duy trì trong Dự thảo 3 LDN 2014 thì vấn

đề cần quan tâm nhiều hơn là tiếp tục hồn thiện những thiếu sót của CTHD để đưa
vào thực tiễn phù hợp với Việt Nam hơn là các tranh luận về việc có nên tách mơ
hình CTHD hay khơng.
1.6.2. Đặc điểm pháp lý CTHD
Việt Nam quy định hợp danh là một loại hình cơng ty với bốn đặc điểm pháp
lý sau:
Thứ nhất, CTHD là một doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh68. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mục
đích lợi nhuận là một đặc điểm khác biệt của CTHD so với các tổ chức chính trị,
văn hóa,…
Về thành viên cơng ty, LDN 2005 quy định CTHD phải có tối thiểu từ hai
TVHD trở lên, ngồi ra có thể có TVGV. Có thể khẳng định đặc điểm cả hai loại
63

Đồng Ngọc Ba (2005), “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”,
Luật học (1), tr.12.
64
Nguyễn Thị Kim Thoa, tlđd, tr.11.
65
Ngô Huy Chương (2009), “Khái niệm công ty hợp danh tại Luật Doanh nghiệp 2005”, Nghiên cứu lập
pháp (11), tr.25.
66
Nguyễn Thị Kim Thoa, tlđd, tr.12.
67
Nguyễn Thị Thanh Long (2012), “Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2005- một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.11.
68
Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.


15


TVHD và TVGV có thể cùng hiện diện trong CTHD là một đặc điểm riêng của
pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, LDN 2014 không quy định số lượng tối đa TVHD và
TVGV trong công ty. Quy định này khá phù hợp vì phát huy được quyền tự do kinh
doanh của các nhà đầu tư vào mơ hình CTHD. Thiết nghĩ, việc Dự thảo 3 LDN
2014 giữ nguyên quy định này là hoàn toàn phù hợp.
Thứ hai, trong CTHD tồn tại cả hai chế độ trách nhiệm là trách nhiệm vô
hạn của TVHD và trách nhiệm hữu hạn của TVGV.
Theo quy định, TVHD phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của cơng ty và liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ cịn
lại nếu tài sản của cơng ty khơng đủ để trả nợ69. Như vậy, trách nhiệm của TVHD là
trách nhiệm vơ hạn liên đới theo phần. Tính vơ hạn của trách nhiệm được hiểu là
khi công ty bị tuyên bố phá sản, ngoài khối tài sản đưa vào việc kinh doanh, góp
vốn vào cơng ty thì TVHD cịn phải trả nợ bằng các tài sản dân sự khác, kể cả các
tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng. Đây được đánh giá là sự mạo hiểm của
nhà đầu tư khi họ luôn bị đe dọa bởi khả năng “được ăn cả, ngã về không”, những
phần tài sản “để dành” (không tham gia vào kinh doanh) của tất cả các thành viên
cơng ty đều có chung một số phận70. Thế nhưng, sự trao đổi này có giá trị lớn khi nó
mang lại cho TVHD có tồn quyền quyết định các công việc của công ty và đại diện
công ty thực hiện các giao dịch. Bên cạnh đó, tính chất liên đới theo phần được hiểu
là bất kỳ một hành vi kinh doanh thiếu cẩn trọng, tạo ra các khoản nợ từ một TVHD
thì tất cả các TVHD cịn lại cũng phải cùng nhau gánh chịu theo tỉ lệ phần vốn góp
vào cơng ty, mặc dù hành vi ấy khơng phải do mình gây ra. Như vậy, đây là một
điều khoản đảm bảo quyền lợi của chủ nợ đối với công ty khi họ có quyền yêu cầu
bất kỳ TVHD nào thanh tốn các khoản nợ cho mình. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
là nếu tất cả tài sản của thành viên, kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh khơng
đủ trả hết nợ thì sự vơ hạn trong trách nhiệm thành viên sẽ kéo dài đến khi nào?
Pháp luật Hàn Quốc đã giới hạn thời gian hoàn tất nghĩa vụ trả nợ của TVHD là 2

năm. Quy định thời gian cho sự vô hạn trên là rất tiến bộ và phù hợp, vừa giúp các
chủ nợ có thể vững tâm khi giao kết hợp đồng hoặc cho CTHD vay vốn, vừa tạo cơ
hội cho các thành viên có thể gây dựng lại sự nghiệp của mình, khơng phải lệ thuộc
quá nhiều vào phần nợ trước đó trong thời gian dài. Thiết nghĩ, LDN 2014 nên quy
định vấn đề này vào chế độ trách nhiệm của TVHD.
Chế độ trách nhiệm thứ hai trong mơ hình CTHD là trách nhiệm hữu hạn của
TVGV. Theo đó, TVGV chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty71. Ngun nhân là do thành viên này không
tham gia vào việc quản lý, điều hành công ty, không được thực hiện các giao dịch
69

Điểm b, Khoản 1, Điều 130 và điểm đ, Khoản 2, Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005.
Nguyễn Như Phát (2001), “Luật Kinh tế - Mấy kinh nghiệp và bài học từ nước ngoài”, Khoa học pháp lý
(1), tr.44.
71
Điểm c, Khoản 1, Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005.
70

16


nhân danh cơng ty. Họ chỉ là người góp vốn và hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.
Thứ ba, CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh72. Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận trong lĩnh vực khoa học
pháp lý với hai luồng quan điểm vẫn tiếp tục được bình luận và đánh giá. Quan
điểm thứ nhất tán thành CTHD có tư cách pháp nhân. Một nhà nghiên cứu theo
quan điểm này cho rằng “các nhà soạn luật tặng cho hợp danh tư cách pháp nhân;
song tính nghiệp dư của người soạn luật có thể thấy ngay ở trong cùng một điều
luật bởi nếu hợp danh đã là pháp nhân thì người tạo vốn cho chúng khơng cịn là

người đồng sở hữu, pháp nhân phải là chủ sở hữu riêng của nó”73. Một ý kiến khác
đánh giá nếu xem xét CTHD từ góc độ đối chiếu với những đặc tính pháp lý của
pháp nhân theo quan điểm truyền thống về pháp nhân, CTHD không đảm bảo tư
cách pháp lý độc lập khi tham gia vào quan hệ pháp luật74 và không đạt được sự
tách bạch về tài sản, đặc biệt là không chịu trách nhiệm hữu hạn nên không thể
được coi là pháp nhân75. Trái ngược với quan điểm trên, nhóm các học giả ủng hộ
thừa nhận tư cách pháp nhân cho CTHD nhận xét CTHD cũng có tên riêng, có tài
sản, danh tính, cơ sở và cũng độc lập trong thực hiện các giao dịch. Riêng trách
nhiệm tài sản hoặc cơ chế đảm bảo về tài sản của hợp danh đối với các giao dịch
pháp lý mà hợp danh thiết lập như thế nào không phải là đặc trưng của pháp
nhân76.
Tư cách pháp lý của CTHD là một đề tài khá rộng, đã được nhiều nhà nghiên
cứu tập trung phân tích. Vì vậy, trong phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ tóm tắt các
quan điểm khác nhau và nêu ý kiến cá nhân về vấn đề tư cách pháp nhân của
CTHD. Từ các quan điểm và tranh luận, các nhà nghiên cứu trước đó đều thừa nhận
ba điều kiện để CTHD có tư cách pháp nhân là được thành lập một cách hợp pháp,
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập77. Riêng đối với điều kiện CTHD có tài sản độc lập và chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình hay khơng là vấn đề tranh cãi lớn nhất. Theo tác giả,
CTHD hoàn tồn đáp ứng điều kiện này, có nghĩa là nó có tư cách pháp nhân. Bởi
lẽ, một khi các thành viên muốn thành lập một CTHD, nhất thiết họ phải thực hiện
một thủ tục là chuyển quyền sở hữu vốn góp cho cơng ty, đổi lại họ nhận được
quyền sở hữu cơng ty. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của các thành viên khi
phát sinh lợi nhuận sẽ làm tăng thêm khối tài sản mà công ty đang sở hữu. Bằng
72

Khoản 2, điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005.
Phạm Duy Nghĩa, tlđd, tr.53: Điều 130 Luật Doanh nghiệp quy định thành viên hợp danh là đồng sở hữu
của công ty.
74

Nguyễn Băng Tú (2005), “Tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành - những bất cập
và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr.83.
75
Nguyễn Thị Huế (2006), “Về tư cách pháp lý của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt
Nam”, Nhà nước và Pháp luật (4), tr.59.
76
Ngô Huy Chương (2001), “Pháp nhân”, Nghiên cứu lập pháp (1), tr. 25 theo Nguyễn Băng Tú, tlđd, tr.83.
77
Khoản 1, 2, 3 Điều 84 Bộ luật dân sự 2005.
73

17


chính tài sản độc lập này, CTHD sẽ tham gia các giao dịch và tự chịu trách nhiệm
trước các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó. Tuy nhiên, khi công ty bị tuyên bố phá
sản, nếu tài sản công ty không đủ trả nợ, các TVHD phải liên đới chịu trách nhiệm
vơ hạn phần nghĩa vụ cịn lại như đã phân tích ở phần đặc điểm thứ hai của CTHD.
Tác giả khơng cho rằng đây là tiêu chí để đánh giá CTHD không chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình. Bởi lẽ, trước khi thực hiện thủ tục liên đới đến tài sản thành
viên, CTHD sử dụng tài sản sở hữu riêng của cơng ty để thanh tốn nợ. Mặc khác,
TVHD khi chịu trách nhiệm liên đới, TVHD sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng của
mình chứ khơng phải là tài sản cơng ty. Đây là một hình thức của hiện tượng mà
một số tài liệu pháp lý gọi là “phá hạn” hay “vén màn trách nhiệm”78. Rõ ràng, điều
kiện chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình vẫn được đảm bảo và CTHD được thừa
nhận tư cách pháp nhân là phù hợp. Hiện nay pháp luật các quốc gia quy định rất
khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn như pháp luật Anh quy định hợp danh khơng
có tư cách pháp nhân (trừ Hợp danh thơng thường ở Scotland là chủ thể có tư cách
pháp nhân - legal person). Ngược lại, pháp luật Pháp, Hàn Quốc thì quy định CTHD
có tư cách pháp nhân. Như vậy, việc quy định cho một tổ chức có tư cách pháp

nhân hay không tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế ở mỗi quốc gia và ý chí của nhà làm
luật. Chính vì thế, tác giả đồng ý với quan điểm rằng các nhà làm luật Việt Nam có
thể quy định cho CTHD tư cách pháp nhân với một lợi ích lớn hơn mặc dù nó có
mâu thuẫn với chế định pháp nhân hay không79. Bởi lẽ, việc thừa nhận tư cách pháp
nhân cho CTHD tạo ra một mơ hình chủ thể kinh doanh phù hợp lợi ích của nhà đầu
tư. Một mặt, CTHD vừa mang chế độ trách nhiệm vô hạn – được sự đánh giá cao từ
phía các đối tác về các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, mặt khác vừa có được tư
cách pháp nhân để tham gia các lĩnh vực kinh doanh dành riêng cho pháp nhân như
lĩnh vực cho thuê tài chính, đấu thầu xây dựng80.
Thứ tƣ, CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào81. Như
vậy, để huy động vốn, CTHD chỉ có thể tăng cường vốn góp các thành viên, kết nạp
thêm thành viên mới, đi vay của tổ chức tín dụng, vay của cá nhân mà không được
phát hành các loại chứng khốn như cổ phiếu, trái phiếu. Trong q trình lựa chọn
mơ hình kinh doanh, các nhà đầu tư rất chú trọng đến cách thức huy động vốn vì nó
quyết định đến khả năng mở rộng quy mô kinh doanh, cơ cấu lại các khoản nợ,
thanh toán các nghĩa vụ đến hạn,… Vì thế, cần lưu tâm nhiều hơn vấn đề này trong
LDN 2014. Theo tác giả, luật không cho phép CTHD phát hành cổ phiếu là hợp lý
78

Theo Nguyễn Như Phát (2001), tlđd, tr.44 thì pháp luật của nhiều quốc gia cũng ghi nhận một hiện tượng
mà theo đó pháp nhân không độc lập chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ mà ở đây có sự liên đới hay
trách nhiệm riêng của thành viên pháp nhân. Hiện tượng này được một số tài liệu pháp lý gần đây gọi là “phá
hạn” hay “vén màn trách nhiệm” mà theo tiếng La tinh là “ultra veris” và tiếng Đức là “Haftungsdurchsgriff”
79
Nguyễn Thị Thanh Long, tlđd, tr.21.
80
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định
16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Cơng ty cho th tài chính quy định để kinh doanh 2 lĩnh vực này,
doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có tư cách pháp nhân.
81

Khoản 3 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005.

18


vì người sở hữu cổ phiếu sẽ là chủ sở hữu của công ty. Bản chất đối nhân của
CTHD không cho phép thay đổi nhân sự liên tục qua mua bán cổ phiếu. Về vấn đề
này, có quan điểm cho rằng nên cho phép CTHD phát hành trái phiếu vì trái phiếu
chỉ là một chứng chỉ nợ, người mua trái phiếu không phải là thành viên công ty82.
Tác giả không đồng ý với quan điểm trên bởi lẽ trái phiếu bao gồm có trái phiếu
chuyển đổi và trái phiếu khơng chuyển đổi. Mỗi loại trái phiếu có đặc điểm pháp lý
riêng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ
về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có
thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thơng của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện
đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu. Như vậy, nếu cho phép
CTHD phát hành trái phiếu chuyển đổi thì sẽ khơng khác gì so với phát hành cổ
phần. Theo ý kiến tác giả, chỉ cho phép CTHD phát hành một loại chứng khốn duy
nhất là trái phiếu khơng chuyển đổi. Bởi vì loại trái phiếu này mới thật sự là một
chứng chỉ nợ đơn thuần, người sở hữu nó chỉ là chủ nợ của cơng ty, khơng có các
quyền bất khác phái sinh như trái phiếu chuyển đổi. Mặc khác, một trong những lo
ngại của nhà làm luật khi cho phép một doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công
chúng là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CTHD là một tổ chức có tư
cách pháp nhân nên có thể tự mình chịu trách nhiệm với mọi khoản nợ và trong
trường hợp tài sản công ty không đủ để thanh tốn, TVHD sẽ liên đới chịu trách
nhiệm. Vì vậy, quyền lợi của người sở hữu trái phiếu sẽ được đảm bảo nhiều hơn.
Hơn nữa, khi đã quyết định mua trái phiếu để thu lợi nhuận trong tương lai, người
mua cũng đã dự liệu những rủi ro có thể gặp phải, họ phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình bởi rủi ro trong hoạt động đầu tư là tất yếu khách quan83.

Kết luận Chƣơng I

Trong chương I của khóa luận, tác giả đã tổng hợp kiến thức liên quan đến
lịch sử hình thành và phát triển CTHD, quy định pháp luật điều chỉnh CTHD trên
thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả phân tích ba mơ hình CTHD theo pháp
luật Anh, Pháp và Hàn Quốc làm tư liệu pháp luật nước ngoài cho việc nghiên cứu,
so sánh. Cuối cùng là khái qt chung về mơ hình CTHD theo pháp luật Việt Nam
với khái niệm và các đặc điểm pháp lý. Đây là những kiến thức cơ bản, nền tảng để
tiếp cận các quy định pháp luật về quy chế pháp lý thành viên và quản trị CTHD mà
tác giả sẽ làm rõ ở 2 chương tiếp theo.

82
83

Nguyễn Thị Thanh Long, tlđd, tr.55.
Vũ Đặng Hải Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, Luật học (09), tr.76.

19


×