Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nghiên cứu so sánh với pháp luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN
QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU – NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
SVTH:

Nguyễn Thị Thanh Phương

MSSV:

1253801010271

Niên khóa: 2012 - 2016
GVHD:

TS. Nguyễn Xn Quang

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
1.1.



Khái quát về nhãn hiệu và hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..... 7

1.1.1.

Nhãn hiệu .................................................................................................. 7

1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu ................................................................................. 7
1.1.1.2. Giá trị cạnh tranh của nhãn hiệu ............................................................... 8
1.1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................................... 10

1.1.2.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh .................................... 10
1.1.2.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh ............................... 11
1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ...... 12

1.2.1.

Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên

quan đến nhãn hiệu............................................................................................... 13
1.2.2.

Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ........... 15
1.2.3.


Tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

hiệu

................................................................................................................. 18

1.2.4.

Nguyên nhân của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

nhãn hiệu .............................................................................................................. 20
1.3.

Vai trị của pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh trong

việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu

................................................................................................................. 22

1.3.1. Trường hợp tồn tại quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. .......... 23
1.3.2. Trường hợp không tồn tại quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu . 24
Kết luận chương 1: ............................................................................................... 25


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU VÀ
ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1.


Thực trạng pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh liên quan đến nhãn hiệu .......................................................................... 26
2.1.1.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo

pháp luật sở hữu trí tuệ ......................................................................................... 26
2.1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo

pháp luật cạnh tranh ............................................................................................. 39
2.1.3.

So sánh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

giữa pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh .......................................... 44
2.1.3.1. Điểm tương đồng .................................................................................... 44
2.1.3.2. Điểm khác biệt ....................................................................................... 45
2.2.

Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên

quan đến nhãn hiệu ............................................................................................ 47
2.2.1.

Biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến


nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ................................................................ 47
2.2.1.1. Biện pháp tự bảo vệ................................................................................. 48
2.2.1.2. Biện pháp dân sự ..................................................................................... 49
2.2.1.3. Biện pháp hành chính .............................................................................. 52
2.2.1.4. Biện pháp hình sự.................................................................................... 53
2.2.2.

Biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

nhãn hiệu theo pháp luật cạnh tranh ..................................................................... 54


2.3.

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao

hiệu quả xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu

................................................................................................................... 61

2.3.1. Đối với các cơ quan công quyền ............................................................... 61
2.3.2. Đối với các doanh nghiệp........................................................................... 67
2.3.3. Đối với người tiêu dùng ............................................................................. 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu đang ngày càng khẳng định được

giá trị của mình. Đối với nhiều doanh nghiệp, giá trị thương hiệu và các tài sản vơ
hình khác được đánh giá cao hơn rất nhiều lần so với các tài sản hữu hình. Hàng
năm, Interbrand - hãng tư vấn thương hiệu hàng đầu thế giới dựa vào các tiêu chí
như: (i) lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ mang tên thương hiệu; (ii) vai trò và
tầm ảnh hưởng của thương hiệu trong sự lựa chọn của khách hàng; (iii) uy tín, sức
mạnh thương hiệu hay cịn gọi là khả năng tạo dựng và duy trì lợi thế trên thị trường
của thương hiệu để đánh giá và công bố danh sách các thương hiệu đắt giá nhất
hành tinh. Một số nhãn hiệu quen thuộc đứng đầu danh sách của Interbrand năm
2015 như Apple trị giá đến 170,276 tỷ USD, Google trị giá 107,439 tỷ USD và
đứng thứ ba là COCACOLA trị giá 78,432 tỷ USD1. Tại Việt Nam, một số thương
hiệu cũng được định giá không nhỏ như thương hiệu Vinamilk trị giá đến 1,137 tỷ
USD (chiếm tới 23% giá trị doanh nghiệp), Viettel Telecom với giá trị là 580 triệu
USD và Vinhomes - thành viên của Tập đoàn Vingroup được định giá 343 triệu
USD2. Thông qua những con số đánh giá này đã phần nào cho chúng ta thấy giá trị
và tầm quan trọng của thương hiệu.
Nhãn hiệu khơng hồn tồn đồng nhất với thuật ngữ thương hiệu nhưng là
thành tố cấu thành quan trong tạo nên giá trị thương hiệu. Khi nói đến nhãn hiệu là
nói đến đặc trưng thông tin của sản phẩm, dịch vụ để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu là yếu tố nhận
diện cho thương hiệu. Như đã nói ở trên, một trong những tiêu chí đánh giá tạo nên
giá trị của các thương hiệu chính là tầm ảnh hưởng của thương hiệu trong sự lựa
chọn của khách hàng, hay nói cách khác, đó chính là lịng trung thành của khách

Thảo Mai, “20 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh”, [ (truy cập ngày 10/05/2016).
2
Top 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2015, [ (truy cập ngày 10/05/2106).

1

1


hàng đối với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà họ đã lựa chọn. Sự trung thành này
đem lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu những khoản doanh thu khổng lồ và ổn định theo
thời gian, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu so với các chủ thể kinh doanh
khác. Tuy nhiên, yếu tố trung thành của khách hàng cũng chính là một khe hở cho
các đối thủ cạnh tranh lợi dụng. Một số chủ thể kinh doanh thay vì nỗ lực nghiên
cứu, đầu tư để tìm kiếm khách hàng, tạo dựng thương hiệu cho riêng mình thì lại
tìm cách lợi dụng uy tín sẵn có từ các thương hiệu của người khác để thu lợi nhanh
chóng. Thông qua một số thủ thuật đơn giản như thiết kế bề ngoài sản phẩm tương
tự với sản phẩm nổi tiếng, sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu
có uy tín của doanh nghiệp khác cho sản phẩm của mình nhằm tạo sự nhầm lẫn cho
khách hàng, các chủ thể này đã lôi kéo một lượng không nhỏ khách hàng của chủ sở
hữu nhãn hiệu. Các hành vi này gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của chủ sở hữu
nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường kinh doanh.
Với yêu cầu và mục tiêu tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơng
bằng, trong đó các tài sản trí tuệ được tơn trọng và bảo vệ triệt để thì những phương
thức cạnh tranh bằng cách ăn cắp thương hiệu, lợi dụng ưu thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp khác chắc chắn không thể được chấp nhận.
Hiện nay, các phương thức cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các tài
sản trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, nhãn
hiệu – đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trong
cuộc sống hàng ngày chính là đối tượng thường xuyên bị xâm hại. Các vụ việc về
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có số lượng ngày càng tăng và
xảy ra trong tất cả các ngành kinh tế (từ dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống,
may mặc, hàng tiêu dùng,.. đến các dịch vụ taxi, nhiên liệu,.. thậm chí cả trong giáo
dục và y tế). Thủ đoạn của các hành vi này cũng ngày càng tinh vi hơn. Hàng ngày,

báo chí đều có các tin tức về hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Các sản
phẩm kém chất lượng đội lốt hoặc “dựa hơi” các nhãn hiệu uy tín xâm nhập vào các
kênh tiêu thụ. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như: vụ việc cơng ty Hà Trung
Hậu sử dụng dấu hiệu AJINO-TAKARA và ba ký tự tượng hình trên bao bì sản

2


phẩm bột ngọt của mình dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu bột ngọt AJINO-MOTO
nhằm cạnh tranh không lành mạnh3, hoặc vụ việc trường Đại học Đông Á (Đà
Nẵng) bị trường Đại học công nghiệp Đông Á (Bắc Ninh) nhái nhãn hiệu “Đông
Á”4. Các hành vi như trên một mặt gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, tạo sự nhầm
lẫn cho người tiêu dùng và đồng thời ảnh hưởng xấu đến mội trường cạnh tranh.
Xem xét đến thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, tác giả nhận thấy, do hành vi này hiện
chịu sự điều chỉnh đồng thời từ hai ngành luật độc lập là pháp luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật cạnh tranh nên khó tránh khỏi những vấn đề còn bất cập, vướng mắc. Do
đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách bao qt về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến nhãn hiệu trên cở sở nghiên cứu so sánh hai ngành luật nhằm
đưa ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành liên quan
đến hành vi đặc thù này là hết sức cần thiết. Chính vì những lý do trên, tác giả quyết
định lựa chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu – nghiên cứu so sánh với pháp luật cạnh tranh” để làm khóa luận tốt
nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam.
Khảo sát tình hình nghiên cứu hiện nay liên quan đến đề tài, tác giả nhận

thấy: Mặc dù cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói

chung và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng
khơng phải là vấn đề mới trong cả hoạt động khoa học pháp lý và khoa học kinh tế
nhưng các cơng trình nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực này thật sự chưa nhiều
hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng rẽ từng ngành luật độc lập. Có thể kể đến
các cơng trình nghiên cứu về cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ (SHTT) như:
Bùi Trang, “Tranh chấp nhãn hiệu giữa Ajinomoto – Hà Trung Hậu vẫn chưa có hồi kết”,
[ (truy cập ngày 07/5/2016).
4
Vi phạm sở hữu trí tuệ - Thương hiệu Đại học Đông Á (Đà Nẵng), [ (truy cập ngày 07/5/2016).
3

3


-

Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia.

-

Cao Thị Hoài Thu (2011), Pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh khơng
lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học
Kinh tế - Luật.

-

Nguyễn Hữu Huyên, “Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ”, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ tư pháp.


-

Nguyễn Thanh Tâm (2006), “Pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh
và kiểm sốt độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.

-

Quản Thị Mộng Thúy (2014), “Những vấn đề pháp lý về cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam”, Khóa luận
tốt nghiệp, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một cách tổng

quát về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung mà khơng đi sâu
tìm hiểu từng đối tượng cụ thể của sở hữu cơng nghiệp như nhãn hiệu. Riêng có một
số cơng trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu như:
-

Đỗ Thế Đơng (2009), “Bảo hộ nhãn hiệu và khía cạnh chống cạnh tranh
khơng lành mạnh”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh.

-

Phạm Thị Kim Oanh (2009), “Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu tại Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại
thương.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này cũng đã được tiến hành khá lâu và


chưa dựa trên góc độ nghiên cứu so sánh hai ngành luật về cùng một hành vi. Như
vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống đề tài “Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến nhãn hiệu – nghiên cứu so sánh với pháp luật cạnh tranh”

4


có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tác giả hy vọng với sự đầu tư thích đáng,
kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích.
3.

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu một cách có hệ thống các quy

định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu trong cả pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh nhằm có được
cái nhìn tổng thể và đóng góp ý kiến để hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng
hoàn thiện hơn.
Về phạm vi nghiên cứu, đầu tiên tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản
như khái niệm và giá trị cạnh tranh của nhãn hiệu, khái niệm và đặc điểm của hành
vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và cụ thể là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Trên cơ sở chuẩn bị các kiến thức cơ bản đã đề
cập, tác giả đi sâu tìm hiểu các quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh,
nghiên cứu so sánh hai ngành luật để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt
nhất định, xác định mối quan hệ giữa hai ngành luật trong việc điều chỉnh hành vi
đồng thời dẫn chứng một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu trên thực tế và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới để tìm ra
những điểm hợp lý, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của khóa luận, tác

giả thực hiện đề tài chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp nhằm tập hợp các định nghĩa về nhãn hiệu, về

hành vi cạnh tranh không lành mạnh để từ đó có được cái nhìn chính xác về các đối
tượng này làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; tổng hợp các quy định của pháp
luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu làm
cơ sở pháp lý cho cơng trình nghiên cứu.

5


-

Phương pháp phân tích, bình luận nhằm làm rõ khái niệm và các giá

trị cạnh tranh của nhãn hiệu, các đặc điểm và tác động của hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Phương pháp phân tích, bình luận giúp làm rõ
các quy định của pháp luật hiện hành đối với hành vi này về đặc điểm, mục đích,
phương thức thực hiện và đối tượng hướng tới xâm hại, từ đó, tìm ra điểm hợp lý và
bất cập nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.
-

Phương pháp so sánh luật: làm rõ sự tương đồng và khác biệt về quy


định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong pháp luật
cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ. So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật
một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hiệu quả nhằm
chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, xây dựng
một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
5.

Bố cục đề tài
Bên cạnh các phần Lời nói đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm hai chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu và đề xuất hướng hồn thiện
Khóa luận là cơng trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Tuy
nhiên, do thời gian có hạn và một số khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm tài liệu
liên quan đến đề tài cũng như khả năng của bản thân còn hạn chế, do vậy, khóa luận
này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất hy vọng nhận được sự góp ý
chân thành từ quý thầy cô và bạn đọc.

Tác giả

6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
1.1.


Khái quát về nhãn hiệu và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.1.1. Nhãn hiệu
1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu (trade mark) là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở
hữu công nghiệp, là tài sản trí tuệ giá trị của doanh nghiệp với các chức năng chủ
yếu là giúp người mua, người tiêu dùng nhận dạng sản phẩm trên thị trường, thu hút
khách hàng và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khởi thủy của nhãn
hiệu đã có từ hàng ngàn năm trước khi những người thợ hoặc công trường thủ công
dùng những dấu hiệu riêng trên đồ gốm, đồ trang sức, vũ khí,... để phân biệt sản
phẩm của mình với các sản phẩm tương tự của người khác khi thực hiện việc trao
đổi, buôn bán.
Hiện nay, bên cạnh các Điều ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
nhãn hiệu như Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883,
Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế, Hiệp định về các khía cạnh thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS năm 1994, thì hầu hết các quốc gia cũng đều có
những quy định về loại tài sản trí tuệ này. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) thì nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng
loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”5. Tại Hoa Kỳ,
khái niệm nhãn hiệu được quy định trong trong Luật nhãn hiệu hàng hóa (Lanham
act năm 1946), theo đó, nhãn hiệu hàng hóa là “bất kỳ từ ngữ, tên, biểu tượng, hình
ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong
thương mại để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất, kinh doanh này
với hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất khác và để chỉ dẫn nguồn gốc của hàng
hóa”.

5

World intellectual property organization (WIPO), [ (truy cập ngày
10/5/2016).


7


Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu được định nghĩa khá ngắn
gọn tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (viết tắt Luật SHTT 2005),
theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, có thể thấy, khái niệm nhãn hiệu theo pháp
luật Việt Nam khá tương thích với pháp luật quốc tế.
1.1.1.2. Giá trị cạnh tranh của nhãn hiệu
Các đối tượng sở hữu cơng nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng là một
yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
thương mại, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến
thương mại. Trong bài “The Brand’s the Thing” liên quan đến phần bình chọn
thường niên “Các công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ” của Tạp chí Force năm
1996, các cơng ty Coke, Microsoft và Disney đã cùng khẳng định rằng: “Có một tên
tuổi lớn được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh”6. Một nhãn hiệu tốt giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với khách hàng bởi nó có khả năng tác động đến thái
độ và hành vi của người tiêu dùng, thậm chí là định hướng hành vi tiêu dùng của
người mua.
Rõ ràng, để xây dựng được một nhãn hiệu có uy tín và nhận được sự tín
nhiệm của người tiêu dùng là quá trình lâu dài mà doanh nghiệp phải đầu tư công
sức để đảm bảo về chất lượng, giá cả, mẫu mã của hàng hóa – dịch vụ. Khi đưa ra
thị trường một sản phẩm hàng hóa hoặc cung ứng một dịch vụ, điều đầu tiên là nhà
sản xuất – kinh doanh phải đặt tên cho sản phẩm/dịch vụ của mình, sau đó tìm cách
nâng cao chất lượng hàng hóa – dịch vụ và cung ứng với giá thành phải chăng. Có
như vậy người tiêu dùng mới lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lượng
“bên trong” thì vẫn chưa đủ, bởi trên thị trường cùng một sản phẩm có thể có đến
hàng chục hay hàng trăm các nhà sản xuất, cung cấp khác nhau. Vì vậy, một u
cầu quan trọng khơng kém đó là nhà sản xuất cũng phải tìm cách tạo ấn tượng cho

hàng hóa – dịch vụ của mình bằng cách tạo ra các dấu hiệu nhận diện đặc trưng để
khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm của mình trong số các sản
Trích theo Nguyễn Thanh Tâm, (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Tư
pháp, Hà Nội, tr.24.
6

8


phẩm phong phú khác trên kệ hàng hóa. Đó chính là việc nhà sản xuất dẫn dụ hành
vi mua của khách hàng đối với sản phẩm của mình thơng qua nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là phương pháp “tốc ký” để người tiêu dùng nhận biết chính xác
hàng hóa mà họ đang tìm mua. Nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong việc làm
nổi bật và khác biệt hóa các đặc tính của sản phẩm này so với các sản phẩm tương
đồng khá và là sự đảm bảo của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm
của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng lịng trung thành của khách hàng đối với nhà
sản xuất – kinh doanh thông qua sự trung thành đối với nhãn hiệu mà họ lựa chọn.
Các sản phẩm giống nhau có thể được khách hàng đánh giá và trả tiền khác nhau
tùy thuộc vào uy tín và sự u thích của họ vào nhãn hiệu đó. Tức là, người sở hữu
hàng hóa – dịch vụ có nhãn hiệu được khách hàng tín nhiệm sẽ có cơ hội lớn hơn
trong việc bán sản phẩm và phát triển thị trường, đồng thời tạo dựng lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ. Thật vậy, “trên thực tế, mặc dù các quy trình sản xuất và các
thiết kế sản phẩm (liên quan đến sáng chế và kiểu dáng công nghiệp) có thể dễ dàng
bị sao chép, nhưng sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhãn hiệu thì khơng dễ
dàng “bị sao chép”. Về khía cạnh này, nhãn hiệu có thể được coi như một cách thức
hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh”7.
Xuất phát từ các lợi thế cạnh tranh đó của nhãn hiệu mà các đối tượng xấu
thườn nghĩ đến việc lợi dụng loại tài sản trí tuệ này để thu lợi bất chính trong kinh
doanh thơng qua các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thay vì nỗ lực nghiên
cứu, đầu tư để xây dựng một thương hiệu uy tín riêng nhằm lơi kéo khách hàng và

tạo lập thị trường, một số chủ thể kinh doanh sử dụng thủ thuật đơn giản là thiết kế
các nhãn hiệu, tạo bề ngoài của sản phẩm tương tự với các sản phẩm nổi tiếng nhằm
tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự nhầm lẫn này sẽ đánh lừa và lôi kéo một
lượng không nhỏ khách hàng của chủ sở hữu thương hiệu. Nói cách khác, các chủ
thể này muốn “thu lợi bất chính” trong kinh doanh. Sự tồn tại của các hành vi này
sẽ mang lại những hệ quả bất cập cho nền kinh tế và không thể được chấp nhận
trong một môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh.
7

Nguyễn Thanh Tâm, 6, tr.24.

9


1.1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.1.2.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
“Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh bắt nguồn từ những quy định mang
tính nguyên tắc trong pháp luật dân sự, theo đó, các chủ thể trong giao dịch (dân sự
hay thương mại) phải đảm bảo tôn trọng thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội ở
mỗi quốc gia, tương tự, giao dịch thương mại trên thị trường cũng phải đảm bảo tôn
trọng những quy tắc trong xã hội về đạo đức kinh doanh”8.
Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 định nghĩa: “Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Định nghĩa này tương tự với cách hiểu về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 10bis Cơng ước Paris, theo

đó, “Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương
mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh”. Như vậy, mặc dù khơng
hồn tồn giống nhau về mặt câu chữ nhưng khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
được định nghĩa trong Luật cạnh tranh Việt Nam và trong Điều ước quốc tế đã có
sự thống nhất cơ bản về các căn cứ để nhận dạng hành vi: đó là những hành vi cạnh
tranh trong kinh doanh giữa những chủ thể kinh doanh trái với quy định của pháp
luật cạnh tranh và chuẩn mực kinh doanh thông thường, gây hiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, cho người tiêu dùng và Nhà nước.
Quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phản ánh mặt
trái của hành vi, có nghĩa là hành vi đó có dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức
trong kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường. Dưới góc độ của cạnh tranh
khơng lành mạnh, các chủ thể tham gia thị trường nói chung sử dụng các thủ pháp
không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh như gian dối, thông tin sai sự

8

Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.132.

10


thật về hàng hóa, dịch vụ, gièm pha các chủ thể kinh doanh khác,.. nhằm gây thiệt
hại hoặc bất lợi về cạnh tranh cho một hoặc một số chủ thể khác có liên quan.
1.1.2.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Từ định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh
tranh Việt Nam và quốc tế, có thể rút ra một số đặc điểm về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp. Cần lưu ý một điều
rằng, “doanh nghiệp” theo Luật cạnh tranh 2004 không đồng nhất với khái niệm
“doanh nghiệp” theo Luật doanh nghiệp 2014 mà là một khái niệm quy ước, do đó,

khơng chỉ bao gồm các chủ thể được gọi là doanh nghiệp theo pháp luật doanh
nghiệp như doanh nghiệp tư nhân và các loại hình cơng ty mà còn bao gồm tất cả
các loại chủ thể kinh doanh khác được phép tiến hành kinh doanh ở Việt Nam, bao
gồm hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cũng như các chủ thể kinh
doanh khác có thể được pháp luật quy định trong tương lai.
Thứ hai, mục đích của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh là cạnh tranh
trong kinh doanh. “Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh nhất định so với đối thủ cạnh tranh thông qua hành vi, thường là nhằm tranh
giành thị trường, mở rộng thị phần của mình đối với một loại hoặc một nhóm hàng
hóa, dịch vụ nhất định. Tuy nhiên, đối tượng tác động của hành vi không chỉ là
doanh nghiệp cạnh tranh mà cịn là Nhà nước, người tiêu dùng và cịn có thể cả
doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, khác với hành vi hạn chế cạnh tranh, khi xác định
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh không yêu cầu xem xét
đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường - thị phần của doanh nghiệp khi thực
hiện hành vi”9.
Thứ ba, tính chất của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trái với các chuẩn
mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Thuật ngữ “trái với chuẩn mực đạo đức
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB Hồng Đức, Hồ Chí
Minh, tr. 72.
9

11


thơng thường” là một thuật ngữ khá trìu tượng, có thể thay đổi theo thời gian và
không gian. Để cụ thể hóa khái niệm này, Luật cạnh tranh dẫn chiếu một số hành vi
được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 39 như: Chỉ dẫn gây
nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh
nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân

biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính. Cần lưu ý rằng đây khơng phải
là một danh sách “đóng”, bởi khoản 10 Điều 39 Luật cạnh tranh 2004 quy định các
hành vi khác không nằm trong các hành vi được liệt kê cũng được xem là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh nếu thỏa mãn các tiêu chí được xác định theo định
nghĩa chung. Đây là quy định phù hợp và cần thiết nhằm bảo đảm tính linh hoạt của
pháp luật bởi trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay thì các thủ
đoạn cạnh tranh không lành mạnh cũng ngày càng biến đổi tinh vi, phức tạp và khó
đốn định.
Thứ tư, hậu quả của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi
ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người
tiêu dùng. Như vậy, thiệt hại của hành vi không phải là dấu hiệu bắt buộc khi xác
định đã có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay chưa. Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nếu đã đủ các đặc điểm nêu trên được xem là đã hoàn thành ngay cả
trong trường hợp được xác định là thiệt hại có thể xảy ra. Quy định như vậy cho
phép các đối tượng mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh tác động tới có quyền
sử dụng các cơng cụ pháp luật để bảo vệ mình ngay khi nhận thấy họ có nguy cơ bị
thiệt hại chứ khơng phải chờ đến khi thiệt hại đã xảy ra.
Nhận thức các đặc điểm trên cho phép ta hiểu một cách chính xác và đầy đủ
về bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó làm nền tảng để tìm hiểu
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu - nội dung chính
của khóa luận.
1.2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

12


1.2.1.


Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên

quan đến nhãn hiệu
Sự tồn tại của nhãn hiệu gắn liền với môi trường kinh doanh, thông qua hành
vi sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động thương mại như gắn nhãn hiệu trên hàng hóa
– dịch vụ, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại của các chủ thể kinh doanh.
Trong khi đó, hoạt động thương mại lại không thể tách rời yếu tố cạnh tranh và sự
xuất hiện của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Lý luận và thực tiễn cho
thấy, việc thực hiện các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của chủ thể
trong hoạt động thương mại chắc chắn sẽ kéo theo vấn đề cạnh tranh. Như vậy,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và nhãn hiệu tự thân đã có mối quan hệ gắn bó.
Đồng thời, xuất phát từ giá trị cạnh tranh quan trọng của nhãn hiệu, các chủ thể kinh
doanh là đối thủ cạnh tranh thường nghĩ đến việc lợi dụng nhãn hiệu để kiếm lợi và
gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu, do vậy, việc xuất hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là điều tất yếu.
Đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa chính thức về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Điều 10bis Công ước Paris về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng không đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi
này mà chỉ mô tả khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí
tuệ nói chung, theo đó, “tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất
cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hóa hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của
người cạnh tranh” thì có thể bị xem là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong sở
hữu trí tuệ.
Mặc dù khơng có một định nghĩa chính thức về hành vi cạnh tranh khơng
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nhưng thông qua nhận thức chung về nhãn hiệu
và hành vi cạnh tranh không lành mạnh như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số
ý niệm cơ bản về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như
sau:

13



Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trước
tiên phải là một hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Tức là, nó mang đầy đủ các
đặc điểm của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: do các chủ thể là đối
thủ cạnh tranh của nhau thực hiện nhằm mục đích cạnh tranh, hành vi đó trái với
các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thơng thường và gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng.
Thứ hai, đối tượng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh này là nhãn
hiệu, một loại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh này xoay quanh các hoạt động liên quan đến
nhãn hiệu như chiếm đoạt, giả mạo nhãn hiệu, thiết kế tương tự nhãn hiệu của các
đối thủ cạnh tranh khác (thường đã có vị trí và uy tín nhất định trên thị trường),...
với mong muốn lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu đó, gây nhầm lẫn cho khách
hàng để đạt được các lợi ích kinh tế. Xét về giá trị kinh tế, nhãn hiệu là kết quả đầu
tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm hàng hóa – dịch
vụ của mình, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thực chất là hành vi chiếm đoạt lợi thế
cạnh tranh của người khác để cạnh tranh với chính họ.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu chịu sự
điều chỉnh đồng thời của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ. Đặc điểm
thứ ba này chính là hệ quả của hai đặc điểm trên, khi bản chất của dạng hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh (bị điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh) nhưng nó lại có đối tượng là
nhãn hiệu (đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ). Thực tế hoạt động
thương mại cũng cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa quyền sử dụng, kiểm soát
nhãn hiệu trong hoạt động thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
của chủ thể quyền đối với nhãn hiệu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trí thức,
nhãn hiệu ngày càng chứng minh được giá trị của nó trong các hoạt động kinh


14


doanh, vì vậy, các hành vi đánh cắp hay lợi dụng danh tiếng nhãn hiệu của các chủ
thể khác ngày càng phổ biến. Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh địi hỏi cần thiết phải có sự phối hợp điều chỉnh của cả hai ngành
luật để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm sốt hành vi này.
Như vậy, thơng qua việc xem xét các đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thì có thể hiểu một cách khái quát như
sau: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là hành vi cạnh
tranh có đối tượng tác động là nhãn hiệu của người khác gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và người tiêu
dùng.
1.2.2.

Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là loại hành vi
phức tạp vì có sự gắn kết giữa hai lĩnh vực cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, là sự giao
thoa giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ. Hai loại hành vi này có
những điểm tương đồng nhất định nhưng khơng đồng nhất vì bản chất của hai hành
vi này là khác nhau. Luật SHTT 2005 cũng quy định hai loại hành vi này ở hai điều
luật độc lập. Việc phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu sẽ giúp làm rõ bản
chất pháp lý và các tính chất riêng biệt của mỗi dạng hành vi. Thông qua nghiên
cứu, có thể rút ra một số điểm khác biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu nằm ở đối tượng được bảo vệ, chủ thể và mục đích như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng, chỉ có thể tạo thành hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó đang được bảo hộ một cách
hợp pháp. Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ được bảo vệ trực tiếp bởi pháp luật sở hữu trí
tuệ nhưng Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 quy định, “quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ

15


quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công
nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác
lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”. Như vậy, về cơ bản,
pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ các nhãn hiệu mà quyền sở hữu đã được xác lập một
cách rõ ràng, đầy đủ thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó,
sự bảo vệ của Nhà nước đối với các đối tượng này là tương đối rõ ràng. Nếu nhãn
hiệu chưa đăng ký hay dấu hiệu không được công nhận như khẩu hiệu, biểu tượng
kinh doanh thì khơng thể áp dụng các quy định về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn
hiệu để bảo vệ các đối tượng này. Trong khi đó, cũng trong trường hợp này có thể
áp dụng quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng “chỉ dẫn gây
nhầm lẫn” về nhãn hiệu để điều chỉnh. Trong cấu thành hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, pháp luật khơng địi hỏi nhãn hiệu bị tác động
phải được đăng ký xác lập quyền sở hữu. Các chủ sở hữu nhãn hiệu chưa tiến hành
đăng ký xác lập quyền theo quy định của Luật SHTT 2005 khi nhận thấy có hành vi
cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu của mình vẫn có thể vận dụng
các quy định về hành vi này trong pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Bởi các chế định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu trước tiên nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bảo
đảm sự vận hành và phát triển của nền kinh tế chứ không trực tiếp bảo vệ quyền sở
hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu.

Thứ hai, về yếu tố chủ thể, khơng thể nói đến hành vi cạnh tranh không
lành mạnh khi mà trên thực tế các chủ thể không ở trong vị thế cạnh tranh với nhau.
Cụ thể, điều kiện hàng đầu để kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu là chủ thể thực hiện hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh
trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa
lý liên quan. Trong đó, “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng
hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả” và
“Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng

16


hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự
khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận” (Khoản 1 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004).
Điều kiện này xác lập theo nguyên tắc được pháp luật các nước thừa nhận rằng
“Mọi thương nhân trung thực phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để
cá biệt hóa sản phẩm của mình nhằm khơng gây nhầm lẫn với sản phẩm khác”10.
Trong khi đó, có thể kết luận về hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu với bất kỳ chủ thể nào vi phạm quyền độc quyền của chủ sở hữu đã được pháp
luật công nhận. Để làm rõ luận điểm này, tác giả lấy các ví dụ như sau: Một Việt
Kiều sử dụng một nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam để kinh doanh cùng một sản
phẩm trong cùng lĩnh vực tại thị trường Thái Lan. Hàng hóa của họ chỉ lưu hành
trong lãnh thổ Thái Lan và không nhập khẩu vào Việt Nam, cịn hàng hóa của chủ
sở hữu nhãn hiệu chỉ lưu hành tại Việt Nam và một số nước khác mà không lưu
hành tại Thái Lan (nhưng vẫn tiến hành đăng ký bảo hộ tại quốc gia này). Như vậy,
xét về thị trường địa lý liên quan thì hai doanh nghiệp này không ở vị thế cạnh tranh
với nhau. Hoặc trường hợp, một chủ thể kinh doanh có hành vi sản xuất dầu gội đầu
có mang nhãn hiệu Heniken hoặc sản xuất bột ngọt sử dụng nhãn hiệu Cocacola. Rõ
ràng, các sản phẩm này khơng có cùng thị trường sản phẩm liên quan. Do đó, trong
các trường hợp này, chủ sở hữu nhãn hiệu bị sao chép khó có thể yêu cầu xử lý về

hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nhưng vẫn hoàn tồn
có thể u cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.
Thứ ba, về yếu tố mục đích, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu cịn
khác nhau ở mục đích của hành vi. Cụ thể, chỉ xác định cấu thành hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nếu như chủ thể thực hiện hành vi
đó với mục đích cạnh tranh với chủ sở hữu nhãn hiệu. Đặc điểm này được ghi nhận
cụ thể tại Điều 40 Luật cạnh tranh 2004 khi điều luật này chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây
nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”. Mặt khác, đối với hành vi xâm phạm
10

Cao Thị Hoài Thu, (2011), Pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học kinh tế Luật, tr.18.

17


quyền sở hữu trí tuệ, yếu tố mục đích của hành vi không được xem xét khi xác định
hành vi. Mọi hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ đều có thể
cấu thành hành vi vi phạm bất kể vì mục đích gì. Nói cách khác, pháp luật sở hữu trí
tuệ bảo vệ vị thế chung của chủ sở hữu nhãn hiệu trước những hành vi xâm phạm
nhãn hiệu với bất cứ mục đích gì cịn quy định về hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh chỉ bảo vệ những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu nhằm mục đích cạnh
tranh.
Về bản chất hai dạng hành vi này là không đồng nhất, tuy nhiên, việc phân
biệt hai dạng hành vi này trong nhiều trường hợp chỉ mang tính tương đối bởi cũng
có thể xuất hiện tình huống một hành vi có thể đồng thời bị coi là vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu vừa thỏa mãn các dấu hiệu hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
1.2.3.


Tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn

hiệu
Chính bởi những đặc thù của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu (mang bản chất của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh và có đối
tượng xâm phạm là nhãn hiệu) nên tác động của các hành vi này là rất nghiêm
trọng. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu không chỉ xâm
phạm đến tài sản trí tuệ, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bị cạnh tranh, người
tiêu dùng mà cịn ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế nói chung. Việc tìm hiểu tác
động của các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
giúp chúng ta nhận thức được sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước, sự
tham gia điều chỉnh của pháp luật và hành động của mọi chủ thể để ngăn chặn các
hành vi này.
Trước hết, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xâm
phạm công sức và thành quả đầu tư của các doanh nghiệp chân chính. Với mong
muốn nhanh chóng thu lợi, đối tượng xâm phạm của các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh thường là các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã có uy tín, vị trí nhất định trên

18


thị trường và có một bộ phận khách hàng trung thành. Các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu không chỉ gây thiệt hại cho chủ nhãn hiệu vì bị
mất khách hàng, giảm lợi nhuận và thị phần mà về lâu dài, nó khiến cho đặc tính
độc đáo, đặc thù của nhãn hiệu – giúp cho khách hàng từ nhãn hiệu có thể nhận diện
được hàng hóa và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ bị mờ nhạt. Hay nói cách khác,
đó chính là tác động “làm lỗng thương hiệu”. Khi khách hàng khơng cịn phân biệt
được thật giả cũng như khơng cịn ấn tượng về nhãn hiệu thì tồn bộ thành quả đầu
tư kinh doanh cũng như nỗ lực phổ biến, quảng bá nhãn hiệu trong thời gian dài sẽ

bị xóa bỏ, đây có thể coi là một thiệt hại nghiêm trọng cho chủ nhãn hiệu.
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu cịn
xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng bởi họ là người trực tiếp tiêu dùng sản
phẩm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế cho thấy, thông thường các
chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là
các chủ thể mong muốn lợi dụng uy tín, danh tiếng của các nhãn hiệu hàng hóa –
dịch vụ nổi tiếng để tìm đường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ kém
chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn. Do bị nhầm lẫn bởi các phương thức cạnh
tranh không lành mạnh về nhãn hiệu của các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng dễ
lựa chọn sai sản phẩm hàng hóa – dịch vụ mà mình mong muốn, gây thiệt hại về tài
chính và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính
mạng.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu làm
trật tự kinh tế bị rối loạn, triệt tiêu động lực phát triển kinh tế và nhiều doanh nghiệp
kinh doanh chân chính bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Cạnh tranh là động lực phát triển
nền kinh tế. Dưới áp lực của cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải liên tục hoàn
thiện khả năng sản xuất – kinh doanh, đầu tư nâng cao chất lượng và hình ảnh của
sản phẩm. Hệ quả của những nỗ lực cải tiến và sáng tạo như vậy là sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp và tiến bộ chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện
của các doanh nghiệp “xen ngang” không cần tốn thời gian, công sức đầu tư mà vẫn

19


có thể thu lợi sẽ dần triệt tiêu đi động lực này. Mặt khác, trong một nền kinh tế mà
nhãn hiệu – một thành quả đầu tư sáng tạo của các chủ thể kinh doanh không được
coi trọng và bảo vệ đúng mực sẽ khơng thể nào khuyến khích các chủ thể này tiếp
tục đầu tư sáng tạo để tạo ra các giá trị mới. Đồng thời, các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu cũng cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi. Hẳn sẽ khơng một nhà đầu tư nào

muốn mạo hiểm đầu tư vào một nền kinh tế mà các giá trị đầu tư và tài sản của
mình có thể bị xâm phạm và bị tước đoạt một cách dễ dàng.
1.2.4.

Nguyên nhân của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

nhãn hiệu
Tại Việt Nam, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu đang có xu hướng ngày càng gia tăng và xuất hiện trong hầu hết các ngành
kinh tế. Ngun nhân chính của tình trạng này xuất phát từ một số lý do như sau:
Thứ nhất, mặt lợi của hành vi xâm phạm. Rõ ràng, để xây dựng được một
nhãn hiệu uy tín, có chỗ đứng trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng địi
hỏi một khoảng thời gian dài, đồng thời, chi phí đầu tư cũng như những rủi ro trong
hoạt động sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp này để khai thác sử dụng là
khơng nhỏ. Trong khi đó, “việc đánh cắp các thành quả sáng tạo trí tuệ lại dễ dàng
và mang lại lợi nhuận cao”11, rút ngắn thời gian đầu tư cơng sức và tài chính. Việc
sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ dựa trên uy tín thị trường sẵn có của doanh
nghiệp khác ln đem lại lợi nhuận nhanh chóng và cao hơn gấp nhiều lần so với
việc phải đầu tư vào xây dựng một nhãn hiệu mới. Vì vậy, khơng ít những chủ thể
kinh doanh khơng ngần ngại thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dựa
trên nhãn hiệu (được coi như một trong những thành quả đầu tư của người khác) để
kiếm lợi bất chính và gây thiệt hại cho chính chủ thể kinh doanh sở hữu nhãn hiệu.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB. Hồng Đức, Hồ
Chí Minh, tr. 311.
11

20



Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được thực hiện
bởi nhiều đối tượng, trên nhiều địa bàn và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ người tiêu dùng. Trong điều kiện kinh tế
nước ta hiện nay, thu nhập bình quân của người tiêu dùng còn thấp trong khi giá cả
các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt lại ngày một leo thang.
Chính sự mất cân đối này đã khiến cho một bộ phận người tiêu dùng chấp nhận và
có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có mẫu mã giống với các nhãn hiệu nổi
tiếng nhưng giá cả thì thấp hơn nhiều lần. Điều này một phần tiếp tay cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng giả, hàng nhái và tạo môi trường sống cho hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Mặt khác, cũng có một bộ phận người
tiêu dùng khơng chủ đích tiêu dùng các sản phẩm làm nhái, làm giả nhưng do bất
cẩn, chủ quan khi tiêu dùng hoặc kiến thức nhận biết về hàng hố cịn hạn chế trong
khi các chủ thể thực hiện hành vi này lại ngày một tinh vi, khó nhận biết.
Thứ ba, nguyên nhân từ các doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu. Các chủ thể sản
xuất, kinh doanh chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các tài sản
trí tuệ của mình . Việc tạo ra một nhãn hiệu có uy tín đã khó thì việc bảo vệ nó lại
càng là một vấn đề khơng đơn giản, địi hỏi nhiều công sức và tiền bạc. Đa số các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài
chính cịn hạn chế, mặt khác, hệ thống thông tin và kiến thức về sở hữu trí tuệ của
doanh nghiệp vẫn cịn rất hạn chế. Hiện nay, có rất ít các doanh nghiệp có bộ phận
chun về sở hữu trí tuệ hay các chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề bảo vệ tài
sản trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng chưa thực sự chú trọng hoặc chưa đủ tiềm lực để có thể đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau hoặc chưa thể tiên liệu trước việc
phát triển và mở rộng đến các thị trường mới. Các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ
động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà cịn mang nặng tâm lý
trơng chờ, ỷ lại vào các cơ quan chức năng. Vấn đề bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ

21



×