Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH S

HỒ THỊ THÙY TRANG

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2013 – 2017

GVHD: Th.S LÊ VŨ HUY
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

HỒ THỊ THÙY TRANG
1353801013226
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2013 – 2017

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
GVHD: Th.S Lê Vũ Huy
Giảng viên khoa Luật Hình sự


TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015” là cơng trình nghiên cứu do
chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th. S Lê Vũ Huy. Các nội
dung, thơng tin được trình bày trong khóa luận là trung thực. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nghiên cứu cơng trình khoa học
cũng như vốn kiến thức có giới hạn và chưa được tiếp xúc nhiều với thực tiễn nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả mong
nhận được sự trao đổi và góp ý chân thành từ quý thầy cô và các bạn đọc.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của thầy cơ
tại trường Đại học Luật TP.HCM. Đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Lê Vũ Huy đã
tư vấn cho em các phương pháp tiếp cận tài liệu, cách thức thức thực hiện, góp ý để
em hồn thành khóa luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Hồ Thị Thùy Trang


BẢNG VIẾT TẮT

Bộ luật dân sự

BLDS

Bộ luật hình sự


BLHS

Cải tạo khơng giam giữ

CTKGG

Hội đồng thẩm phán

HĐTP

Liên Hợp Quốc

LHQ

Trách nhiệm hình sự

TNHS

Thi hành án dân sự

THADS

Tòa án nhân dân tối cao

TANDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSNDTC



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .................................. 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội ................ 6
1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội ......................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội .................................. 10
1.2. Những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt ............................... 13
1.2.1. Khái niệm về quyết định hình phạt ............................................... 13
1.2.2. Căn cứ quyết định hình phạt ......................................................... 15
1.2.2.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự .................................. 16
1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội .................................................................................................. 16
1.2.2.3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội ...................................... 17
1.2.2.4. Căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự ...................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI
VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ 2015............................................................................................................... 21
2.1. Các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong Bộ luật hình sự 2015 ............................................................................... 21
2.2. Các qui định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong Bộ luật Hình sự 2015 ......................................................................... 27
2.2.1. Các hình phạt khơng được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội........................................................................................................ 28
2.2.2. Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ........ 29



2.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong Bộ luật Hình sự 2015 .............................................................................. 30
2.3.1. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong trường hợp phạm một tội .......................................................................... 30
2.3.1.1. Quyết định hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội ............................................................................................................... 30
2.3.1.2. Quyết định hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội ......................................................................................................................... 36
2.3.1.3. Quyết định hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội................................................................................ 42
2.3.1.4. Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18
tuổi phạm tội........................................................................................................ 47
2.3.2. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong các
trường hợp đặc biệt ............................................................................................. 51
2.3.2.1. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong BLHS 2015 ...... 51
2.3.2.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi
phạm nhiều tội trong ........................................................................................... 56
2.3.2.3. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong ................................................................ 61
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI .................................................................................................. 64
3.1. Thực trạng quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội .............................................................................................................. 64


3.2. Liên hệ với quy định về quyết định hình phạt của người chưa
thành niên phạm tội trong BLHS một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam. ....................................................................................... 74

3.2.1. Bộ luật hình sự Thụy Điển ............................................................ 75
3.2.2. Bộ luật hình sự Liên Bang Nga .................................................... 78
3.3. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyết định hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015. ...................... 80
3.3.1. Các quy định về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội........................................................................................................ 80
3.3.2. Các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc
biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ............................................................ 88


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy
định tại Chương X BLHS 1999 - “Những quy định về người chưa thành niên phạm
tội” và hiện nay đã được BLHS 2015 quy định tại Chương XII - “Những quy định
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.
Trải qua quá trình áp dụng trên thực tế, các quy định về quyết định hình phạt
của Bộ Luật Hình sự (BLHS) 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi là BLHS 1999)
bước đầu đã thể hiện được sự phù hợp với đặc thù lứa tuổi và phát triển của người
chưa thành niên phạm tội (hiện nay theo BLHS 2015 là người dưới 18 tuổi phạm
tội), xuyên suốt với tinh thần: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
những công dân có ích cho xã hội”1, qua đó đã có những tác động tích cực trong
cơng tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy khi quyết
định hình phạt với họ, các quy định của BLHS 1999 vẫn còn bộc lộ những hạn chế
nhất định. Một mặt các quy định về hình phạt và khung hình phạt cịn chưa thực sự
phù hợp, mặt khác các văn bản hướng dẫn còn chưa rõ ràng, cụ thể, nên dẫn đến
tình trạng áp dụng pháp luật trong việc quyết định hình phạt đối với người chưa

thành niên phạm tội thiếu sự nhất quán trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, tình
trạng quyết định hình phạt q nặng hay quá nhẹ, thiếu khách quan, không công
bằng vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của họ.
Do đó, nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, qua
đó tăng cường sự bảo vệ, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong
chính sách xử lý người phạm tội nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói
riêng, một trong những nội dung lớn được điều chỉnh mạnh mẽ nhất trong BLHS
2015 là hoàn thiện hơn nữa chính sách hình sự áp dụng với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Điều này được thể hiện qua việc quy định cụ thể và chi tiết hơn bằng một
1

Điều 69 BLHS 1999.


2

chương riêng về trách nhiệm hình sự (TNHS) cho đối tượng này bao gồm cả vấn đề
quyết định hình phạt. Quy định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một
mặt phải tuân thủ đúng pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh, đảm bảo mục đích của
hình phạt mà vẫn phải theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần
nhân đạo, sự khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội là người dưới 18
tuổi.
Trong tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích có hệ thống các quy định mới
của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong BLHS 2015 là vấn đề hồn tồn cần thiết. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phù hợp,
khả năng áp dụng trên thực tế và đề xuất phương hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả trong việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khơng chỉ
có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà cịn có ý nghĩa cả về thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay.

Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về quyết định hình phạt không phải là đề tài mới, nội dung này đã được
nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này, cụ thể như:
Về giáo trình, sách chun khảo, bình luận có các cơng trình sau: “Tìm hiểu
tội phạm và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Quế;
“Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê
Văn Đệ…
Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có đề tài của các tác giả Dương Tuyết Miên
với cơng trình “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ có đề tài “Bảo đảm quyền con người của người chưa
thành niên phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”


3

của tác giả Lê Vũ Huy, đề tài “Miễn, giảm trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Mai Thị Thủy…
Ở cấp độ luận văn cử nhân thực hiện có các đề tài của các tác giả Nguyễn Thị
Trúc Vương – Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo pháp
luật hình sự Việt Nam, TP. HCM, 2001; Trần Thị Bích Thoa - Quyết định hình phạt
trong các trường hợp đặc biệt, TP HCM, 2006; Bùi Thị Thanh Hải - Quyết định
hình phạt theo Bộ luật hình sự 1999, TP. HCM, 2001…
Nhìn chung, những cơng trình khoa học trên đã khai thác một cách tổng quát
các quy định chung của pháp luật hình sự đối với vấn đề quyết định hình phạt trong
những BLHS của nước ta qua các thời kì. Tuy nhiên, nội dung quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt

lại chưa được đề cập chi tiết và cụ thể, chỉ có một số bài viết liên quan đến chính
sách hình sự, quy định về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội…
Hiện nay, đã có một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật nghiên cứu về vấn đề “Quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội” do tác giả Đặng Thị Thanh
Thảo thực hiện (tháng 7 năm 2011) và bên cạnh đó, sau khi BLHS 2015 được thông
qua vào ngày 27/11/2015, một số tác giả cũng đã cơng bố những bài báo khoa học
có đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong BLHS 2015 như: nhóm tác giả Hoàng Thị Kim Anh, Phan Thị Phương Hiền,
Trần Ngọc Lan Trang với bài viết “Một số điểm mới về quyết định hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS 2015”, Tạp chí Tòa án
nhân dân số 3/2016; tác giả Mai Thị Thủy với bài viết “Quyết định hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội theo BLHS 2015”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 6/2016…
Đặt trong bối cảnh BLHS 2015 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 và hiện
tại đã có nhiều quy định mới được sửa đổi, bổ sung mang tính đột phá về quy định
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì chưa có cơng trình nào
đi vào nghiên cứu chun sâu về vấn đề trên. Vì vậy, tác giả muốn nghiên cứu đề tài


4

này nhằm tập trung phân tích cụ thể các quy định mới của pháp luật hình sự về
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS 2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu có hệ thống và tồn diện vấn đề quyết định hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua các quy định về chính sách xử lý, hệ thống
hình phạt, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trên cơ sở so sánh với quy định của BLHS 1999, đồng thời phân tích một
số quy định có liên quan của pháp luật nước ngồi nhằm đánh giá tính phù hợp yêu
cầu của thực tiễn. Từ đó chỉ ra những thiếu sót và phương hướng nhằm hồn thiện

pháp luật về vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: BLHS 2015 đã quy định thêm chủ thể của
tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, tác
giả chỉ đề cập đến chủ thể là người phạm tội khi nghiên cứu vấn đề quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo BLHS 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều luật của BLHS số 100/2015/QH13 (Luật số 12/2017/QH14), so sánh,
đánh giá với quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên được quy định
trong BLHS 1999 và một số hệ thống pháp luật nước ngồi để tìm ra phương hướng
hồn thiện pháp luật đối với vấn đề này.
 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài: Trong q trình thực hiện khóa luận
này, tác giả trình bày trên cơ sở lý luận Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật, các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong vấn đề quyết định hình phạt. Một số phương pháp tác giả sẽ
dùng để chuyển tải nội dung đề tài và đạt được mục đích nghiên cứu: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để tìm hiểu mối quan hệ giữa vấn
đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các quy định khác
của pháp luật; phương pháp phân tích, tổng hợp các quy định của vấn đề cần nghiên
cứu; phương pháp so sánh để làm nổi bật những quy định mới được chỉnh sửa, bổ
sung, qua đó có góc nhìn vấn đề khách quan, cụ thể; phương pháp thống kê nhằm


5

xác định tình hình, thực trạng phạm tội cũng như kết quả xét xử trong giai đoạn hiện
nay của đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm hoàn thiện một số lý luận cơ bản về
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bối cảnh BLHS
2015 sẽ có hiệu lực trong tương lai, tạo cơ sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn

về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử cũng
như đấu tranh phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Thông qua
việc so sánh những điểm mới giữa quy định của BLHS 2015 và BLHS 1999 về
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ đó đánh giá sự phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn của những quy định mới, qua đó có những định
hướng hồn thiện pháp luật một cách hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học
về các vấn đề liên quan tới quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội.
Kết quả của quá trình nghiên cứu giúp các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ
quan tư pháp có cái nhìn chính xác, tồn diện hơn trong việc quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một cách công bằng, khách quan, đúng tinh
thần của pháp luật.
6. Cơ cấu của đề tài
Luận văn bao gồm:
Lời nói đầu
Chương 1. Những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội
Chương 2. Các quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015
Chương 3. Thực trạng và kiến nghị hồn thiện pháp luật về quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Kết luận.


6

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
1.1.


Khái niệm và đặc điểm của ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội

1.1.1. Khái niệm ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội
Để hoàn thiện hơn nữa đối với chính sách xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
nói chung và vấn đề quyết định hình phạt nói riêng, BLHS 2015 đã thay thế thuật
ngữ “người chưa thành niên” bằng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”, “trẻ em” bằng
thuật ngữ “người dưới 16 tuổi” nhằm xác định rõ độ tuổi cụ thể của người phạm
tội.
Theo tác giả, sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ hiện nay thuật ngữ
“người chưa thành niên” được quy định trong nhiều văn bản pháp lý và chồng chéo
với các khái niệm khác:


Dƣới góc độ pháp luật quốc tế:

Quy tắc tối thiểu phổ biến về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự
do của Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua ngày 14/12/1990 nêu rõ: “Người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp
luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên”2. Hoặc
trong Hướng dẫn về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Riyadh) năm
1990 của LHQ cũng thể hiện rõ quan niệm: “Người chưa thành niên là người dưới
18 tuổi”3. Với quy định này, người dưới 18 tuổi được gọi là người chưa thành niên.
Tuy nhiên, tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của LHQ
(The United Nations Convention on the Rights of the Child, viết tắt là CRC) lại xác
định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với
trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Quy định này giúp ta nhận thấy, CRC
xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi và cũng như pháp luật quốc tế, CRC cho phép

Quy tắc tối thiểu phổ biến về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (Mục II

– Phạm vi áp dụng Quy tắc).
3
Hướng dẫn Riyadh, hướng dẫn số 12.
2


7

các quốc gia, tùy vào chính sách pháp luật của mình mà quy định mức tuổi cụ thể
trong luật.
Thơng qua đó ta có thể nhận thấy trong các văn bản pháp lý, các tài liệu hướng
dẫn của các tổ chức quốc tế và các chương trình của LHQ về vấn đề trẻ em, khái
niệm “người chưa thành niên” và “trẻ em” là đồng nhất, được sử dụng để thay thế
cho nhau và đều dùng để chỉ những người dưới 18 tuổi.


Dƣới góc độ pháp luật Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cùng tồn tại song song hai khái niệm
“người chưa thành niên” và “trẻ em” ở các văn bản khác nhau. Tuy nhiên, khác với
pháp luật quốc tế, hai khái niệm này không đồng nhất, cụ thể:
Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa
thành niên” (Điều 18) và cũng trên tinh thần đó, BLDS 2015, thay thế BLDS 2005,
có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 cũng có quy định tương tự “Người chưa thành
niên là người chưa đủ mười tám tuổi” (Điều 21). Như vậy, trong BLDS người chưa
thành niên được dùng để chỉ người chưa đủ 18 tuổi.
Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực ngày 01/5/2013 quy định “Người lao động
chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”.
Điều 68 BLHS 1999 không nêu lên khái niệm người chưa thành niên, mà quy
định giới hạn độ tuổi người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự

là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Như vậy, theo BLHS 1999 thì người chưa thành
niên là người dưới 18 tuổi.
Như vậy, có sự thống nhất trong một số văn bản chuyên ngành khi khẳng định
người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 2004 lại quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân
Việt Nam dưới mười sáu tuổi” và hiện nay Luật này đã được thay thế bằng Luật trẻ
em với quy định cụ thể hơn: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, khái niệm
trẻ em theo Luật này được giới hạn là người dưới 16 tuổi.
Nhận thấy, khái niệm “người chưa thành niên” theo pháp luật Việt Nam có sự
đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên trong Công ước của LHQ. Nhưng


8

khái niệm “trẻ em” theo pháp luật Việt Nam lại khơng đồng nhất với khái niệm của
LHQ. Theo đó, trong phạm vi quốc gia, nếu theo Luật trẻ em thì người dưới 16 tuổi
(trong đó bao gồm một nhóm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) được coi là trẻ
em thì theo luật hình sự, nhóm người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lại
được coi là người chưa thành niên. Như vậy, cùng một độ tuổi nhưng tên gọi khác
nhau, điều này dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng
pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này.
Như vậy, sự thay đổi về mặt thuật ngữ “người chưa thành niên” bằng thuật
ngữ “người dưới 18 tuổi”, “trẻ em” bằng thuật ngữ “người dưới 16 tuổi” của BLHS
2015 là phù hợp, không chỉ thống nhất với các văn bản chuyên ngành mà còn hài
hòa với các chuẩn mực quốc tế mà trước hết là Công ước về quyền trẻ em. Mặt
khác, việc sửa đổi này sẽ tạo điều kiện cho nhà làm luật có những quy định chính
xác đối với từng tội danh, thể hiện sự phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội
phạm cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại phiên tòa
quyết định hình phạt phù hợp cho từng độ tuổi cụ thể.
Đối với khái niệm “Người dưới 18 tuổi phạm tội”, đây là khái niệm đặc thù

của BLHS 2015. Theo đó, BLHS 2015 đã dành một chương riêng để quy định về
TNHS cho đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm cả vấn đề quyết định
hình phạt. Với phương diện là chủ thể của tội phạm. Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 20174 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác; 2.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,
251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy,
theo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đối với người dưới 18 tuổi thì người từ đủ
16 đến dưới 18 tuổi phải chịu TNHS về mọi tội phạm bao gồm: tội ít nghiêm trọng,
BLHS 2015 do Quốc hội khóa XIV thơng qua ngày 27/11/2015 đã được sửa đổi, bổ
sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 số 12/2017/QH14,
thông qua vào ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
4


9

tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được phân loại theo
Điều 9 BLHS 2015 và người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Đây là quy định mới, đã có
sự thu hẹp phạm vi loại tội mà người từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu. Theo đó,
khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 đã có phần mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự đối
với đối tượng này có tính nghiêm khắc hơn theo hướng quy định người từ đủ 14
tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về cả tội ít nghiêm trọng và nghiêm
trọng đối với các tội danh: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác; Tội hiếp dâm; Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản5. Đối với nội dung
này, trong quá trình BLHS 2015 tạm ngưng hiệu lực để rà soát và sửa đổi, Ban soạn

thảo sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 đã trình Quốc hội thảo luận 2 phương án:
- Phương án 1: Giữ nguyên quy định trong BLHS 2015. Theo đó, người từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với 3 tội danh gồm: tội cố ý
gây thương tích, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Phương án 2: Thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với lứa tuổi này. Theo đó,
người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với 3 tội danh trên6.
Và hiện nay, sau khi có sự trao đổi thẳng thắn và tranh luận trực tiếp, vấn đề
đã được chỉnh lý theo phương án 2 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
số 100/2015/QH13 số 12/2017/QH14. Theo đó, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc
Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định: “2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ
16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau
đây…”.
6
/>5


10

biệt nghiêm trọng với các tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. Tác
giả đồng tình với sự sửa đổi này bởi lẽ chính sách hình sự cần được thể hiện nhất
quán xuyên suốt tất cả các quy định của BLHS. Đây là quy định tiến bộ, đảm bảo
quyền của người của người dưới 18 tuổi theo quy định quốc tế.
Mặt khác, Điều 90 còn quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm
tội phải chịu trách nhiệm hình sự…”. Và theo quy định tại Điều 90 BLHS 2015 về

“Áp dụng BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” thì chủ thể phải chịu TNHS
theo những quy định về quyết định hình phạt tại Chương XII BLHS 2015 là người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Mặt khác, chủ thể của tội phạm là người có
năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể7, do
đó, khơng phải bất cứ người dưới 18 tuổi nào khi thực hiện một tội phạm được quy
định trong BLHS cũng đều phải chịu TNHS, mà họ phải đồng thời thỏa mãn hai
điều kiện là có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi nằm trong giới hạn luật
định.
Như vậy, “người dưới 18 tuổi phạm tội” theo BLHS 2015 là người từ đủ 14
đến dưới 18 tuổi, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một tội phạm
được quy định trong BLHS.
1.1.2. Đặc điểm của ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi là đối tượng cần được sự quan tâm đúng mực của toàn xã
hội. Nghiên cứu đặc điểm người dưới 18 tuổi phạm tội dưới góc độ tâm sinh lý đặt
trong mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội là việc hết sức cần
thiết và quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề quyết định hình phạt đối với
bản thân họ.
- Thứ nhất, về trạng thái cảm xúc, người dưới 18 tuổi là những người chưa
phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như nhận thức. Sự phát triển không cân
bằng của hệ tim mạch, tuyến nội tiết cũng như các bộ phận khác dễ đưa họ tới
những cơn xúc động mạnh, nóng nảy vơ cớ, sự kích động, dễ bị lơi kéo… dẫn tới
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), (2014), Trường đại học (ĐH) Luật TP.
HCM, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 130.
7


11

những hành vi bất bình thường. Đây là giai đoạn diễn ra những biến đổi đặc biệt, sự
phát triển của cơ thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của

người dưới 18 tuổi8. Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không
cân bằng có thể là yếu tố gây nên các hành vi lệch chuẩn của các em. Có khơng ít
các trường hợp vì những mâu thuẫn nhỏ nhưng vì khơng thể kiềm chế, làm chủ
được bản thân nên các em đã phạm phải những hành động sai lầm dẫn đến những
hành vi phạm tội.
- Thứ hai, về các nhu cầu của bản thân như nhu cầu độc lập, nhu cầu khám
phá cái mới: Đặc điểm tâm lý dễ nhận thấy ở lứa tuổi này là sự biểu hiện của nhu
cầu độc lập, được hiểu là việc cá nhân tự hành động và tự quyết định theo ý kiến
riêng của bản thân mà không muốn bị ảnh hưởng bởi người khác, thể hiện trước hết
trong các hoạt động học tập, giao tiếp với bạn bè… Các em mong muốn tự quyết
định cách thức và thời gian học tập, muốn được mọi người tôn trọng, đặc biệt là về
nghệ thuật, thời trang, các em thường chạy theo những xu hướng, trào lưu mới được
du nhập từ nước ngoài. Đây là một nhu cầu tất yếu của người dưới 18 tuổi. Tuy
nhiên, nó có thể là nguyên nhân dẫn tới các hành vi phạm tội trong một số các
trường hợp. Ở người dưới 18 tuổi phạm tội, nhu cầu độc lập của họ trở nên thái quá,
thể hiện ra bên ngoài dưới dạng như ngang bướng, cố chấp, bảo thủ, gây gỗ, sử
dụng các hành vi bạo lực để chứng tỏ bản thân, không hiếm các bạn trai, khi muốn
chứng tỏ bản thân mà khơng ngại sử dụng bạo lực, thậm chí một va chạm nhỏ có
thể dẫn tới những hành vi bạo lực vơ cùng nguy hiểm. Mặt khác, người dưới 18 tuổi
nói chung và dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng đang dần dần hồn thiện bản thân,
cùng với đó là sự tò mò, mong muốn khám phá, học hỏi từ thế giới xung quanh
nhằm nâng cao tri thức, mở rộng khả năng nhận thức về xã hội về cả thế giới quan
và nhân sinh quan để có kinh nghiệm sống. Trong thời đại công nghệ thông tin phát
triển như vũ bão thì khao khát hiểu biết của các em khơng chỉ trong phạm vi đất
nước mình mà cịn cả các quốc gia khác. Khi đó, nếu các em tìm tịi, thử nghiệm
Đặng Thanh Nga, (2008), “Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm
tội”, Luật học, (01), tr. 39.
8



12

những cái thiếu lành mạnh, trái chuẩn mực xã hội thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội
của các em. Theo một nghiên cứu về người dưới 18 tuổi phạm tội ma túy thì q
trình phạm tội có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, một trong số đó là tị mị, hiếu động,
có xu hướng tìm kiếm những cái mới lạ. Nhu cầu bản thân có quyết định rất lớn khi
người dưới 18 tuổi tham gia vào các quan hệ xã hội. Nếu không biết cân bằng giữa
nhu cầu cá nhân và các chuẩn mực xã hội thì người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi
phạm tội là một điều tất yếu.
- Thứ ba, nhận thức và quan niệm pháp luật của người dưới 18 tuổi phạm tội
chưa hình thành đầy đủ hoặc bị lệch lạc theo suy nghĩ chủ quan của họ. Khác với
người trưởng thành, người dưới 18 tuổi thường hành động mà không thể lường
trước hết hậu quả của hành vi. Chẳng hạn như khi tham gia giao thơng thì dàn hàng
ba, hàng tư gây ắt tắc giao thông, không đội mũ bảo hiểm hay chạy xe mà khơng đủ
tuổi… Mặt khác, khơng ít các em cho rằng, những yêu cầu và đòi hỏi của chuẩn
mực luật pháp chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật và hồn tồn mang
tính hình thức cịn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của cá nhân thì mới
thể hiện được sự tự do trong cuộc sống9. Nhận thức pháp luật không đúng đắn, lệch
chuẩn là nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em. Thực tế cho thấy nhiều
người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại
khơng biết rằng mình phạm tội, khơng thấy hết tính nguy hiểm và hậu quả của hành
vi đó mà cho rằng hành vi của mình là hợp pháp.
Trên đây là một số phân tích về đặc điểm tâm sinh lý chung của người dưới 18
tuổi phạm tội. Với những đặc điểm trên, khi quy định về hình phạt và quyết định
hình phạt, Đảng và Nhà nước cần có đường lối, chính sách đúng đắn, cân nhắc đến
khả năng nhận thức cịn hạn chế của họ để có các biện pháp cưỡng chế phù hợp,
không được nghiêm khắc hơn người đủ 18 tuổi phạm tội, đặt mục đích giáo dục, cải
tạo lên hàng đầu, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thay thế các hình phạt
bằng các biện pháp riêng nhằm tạo điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội tái hòa
Đặng Thanh Nga, (2008), “Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm

tội”, Luật học, (01), tr. 39.
9


13

nhập cộng đồng, tránh tình trạng mặc cảm, tự ti dẫn đến tái phạm tội. Đặc biệt là
cân nhắc hơn nữa các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với họ. Chỉ có như vậy thì
việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mới phát huy được
hết hiệu quả của nó.
1.2.

Những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt

Cùng với sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn và các mối quan hệ xã hội mới
phát sinh, BLHS 2015 đã quy định thêm chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương
mại phạm tội, tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề
liên quan đến quyết định hình phạt đối với chủ thể là ngƣời phạm tội.
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt


Khái niệm về quyết định hình phạt

Điều 30 BLHS 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp
dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn
chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.
Tính nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế
quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án. Tuy nhiên, hình phạt
được áp dụng nhằm giáo dục lại và cải tạo người bị kết án thành những người có ích

cho xã hội, có ý thức tn thủ pháp luật. Hình phạt khơng nhằm gây đau đớn về thể
xác hoặc hạ thấp danh dự nhân phẩm của con người. Do đó, khi quyết định hình
phạt đối với người phạm tôi, BLHS quy định rất chặt chẽ.
Quyết định hình phạt là khái niệm có thể nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau. Ở góc độ luật tố tụng hình sự, quyết định hình phạt là một hoạt động tố tụng
pháp lý, là “hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngay sau khi
đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội”10, hay nói cách khác, nó là hoạt
động của việc áp dụng pháp luật hình sự do hội đồng xét xử tiến hành đối với người
phạm tội. Để có một quyết định hình phạt chính xác, Tịa án phải căn cứ vào kết quả
Đinh Văn Quế, (2010), Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Phương Đông, tr. 112.
10


14

của cả một quá trình từ giai đoạn điều tra, truy tố đến giai đoạn xét xử. Trên cơ sở
đó, sau khi xác định hành vi phạm tội của bị cáo tương ứng với tội danh được quy
định trong BLHS, nếu người phạm tội khơng có cơ sở để miễn TNHS thì Tịa án sẽ
dựa vào phần chế tài của điều luật đó cùng với các quy định về quyết định hình phạt
để tìm ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm mà bị cáo đã
thực hiện.
Theo góc độ khoa học Luật hình sự hiện nay thì khái niệm này có thể được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp là quyết định hình phạt chính và quyết
định hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội.
Quyết định hình phạt theo nghĩa rộng bao gồm quyết định hình phạt chính,
quyết định hình phạt bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt (như quyết
định được hưởng án treo) và quyết định các biện pháp tư pháp có tác dụng thay thế
hoặc hỗ trợ cho hình phạt (Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả

lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc
chữa bệnh; đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có thể áp dụng các biện pháp tư
pháp như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng).
Quyết định hình phạt theo nghĩa rộng hơn nữa là quyết định biện pháp xử lý
đối với người phạm tội (bao gồm cả quyết định miễn hình phạt hoặc quyết định
hình phạt theo các nghĩa trên)11.
Tuy nhiên, khái niệm quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp thường được các tác
giả ghi nhận trong các sách, tạp chí pháp lý. Theo nghĩa này, có thể khái quát quyết
định hình phạt như sau:
Quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt
cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng với người phạm tội12.

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), (2014), Trường ĐH Luật TP.HCM,
Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 309.
12
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), (2014), Trường ĐH Luật TP.HCM,
Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 310.
11


15

Xuất phát từ khái niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chỉ
xem xét quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi theo nghĩa hẹp.
Nhƣ vậy, quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là việc
Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp
dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội.


Ý nghĩa của quyết định hình phạt


Quyết định hình phạt là một trong những khâu quan trọng của q trình áp
dụng pháp luật hình sự, có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xét xử của Tòa án. Nếu
như định tội là tiền đề, là cơ sở cho quyết định hình phạt thì quyết định hình phạt
chính là kết quả của hoạt động xét xử. Chỉ khi có quyết định hình phạt chính xác và
cơng bằng thì mục đích của hình phạt mới được đảm bảo. Quyết định hình phạt
đúng cịn có vai trị quan trọng trong việc củng cố và tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, tạo điều kiện để tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của
công dân. Đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, việc quyết định hình phạt
khơng chỉ mang tính giáo dục, cải tạo mà cịn ảnh hưởng đến q trình hình thành
nhân cách và tái hòa nhập cộng đồng của các em sau này. Do đó, khi áp dụng hình
phạt đối với họ phải đảm bảo được tính nhân đạo và khoan hồng của Nhà nước ta.
1.2.2.

Căn cứ quyết định hình phạt

Để quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp luật, ngồi việc định tội danh
chính xác, Tịa án cịn phải tn theo những nguyên tắc, những căn cứ về quyết định
hình phạt đã được quy định trong BLHS. Nếu các nguyên tắc quyết định hình phạt:
bao gồm Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc
cá thể hóa hình phạt, ngun tắc cơng bằng là những tư tưởng chỉ đạo chung mà
Tòa án bắt buộc phải tuân thủ thì các căn cứ quyết định hình phạt chính là cơ sở
pháp lý để Tịa án có thể dựa vào và có thể quyết định hình phạt tương xứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi của người phạm tội. Cũng như với người
đủ 18 tuổi phạm tội, khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
phải tuân theo các căn cứ tại khoản 1 Điều 50 BLHS 2015: Quy định của BLHS;


16


Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; Nhân thân người
phạm tội; Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
1.2.2.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự
Đây là căn cứ đầu tiên và cơ bản nhất trong chế định quyết định hình phạt,
đảm bảo cho quyết định hình phạt chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo đó, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải căn cứ vào
tất cả các quy định của BLHS trong Phần chung và Phần các tội phạm có liên quan
đến việc quyết định hình phạt, mức hình phạt, loại hình phạt cho từng trường hợp.
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, ngoài các quy định của BLHS đối với người
trên 18 tuổi phạm tội, còn phải căn cứ vào các quy định đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội tại Chương XII BLHS 2015. Cụ thể là:
- Quy định về từng loại hình phạt. Bao gồm: hệ thống hình phạt (Điều 98);
những quy định về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt (Điều 99, 100,
101).
- Quy định về quyết định hình phạt. Đó là các quy định về ngun tắc xử lý
(Điều 91); mục đích hình phạt (Điều 31); căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50);
các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 51), tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 52), quyết
định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt (Điều 102, 103, 104)…
- Các quy định Phần các tội phạm của BLHS về khung hình phạt chính và hình
phạt bổ sung cho từng loại tội.
Đồng thời, Điều 90 BLHS quy định rõ nếu Chương XII BLHS có quy định
riêng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì phải áp dụng quy định riêng
đó, nếu Chương XII khơng có quy định riêng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội thì người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ được áp dụng những quy định chung
như người đủ 18 tuổi trở lên13.
1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội

13


Điều 90 BLHS 2015.


17

Đây là căn cứ quan trọng thứ hai mà Tòa án bắt buộc phải áp dụng để quyết
định hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội. Bởi trên thực tế, ở các trường hợp
cụ thể rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm, nhân thân người phạm tội
cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng được quy định khác nhau tùy thuộc
từng đối tượng.
Khi quyết định hình phạt, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội sẽ đảm bảo được sự thống nhất và chính xác đối với các trường hợp phạm
tội khác nhau trong cùng một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể. Để xác định
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là một điều không dễ dàng bởi trên
thực tế, pháp luật khơng có quy định rõ ràng về khái niệm cũng như dấu hiệu để xác
nhận chúng, đánh giá chúng. Cho nên phải xem xét dựa trên mối quan hệ giữa hai
khái niệm “tính chất” và “mức độ” nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong tổng
thể thống nhất, không tách rời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội bao gồm: tính chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại; tính chất và mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây
ra, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, cơng cụ phạm
tội, hoàn cảnh phạm tội14. Trong từng trường hợp, Tòa án phải xem xét, cân nhắc
các yếu tố này một cách phù hợp để lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể. Đặc biệt,
đối với đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội, việc chú ý đến mức độ nhận thức
và khả năng điều khiển hành vi cũng như mức độ nguy hiểm hành của hành vi phạm
tội khi quyết định hình phạt là điều cần thiết.
1.2.2.3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội
Việc Tòa án chỉ căn cứ vào BLHS hay tính chất, mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội là chưa đủ để có một quyết định hình phạt chính xác mà cịn phải căn cứ

vào nhân thân của người phạm tội, đây là yếu tố không thể thiếu được. Bởi nhân
thân người phạm tội không những phản ánh được mức độ nguy hiểm của hành vi
Đặng Thị Thanh Thảo, (2011), Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, Luận văn cử nhân, TP. HCM, tr. 19.
14


18

phạm tội mà còn phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội cũng như
hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc
điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn
đề TNHS của người phạm tội15. Những đặc điểm, đặc tính đó mang tính chất chính
trị- pháp lý, xã hội, tâm – sinh lý, đạo đức. Như vậy, khơng phải mọi tình tiết thuộc
nhân thân người phạm tội đều được dùng làm căn cứ mà chỉ những tình tiết có liên
quan trực tiếp đến hành vi phạm tội cũng như liên quan đến khả năng đạt được mục
đích hình phạt mới được xem xét khi quyết định hình phạt. Những đặc điểm nhân
thân có liên quan đến quyết định hình phạt thường được cân nhắc, xem xét bao
gồm:
- Nhóm đặc điểm ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của người phạm tội;
- Nhóm đặc điểm phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục;
- Nhóm đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt.
Trường hợp quy định đặc điểm nhân thân là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể của
tội phạm thì khi định tội danh, khơng được cân nhắc chúng với tính chất là những
đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt.


Khi căn cứ vào nhân thân để quyết định hình phạt cho người dưới 18


tuổi phạm tội cần chú ý:
- Thứ nhất, người tiến hành tố tụng cần có các hiểu biết cần thiết về tâm lý
học, khoa học giáo dục cũng như các hoạt động đấu tranh, phòng ngừa người dưới
18 tuổi phạm tội.
- Thứ hai, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cần cân nhắc các yếu tố
có liên quan đến hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi như:
+ Về độ tuổi, ngoài các quy định tại Điều 12 BLHS 2015 về độ tuổi chịu
TNHS cần phải cân nhắc độ tuổi của các đối tượng này trong từng trường hợp cụ
thể, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì tuổi càng nhỏ, hình phạt càng nhẹ.
Tập bài giảng Trách nhiệm hình sự và hình phạt, (2009), Khoa Luật Hình sự, ĐH Luật
TPHCM, tr. 56.
15


×