Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TUYÊN TRUYỀN bảo vệ QUYỀN TRẺ EM TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.18 KB, 12 trang )

TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT
NAM HIỆN NAY
Khảo sát trên 5 báo vietnamnet.vn, tuoitre.vn, treemviet.vn,
giaoducvathoidai.vn, doisongphapluat
(Tháng 12/2013 – tháng 12/2015)
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua, các quyền cơ bản của trẻ em đang bị xâm hại nặng nề,
tình trạng trẻ em bị bạo hành, bị lợi dụng hay bị xâm hại tình dục… đang ngày càng
tăng. Mỗi năm có hơn 1.600 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện hay 75% trẻ em bị
bạo hành là những con số đáng báo động. Thậm chí, có những vụ quyền cơ bản của
trẻ em bị xâm hại nặng nề bởi chính cha mẹ ruột, người thân và những người có
trách nhiệm bảo vệ các em.
Báo chí có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội và đang trở thành một vũ
khí sắc bén phục vụ xã hội và cộng đồng. Cùng với các cơ quan có trách nhiệm
khác, báo chí là lực lượng nịng cốt tham gia phát hiện, phản ánh và điều tra phản
ánh nhanh chóng, kịp thời hàng trăm vụ xâm phạm quyền trẻ em, đặc biệt là bạo
hành và xâm hại tình dục trẻ em. Nhờ đó, các cơ quan chức năng đã can thiệp và
xử lý kịp thời những vụ việc đó theo quy định của pháp luật, đã bảo vệ quyền
trẻ em; tạo sự đồng thuận và dư luận xã hội tích cực.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu và và quốc gia thứ 2 trên thế giới ký
Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc - khuôn khổ pháp lý quốc tế đảm
bảo việc công nhận và thực hiện quyền trẻ em – với bốn nhóm quyền cơ bản: quyền
được sống, quyền được phát triển, quyền được tham gia và quyền được bảo vệ.
Hiểu được vai trò và vị trí của báo chí, Đảng và Nhà nước ta ln coi báo chí là đơn
vị đắc lực giúp tun truyền và thay đổi nhận thức nhằm thực hiện việc cơng nhận
và thực hiện có hiệu quả các quyền của trẻ em tại Việt Nam.


Trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020
nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc bảo vệ quyền trẻ em: “Bộ Thơng tin và


Truyền thơng chỉ đạo các cơ quan báo chí, thơng tin đại chúng xây dựng chương
trình, kế hoạch và dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý để tuyên
truyền về việc thực hiện các quyền của trẻ em và Chương trình”.
Vấn đề đặt ra là cần: Tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức của xã hội
về việc bảo vệ quyền trẻ em trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng có ý
nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền trẻ em và được coi là trọng tâm của Đảng và
Nhà nước, thu hút được sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế.
Cùng với sự phát triển về khoa học và công nghệ, báo điện tử ra đời đã
tạo ra một bước chuyển mình mới trong nền báo chí nước nhà. Báo mạng điện
tử có sự tích hợp giữa cơng nghệ và Internet và mang hầu hết các ưu thế của
các loại hình báo chí khác. Báo điện tử giúp người làm báo và công chúng
đến gần nhau hơn, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của công chúng. Do sự phát
triển mạnh mẽ của Internet và cơng nghệ, ngày càng có nhiều tầng lớp nhanah
dân có điều kiện tiếp cận với báo điện tử nhiều hơn.
Trong những năm vừa qua, với những ưu thế so với các loại hình báo
chí khác, báo điện tử đã đi đầu trong hành trình bảo vệ quyền trẻ em. Tuy
nhiên, việc tuyên truyền trên báo điện tử còn nhiều hạn chế cả về nội dung và
hình thức thể hiện.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay”

(Khảo sát trên 5 báo vietnamnet.vn, tuoitre.vn, treemviet.vn,

giaoducvathoidai.vn, doisongphapluat nhằm góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý
luận và thực tiễn trong công tác tuyên truyền của các tờ báo được khảo sát về nội
dung liên quan đến vấn đề thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử. Qua đó,
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hiện bảo vệ quyền trẻ em
trên báo điện tử hiện nay.



2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Bàn về bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử Việt Nam chưa có đề tài nào đề cập
đến, tuy nhiên, có một số đề tài có đề cập đến vấn đề quyền trẻ em và phương tiện
thông tin đại chúng, một số quyền của trẻ em và báo chí.
- Đề tài “Báo chí cho trẻ em nước ta hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Văn
Dững, năm 2007, Học viện Báo chí và Tuyên truyên. Ở đề tài Khoa học cấp Bộ này,
đã dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí cho trẻ em, phân tích kinh
nghiệm thực tế, cơng trình này nhằm mục đích: Đưa ra một cái nhìn tổng quan về
diện mạo báo chí cho trẻ em ở nước trong thời kỳ hội nhập; Nêu lên những vấn đề
cần quan tâm và bước đầu đề xuất giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng lực và
hiệu quả tác động của báo chí đối với cơng chúng trẻ em. Trong đó, tác giả có đề
cập đến các vấn đề về quyền trẻ em được báo chí quan tâm, đó là: Vấn đề học tập,
vấn đề xâm hại tình dục, vấn đề bạo lực học đường…
- Luận văn “Báo chí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, 2012 của tác giả Vũ Thị Thúy Huyền đã tìm hiểu được
những thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực
đối với trẻ em trên các tờ báo được khảo sát; từ đó đưa ra các giải pháo nhằm nâng
cao hiệu quả, chất lượng tuyên truyền về phịng chống bạo lực đối với trẻ em trên
báo chí. Trong luận văn này, tác giả có đề cập đến quyền trẻ em và việc chống bạo
lực đối với trẻ em cũng là việc quan trọng trong bảo vệ những quyền cơ bản nhất
của trẻ em.
- Cuốn sách “Quyền trẻ em và phương tiện thông tin đại chúng” của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia năm 2000 là một cuốn sách chuyên khảo của Tổ chức Radda
Barnen nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho các buổi tọa đàm, tập huấn của dự án.
Nội dung của cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện Công ước
về quyền trẻ em và trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
bảo vệ quyền trẻ em.


- Đề tài “Vai trị của truyền thơng đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở

tỉnh Bình Phước hiện nay” là luận án Tiến sĩ Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị
Minh Nhâm (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) bảo vệ năm 2014.
Luận văn đưa ra cái nhìn đầy đủ và cụ thể về vai trị của truyền thơng đại chúng
trong việc thực hiện quyền trẻ em; trong đó có đề cập đền vai trị của báo chí đối
với quyền trẻ em.
Các cuốn sách, luận văn trên đã thể hiện được tầm quan trọng của phương tiện
thơng tin đại chúng, đặc biệt là báo chí trong việc bảo vệ quyền trẻ em; tuy nhiên
đến nay chưa có cuốn sách, đề tài khoa học và luận văn nào đề cập đến bảo vệ trẻ
em trên báo điện tử.
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
3.1.

Câu hỏi nghiên cứu

- Việc tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử đang được tiến hành
như thế nào? Nhân tố nào tác động đến hiệu quả tuyên truyền bảo vệ quyền
trẻ em?
-

Cần làm gì để nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em trên báo
điện tử trong bối cảnh hiện nay.

3.2.

Giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất: Việc tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử Việt Nam được
thức hiện tốt và được đánh giá cao trong việc tạo nên làn sóng dư luận trong xã hội.
Thứ hai: Tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em có cả thành cơng và hạn chế
Thứ ba: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em cần sự

tích cực từ các cơ quan báo chí, người làm báo và tồn xã hội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu


Đánh giá được thực trạng trong việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên các báo
điện tử

vietnamnet.vn, tuoitre.vn, treemviet.vn, giaoducvathoidai.vn và

doisongphapluat.com.vn . Từ đó tìm hiểu được ngun nhân và đưa ra vấn đề cần
giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện
tử Việt Nam nói chung và báo điện tử chuyên ngành nói riêng.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền trẻ em, việc thực hiện bảo vệ
quyền trẻ em trên báo điện tử.
Khảo sát thực trạng việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên năm tờ báo được lựa
chọn khảo sát để đánh giá những thành công, hạn chế về nội dung và hình thức của
những tờ báo trong việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em.
Phân tích những nguyên nhân cơ bản của các mặt tích cực và hạn chế, những
vấn đề đặt ra cần giải quyết; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử Việt Nam.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1.


Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về việc bảo vệ quyền trẻ em trên vietnamnet.vn, tuoitre.vn,
treemviet.vn, giaoducvathoidai.vn và doisongphapluat.com.vn.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trên Báo điện tử Việt Nam từ
12/2013 đến 12/2015. Các cơ quan báo điện tử được lựa chọn khảo sát bao gồm:
vietnamnet.vn,

tuoitre.vn,

treemviet.vn,

giaoducvathoidai.vn,

doisongphapluat.com.vn.
Do số lượng cơ quan báo điện tử hiện nay lớn (46 báo mạng điện từ và tạp chí
điện tử) và 267 trang tin của cơ quan báo chí) nên trong khn khổ đề tài luận văn,
tác giả chỉ chọn 5 cơ quan báo điện tử để khảo sát.


Trong đó, có 2 tờ báo điện tử lớn của cả nước và 3 cơ quan báo chí có cơ quan
chủ quan là các cơ quan có trách nhiệm về bảo vệ quyền trẻ em.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1.

Cơ sở lý luận


Luận văn tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lênin, lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, làm cơ sở
cho quá trình nghiên cứu.
Luận văn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác báo chí, truyền thơng, bảo vệ
quyền trẻ em làm cơ sở nghiên cứu.
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận về báo chí và bảo
vệ quyền trẻ em nói chung. Bên cạnh đó, Luận văn dựa trên cơ sở Cơng ước
quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, các quan điểm, đường lối và chính
sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em
trên báo chí nói riêng.
6.2.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả lập phiếu đọc tài liệu, lựa chọn
nguồn tài liệu là các sách, đề tài nghiên cứu khoa học, Luận văn Thạc sĩ và Luận
án Tiến sĩ, các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trẻ em, bảo về quyền
trẻ em trên báo chí và các phương tiện thơng tin truyền thơng, từ đó hệ thống
hóa thành những vấn đề lý luận phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê và đúc rút thực tiễn để đưa ra những đánh
giá, đề xuất, góp ý khách quan, khoa học và xây dựng.
- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này dùng dể phân tích các bài
báo trên năm báo điện tử lựa chọn khảo sát.


7. Điểm mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
7.1.


Điểm mới của đề tài

Một là, Luận văn dã đưa ra thưc trạng, đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên
nhân về thực trạng bảo vệ quyền trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Hai là, Luận văn đề xuất một số khuyến nghị về giải giáp nâng cao việc thực
hiện bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện tử, góp phần thúc đẩy các quyền trẻ em
trong nhận thức của các cơ quan báo chí, người làm báo, các cá nhân và tồn xã hội
7.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận:
Luận văn có đóng góp trong việc phát triển lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
về quyền trẻ em trên báo điện tử Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Giá trị thực tiễn:
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo mạng điện tử; đặc biệt là các
báo mạng được khảo sát trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em.
8. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3
chương, 10 tiết.


CHƯƠNG 1
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CƠ BẢN
1.1.

1.2.
1.3.
1.4.


Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Báo chí
1.1.2. Báo điện tử
1.1.3. Trẻ em
1.1.4. Quyền trẻ em
1.1.5. Bảo vệ quyền trẻ em
Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền trẻ em
Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về

1.5.

bảo vệ quyền trẻ em
Vai trị của báo chí trong việc bảo vệ quyền trẻ em


Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1.

Lý do chọn các báo; tổng quan về các báo điện tử được lựa chọn khảo

sát
2.1.1. Lý do chọn khảo sát 5 báo trên
2.1.2. Tổng quan về các báo điện tử được lựa chọn khảo sát
2.1.2.1. Vietnamnet.vn
2.1.2.2. Tuoitre.vn
2.1.2.3. Nguoiduatin.vn

2.1.2.4. Treemviet.vn
2.1.2.5. Giaoducvathoidai.vn
2.2.

Khảo sát việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên các báo điện tử lựa

chọn khảo sát
2.2.1. Tần suất và số lượng
2.2.2. Nội dung
2.2.3. Hình thức
2.3.

Đánh giá việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên các báo điện tử lựa

chọn khảo sát
2.3.1. Thành công và ngun nhân
2.3.1.1. Thành cơng

Đưa tin nhanh chóng, kịp thời

Hình ảnh và video sinh động, cụ thể

Tạo ra luồng dư luận xã hội

Bảo vệ những quyền cơ bản của trẻ em
2.3.1.2. Nguyên nhân

Nhân thức của xã hội về bảo vệ quyền trẻ em đang tăng lên
• Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội về bảo
vệ quyền trẻ em


Báo chí được coi là cơng cụ hữu hiệu trong bảo vệ quyền trẻ em
2.3.2. Hạn chế và ngun nhân
2.3.2.1. Hạn chế

Khơng thường xun khai thác đề tài về bảo vệ quyền trẻ em

Khơng có phóng viên chun trách

Chưa có mục riêng về Bảo vệ quyền trẻ em




Chủ yếu đưa thơng tin bề nổi, ít có điều tra nêu vấn đề sâu và

rộng
2.3.2.2. Nguyên nhân

Nhận thức của các cơ quan chủ quản báo chí

Xã hội chưa coi đó là một vấn đề tương lai của đất nước

Chạy theo tin giật gân, câu khách


Chương 3
GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ quyền trẻ em trên các báo điện tử

Việt Nam hiện nay
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em trên báo điện
tử Việt Nam hiện nay
3.2.1. Dự báo về sự phát triển của trẻ em
3.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm về bảo vệ quyền
trẻ em
3.2.3. Xã hội tạo điều kiện và ủng hộ báo chí tham gia bảo vệ quyền trẻ em


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững (2007), Báo chí cho trẻ em nước ta hiện nay, đề tài Khoa
học cấp Bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Nguyễn Văn Dững (2014), Báo chí truyền thơng hiện đại, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. Vũ Thị Thúy Huyền (2012), Báo chí với vấn đề phịng chống bạo lực trẻ em
hiện nay, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
4. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2014), “Vai trị của truyền thơng đại chúng trong
thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”, Luận án Tiến sĩ ngành
Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Hồng Phê (chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm
từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
6. Tổ chức Radda Barnen Cuốn sách (2000), “Quyền trẻ em và phương tiện
thơng tin đại chúng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm.
7. Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.
8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Quyết định số 1555/QĐ
– TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phe duyệt Chương trình hành động quốc
gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020.




×