Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quy định của pháp luật về việc trẻ em lao động sớm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.42 KB, 13 trang )

Lời mở đầu
Trẻ em luôn là thành phần được xã hội quan tâm và bảo vệ. Ông cha
ta có câu:” Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, với quan niệm như vậy, từ
xưa đến nay trẻ em luôn cần được yêu thương, chăm sóc, giáo dục bởi chiếc
nôi của gia đình. Cha mẹ và những người thân thích trong gia đình (như ông
bà, anh chị em, cô dì chú bác…) là những người đầu tiền có trách nhiệm
trong việc chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục trẻ em khi chúng bước vào tuổi
trưởng thành. Dưới đây là bài tiểu luận của em về vấn đề :” Trách nhiệm của
cha mẹ và những người thân thích đối với việc trẻ em lao động sớm”.
I/ Cơ sở lý luận
1. Khái niệm về trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em
quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Theo
quy định, trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân Việt Nam và hai là độ
tuổi được xác định là dưới 16. Như vậy, ở đề tài này chúng ta khai thác chủ
thể lao động sớm là trẻ em (dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai
khái niệm “Trẻ em” theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và khái
niệm “Người chưa thành niên” quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. Điều
18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên
là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành
niên”. Hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Người chưa
thành niên gồm có trẻ em (người dưới 16 tuổi) và nhóm người từ 16 đến
dưới 18 tuổi. Điều này có nghĩa là: Tất cả trẻ em công dân Việt Nam đều là
người chưa thành niên nhưng không phải tất cả người chưa thành niên đều là
trẻ em.

1


Trẻ em cần được lớn lên trong chiếc nôi của gia đình. Gia đình là yếu
tố quan trọng nhất đối với trẻ em trong quá trình hình thành nhân cách và


phát triển về mặt thể chất. Vì vậy nói đến trách nhiệm của gia đình là chúng
ta nói tới trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với con
(dưới 16 tuổi).
2. Khái niệm trẻ em lao động sớm.
Việc trẻ em lao động sớm không chỉ phụ thuộc lớn vào hoàn cảnh gia đình
mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích. Ở
lứa tuổi dưới 16 tuổi có hai giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành và phát triển về
nhận thức đó là giai Giai đoạn nhi đồng - thiếu nhi và giai đoạn thanh thiếu
niên. Và đây cũng là độ tuổi phải lao động nhiều nhất trong bản thống kê về
độ tuổi trẻ em lao động sớm. Vì vậy ta có thể hiểu: Trẻ em lao động sớm là
những trẻ em phải lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình. Sống
trong những điều kiện không an toàn, ngoài làm việc hầu như các em
không có hoạt động vui chơi giải trí.
II/ Quy định của pháp luật về việc trẻ em lao động sớm ở Việt Nam hiện
nay.
1. Trẻ em ở tuổi lao động theo pháp luật Việt Nam
Về vấn đề trẻ em lao động ở tuổi dưới 16, luật lao động Việt Nam đã quy
định một số điều khoản về vấn đề này. Theo đó:
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công
việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (điều 120 Luật LĐVN ) quy
định như: hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca hát, múa, diễn viên, sáng
tác thơ, nhạc…); Pháp luật chỉ quy định một số ngành nghề cho phép trẻ em
được lao động và nhận thù lao, còn lại những ngành nghề khác việc sử sụng
trẻ em dưới 15 tuổi là vi phạm pháp luật.

2


- Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải

có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. (điều 120 Luật
LĐVN ).
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành
niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể
lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động
chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá
trình lao động. (điều 121 Luật LĐVN)
- Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng
nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công
việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. (điều 121 Luật LĐVN ).
Ta thấy rằng pháp luật chỉ quy định một số ngành nghề trẻ em được
lao động. Tuy nhiên, công việc mà trẻ em tham gia phải có sự đồng ý và
theo dõi của cha mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ và người thân theo pháp luật của
những trẻ em này cũng là người có trách nhiệm định hướng nghề nghiệp và
giáo dục các em trong quá trình nhận thức công việc các em tham gia.
Bên cạnh đó nếu trẻ em tham gia lao động vi phạm hoặc gây ra thiệt
hại cho người sử dụng lao động thì cha mẹ và những người thân theo quy
định của pháp luật sẽ là người chịu trách nhiệm liên quan đối với hành vi vi
phạm và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em quy định "Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng
trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại,
làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động”.

3


Lạm dụng lao động trẻ em là việc sử dụng trẻ tham gia vào họat động
kinh tế, làm ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, sự phát triển của trẻ em,
bắt trẻ em làm việc quá sớm, quá thời gian làm ảnh hưởng đến việc phát

triển về thể lực, trí lực và nhân cách của trẻ em, thậm chí là bắt trẻ em phải
làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại,
những công việc trái với quy định của pháp luật, không trả công hoặc trả
công tương xứng với lao động bỏ ra của trẻ em. Lạm dụng lao động trẻ em
cũng có thể xảy ra ngay tại gia đình.
2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của cha mẹ và những người
thân thích đối vơi con ( ở lứa tuổi dưới 16 tuổi).
Tại điều 34 Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ đối con chưa thành niên:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm
lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và
đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã
hội.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đã hành hạ , xúc
phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên;
không được xúi giục ,ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội.
Ngoài ra pháp luật còn quy định về nghĩa vụ và quyền giáo dục con (điều
37 Luật HN&GĐ năm 2000)
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho
con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia
đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt
chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
4


- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động xã hội của con.
Khi gặp khó khăn không tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ

quan tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.
Ở đây, trách nhiệm của cha dượng, mẹ kế cũng giống như trách nhiệm
cha mẹ đẻ đối với con (dưới 16 tuổi). được quy định tại điều
Ngoài trách nhiệm của cha mẹ đối với con (dưới 16 tuổi) thì những
người thân thích theo pháp luật của trẻ em cũng có trách nhiệm. Trong pháp
luật không quy định cụ thể những người thân thích của trẻ em là những ai,
tuy nhiên ta thấy rằng qua những điều luật thì ông bà, anh chị em ruột, anh
chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha… có trách nhiệm đối với
việc trẻ em lao động sớm. Dưới đây là những quyền và nghĩa vụ của họ:
- Anh, chị, em (cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha) có nghĩa
vụ đùm bọc, nuôi dưỡng lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ; hoặc
tuy còn cha mẹ nhưng trên thực tế thì cha mẹ không có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con (như cha mẹ bị mất NLHVDS, bị
tàn tật, đau yếu mà hạn chế hay không có khả năng lao động…). Vì vậy, anh
chị đã thành niên phải nuôi dưỡng, giáo dục em chưa thành niên.
- Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trong nom, chăm sóc, giáo
dục cháu, sống mẫu mực nêu gương tốt cho con cháu.
3. Quyền và nghĩa vụ về tài sản của trẻ em đối với gia đình
Điều 19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em
có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật”. Khoản 1
Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Con có quyền có
tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, thu
nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
con và các thu nhập hợp pháp khác".

5


Quyền có tài sản, quyền thừa kế được nhiều văn bản pháp luật có liên
quan quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của mọi chủ thể trong xã hội,

trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, do trẻ em chưa đủ khả năng quản lý, định
đoạt tài sản riêng, nên pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm của cha, mẹ
đối với con dưới 15 tuổi trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của
con. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ đối với con từ đủ 15 tuổi
trở lên còn chung sống với cha mẹ thì có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung
của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết
II/ Thực tiễn về vấn đề trách nhiệm của cha mẹ và những người thân
thích đối với việc trẻ em lao động sớm.
1. Thực trạng về việc trẻ em lao động sớm và trách nhiệm của gia đình đối
với trẻ em hiện nay.
1.1 Thực trạng về việc trẻ em lao động sớm
Theo số lượng mới công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hiện
có khoảng 218 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới trong đó có 100 triệu
là trẻ em gái và hơn một nửa số trẻ em gái này đang phải lao động trong các
điều kiện nguy hiểm, độc hại. ở Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ bắt đầu lao
động là 10 đến 14 tuổi, số trẻ làm thuê, giúp việc nhà phổ biến ở tuổi 13,14
trẻ em vạn đò phải học chèo đò từ 5 đến 6 tuổi, 10 đến 12 tuổi phải đi làm
kiếm tiền…
Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi tham gia vào
các hoạt động kinh tế chiếm khoảng 30%, khoảng 60% trẻ lao động các cơ
sở ngoài quốc doanh trong điều kiện khăn ( ăn, ngủ, sức khoẻ, vệ sinh không
đảm bảo…), tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ em làm
việc từ 9 đến 10h/ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ phải làm
việc trong điều kiện sức khoẻ yếu. Nhóm trẻ từ độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi có
tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao chiếm 63,3% so với độ tuổi. điều
đáng chú ý là có khoảng 15% trẻ em làm thuê phài làm các nghề với điều

6



kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng, dân
dụng.
Ví dụ:
Em Hoàng Thị Thanh (15 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc ) đã làm thuê cho một
nhà hàng ở Hà Nội 3 năm. Thanh kể hàng ngày em và các bạn phải thức
khuya dạy sớm dọn dẹp, rửa bát đĩa,quạt than, bưng bê cho khách và hàng
trăm việc không tên khác. lúc nào Thanh cũng mệt bã người chì thèm ngù,
xem phim giải trí là không bao giờ giám mơ. đã thế ông bà chủ còn chửi
mắng bọn trẻ như cơm bữa, thậm chí bạt tai nếu chúng làm vỡ, đổ thức ăn…
vất vả như vậy, nhưng ngoài nuôi cơm Thanh chỉ được trả 500.000
đồng/tháng.
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là việc trẻ em bị lạm dụng tình dục trong
quá trình lao động. Đây là vấn đề nhạy cảm nhưng cũng hết sức thực tế, hiện
tượng bị lạm dụng tình dục chủ yếu rơi vào các trẻ em gái độ tuổi từ 12 đến
dưới 16 tuổi. Các em vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì nhiều nguyên nhân
khác nhau mà bị xâm hại tình dục. Trước hết, có thể kể đến các em bị xâm
hại tình dục từ chính người sử dụng lao động của mình. Ví dụ: các trẻ em gái
đi làm osin ở các gia đình và bị chủ nhà là nam giới xâm hại tình dục…Thứ
hai, môi trường làm việc của các em không lành mạnh. Thống kê những nơi
chủ yếu xảy ra tình trạng này là quán bar, quán mát-xa, quán cắt tóc gội
đầu… Thứ ba, ở độ tuổi từ 12-dưới 16 tuổi là tuổi các em đã bắt đầu dậy thì,
có sự nở nang của cơ thể, nên ở lứa tuổi này các em dễ bị lừa đi kiếm tiền
bằng chính cơ thể của mình với suy nghĩ không mất vốn, mất sức mà có thể
dễ dàng kiếm tiền…
1.2Thực trạng về trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em hiện nay
Hiện nay số vụ ly hôn mà các tòa án giải quyết đang tăng lên một cách
nhanh chóng
2.Nguyên nhân của việc trẻ em lao động sớm
Trong nền kinh tế thị trường ngăn cách giàu nghèo khá rõ, nếu trong cơ
chế cũ khoảng cách giữa nhóm người giàu nhất so với nhóm người nghèo

7


nhất chỉ là 4-5 lần thì bây giờ là 15 lần và hơn thế nữa. Sự đối nghèo trong
cơ chế cũ ở nông thôn trước đây được xử lí ngay tại thôn xã hợp tác xã bằng
cách điêù hoà lương thực tại chỗ.nay mỗi hộ là một đơn vị kinh tế nên không
thể điều hoà được, không thể lấy lương thực của nhà này đưa cho nhà khác.
Do đói nghèo mà một bộ phận trẻ em phải li hương đi tìm kiếm việc là và
lâm vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động.
Do áp lực về dân số và nguồn lao động khá mạnh và do thiếu tư liệu sản
xuất, trước hết là đất canh tác nên dòng người từ nông đi tìm việc làm ở đô
thị, ở các khu công nghiệp, các cửa khẩu với số lượng lớn trong đó có nhiều
lao động trẻ em.
Do sùng bái ngộ nhận về sức mạnh về đồng tiền nên người ta kiếm tiền
bằng mọi cách trong đó có việc bán mọn sức lao động.
Do có nhiều biến cố của một số gia đình: cha mẹ bất hoà, li hôn hoặc do
mải miết làm giàu bị hút theo những thứ khác nên bỏ mặc con cái và đến
lượt các em phải tự lo lấy cho mình, “ bụng đói đầu gối phải mò” vì vậy, các
em phải đi kiếm tiền để sống.
Một nguyên nhân sâu xa hơn đó là do một số bộ phận không nhỏ các
chủ doanh nghiệp tư nhân muốn tiết kiệm tư liệu sản xuất đã sử dụng nhiều
lao động vị thành niên với tiền công rẻ mạt.
3. Hậu quả của việc trẻ em lao động sớm
Tại sao trẻ em lại phải lên thành phố kiếm sống? Đó là câu hỏi có thể có
nhiều đáp án.Phải chăng tình trạng lao động sớm ở trẻ em là vấn đề khách
quan mang laị? Liệu rằng các em có được đối xử và sống một cuộc sống như
những trẻ em khác hay không? Đó là vấn đề đặt ra và cần giải quyết.
Các em khi tham gia lao động sớm thì các em có thể phải va chạm với
cuộc sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu của xó
hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không

bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV|AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém
mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Tất cả
trẻ lao động sớm có thể là đối tượng tấn công của bất kỡ một loại tệ nạn nào.
Một thực tế cho thấy đó là hiện tượng trẻ em vi phạm phỏp luật là rất cao,
8


mà tập trung chủ yếu ở trẻ em lang thang. Ban ngày đi làm tối về thỡ tụ tập
ở cỏc bến xe, quỏn nột, cỏc tụ điểm đen và muốn khẳng định mỡnh, cỏc em
đó bị cuốn vào cỏc trũ vụ bổ và cỏc lối sống khụng lành mạnh, điều đó đó
làm hỏng nhõn cách của những đứa trẻ mới lớn. Nhỡn vào hỡnh ảnh cỏc em
mới chỉ 13,14,15 tuổi, đang chích hút, đang phê, đang phục vụ trong các
quán ba…thỡ thật sự chỳng ta mới thấy rừ được tác hại của việc lên thành
phố kiếm sống khi đang ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường.
Do cuộc sống quá khó khăn nên khi đang ở tuổi chơi các em đó phải đi
kiếm sống.Bên cạnh việc bị dính vào các tệ bạn xó hội thỡ một mặt trỏi nữa
đó là:Các em bị đối xử thậm tệ,tra tấn và bóc lột sức lao động.Một thực tế
hiện nay cho thấy là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn.Các em vỡ kiếm sống
nờn đó chịu đựng để cho chủ bóc lột sức lao động mà không hề có một sự
phản kháng nào.Qua phương tiện thông tin đại chúng chúng ta biết được
rằng các em vừa bị bóc lột vừa bị tra tấn dó man, cũng chỉ vì muốn kiếm
sống. Nhân phẩm của các em bị chà đạp,cuộc sống không khác gì một loài
vật. Chúng ta có thể nào khoanh tay đừng nhìn trước tình trạng như vậy
không?
Tuổi của các em là tuổi đi học tuổi vui chơi, nhưng các em phải bươn
chải khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong môi trường độc hại
như: hóa chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn, rác thải…và nặng nhọc như:
bốc vác, thồ hàng, kéo xe, phụ hồ…Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và có thể bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường
ruột…Cộng thêm vào đó là các em sống trong các khu nhà không đảm

bảo:nhà ổ chuột, gầm cầu, công viên, vệ đường…
- Về sức khoẻ thể chất những trẻ em lao động sớm thường phải làm những
công việc nguy hiểm gây tổn hại cho sức khoẻ, thường bị thiếu ăn, ăn thiếu
chất, ốm yếu, làm việc trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng.
Các em bị bóc lột sức lao động như bị ép đi ăn xin trên đường phố để mỗi
ngày phải đưa cho kẻ cai 100-200 ngìn đồng/ ngày nếu không làmg ra được
các em sẽ bị đánh đập hành hạ không cho ăn phải ngủ ở ngoài hè phố. Thậm
chí các em bị dưa vào các lò khai thác than thổ phỉ, đá quý khan hiếm trong

9


điêù kiện lao động cực nhọc, độc hại, lao động quá giờ mà số tiền được trả
không xứng đáng với kiểu lao động
- Về tinh thần:
Như mọi trẻ em khác, trẻ em lang thang lao động sớm cũng có những
nhu cầu được yêu thương được chăm sóc, được học hành và vui chơi giả trí.
Tuy nhiên với cuộc sống trên đường phố và với những vịc phỉa làm những
nhu cầu này của trẻ không được đáp ứng. Do vậy trẻ có cảm giác thiệt thòi,
thua kém những đứa trẻ bình thường. Điều này làm cho trẻ trở nên kém tự
tin, luôn cảm thấy bị coi thường, khó khăn trong việc tự khẳng định mình và
ngại tiếp xúc với người khác. Do bị tổn thương về mặt tình cảm, vì bị mọi
người khinh rẻ nên thương mắc các bệnh như ta hay gọi là bệnh trầm cảm,
chán nản, tự ti mặc cảm với bản thân và có những em đã nghĩ quẩn. Dễ bị
bạn bè lôi kéo và dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội như: Nghiện ngập, móc túi,
trộm cắp… Vì thế nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS là rất cao.
Do nơi ở và việc kiếm sống trên đường phố không ổn định, nhiều rủi ro
nên trẻ thường mang tâm trạng bất an, nên thường lo lắng. Trẻ thường sợ bị
bắt nạt, sợ bị hành hung và sợ không kiếm được tiền phải nhịn đói. Sự sợ hãi
đó đã làm cho trẻ mất đi tính hồn nhiên và cũng vừa làm cho trẻ luôn sống

trong trạng thái đề phòng và nghi ngờ thiện trí của những người xung quanh.
- Đối với xã hội
Với cuộc sống bươm trả từ rất sớm nên các em phải lo nghĩ nhiều và nếu
như vậy thì các em bằng mọi cách phải kiếm được tiền để trang trải cuộc
sống, kèm theo với những suy nghĩ nông cạn do không được học hành dẫn
đến các em đã lao vào các tệ nạn xã hội khi nào mà không hay biết. Từ đó đã
dẫn tới sự mất trật tự, các vấn đề phức tạp cho xã hội.
Với trình độ học vấn thấp các em dễ bị lợi dụng vào các công việc bất
chính, lâm vào bẫy của nhũng bọn buôn người.
III. Trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với việc trẻ
em lao động sớm

10


Trong xu thế giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây như hiện nay,
việc giáo dục con cái thống nhất theo quan điểm nào để đảm bảo hài hòa
cho trẻ hình thành nhân cách, tránh được những tác động xấu là một vấn đề
không dễ đối với các bậc cha mẹ, ông bà. Nhưng điều đó không có nghĩa là
các bậc cha mẹ không thực hiện được. Theo tài liệu truyền thông về bảo vệ,
chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, để làm được điều đó cha mẹ cần phải thực
hiện một số vấn đề cơ bản sau đây:
Mỗi cặp vợ chồng nên tổ chức xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ thực
hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”.
Thể hiện tình cảm: Cũng như người lớn, trẻ em rất cần tình yêu thương.
Những cử chỉ quan tâm, thương yêu như mỉm cười, động viên, lắng nghe,
chơi đùa thường xuyên trong những lúc rảnh rỗi… sẽ mang lại cho trẻ cảm
giác an toàn, hạnh phúc. Đó là nền tảng vững chắc để trẻ gắn bó bền vững
với gia đình.
Quan tâm đến những nhu cầu căn bản của trẻ: Để đảm bảo cho việc tăng

trưởng cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ cần phải được nuôi dưỡng tốt. Nhu
cầu ăn no, mặc ấm là nhu cầu thấp nhất mà trẻ phải được đáp ứng để tồn tại
và phát triển.
Xây dựng sự gắn bó ấm áp: Cái nhìn của trẻ hình thành từ sự giao thiệp
của chúng ta với những người mà trẻ gần gũi. Vì thế, chúng ta cần xây dựng
sự gắn bú, ấm áp để trẻ cảm thấy được yêu thương, an toàn với những gì
xung quanh. Trẻ rất cần cha mẹ lắng nghe những suy nghĩ, xúc cảm của
chúng, vì thế khi trẻ muốn chia sẻ một vấn đề băn khoăn nào đó, bố mẹ cần
giải thích rõ ràng với thái độ chấp nhận, cận kề, luôn chở che bên cạnh, thì
trẻ sẽ có cảm giác an toàn, cởi mở, gắn bó lâu dài với gia đình.
Biết cách ứng phó với thực tế: Dạy trẻ biết cách ứng phó với mọi tình
huống, nhất là sự buồn rầu, mệt mỏi và thất vọng của trẻ về một vấn đề gì

11


đó. Bởi vì đó là một phần của cuộc sống mà trẻ cần phải hiểu rằng không
phải lúc nào người ta cũng có được những cái mà họ muốn. Dần dần trẻ sẽ
hiểu ra và chấp nhận, tìm cách giải quyết.
Khuyến khích tinh thần đồng cảm và nghĩ đến người khác: Đó chính là
kỹ năng đặt trẻ vào vị trí người khác. Điều này cũng có nghĩa chúng ta
khuyến khích trẻ phát triển khả năng đồng cảm và biết chia sẻ, tử tế với
người khác và tránh được cảm giác cô đơn. Khi phát hiện con cái có những
hành vi xúc phạm, hạ phẩm giá người khác, cần phải uốn nắn ngay để trẻ
ứng xử nhó nhặn hơn.
Nhận trách nhiệm: Dạy cho trẻ hiểu cuộc sống có rất nhiều việc cần phải
làm, có cho và nhận. Mọi người ai cũng có bổn phận chia sẻ phần nhiệm vụ
của mình, trẻ sẽ cảm nhận được mình cũng là một phần tử đóng góp vào việc
xây dựng gia đỡnh và tự chịu trách nhiệm phần việc ấy.
Biểu lộ bằng hành động: Cuộc sống luôn tồn tại mặt tốt và xấu, cần phải

dạy cho trẻ hiểu điều đó, sau đó đưa ra nhiều giải pháp lạc quan xây dựng
một thế giới tốt đẹp hơn để trẻ hướng theo, biến đổi điều xấu thành điều tốt.
Cha mẹ hay những người thân sống cạnh trẻ là những người có ảnh
hưởng rất lớn tới nhận thức và hình thành tính cách cho trẻ sau này. Việc
cha mẹ cãi nhau hay lạnh nhạt với nhau sẽ là bức tường lớn chia cắt sự nhận
thức của trẻ về gia đình, từ đó trẻ không nhận thức được đúng đắn về việc
nghe lời ông bà cha mẹ, đối nhân xử thế với mọi người xung quanh một
cách chuẩn mực và đặc biệt là không nhận thức đúng đắn việc bỏ nhà đi
kiếm tiền. Vì vậy mỗi ông bố, bà mẹ và những người thân của trẻ phải có
trách nhiệm trong cách dạy dỗ, uốn nắn con cái, và bắt đầu nhìn nhận ngay
từ chính cư xử của bản thân đối với mọi người xung quanh và đặc biệt là đối
với trẻ em. Và điều này cũng được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Cha mẹ, người giám hộ, các
thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ
12


em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ
em”.
Tri thức là vô hạn, nên nhiệm vụ học, học nữa, học mãi luôn là nghĩa vụ
của công dân, đặc biệt là trẻ em để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta nhằm tạo ra "một xã hội học tập". Vì vậy, gia đình với vai trò đặc
biệt quan trọng phải có trách nhiệm với khả năng cao nhất có thể được để
tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Việc học tập của trẻ em
không chỉ học tập tri thức, kỹ năng mà cả học tập thẩm mỹ, truyền thống,
đạo đức, niềm tin và pháp luật thông qua giáo dục nhà trường, giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
Có thể nói rằng thành công trong sự nghiệp từ con đường học tập bao
giờ cũng được xã hội coi trọng và là con đường vững chắc nhất giữ được

thành công ấy, gia đình là yếu tố quan trọng giúp trẻ em nhận thức được tầm
quan trọng của việc học tập. Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của
việc học tập sẽ khiến trẻ em dễ tìm con đường kiếm tiền bằng cách an nhàn,
không lành mạnh và trái pháp luật (như cờ bạc, đề đóm, làm gái gọi…). Đây
cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ em dễ bỏ học đi lao động sớm. Vì vậy
cha mẹ và những người thân thích của trẻ phải tạo điều kiện tốt nhất có thể
cho trẻ học tập và phát triển về trí tuệ để trẻ có thể đi đúng con đường phù
hợp với mơ ước và khả năng của trẻ.

13



×