Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.31 KB, 6 trang )

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Lưu Thị Ngọc Trâm*
Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Động lực học tập là một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến thái độ và kết quả học tập của
sinh viên (Cole, Chan, 1994). Nếu có động lực học tập, sinh viên sẽ có khát khao và hứng thú
trong việc học, do đó kết quả thu được thường sẽ rất tích cực. Kết quả học tập, những gì mà
sinh viên học và ứng dụng được vào thực tiễn có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của
họ. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp trong đó kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng để vừa khám phá vấn đề vừa kiểm định lại các khám phá
đó. Kết quả khảo sát từ 406 sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm TP.HCM cho thấy các nhân tố bao gồm gia đình, chương trình đào tạo, cơng tác
quản lý giáo dục và bản thân sinh viên có tác động tích cực đến động lực học tập của sinh
viên. Từ kết quả này, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao động lực học
tập cho sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Từ khóa: Động lực, động lực học tập, sự tác động của nhân tố, sinh viên khối ngành kinh tế,
Đại học Công nghiệp Thực phẩm.
FACTORS IMPACT LEARNING MOTIVATION OF ECONOMIC STUDENTS
AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOOD INDUSTRY
Luu Thi Ngoc Tram*
Ho Chi Minh city University of Food Industry
*Corresponding author:
ABSTRACT
Learning motivation is an important issue that affect attitude and learning outcomes of


students (Cole, Chan, 1994). If students have learning motivation, they will desire and
interest in learning, so the learning outcomes will be very positive. Learning outcomes which
students learnt and applied in practice, will have great impact on their careers in the future.
This study used a composite approach that combines both quantitative and qualitative
research methods to both explore the problem and re-examine the findings. The results of a
survey of 406 students in the field of economics from Ho Chi Minh city University of Food
Industry showed that factors including the family, the curriculum, the educational
management and the individual students effect students’ learning motivation. Base on this
result, the study give solutions to enhance learning motivation of economic students in
particular and enhance the quality of education in general.
Keywords: Motivation, learning motivation, impact factors, economic students, University of
Food Industry.
TỔNG QUAN
Động lực học tập của sinh viên phản ánh
mức độ định hướng, tập trung và nỗ lực của
sinh viên trong quá trình học tập những nội
dung của mơn học (Nguyễn Đình Thọ và
đồng tác giả, 2013), là sự nỗ lực cố gắng để
hoàn thành có kết quả một cơng việc nào đó
(DuBrin, 2008). Động lực là một vấn đề rất
quan trọng trong giáo dục bậc cao bởi kết

quả học tập có tầm quan trọng trong suốt
cuộc đời sự nghiệp sau này của người học.
Trong thực tế có khơng ít học sinh, sinh viên
và cả những người khơng có điều kiện học
tập chính quy đã nêu cao tinh thần vượt khó,
xác định cho mình động lực học tập đúng
đắn, chiến thắng mọi trở ngại để làm chủ
khoa học, đạt được những thành tựu đáng tự

hào. Bên cạnh đó vẫn cịn một số sinh viên

209


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
tích lũy phát triển tri thức, thiếu hẳn khát
vọng cháy bỏng là chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ
của nhân loại. Từ đó dẫn đến động cơ học tập
chưa đúng đắn, học tập theo kiểu đối phó,
miễn sao vượt qua các cửa ải. Điều này đã
dẫn đến một lượng lớn sinh viên ra trường
thiếu kiến thức, yếu về kỹ năng, khơng có tư
duy cơng việc, dẫn đến khi tiếp cận với công
việc thực tế khi ra trường lại không tự tin.
Với bối cảnh chung của sinh viên Việt Nam
thì sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng
rơi vào tình huống tương tự. Các bạn cũng
chưa xác định được cho mình động cơ học
tập đúng đắn, chưa chủ động trong việc tiếp
nhận kiến thức tích cực, chưa tạo động lực
cho bản thân học tập. Trước bối cảnh chung
như vậy, việc xác định những yếu tố tác động
mạnh đến động lực học tập của sinh viên là
vấn đề cần thiết để xã hội, nhà quản lý giáo
dục quan tâm. Tuy nhiên, có rất ít bài nghiên
cứu về động lực học tập của sinh viên, đặc

biệt là chưa có nghiên cứu nào được thực
hiện với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP.HCM về vấn đề này. Do đó, bài viết này
tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến động lực học tập của sinh viên khối
ngành kinh tế trường Đại học Cơng nghiệp
Thực phẩm TP.HCM.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mơ hình nghiên cứu
Động lực là sự khát khao và tự nguyện của
con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt
được mục đích hay một kết quả cụ thể (nói
cách khác động lực bao gồm tất cả những lý
do khiến con người hành động). Động lực
học tập là sự nỗ lực cố gắng để hồn thành có
kết quả một cơng việc nào đó (DuBrin,
2008). Động lực bao gồm động lực bên trong
(động lực nội tại) và động lực bên ngoài.
Động lực bên trong là niềm vui và sự thỏa
mãn từ việc thực hiện một hành động nào đó;
động lực bên trong giải thích việc thực hiện
hành động là vì những mục đích riêng, vì sở
thích, niềm vui, hoặc sự thỏa mãn bắt nguồn
từ kinh nghiệm (Deci, 1975). Khi một cá
nhân bị thúc đẩy bởi động lực bên trong thì
họ sẽ hành động vì niềm vui, vì sự thách thức
hơn là áp lực bên ngoài hay phần thưởng

Kỷ yếu khoa học


(Deci, Ryan, 2000).
Động lực bên ngoài tập trung vào những lý
do mang tính định hướng về mục tiêu, ví dụ
như những phần thưởng hay lợi ích có được
do thực hiện hành động (Deci, Ryan, 1987).
Động lực là một vấn đề rất quan trọng trong
giáo dục bậc cao bởi kết quả học tập có tầm
quan trọng trong suốt cuộc đời sự nghiệp sau
này của người học. Biết được những nhân tố
ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên
và cái gì sẽ tạo thuận lợi trong việc học, cái
gì đứng đằng sau quá trình học tập của họ sẽ
giúp những người làm giáo dục dự báo được
kết quả học tập,có thể đưa ra sự giúp đỡ đối
với sinh viên trước khi điểm số của họ giảm
(Kamauru,2000).
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng động lực
học tập của sinh viên chịu sự tác động của
các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường và bản
thân sinh viên. Theo Hoàng Thị Mỹ Nga và
Nguyễn Tuấn Kiệt trong nghiên cứu về động
lực học tập của sinh viên kinh tế trường Đại
học Cần Thơ (2016) đã cho thấy động lực
học tập chịu sự tác động của các nhân tố như:
hoạt động phong trào, chất lượng giảng viên,
chương trình đào tạo, điều kiện học tập, mơi
trường học tập. Theo Nguyễn Thùy Dung và
Phan Thị Thục Anh (2012), động lực học tập
của sinh viên phụ thuộc vào môi trường học

tập, chất lượng giảng viên, điều kiện học tập,
công tác quản lý đào tạo, công tác sinh viên
và hoạt động phong trào. Cịn theo Nguyễn
Bình Phương Duy (2015) cho thấy hai nhân
tố định hướng mục tiêu học tập và phương
pháp giảng dạy có tác động tích cực đến
động lực học tập. Nghiên cứu của Lê Thị
Thảo cũng chỉ ra các nhân tố gồm chương
trình và quản lý đào tạo, chất lượng giảng
viên, mơi trường học tập, điều kiện học tập
có tác động đến động lực học tập của sinh
viên.
Ngoài ra, nghiên cứu của Klein và cộng sự
(2006) cũng nói lên sự tác động của các nhân
tố gồm đặc điểm người học, các rào cản/hỗ
trợ cảm nhận được, đặc điểm giảng dạy đến
động lực học tập của sinh viên. Năm
2011,Williams và Williams đã chứng minh
có 5 nhân tố tác động đến động lực học tập là
giảng viên, nội dung giảng dạy, phương
pháp/quy trình giảng dạy và mơi trường học
tập.Và đến năm 2013, Ullah và cộng sự của
mình cũng đã chứng minh động lực học tập

210


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

của sinh viên chịu sự tác động bởi các nhân

tố phương pháp giảng dạy, môi trường học
tập và bản thân sinh viên.
Với sự tổng hợp và kế thừa các lý thuyết và

Kỷ yếu khoa học

kết quả của những nghiên cứu trước đồng
thời căn cứ vào điều kiện thực tế nơi nghiên
cứu, bài nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên
cứu gồm 7 nhân tố.
Biến kiểm sốt
Giới tính
Vùng miền
Số năm theo học

Bản thân sinh viên
Giảng viên
Điều kiện học tập

Động lực học tập của sinh
viên

Môi trường học tập
Công tác quản lý giáo dục
Chương trình đào tạo
Gia đình

Hình 1. Mơ hình nghiên cứu
Bảy nhóm nhân tố này được đo lường bằng lượng sinh viên phù hợp, DK4-Tài liệu, giáo
sự tự đánh giá của sinh viên với 37 biến quan trình của mỗi môn học đầy đủ, DK5-Thư

sát. Các biến quan sát này được đo bằng viện trường có nguồn tài liệu tham khảo đáp
thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn tồn ứng việc học, DK6-Có đầy đủ thiết bị ứng
khơng đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý). Cụ dụng dạy học trực tuyến; nhân tố môi trường
thể: nhân tố bản thân sinh viên được đo học tập được đo lường bằng 4 biến quan sát:
lường bằng 6 biến quan sát: SV1-Việc học MT1-Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh
giúp tơi biết thêm nhiều điều bổ ích, SV2-Tơi viên trong lớp, MT2-Sự tích cực khi tham gia
thích phải học tập trong mơi trường địi hỏi vào bài giảng của các sinh viên trong lớp,
mức độ cao về năng lực, SV3-Việc học giúp MT3-Khơng khí lớp học sơi nổi, MT4-Các
tơi tìm kiếm các cơ hội để phát triển bản hoạt động phong trào của lớp thường xuyên
thân, SV4-Phát triển khả năng học tập là được tổ chức; nhân tố công tác quản lý giáo
quan trọng nên tôi sẵn sàng chấp nhận đánh dục được đo lường bằng 6 biến quan sát:
đổi, SV5-Bản thân tơi ln thích tìm tịi các QL1-Tính công bằng và nghiêm túc trong thi
sáng kiến trong học tập, SV6-Cạnh tranh cử, QL2-Thái độ giải đáp thắc mắc về điểm
trong học tập giúp tôi khám phá khả năng thi, QL3-Giải quyết chế độ chính sách (miễn
của mình; nhân tố giảng viên được đo lường giảm học phí, trợ cấp xã hội,…), chế độ học
bằng 7 biến quan sát: GV1-Giảng viên có bổng, QL4-Sự hài lịng về các hoạt động văn
năng lực chuyên môn tốt, GV2-Giảng viên nghệ - thể thao, phong trào Đồn
có kiến thức rộng, GV3-Giảng viên có khiếu thể,…,QL5-Sự hỗ trợ nhiệt tình của bộ mơn
hài hước, GV4-Giảng viên thường đưa các khi cần, QL6-Bộ phận cố vấn học tập đáp
tình huống thực tế vào bài giảng, GV5-Giảng ứng những thắc mắc của sinh viên; nhân tố
viên sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại chương trình đào tạo được đo lường bằng 4
(lấy người học làm trung tâm), GV6- Giảng biến quan sát: CT1-Chương trình đào tạo có
viên quan tâm đến vấn đề sinh viên gặp phải, khối lượng kiến thức hợp lý với người học,
GV7-Giảng viên luôn công bằng trong đánh CT2-Ngành học đáp ứng các yêu cầu phát
giá kết quả học tập; nhân tố điều kiện học tập triển nghề nghiệp sau này của sinh viên,
được đo lường bằng 6 biến quan sát: DK1- CT3-Ngành học phù hợp với nhu cầu xã hội,
Phòng học phù hợp, DK2-Trang thiết bị dạy CT4-Chương trình có những học phần tạo sự
học hiện đại, DK3-Quy mô lớp học có số hứng thú trong học tập; nhân tố gia đình

211



Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

được đo lường bằng 4 biến quan sát: GD1Thành tích tốt trong học tập là niềm tự hào
của gia đình, GD2-Sự động viên của gia đình
giúp tơi học tập tốt hơn, GD3-Khen thưởng
của gia đình giúp tơi muốn có kết quả tốt
hơn, GD4-Đầu tư của gia đình giúp tơi thuận
lợi hơn trong việc học.
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng
để đánh giá tổng quan về dữ liệu nghiên cứu.
Tiếp đến là phân tích độ tin cậy Cronbach’s
Alpha để loại bỏ đi những biến không phù
hợp và hạn chế các biến rác trong mơ hình.
Sau đó, tiến hành phân tích nhân tố khám phá
EFA để xác định các yếu tố tác động đến
động lực học tập của sinh viên, đây là
phương pháp phân tích hiệu quả trong việc
tìm ra các nhóm yếu tố tác động đến mục tiêu
nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan
trọng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố.
Phân tích tương quan để thấy được mối
tương quan giữa các biến độc lập với biến
phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.
Tiếp tục phân tích hồi quy để xem sự tác
động thực sự của các yếu tố ở mức độ nào.
Ngoài ra, kết hợp với các kiểm định
Independent Sample T-Test và One-way

ANOVA để xem xét sự khác biệt về động lực
học tập của sinh viên theo giới tính, vùng
miền và số năm theo học.
Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản, với kích thước
mẫu là 450 sinh viên. Kết quả sau khi phát
trực tiếp 450 phiếu điều ra thì mang về được
đủ 450. Qua làm sạch dữ liệu thì thấy có 406
phiếu hợp lệ, cịn lại 44 phiếu khơng hợp lệ.
Lý do khơng hợp lệ vì những người khảo sát
khơng nhất qn trong q trình chọn các
câu.
Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008) thì tính đại diện của số lượng
mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp
nếu số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 5
lần số biến quan sát (n>=5*k). Mơ hình
nghiên cứu trong đề tài bao gồm 7 nhân tố
độc lập và 1 biến phụ thuộc với 41 biến quan
sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 205
đơn vị trở lên. Số lượng mẫu dùng trong
nghiên cứu là 406 đơn vị nên tính đại diện
của mẫu được đảm bảo cho việc thực hiện
nghiên cứu.

Kỷ yếu khoa học

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong 406 đơn vị mẫu khảo sát hợp lệ có 83
sinh viên nam tham gia khảo sát chiếm
20,4% và còn lại là sinh viên nữ với 323 sinh
viên chiếm 79,6%. Đây cũng là một nét đặc
thù của sinh viên khối ngành kinh tế của
trường. Số sinh viên tham gia khảo sát đến từ
miền Nam chiếm 49,8%, miền Trung chiếm
34,7 % và miền Bắc chiếm 15,5%. Số lượng
sinh viên các khóa khơng đều nhau, sinh viên
năm nhất chiếm 17,0%, sinh viên năm 2
chiếm 26,6%, sinh viên năm 3 chiếm 34,7%
và còn lại là sinh viên năm 4 chiếm 21,7%.
Đa phần sinh viên tham gia khảo sát đang
theo học ngành Quản trị kinh doanh với 190
sinh viên tương ứng với 46,8%, chiếm 31,8%
là sinh viên ngành Tài chính kế tốn, chiếm
20,2% là sinh viên ngành Tài chính ngân
hàng và cịn lại 1,2% là sinh viên ngành
Quản trị du lịch và lữ hành.
Động lực học tập của sinh viên khối ngành
kinh tế trường Đại học Cơng nghiệp Thực
phẩm TP.HCM
Q trình xác định Cronbach’s Alpha và kết
quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các
thang đo của 7 nhân tố tác động và thang đo
cho biến động lực học tập đều có độ tin cậy
tốt (Cronbach’s Alpha từ 0,717 đến 0,895).
Tuy nhiên, qua 3 lần phân tích nhân tố khám
phá EFA đã loại đi biến quan sát SV2, QL1
do có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ

hơn 0,5; và 2 biến quan sát SV4, SV5 cũng
bị loại ở bước phân tích này do chúng tách ra
khỏi nhân tố bản thân sinh viên và hội tụ
thành một nhân tố mới nhưng lại giải thích
theo 2 hướng khác biệt nhau do đó khơng
giải thích được cho nhân tố mới này để nói
lên động lực học tập. Như vậy, từ 37 biến
quan sát của 7 nhân tố ban đầu, sau phân tích
nhân tố chỉ còn lại 33 biến quan sát và nhân
tố bản thân sinh viên được đặt tên lại là nhân
tố nhận thức về lợi ích việc học và cạnh tranh
trong học tập (LI) để phù hợp hơn.
Từ kết quả phân tích tương quan cho thấy tất
cả các biến độc lập đều tương quan giữa với
biến phụ thuộc. Đồng thời cũng không xuất
hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập với nhau vì khơng có hệ số tương
quan giữa từng cặp nào bằng 1 (r =1).
Bước phân tích hồi quy tuyến tính bằng
phương pháp Enter với tiêu chuẩn vào PIN là

212


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

0,05 và tiêu chuẩn ra POUT là 0,1 chỉ ra mức các biến khác có hệ số sig nhỏ hơn 0,05. Có
độ tác động của từng nhân tố đến động lực thể kết luận được rằng: 3 biến “Giảng viên”,

học tập của sinh viên. Trong lần phân tích “Điều kiện học tập” và “Mơi trường học tập”
hồi quy thứ nhất, các biến “Giảng viên”, khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình. Do
“Điều kiện học tập”, “Mơi trường học tập” đó tiến hành loại 3 biến này ra khỏi mơ hình
có hệ số sig lần lượt là 0,337; 0,485; 0,085 và và phân tích hồi quy lần 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến lần 2
Hệ số B Giá trị t
Sig.
Hệ số phóng đại
phương sai VIF
Constant
0,666
3,989
0,000
Nhận thức về lợi ích việc học và cạnh tranh 0,150
3,942
0,000
1,217
trong học tập
Công tác quản lý giáo dục
0,155
4,786
0,000
1,423
Chương trình đào tạo
0,203
5,429
0,000
1,547
Gia đình
0,270

7,716
0,000
1,315
Hệ số R2
Hệ số R2 điều chỉnh
Giá trị kiểm định F
Hệ số Durbin Watson
Qua kết quả hồi quy có thể thấy các biến độc
lập trong mơ hình có mối quan hệ đồng biến
với biến phụ thuộc. Động lực học tập của
sinh viên sẽ tăng hoặc giảm nếu tăng hoặc
giảm các nhân tố tác động. Trong đó nhân tố
tác động mạnh nhất là nhân tố Gia đình, theo
sau nó là nhân tố chương trình đào tạo, tiếp
đến là nhân tố công tác quản lý giáo dục,
nhân tố tác động yếu nhất là nhận thức về lợi
ích việc học và cạnh tranh trong học tập. Từ
kết quả nghiên cứu
Kết quả so sánh động lực học tập của sinh
viên theo đặc tính cá nhân cho thấy: khơng
có sự khác biệt về động lực học tập của sinh
viên theo giới tính, số năm theo học tại
trường.
Như vậy, có thể thấy gia đình ln có sức
ảnh hưởng lớn đến những suy nghĩ và hành
vi của con em họ. Sự động viên của ba mẹ
luôn là nguồn động lực giúp con cái vượt qua
mọi khó khăn để tiếp bước trên con đường
học vấn. Hay những lời khen, những món
quà điển hình như một chuyến du lịch hay

một chiếc đồng hồ từ ba mẹ cũng khiến con
cái cảm nhận được rằng nỗ lực học tập của
họ được cơng nhận từ đó họ sẽ có động lực
để tiếp tục cố gắng. Hơn thế nữa, gia đình
cịn là hậu phương vững chắc về kinh tế để
con em họ an tâm và thuận lợi trong việc tìm
đến với tri thức nhân loại. Đối với chương
trình đào tạo, điều mà sinh viên mong mỏi
nhất ở chương trình đào tạo của nhà trường
là có thể giúp họ làm được việc sau khi ra

0,466
0,461
87,610
1,976
trường chứ không phải chỉ là lý thuyết sng.
Do đó, các mơn học càng có tính ứng dụng
vào thực tiễn cơng việc cao thì sinh viên sẽ
càng có hứng thú để học tập và tìm hiểu nó.
Như vậy, để sinh viên có động lực học tập thì
nhà trường cần phải chú trọng nghiên cứu và
có kế hoạch để đưa những học phần có tính
ứng dụng cao vào chương trình đào tạo nhằm
đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp
sau này của sinh viên. Về phía bản thân sinh
viên thực tế cho thấy thường chúng ta hay
quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, đối
với sinh viên thì họ ln muốn mình tiếp
nhận một lượng kiến thức trong quá trình học
tập vì thế sẽ tạo động lực để họ theo đuổi

kiến thức. Bên cạnh đó, sinh viên cũng là
tuổi mới lớn, thường các bạn sinh viên ln
muốn chứng tỏ mình với những bạn cùng
lớp, với xã hội. Điều này cũng sẽ dẫn đến họ
sẽ ra sức nỗ lực học tập khi ngồi trên giảng
đường Đại học. Không những thế, sinh viên
nào cũng muốn khi ra trường chứng tỏ được
bản thân với các doanh nghiệp, muốn tìm
được một việc làm tốt, tìm được thu nhập
tương xứng. Điều này cũng dẫn đến việc sinh
viên nỗ lực học tập.
Hàm ý quản trị
Một số hàm ý quản trị được đưa ra nhằm
nâng cao động lực học tập cho sinh viên khối
ngành Kinh tế trường Đại học Công nghiệp
thực phẩm TP.HCM như sau:
Về phía nhà trường: đối với chương trình đào
tạo: cần xây dựng chương trình đào tạo phù

213

0,000


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

hợp với nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng
ứng dụng vào thực tiễn; mời các doanh
nghiệp tham gia giảng dạy; giảm bớt các
môn học không liên quan đến chuyên ngành.

Về công tác quản lý giáo dục nên đa dạng
hóa các hình thức khen thưởng bằng những
chuyến tham quan du lịch hay việc miễn
giảm học phí cho những sinh viên có học lực
giỏi hoặc thành tích hoạt động Đồn xuất sắc
thay vì tặng học bổng và giấy khen; tổ chức
các chuyến đi thực tế để sinh viên có cơ hội,
điều kiện áp dụng những kiến thức đã học
vào đời sống từ đó có những điều chỉnh theo
hướng tích cực nhằm thay đổi bản thân, nâng
cao kết quả học tập…
Về phía gia đình: ba mẹ nên trao đổi và chia
sẻ với con cái về các vấn đề trong học tập,
bạn bè, tình cảm, gia đình một cách cởi mở,
thân thiết. Ba mẹ có thể cố gắng đầu tư các
dụng cụ, thiết bị (laptop, xe máy,…) tốt nhất
để hỗ trợ cho việc học tập của con em, đồng
thời cũng nên khen thưởng cho con em mình
khi họ đạt điểm tốt hay có tiến bộ trong học
tập, trong khoảng thời gian ngắn, sinh viên sẽ
lấy đó làm mục tiêu phấn đấu trong học tập.
Riêng bản thân mỗi bạn sinh viên: áp dụng
phương pháp học tập hợp lý để chiếm lĩnh tri
thức một cách hiệu quả, sáng tạo, sâu sắc tạo
nền tảng vững chắc cho bản thân có thể tự tin
làm việc sau khi ra trường; tích cực tham gia
các hoạt động ngoại khóa khơng chỉ trong mà
cịn ngồi trường, theo dõi/cập nhật các
thông tin liên quan đến ngành học, giao lưu
học hỏi giữa các sinh viên trong và ngoài

trường để từ đó bù đắp vào phần kiến thức
cịn thiếuBên cạnh đó, sinh viên phải biết cầu

Kỷ yếu khoa học

tiến về vị trí cơng việc, về thu nhập trong
tương lai; điều này cũng làm cho động lực
học tập của họ đúng hơn.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh đóng góp mới của bài nghiên cứu
với việc đưa vào khảo sát tác động của nhân
tố gia đình đến động lực học tập của sinh
viên, phù hợp với thực tiễn Việt Nam thì theo
tác giả cơng trình cịn có một số hạn chế
chính như sau:
- Kích cỡ mẫu chỉ có 406 mẫu nên tính đại
diện cịn kém tin cậy.
- Cơng trình nghiên cứu cũng chỉ mới
nghiên cứu ở những sinh viên thuộc khối
ngành Kinh tế của trường mà chưa phân tích
sâu vào các Sinh viên thuộc các khối ngành
khác của trường, cũng như các đối tượng
Sinh viên từng năm khác nhau. Tác giả cho
rằng với từng ngành học, năm học khác nhau
thì động lực học tập của Sinh viên cũng khác
nhau.
- Bảy yếu tố độc lập ban đầu chỉ giải thích
được khoảng 46% phương sai của biến phụ
thuộc. Vì vậy cịn có nhiều yếu tố khác tác
động đến động lực học tập của sinh viên.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất những cơng
trình nghiên cứu sau nên tìm hiểu sâu vào
từng nhóm ngành của từng năm học để xem
động lực học tập khác nhau như thế nào để
đưa ra hàm ý quản trị tốt hơn. Đồng thời các
tác giả nghiên cứu sau về động lực học tập
nên sử dụng nghiên cứu khám phá chuyên
sâu hơn thay vì tập trung nhiều vào cơ sở lý
thuyết, nhằm bổ sung thêm các yếu tố tác
động vào động lực học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
HOÀNG THỊ MỸ NGA, NGUYỄN TUẤN KIỆT, 2016. Phân tích các nhân tố tác động đến
động lực học tập của sinh viên Kinh tế trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học
Trường đại học Cần Thơ, 46 (2016), 107-115.
HOÀNG TRỌNG VÀ CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức, TP.HCM.
J.E. ORMROD, 2008. How Motivation Affects Learning and Behavior [Internet]. In: Excerpt
from Educational Psychology Developing Learner, 2008 edition, pp. 384-386.
LÊ THỊ HẠNH, 2011. Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh
của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế trường Văn Lang. Luận văn Thạc sĩ
ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học Văn Lang.
LÊ THỊ THẢO, 2016. Nghiên cứu nhận dạng các yếu tố tác động đến động lực học tập của
sinh viên và đề xuất các giải pháp vân dụng tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công
nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Bách khoa Hà Nội.

214




×