Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các yếu tố của thư viện ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TRẦN LÊ HOÀNG ANH

CÁC YẾU TỐ CỦA THƯ VIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành:60340102

TP. HCM, tháng 3/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TRẦN LÊ HOÀNG ANH

CÁC YẾU TỐ CỦA THƯ VIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI
NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã ngành:60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. BÙI LÊ HÀ

TP. HCM, tháng 3/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS-TS. Bùi Lê Hà
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ
TP.HCM ngày 26 tháng 4 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

1

TS. Trương Quang Dũng

2

TS. Lê Tấn Phước

Phản biện 1


3

TS. Mai Thanh Loan

Phản biện 2

4

TS. Hà Văn Dũng

5

TS. Hoàng Trung Kiên

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2017


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên học viên: TRẦN LÊ HOÀNG ANH

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 30/01/1992

Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
I- Tên đề tài:

MSHV:1541820004

Các yếu tố của thư viện ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khối
ngành kinh tế tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định ảnh hưởng của thư viện đến kết quả học tập của sinh viên
khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, kiểm định mô hình ảnh hưởng của thư viện đến kết quả học tập và
đề xuất mô hình ứng dụng cho trường.
Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị cho trường và thư viện trường nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện của sinh viên để đạt kết quả tốt nhất trong học
tập và nghiên cứu.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS. BÙI LÊ HÀ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


PGS-TS. BÙI LÊ HÀ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố của thư viện ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực.
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn không sao chép của bất cứ luận
văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác trước đây.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Lê Hoàng Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng
cho việc thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Bùi Lê Hà đã tận tình hướng dẫn tôi.

Thầy đã dành thời gian quý báu để hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người
đã cùng tôi thảo luận và trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc
phân tích và cho r kết quả nghiên cứu của luận văn cao học này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Lê Hoàng Anh


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố của thư viện ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh” được hình thành nhằm mục địch xác định các yếu tố trong việc sử dụng
thư viện vào kết quả học tập của sinh viên các ngành kinh tế tại trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH).
Mô hình nghiên cứu được đưa ra bao gồm 7 thành phần. Nghiên cứu định
tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo.
Nghiên cứu định lượng sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát gồm
300 sinh viên thuộc khối ngành kinh tế tại HUTECH để đánh giá thang đo và mô
hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS.20 được sử dụng để phân tích dữ liệu.
Kết quả cho thấy, ảnh hưởng của Thư viện đến kết quả học tập của sinh viên
gồm: Thiết kế ấn tượng, Tiếp nhận thông tin, Sử dụng thông tin, Tính độc lập, Sử
dụng công nghệ. Trong đó, yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất là Thiết kế ấn
tượng. Bên cạnh đó, môi trường học tập và nghiên cứu của sinh viên tại Thư viện
HUTECH là khá bình đẳng đối với mọi đối tượng sinh viên tiếp cận Thư viện. Sự
khác nhau duy nhất tồn tại giữa những sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau sẽ

có mức sử dụng thư viện khác nhau nhằm cải thiện kết quả học tập của bản thân.
Kết hợp giữa kết quả nghiên cứu hiện tại và những công bố trước đây cho
thấy, vẫn còn tồn tại một khoảng trống của sinh viên HUTECH trong vấn đề sử
dụng Thư viện phục vụ cho học tập. Khắc phục điểm này, vai trò không chỉ thuộc
về sinh viên, còn thuộc về tính định hướng của lãnh đạo Trường và của lãnh đạo
Thư viện. Dựa trên kết quả nghiên cứu,tác giả cũng đề ra các hàm ý quản trị nhằm
đề xuất cho trường HUTECH, thư viện nhà trường và sinh viên trường sử dụng Thư
viện có thể định hướng trong việc cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ có hiệu quả
hơn.


iv

ABSTRACT
The research on the Effect of Library on the school performance at the
University of Technology, Hochiminh City is conducted to investigate the role of
library usage of the students at the University of Technology, Hochiminh City
(HUTECH) in the improvement of their school performance.
Research models include 7 sections. Qualitative research was undertaken to
adjust and supplement observing variables for the Scale. Quantitative study using
coefficient method reliability Cronbach’s Alpha, factor analysis discovered EFA,
correlatiom analysis and regression with the number of survey sample included 300
University of Technology economic students to assess the scale and research
models. SPSS.20 software is used to analyze the data.
The results show that the determinants of improving students’ school
performance, including: Impressive Design; Getting Information Skill; Using
Information Skill; Independent Character; Using Technology Tools. In particular,
factor that are considered most is Impressive Design. Moreover, the environment
for learning and doing research is the same for all the students with access to
library. The only difference that exists between students in different majors will be

the use of different libraries to improve their learning.
On the basis of the current and previous empirical studies, there has been a
gap of the students at the HUTECH with respect to the usage of library to improve
school performance. Overcoming these limitation is the role and responsibility of
the students, school managers and library managers. Based on study results, the
authors imply that administration to to provide and use the services more
effectively.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................1
1.1.Ý nghĩa và tính cấp thiết của công trình nghiên cứu ........................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.3.Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................2
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3
1.4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.4.1.Dữ liệu dùng cho nghiên cứu .....................................................................3
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
1.5.Kết cấu của đề tài ..............................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................5
2.1.Khái niệm thư viện trường Đại học ..................................................................5
2.2.Vai trò của thư viện trường Đại học .................................................................6
2.3. Những đóng góp của thư viên trường đại học trong việc đổi mới phương pháp
học tập của sinh viên ...............................................................................................6
2.4.Xu thế phát triển về vai trò của thư viện ...........................................................7
2.5.Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8
2.5.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................8
2.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................11
2.6.Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ...............................................12
2.6.1.Mô hình nghiên cứu .................................................................................12
2.6.2.Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................16


vi
3.1.Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................16
3.1.1.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................16
3.1.1.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................16
3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................17
3.1.2.Qui trình nghiên cứu ................................................................................18
3.1.3.Phương pháp chọn mẫu ............................................................................18
3.1.4.Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................19
3.1.5.Xây dựng thang đo ...................................................................................19
3.2.Thực hiện nghiên cứu định lượng ...................................................................22
3.2.1.Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ..................................22
3.2.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................................24
3.2.2.1. Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính ......................................................24
3.2.2.2. Mẫu dựa trên ngành học:..................................................................24
3.2.2.3. Mẫu dựa trên năm học của sinh viên ...............................................25

3.2.2.4. Mẫu thống kê sinh viên đã từng học bài tại thư viên khi còn học
trung học........................................................................................................25
3.2.2.5. Mẫu thống kê dựa trên sự gợi ý của giảng viên ...............................26
3.2.2.6. Mẫu thống kê sinh viên biết thư viện qua kênh thông tin nào .........26
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................28
4.1.Đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ............................28
4.1.1.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Tiếp nhận thông tin (TN) .............29
4.1.2.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Sử dụng thông tin (SD) ................29
4.1.3.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Nâng cao kiến thức (NC) .............30
4.1.4.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Sử dụng công nghệ (CN) ..............31
4.1.5.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Đọc tài liệu (DTL) ........................31
4.1.6.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Tính độc lập (DL) .........................32
4.1.7.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Thiết kế ấn tượng (TK) ................33
4.1.8.Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Kết quả học tập của sinh viên (HT) .
....................................................................................................................33
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến kết quả học tập của sinh viên
thuộc khối ngành kinh tế tại HUTECH. ................................................................34


vii
4.2.1.Phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ nhất ........................................35
4.2.2.Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...............................................................40
4.3.Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.................................................42
4.3.1.Phân tích mô hình lần 1............................................................................42
4.3.1.1. Mô hình lần 1: ..................................................................................42
4.3.1.2. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 1.......................42
4.3.2.Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 2.................................43
4.3.2.1. Mô hình lần 2 ...................................................................................43
4.3.2.2. Kiểm định các giả định mô hình hồi quy .........................................44

4.3.2.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 2.......................48
4.4. . Đánh giá mức độ quan trọng trong các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết
quả học tập của sinh viên ......................................................................................50
4.4.1.Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố ........................................50
4.4.2.Kết quả đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên trong từng yếu tố. .....51
4.5.Kiểm tra sự khác biệt ......................................................................................56
4.5.1. . Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận của sinh viên các khối ngành
kinh tế về kết quả học tập tại thư viện HUTECH giữa 2 nhóm sinh viên nam và
nữ ....................................................................................................................56
4.5.2. Kiểm tra sự khác biệt về kết quả học tập thông qua thư viện của sinh viên
giữa các ngành học. ...........................................................................................58
4.6.Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................60
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ....................62
5.1.Kết quả nghiên cứu: ........................................................................................62
5.2.Một số đề xuất hàm ý quản trị .........................................................................66
5.2.1.Đối với nhà trường ...................................................................................66
5.2.2.Đối với thư viện .......................................................................................67
5.2.3.Đối với sinh viên ......................................................................................69
5.3.Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HUTECH

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh


QTKD

Quản trị kinh doanh

QT DL-NH-KS

Quản trị du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

KT-TC-NH

Kế toán – Tài chính – Ngân hàng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ..................................23
Bảng 3.2: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính ........................................................24
Bảng 3.3: Thống kê mẫu dựa trên ngành học ...........................................................24
Bảng 3.4: Thống kê mẫu dựa trên năm học của sinh viên ........................................25
Bảng 3.5: Thống kê sinh viên đã từng học bài tại thư viên khi còn học trung học ..25
Bảng 3.6: Thống kê mẫu dựa trên sự gợi ý của giảng viên.......................................26
Bảng 3.7: Thống kê sinh viên biết thư viện qua kênh thông tin nào ........................26
Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Tiếp nhận thông tin (TN) ............29
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Sử dụng thông tin (SD) ...............29
Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Nâng cao kiến thức (NC) ............30
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Sử dụng công nghệ (CN) ............31
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Đọc tài liệu (DTL) ......................31
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Tính độc lập (DL) .......................32

Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Thiết kế ấn tượng (TK) ...............33
Bảng 4.8: Cronbach’s alpha của thang đo yếu tố Kết quả học tập của sinh viên (HT)
...............................................................................................................................33
Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần thứ nhất...............35
Bảng 4.10: Bảng phương sai trích lần thứ nhất.........................................................36
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất ..........................................36
Bảng 4.12: Bảng phương sai trích lần cuối ...............................................................38
Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối (Lần thứ 16) ..........................39
Bảng 4.14: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter lần
thứ nhất. .....................................................................................................................42
Bảng 4.15: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập ......................47
Bảng 4.16: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 2 ..
...............................................................................................................................48
Bảng 4.17: Kiểm dịnh tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 2 .49
Bảng 4.18: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter ...
...............................................................................................................................49


x
Bảng 4.19: Mức độ cảm nhận của sinh viên về yếu tố Thiết kế ấn tượng ................52
Bảng 4.20: Mức độ cảm nhận của sinh viên về yếu tố Tiếp nhận thông tin .............53
Bảng 4.21: Mức độ cảm nhận của sinh viên về yếu tố Sử dụng thông tin................54
Bảng 4.22: Mức độ cảm nhận của sinh viên về yếu tố Tính độc lập ........................55
Bảng 4.23: Mức độ cảm nhận của sinh viên về yếu tố Sử dụng công nghệ .............55
Bảng 4.24: Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận giữa hai nhóm sinh viên
nam và nữ ..................................................................................................................57
Bảng 4.25: So sánh giá trị trung bình về kết quả học tập thông qua thư viện giữa hai
nhóm sinh viên nam và nữ ........................................................................................58
Bảng 4.26: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm ...............................58
Bảng 4.27: Phân tích phương sai ..............................................................................59

Bảng 4.28: Đại lượng thống kê mô tả cho từng nhóm ..............................................59


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Mô hình đề xuất của K. C. Lance, M. J. Rodney & C. H. Pennel .............9
Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu đề xuất bởi Michele Lonsdale ................................10
Hình 2.3 : Mô hình đề xuất của Lyn Hay, 2005........................................................11
Hình 2.4 : Mô hình đề xuất các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả học tập
của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí
Minh. .........................................................................................................................13
Hình 3.1:Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về kết quả học tập của sinh
viên thuộc khối ngành kinh tế tại HUTECH .............................................................17
Hình 3 .2: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của thư viện đến việc học
tập của sinh viên thuộc các khối ngành kinh tế tại HUTECH ..................................18
Hình 4.1: Mô hình chính thức về các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả học
tập của sinh viên HUTECH.......................................................................................41
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn hóa và giá trị dự đoán
đã được chuẩn hóa .....................................................................................................44
Hình 4.3: Đồ thị P – P plot của phần dư – đã chuẩn hóa ..........................................45
Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................46
Hình 4.5 : Mô hình chính thức về các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả học
tập của sinh viên HUTECH.......................................................................................51


1

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.


Ý nghĩa và tính cấp thiết của công trình nghiên cứu
Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức, luôn đồng hành với con

người, với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển khoa học, bảo
tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư
viện chưa hề giảm đi, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông, thư viện vẫn chưa mất đi những giá trị nhân văn của mình, có chăng là sự
thay đổi vai trò để thích ứng. Ngày nay các thư viện đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh
của những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở nên năng động hơn. Vai trò của
thư viện đối với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng
được đánh giá đúng mức. Trong đó, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò
của mình là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, hỗ trợ kết quả học
tập, nghiên cứu của sinh viên.
Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đòi hỏi các trường phải đổi mới
cơ bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy – học, đội
ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong các yếu tố đó, thư
viện là yếu tố rất đáng quan tâm vì đây là bộ phận cung cấp thông tin, tạo điều kiện
cho người học phát triển toàn diện. Có thể thấy, nếu ngoài giờ học trên lớp sinh viên
nghiên cứu, sưu tầm học hỏi thêm trong thư viện thì sẽ giúp sinh viên đào sâu thêm
kiến thức. Từ đó kiến thức của sinh viên về môn học đã sâu sắc hơn rất nhiều so với
những gì họ tiếp thu được trên lớp.
Với 20 năm xây dựng và phát triển, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh (HUTECH) là một trong những trường đại học uy tín, có truyền thống trong
hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Ngoài ra HUTECH còn được
biết đến là trường đại học năng động với chất lượng giảng dạy được đánh giá khá
cao và cơ sở vật chất hiện đại. Nói đến cơ sở vật chất của một trường đại học, người
ta thường nghĩ ngay đến các giảng đường, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành
và thư viện. Hoạt động chính của một trường đại học chủ yếu diễn ra ở bốn khu vực
này. Có thể nói, nhìn mức độ và hiệu quả công việc của sinh viên, giảng viên ở thư

viện, người ta có thể hiểu được phần nào chất lượng hoạt động của trường đại học
đó. Qua đó ta thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của thư viện trong việc cung cấp


2
và giới thiệu kiến thức đến đối tượng sinh viên nhằm phục vụ cho kết quả học tập,
nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, đa số sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên thuộc khối
ngành kinh tế tại HUTECH nói riêng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của
thư viện trong việc cải thiện kết quả học tập và nghiên cứu khoa học của bản thân.
Đặc biệt hiện nay tại HUTECH, những nghiên cứu về đo lường mức độ ảnh hưởng
của thư viện nhằm phục vụ nâng cao kết quả học tập của sinh viên tại các ngành,
các khoa vẫn chưa được thực hiện. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố của
thư viện ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn thạc sỹ của
mình nhằm khai thác những thông tin trong nhận thức của sinh viên HUTECH, nhất
là sinh việc thuộc khối ngành kinh tế về mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng thư
viện cho mục đích học tập.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu như sau:

 Xác định các yếu tố của thư viện ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên HUTECH thuộc các khối ngành kinh tế.
 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả
học tập của sinh viên HUTECH thuộc khối ngành kinh tế.
 Phân tích mức độ ảnh hưởng và kiểm định mối quan hệ tác động của từng
yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên HUTECH thuộc các khối ngành
kinh tế.

 Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng thư viện trong việc hỗ trợ học tập cho sinh viên.
1.3.

Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên thuộc

khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.


3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các yếu tố của thư viên ảnh hưởngnhà trường đối với
kết quả học tập của các sinh viên HUTECH thuộc khối ngành kinh tế trong năm
2016, cụ thể tại 3 khoa: Quản trị Kinh doanh, Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách
sạn, Kế toán – Tài chính – Ngân hàng.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
 Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, số liệu của các khoa, phòng ban tại
HUTECH, số liệu của thư viện nhà trường, tạp chí, hội thảo khoa học,…
 Dữ liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát, thu thập trực tiếp từ sinh viên thuộc khối
ngành kinh tế HUTECH, những sinh viên có sử dụng thư viện phục vụ cho
việc nghiên cứu và học tập.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu định tính: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa

các nghiên cứu khảo sát trước để xây dựng thang đo nháp. Tiếp theo sử dụng
kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đại diện đến từ thư viện nhà trường, các
giảng viên thuộc khối ngành kinh tế hiện đang giảng dạy tại trường và sử
dụng kỹ thuật thảo luận nhóm đối với các sinh viên đang theo học các ngành
kinh tế tại HUTECH nhằm hiệu chỉnh thang đo.
 Nghiên cứu định lượng: Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng
bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ.
Nghiên cứu này nhằm kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. Sàng lọc các
biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị thông qua kiểm định
sơ bộ bằng hệ số độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng cách sử dụng phần mềm xử lý số
liệu thống kê SPSS.20 để đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu.


4
1.5.

Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Chương này giới thiệu tổng quan về

đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và nội dung của đề
tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Giới thiệu cơ sở lý
thuyết về thư viện và các yếu tố có liên quan trong việc sử dụng thư viện phục vụ
nâng cao kết quả học tập, đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết của đề
tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu,
quy trình nghiên cứu để kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, EFA,
Regression…
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích và kết

quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị: Tóm tắt những kết quả
chính của nghiên cứu, khả năng ứng dụng, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 nhằm mục
đích giới thiệu cơ sở lý thuyết về khái niệm, vai trò, xu hướng và các yếu tố của thư
viên ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên. Từ đó nghiên cứu đưa ra các
thành phần trong mô hình các yếu tố của thư viên ảnh hưởngđến kết quả học tập của
sinh viên thuộc khối ngành kinh tế tại HUTECH.
2.1.

Khái niệm thư viện trường Đại học
Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển

toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đến nay, nhiều
thư viện của các trường đại học đã và đang được đầu tư khá hiện đại.
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học
cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi
phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà
trường.
Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển khoa học
thông tin thư viện” (Dictionary for Library and Information Science) - Thư viện
trường học là “Một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập,

quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và
thông tin về môn học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”.
Theo định nghĩa này, hướng đến mục tiêu đáp ứng thông tin tra cứu, thông
tin về học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên và đội ngũ
cán bộ quản lý trong trường học: thư viện trong trường học là hệ thống thư viện bao
gồm thư viện chịu sự quản lý chung và các thư viện quản lý độc lập liên kết với
nhau, chính thức hoặc không chính thức cùng thỏa thuận đạt đến một mục đích
chung, mỗi thư viện được xem như một thành viên.


6
2.2.

Vai trò của thư viện trường Đại học
Với vai trò của một trung tâm thông tin tư liệu, thư viện đại học có nhiệm vụ

thu thập tất cả những nguồn kiến thức, kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật trên thế
giới phản ánh qua các tài liệu tích lũy, sắp xếp những nguồn tư liệu này thế nào để
có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của độc giả. Tuy nhiên với vai trò này thư
viện Đại học còn vượt qua khỏi khía cạnh tĩnh của sự thu thập, sắp xếp và trình bày
trước độc giả những nguồn kiến thức tích lũy của từng thư viện để trở thành năng
động hơn bằng cách hướng dẫn độc giả trên con đường truy tìm những thông tin cần
thiết qua hệ thống các thư viện bạn, qua các Thư viện trong một vùng, trong một
quốc gia, trong một khu vực, hay trên toàn thế giới. Với những công cụ chuyên
nghiệp, kỹ thuật và phương tiện có trong tay, các thư viện Đại học có thể thực hiện
được nhiệm vụ hướng dẫn độc giả sưu tầm kiến thức, kinh nghiệm trong sự phát
triển khoa học kỹ thuật này. Để làm được điều này, thư viện Đại học phải đặt mình
trong một hệ thống hợp tác cục bộ, quốc gia hay quốc tế, phổ biến trong hệ thống
những nguồn kiến thức, kinh nghiệm mà mình có, đồng thời liên thông với các thư
viện khác để có được những nguồn kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích lũy. Công

nghệ thông tin ngày nay đóng một vai trò chủ yếu trong hệ thống hợp tác liên thông
này và các thư viện ngày nay không thể nào không sử dụng công nghệ thông tin và
tham dự vào các mạng lưới.
Với vai trò là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, thư viện Đại
học có nhiệm vụ tuyển chọn và tiếp nhận các sách báo, tài liệu phù hợp của mọi lĩnh
vực của chương trình giáo dục và phản ánh tất cả những nguồn kinh nghiệm và sự
tiến bộ của toàn bộ thế giới để có đủ dữ kiện kích thích óc tò mò, nhận xét và phán
đoán của sinh viên, để chuyển hóa nền giáo dục từ lãnh vực từ chương sang lãnh
vực học hỏi, sưu tầm, giúp cho nền giáo dục đại học nước ta theo kịp trào lưu tiến
hóa của thế giới. (Lê Ngọc Oánh, 1999).
2.3. Những đóng góp của thư viên trường đại học trong việc đổi mới phương
pháp học tập của sinh viên
Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những yêu cầu cấp bách trong
ngành giáo dục. Từ tinh thàn bốn trụ cột của giáo dục mà UNESCO đưa ra “Học để
biết, học để làm học để cộng tác với người khác và học để tự khẳng định mình”, ở


7
hầu hết các nước, chương trình giáo dục đã chuyển từ cách tiếp cận nội dung “người
học học được những gì” sang tiếp cận năng lực “người học làm được những gì”.
Bên cạnh các yếu tố người dạy, người hỗ trợ cho việc dạy và học phải được
đổi mới sao cho người học chủ động trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội những tri thức
mới, trở thành người năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng
như vũ bão của khoa học và công nghệ. Tạo điều kiện cho việc đổi mới này được
tiến hành hiệu quả, không thể không đề cập đến vai trò của thư viện trường Đại học.
Thực tế cho thấy việc đổi mới phương pháp học tập bậc Đại học hiện nay gặp rất
nhiều khó khăn. Đa phần sinh viên vẫn quen với phương pháp học truyền thống từ
phổ thông nên thiếu khả năng độc lập tư duy, sáng tạo và kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận
tri thức. Nhiều kiến thức, kĩ năng không thể chỉ học trên lớp mà phải học qua nhiều
kênh thông tin khác nhau tại thư viện: tham khảo sách, báo, tạp chí, mạng internet

và các phương tiện thông tin khác. Với ý nghĩa đó, thư viện có tác động tích cực
đến phương pháp học tập của sinh viên trong quá trình tham gia học tập tại bất kỳ
một ngôi trường Đại học nào.
2.4.

Xu thế phát triển về vai trò của thư viện
Nếu giờ đây phải chật vấn rằng thư viện quan trọng như thế nào với giáo dục,

chẳng khác gì phải tìm lời giải cho câu hỏi “Sách quan trọng như thế nào đối với sự
phát triển tri thức con người?”. Rõ ràng rằng lịch sử văn bản từ lâu đã có câu trả lời,
từ khi sách còn ở dạng thô sơ nhất, đến khi được in trên bản in đầu tiên do
Gutenberg, và ngày nay là những phiên bản tinh vi nhờ công nghệ. Nên chăng giờ
đây chúng ta hãy nhìn những bài học kinh nghiệm mà một số nước đã trải qua.
Nhìn ra các nước với nền giáo dục tiến bộ, thư viện chưa bao giờ tách biệt
với dạy và học. Sự phát triển của giáo dục luôn song hành cùng sự phát triển của
ngành thông tin – thư viện (TT-TV). Nhận thức về tầm quan trọng của tri thức, họ
đã không “bỏ rơi” thư viện trong chiến lược phát triển của mình. Trong nghiên cứu
về ngành thư viện Đại học Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Huy
Chương (2009) đã khẳng định rằng, để trở thành “hệ thống thư viện to lớn và hiện
đại nhất trên thế giới”, điều tiên quyết là người Mỹ đã nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của tri thức, của “sách và thư viện đối với sự nghiệp giáo dục của một quốc


8
gia”. Chính nhờ sự nhìn nhận tích cực đó, nên sự nghiệp phát triển thư viện trở
thành vấn đề “có tầm vóc chính trị” – nghĩa là có sự vào cuộc của nhà nước, và việc
xây dựng thư viện được “dân chủ hóa, xã hội hóa” – nghĩa là có tham gia của người
dùng.
Theo (Callison, D., & Tilley, C.L, 2001) xu hướng chung về sự thay đổi
trong vai trò của thư viện được xác định thay đổi từ sự phát triển công nghệ thông

tin và kỹ năng sử dụng sử dụng thư viện, lựa chọn thông tin, nguồn lực, kỹ năng tư
duy học tập và nghiên cứu độc lập, kỹ năng sử dụng nguồn tài nguyên thông tin và
các nguồn tài nguyên chung “theo hướng” đa phương tiện và tăng tính ứng dụng
công nghệ máy tính, viễn thông. Những tác động trên là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự thay đổi vai trò của thư viện, hướng đến sự hợp tác giữa các thư viện,
xây dựng chương trình, kế hoạch và sự kết hợp với giảng viên trong giảng dạy
hướng đến nhu cầu của người sử dụng (Harvey, R, 2001). Harvey cho rằng, thư
viện ngày càng trở nên tập trung vào người sử dụng và nhu cầu của họ để xác định
rõ vai trò và nhiệm vụ của thư viện trong từng thời kỳ nhất định.
2.5.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, thế giới có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng, tác động của thư viện
ảnh hưởng đến Thành tích học tập của sinh viên. Những mô hình nghiên cứu điển
hình được tác giả tổng quan sơ qua gồm:
 K. C. Lance, M. J. Rodney & C. H. Pennell, 2000.The Impact of School
Library Programs and Information Literacy in Pennsylvania School.. (Tác
động của thư viện và các trung tâm thông tin trong trường học ở
Pennsylvania)
Theo (Lance, K.C, 1994) đã phát triển một phương pháp tiếp cận về tác động
của thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên (bổ sung năm 2000) để kiểm tra
tác động của thư viện trường học trên thành tích học tập của sinh viên. Nghiên cứu
sử dụng kết quả học tập các bài kiểm tra mẫu làm tiêu chuẩn như một phương tiện
đánh giá thành tích học sinh, Lance đã có thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các


9
chương trình truyền thông thư viện trường học với chất lượng và hiệu suất học tập

của sinh viên trên các bài kiểm tra mẫu.

Thời gian hoạt động của Thư
Các bộ phận của Thư viện
Hoạt động của các bộ phận
Các dịch vụ của Thư viện

THÀNH TÍCH HỌC TẬP

Công nghệ của Thư viện
Các nguồn tài liệu của Thư viện
Kinh phí hoạt động của Thư

Hình 2.1 : Mô hình đề xuất của K. C. Lance, M. J. Rodney & C. H. Pennel
 Michele Lonsdale, 2003. Impact of School

Libraries on Student

Achievement. (Tác động cuả thư viện trường học đến thành tích học tập của
học sinh)
Nghiên cứu đi đến kết luận cho rằng: thư viện trường học có tác động tích cực
đến thành tích học tập của học sinh, sinh viên trên hầu hết các khả năng.
Thư viện tốt phải là thư viện có xu hướng hình thành nên từ cơ sở vật chất tốt,
cán bộ hướng dẫn nhiệt tình và được đào tạo tốt, thời gian hoạt động hợp lý phù hợp
cho sự nghiên cứu của người đọc, phù hợp với quy mô của trường. Đồng thời thư
viện có vai trò trong hình thành kỹ năng đọc, kỹ năng nghiên cứu, tham khảo tài
liệu, trích dẫn và nâng cao kỹ năng đề xuất trích dẫn cho người đọc..


10


Cơ sở vật chất
Cán bộ hướng dẫn
Thời gian hoạt động
Phù hợp giữa thư viện
và trường
Thành tích
học tập

Thư viện
Kỹ năng đọc
Kỹ năng nghiên cứu
Kỹ năng trích dẫn tài
liệu tham khảo

Kỹ năng đề xuất ý
tưởng

Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu đề xuất bởi Michele Lonsdale
 Lyn Hay, 2005. Student learning through Australian school libraries. (Vấn
đề học tập của sinh viên thông qua các thư viện trường học tại Úc)
Nghiên cứu của E. G. Smith (2006) kết quả học tập của học sinh thông qua các
Trung tâm Thông tin thư viện của các trường học ở Wisconsin và Nghiên cứu được
triển khai tương tự ở Úc với nghiên cứu của Lyn Hay (2005) về Vấn đề học tập của
sinh viên thông qua các thư viện tại Úc. Kết quả nghiên cứu cho thấy được các cánh
thức và các lợi ích mà thư viện mang lại cho sinh viên. Các câu hỏi tập trung vào
bảy nội dung:
Tìm được những thông tin mà học sinh cần (Getting information)
Sử dụng các thông tin để hoàn thành bài tập ở trường (Using information)



×