Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trị quan trọng đối với cuộc sống của con
người. Nhờ có âm nhạc mà cuộc sống có con người trở lên tươi đẹp, con người
cảm thấy yêu đời hơn, có thêm nhiều niềm vui và nghị lực. Âm nhạc đánh thức
tình cảm của con người qua những cung bậc hết sức tinh tế làm cho cuộc sống
thêm lành mạnh, phong phú.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những bằng
những hình tượng âm thanh có sức biểu cảm. Cùng các yếu tố của âm nhạc như:
giai điệu, nhịp điệu, hòa âm, âm sắc, trường độ, cao độ… âm nhạc có thể truyền
đạt mọi tình cảm và ý tưởng với tất cả sắc thái tinh tế nhất đến với người nghe. Âm
nhạc gắn liền với một con người, từ lúc chào đời đến lúc chúng ta tạm biệt cuộc
sống.
Âm nhạc tác động mạnh mẽ tới cảm xúc và tư tưởng của con người. Không chỉ tác
động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người mà âm nhạc còn tác
động trực tiếp, mạnh mẽ vào lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. âm
nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện, ngơn ngữ của nó giống với ngữ
điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện
của cảm xúc. Chính sự khái qt hố và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng
biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào
cảm xúc thật lớn lao. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của
thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của con
người.
Đặc biệt đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa ni dưỡng tinh thần của
bé ngay từ khi lọt lịng mẹ và nó có vai trị đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm
non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và
màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giới của cái
đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ: đối
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển tồn diện nhất.
Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngơn ngữ, hịa nhập được với thế
giới bên ngồi từ gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội. Chính những hiện


tượng của cuộc sống, những truyền thống văn hóa được phản ánh trong các tác
phẩm âm nhạc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ. Trong khi tập hát, trẻ
không chỉ tiếp thu những đường nét, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, lời ca giản dị dễ
hiểu gần gũi với trẻ mà cịn giúp trẻ phát triển ngơn ngữ. Theo giáo sư Michael


Schulte – Markwort, người đúng đầu Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh viện đại học
Hamburg, Đức: “Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn ngữ của não phát triển tốt,
khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất, phục vụ cho việc học
và nói sớm hơn những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khơng có cơ hội tiếp
cận với âm nhạc”. Âm nhạc ảnh hưởng đến q trình hồn thiện cơ thể của trẻ,
trước hết âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe và cảm thụ
âm nhạc. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen với ý nghĩa biểu
cảm của âm thanh đó. Trong khi hát trẻ khơng chỉ tiếp thu giai điệu, tiết tấu, lời ca
mà cịn phát triển ngơn ngữ.
Như vậy muốn trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc phải từng bước nâng cao
dần trong các hoạt động âm nhạc cho trẻ giúp trẻ từng bước cảm nhận và đánh giá
âm nhạc ở mức độ đơn giản. Tổ chức các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
tạo điều kiện cho trẻ phát triển, việc giúp trẻ phát triển sự nhảy cảm của tai nghe
âm nhạc trong mức phù hợp sẽ giúp trẻ đẩy mạnh hoạt động trí tuệ, phát triển thể
chất, phát huy các phẩm chất đạo đức ở trẻ.
Các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non giúp trẻ có tình u đối với âm nhạc,
biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú như ca hát, vận động, trò
chơi âm nhạc…. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi âm nhạc giúp trẻ hình thành những ấn
tượng ban đầu, những khái niệm âm nhạc đầu tiên, là thời điểm giúp trẻ phát triển
tai nghe và cảm thụ âm nhạc.
Trong thời gian công tác tơi khơng ngừng học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học đặc biệt là chất lượng tổ
chức các hoạt động âm nhạc.Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc
ở lớp tôi đang phụ trách và nhiều lần rút kinh nghiệm tơi nhận thấy các cháu cịn

rụt rè, chưa tự tin, mạnh dạn, chưa hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc, bên
cạnh đó tai nghe âm nhạc và sự cảm thụ âm nhạc của trẻ cịn hạn chế, chưa chính
xác về giai điệu và lời ca. Chính vì vậy bản thân tơi đã và đang cố gắng tìm ra các
biện pháp nhằm tăng khả năng hoạt động với âm nhạc cho trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên tơi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao
chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1 trường mầm
non ........”
2. Mục đích nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tìm ra
được một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi.
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
3.2.Khách thể nghiên cứu
Quá trình hoạt động âm nhạc của trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động âm nhạc của trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi
- Khảo sát thực trạng hoạt động âm nhạc của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm
non
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc
cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non ........
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp dùng từ ( giải thích,chỉ dẫn…)

Hướng đến ý thức của trẻ. Lời nói và hình ảnh cụ thể của giáo viên là phương tiện
giúp trẻ nhận thức một cách nhanh nhất.
6.2.Phương pháp thực hành
Trẻ được hát, vận động theo nhạc, sử dụng nhạc cụ, thể hiện bài hát một cách sáng
tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
6.3. Phương pháp dùng tình cảm
Thông qua các bài hát, các hoạt động âm nhạc giáo viên giúp trẻ thể hiện những
cảm xúc tình cảm gần gũi của trẻ.


6.4. Phương pháp điều tra
điều tra thực trạng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm
non .........
6.5.Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm của bản thân trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ tại lớp


CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Hoạt động âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động âm
nhạc hình thành cho trẻ lịng u thiên nhiên, Tổ quốc, tình u thương con người.
Khơng chỉ vậy, giáo dục âm nhạc cịn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ,
phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua
học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe
hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố
của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo
đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên
của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn cịn

mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh
khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 3 tuổi
trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc
này. Tuy nhiên lịng u thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ
khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc
vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo
dục của người lớn xung quanh.
Đã có nhiều bài viết về nghiên cứu âm nhạc cải thiện IQ, tăng cường trí nhớ, và nói
chung là giúp cho trẻ thơng minh hơn. Hiện có nhiều tranh cãi về cách đo lường tác
động của âm nhạc lên não là như thế nào, "Hiệu quả của nhạc Mozart" chiếm tỷ
trọng nào hay không, và bao nhiêu tiết học nhạc nên hay khơng nên đưa vào
chương trình giảng dạy của trường. Tuy nhiên, gần như tất cả những ai đã từng nói
về chủ đề giáo dục âm nhạc đồng ý rằng âm nhạc có sức mạnh để nâng cao khả
năng học tập.
Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ được nghe nhạc sẽ học đọc, viết, toán,
ngoại ngữ tốt hơn, và có một mức độ tập trung và lập luận về không gian cao hơn
những trẻ không được tiếp xúc với âm nhạc. Âm nhạc cũng có thể đem lại nhiều
lợi ích cho việc học ngoại ngữ từ ngữ pháp và cách phát âm để nhanh chóng bắt
nhịp và trọng âm khi học ngôn ngữ đầu tiên hoặc thứ hai. Nó có thể xây dựng các
kỹ năng xã hội và tình cảm, giảm những lo âu buồn phiền, hỗ trợ phát triển trí óc,


và tăng tính sáng tạo. Ngồi ra, biểu diễn âm nhạc solo được biết là làm tăng khả
năng tự chủ và lòng tự trọng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng thời gian tốt nhất
để phát triển năng khiếu âm nhạc giữa độ tuổi mới sinh và 9 tuổi. Người ta đồng ý
chung rằng việc học nhạc trước 7 tuổi, có thể tạo hiệu quả lâu dài đến sự phát triển
toàn diện của trẻ. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trị quan trọng trong
q trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời
cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé
thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của

con người. Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới
nội tâm của con người.
2. Cơ sở thực tiễn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ được nghe nhạc từ trong bào thai sẽ kích
thích sóng điện não giúp não phát triển trí thông minh sau này. Đối với trẻ mầm
non âm nhạc là mơn học giúp trẻ phát triển tồn diện nhất. Rất nhiều nghiên cứu
khoa học được công bố đã chỉ ra những tác động tích cực mà âm nhạc mang lại cho
người học. Nghiên cứu này cho thấy âm nhạc cải thiện EQ tăng IQ, tăng điểm
trung bình các mơn học, hỗ trợ tốt nhất cho hai mơn tốn và đọc hiểu.
Nhiều tạp chí về thần kinh học đã cơng bố các nghiên cứu cho thây giáo dục âm
nhạc thời thơ ấu làm thay đổi bộ não rất nhiều, những hiệu ứng tích cực này có thể
kéo dài suốt đời khi con người được học nhạc. Nhà sư phạm V.A Xu- Khôm-LinXki đã tổng kết “tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như khơng thể thiếu trị
chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ chỉ cịn là những bơng hoa khơ héo”.
Chính vì vậy giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có
tác dụng giáo dục thẩm mĩ, ngồi ra nó cịn có tác dụng giúp trẻ phát triển trí tuệ,
đạo đức giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và
thể hiện âm nhạc.
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình
giáo dục mầm non trong đó coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự
phát triển của từng cá nhân trẻ khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích
cực, hồn nhiên, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo
lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ một cách linh hoạt,
thực hiện phương châm “ học mà chơi, chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển
toàn diện nhân cách trẻ. Trong q trình phát triển nhân cách nói chung và trẻ mầm
non nói riêng thì hoạt động âm nhạc có vai trị đặc biệt quan trọng.
Tóm lại: Hoạt động âm nhạc có vai trị quan trọng trong đời sống của trẻ. Tuy
nhiên hoạt động âm nhạc tại các lớp mẫu giáo bé chưa thực sự phát huy hết khả
năng của trẻ. Giáo viên còn lúng túng, chưa biết chủ động thiếu sự linh hoạt, sáng



tạo, đồ dùng đồ chơi chưa đầy đủ lại thiếu sự phù hợp, phương pháp rập khn,
máy móc. Dẫn đến chất lượng hoạt động âm nhạc tại trường mầm non chưa đạt
chất lượng.


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4
TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ........
1. Giới thiệu khái quát về trường mầm non ........
Trường mầm non ........ có địa chỉ tại xã ........ Sơng Cơng Thái Ngun.
Trường mầm non ........ được thành lập và đi vào hoạt động năm 2013, năm 2018,
Nhà trường đã vinh dự được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 1. Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
phịng GD&ĐT TP Sơng Cơng, UBND TP Sông Công nên lớp học luôn khang
trang, sạch đẹp. Đầy đủ đồ dùng đồ chơi và các thiết bị dạy học.
Ban giám hiệu nhà trường ln tận tình hướng dẫn và giúp đỡ các giáo viên
trong công tác chuyên mơn và các hoạt động khác.
Tồn khn viên trường rộng 3725m, nhà trường có 07 lớp với 130 trẻ
2.Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1
Năm học 2020-2021 tôi được phân công giao nhiệm vụ dạy lớp mẫu giáo 34 tuổi C1. Lớp có 17 trẻ, 97% các cháu bố mẹ làm nông nghiệp.
* Thuận lợi
Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 luôn nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện
của phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường để giúp giáo viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ hoạt động âm nhạc tương đối
đầy đủ.


Nhận thức của trẻ tương đối đồng đều.
Đa số các bậc phụ huynh ln quan tâm, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động,

các công việc của lớp, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong cơng
tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ.
Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lịng nhiệt tình, u nghề
mến trẻ bản thân tơi đã có trình độ đạt chuẩn và đang được phân công giảng dạy
lớp 3-4 tuổi. Tôi ln xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ thông qua việc vận dụng một số
biện pháp gây hứng thú cho trẻ học âm nhạc đạt hiệu quả cao.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp có chun mơn vững chắc
* Khó khăn
Xã ........ có phụ huynh chủ yếu làm công nhân và làm nông nghiệp. Vì vậy,
việc cha mẹ dành thời gian cho con chưa được nhiều. Cũng có một số ít phụ huynh
chưa quan tâm tới phát trển các hoạt động âm nhạc cho con và đặt nặng trách
nhiệm cho giáo viên.
Nhà trường thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non nên giáo viên chưa
nắm rõ sự khác về phương pháp tổ chức dẫn đến còn lúng túng trong việc tổ chức
hoạt động
Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin và nói cịn ngọng.
3. Thực trạng hoạt động âm nhạc của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp C1 tại trường
mầm non ........
a) Thuận lợi


Bản thân tơi có năng khiếu kể chuyện, hát và có nhiều năm kinh nghiệm
trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Biết sử dụng công nghệ thông giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ.
Đặc biệt, trẻ tới lớp luôn khỏe mạnh, ngoan ngỗn, thích khám phá và tham
gia các hoạt động của lớp. Trẻ thơng minh, ngoan ngỗn thích được ca hát, thích
chơi với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc…
Phụ huynh quan tâm các phong trào văn nghệ, các hoạt động chung của lớp
điều này tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động và tạo cơ hội cho trẻ

hoạt động.
Bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, tự học tự
bồi dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức, là tấm gương cho trẻ noi theo, nhiệt huyết
trong công tác giảng dạy.

b) Một số hạn chế, yếu kém
Nhận thức của trẻ chưa thực sự đồng đều. Một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa chính xác,
chưa thực sự mạnh dạn tự tin và hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc
hàng ngày nên trẻ chưa phát huy hết khả năng của mình.
Diện tích lớp cịn chật, khơng gian hoạt động âm nhạc còn hạn chế, đồ dùng cho trẻ
hoạt động âm nhạc còn chưa đa dạng về chủng loại.
Bản thân tôi chưa thực sự sáng tạo linh hoạt trong tổ chức các hoạt động âm nhạc cho
trẻ.
*Khảo sát kết quả hoạt động trên trẻ:


Đầu năm học 2020-2021 tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động âm
nhạc tại trường mầm non Tan Quang. Thực tế khảo sát 17 trẻ lớp mẫu giáo 3-4
tuổi C1 khi trẻ mới đi học cho thấy:
Nội dung

Tốt
Số

Trẻ hát đúng nhạc
Kĩ năng vận động

lượng
5
3


khá
%

Số

29,4
17,6

lượng
5
4

%
29,4
23,5

Trung bình
Số
%
lượng
7
10

41,2
58,9

Nhận thức bản thân: Qua khảo sát cho tôi thấy khả năng ca hát của trẻ còn
chưa tốt, các cháu chưa mạnh dạn, tự tin thể hiện hết khả năng của mình, có cháu
giỏi mặt này nhưng yếu mặt kia. Từ đó tơi tìm tòi và ứng dụng một số biện pháp

sau.


CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI LỚP C1 TRƯỜNG MẦM
NON ........
1. Các biện pháp hữu hiệu
Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C1 trường mầm non Tân
Quang tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động nhạc
cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và theo kịp sự phát triển của xã hội.
Năm học 2020 - 2021, tôi đã quyết tâm lấy mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động âm nhạc là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó
tơi đã góp cơng sức nhỏ bé của mình vào q trình hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ. Tơi xin được đề ra và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp C1 như sau:
1.1.Biện pháp 1: Học tập và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
Để thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục đào tạo.Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu
tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu
rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà
giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học". Để phát
triển toàn diện học sinh, người giáo viên mầm non chính là lực lượng trực tiếp thực
hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần
lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển chun mơn
cho giáo viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. giúp giáo
viên tìm những phương thức tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm “lấy người
học làm trung tâm” địi hỏi phải có phương pháp dạy học phù hợp. Lối học này
hình thành ở trẻ sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách giao tiếp xã hội, thích
hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy. Để thực hiện được mục

tiêu này tôi mạnh dạn đề xuất như sau:


- Giáo viên nắm được cách dạy của chương trình mầm non mới chuyển biến
rõ rệt từ nhận thức đến hành động; tích cực, chủ động vận dụng linh hoạt
trong khi tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đặc biệt là phương tiện, học liệu phù hợp với nội
dung yêu cầu của hoạt động giáo dục âm nhạc vì: Âm nhạc có ảnh hưởng
đến q trình hồn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương
tiện tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra
những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu.
- Giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi là vơ cùng cần thiết, địi hỏi cơ giáo
phải chu đáo, yêu nghề, cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt
động.
- Giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tổ chức các hoạt động
giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi, từ đó có ý thức tự học, bồi dưỡng rèn
luyện khả năng âm nhạc, trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
- Đổi mới, sáng tạo phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, phát
huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
đẹp của những tác phẩm nghệ thuật. Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia
các hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Bổ sung thêm đồ dùng, phương tiện giáo
dục âm nhạc, tạo môi trường phong phú giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt
động. Phát triển kỹ năng hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động
theo nhạc cho trẻ.
Những biện pháp này giúp tôi nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, giúp trẻ phát
huy tính tích cực, sáng tạo khi hoạt động và kích thích tiềm năng âm nhạc cho trẻ.
1.2. Biện pháp 2: Dạy âm nhạc cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Thực tế giáo dục âm nhạc ở m.ẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ
về âm nhạc của trẻ khơng thể tự nó mà phát triển được mà phải qua một quá trình:
Học – chơi và mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm

nhạc. Để giúp trẻ hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên, vui vẻ phát huy tính tích
cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hơn về các tác phẩm âm nhạc tôi
đã lựa chọn những bài hát lồng ghép dạy trẻ mọi nơi mọi lúc hàng ngày.
*Dạy trẻ hát vào giờ đón trả trẻ:
Vào giờ đón trẻ buổi sáng và giờ trả trẻ buổi chiều tôi thường cho trẻ nghe các bài
hát trong và ngồi chương trình phù hợp với độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với
chủ đề. Với trẻ tơi ln có phương trâm “nghe sẽ ngấm” khi trẻ nghe nhiều lần trẻ


sẽ cảm nhận được giai điệu bài hát mà mỗi bài hát sẽ có giai điệu khác nhau vì vậy
trẻ cảm nhận được nhiều giai điệu khác nhau làm cho tâm hồn trẻ thêm yêu đời
trong sáng hơn. Từ đó trẻ thích ca hát và hát được như các bạn
*Dạy trẻ hát và vận động trong hoạt động học
Trong mọi tiết học đều có thể tích hợp âm nhạc, âm nhạc giúp cho các tiết học
thêm vui nhộn, trẻ cảm thấy được thoải mái, chống mệt mỏi cho trẻ.
Đối với từng bài học giáo viên sẽ chọn bài hát sao cho phù hợp, có thể là bài
đã học hoặc là bài trẻ chưa biết kết hợp vào trong lúc mở đầu hay kết thúc tiết học
sao cho phù hợp. Muốn tiến hành dạy trẻ ca hát và vận động theo nhạc trên hoạt
động học đạt kết quả trước tiên tôi phải căn cứ vào khả năng của trẻ, vào bài hát cụ
thể để đưa ra biện pháp hình thức tổ chức dạy trẻ phù hợp như:
+ Với những bài hát trẻ đã thuộc cho trẻ hát và vận động theo các các động
tác biểu diễn, cho trẻ lên biểu diễn theo hình thức cá nhân, nhóm, tổ. Thơng qua đó
giáo viên cung cấp thêm kiến thức liên quan đến chủ đề, bài học
+ Với những bài hát mới tôi cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi (hát cho trẻ
nghe, đệm đàn cho trẻ nghe, nghe qua băng đĩa…), vào các hoạt động đầu giờ, giờ
rửa tay, chuẩn bị ăn cơm, trả trẻ. Thơng qua đó tơi chọn các hình thức và biện pháp
cho phù hợp.


*Dạy trẻ hát và vận động trong giờ hoạt động ngoài trời

Với sự phong phú và sáng tạo của giờ hoạt động ngoài trời, trẻ được tự do
thoải mái khám phá mơi trường xung quanh, đây là thời điểm thích hợp để dậy trẻ
ca hát và vận động qua đó giúp trẻ biết thêm về thế giới xung quanh
+Ví dụ: giờ hoạt động ngồi trời cơ cho trẻ tham quan tìm hiểu vườn hoa của
nhà trường, cơ kết hợp cho trẻ hát bài “ ra chơi vườn hoa”, “ vườn cây của bé”…
trị chuyện với trẻ về các lồi hoa, lồi cây có trong vườn.
*Dạy trẻ ca hát trước giờ đi ngủ trưa
Đối với trẻ mầm non, khoảng thời gian trước giờ ngủ trưa vơ cùng quan trọng, nó
ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trước giờ ngủ tơi đã lựa chọn những bài
hát có giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ
+Ví dụ: trước giờ đi ngủ tơi đã hát bài “mẹ yêu con”, “ cò lả”, “ giờ đi ngủ” các bài
hát này có giai điệu nhẹ nhàng,tình cảm, tha thiết giúp trẻ có thể ngủ ngon hơn.


1.3.Biện pháp 3: Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy để
kích thích trẻ hoạt động
Tơi thường xun sử dụng và tìm tịi thêm một số trang web mới để sưu tầm các
bài hát phù hợp cho trẻ như: youtube.com. zing mp3, nhaccuatoi.vn, blog
socnhi.com...
Sau khi tìm được các tư liệu các nội dung phù hợp tôi thiết kế bài giảng cho sinh
động hấp dẫn thông qua các slide, hình ảnh, video.... tơi tạo bài giảng powerpoint,
world, auditions, CS6, photoshop... thơng qua đó tơi xử lí các hình ảnh, video (cắt
và ghép) cho phù hợp với bài giảng.
Ví dụ
+ chủ đề bản thân khi tổ chức sinh nhật cho trẻ trên lớp, ngồi việc trang trí tơi kết
hợp mở các bài hát về sinh nhật để tạo bầu khơng khí vui vẻ cho bữa tiệc sinh nhật.


+ Ở chủ đề “ nghề nghiệp” : dạy hát bài cháu yêu chú bộ đội có thể kết hợp cho trẻ
xem hình ảnh về các chú bộ đội canh giữ nơi rừng sâu, biên giới, nơi đảo xa tương

ứng với mỗi câu hát, đến câu hát nói về ai thì chiếu hình ảnh của người đó. Trẻ vừa
hát vừa vỗ tay theo tiết tấu tiết học thêm vui nhộn và sinh động hơn
+ Với các bài hát dân ca, bài hát dân ca của vùng nào sẽ chiếu hình ảnh, video về
vùng miền đó. Cơ sẽ cho trẻ xem về các cuộc thi hát dân ca, hát đối,....
1.4. Biện pháp 4: Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ
Mỗi chủ đề hoặc mỗi tháng sẽ tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ tại lớp. Các cô
sẽ chuẩn bị trang phục, sân khấu, chương trình cho trẻ. Để buổi biểu diễn luôn đạt
hiệu quả tốt, cô sẽ dậy trẻ hát và vận động các bài hát sẽ trình diễn. Biện pháp này
nhằm rèn trẻ tính tự lập, mạnh dạn tự tin nơi đơng người. Qua đó giúp trẻ thể hiện
nhịp điệu các bài hát bằng chính khả năng của mình và sự cảm nhận âm nhạc của
trẻ.
Trẻ có thể cảm nhận và vận động các bài hát theo ý thích, trẻ hứng thú tham gia
hoạt động vì được làm một ca sĩ thực thụ, giáo viên động viên khuyến khích trẻ để
trẻ thể hiện hết khả năng của mình.
Ví dụ: với chủ đề “ quê hương- đất nước – Bác Hồ” tôi tổ chức lễ hội “ âm vang
bản sắc dân tộc” qua đó trẻ được thể hiện các bài hát của các dân tộc mang màu sắc
khác nhau. Cuối chương trình sẽ tặng quà cho các đội và cá nhân xuất sắc.


1.5. Biện pháp 5 : Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
Giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ ở lớp với cha mẹ, trẻ dễ nhớ mà
cũng dễ quên vì vậy để khắc sâu các bài hát và cách vận động tôi thường xuyên
trao đổi và giải thích với cha mẹ về tầm quan trọng của âm nhạc với sự phát triển
của trẻ.
Vận động các cha mẹ giúp đỡ các cơ trong việc chuẩn bị trang trí, trang phục cho
các con khi tổ chức các buổi văn nghệ. Nhờ cha mẹ thường xuyên mở và cùng con
vận động các bài hát ở nhà. Kết hợp với giáo viên trong một số hoạt động âm nhạc
Khuyến khích các cha mẹ tham dự các buổi hoạt động âm nhạc để cha mẹ thấy
rằng con đi học mầm non không chỉ mang tính chất đi đến để cơ giáo trơng mà con
được giáo dục, tiếp thu các kiến thức, kĩ năng cần thiết qua các hoạt động nhất là

hoạt động giáo dục âm nhạc.
2.Kết quả đạt được
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên tại lớp mẫu giáo 3-4
tuổi C1 lớp mà tôi đang chủ nhiệm tôi đã thu được kết quả như sau:
- Đối với giáo viên: bản thân tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức và kinh
nghiệm khi áp dụng các biện pháp. Đồng thời truyền thụ những kinh nghiệm


đó cho trẻ giúp trẻ năm được các kĩ năng ca hát, cảm nhận âm nhạc một cách
hiệu quả nhất. Tôi đã coi trọng hoạt động âm nhạc và thấy rằng hoạt động
âm nhạc là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Tôi
đã tìm tịi các hình thức và tạo ra nhiều hứng thú cho trẻ trong q trình hoạt
động qua đó giúp trẻ phát triển năng khiếu, tăng khả năng cảm nhận âm nhạc
một cách hiệu quả nhất.
- Đối với trẻ: trẻ rất hứng thú trong quá trình hoạt động, trẻ say xưa nghe cô
hát, hứng thú mạnh dạn khi lên biểu diễn những bài hát, những điệu múa qua
sự hướng dẫn của cơ trẻ cịn khám phá ra rất nhiều điều thú vị về thế giới
xung quanh.
*kết quả đạt được khi áp dụng các biện pháp
Nội dung

Tốt
Số

Trẻ hát đúng nhạc
Kĩ năng vận động

lượng
6
6


khá
%

Số

35,3
35,3

lượng
7
8

Trung bình
Số
%

%
41,2
47,1

lượng
4
3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm

23,5
17,4


Yếu
Số

%

lượng
0
0

0
0


Sau khi áp dụng các biện pháp trên tại lớp của mình tơi thấy giờ hoạt động âm
nhạc đạt kết quả cao hơn, giờ học sinh động thoải mái trẻ cảm thấy thoải mãi hào
hứng và tích cực tham gia các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi với nhau, giữa các trẻ
có sự đồn kết giúp đỡ lẫn nhau và hòa đồng hơn, trẻ của lớp mạnh dạn tự tin hơn
rất nhiều. Một số cháu tham gia đội văn nghệ của lớp của trường và biểu diễn rất tự
tin.
Tôi tích cực hơn việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, soạn các bài
giảng điện tử phục vụ cho các tiết học âm nhạc. Đồng thời để tạo thêm hứng thú
cho trẻ tôi lồng ghép các một học khác vào hoạt động âm nhạc sao cho phù hợp và
tạo thêm hứng thú cho trẻ.
Trao đổi, thảo luận với bạn bè, đồng nghiệp về các tiết dạy, các ý tưởng qua đó rút
kinh nghiệm và trau dồi thêm kiến thức về hoạt động âm nhạc
Giáo viên tích cực sưu tầm các tài liệu mới về hoạt động âm nhạc để tiết dạy luôn
mới mẻ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh đề kết nối phụ huynh với nhà
trường và giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ.

2. Ý nghĩa của đề tài sáng kiến trong thực tiễn của lớp
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi C1 Trường mầm non ........” lần đầu được nghiên cứu, áp dụng
thực tế trong năm học 2020- 2021 nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực:
- Việc nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ giúp trẻ không những
tăng khả năng hoạt động âm nhạc mà còn rèn luyện cho trẻ một số năng lực
phẩm chất như: mạnh dạn, tự tin, tích cực…
- Sau khi áp dụng các biện pháp trẻ thêm hứng thú vớ các hoạt động âm nhạc
cũng như các hoạt động xung quanh.
- Việc thực hiện các biện pháp nếu trên giúp giáo vien có cơ hội hiểu hơn về
tâm sinh lý của trẻ, qua đó tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ.


3. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với lãnh đạo UBND, phòng Giáo dục & Đào tạo
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang
thiết bị đồng bộ, bổ sung kinh phí, tài liệu, đồ chơi… để có đủ đồ dùng, đồ chơi
trang thiết bị cần thiết để tạo điều kiện cho cô và trẻ hoạt động.
- Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng ca hát, các phương
pháp tổ chức hoạt động âm nhạc sáng tạo.
* Đối với nhà trường
Tổ chức cho giáo viên được tham gia nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về
chuyên môn, tập huấn về chuyên đề “giáo dục âm nhạc”.
Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị
bạn tại địa phương.
Tạo điều kiện cho việc làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ hoạt
động giáo dục trong đó có hoạt động âm nhạc.
* Đối với giáo viên
Tôi hi vọng các giáo viên có thể áp dụng các biện pháp nêu trên để nâng cao
chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, tù vào lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

để áp dụng biện pháp cho phù hợp.
* Đối với phụ huynh
Sự phối kết hợp của phụ huynh đối với nhà trường và giáo viên là mắt xích
rất quan trọng. Vì vậy, phụ huynh kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.


Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt ddongjoaam nhạc
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C1 Trường mầm non ........” mà tôi đã nghiên cứu và áp
dụng trong năm học 2020 - 2021. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian
nghiên cứu có hạn nên trong q trình viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung, sự giúp đỡ của Hội đồng khoa
học nhà trường, Hội đồng khoa học phòng Giáo dục & Đào tạo, Hội đồng khoa học
thành phố Sông Công cho tơi. Để giúp tơi có thêm kinh nghiệm q báu phục vụ
cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là việc tạo mơi trường an tồn, lành mạnh,
thân thiện đạt kết quả cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
........, ngày tháng 5 năm 2021
Người viết

Vũ Thị Kim Đức


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHỊNG GD&ĐT SƠNG CƠNG

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo.
2.Tạp chí giáo dục mầm non.
3.Tâm lý học trẻ em.


4.Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT
5. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm
non theo chủ đề (trẻ 5 - 6 tuổi).
6. Một số tài liệu tham khảo khác như đài, báo, tivi.



×