Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Cao cấp lý luận chính trị_ ANQP sự cần thiết phải giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.5 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn vấn đề
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong xu thế hội nhập và
phát triển hiện nay luôn đứng trước nhiều nguy cơ thách thức, trong đó có hoạt
động "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Khi
thực hiện hiện chiến lược "diễn biến hịa bình", các thế lực thù địch ln tìm mọi
cách lợi dụng các vấn đề nhạy cảm: dân chủ, nhân quyền (tức Quyền con người),
tôn giáo, dân tộc để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam,
nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng lái Việt
Nam theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng ta đã định
hướng, chỉ đạo kịp thời về công tác đấu tranh để ngăn chặn âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền trong chiến lược "diễn biến
hịa bình", dùng cách mạng màu để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Định hướng và quan điểm của Đảng được ghi nhận cụ thể trong Chỉ thị số
12/CT-TW, ngày 12-7-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Vấn đề quyền
con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta". Sau mười hai năm thực hiện,
do tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là mức độ ngày
càng gia tăng, phức tạp của chiến lược "diễn biến hịa bình" địi hỏi Thủ tướng
Chính phủ phải ra Chỉ thị số 41/2004-CT-TTg "Về tăng cường cơng tác bảo vệ,
đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới" để tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc
đấu tranh chống lại các thế lực thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Đặc
biệt, sau 18 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TW, Đảng ta đã chỉ đạo các Bộ, Ban,
ngành tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Chỉ thị để rút ra những bài học
kinh nghiệm và đề ra phương hướng công tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền trong



2

thời gian tới, từ đó ban hành Chỉ thị số 44/CT-TW, ngày 20-7-2010 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng "Về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới".
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, một bộ phận không
nhỏ cán bộ chủ chốt các cấp không nắm vững, thậm chí chưa biết đến các văn bản
nói trên. Ngay cả khi họ đã được tham gia các khóa Bồi dưỡng kiến thức về Giáo
dục Quốc phòng - An ninh nhưng do áp lực về thời gian, nên vấn đề nhân quyền
chưa được chú trọng đề cập thỏa đáng trong nội dung chương trình học tập.
Trong khi đó, họ là đối tượng có vai trị quan trọng trong việc chỉ đạo triển
khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng nói chung, về vấn đề đấu tranh
ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân
quyền trong chiến lược "diễn biến hịa bình" nói riêng.
Điều đó cho thấy, giáo dục nâng cao nhận thức về vấn đề nhân quyền
cho cán bộ chủ chốt các cấp là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Là một cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp Vụ, đồng thời tham gia nghiên cứu,
giảng dạy pháp luật về quyền con người trong và ngồi Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, từ kiến thức đã thu nhận được sau đợt Bồi
dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh (từ ngày 22-11 đến ngày 15-12-2010),
tại Học viện Chính trị, tơi mạnh dạn chọn vấn đề "Sự cần thiết phải giáo dục
để nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt
Nam" để làm thu hoạch sau đợt học tập.
Mong muốn nhỏ bé của tôi là viết nên những suy nghĩ của mình,
chuyển đến lãnh đạo Học viện Chính trị xem xét để kiến nghị các cấp có thẩm
quyền bổ sung thêm vấn đề nhân quyền vào nội dung học tập của các lớp bồi
dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh.
Vì nhân quyền ln là một trong những vấn đề lớn của đời sống chính
trị thế giới, là chính sách ưu tiên của nhiều cuộc gia. Cuộc đấu tranh chống



3

các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam còn
là nhiệm vụ lâu dài và phức tạp. Các thế lực thù địch ngày càng gia tăng
hoạt động "diễn biến hịa bình", sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền"
để gây sức ép, can thiệp vào cơng việc nội bộ của ta; kích động hoạt động
chống đối; tập hợp, phát triển "lực lượng dân chủ" nhằm hình thành tổ chức
chính trị đối lập, thực hiện "cách mạng màu" để thiết lập chế độ đa nguyên,
đa đảng ở Việt Nam.
2. Ý nghĩa của việc chọn vấn đề
Nội dung của bản thu hoạch sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, đánh giá
thực trạng việc thực hiện giáo dục nhận thức của cán bộ chủ chốt về âm mưu,
hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá
Việt Nam hiện nay. Các giải pháp, kiến nghị trong bản thu hoạch có thể làm
tài liệu tham khảo cho lãnh đạo và các giảng viên của Học viện chính trị khi
đề xuất xây dựng chương trình học tập cho các lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc
phòng - An ninh cho đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp.
3. Kết cấu của bản thu hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của bản thu hoạch gồm 3 phần.


4

NỘI DUNG

I. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC CẤP VỀ ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN CHỐNG PHÁ
VIỆT NAM


1.1. Xuất phát từ yêu cầu phải nắm vững quan điểm của Đảng ta
về giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu,
hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống
phá Việt Nam
Như đã đề cập, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về âm mưu, hoạt
động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt
Nam trong từng giai đoạn cách mạng để có sách lược chỉ đạo kịp thời cho
cuộc đấu tranh luôn cam go và phức tạp này.
Chỉ thị số 12/CT-TW ngày 12-7-1992 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa VII) về "Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của
Đảng ta", đã khẳng định, các thế lực đế quốc chủ nghĩa là những kẻ vi phạm
nghiêm trọng quyền con người ở ngay nước chúng và đối với các dân tộc
khác. Tuy nhiên, với thái độ giả nhân giả nghĩa, chúng dương ngọn cờ dân
chủ, nhân quyền để phục vụ cho các âm mưu đen tối phá hoại các nước xã hội
chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy
mạnh âm mưu chiến lược "diễn biến hịa bình" ở Việt Nam mà vấn đề quyền
con người được coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược đó, nhằm mục
tiêu lật đổ CNXH và phá hoại độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của ta.
Dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chúng tiến hành hoạt động phá
hoại tư tưởng, tuyên truyền cho nền dân chủ tư sản và những quan điểm giá trị
của phương Tây, vu cáo, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng ta.


5

Chúng mượn chiêu bài đấu tranh bảo vệ quyền con người, khuyến
khích, tập hợp, hỗ trợ cho bọn phản động trong các tơn giáo, trong dân tộc ít
người và bọn cơ hội, bất mãn, cực đoan phát triển lực lượng, hình ảnh Việt
Nam vi phạm quyền con người nhằm ly gián, cô lập ta trên trường quốc tế.

Chúng dùng vấn đề quyền con người làm làm chuyên đề bao vây, cấm vận
kinh tế, đẩy ta lún sâu vào khủng hoảng, lấy đó làm điều kiện cho việc mở
rộng hợp tác kinh tế và viện trợ nhân đạo, hòng ép ta phải thỏa hiệp, nhân
nhượng, từng bước thay đổi đường lối chính trị.
Chúng đặt vấn đề quyền con người vượt lên trên chủ quyền quốc gia,
lôi kéo Liên hợp quốc áp đặt biện pháp trừng phạt, can thiệp thô bạo vào độc
lập, chủ quyền của những nước mà chúng cho là "vi phạm quyền con người".
Âm mưu của chủ nghĩa đế quốc về vấn đề quyền con người còn lâu
dài, phức tạp gắn liền với chiến lược "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ của
chúng. Chúng ta cần phải tỉnh táo trước âm mưu thâm độc đó để chủ động đối
phó, kiên quyết đánh bại chúng.
Từ đó, Đảng ta đã khẳng định trước hết, cần phải tăng cường công tác
tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
chủ chốt các cấp để mọi người hiểu rõ về quan điểm, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước ta về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công
dân, nhận rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta, đặc biệt là nhận rõ, để vạch trần
những luận điệu bịp bợm; âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân
quyền của các thế lực thù địch để chống phá Việt Nam.
Khi đã nhận thức được đầy đủ về quan điểm của Đảng về quyền con
người, về âm mưu thủ đoạn, hoạt động lợi dụng dân chủ nhân quyền để chống
phá Việt Nam, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trên từng cương vị cơng tác
của mình sẽ giành thế chủ động trong hoạt động ngoại giao và tuyên truyền
đối ngoại, song song với việc tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn các


6

quyền cơ bản của con người, đảm bảo tính đặc thù và tính phổ biến của quyền
con người.
Xem xét, phân biệt từng loại đối tượng, âm mưu, mục đích hoạt động

lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để đấu tranh,
phê phán trên tinh thần đối thoại bình đẳng theo nguyên tắc giữ vững độc lập,
chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc gia trong bất cứ hồn cảnh nào. Vì đây là
ngun tắc quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống cịn nhìn từ góc độ an ninh
quốc gia.
Đặc biệt, phải tỉnh táo theo dõi, phân tích và có dự báo về những âm
mưu, thủ đoạn mới của kẻ địch để kịp thời đấu tranh; trong quá trình tác
nghiệp cán bộ chủ chốt các cấp đặc biệt lưu ý tránh những sai lầm, sơ hở có
thể bị địch lợi dụng xuyên tạc, thổi phồng để tập hợp lực lượng chống phá ta.
Quan điểm của Đảng về giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ
chốt các cấp về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ,
nhân quyền chống phá Việt Nam trong Chỉ thị số 12/CT-TW, tiếp tục được cụ
thể hóa trong Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg "Về tăng cường công tác bảo vệ,
đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới" là âm mưu, của các thế lực thù
địch tiếp tục gia tăng và được coi là một trong những mũi tấn công chủ yếu
của chiến lược "diễn biến hịa bình". Do đó, Chính phủ u cầu các Bộ, Ban
ngành tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo dục
để nâng cao nhận thức cho mọi người cán bộ đảng viên về công tác bảo vệ và
đấu tranh về nhân quyền trong tình hình mới. Nắm vững quan điểm của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người, nâng cao cảnh giác;
thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn
giáo, dân tộc, quy chế dân chủ cơ sở, chính sách đất đai, cán bộ…; nắm vững,
dự báo kịp thời âm mưu, hoạt động với thủ đoạn mới của kẻ địch; đẩy mạnh
cơng tác thơng tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam; chủ động, sẵn
sàng đối thoại về dân chủ nhân quyền; giúp bạn bè thế giới hiểu rõ hơn và


7

không bị ngộ nhận bởi luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam của các thế lực

phản động.
Ngày 26-8-2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có cơng văn số
215/CV-TW, chỉ đạo việc tổng kết Chỉ thị số 12/CT-TW ngày 12-7-1992, giao
cho Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện đến tất cả các Bộ, Ban, ngành và địa phương.
Kết quả tổng kết đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế trong cơng tác
nhân quyền, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 20-7-2010 "Về cơng
tác nhân quyền trong tình hình mới". chỉ thị tiếp tục tái khẳng định và bổ sung
thêm một số vấn đề trong quan điểm của Đảng về đấu tranh chống âm mưu,
hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam của các thế
lực thù địch. Ban Bí thư yêu cầu các Bộ, Ban ngành và các địa phương tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền
con người; về kết quả đấu tranh với các luận điệu sai trái nhằm nâng cao nhận
thức, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nhân làm thất bại âm mưu, hoạt động chiến lược "diễn biến
hịa bình" của các thế lực thù địch. Để tăng cường cho cơng tác giáo dục nhân
quyền, Bộ chính trị và Ban Bí thư đã cho phép Ban chỉ đạo nhân quyền của
Chính phủ tổ chức xuất bản và phát hành Tạp chí nhân quyền Việt Nam (số
đầu tiên đã ra đời vào tháng 6-2010), mở website Nhân quyền Việt Nam. Tiếp
tục chủ động đối thoại nhân quyền để tạo ra sự đồng thuận theo nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ
của nhau; kiên quyết đấu tranh, phê phán, vạch trần những luận điệu sai trái,
vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở nước ta. Nắm chắc tình hình, tạo
thế chủ động, sử dụng chiến lược, sách lược mềm dẻo, linh hoạt trong xử lý
các vấn đề liên quan đến nhân quyền. Xây dựng đề án công tác đấu tranh với
âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá ta về dân chủ, nhân


8


quyền. Tăng cường công tác phối kết hợp của các Bộ, Ban ngành và các địa
phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cơng
tác bảo vệ, đấu tranh nhân quyền.
Qua phân tích trên cho thấy giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ
chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân
chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam là một tất yếu khách quan.
1.2. Xuất phát từ thực trạng việc giáo dục nhận
thức cho cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt
động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân
quyền chống phá Việt Nam
Thực tế cho thấy, hoạt động giáo dục quyền con người nói chung, giáo
dục nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam
nói riêng đã được triển khai thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy
nhiên, so với yêu cầu thực tiễn hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ chủ chốt các cấp về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử
dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam còn nhiều hạn chế, cho nên,
trong thời gian qua, công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền cịn một số
hạn chế, yếu kém, có lúc, có nơi cịn bị động, lúng túng. Việc triển khai thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, dân tộc,
dân chủ tại một số cơ sở, địa phương cịn thiếu sót, tạo cớ cho các thế lực thù
địch lợi dụng xuyên tạc, vu cáo, chống phá ta. Sự phối hợp của các ngành, các
cấp trong việc nắm tình hình, đấu tranh với các hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch chưa thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả đấu tranh chưa cao,
chưa huy động tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Cơng tác
nghiên cứu khoa học về quyền con người còn hạn chế 1.


9


Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ chủ chốt các cấp đều đã hoặc đang
được đào tạo về chương trình Trung cấp lý luận chính trị hoặc Cao cấp lý luận
chính trị, nhưng từ năm 2009 trở về trước, các hệ đào tạo này chưa có mơn
học "Lý luận về quyền con người", chỉ có hệ đào tạo Đại học Chính trị tại Học
Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được học 30 tiết; từ năm
học 2009-2010, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã
đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình đào tạo với 5 tiết nhưng mới áp
dụng cho các lớp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính hệ tập trung. Như
vậy, hệ đào tạo tại chức vẫn chưa được tiếp cận vấn đề nhân quyền, dẫn đến
hầu hết cán bộ chủ chốt các cấp hiện nay chưa được giáo dục đầy đủ về nhận
thức âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân
quyền chống phá Việt Nam.
Ngay chương trình Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh của
Học viện Chính trị hiện nay, mặc dù đã có một chun đề về "Phịng chống
chiến lược "Diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực chống phá
cách mạng" với thời lượng 5 tiết, nhưng vấn đề âm mưu, hoạt động của các
thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam được lồng
ghép trong tồn bộ bài, chưa có mục riêng cho vấn đề này. Dẫn đến có sự phụ
thuộc vào lượng thơng tin và khả năng truyền tải của giảng viên về vấn đề này
rất lớn. Tức là học viên có thể thu nhận được kiến thức về âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam
nhiều hay ít phụ thuộc vào sự am hiểu và khả năng sư phạm của giảng viên.
Nói cách khác, khi nghiên cứu xong chuyên đề này, học viên sẽ cảm nhận
được chiến lược "diễn biến hòa bình" được các thế lực thù địch thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực nhằm xó bỏ chế độ và Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng có
thể khơng nhận diện sâu sắc được trong chiến lược "diễn biến hịa bình" vấn
đề dân chủ, nhân quyền được kẻ thù sử dụng như một mũi tấn công chủ đạo
và hiệu quả nhất.



10

Do đó, chú trọng nội dung giáo dục nhận thức về âm mưu, hoạt động
của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam
cho các cán bộ chủ chốt trong chương trình Bồi dưỡng Quốc phòng - An ninh
là yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay.
1.3. Xuất phát từ vị trí, vai trị của cán bộ chủ
chốt trong việc đấu tranh chống chiến lược "diễn biến
hịa bình" của các thế lực thù địch
Cán bộ chủ chốt của các Bộ, Ban ngành và địa phương là lực lượng
nịng cốt có vị trí và vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, triển
khai thực hiện và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam trên mọi phương diện về chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội và an ninh quốc phịng; trong thực hiện chức năng đối nội và
đối ngoại của Nhà nước.
Mặt khác, việc có hay khơng hành vi vi phạm dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam là do chính đội ngũ cán bộ chủ chốt quyết định. Bởi vì, vi phạm
nhân quyền chỉ được đề cập trong mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân.
Do đó, trong q trình thực thi công vụ, nếu cán bộ công chức, đặc biệt là cán
bộ chủ chốt không nhận thức đầy đủ về vấn đề nhân quyền rất có thể để xảy
ra tình trạng vi phạm nhân quyền, hoặc sở hở trong quá trình tác nghiệp, tạo
kẻ hở cho kẻ thù lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo (tình huống chiến sĩ Công an
Việt Nam bịt miệng Mục sư Lê Văn Lý là một ví dụ điển hình).
Đặc biệt hơn, cán bộ chủ chốt cũng là mục tiêu số một trong chiến
lược "diễn biến hịa bình" của kẻ thù, chúng đang tìm mọi cách để mua chuộc,
lôi kéo, dụ dỗ và lung lạc hòng làm cho cán bộ chủ chốt tự diễn biến. Cho
nên, cần phải chú trọng giáo dục đầy đủ về nhân quyền cho cán bộ chủ chốt
để họ nhận diện được đầy đủ âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử
dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam để họ nâng cao cảnh giác



11

tránh được cạm bẫy diễn biến và tự diễn biến; đồng thời chủ động triển khai
thực hiện các chủ trương của đảng trên lĩnh vực bảo vệ và đấu tranh nhân
quyền ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy việc đưa vấn đề nhân quyền vào
chương trình Bồi dưỡng kiến thức Quốc phịng - An ninh nhằm nâng cao nhận
thức cho cán bộ chủ chốt về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử
dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cần
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH SỬ DỤNG DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CHỐNG
PHÁ VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC
PHỊNG - AN NINH

Theo chúng tôi, giáo dục nhận thức cho cán bộ chủ chốt về âm mưu,
hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống phá
Việt Nam hiện nay trong chương trình Bồi dưỡng kiến thức Quốc phịng - An
ninh, cần chú trọng vào những nội dung sau:
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân
chủ, nhân quyền
a) Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử, là
giá trị chung của nhân loại
- Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con người, cơ sở để bác
bỏ luận điệu coi quyền con người là phát kiến, giá trị của phương Tây.
- Đảng ta chủ trương phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh vì
lợi ích chân chính và phẩm giá của con người.



12

b) Trong xã hội còn phân chia giai cấp, việc thực hiện quyền con
người ln mang tính giai cấp
- Trong phạm vi quốc tế tính giai cấp thể hiện trong cuộc đấu tranh
giữa lực lượng cách mạng tiến bộ với lực lượng phản cách mạng, phản tiến
bộ. Trong thế kỷ XX, là cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội: tư bản chủ
nghĩa - chủ nghĩa xã hội, diễn ra dưới hình thức: "diễn biến hịa bình" và
chống "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ giữa chủ nghĩa đế quốc với các
nước xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc.
- Trong phạm vi quốc gia: thể hiện ở chính sách bảo vệ hệ thống chính
trị, xã hội hiện hữu, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi
ích giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động.
Nên về cơ bản tính giai cấp của quyền con người thống nhất với tính
nhân loại, tính phổ biến của quyền con người.
c) Quyền con người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù
- Tính phổ biến của quyền con người bắt nguồn từ những giá trị cơ
bản của con người được hình thành trong lịch sử: nhân phẩm, tự do, bình
đẳng, nhân đạo.
- Tính phổ biến khơng phủ nhận tính đặc thù của quyền con người
- Trong thực tiễn tính đặc thù được thể hiện trong việc xây dựng, thực
hiện chính sách về bảo vệ quyền con người
- Khẳng định tính đặc thù để bác bỏ việc sao chép, áp đặt các mơ hình
dân chủ, nhân quyền của các nước khác cho Việt Nam; đồng thời phải chủ
động sáng tạo trong việc bảo đảm quyền con người phù hợp với thực tiễn
khách quan.



13

d) Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tiền đề và điều kiện bảo
đảm quyền con người
- Quyền con người luôn gắn với một chế độ xã hội, một quốc gia, một
dân tộc nhất định
- Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là tiền đề, điều kiện cơ bản bảo
đảm quyền con người
- Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội, sự toàn
vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ chiến lược trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực dân
chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
e) Quyền của cá nhân luôn gắn liền với nghĩa vụ
- Quyền của cá nhân chỉ có ý nghĩa khi đặt trong mơi trường, trong các
quan hệ xã hội; khơng có các quan hệ xã hội sẽ khơng có các quyền con người.
- Trong khi hưởng thụ quyền, mỗi người phải tơn trọng lợi ích của xã
hội và của người khác, tôn trọng các quy phạm xã hội đã được xác lập.
h) Bảo đảm quyền con người chủ yếu thuộc về chủ quyền và trách
nhiệm của mỗi quốc gia
- Ngày nay quyền con người đã được quốc tế hóa về nhiều mặt, tuy
nhiên việc bảo đảm quyền con người chủ yếu vẫn thuộc khuôn khổ mỗi quốc
gia, trong thẩm quyền pháp lý của các Nhà nước
- Khơng có bất cứ một tổ chức quốc tế nào kể cả Liên hợp quốc có thể
đảm đương việc đảm bảo các quyền con người thay cho các nhà nước.
- Quan hệ giữa các quốc gia với Liên hợp quốc phải dựa trên nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, thỏa thuận song phương, đa phương và
tự nguyện.


14


2.2. Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng
dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam
a) Sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để hoạt động phá hoại tư
tưởng, tác động chuyển hóa nội bộ từ bên trong, thực hiện âm mưu "diễn
biến hịa bình" và thực hiện cuộc "cách mạng màu" ở nước ta
- Tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, đa ngun, đa đảng; ca
ngợi, tuyệt đối hóa mơ hình tư bản chủ nghĩa và văn hóa phương Tây; kích
động tư tưởng ky khai, tạo dựng ngọn cờ, hình thành tổ chức công khai đối
trọng với Đảng.
- Thúc đẩy, lợi dụng Việt Nam xây dựng xã hội dân sự theo mơ hình,
tiêu chí phương Tây nhằm thốt ly vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với
cách mạng nước ta.
- Tập dượt việc tập hợp lực lượng trong tầng lớp học sinh, sinh viên
tham gia biểu tình dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền để thực hiện cuộc
"cách mạng màu ở Việt Nam.
b) Tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân
quyền gây sức ép chống phá ta
- Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc tình hình
nhân quyền ở Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
- Các nước phương Tây ráo riết, tích cực áp đặt quan điểm của họ về
dân chủ, nhân quyền, gia tăng lợi dụng vấn đề này để can thiệp vào công việc
nội bộ, chống phá ta.
- Lấy vấn đề dân chủ, nhân quyền làm điều kiện trong quan hệ đối
ngoại, hợp tác quốc tế với Việt Nam; trắng trợn yêu cầu Việt Nam phải bỏ


15

hoặc thay đổi một số điều Luật có lợi cho chúng; yêu cầu ta phải tha một số

đối tượng vi phạm pháp luật bị ta bắt, xử lý.
- Tuyên truyền, xuyên tạc hệ thống pháp luật của ta không đảm bảo
quyền con người; vu cáo Việt Nam không thực hiện nghiêm chỉnh các Công
ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.
c) Lợi dụng các hoạt động pháp định để gây sức ép, chống Việt Nam
về dân chủ, nhân quyền
- Mỹ, EU và các nước phương Tây khác lợi dụng việc xây dựng
và thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên, điều trần về
dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nhằm gây sức ép với ta về dân chủ,
nhân quyền.
- Các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động của Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc để gây sức ép, chống phá ta về về dân chủ, nhân quyền; việc
thảo luận ra nghị quyết lên án các nước vi phạm nhân quyền; sử dụng cơ chế
kháng thư, thủ tục đặc biệt và đặc phái viên đặc biệt về nhân quyền… can
thiệp vào công việc nội bộ của ta.
d) Tăng cường khích lệ, hỗ trợ hoạt động chống chính quyền của
các đối tượng cực đoan lợi dụng tơn giáo, dân tộc; kích động tư tưởng
chống đối, ly khai, tự trị ở các vùng chiến lược.
- Hoạt động khích lệ, hỗ trợ hoạt động chống chính quyền của các đối
tượng cực đoan lợi dụng tôn giáo: việc địi lại đất có nguồn gốc tơn giáo; hoạt
động của Giáo hội phật giáo Việt Nam (vụ Thái Hà)…
- Hoạt động khích lệ, hỗ trợ hoạt động chống chính quyền của các đối
tượng cực đoan lợi dụng vấn đề dân tộc: kích động và chỉ đạo số chống đối
bên trong hoạt động biểu tình, chống đối ở các vùng chiến lược (Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ…).


16

- Tuyên truyền, kích động, lừa gạt người dân tộc thiểu số trốn ra nước

ngoài (người Thượng ở Tây Nguyên trốn sang Cămpuchia, người Mông ở Tây
Bắc trốn sang Lào…) gây mất ốn định chính trị, xã hội.
- Tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở các vùng chiến
lược: tuyên truyền, xuyên tạc Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền tự
quyết của người bản địa; thành lập nhà nước Đề-ga ở Tây Nguyên; thành lập
vương quốc Mông; vấn đề dân tộc Khmer…
- Các tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngồi lợi dụng hoạt động
viện trợ nhân đạo để đi sâu vào các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa
nắm tình hình, đứng chân.
đ) Tăng cường, khích lệ số đối tượng cơ hội chính trị, bọn phản
động người Việt lưu vong hoạt động chống chính quyền, tạo dựng "ngọn
cờ", thành lập các tổ chức chính trị đối lập, thúc đẩy phát triển "phong
trào dân chủ" ở Việt Nam
- Khích lệ, ủng hộ bọn phản động người Việt lưu vong hoạt động
chống phá ta.
- Khích lệ hoạt động chống đối của bọn cơ hội chính trị ở trong nước;
can thiệp, gây sức ép đòi ta phải tha các đối tượng cơ hội chính trị vi phạm
pháp luật bị ta bắt, xử lý.
e) Chính trị hóa vấn đề khiếu kiện và những vấn đề sơ hở, thiếu sót
của ta trong việc giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự, tham nhũng, tiêu
cực, đình cơng, biểu tình, tập dượt cho "cách mạng màu"
- Tình hình khiếu kiện, biểu tình, đình cơng đơng người ở Việt Nam
- Các thế lực thù địch âm mưu chính trị hóa vấn đề khiếu kiện, biểu
tình, đình cơng, tập dượt "cách mạng đường phố", nhằm tạo lực lượng chính
trị để thực hiện cuộc "cách mạng màu" ở nước ta.


17

2.3. Phương hướng, nhiệm vụ công tác đấu tranh chống âm mưu,

hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ,
nhân quyền chống phá Việt Nam của các Bộ, Ban,
ngành, địa phương trong thời gian tới
a) Dự báo tình hình
- Tình hình thế giới có liên quan đến công tác bảo vệ, đấu tranh về
nhân quyền của ta.
- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
của nước ta ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ, đấu tranh về
nhân quyền.
- Âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động, mục tiêu, phương pháp
của các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ, một số nước EU là đồng minh của
Mỹ và bọn phản động trong và ngoài nước là lực lượng xung kích sử dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc chống phá ta.
b) Nhiệm vụ và giải pháp
- Kế hoạch, nội dung, chương trình, biện pháp cụ thể của các Bộ, Ban
ngành, địa phương nhằm thực hiện công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền
trong tình hình mới hiệu quả.
- Biện pháp nắm chắc tình hình, theo dõi, tập hợp, nghiên cứu, phân
tích thơng tin toàn diện, dư luận trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề dân
chủ, nhân quyền.
c) Giữ vững ổn định an ninh trật tự, mở các đợt tấn cơng chính trị
- Tăng cường đối sách chính trị, cảm hóa chính trị, xử lí vơ hiệu hóa
ngay từ ban đầu các hoạt động sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do
tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá ta.


18

- Phát hiện kịp thời và có biện pháp đấu tranh có hiệu quả, làm vơ hiệu
hóa những âm mưu của các thế lực thù địch dùng những phần tử về nhân quyền

"tôn vinh" các nhân vật chống đối ta, gây sức ép với ta trong lĩnh vực này.
- Kiên quyết khơng để hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo dựng
được "ngọn cờ" chống đối, thực hiện "cách mạng màu" chống ta, bảo vệ thành
công các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước.
d) Tổ chức cơng tác tuyên truyền, vận động giáo dục sát hợp với tư
tưởng các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú,
đa dạng
đ) Tăng cường thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Bộ Chính trị
và chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội,
đảm bảo an ninh- quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân ở các vùng chiến
lược, các địa bàn trọng điểm, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt là triển khai và thực
hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, chương trình… của Đảng và Nhà
nước liên quan đến nhân quyền.
e) Đẩy mạnh công tác đấu tranh, tuyên truyền đối ngoại
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về thành tựu nhân quyền hàng năm
của Việt Nam; phê phán các hoạt động vi phạm nhân quyền ở chính các nước
phương Tây. Đối với các vấn đề "nổi cộm" mà bên ngồi quan tâm, cần xử lí
khéo léo, khơng để tình hình phức tạp thêm.
- Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về nhân quyền: trao đổi
kinh nghiệm hợp tác với các nước trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân
quyền; tăng cường đối thoại về nhân quyền, duy trì các kênh đối thoại song
phương, đa phương, kênh 1, kênh 2 theo hướng phân biệt linh hoạt đối tác để
có phương thức đối thoại thích hợp, đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập,
chủ quyền và an ninh quốc gia nhưng linh hoạt, mềm dẻo khôn khéo trong đối


19

sách nhằm tranh thủ mọi lực lượng để có thể tranh thủ được, phân hóa các thế
lực thù địch.

- Chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh chung tại các khóa
họp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương; chuẩn
bị tham gia xây dựng tổ chức nhân quyền khu vực ASEAN có lợi cho Việt
Nam; tiếp tục cử các đoàn ra nước ngoài tiếp xúc, vận động, tranh thủ dư luận
và chủ động mời các chính khách Mỹ, EU, các tổ chức quốc tế về nhân
quyền, Hội đồng Nhân quyền, các báo cáo viên đặc biệt thăm Việt Nam để
trao đổi về nhân quyền; tích cực tranh thủ các tổ chức, cá nhân, các nước tiến
bộ ủng hộ ta.
g) Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tăng cường thực hiện pháp luật đi đơi với kiện tồn các
cơ quan bảo vệ pháp luật
- Tích cực thực hiện cải cách tư pháp và cải cách hành chính.
- Nghiên cứu ban hành các luật còn thiếu; sửa đổi, bổ sung các văn
bản pháp luật và các điều luật không phù hợp và cụ thể hóa hơn nữa các văn
bản pháp luật.
- Nghiên cứu cơ bản về vấn đề nhân quyền (quyền con người) làm
luận cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật, tôn trọng, bảo vệ việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Đẩy mạnh quy chế dân chủ cơ sở; hoàn thiện cơ chế dân chủ trực
tiếp và gián tiếp, mở rộng dân chủ trong đảng và nhân dân trên cơ sở đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần đấu tranh chống lại các luận
điệu sai trái của các thế lực thù địch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, thực hiện theo pháp
luật; tổ chức tốt việc thi hành pháp luật, nhất là trong công tác bắt, giam giữ,


20

xét xử, cải tạo phạm nhân (kiên quyết chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngồi
vào cơng tác này).

- Phổ biến rộng rãi các công ước, điều ước quốc tế về nhân quyền mà
Việt Nam tham gia, kết quả việc thực hiện; nghiên cứu tham gia các công ước
quốc tế về nhân quyền, đảm bảo về chính trị, pháp luật và đối ngoại.
h) Ý kiến đề xuất mơ hình tổ chức làm công tác bảo vệ, đấu tranh về
nhân quyền cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của Bộ, Ban,
ngành và địa phương nơi cán bộ chủ chốt công tác để đề xuất mô hình cho
phù hợp, có tính khả thi và hiệu quả.
- Quán triệt quan điểm của Đảng, tuân thủ pháp luật Nhà nước về dân
chủ nhân quyền để tổ chức và triển khai thực hiện công tác bảo vệ, đấu tranh
về dân chủ, nhân quyền.
III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC
VỀ ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH SỬ DỤNG
DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM VÀO CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO CÁN
BỘ CHỦ CHỐT CÁC CẤP

3.1. Biên nội dung chuyên đề về giáo dục nhân quyn cho từng
nhóm đối tợng tham d lp Bi dng kiến thức Quốc phịng - An
ninh
HiƯn nay, chóng ta cha có chuyờn riờng trong giáo trình
Giỏo dc Quc phũng - An ninh; cha có đầy đủ tài liệu cho việc
giáo dục nhõn quyn theo từng nhóm đối tợng. Vì thế, chúng ta
cần thiết phải xây dựng chuyờn riờng về giáo dục nhân quyền cho


21

các đối tượng là cán bộ chủ chốt tham gia chương trình Bồi dưỡng kiến thức
Quốc phịng - An ninh tại Học viện chính trị; đồng thời cung cấp c¸c tài

liệu giáo dục nhõn quyn cho từng nhóm chủ thể, từng nhóm
đối tợng giáo dục cụ thể, trên cơ sở tính hệ thống, tính liên
thông, tớnh bo mt của tài liệu và đảm bảo gắn kết cả nội
dung giáo dục nhân quyền với néi dung gi¸o dơc Quốc phịng- An
ninh.
Chủ thể biên soạn nội dung chuyên đề này có thể là giảng viên của
Học viện Chính trị; có thể mời một thành viên Ban chỉ đạo nhân quyền của
Chính phủ biên soạn hoặc xin ý kiến tư vấn, phản biện.
3.2. Đa chơng nội dung giáo dục nhân quyền
thành một chuyên đề trong chơng trình Bối dỡng kiến
thức Quốc phòng - An ninh
- Căn cứ vào thời lợng của chơng trình học tập có thể
đa toàn bộ nội dung (đà đề cập ở phần II) thành một chuyên
đề chuyên sâu, hoặc thành một mục riêng trong chuyên đề
"Phũng chng chin lc "Diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ của các th
lc chng phỏ cỏch mng" theo giáo trình hin ti của Học viện chính trị.
- Căn cứ vào trình độ thực tế của các đối tượng đào tạo để đưa nội
dung giảng dạy cho phù hợp.
KẾT LUẬN

1. Việc đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình Bồi dưỡng kiến thức
Quốc phòng - An ninh nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt về âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân chủ, nhân quyền chống
phá Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.


22

2. Căn cứ vào thời lượng của chương trình học tập, về đối tượng tham
dự các khóa bồi dưỡng của Học viện Chính trị để đưa nội dung giảng dạy về

nhân quyền cho phù hợp và hiệu quả.
3. Phương pháp đưa nội dung giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho
cán bộ chủ chốt về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng dân
chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam vào chương trình bồi dưỡng kiến thức
Quốc phịng - An ninh của Học viện Chính trị có thể được thực hiện theo cách
lồng ghép thành một mc trong chuyên đề "Phũng chng chin lc
"Din bin hũa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực chống phá cách mạng",
hoặc thành một chuyên đề riêng.


23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban
bí thư Trung ương về “Vân đề quyền con người và quan điểm, chủ trương
của Đảng ta”, ngày 12-7-1992.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2010), Chỉ thị số 44/CT-TW của Ban
bí thư “Về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới”, ngày 20-7-2010.
3. Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2008), Kế hoạch Tổng kết thực
hiện chit thị 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (2005), Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở
Việt Nam, .
5. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
“Về tăng cường cơng tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình hình
mới”, ngày 02-12-2004.
6. Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ chí Minh, Tài liệu Giáo dục
Quốc phịng - An ninh của (dùng cho hệ Cao cấp Lý luận chính trị - Hành
chính), Hà Nội.
7. Học viện Chính trị, Giáo trình Giáo dục Quốc phịng - An ninh của (dành

cho đối tượng 2), Hà Nội.


24

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM



×