Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.87 KB, 45 trang )

1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đóng một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, là cơ sở để xây dựng đời sống
văn hóa ở từng cấp và trong cộng đồng. Thực tiễn đã khẳng định hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao còn là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động
chào mừng các ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị, xã hội của đất nước, của
địa phương, cũng là nơi như một cơ sở giáo dục ngoài nhà trường, nơi giáo dục
ý thức công dân, bổ sung kỹ năng sống, nơi để nhân dân sáng tạo, thể hiện tài
năng, sức khỏe...
Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là nơi có phong trào văn hóa và
thể dục thể thao quần chúng phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng xã hội, các
cơng trình phục vụ văn hóa, văn nghệ, luyện tập, thi đấu thể dục thể thao chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa, thể thao của thành phố, đặc biệt là thể
thao thành tích cao, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như phục vụ
cho các hoạt động văn hóa, luyện tập, giao lưu, thi đấu thể dục thể thao cấp
xã, huyện và tỉnh.
Hiện nay, một số địa phương, cơ sở của thành phố chưa triển khai tổ
chức thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao, chưa nhận thức đầy đủ
về vị trí, vai trị của văn hóa, thể thao cũng như mối quan hệ gắn bó giữa kinh
tế, văn hóa, thể thao và chính trị; chưa coi phát triển văn hóa, thể thao là trách
nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020"
nhằm đánh giá thực trạng hoạt động và cơ sở vật chất hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao của thành phố trong những năm qua, đồng thời xác định rõ mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao thành phố giai đoạn 2016-2020, tạo ra sân chơi lành



2
mạnh, bổ ích, thiết thực cho nhân dân; tổ chức các hoạt động có quy mơ phù
hợp với từng địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc xây dựng đề án "Nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020" là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố
Bắc Ninh tương xứng với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh Bắc Ninh; xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các thiết chế văn hóa, thể thao thành phố với các cơng trình văn hóa đa
dạng, chuẩn hóa, kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn
và phát triển, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, đảm bảo các
điều kiện để góp phần tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể
thao, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui
chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 100% thiết chế văn hóa, thể thao đạt
chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
- Xây dựng bổ sung các hạng mục khác của Trung tâm Văn hóa - Thể
thao thành phố Bắc Ninh.
- 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn.
- 100% Nhà văn hóa - Khu thể thao thơn, làng, khu phố đạt chuẩn.
- Đảm bảo thành phố có quy hoạch quỹ đất cho thiết chế văn hóa, thể
thao phục vụ thanh thiếu niên, nhi đồng; đảm bảo các thiết chế đạt chuẩn theo
quy định.
- Đảm bảo thành phố có quy hoạch quỹ đất xây dựng quảng trường,

tượng đài, công viên cây xanh; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hệ thống tượng
đài, công viên cây xanh đã xuống cấp.


3
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao các cấp; đồng thời có chính
sách nhằm thu hút nhân tài về công tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề án tập trung vào hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.
1.3.2. Khơng gian nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu, khảo sát, phân tích số liệu các thiết chế
văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2016 đến 2020.


4
Phần 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Thiết chế
Thiết chế nghĩa là thiết lập hệ thống các quy chế, chương trình có tính
quy định về sử dụng các cơ sở hạ tầng cũng như các tổ chức các hoạt động
liên quan đến một phạm vi cụ thể. Ví dụ: Thiết chế văn hóa; thiết chế thể thao,
thiết chế xã hội…
2.1.1.2. Thiết chế văn hóa

Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: Cơ sở
vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ
riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa.
Đình, chùa, đền thờ, nhà thờ... cũng là những yếu tố của thiết chế văn
hóa; tuy nhiên ở góc độ, phạm vi nghiên cứu của đề án này, chỉ xác định đối
tượng là thiết chế văn hóa, thể thao hiện đại.
Thứ nhất, cơ sở vật chất của thiết chế văn hóa: Là những cơ sở, điều
kiện cần có tối thiểu cho các hoạt động văn hóa, nhất là các sinh hoạt cộng đồng
diễn ra. Trong đó quan trọng nhất chính là khơng gian sinh hoạt cộng đồng.
Thứ hai, bộ máy tổ chức nhân sự: Là tổ chức sự nghiệp được thành lập
theo quy định hoặc tổ chức tự quản do nhân dân lập ra một cách khơng chính
thức (phi thể chế), những người tham gia là theo cơ chế tự nguyện hoặc theo
sự phân công của cộng đồng.
Thứ ba, Quy chế hoạt động: Được xây dựng theo quy định của pháp
luật hoặc do nhân dân xây dựng theo nguyên tắc thỏa ước, tự quản.
Thứ tư, kinh phí hoạt động: Từ ngân sách hoặc do nhân dân đóng góp
một cách tự nguyện và các nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác.
2.1.1.3. Thiết chế thể thao
Thiết chế thể thao là chỉ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát hoạt
động thể dục thể thao hội tụ đầy đủ các yếu tố: Bộ máy tổ chức và nhân sự, cơ


5
sở vật chất, nội dung hoạt động, quy chế hoạt động và giám sát, kinh phí hoạt
động. Loại thiết chế nào thiếu một trong những yếu tố này sẽ không hoạt động
được. Trong thiết chế thể dục thể thao có thiết chế nhà nước về thể dục thể
thao và thiết chế xã hội về thể dục thể thao.
2.1.1.4. Thiết chế văn hóa, thể thao
Thiết chế văn hóa, thể thao là những cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng
xã hội được sử dụng cho các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao phục

vụ nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần, tham gia luyện tập, rèn luyện sức
khỏe, tổ chức các giải thi đấu thể thao quần chúng, giao lưu các môn thể thao
của nhân dân, đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật;
- Có tổ chức bộ máy;
- Có hoạt động theo chức năng;
- Có sự tham gia sinh hoạt của quần chúng nhân dân.
2.1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
2.1.2.1. Cơ sở chính trị
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về
chính sách văn hóa, cụ thể là về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Một dấu
mốc thể hiện rõ nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) "Về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã xác
định việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế, thể chế văn hóa là một
trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết ghi rõ: "Nâng cao chất lượng hoạt
động của các thiết chế văn hóa hiện có… Xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ
sở". Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII) - một Nghị quyết có ý nghĩa như chiến lược văn hóa của Đảng trong
thời kỳ đầu đổi mới, tại Hội nghị lần thứ chín ngày 09/6/2014, Ban chấp hành
Trung ương (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW "Về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước" đã tiếp tục khẳng định: "Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống


6
thiết chế văn hóa ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư
xây dựng mới một số cơng trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao hiện đại
ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước". Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 được thơng qua tại Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XI, một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu kiện tồn hệ thống thiết

chế văn hóa, thể thao: "Phát triển tồn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa…
xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao".
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh
vực văn hóa, thể thao như: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020; Kết luận số 166-KL/TU ngày 23/10/2009 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về cơ sở vật chất, cơng trình văn hóa, thể
thao cơ sở; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 25/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bắc Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh
mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; Chương trình hành động số 64-CTr/TU
ngày 25/7/2014 của Tỉnh ủy Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".
2.1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (Số
32/2009/QH12) của Quốc hội;
- Luật Thể dục, thể thao (Số 77/2006/QH11) của Quốc hội;
- Các văn bản của Chính phủ:
+ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao;
+ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP
ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 69/2008/NĐ-CP;


7
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
+ Số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát
triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020;

+ Số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 về việc phê duyệt đề án Phát triển
văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
+ Số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
+ Số 2198/QĐ-TTg ngày 03/10/2010 về việc phê duyệt Chiến lược
phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
+ Số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về việc phê duyệt đề án Tổng thể
phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
+ Số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 về việc phê duyệt đề án xây
dựng đời sống văn hóa cơng nhân ở các khu cơng nghiệp đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;
+ Số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt đề án "Quy
hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các cơng trình văn hóa (nhà hát, rạp
chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020";
+ Số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 về việc phê duyệt về "Quy hoạch
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao quốc gia đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030";
+ Số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
+ Số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 2020, định hướng đến năm 2030;
+ Số 1831/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
+ Số 1560/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch
chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;


8
- Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008

của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thơng tin thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện;
- Các Thơng tư của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
+ Số 03/2009/TT-BVHTTDL ngày 28/8/2009 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
+ Số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định tiêu chí của
Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh;
+ Số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ
chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;
+ Số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 quy định mẫu về tổ chức,
hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thơn;
+ Số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 6
của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL;
- Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân
lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011 - 2020.
- Các văn bản địa phương:
+ Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về việc Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh;
+ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
+ Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;



9
+ Các quy hoạch, chương trình, đề án và kế hoạch phát triển sự nghiệp
văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh, của thành phố Bắc Ninh đã ban hành
trước đây;
+ Số liệu thống kê, điều tra, khảo sát của thành phố Bắc Ninh, Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh và các Sở, ngành liên quan.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
Có thể khẳng định, từ chủ trương nhất quán, chính sách đúng đắn của
Đảng, Nhà nước và bằng những việc làm thiết thực, cụ thể của cấp ủy, chính
quyền và nhân dân Bắc Ninh, đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân
khơng ngừng được cải thiện, sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có
bước phát triển tương đối tồn diện. Công tác quản lý nhà nước, phát triển sự
nghiệp không ngừng được đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố từng bước được đầu tư xây dựng.
Nhiều di sản văn hóa được đầu tư, bảo tồn phát huy giá trị; nhiều thành tích
cao trong thi đấu thể thao được xác lập; cơ sở hạ tầng du lịch bước đầu được
đầu tư xây dựng, góp phần làm phong phú, đa dạng trong sinh hoạt văn hóa
và khơng ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao góp phần cụ thể hóa các mục tiêu phát triển văn hóa, thể dục thể thao cho
thành phố, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ và tham gia hoạt động văn hóa của
nhân dân; đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ về xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn phát triển văn hóa địa phương; phát triển
nền thể dục thể thao tiến bộ có tính dân tộc, đưa hoạt động xã hội hóa văn hóa
ngày càng phát triển mạnh mẽ; góp phần ổn định chính trị, bảo vệ mơi trường,
giữ gìn an ninh trật tự, quốc phòng.
Với những yếu tố chủ quan và khách quan trên đây đòi hỏi thành phố
Bắc Ninh từ nay đến năm 2020 phải đầu tư xây dựng, đổi mới hoạt động của
hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp với tầm nhìn dài hạn trong giai

đoạn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của ngành Văn hóa - Thể thao
và Du lịch và của tỉnh.


10
2.2. Nội dung thực hiện của đề án
2.2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Những thành tựu của công cuộc đổi mới và q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ sở quan trọng thúc đẩy văn hóa, thể thao
phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách. Sau gần 30 năm đổi mới, nước
ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Quá trình đổi mới đất nước tạo
ra những tiền đề mới, rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể
thao. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển văn hóa,
thể thao, thơng qua nhiều Nghị quyết, Quyết định quan trọng, Quốc hội đã
thông qua các Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác liên quan đến các hoạt
động văn hóa, thể thao nói chung và từng lĩnh vực văn hóa, thể thao cụ thể
nói riêng. Mặt khác, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho xã hội
nước ta biến đổi sâu sắc và toàn diện, diễn ra quá trình đấu tranh gian khổ và
phức tạp giữa cái lạc hậu và tiến bộ, giữa cái tốt và cái xấu, giữa tư duy trì
trệ, bảo thủ và đổi mới… Đó chính là mảnh đất tốt cho sự tìm tịi, sáng tạo
văn hóa, văn nghệ, rèn luyện thể dục thể thao. Đơ thị hóa làm cho kết cấu
dân cư có bước thay đổi lớn. Từ sự thay đổi này sẽ dẫn đến những thay đổi
về nếp sống, lối sống, tập tục v.v… địi hỏi phải có những giải pháp cụ thể
nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của quê
hương và di sản văn hóa, đồng thời phát triển đời sống văn hóa, thể thao
thích ứng với thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quy hoạch phát triển của tỉnh, của thành phố đến năm 2020 và
định hướng đến 2030, Bắc Ninh sẽ trở thành vùng đô thị lớn văn hiến, văn
minh, giàu bản sắc, hiện đại, sinh thái và bền vững, trên nền tảng kinh tế trí
thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sống tiện nghi,

trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân. Bên cạnh đó,
những năm gần đây, các quy hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, của vùng và của Thủ đô Hà Nội đã và đang được triển khai có
ảnh hưởng tích cực đến các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch


11
của thành phố. Sự ra đời của những cơ chế, chính sách, pháp luật mới được
Đảng và Nhà nước ban hành có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
thao và du lịch cũng tác động làm thay đổi nhiều mặt hoạt động văn hóa, thể
thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước, phát triển sự
nghiệp văn hóa, thể thao khơng ngừng được đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ và cơ
sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từng bước được đầu tư xây
dựng; nhiều di sản văn hóa được đầu tư, bảo tồn phát huy giá trị; nhiều thành
tích cao trong thi đấu thể thao được xác lập; cơ sở hạ tầng du lịch bước đầu
được đầu tư xây dựng, góp phần làm phong phú, đa dạng trong sinh hoạt văn
hóa và khơng ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
2.2.2. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố Bắc Ninh
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy, nhân lực trực tiếp làm cơng tác văn hóa,
thể thao
* Về tổ chức bộ máy
- Ở cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa,
thể thao, gồm 04 phịng chun mơn: Phịng Nghiệp vụ Văn hóa, Phịng
Nghiệp vụ Thể thao, Phịng Nếp sống Văn hóa và Gia đình và Phịng Quản lý
Di sản văn hóa. Các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao gồm: Trung tâm Văn
hóa tỉnh, Ban Quản lý Di tích tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà hát Dân
ca Quan họ Bắc Ninh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trường Trung
cấp Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch tỉnh, Trung tâm Hoạt động thể thao và
Trung tâm Huấn luyện thể thao.

- Ở thành phố trực thuộc tỉnh: Phịng Văn hóa - Thơng tin là là cơ quan
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện cơng tác quản lý nhà nước
về văn hóa, thể thao và đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành
phố.
- Ở cấp xã: Hiện đã bố trí 01 cơng chức văn hóa xã hội chuyên trách văn
hóa, thể thao giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng


12
quản lý nhà nước về tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao tại địa phương.
* Về đội ngũ cán bộ
- Số lượng: Hiện nay, nguồn nhân lực trực tiếp làm cơng tác văn hóa, thể
thao trên địa bàn thành phố là 43 người, trong đó:
+ Ở thành phố trực thuộc tỉnh: 24 người, trong đó có 5 người cơng tác ở
khối hành chính và 19 người cơng tác ở khối sự nghiệp.
+ Cấp xã: 19 người công tác ở khối hành chính.
- Chất lượng: trình độ chun mơn nghiệp vụ ở thành phố trực thuộc
tỉnh có 02 người có trình độ Thạc sĩ (chiếm 8,3%), có 16 người có trình độ
Đại học (chiếm 66,7%), có 6 người có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm
25%); Cấp xã 10 người có trình độ đại học (52,7%), 4 người có trình độ Cao
đẳng (21%) và 5 người có trình độ Trung cấp (26,3%).
2.2.2.2. Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố
Bắc Ninh
* Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh nằm trên địa bàn
thành phố
Hiện tại thành phố Bắc Ninh có 07 thiết chế cấp tỉnh nằm trên địa bàn
thành phố trực thuộc tỉnh gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh; Bảo tảng tỉnh; Thư
viện tỉnh; Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; Nhà hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh; Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh; Trung tâm Hoạt động thể thao.
 Trung tâm Văn hóa tỉnh

- Tổ chức bộ máy gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc và 01 Phó giám
đốc); 05 phịng chun mơn. Tổng số có 38 cán bộ, trong đó, 35 biên chế và
03 hợp đồng (trong đó, trình độ đào tạo đại học 19, sơ cấp là 19).
- Cơ sở vật chất: Được xây dựng trên diện tích đất là 2.383m2, gồm
các cơng trình: 01 hội trường lớn với 400 ghế ngồi, có sân khấu và hệ thống
âm thanh, ánh sáng, 01 nhà điều hành 3 tầng đảm bảo về chỗ làm việc cho các
phòng, ban của Trung tâm.


13
- Tình hình hoạt động: Trung tâm thực hiện cơng tác tuyên truyền phố
biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; duy trì hoạt động
của các Câu lạc bộ văn hóa. Cơng tác tun truyền, xây dựng phong trào văn
hóa văn nghệ ở địa phương bước đầu đã được triển khai thực hiện.
 Bảo tàng tỉnh
- Tổ chức bộ máy: Ban giám đốc (gồm Giám đốc và 02 Phó giám
đốc); 04 phịng chức năng. Tổng số có 24 cán bộ, trong đó 21 biên chế, 03
hợp đồng theo Nghị định 68/CP (trong đó, trình độ đào tạo thạc sĩ: 01; đại
học: 19; trung cấp: 04).
- Cơ sở vật chất: Là một trong ba cơng trình văn hóa được đầu tư
trọng điểm của tỉnh, với diện tích đất được quy hoạch là 22.180m 2, đã được
đầu tư xây dựng tòa nhà 3 tầng (nhà làm việc + khu trưng bày) với tổng diện
tích 7.940m2, diện tích khn viên cây xanh 5.756m 2. Về cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động của Bảo tàng tỉnh đã được nhà nước quan tâm
đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Tình hình hoạt động: Bảo tàng tỉnh hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật
trưng bày, trong đó có một số bộ sưu tập theo chuyên đề. Công tác kiểm kê,
bảo quản được thực hiện thường xuyên. Ngoài nhiệm vụ trưng bày hiện vật
tại chỗ, hoạt động trưng bày lưu động theo các bộ sưu tập chuyên đề đã và
đang được Bảo tàng đặc biệt chú trọng. Hàng năm, Bảo tàng tỉnh tổ chức

nhiều đợt trưng bày phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu tìm hiểu các
nội dung lịch sử - văn hóa của nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương.
 Thư viện tỉnh
- Tổ chức bộ máy, gồm: Giám đốc, chưa có Phó giám đốc, 04 phịng
chun mơn. Tổng số có 22 cán bộ, trong đó 21 biên chế, 01 hợp đồng theo
Nghị định 68/CP (trong đó, trình độ đào tạo thạc sĩ: 01; đại học: 21).
- Cơ sở vật chất: Thư viện tỉnh được quy hoạch trên diện tích đất
22.180m2, đã được đầu tư xây dựng tòa nhà 3 tầng (nhà làm việc và các phịng
phục vụ) có tổng diện tích 7.500m2, diện tích khn viên cây xanh 5.750m2.


14
Đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như mặt bằng, nhà làm việc,
các phòng phục vụ hiện đại, rộng rãi.
- Tình hình hoạt động: Thư viện tỉnh hiện đang lưu trữ nhiều tài liệu
đa dạng và quý. Công tác phục vụ bạn đọc được thực hiện thường xuyên, hàng
năm đơn vị phục vụ trên 65 nghìn lượt bạn đọc. Hiện đơn vị đang thực hiện
hệ thống tra cứu mục lục tài liệu trên mạng internet từ dự án Thư viện điện tử.
 Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng
- Tổ chức bộ máy, gồm: Ban Giám đốc (Phó Giám đốc phụ trách và 01
Phó giám đốc); 06 phịng chun mơn. Tổng số có 29 cán bộ, trong đó, 12
biên chế và 17 hợp đồng (trình độ đào tạo đại học: 20; cao đẳng: 02; trung
cấp: 04; sơ cấp: 03).
- Cơ sở vật chất: Trụ sở làm việc của Trung tâm Phát hành phim và
Chiếu bóng có diện tích sử dụng 4.438m2, gồm nhà điều hành 3 tầng với diện
tích 961m2 và cơng trình sân khấu ngồi trời là 3.349m2. Hiện tại sân văn hóa
ngồi trời đã xuống cấp trầm trọng, không đủ điều kiện để tổ chức các hoạt
động văn hóa nghệ thuật lớn của tỉnh; chưa có rạp chiếu bóng đúng tiêu chuẩn
để phục vụ (hiện rạp đang hoạt động nhờ địa điểm nhà văn hóa của Trung tâm
Văn hóa tỉnh); phương tiện vận chuyển chưa có; các thiết bị máy móc được

đầu tư đã cũ, lạc hậu...)
- Tình hình hoạt động: Trung tâm có 02 đội chiếu phim lưu động
thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các xã, thơn xa trung tâm thành
phố. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế nên việc
chiếu phim chưa thu hút được đông đảo nhân dân đến xem và thưởng thức.
 Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Tổ chức bộ máy: Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và 01 Phó giám đốc);
05 phịng chun mơn. Tổng số có 58 cán bộ, trong đó 37 biên chế và 21 hợp
đồng (trong đó, trình độ đào tạo đại học: 18; trung cấp: 37; sơ cấp: 03).
- Cơ sở vật chất: Tổng diện tích đất quy hoạch 1.850m2. Các cơng
trình được xây dựng, gồm: 01 hội trường với 120 chỗ ngồi, có sân khấu và hệ


15
thống âm thanh, ánh sáng; 01 nhà điều hành 02 tầng tổng diện tích xây dựng
gần 1.328m2, hiện tại hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, phương tiện
ôtô phục vụ biểu diễn mới được đầu tư, bước đầu đáp ứng được những buổi
biểu diễn với quy mô vừa và nhỏ.
- Tình hình hoạt động: Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh là đơn vị
nghệ thuật chuyên nghiệp duy nhất của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài nhiệm vụ biểu
diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền, quảng bá giới
thiệu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh với khán giả trong nước và quốc tế, kết
hợp biểu diễn doanh thu, Nhà hát cịn có nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn các hình
thức hát dân ca Quan họ Bắc Ninh truyền thống, nghiên cứu thể nghiệm các
loại hình ca hát Quan họ trên sân khấu.
 Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh
- Tổ chức bộ máy, gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám
đốc); 03 phịng chun mơn. Tổng số có 41 cán bộ, trong đó 32 biên chế và
09 hợp đồng theo Nghị định 68/CP (trình độ đào tạo: thạc sĩ: 04; đại học: 31;
cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông 06 người).

- Cơ sở vật chất: Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh hiện đang quản
lý sân vận động Suối Hoa với tổng diện tích 3.6ha, các hạng mục cơ sở hạ
tầng cơ bản chưa có hoặc đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống các phịng tập
cho các mơn thể thao và khu nhà ở vận động viên thiếu và xuống cấp, ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo, huấn luyện cho nền thể thao thành
tích cao của tỉnh.
- Tình hình hoạt động: Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh đào tạo,
huấn luyện vận động viên một số môn cơ bản như: Vật, Karate-do, Cờ vua,
Cầu lông, Boxing, Đấu kiếm, Cử tạ, Đá cầu, tổ chức các đội tuyển tham gia
thi đấu các giải quốc gia và khu vực.
 Trung tâm Hoạt động thể thao
- Tổ chức bộ máy, gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc và Phó giám đốc),
03 phịng chun mơn (Hành chính - Tổng hợp; Nghiệp vụ và Dịch vụ). Tổng


16
số có 20 cán bộ, trong đó biên chế 14, hợp đồng 06; (trình độ đào tạo đại học:
14 cao đẳng; trung cấp, lao động phổ thông: 06). Để đảm bảo tối thiểu cho
việc tổ chức các hoạt động thi đấu của Trung tâm, đơn vị đã ký hợp đồng
ngắn và dài hạn với 12 lao động và một số cộng tác viên thể thao.
- Cơ sở vật chất: Trụ sở làm việc được quy hoạch với diện tích 5ha,
gồm: 01 Nhà thi đấu đa năng với 3.000 chỗ ngồi và hệ thống các phòng chức
năng phù hợp với yêu cầu luyện tập và thi đấu một số môn thể thao mũi nhọn
của tỉnh.
- Tình hình hoạt động: Hàng năm đơn vị trực tiếp tổ chức các giải thể
thao cấp tỉnh, ngành; tổ chức hệ thống dịch vụ luyện tập và thi đấu thể dục thể thao phục vụ nhu cầu của đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân. Khi
được ủy nhiệm, đơn vị phối hợp, tổ chức các giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế
và và khu vực.
Đánh giá chung: Đội ngũ cán bộ, viên chức ở cấp tỉnh cơ bản đã đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay; thực hiện tốt công

tác tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của một số đơn vị (Trung tâm Phát hành phim
và Chiếu bóng; Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Trung tâm Huấn luyện thể
thao tỉnh) không đảm bảo về diện tích; các cơng trình xây dựng đã lâu hiện
xuống cấp trầm trọng nhưng chưa được đầu tư sửa chữa nâng cấp nên rất khó
khăn trong việc tổ chức các hoạt động sự nghiệp.
* Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố Bắc Ninh
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã thành lập Trung tâm
Văn hóa - Thể thao, cụ thể như sau:
- Về tổ chức bộ máy: Tổng số có 19 cán bộ, trong đó 16 biên chế, 03
hợp đồng (trình độ đào tạo đại học: 13; cao đẳng: 03; trung cấp: 03). Ban lãnh
đạo gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; có 04 phịng ban chun mơn
(phịng thể thao, tuyên truyền, thư viện và văn nghệ).
- Về cơ sở vật chất: Được quy hoạch, đầu tư xây dựng với tổng diện


17
tích Quy hoạch là 3.000 m2, diện tích xây dựng trên 1.000 m2. Cơng trình
được đầu tư xây dựng với hơn 100 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính như:
Nhà Văn hóa đa năng trên 500 ghế ngồi, khối nhà hành chính 500 m 2, cơng
trình đã hồn thiện và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2015.
- Đánh giá chung: Mặc dù thành phố đã thành lập Trung tâm Văn hóa Thể thao, tuy nhiên tổ chức bộ máy và cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị
còn thiếu dẫn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao, nội dung hoạt
động còn nghèo nàn, sơ sài chủ yếu hoạt động mang tính "kỳ", "cuộc" chưa
thể hiện vai trò chủ động trong việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động văn hóa thể thao cũng như xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn.
* Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã
- Về bộ máy cán bộ: Theo kết quả khảo sát, thành phố Bắc Ninh hiện
có 19/19 xã, phường, thị trấn đã bố trí 01 cán bộ cơng chức văn hóa xã, trong
đó: có 10 cán bộ có trình độ đại học, 04 cán bộ có trình độ Cao đẳng và 05
cán bộ có trình độ Trung cấp; 15/19 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành

và 4/19 cán bộ đào tạo khác chuyên ngành. Trên địa bàn thành phố hiện có
15/19 xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể
thao, tuy nhiên các Trung tâm Văn hóa - Thể thao hầu như chưa được bố trí
cán bộ chuyên trách, chủ yếu vẫn do Trưởng văn hóa xã kiêm nhiệm.
- Cơ sở vật chất: Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 03/19 xã, phường,
thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao (đạt 15,8 %), trong đó có 02 Trung
tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn (phường Kinh Bắc, phường Ninh Xá thành
phố Bắc Ninh) và 01 Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa đạt chuẩn. Còn 16
xã, phường, thị trấn hiện đang sử dụng Hội trường của Ủy ban nhân dân cùng
cấp để hoạt động thay cho chức năng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao.
Trong đó có 16 xã, phường, thị trấn có quy hoạch quỹ đất xây dựng (trụ sở)
Trung tâm Văn hóa - Thể thao đảm bảo quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (trên 2.500m2); 04 xã quy hoạch quỹ đất chưa đạt chuẩn của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (dưới 2.500m2). Có 46 sân thể thao đơn giản


18
nhưng hầu hết chưa đạt chuẩn, chưa có người quản lý, vận hành. Đa số các xã
tuy đã có quy hoạch đất cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao nhưng chưa có
nguồn lực giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới.
- Về tình hình hoạt động: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao hoạt động khơng thường xuyên, chủ yếu phục vụ các ngày lễ, hội họp
và là nơi tổ chức giải thể thao của xã.
* Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp thôn
- Về tổ chức cán bộ: Cán bộ quản lý các Nhà văn hóa - Khu thể thao
thơn, làng, khu phố hiện đang kiêm nhiệm (chủ yếu là giao cho Trưởng thôn,
trưởng khu phố quản lý, một số địa phương giao cho Trưởng ban Mặt trận Tổ
quốc hoặc Bí thư Đồn thanh niên), trình độ chun mơn nghiệp vụ về cơng
tác văn hóa, thể thao cịn hạn chế.
- Cơ sở vật chất: Hiện thành phố có 99/113 thơn, làng, khu phố có

Nhà Văn hóa, trong đó: 46/99 Nhà Văn hóa đạt chuẩn về diện tích sử dụng
theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 53/99 Nhà Văn hóa chưa
đạt chuẩn về quy mơ, diện tích sử dụng; 11/113 thơn, làng, khu phố chưa có
nhà văn hóa, hiện đang sử dụng các cơng trình như Đình, Chùa, trường mầm
non làm nơi sinh hoạt của cộng đồng. 03/113 thơn, làng, khu phố khơng có
nhà Văn hóa. Nhà văn hóa - khu thể thao thơn, làng, khu phố hiện có trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh chủ yếu được xây dựng từ nguồn kinh phí xã hội hóa
và hỗ trợ một phần của ngân sách địa phương. Hầu hết các Nhà Văn hóa Khu thể thao thơn, làng, khu phố đều chưa đảm bảo theo quy chuẩn.
- Tình hình hoạt động: Nhà văn hóa - Khu thể thao thơn, làng, khu
phố chủ yếu được sử dụng phục vụ tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, phục vụ các
hoạt động hội họp của đảng, đoàn thể, khu dân cư và tổ chức hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao của nhân dân nhân dịp ngày lễ, sự kiện của địa
phương. Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.
* Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ thanh thiếu
niên, nhi đồng


19
Thực tế, thành phố Bắc Ninh hiện có 01 Nhà văn hóa thiếu nhi cấp
huyện do Thành đồn thành phố Bắc Ninh quản lý và 01 Cung văn hóa thanh
thiếu nhi cấp tỉnh do Tỉnh đoàn Bắc Ninh quản lý nằm trên địa bàn thành phố.
- Cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh: Được xây dựng trên diện tích
3,5ha, gồm các hạng mục cơng trình như: Nhà đa năng, khu điều hành, bể bơi
và khuôn viên vui chơi dành cho trẻ em. Về tổ chức bộ máy, gồm Giám đốc
và 01 Phó Giám đốc, 02 phịng chun mơn với tổng số 11 cán bộ, trong đó
09 biên chế, 03 hợp đồng 68 (trình độ đại học và trên đại học 07; trung cấp và
lao động phổ thông 04).
- Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố: Được xây dựng với diện tích là
5.415m2, gồm Nhà đa năng và khu khn viên vui chơi dành cho trẻ em.
Hiện tại, Nhà văn hóa thiếu nhi do 01 cán bộ Thành đoàn phụ trách (kiêm

Giám đốc) với 02 lao động hợp đồng.
Cung văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh hiện cơ bản đáp ứng được nhu cầu
học tập, vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn thành
phố. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cịn thiếu một số hạng mục cơng trình, trang
thiết bị luyện tập, đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư nhưng còn thiếu và chưa
đồng bộ. Đối với Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố cịn nhiều hạn chế, khó
khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ thiếu nhi cịn
thiếu, khơng có cán bộ hướng dẫn, tổ chức hoạt động.
* Thực trạng hệ thống quảng trường, tượng đài, công viên
Hiện nay, nằm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có 01 Quảng trường
trung tâm với diện tích khoảng 10ha, thường xuyên được chỉnh trang phục vụ
các sự kiện chính trị - văn hóa và các kỳ Festival, Về miền Quan họ của tỉnh;
03 tượng đài và một số vườn hoa. Số lượng tượng đài tại thành phố Bắc Ninh
còn thiếu và phân bố không đồng đều, chưa xứng tầm với vai trị, vị thế và
truyền thống văn hóa, lịch sử của thành phố trung tâm chính trị - kinh tế, văn
hố - xã hội, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ của tỉnh Bắc Ninh.
Trong số 03 tượng đài hiện có là danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc; tượng
đài về văn học nghệ thuật gắn với đời sống đương đại còn thiếu, những tượng


20
đài đã có thì hiệu quả kết nối cộng đồng chưa cao; Hệ thống cơng viên văn hóa
chưa có, chủ yếu là vườn hoa, cây xanh phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh
thần cho nhân dân.
2.2.2.3. Thành tựu, hạn chế
* Thành tựu
Trong những năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố
Bắc Ninh đã thường xuyên được xây dựng, tu sửa, nâng cấp. Hệ thống thiết
chế này đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân trên địa

bàn. Thiết chế văn hóa, thể thao đã trở thành cơng cụ của Đảng bộ và chính
quyền các cấp trong việc lãnh đạo, tuyên truyền, chuyền tải nội dung thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào, các cuộc vận động lớn; là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đồng thời, hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao đã khẳng định vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao của thành phố trực thuộc tỉnh và là diện mạo văn hóa
của địa phương. Việc xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân tại địa phương. Hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao cũng đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội. Có thể khẳng định, hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao trong những năm qua đã có những đóng góp nhất định trong q
trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố, góp phần vào mục
tiêu chung phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.
 Về xây dựng cơ sở vật chất
Gần đây, các thiết chế văn hóa, thể thao đã từng bước tiếp tục được
quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Một số cơng trình có quy mơ lớn, kiến trúc đẹp, hiện đại đã có chủ trương xây
dựng hoặc đang xây dựng. Để phát huy vị thế của thành phố trung tâm,


21
chương trình xây dựng nơng thơn mới của thành phố đã và đang tiến hành quy
hoạch các cơng trình văn hóa, thể thao và đang từng bước đầu tư xây dựng.
Nhiều xã, phường, thị trấn đã có những điển hình về cơ chế xây dựng, quy
hoạch thiết chế văn hóa, thể thao. Xuất hiện những cách làm sáng tạo, góp
phần xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao trở thành nơi sinh hoạt thiết thực
với đời sống của nhân dân tại địa phương.
 Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban
hành văn bản pháp quy, cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh và tạo hành lang
pháp lý cho các hoạt động văn hóa, thể thao của thành phố Bắc Ninh nói riêng
và của tỉnh Bắc Ninh nói chung, phù hợp với tình hình mới.
Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Bắc
Ninh như một nhiệm vụ trọng tâm.
 Về tổ chức hoạt động
Hệ thống tổ chức bộ máy về văn hóa, thể thao từng bước được kiện
toàn và củng cố, đã phát huy tốt vai trò, chức năng tham mưu, thực hiện tốt
cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và tổ chức các hoạt động sự
nghiệp văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố. Mặc dù cơ sở vật chất còn
nhiều hạn chế nhưng các nội dung hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao thành phố Bắc Ninh khá phong phú, thiết thực, tạo điều kiện để các
tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc
của từng địa phương và của vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc.
 Về đội ngũ cán bộ
- Đội ngũ những người làm công tác văn hóa, thể thao được rèn luyện,
thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, khắc phục khó
khăn, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với cơng việc, gắn bó với cơ quan đơn
vị và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao.


22
- Với chính sách thu hút nhân tài của tỉnh, đã bổ sung một số cán bộ
trẻ, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, được đào tạo chính quy, năng động,
sáng tạo trong cơng việc, có khả năng tham mưu, xử lý công việc.
* Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hệ thống thiết chế văn hóa,

thể thao trên địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện còn thiếu và yếu. Sự thiếu hụt
thể hiện ở số lượng các thiết chế văn hóa, thể thao chưa đảm bảo. Những thiết
chế hiện có phần lớn đã xuống cấp, khơng đảm bảo theo quy định. Thêm vào
đó, hầu hết các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay đều thiếu trang thiết bị hoạt
động; kinh phí đầu tư cho các hoạt động chuyên môn cũng như xây dựng, sửa
chữa, nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp đều thiếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng
một số thiết chế văn hóa, thể thao về quy mơ, kiến trúc, vị trí cịn chưa phù
hợp. Quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao gặp nhiều khó khăn.


Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thiết chế văn hóa, thể thao

- Ở thành phố trực thuộc tỉnh: Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành
phố Bắc Ninh được đầu tư xây dựng đảm bảo đạt quy chuẩn. Tuy nhiên, các
hạng mục cơng trình vẫn chưa đủ, hiện mới chỉ xong hạng mục Nhà văn hóa
đa năng. Nhà Văn hóa thiếu nhi thành phố đã được xây dựng nhưng còn thiếu
trang thiết bị, dụng cụ đồ chơi phục vụ thiếu nhi. Chưa có Nhà Văn hóa lao
động phục vụ công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn.
- Ở cấp xã: Số lượng các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường,
thị trấn trên địa bàn thành phố còn quá thấp 03/19 xã, cơ sở vật chất, tổ chức
bộ máy chưa có, trang thiết bị còn thiếu. Các hội trường kiêm chức năng Nhà
văn hóa đều được xây dựng trong trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phần lớn là nhà
cấp bốn, các xã, phường, thị trấn có sân thể thao đơn giản, song hầu hết các sân
thể thao đều chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí chưa được thường xuyên, hiệu
quả chưa cao, chưa thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.


23

- Ở thơn, làng, khu phố: Ngồi các thơn, làng, khu phố có Nhà Văn
hóa hoạt động độc lập; 22/97 (22,7%) thơn, làng, khu phố sử dụng các cơng
trình khác như Đình, Chùa, trường mầm non làm nơi sinh hoạt của cộng đồng
(thay chức năng của Nhà Văn hóa). Hầu hết các Nhà văn hóa và sân thể thao
của các thôn, làng, khu phố không đạt chuẩn theo quy định. Cán bộ quản lý
các Nhà văn hóa - Khu thể thao hiện nay đều là kiêm nhiệm, chưa được bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và không được hưởng phụ cấp.


Về tổ chức bộ máy

Công tác quản lý, tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao thành phố Bắc Ninh hiện vẫn còn một số bất cập. Hoạt động của Phịng Văn
hóa và Thơng tin thành phố là đơn vị quản lý nhà nước và Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố là đơn vị hoạt động sự nghiệp còn vướng mắc, chồng chéo.
 Về đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao cịn thiếu và hạn chế, nhất
là ở cấp cơ sở, vẫn cịn tình trạng sử dụng cán bộ trái ngành nghề. Một số thiết
chế văn hóa, thể thao thành phố Bắc Ninh hiện không những thiếu cán bộ tổ
chức, hướng dẫn hoạt động có chun mơn sâu mà còn thiếu cả cán bộ quản lý.
Đội ngũ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, thể thao cịn thiếu những nhà
nghiên cứu chuyên sâu như: đạo diễn, nghệ sĩ tài năng, nhà lý luận, khoa học có
khả năng dự báo và định hướng được nhiều vấn đề do thực tiễn hoạt động đặt ra.
Tại cấp xã, phường, thị trấn ngồi cán bộ hoạt động hành chính, cán
bộ sự nghiệp văn hóa, thể thao chưa được định hình. Các thiết chế Trung tâm
Văn hóa - Thể thao khơng được bố trí cán bộ chun trách, chủ yếu phân
cơng kiêm nhiệm từ cán bộ hoạt động hành chính.
Chế độ thu nhập và đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác văn hóa, thể
thao chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống người lao động, nên chưa phát
huy hết tâm huyết và năng lực sáng tạo của họ, nhất là lực lượng nghệ sĩ, diễn
viên, vận động viên và các đội tuyển trẻ năng khiếu các môn thể thao...

 Kinh phí hoạt động


24
Kinh phí cho các hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao rất hạn
hẹp, chủ yếu chi theo hoạt động kỳ, cuộc, khơng có nguồn cho hoạt động
thường xun. Đối với làng, khu phố chi phí duy trì hoạt động văn hóa, thể
thao do nhân dân đóng góp là chính. Vì thế, ở những địa phương khó khăn,
hầu như khơng có kinh phí chi cho hoạt động văn hóa, thể thao, do đó khơng
triển khai được các nội dung hoạt động đến với nhân dân.
 Tổ chức hoạt động
Hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao thành phố Bắc
Ninh chưa đồng đều, một số thiết chế chưa phát huy được vai trò, chức năng
của mình. Nội dung hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao nhất là các
thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và thơn, làng, khu phố cịn nghèo nàn. Một
số nơi chỉ quan tâm đến hoạt động trọng điểm, kỳ, cuộc mà chưa tổ chức hoạt
động thường xuyên, chưa thể hiện vai trò chủ động trong tổ chức, hướng dẫn
hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng lối sống, nếp sống văn minh tại địa
phương. Nhìn chung, hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao thành phố
Bắc Ninh hiện chưa đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ các hoạt động
văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng.
* Nguyên nhân của những hạn chế
 Nguyên nhân khách quan
Do tác động kéo dài của suy thoái kinh tế thế giới và Việt Nam ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế của thành phố Bắc Ninh và
đời sống nhân dân.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thành phố được xây dựng từ
nhiều năm trước hoặc được tiếp quản từ các đơn vị khác nên lạc hậu so với
quy định mẫu mới ban hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tiêu chí về diện tích quy hoạch và hạng mục cơng trình thay đổi theo

hướng tăng lên. Theo đó, quỹ đất quy hoạch để xây dựng, kinh phí đền bù giải
phóng mặt bằng tăng; xã, phường, thị trấn và thôn, làng, khu phố chưa có
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Nhà văn hóa - Khu thể thao cũng gặp khó


25
khăn trong việc điều chỉnh.


Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vị trí, vai trị của thiết chế văn hóa, thể thao trong tổng
thể các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như ý nghĩa của các hoạt động này đối
với sự phát triển bền vững đã được nâng lên nhưng chưa thật sâu sắc, đồng
đều, thường xuyên.
Một thời gian dài công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch quỹ đất để
xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao các cấp chưa được quan tâm đúng mức,
dẫn đến đất một số nơi đã được quy hoạch xây dựng công trình văn hóa, thể
thao nhưng lại quy hoạch dự án khác chồng chéo. Sự phối hợp của một số cơ
quan chuyên môn liên quan ở một số địa phương chưa chủ động. Cơng tác đền
bù giải phóng mặt bằng để thực hiện việc đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao cịn gặp khó khăn.
Nguồn nhân lực nói chung bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ
trong các thiết chế văn hóa, thể thao cịn thiếu và yếu. Cấp xã đã có cán bộ
văn hóa nhưng phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, thường xuyên biến động và
thiếu về số lượng. Cơ chế đãi ngộ và sử dụng cán bộ quản lý làm cơng tác văn
hóa, thể thao cơ sở còn thấp và nhiều bất cập.
Kinh tế phát triển không đồng đều ở nhiều địa phương nên việc xã hội
hóa và huy động sự đóng góp của người dân cho việc xây dựng, mua sắm
trang thiết bị còn nhiều bất cập, một số nơi cịn trơng chờ vào đầu tư bằng

nguồn ngân sách nhà nước.
Đầu tư từ ngân sách cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở,
nhất là các địa phương khó khăn cịn thấp, đầu tư cịn mang tính dàn trải, chưa
có nhiều đầu tư mang tính chiều sâu cho các dự án trọng điểm; cơ chế, chính
sách thiếu đồng bộ đã làm ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển các thiết
chế cũng như chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.
2.2.3. Nội dung cụ thể
2.2.3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất


×