Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế tại công ty TNHH thương mại trang thiết bị y tế Trung lập Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.73 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ TRUNG LẬP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG

Giảng viên hướng dẫn : Võ Thanh Thu
Sinh viên thực hiện

: Lê Thảo Khánh

MSSV: 1311140337

Lớp: 13DQN02

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP



QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ TRUNG LẬP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG

Giảng viên hướng dẫn : Võ Thanh Thu
Sinh viên thực hiện

: Lê Thảo Khánh

MSSV: 1311140337

Lớp: 13DQN02

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã

được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 07 năm 2017

Lê Thảo Khánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 4 năm được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, nhận được sự dạy bảo ân cần của các q Thầy giáo, Cơ giáo. Em đã
có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào thực tế. Đồng thời sau thời gian
thực tập tại Công Ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập, em nhận được
sự dìu dắt tận tình của q Cơng ty và hoàn thành được nhiệm vụ thực tập của mình. Với
kiến thức được chỉ dạy của q Thầy Cơ kết hợp cũng với thực tiễn tại Công ty mà em đã
hồn thành được khố luận của mình. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu, các quý Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh của
trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để giúp đỡ sinh viên trong q trình học tập và hồn thành bài khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – cô Võ Thanh Thu đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hồn thành khố luận.
Em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Công Ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị
Y Tế Trung Lập, chị Trần Thị Hồng Hoa, các anh, chị trong Công ty đã giúp đỡ và tận
tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, do kiến thức và thời gian có hạn nên em khơng thể tránh
được các thiếu sót trong khi thực hiện bài khố luận tốt nghiệp này. Vì vậy em rất mong
nhận được sự giúp đỡ của Thầy Cô hướng dẫn cũng như các anh chị trong đơn vị thực tập
để em có thể hồn thành tốt bài khố luận.

Em xin chúc q Thầy Cô và các anh chị trong Công Ty TNHH Thương Mại
Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập lời chúc sức khỏe và công tác thật tốt!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thảo Khánh


iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..
MSSV :

…………………………………………………………..

Khoá :

…………………………………………………

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập


iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Lê Thảo Khánh
MSSV :

1311140337

Khoá :

2013 – 2017

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giảng viên hƣớng dẫn


v

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................................................1


2.

Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................................2

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu. .....................................................................................................2

5.

Kết cấu bài luận. ...................................................................................................................3

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu hàng hoá. ................................................ 4

1.1. Nội dung cơ bản về nhập khẩu trang thiết bị y tế. .................................................................4
1.1.1.
Khái niệm và đặc điểm nhập khẩu trang thiết bị y tế. .................................................. 4
1.1.2.
Cơ sở vật chất cho quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế. ......................................... 9
1.1.3.
Quy chế nhập khẩu trang thiết bị y tế........................................................................... 12
1.2. Quy trình chung vận hành và thủ tục hành chính khi nhập khẩu trang thiết bị y tế. .......... 13

Chƣơng 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế tại Cơng ty TNHH Thƣơng
Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ................................................................................ 20
2.1. Giới thiệu công ty TNHH Thƣơng Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ........................... 20
2.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển. .............................................................................. 20
2.1.2.
Chức năng và lĩnh vực hoạt động. ................................................................................. 21

2.1.3.
Cơ cấu tổ chức. ................................................................................................................ 22
2.1.4.
Tình hình tài chính cơng ty. ........................................................................................... 25
2.2. Phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế tại công ty TNHH Thƣơng Mại
Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ................................................................................................ 28
2.2.1.
Tình hình nhập khẩu trang thiết bị y tế tại công ty TNHH Thƣơng Mại Trang Thiết
Bị Y Tế Trung Lập. .......................................................................................................................... 28
2.2.2.
Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty TNHH Thƣơng Mại Trang
Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ................................................................................................................ 31
2.3. Kết luận quy trình nhập khẩu thiết bị y tế. ......................................................................... 44
2.3.1.
Những thành cơng trong tổ chức quy trình nhập khẩu của cơng ty. ......................... 44
2.3.2.
Những hạn chế còn tồn tại.............................................................................................. 46
2.3.3.
Những nhân tố tác động đến quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty
TNHH Thƣơng Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ................................................................. 48

Chƣơng 3: Một số giải pháp hồn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị y tế của công ty
TNHH Thƣơng Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. ....................................................... 52
3.1. Nâng cao và sử dụng hợp lý nguồn vốn để tăng lƣợng hàng có sẵn, cung cấp đƣợc ngay nhu

cầu cho khách hàng, không trễ hẹn. ............................................................................................ 52
3.2. Nâng cao hiệu quả của hoạt động giao dịch, đàm phán và nội dung ký kết hợp đồng ngoại
thƣơng. ....................................................................................................................................... 55
3.3. Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên để tránh những sai lầm mắc phải
trong quá trình làm thủ tục hải quan. ......................................................................................... 57



vi
3.4. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị của công ty. ........... 58


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

T/T

Telegraphic transfer

Chuyển tiền bằng điện

TNHH

-


Trách Nhiệm Hữu Hạn

XNK

-

Xuất Nhập Khẩu

KHTH

-

Kế Hoạch Tổng Hợp

TC-HC

-

Tài Chính – Hành Chính

ĐVT

-

Đơn vị tính

LCL

Less than container load


Vận chuyển nguyên container

FCL

Full container load

Vận chuyển hàng lẻ


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Chi tiết số lƣợng nhân sự của cơng ty.....................................................23
Bảng 2.2: Tóm tắt các số liệu về tài chính của cơng ty trong 2014 - 2016 ............25
Bảng 2.3: Thị trƣờng nhập khẩu chính của công ty...............................................28


ix

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế chung hiện nay của các
công ty. ........................................................................................................................13
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty .....................................................................21
Đồ thị 2.1: Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trƣờng chính của cơng ty ...............28
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình nhập khẩu của công ty.................................................30


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì các
hoạt động giao thương quốc tế ngày càng được mở rộng. Ngoài các mối quan hệ hợp
tác, giao lưu đối ngoại mà cịn có các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố. Việt Nam là
đất nước có lợi thế về đường biển, chính vì điều này mà các hình thức vận tải biển
đang được nước ta chú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho các công ty,
doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển.
Những năm qua, quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày
càng diễn ra mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành tựu khích lệ. Kim ngạch xuất khẩu
hàng năm đều có sự tăng trưởng. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ
Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra cho đất nước những cơ hội và thách thức
to lớn.
Nhập khẩu là hoạt động quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các
máy móc, thiết bị cơng nghệ hiện đại có thể được nhập vào nước thơng qua hình thức
nhập khẩu, từ đó nâng cao trình độ cơng nghệ nước nhà, phục vụ cho hoạt động kinh
doanh sản xuất thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Đi cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống con người thì vấn đề sức khoẻ cũng
được ngày càng chú trọng. Hiện tại nước ta có rất ít xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y
tế, vì vậy đa số là được nhập khẩu từ nước ngoài về. Đây là hoạt động chủ yếu để nâng
cao cơ sở trang thiết bị y tế, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển, việc chăm sóc sức
khoẻ con người được thuận lợi.
Ngày nay với xu thế tồn cầu hố, khu vực hoá nền kinh tế, sự phát triển của
khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc
tế. Hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu diễn ra sôi động giữa các quốc gia. Nhận thức
được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động nhập khẩu nên em muốn đi sâu nghiên
cứu kỹ hơn về chuyên ngành mình đang học cũng như muốn so sách giữa lý thuyết và
thực tế giống và khác nhau như thế nào. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn công ty
thực tập và đề tài nghiên cứu là Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty TNHH
Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập: Thực trạng và giải pháp. Mặc khác bài



2

khoá luận tốt nghiệp này cũng tạo điều kiện cho em có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về
chun mơn cũng như mở rộng thêm vốn kiến thức của mình.
Trong bài khoá luận tốt nghiệp em sẽ nghiên cứu chuyên sâu và trình bày những
vấn đề trọng tâm về thực trạng nhập khẩu thiết bị y tế tại Công ty TNHH Thương Mại
Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. Từ đó rút ra được một số kiến nghị, giải pháp cho
những hạn chế vẫn cịn tồn tại nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao
nhận hàng hoá của Cơng ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống hố nội dung các lý luận và phân tích về quy trình nhập khẩu trang
thiết bị y tế tại công ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập. Từ đó làm
nổi rõ lên được thực trạng các vấn đề trong quy trình nhập khẩu này.
Nhận diện được những thành cơng, bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức
hạn chế cịn tồn tại trong quy trình nhập khẩu. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp để
hồn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị y tế của Cơng ty, đồng thời có một số kiến nghị
của riêng bản thân để giải quyết những vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Các số liệu sử dụng trong tài liệu về cơng ty trong vịng 3 năm trở lại
đây, từ năm 2014 đến năm 2016.
Không gian: đề tại được nghiên cứu khảo sát thực thế tại Công ty TNHH
Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khoá luận được viết dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính.
Sử dụng số liệu thứ cấp: dựa trên các số liệu có sẵn, báo cáo hằng năm của cơng
ty để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, thị trường hoạt

động, khả năng cạnh tranh của công ty trong chương 1.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết từ sách,
báo mạng, thông tư, công văn Nhà nước… để nghiên cứu rõ hơn về lĩnh vực kinh
doanh trang thiết bị y tế, phục vụ cho phân tích chương 2.


3

Ngồi ra trong q trình thực hiện bài khố luận tốt nghiệp, em chọn phương
pháp tác động thực tiễn vào đối tượng nghiên cứu để làm rõ bản chất. Từ đó theo dõi,
quan sát và đi thực tế đến cảng, buổi thầu… để rút ra được bài học cũng như kinh
nghiệm về quy luật của vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu bài luận.
Nội dung khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu.
Hệ thống hoá các lý thuyết, khái niệm về vấn đề nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Đưa ra được quy trình chung nhập khẩu các hàng hoá vào Việt Nam. Làm tiền đề để
phân tích nội dung ở chương 2.
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu thiết bị y tế tại Công Ty TNHH
Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập.
Giới thiệu chi tiết về công ty Trung Lập. Dựa vào số liệu hoạt động qua từng
năm và quá trình thực tế thực tập tại cơng ty nhận ra được tình hình nhập khẩu trang
thiết bị của cơng ty từ trước đến nay và biết được quy trình nhập khẩu của công ty diễn
ra như thế nào, qua từng bước nào. Từ đó thấy được thực trạng của quy trình nhập
khẩu. Cụ thể có những thành cơng, điểm mạnh nào cũng như những hạn chế còn tồn tại
trong quy trình này và nhân tố tác động đến những tồn tại đó.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị y tế của
cơng ty TNHH Thương Mại Trang Thiết Bị Y Tế Trung Lập.
Dựa vào nhận thức thực tiễn, tình hình cơng ty… để có thể đưa ra những giải
pháp phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho những hạn chế tồn tại trong quá trình nhập

khẩu trang thiết bị y tế của cơng ty.


4

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu hàng hoá.
1.1.

Nội dung cơ bản về nhập khẩu trang thiết bị y tế.

1.1.1.
1.1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Khái niệm về hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Q trình tồn cầu hố của nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ phát triển
ngày càng nhanh và mạnh mẽ. Đó là xu thế tất yếu và là một quy luật mà mọi quốc gia
trong khu vực và trên thế giới điều tuân theo. Biểu hiện rõ nét nhất của xu thế này là
quá trình tự do hố bn bán trong khu vực, lãnh thổ và phạm vi trên toàn thế giới.
Với ý nghĩa này, nhập khẩu của doanh nghiệp được hiểu là hoạt động mua hàng
hóa và dịch vụ từ nước ngồi phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục
vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên
phạm vi quốc tế, là q trình trao đổi hàng hố giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc
trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là mơi giới. Nó khơng phải là hành vi buôn bán riêng lẻ
mà là hệ thống các quan hệ bn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và
bên ngoài.
Kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với
nước ngoài. Theo khoản 5 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định, kinh doanh

nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp.
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế,
các công ty nước ngồi, tiến hành tiêu thụ hàng hố, vật tư ở trị trường nội địa hoặc tái
xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau. Mục tiêu
hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật
tư, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày cơng và giải quyết sự khan hiếm
hàng hố, vật tư trên thị trường nội địa.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp hơn rất nhiều so với hoạt động kinh
doanh trong nước. Có một số đặc điểm sau:
-

Thị trường, hàng hoá nhập khẩu đa dạng.

-

Tiền tệ dùng trong thanh tốn thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao
như: USD, Bảng Anh…


5

-

Phương thức thanh toán đa dạng như L/C, nhờ thu…

-

Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hố. Để đề
phịng, nên mua bảo hiểm tương ứng cho hàng hoá.


-

Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước
quốc tế và ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương
mại quốc tế…
Mặc khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành

kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư,
thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc
gia, góp phần thực hiện chun mơn hố trong phân cơng lao động quốc tế, kết hợp hài
hố và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh tốn.
-

Hình thức nhập khẩu đặc trưng: nhập khẩu tự doanh (nhập khẩu trực tiếp):
 Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường trong và
ngồi nước, tính tốn đầy đủ chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi,
đúng chính sách luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.
 Trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền
chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ
nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch,
đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi
trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ
phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua
lỗ.
 Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu,
khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi
tức.
 Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng nhập khẩu với nước
ngồi để mua hàng, cịn hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nước là hợp đồng

với khách hàng trong nước.


6

 Đây là hình thức nhập khẩu khá phổ biến, theo hình thức này, bên xuất và
bên nhập khẩu sẽ trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua bán, trao đổi khơng
ràng buộc lẫn nhau, và có những hợp đồng mua bán hợp pháp. Ở hình thức
này, bên nhập chỉ có thể nhập mà khơng xuất, bên xuất có thể xuất mà khơng
nhập. Hình thức trao đổi thường sử dụng tiền tệ để quy đổi giá trị hàng hóa.
 Hoạt động của hình thức này thường là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng
hóa từ các nước khác về tiêu thụ trong thị trường nội địa nhằm sinh lợi
nhuận. Để có những lợi nhuận từ hình thức này, cần có những kí kết hợp
đồng rõ ràng, nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường nội địa và các tiêu chí về sản
phẩm nhập khẩu. Tính tốn đầy đủ các loại chi phí, đảm bảo việc kinh doanh
có hiệu quả. Nên có những đàm phán kỹ lưỡng về những điều kiện giao dịch
và hình thức giao dịch đối với bên nhập khẩu để có những tiềng nói chung
về những hành lang pháp lí và thông lệ của quốc tế.
 Đặc điểm:
 Doanh nghiệp phải chịu mọi rủi ro, tổn thất cũng như lợi nhuận thu được.
Do đó, để có hiệu quả cao địi hỏi doanh nghiệp phải cẩn thận trong từng
bước.
 Hình thức này được tiến hành một cách đơn giản.
 Doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với đối tác nước ngoài, các hợp
đồng liên quan đến khâu tiêu thụ thì có thể lập sau.
1.1.1.2.

Đặc điểm quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Quy trình nhập khẩu là các thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc một quá

trình nhập khẩu hàng hố từ thị trường nước ngồi về nước nhập khẩu.
-

Một trong những hoạt động quan trọng trong thị trường quốc gia hiện tại:
 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế là một trong những điều
quan trọng của công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân nước
ta. Bởi căn bản trang thiết bị y tế trong nước còn đang trong đà phát triển,
hoàn thiện. Ngoài ra, việc tự sản xuất máy móc thiết bị y tế chưa được phát
triển ở nước ta. Vì vậy việc nhập khẩu sản phẩm máy móc, thiết bị y tế chất
lượng góp phần khơng nhỏ trong việc bảo vệ sức khoẻ người dân. Theo


7

thống kê, mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết
bị y tế, vì trong nước chỉ mới sản xuất được 20% nhu cầu.
 Thường phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Y Tế.
 Vì mặt hàng thiết bị y tế có u cầu khá cao nên theo quy định, cấm nhập
khẩu thiết bị y tế cũ để đảm bảo hiệu suất và chất lượng của sản phẩm.
-

Đặc điểm về sản phẩm thiết bị y tế:
 Một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ
người dân chính là sản phẩm thiết bị y tế. Sản phẩm thiết bị y tế bao gồm
nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng có thể chia thành 3 nhóm chính sau:
 Thiết bị, dụng cụ, máy móc y tế.
 Hố sinh phẩm.
 Vật tư y tế.
 Những mặt hàng này chủ yếu phục vụ trong ngành y tế thường có yêu cầu
cao về chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh, bảo quản phải nghiêm ngặt đúng theo

một quy trình quy định tiêu chuẩn và có giá thành cũng rất cao. Ví dụ như
máy chụp X Quang, máy siêu âm đã có giá vài chục nghìn USD.
 Đi cùng với sự phát triển kinh tế đất nước cả trên thế giới thì yêu cầu của đa
số người dân về chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng cao. Các mặt hàng
thiết bị y tế cũng phát triển để kịp đáp ứng nhu cầu của con người. Ngày
càng nhiều máy móc, thiết bị, sản phẩm y tế ra đời tăng về số lượng, cao về
chất lượng. Tất cả các sản phẩm đó là sự kết hợp của những thành tựu khoa
học, công nghệ tiên tiến như: máy tạo oxi, máy phá rung tim, máy siêu âm
xách tay…

-

Quy trình phải chặt chẽ, cẩn thận:
 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế dù lợi nhuận khá cao
nhưng quy trình địi hỏi rất nhiều về sự cẩn thận, chất lượng sản phẩm, nhân
viên phải am hiểu rõ về từng bước thực hiện, có kiến thức chuyên sâu về
chuyên ngành, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính phiền hà…
 Ngồi ra, quy trình nhập khẩu trang thiết bị phải phụ thuộc rất nhiều vào các
biểu thuế nhập khẩu, thông tư… về ngành y tế.


8

Mặc khác, ngành nhập khẩu trang thiết bị y tế của nước ta đang phát triển rất
mạnh mẽ nên nhà nước đang dần quan tâm chú trọng và đầu tư vì nó đóng góp một
phần khơng nhỏ cho nền kinh tế đất nước phát triển và đời sống sức khoẻ của người
dân.
1.1.1.3.
-


Vai trị của quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Đối với doanh nghiệp:
Quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế làm đa dạng hoá sản phẩm đầu vào cho

các doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Đầu vào ở
đây có thể là máy móc thiết bị hiện đại, nguyên phụ liệu, linh kiện cần thiết đối với các
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp; là sản phẩm máy móc, sinh hố phẩm, vật tư tiêu hao
đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán
bộ, nhân viên của doanh nghiệp được nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn của
mình, đặc biệt là trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương
mại quốc tế.
Quy trình nhập khẩu có hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp có thể đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực khác hoặc mở rộng phạm vi
kinh doanh của mình.
-

Đối với nền kinh tế quốc gia:
Quy trình nhập khẩu giúp tận dụng năng lực sản xuất của quốc gia khác, làm

cho hàng hoá dịch vụ trong nước thêm phong phú. Trong nền kinh tế hàng hoá hiện
nay, đặc biệt là xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế thì nhu cầu về hàng hố,
dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là rất lớn và thường xuyên
thay đổi, sản xuất trong nước rõ ràng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tồn nước.
Tình hình trong nước ta hiện nay chưa thể sản xuất được các trang thiết bị hiện đại và
cung cấp đầy đủ theo nhu cầu. Vì vậy hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế đóng vai
trị rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm y tế cho các trung tâm, bệnh viện...
trong nước ta hiện nay và góp phần khơng nhỏ nâng cao đời sống nhân dân.
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,

chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc chẩn đoán, điều trị


9

bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an tồn và hiệu quả góp phần thực hiện tốt
vai trị chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, các trung tâm, bệnh viện…
đã đầu tư trang thiết bị y tế đồng bộ từ số lượng đến chất lượng, đảm bảo tính hiện đại
và hiệu quả trong công tác khám và chữa bệnh. Xuất phát từ quy mô, năng lực hoạt
động và nhu cầu thiết yếu của các trung tâm, bệnh viện..., danh mục trang thiết bị y tế
trong ngành tương đối lớn và đa dạng về chủng loại được cung cấp từ các nguồn, công
ty hoạt động lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị y tế. Từ đó, góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các hoạt
động chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy phát triển, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật
cao, nâng cao uy tín cho các trung tâm, bệnh viện…
Quy trình nhập khẩu giúp chúng ta có thể chun mơn hoá sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất thay thế cho các thiết bị lạc hậu bằng máy móc hiện đại, góp phần
vào q trinh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Quy trình nhập khẩu làm lành mạnh hố thị trường trong nước, nâng cao tính
cạnh tranh, giảm độc quyền. Bên cạnh đó, nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh tốn
quốc tế, một quốc gia khơng thể chỉ có xuất khẩu mà khơng có nhập khẩu. Nhập khẩu
là một trong hai hoạt động chính của hoạt động ngoại thương, nó một mặt làm cho cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế, một mặt thúc đẩy xuất khẩu phát triển, đây là hai hoạt
động không thể tách rời của một nền kinh tế.
1.1.2. Cơ sở vật chất cho quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế.
1.1.2.1.

Máy móc thiết bị y tế.


Máy móc thiết bị y tế hiện đại đã góp phần khơng nhỏ vào cơng tác chẩn đốn,
khám chữa bệnh. Nhưng do công nghệ sản xuất thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu, lại
nhiều năm dùng hàng nhập khẩu, Các máy thiết bị y tế được nhập khẩu bao gồm:
-

Các thiết bị y tế, vật tư y tế.

-

Hố chất xét nghiệm.

-

Kính X_Quang chì…


10

Dùng trong Phòng mổ: đèn mổ, bàn mổ, monitor theo dõi bệnh nhân đa thông

-

số, hệ thống monitor trung tâm, máy gây mê giúp thở…
Dùng trong Sản, Nhi khoa: máy siêu âm, máy nghe tim thai, nội soi, điện tim,

-

monitor sản khoa, lồng ấp trẻ sơ sinh…
Dùng trong Răng Hàm Mặt: Ghế nha, tay khoan, máy cạo vơi bằng sóng siêu


-

âm, máy đo nồng độ bão hoà oxy trong máu, bơm tiêm…
-

Máy giặt công nghiệp, tủ sấy…

-

Cung cấp các nguyên vật liệu, vật liệu tiêu hao.
Tên một số máy móc thiết bị y tế và nơi sản xuất (phụ lục A).
1.1.2.2.

Hoá sinh phẩm và vật tƣ tiêu hao.

Hoá sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học, được dùng để chẩn
đốn, chữa và phịng bệnh cho con người. Gồm 3 loại được chia theo đặc điểm sử
dụng:
-

Hoá chất xét nghiệm đặc dùng với thiết bị: là các hoá chất thường được sử dụng
cho các máy, ta cũng chia theo đặc điểm các loại máy như sau:
 Hóa chất xét nghiệm huyết học - cơng thức máu.
 Hóa chất xét nghiệm sinh hóa máu.
 Hóa chất xét nghiệm sinh hóa nước tiểu (que thử).
 Hóa chất xét nghiệm miễn dịch.
 Hóa chất xét nghiệm điện giải.
 Hóa chất xét nghiệm khí máu.
 Hóa chất xét nghiệm đơng máu.

 Hóa chất xét nghiệm HbA1C

-

Hóa chất thơng thường:
 Hóa chất xét nghiệm thông thường: dụng dịch KOH, NaOH, Acidacetic,
Logul…
 Hóa chất tẩy rửa, sát trùng: rửa tay, ngâm rửa dụng cụ, vệ sinh phòng
dịch…

-

Sinh phẩm xét nghiệm:


11

 Thường là các loại hóa chất đóng gói riêng theo từng thơng số, để chuẩn
đốn nhanh.
 Các loại test chẩn đoán nhanh (quik test): thử thai viêm gan B, HIV, ma
túy….
 Các khoanh, test làm kháng sinh.
 Các loại test thử an toàn thực phẩm.
Vật tư tiêu hao tức là vật tư tiêu hao dùng một lần, cụ thể:
Vật tư tiêu hao nhựa, sao su: bơm kiêm tiêm, dây truyền dịch, dây thở, găng

-

tay…
-


Vật tư tiêu hao kim loại: lưỡi dao mổ, kim (kèm chỉ khâu), đinh nẹp vít…

-

Vật tư cầm máu: bơng, vải, gạc, garo, băng dính…

-

Vật tư xét nghiệm: đầu côn, pipette, ống nghiệm, lọ đựng bệnh phẩm…

-

Vật tư tiêu hao X-Quang: phim X-Quang, nước rửa phim, thuốc cản quang…

-

Vật tư tiêu hao giấy (giấy in nhiệt cho các máy): giấy điện tim, sinh hóa, siêu
âm…

-

Vật dụng, nội thất chuyên dụng trong y tế.

-

Nội thất Inox, kim loại: giường BN, tủ đầu giường, cọc quyền dịch, ghế bệnh
nhân…
Vật dụng Inox: khay quả đậu, ống cắm pank, bát, chậu, hộp…


-

Tên một số sinh hoá phẩm, vật tư tiêu hao và nơi sản xuất (phụ lục A).
1.1.2.3.

Phƣơng tiện nhập khẩu.

Có nhiều phương tiện để nhập khẩu như: đường bộ bao gồm ô tô, đường sắt và
các phương tiện khác đi theo đường bộ, đường thuỷ bao gồm đường biển và đường
sông. Phương tiện vận tải khác bao gồm đường hàng không, đường ống, vận tải hỗn
hợp…
Tuy nhiên đối với mặt hàng là sản phẩm thiết bị y tế thì hầu như chỉ sử dụng
phương tiện nhập khẩu là đường biển và đường hàng khơng, sau đó sử dụng các
phương tiện bằng đường bộ để vận chuyển về kho, bãi.
Đối với nhóm hàng hố cồng kềnh, nặng như máy móc, thiết bị y tế, cụ thể là
máy siêu âm, máy chụp X-Quang, giường, tủ… thì sẽ được nhập khẩu về bằng đường


12

biển, đi theo hàng container. Đa số sẽ là hàng nguyên container (FCL) hoặc hàng lẻ
(LCL). Chi phí vận chuyển bằng đường biển tuy khơng q cao nhưng có nhiều phát
sinh như tốn nhiều thời gian, hay xảy ra tình trạng hàng đến trễ, có thể xảy ra mất mát
hàng hoá khi tàu mắc cạn, bão… Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề uy tín
cơng ty cũng như khả năng hợp tác lâu dài sau này.
Đối với nhóm hàng hóa đơn giản, nhẹ, dễ vận chuyển như hoá sinh phẩm, vật
dụng tiêu hao, cụ thể là hoá chất xét nghiệm, hoá chất sát khuẩn, phim, y tế tiêu thụ…
sẽ được nhập khẩu bằng đường hàng không. Nhập khẩu bằng đường hàng khơng khá
an tồn, ít rủi ro hơn so với đường biển, thời gian vận chuyển nhanh, tuy nhiên chi phí
lại khá cao, dẫn đến lợi nhuận thấp.

1.1.3. Quy chế nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Theo Thông tư Quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế năm 2015, số
30/2015/TT-BYT, việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với
trang thiết bị y tế nhập khẩu thuộc danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập
khẩu như hệ thống cộng hưởng từ, máy siêu âm chẩn đốn… (có quy định trong Thơng
tư). Các trang thiết bị không thuộc danh mục này được nhập khẩu không cần giấy phép
nhập khẩu nhưng phải đảm bảo hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất
lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu bao gồm 2
nguyên tắc sau :
-

Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với các
trang thiết bị y tế nhập khẩu theo quy định (tham khảo phụ lục B).

-

Các trang thiết bị y tế không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm
hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế
theo quy định của pháp luật.
Luật hải quan hiện nay của nước ta có quy định một số doanh nghiệp khi hoạt

động kinh doanh nhập khẩu. Dù không cần phải đăng ký, nhưng vẫn thực hiện theo các
điều kiện khác mà pháp luật quy định về kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.


13

1.2.


Quy trình chung vận hành và thủ tục hành chính khi nhập khẩu trang
thiết bị y tế.
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
Ký kết hợp đồng ngoại thương
Xin giấy phép nhập khẩu
Ký hợp đồng với bên vận chuyển và mua bảo hiểm
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Làm thủ tục thanh toán
Nhận hàng, kiểm tra hàng.

Khiếu nại và tranh chấp
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế chung hiện nay của các
công ty.
Quy trình chung vận hành và thủ tục hành chính khi nhập khẩu trang thiết bị y tế
như sau:
-

Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước:
 Nghiên cứu thị trường trong nước:
 Nghiên cứu thị trường trong nước là bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần
phải làm trước khi tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Việc nghiên
cứu thị trường trong nước giúp cho doanh nghiệp xác định nhu cầu thị
trường, mặt hàng cần nhập khẩu và giá cả, mức độ cạnh tranh trong việc
cung ứng hàng hoá mà doanh nghiệp muốn nhập khẩu.
 Khi nghiên cứu thị trường trong nước, nhà nhập khẩu cần căn cứ vào tình
hình tiêu thụ mặt hàng đó ở trong nước, tình hình giá cả mặt hàng đó
trong nước, tình hình sản xuất mặt hàng đó trong nước, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu.
 Nghiên cứu thị trường nước ngoài:



14

 Nghiên cứu thị trường nước ngồi là cơng việc giúp nhà nhập khẩu xác
định được nguồn hàng, giá cả và chất lượng nguồn hàng, lựa chọn được
nhà cung ứng… Nghiên cứu thị trường nước ngồi là cơng việc rất khó
khăn và phức tạp do sự khác biệt lớn giữa các nước về kinh tế, chính trị,
xã hội, địa lý.
 Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm những nội dung sau
 Nghiên cứu đối tác kinh doanh nước ngoài: đây là một khâu quan
trọng, đòi hỏi nhà nhập khẩu phải tiến hành nghiên cứu thận trọng và
chính xác. Cần tiến hành nghiên cứu xác định xem tình hình sản xuất,
cung ứng mặt hàng này trên thị trường quốc tế như thế nào. Có bao
nhiêu đối tác có thể cung ứng mặt hàng này. Cần phải nghiên cứu kỹ
các đối tác về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cung ứng hàng
hố, uy tín trong kinh doanh, chất lượng và giá cả hàng hố. Từ đó,
nhà nhập khẩu sẽ lựa chọn một đối tác thích hợp nhất cho mình.
 Nghiên cứu về giá cả hàng hoá. Việc xác định đúng giá hàng hố
nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty nhập khẩu.
 Giá cả trong quy trình nhập khẩu là giá cả quốc tế, giá quốc tế có tính
đại diện đối với một loại hàng hoá trên thị trường thế giới. Giá đó
phải là giá giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một
điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
được. Giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào các nhân tố như chu kỳ,
cạnh tranh, quan hệ cung cầu, sự biến đổi tỉ giá hối đoái…
 Trên cơ sở phân tích đúng đắn các nhân tố làm ảnh hưởng tới giá cả,
nhà nhập khẩu nắm được xu hướng biến động của chúng. Từ đó, nhà
nhập khẩu tiến hành việc xác định mức giá cho loại hàng hố mà họ
có chủ trương nhập khẩu.

-

Ký kết hợp đồng ngoại thương: Ký kết hợp đồng với đối tác nước ngồi thường
có quy trình như sau:


×