Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.2 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Đình Hoè
khoa Môi Trường, ĐHQG Hà Nội
Hà Nội tháng 4/2008
Mục tiêu môn học:Sinh viên nắm được nội dung cơ bản của lĩnh vưc quản lý nhà
nước về môi trường, một số vấn đề bức xúc về MT nước ta và định hướng quản lý
Thời lượng 45 tiết.
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:
1.Khái niệm chung về Quản lý môi trường
1.1.QLMT là gì? Định nghĩa QLMT
1.2.QLNNMT là hoạt động quản lý, giám sát và điều chỉnh của ngành TNMT
nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường do các hoạt động phát
triển gây nên, đảm bảo cân bằng sinh thái nhằm PTBV (Theo Cục BVMT)
1.3.Nội dung cuả QLMT bao gồm tất cả những vấn đề về môi trường liên quan
đến hoạt động khai thác, sử dụng TNTN và hoạt động phát triển nói chung, gồm 3
mảng: 1/ Mảng xanh (Bảo vệ giữ gìn ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên),2/ Mảng nâu:
kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và ứng phó sự cố MT và 3/ Mảng năng lực:
Tăng cường luật pháp và thể chế, nâng cao nhận thức cộng đồng, xã hội hoá
BVMT, tăng cường nguồn lục cho BVMT như nhân, lực tài lực, vật lực, tin lực;
hợp tác quốc tế
1.4.Mục đích của QLMT là giữ môi trường sạch (so với TCMT), nhằm đảm bảo
chất lượng cuộc sống của nhân dân
1.5.Nhiệm vụ cụ thể: 1/Quản lý khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN phục
vụ có hiệu quả cho PTBV; 2/ Duy trì và bảo vệ Đa dạng sinh học và 3/ Áp dụng
tiến bộ KHKT nhằm khôi phục môi trường bịi ô nhiễm, suy thoái, kiểm soát ô
nhiễm, quản lý chất thải, ứng phó sự cố MT
1.6. Hai mô hình QLMT:
Mô hình 1 chiều, tuyến tính và những bất cập của tư duy quản lý tuyến tính
Mô hình hệ thống,phi tuyến
• Tư duy hệ thống trong QLMT: Môi trường là một hệ thống thích


ứng phức hợp(CAS=Complex Adaptive System); Hệ thống là gi?
• Đặc trưng của CAS: tính động lực, tính hỗn độn, tính thích ứng, tính
trình hiện;
• Các nguyên lý cơ bản của tư duy hệ thống: tương tác,tương cầu,tiến
trình;hội nhập;dung thông;bất toàn
1
• Những dấu hiệu của môt hệ thống quản lý đang đóng băng:sự vô
cảm và sự lúng túng
Cấu trúc hệ thốngQLMT:
E=M.C.P
Trong đó:E-hiệu quả quản lý;M-nhà quản lý; C-cộng đồng
P-người gây ô nhiễm,suy thoái môi trường
2.Cơ hội và thách thức của công tác QLMT trong bối cảnh hội nhập WTO
2.1. Những thách thức công khai: Sự không phân biệt đối xử, các ngoại lệ, hàng
rào kỹ thuật xanh, những biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, quyền sở hữu
trí tuệ, trợ cấp, những khó khăn đối với các nước đang phát triển liên qua đến quy
định BVMT của WTO; Quy định về môi trường của EU, APEC, ASEAN, Hoa kỳ
à NAFTA
2.2. Những thách thức không công khai : 6 vấn đề về ANMT 1/ Tranh chấp tài
nguyên,2/ Xả thải trái pháp luật và xuyên biên giới, 3/Khủng bố sinh thái, 4/ Sụ cố
MT nghiêm trọng, 5/ Buôn lậu động thực vật hoang dã và 6/ Tước đoạt sinh thái
( vd. Sân golf)
2.3.Những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay ở Việt Nam:1/ Môi trường công
nghiêp,2/ Môi trường nông nghiệp và nông thôn, 3/ Môi trường rừng, 4/ Môi
trường biển và ven bờ, 5/ Môi trường đô thị và khu dân cư tập trung, 6/ Vệ sinh an
toàn thực phẩm và 7/ Biến đổi khí hậu.
Phần 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.Mảng xanh
3.1. Bảo vệ Đa dạng sinh học :
Định nghĩa ĐDSH, lý do phải BV ĐDSH, Những lý do của việc BV ĐSH chưa

thành công, các biện pháp bảo tồn (in situ, ex situ), xuất bản sách đỏ, thành lập các
khu BTTN (Khu BTTN, VQG, khu bảo vệ cảnh quan, khu dự trữ sinh quyển),
thành lập ngân hàng gen; sinh vật lạ xâm nhập và biện pháp kiểm soát…
3.2 Quản lý tổng hợp vùng bờ
Mục tiêu chủ yếu :
1/ duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của các hệ sinh thái biển
và ven bờ;2/ phát triển một nền kinh tế biển và ven bờ có hiệu quả và lâu dài;3/
bảo đảm quyền lợi của cộng đồng dân cư ven biển,3/ góp phần xoá đói giảm
nghèo, 4/ cân bằng hưởng dụng nguồn lợi giữa các thế hệ; 5/ chấp nhận phát triển
2
đa ngành ở vùng bờ, 6/ tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài
nguyên, 7/ giảm thiểu xung đột lợi ích trong sử dụng tài nguyên biển và ven bờ.
Nguyên tắc cơ bản :
1/ Bảo đảm cân bằng sinh thái, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan
trọng đối với phát triển kinh tế biển, đặc biệt đối với kinh tế thủy sản. Coi
trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo an toàn sinh thái
biển và đới bờ.
2/ Nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức tốt sự tham gia của cộng đồng vào sử
dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển và đới bờ.
3/ Tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bền vững theo cách tiếp
cận liên ngành. Lồng ghép môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
biển và đới bờ.
4/ Phối hợp và gắn kết quản lý môi trường đới bờ với các lưu vực sông, nhất là
những lực vực lớn có ảnh hưởng quan trọng đến đới bờ.
Định hướng chính sách
1/ Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế đới bờ theo ngành, vùng có
lồng ghép tốt các tiêu chí bảo vệ môi trường theo hướng liên ngành và tổng hợp.
2/ Hỗ trợ và cải thiện sinh kế các cộng đồng dân cư nghèo có nguồn sống chủ yếu
dựa vào nguồn lợi tự nhiên, hoàn thiện chính sách phân cấp, giao quyền sử dụng,
khai thác và quản lý tài nguyên đới bờ, trước hết là đất và mặt nước sử dụng cho

nuôi trồng thủy sản và nguồn lưọi thuỷ sản ven bờ theo tinh thần Luật Thủy sản.
3/ Quản lý tài nguyên đới bờ có sự tham gia của cộng đồng, tiến tới đồng quản lý,
gắn liền với nâng cao nhận thức về biển và đới bờ cho cộng đồng.
4/ Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn và khu dự trữ biển trong khuôn
khổ quản lý tổng hợp vùng bờ. Phấn đấu đến 2012 khoảng 7-10% diện tích vùng
biển được quản lý và bảo tồn hiệu quả theo cam kết Johanessburg.
5/ Tăng cường năng lược quản lý nhà nước về môi trường, tài nguyên biển và đới
bờ trên cơ sở thiếp lập một thiết chế tổ chức liên ngành.
6/ Xây dựng và áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn môi trường theo ngành và các
chỉ số phát triển bền vững vùng bờ.
3
7/ Tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả của Trung tâm ứng cứu sự cố
tràn dầu quốc gia.
8/ Thực hiện có hiệu quả luật pháp trong nước và quốc tế liên quan đến biển và
đới bờ.
3.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông:
Khái niệm về lưu vực sông, lý do phải quản lý tổng hợp lưu vực, tổ chức quản lý
tổng hợp lưu vực sông:1/ điều tra, thống kê, đánh giá các nguồn ô nhiễm,2/ đề
xuất giải pháp quản lý và kỹ thuật xử lý các nguồn ô nhiễm, 3/ tăng cường hoạt
động quan trắc, 4/ Thanh tra kiểm soát thường xuyên và công khai thông tin về các
cơ sở gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, và kết quả đạt được trong QLMT lưu vực
sông
4. Mảng nâu
4.1 Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải:
Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; các nguyên tắc trong kiểm
soát ô nhiễm; các công cụ trợ giúp kiểm soát ô nhiễm; các mô hình kiểm soát ô
nhiễm;
4.2.Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính về
BVMT
Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT;

chức năng thanh tra; nhiệm vụ nội dung thanh tra, hình thức và phương pháp
thanh tra; xử lý tranh chấp, khiếu nại và tố cáo của công dân về MT; xử phạt hành
chính về MT;
4.3.Tổ chức đăng ký và thực hiện cam kết về BVMT:
4.4. Ứng xử sự cố MT
Khái niệm về sự cố MT theo luật BVMT 2005 “SCMT là các tai biến rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên,
gây suy thoái môi trường nghiêm trọng” ( phân biết sự cố MT, tai biến MT, thiên
tai, sự cố kỹ thuật, sự cố trường diễn và sự cố cấp diễn, thảm hoạ MT, thảm hoạ
nhân đạo).
Điều 30/luật BVMT , UB Phòng chống lụt bão , cứu hộ, cứu nạn, nguyên tắc 4 tại
chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
4.5. Đánh giá tác động môi trường: ĐTM là gi? Các loại dự án phải ĐTM, phạm vi
ĐTM của một dự án, nội dung cơ bản của một báo cáo ĐTM, quy trình ĐTM cơ
bản; các bước tiến hành ĐTM; tham vấn cộng đồng; giám sát môi trường sau
ĐTM.
5. Mảng Năng lục
5.1. Vai trò của Luật BVMT 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật BVMT
4
5.2. Giới thiệu Quy chuẩn chuẩn môi trường Việt Nam
Khái quát về QCMT Việt Nam; Điểm qua một số QCMT đã ban hành; nhận xét về
QCMT Việt Nam
5.3. Các công cụ kinh tế trong QLMT :công cụ kinh tế là gì; các công cụ kinh tế
cho kiểm soát ô nhiễm; Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam;
quỹ môi trường; các cơ chế tài chính khác
5.4. Lập báo cáo hiện trạng môi trường cấp huyện và xã: Mô hình DPSIR (Driving
Forces, Pressures, State, Impacts, Responses). Mô hình báo cáo HTMT cấp Quốc
gia, tỉnh, huyên, xã khác nhau ở những điểm nào.
5.5. Truyền thông môi trường: mục tiêu TTMT, 3 mô hình TT (dọc, ngang, và TT

theo mô hình), thông điẹp TT, 14 phương pháp TTMt, chiến dịch TTMT
5.6. Xã hội hoá bảo vệ môi trường: khái niệm về XHH BVMT; phương pháp tổ
chức và đánh giá mô hình XHH; 8 hình thức XHH BVMT; 4 tiêu chí đánh giá tính
bền vững của mô hình XHH ( sự quan tâm hỉ đạo của lãnh đạo địa phương,tự
trang trải, cộng đồng tham gia, cộng đồng có lợi).
5.7. Phản biện xã hội: các kiểu phản biện và các bước tiến hành phản biện xã hội
Phần 3. BÀI TẬP
Bài tập tiểu lụân cá nhân để chấm điểm cuối kỳ
Sử dụng mạng thông tin toàn cầu (Internet) để tìm kiếm, tổng hợp thông tin
và trình bày một tiểu luận cá nhân 5-7 trang A4 cỡ chữ 13 về một lĩnh vực ô
nhiễm, sự cố môi trường ở nước ta ( ví dụ: ô nhiễm do sản xuất đường mía,
ximăng, bia, khai thác than đá, khai thác quặng sắt, nuôi trồng hoặc chế biến thuỷ
sản, du lịch, chăn nuôi, tràn dầu, cháy rừng, sinh vật lạ xâm lấn, chia sẻ nguồn
gen, buôn bán động vật hoang dã, nhập lậu chất thải, …nghĩa là được chọn bất cứ
MỘT lĩnh vực gì).
Nội dung tiểu luận: 1/Hiện trạng vấn đề, 2/Cách xử lý của cơ quan quản lý
nhà nước, 3/Kết luận và đề xuất khuyến nghị của cá nhân sinh viên
Cấu trúc tiểu luận:1/ Đặt vấn đề, 2/Hiện trạng vấn đề, 3/Cách xử lý vấn đề
của các địa phương,4/ Nhận xét và khuyến nghị của người viết, 5/Tài liệu tham
khảo (ghi tên tác giả, tên tài liêu và địa chỉ mạng-đường link tới văn bản gốc trên
mạng).ví dụ cách ghi tài liệu tham khảo:
- Ngọc Quỳnh. Nhà máy xi măng Lương Sơn gây ô nhiễm nặng nề,
/>- Lưu Hương. Ô nhiễm khí thải tại Hải Dương, tiếng kêu cứu từ kinh Môn.
/>ong-Tieng_keu_cuu_tu_Kinh_Mon/.
Chú ý rằng nếu đường link ghi đúng thì sẽ hiện màu xanh và có gạch dưới tự động
(ấn nút Enter sau khi copy, đường link mới hiện màu và có gạch dưới). Tiểu luận
càng nhiều tài liệu tham khảo càng tốt nhưng không cần quá 10 tài liệu vì sinh
5
viên không có nhiều thời gian. Giảng viên có thể kiểm tra sự xác thực của thông
tin qua đường link đến tài liệu tham khảo.

Tiểu luận phải làm xong và nộp cho giảng viên vào ngày cuối cùng của
môn học để lấy điểm kiểm tra giữa kỳ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hoè. Sổ tay Quản lý Môi trường cấp huyện, xã và các tổ
chức chính trị- xã hội. Sở TN & MT tỉnh Khnáh Hoà xuất bản, Nha Trang
12/2007
2. Luật BVMT và văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Lao Động-xã hội, Hà Nội,
2006
3. Thông tư 05/2008/BTNMT và các văn bản pháp luật khác
BỐ TRÍ LỊCH TRÌNH
Ngày học
(x 8
tiết/ngày)
Nội dung lý thuyết Bài tập trên lớp
1
(tiết 1-5)
Giới thiệu môn hoc: mục tiêu, yêu cầu đối
với người học, tài liệu học tập
Những vấn đề chung về QLMT
1.Khái niệm chung về Quản lý môi trường
2.Cơ hội và thách thức của công tác
QLMT trong bối cảnh hội nhập WTO
- Hướng dẫn bài tập tiểu -
luận cá nhân làm ở nhà
- Phát vấn và thảo luân
2
(tiết 6-
10)
Mảng xanh
3.1. Bảo vệ Đa dạng sinh học

3.2 Quản lý tổng hợp vùng bờ
3.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Phát vấn và thảo luân
3
(tiết 11-
15)
Mảng nâu
4.1 Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
4.2.Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử phạt vi phạm hành chính về BVMT
4.3.Tổ chức đăng ký và thực hiện cam kết
về BVMT
4.4. Ứng xử sự cố MT
4.5. Kiếm soát Đánh giá tác động môi
trường
Phát vấn và thảo luân
4 Mảng năng lực Phát vấn và thảo luân
6
( tiết 16-
20)
5.1. Vai trò của Luật BVMT 2005 và Nghị
định 80/2006/NĐ-CP
5.2. Giới thiệu Tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam
5.3. Các công cụ kinh tế trong QLMT
5.4. Lập báo cáo hiện trạng môi trường cấp
huyện và xã:
5
( tiết 21-
25)

5.5. Truyền thông môi trường
5.6. Xã hội hoá bảo vệ môi trường
5.7. Phản biện xã hội
Phát vấn và thảo luân
6
(tiết 26-
30)
Seminar nhóm lấy điểm giữa kỳ Thu tiểu luận cá nhân để
chấm điểm giữa kỳ
7

×