QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ
HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
Người soạn: Th.S Trần Viết Dương
Bài 18
I. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VIỆT NAM
1. Khái niệm và trò của chính sách dân số.
a- Khái niệm chính sách dân số
Có rất nhiều quan niệm về chính sách dân số:
-
Chính sách dân số là các cố gắng nhằm tác động tới
kích thước, cơ cấu, sự phân bố hay các đặc tính của
dân số.
-
Chính sách dân số là các biện pháp chương trình
được thiết kế, nhằm đóng góp vào việc đạt mục tiêu
kinh tế xã hội, dân số, chính trị, các mục tiêu công
cộng khác.
-
Chính sách dân số là văn bản pháp quy của mỗi quốc
gia nhằm thay đổi hoặc sửa đổi các quá trình dân số
hiện hành theo những mục tiêu nhất định vì sự phồn
vinh của đất nước
- Là văn bản do nhà nước ban
hành.
- Chính sách dân số bao trùm hết
các vấn đề về dân số(quy mô, cơ
cấu, lao động )
- Chính sách dân số phải đưa ra
các mục tiêu và biện pháp cụ thể
đồng thời đưa ra các kêt quả dự
báo để xây dựng kế hoạch hoạt
động cùng chính sách hỗ trợ
Vậy bản chất
của chính
sách dân số
là gì?
B- Phân loại chính sách dân số
-
Chính sách dân số theo nghĩa hẹp: Gồm các biện pháp
chương trình tác động trực tiếp đến quá trình biến đổi
dân số(sinh đẻ, tử vong,di dân)
-
Chính sách dân số theo nghĩa rộng(chính sách thích
ứng): Vận động tự nhiên, vận động cơ học
Chính sách dân số
theo nghĩa hẹp
Chính sách dân số
theo nghĩa rộng
Chính sách
dân số
Sinh
đẻ, tử
vong
Di cư
Vận động
tự nhiên
Vận động cơ
học
Vận động
xã hội
TSXDS
MTTSXDS
TSXDS
Tái sản xuất dân số(Tái sản xuất dân cư): Là một quá
trình liên tục kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ
khác để duy trì sự phát triển lâu bền của xã hội.
Cõu hi trc nghim
Dân số Việt Nam tăng nhanh là
do các quan niệm
A-Trời sinh voi, trời sinh cỏ
B- Có con trai để nối dõi tông đờng
C- Đông con hơn nhiều của
D - Tất cả đáp án trên
Tăng dấn số?
Giảm dân số?
- Điều tiết sự phát triển dân số hợp lý đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thông qua điều
tiết mức sinh
Hợp lý
c. Vai trò của chính sách dân số- KHHGĐ
- Điều chỉnh quá trình di
cư, nhập cư để phân bố
lại lực lượng lao động sản
xuất, nâng cao năng suất
lao động: di dân trong
nước và di dân quốc tế.
- Cùng với các bộ phận khác trong hệ thống chính
sách kinh tế xã hội, chính sách dân số góp phần
quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em, người
già, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ.
- Góp phần tác động đến việc nâng cao trình độ dân trí,
chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho việc phát
triển con người toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
- Giải quyết tốt mối quan hệ dân số- tài nguyên môi
trường, hạn chế tệ nạn xã hội
2. Chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình
a.Quá trình hình thành và phát triển của chính
sách DS- KHHGĐ
+ Các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là ở
Châu âu, đã quan tâm đến vấn đề quản lý dân số
từ rất sớm.
+ Ở Việt Nam, vào những năm đầu của thập kỷ 60
thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đề cập đến công
tác dân số. Từ thực tiễn triển khai chương trình
dân số của Việt nam, có thể xem xét vấn đề quản
lý dân số thông qua bốn giai đoạn:
-
Giai đoạn I (trước 1975)
-
Giai đoạn II (từ 1975 đến 1984)
-
Giai đoạn III (từ 1984 đến 2000)
-
Giai đoạn IV (từ 2001 đến 2010)
-
Giai đoạn trước năm 1975:
-
Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Công tác dân số ở hai miền có sự khác nhau.
-
Ở miền Bắc, vấn đề quản lý dân số đã được
quan tâm của những năm đầu của thập kỷ 60,
còn ở miền Nam bắt đầu quan tâm đến công
tác này từ 1971.
-
Tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh, vấn đề
quản lý dân số trong giai đoạn hiện nay còn có
nhiều hạn chế.
-
Giai đoạn 1975-1984:
-
+ Sau khi thống nhất đất nước, công tác quan lý dân
số được đặt ra trong phạm vi cả nước. Giai đoạn này
kết thúc bằng sự ra đời của Uỷ ban dân số và sinh đẻ
có kế hoạch với Quyết định 58/HĐBT ngày
11/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Sự ra đời của Uỷ
ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch đã chấm dứt thời
kỳ bộ máy quản lý kiêm nhiệm đối với công tác dân
số.
-
+ Nhìn chung, thời kỳ từ năm 1984 trở về trước, vấn
đề quản lý dân sô có những đặc điểm chủ yếu sau
đây:
-
+ Về bộ máy tổ chức quản lý; chưa có bộ máy
chuyên trách quản lý dân số mà do Bộ Y tế hoặc Uỷ
ban chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em kiêm nhiệm.
+ Về mục tiêu quản lý: đã đưa ra mục tiêu nhằm hạ
thấp tỷ lệ phát triển dân số cho phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, song
vẫn chưa đưa ra được chương trình mục tiêu có tầm
chiến lược về dân số.
+ Về đối tượng quản lý: chưa xác định rõ các nhóm
đối tượng và chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trên cơ
sở các chỉ báo một cách khoa học. Nhóm đối tượng
được tác động chính trong giai đoạn này là phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
+ Việc thực hiện các chức năng quản lý còn hạn chế
cả về khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám
sát đánh giá.
+ Về kết quả: công tác quản lý dân số đã góp phần nhất
định làm giảm tỷ lệ tăng dân số, song nhìn chung còn
nhiều hạn chế, chưa thực hiện được mục tiêu giảm
sinh đề ra.
-
Giai đoạn từ năm 1984 đến 2000:
+ Công tác quản lý dân số ở nước ta chuyển sang một
giai đoạn mới, nhằm giải quyết nhiệm vụ cấp bách là
hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số. Giai đoạn này có một số
đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Về bộ máy tổ chức quản lý: sau khi Uỷ ban Dân số và
sinh đẻ có kế hoạch ra đời năm 1984, đến ngày
19/6/1991, Hội đồng Bộ trưởng Ra Nghị định số
193/NĐ-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn đối với bộ máy quản lý dân số và đổi tên Uỷ ban
Dân số-sinh đẻ có kế hoạch thành Uỷ ban Dân số-Kế
hoạch hoá gia đình. Sau Nghị định này, bộ máy quản
lý dân số chuyên trách từng bước hình thành
* Đến năm 1995, về cơ bản bộ máy quản lý dân số
đã được hình thành từ Trung ương tới cơ sở.
+ Về mục tiêu quản lý: đã có Chiến lược dân số-Kế
hoạch hoá gia đình giai đoạn 1993-2000. Chiến
lược đề cập tới chương trình, mục tiêu cho từng
thời kỳ từ 1993-1995 và từ 1996-2000.
+ Về đối tượng quản lý: các đối tượng bao gồm
mọi công dân và toàn xã hội, trong đó tập trung
vào 7 nhóm đối tượng chủ yếu, 4 nhóm được xác
định có ý nghĩa quan trọng cả về sách lược và
chiến lược là:
+ Những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (phụ nữ
từ 15 đến 49); nam giới; các nhà lãnh đạo quản lý,
những người có uy tín trong cộng đồng; những
người trong độ tuổi sinh đẻ chưa xây dựng gia
đình.
+ Việc thực hiện chức năng quản lý dân số trong
thời kỳ này được nâng lên một bước rõ rệt cả về
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh
giá. Công tác quản lý dân số trong giai đoạn này
đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành
công chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình
của Việt Nam giai đoạn 1993-2000.
-
Giai đoạn 2001-2010:
-
Công tác quản lý dân số chuyển sang giai đoạn
mới gắn liền với việc triển khai chiến lược dân số
Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội 2001-2010.
-
Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được dựa
trên cơ sở Pháp lệnh dân số Việt Nam; có bộ máy
quản lý dân số là Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ
em các cấp.
b.Mục tiêu của chính sách DS – KHHGĐ
Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
+ Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức
sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm
nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng
nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô cơ cấu
dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ,
tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số con người HDI ở
mức trung bình tiên tiến của thế giới
-
Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới
ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có
cuộc sống ấm no hạnh phúc nâng cao chất
lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện
đại hoá góp phần vào sự phát triển nhanh, bền
vững của đất nước.
c.Những định hướng chiến lược trong thời gian tới
+ Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số nhằm
sớm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý
+ Giải quyết từng bước có trọng điểm từng yếu tố của
chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư để
nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài
sản vô giá của đất nước cho cả thế hệ hiện tại và
tương lai.
+ Quản lý dân cư thống nhất nhằm lồng ghép các
chương trình dân số sức khoẻ sinh sản với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác
+ Tập trung đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng
nghèo có mức sinh cao, tiếp tục đẩy mạnh công
tác thông tin – giáo dục, tuyên truyền về DS –
KHHGĐ, chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao
chất lượng dịch vụ sinh sản; Tạo điều kiện để mọi
người có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận các dịch
vụ trên
II.Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ
Khái niệm quản lý dân số:
Quản lý dân số được hiểu là sự tác động liên tục,
có tổ chức, có định hướng của Nhà nước nói
chung, của Uỷ ban Dân số- gia đình và trẻ em
các cấp nói riêng đến mọi công dân và toàn xã
hội, trong những thời gian nhất định, với mục
tiêu nhất định, nhằm thực hiện thành công chiến
lược dân số