Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu Tiểu luận: Quản lý khai thác đội tàu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 18 trang )

Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN:
QUẢN LÍ KHAI THÁC ĐỘI TÀU
ĐỀ TÀI:
XU HUỚNG PHÁT TRIỂN TÀU HÀNG RỜI
GVHD:Th.S Đặng Thị Bích Hoài
Lớp: KT07A
Nhóm:09
Danh sách nhóm thực hiện:
1) Đoàn Hải Hà
2) Trần Quang Đạo
3)Đỗ Châu Kiều Linh
4) Hoàng Chúc Ly
5)Trần Thanh Hải
6)Đỗ Đức Minh
7)Đoàn thị Loan
8)Lê Bích Diệp
9)Phạm Thị Dung
10)Nguyễn Tấn Đạt
TPHCM, Tháng 3 năm 2010
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 1
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
MỤC LỤC
Danh sách nhóm thực hiện: 1
1) Đoàn Hải Hà 1
2) Trần Quang Đạo 1
3)Đỗ Châu Kiều Linh 1
4) Hoàng Chúc Ly 1
MỤC LỤC 2


LỜI MỞ ĐẦU 3
I.Lịch sử phát triển tàu hàng rời 4
I.1. Khái niệm hàng rời: 4
I.2. Lịch sử hình thành tàu hàng rời 4
I.3. Khái niệm và đặc điểm tàu hàng rời 4
I.3.1. Khái niệm 4
I.3.2. Đặc điểm 4
I.4. Kết cấu tàu hàng rời 5
Hình I.3: Thiết kế 1 con tàu hàng rời 6
II. Xu hướng phát triển tàu hàng rời 7
II.1. Xu hướng tăng trọng tải tàu hàng rời 7
II.1.1. Ý nghĩa của việc tăng trọng tải tàu hàng rời 7
II.1.2. Điều kiện cần thiết để tăng trọng tải tàu: 7
II.1.3. Tình hình tăng trọng tài hàng rời trong thời gian qua 8
II.1.4. Tàu hàng rời có trọng tải lớn nhất thế giới - MS Berge Stahl: 11
II.2. Xu hướng tăng vận tốc tàu hàng rời 12
II.2.1. Ý nghĩa của việc tăng vận tốc tàu hàng rời: 12
II.2.2. Các yếu tố trong việc tăng vận tốc tàu hàng rời: 12
II.2.3. Tình hình tăng vận tốc tàu hàng rời trong thời gian qua: 13
II.3. Xu hướng hiện đại hóa tàu hàng rời: 14
III. Tình hình phát triển tàu hàng rời tại Việt Nam trong thời gian gần đây 15
III.1. Tình hình phát triển tàu hàng rời: 15
III.2. Thuận lợi và khó khăn 16
III.2.1. Thuận lợi: 16
III.2.2. Khó khăn: 17
III.3. Sự phát triển của kinh tế vận tải biển 17
IV. Kết luận: 17
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 2
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
LỜI MỞ ĐẦU

Hòa cùng với xu hướng phát triển của ngành kinh tế vận tải biển,
có thể nói sự xuất hiện của “container hóa” là một bước ngoặc quan
trọng trong vận tải đường thủy. Tuy nhiên tàu container cũng như
container cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm 50. Vậy trước đó, đội
tàu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chuyên chở hàng hóa
chủ yếu bằng tàu hàng rời. Nói như vậy không có nghĩa là sự xuất hiện
của tàu container ngăn chặn bước phát triển của tàu hàng rời, ngược lại
tàu hàng rời đã, đang và sẽ có những bước phát triển, tiến bộ đáng kể.
Từ đó tàu hàng rời nói riêng và các đội tàu khác nói chung đang có
những bước tiến vượt bậc qua những xu hướng phát triển về trọng tải,
về vận tốc và hiện đại hóa.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 3
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
I.Lịch sử phát triển tàu hàng rời
I.1. Khái niệm hàng rời:
Hàng rời bao gồm các loại hàng thuộc sản phẩm thực vật và khoáng vật
như lương thực, đường, muối, phân
bón, than, quặng, xi măng…Và
thường được chuyên chở với khối
lượng lớn.
Như vậy, đồng hành với sự
phát triển nhu cầu hàng rời trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng
chính là sự phát triển của đội tàu
hàng rời.Có thể nói chuyên môn hóa
tàu hàng rời là một bước phát triển
đáng kể với ngành vận tải biển trong
việc chuyên chở hàng rời và tăng lợi
nhuận kinh tế.
I.2. Lịch sử hình thành tàu hàng rời

Tàu hàng rời lần đầu tiên được phát triển nhằm mục đích chuyên chở hàng
khô với số lượng lớn và không cần phải đóng kiện. Loại hàng rời chủ yếu là than,
quặng kim loại, bô-xít, phốt phát, ni trái, lương thực.
Ưu điểm của việc chuyên chở hàng hóa không đóng thành kiện là tiết kiệm
chi phí và thúc đẩy tốc độ xếp dỡ
Những năm 1950, Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu thiết kế những con
tàu lớn do nhu cầu vận chuyển quặng ở những nơi xa. Theo nhu cầu gia tăng theo
thời gian và sự phát triển của công nghệ đóng tàu, những chiếc tàu càng trở nên
lớn hơn và chở nhiều hàng hóa hơn.
Đến thế kỷ 16, tàu hàng rời đã đạt được sức chứa 200000 DWT và là đối
thủ của những tàu VLCC. Ngày nay, vận chuyển tàu hàng rời chiếm tỷ lệ lớn trong
thương mại thế giới
I.3. Khái niệm và đặc điểm tàu hàng rời
I.3.1. Khái niệm
Tàu hàng rời được đóng với mục đích chở hàng trực tiếp trong khoang, các
loại hàng rời được chuyên chở như: quặng kim loại, phân bón, vôi, lúa mì, than,
….
I.3.2. Đặc điểm
-Hệ số chở hàng nhỏ thường dao động 1.4-0.35 m
3
/T.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 4
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
-Dung tích khoang hàng nhỏ.
-Tốc độ trung bình nhỏ hơn các loại tàu khác.
-Thiết bị bốc xếp trên tàu thường là gầu ngoạm
I.4. Kết cấu tàu hàng rời
Hình I.1: Kết cấu chung của tàu hàng rời
Cross section of a typical bulker.
1. Cargo hold

2. Hatch cover
3. Upper hopper tank for water ballast or oil
4. Double bottom
5. Lower hopper tank, for water ballast
Dưới đây là ví dụ cấu tạo 1 tàu hàng rời:
Sabrina I là tàu hàng rời Handymax.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 5
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Hình I.2: Tàu hàng rời Sabrina I
Hình I.3: Thiết kế 1 con tàu hàng rời
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 6
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
II. Xu hướng phát triển tàu hàng rời
Xu hướng phát triển tàu thủy trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
gồm 4 xu hướng chính:
-Tăng trọng tải
-Tăng vận tốc
-Chuyên môn hóa
-Hiện đại hóa
Các xu hướng phát triển của đội tàu biển luôn luôn có mối quan hệ mật
thiết với nhau, xu hướng này là tiền đề và điều kiện cho xu hướng kia ra đời và
phát triển. Tất cả các xu hướng trên đều nhằm mục đích tăng tỷ suất lợi nhuận.
Khi đi sâu vào nghiên cứu xu hướng phát triển tàu hàng rời, nghĩa là đề tài
đã đồng thời phân tích xu hướng chuyên môn hóa của đội tàu trên thế giới và Việt
Nam.Vì vậy, sau đây đề tài sẽ đi sâu hơn vào 3 xu hướng còn lại đó là: tăng trọng
tải, tăng vận tốc và hiện đại hóa.
II.1. Xu hướng tăng trọng tải tàu hàng rời
II.1.1. Ý nghĩa của việc tăng trọng tải tàu hàng rời
Tăng trọng tải tàu thì sẽ giảm vốn đầu tư đơn vị và chi phí khai thác đơn vị.
Việc đóng các tàu có trọng tải lớn giúp giảm đáng kể chi phí vận tải. Nếu

con tàu này được đóng ra, chi phí vận tải sẽ giảm 40%. Yếu tố chính dẫn tới giảm
chi phí vận tải là ở chỗ chi phí nhiên liệu tính theo một TEU sẽ giảm rất nhiều. Lý
do đóng các con tàu có trọng tải lớn là nhằm giảm chi phí vận hành để giảm giá
cước vận tải. Các tàu càng lớn thì chi phí nhiên liệu theo tấn trọng tải (hoặc theo
TEU trong trường hợp là tàu container) càng nhỏ.
II.1.2. Điều kiện cần thiết để tăng trọng tải tàu:
Tăng trọng tải tàu sẽ làm cho vốn đầu tư đơn vị và chi phí khai thác đơn vị
giảm, tuy nhiên cần phải có các điều kiện nhất định thì việc tăng trọng tải mới
thực sự có lợi:
a) Luồng hàng phải lớn và ổn định:
Khi tăng trọng tải tàu, khả năng vận chuyển của tàu sẽ tăng, mỗi chuyến đi
của tàu có trọng tải lớn chở được nhiều hàng hóa hơn tàu có trọng tải nhỏ nên cần
phải có luồng hàng lớn và ổn định.
b) Tuyến đường và bến cảng phải phù hợp:
Tuyến đường mà chủ yếu là các công trình phục vụ trên tuyến (âu tàu, kênh
biển,…) hoặc các công trình trên bộ như cầu vượt, dây dẫn điện vượt sông… phải
thỏa mãn cho các tàu có trọng tải lớn hoạt động thuận tiện.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 7
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Khả năng tiếp nhận tàu ở các cảng, mớn nước và điều kiện luồng lạch của
cảng phải phù hợp. Các tàu có trọng tải lớn khi ra vào cảng không phải chờ đợi
thủy triều, không phải chuyển tải,… vì nếu như vậy sẽ gây mất thời gian và chi phí
hoạt động của tàu một ngày khá tốn kém.
c) Mức giải phóng tàu tại các cảng phải cao:
Để rút ngắn thời gian chuyến đi của tàu thì năng suất xếp dỡ tại cảng phải
cao, nếu không các tàu lớn sẽ trở thành các kho nổi chứa hàng tại cảng và tất nhiên
là chi phí cao sẽ không kinh tế.
d) Phải cần vốn đầu tư lớn:
Đầu tư cho một tấn trọng tải của tàu lớn thấp hơn của tàu nhỏ cùng loại, tuy
nhiên đầu tư một con tàu lớn phải tốn nhiều tiền hơn một con tàu nhỏ do đó doanh

nhiệp cần có số vốn đầu tư lớn.
II.1.3. Tình hình tăng trọng tài hàng rời trong thời gian qua
Tải trọng tàu bình quân đã tăng mạnh trong thế kỷ 20, đạt mức bình quân
khoảng 100.000 tấn vào những năm 90.
Đã có con tàu được đóng đạt mức 550.000 dwt, song nó đã không thể đưa
vào hoạt động vì nhiều lý do.
Năm 1985
Hình II.1: Tàu Quốc Tự Giám
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 8
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Năm 1989
Hình II.2: Tàu Long BIên
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 9
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Năm 1994
Hình II.3: Tàu Eastern Star
Năm 1996
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 10
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Hình II.4: Tàu Victory
Trên đây là 04 con tàu được đóng tại Nosco - Nhật Bản, thời gian đóng tàu
tỷ lệ nghịch với trọng tải của tàu. Chỉ trong khoản thời gian rất ngắn mà trọng tải
của tàu đã được tăng lên rất đáng kể. Điều này chứng tỏ xu hướng tăng trọng tải
tàu là 1 xu hướng rất quan trọng và được các hãng tàu quan tâm đặc biệt.
II.1.4. Tàu hàng rời có trọng tải lớn nhất thế giới - MS Berge
Stahl:
Hình II.7: Tàu hàng rời có trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay - MS Berge Stahl
Được đóng tại khu công nghiệp Hyundai năm 1986, hiện nay đang đăng ký quốc
tịch tại Stavanger, Nauy. Trọng tải: 364.767 DWT
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 11

Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
II.2. Xu hướng tăng vận tốc tàu hàng rời
Vận tải đường biển có rất nhiều ưu điểm nhưng có một nhược điểm rất lớn
và khó khắc phục nhất chính là vận tốc của tàu. Hiện nay tàu hàng rời cũng đã có
nhiều bước tiến quan trọng nhằm cải thiện vận tốc tàu hàng rời hòa cùng xu hướng
tăng vận tốc tàu của thế giới nói chung.
II.2.1. Ý nghĩa của việc tăng vận tốc tàu hàng rời:
Việc tăng vận tốc có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với chủ khai
thác tàu mà còn đối với khách hàng.
a) Đối với chủ khai thác tàu:
Thời gian chuyên chở giảm sẽ góp phần tăng số chuyến đi, khả năng
chuyên chở hàng hóa tăng lên làm tăng khả năng cạnh tranh. Tốc độ chạy tàu cao
còn góp phần giảm chi phí thời gian khi tàu hành hải trển biển.
b) Đối với khách hàng:
Tốc độ chạy tàu tăng sẽ rút ngắn được thời gian chuyên chở, nhanh chóng
đưa hàng hóa vào lưu thông, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
II.2.2. Các yếu tố trong việc tăng vận tốc tàu hàng rời:
Với xu hướng tăng vận tốc của tàu trong chuyến đi như hiện nay, các kỹ sư
đóng tàu hàng rời ngay trong giai đoạn thiết kế cần cải tiến 1 số mặt sau:
a) Thông số vỏ tàu:
Phù hợp, hình dáng vỏ đảm bảo cho tàu có tính đi biển tốt, từ đó giảm sức
cản tác động lên vỏ tàu, đặc trưng nhất đó là sức cản từ sóng, gió, không khí, và từ
các phần lồi thân tàu (giá đỡ trục chân vịt, phần trục chân vịt lồi ra ngoài vỏ tàu,
bánh lái, vây giảm lắc…).
Trọng lượng vỏ tàu (kết cấu bản thân thân tàu, các vách, các boong, các
sàn, kết cấu gia cứng, thượng tầng, các lầucác kết cấu bằng vật liệu phụ tham gia
vào thành phần tàu như gỗ, xi măng…) cũng phải tính toán kỹ.
b) Các động cơ:
Cải tiến các thiết bị đẩy tàu. Các thiết bị đẩy thông dụng nhất là chân vịt,
guồng, buồm, thiết bị đẩy cycloid…

c) Các biện pháp giảm lắc và tăng tính ổn định:
Các thiết bị giảm lắc cải thiện không ngừng để góp phần tăng tốc độ cho
tàu (vây giảm lắc, bánh lái hông, hệ thống thùng chủ động và hệ thống thùng bị
động).
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 12
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
d) Tính ăn lái và tính quay trở:
Các thiết bị như bánh lái tàu, ống đạo lưu quay,ống quay, chân vịt lái…vẫn
được lắp đặt và cải tiến không ngừng
II.2.3. Tình hình tăng vận tốc tàu hàng rời trong thời gian qua:
Năm 1995
Hình II.5: Tàu Nosco Glory
Chiều dài 224m, chiều rộng 32,2m, chiều cao 18,2m, hầm hàng 7x7 nắp,
công suất máy chính 7634KW, tốc độ 14,1 hải lý/giờ
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 13
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Hình II.6: Tàu Victory
Được đóng vào năm 1996 tại Nosco - Nhật Bản, tốc độ: 15,5 hải lý/giờ
Cùng với 02 con tàu dùng làm ví dụ được đóng tại Nosco - Nhật Bản đã nói
lên một cái nhìn khái quát về xu hướng phát triển vận tốc của tài hàng rời hiện
nay.
Với những nỗ lực, cố gắng của các kỹ sư tàu biển thì vận tốc tàu hàng rời
ngày càng được cải tiến đáng kể, góp phần làm tăng hiệu suất lợi nhuận cho ngành
kinh tế vận tải biển.
II.3. Xu hướng hiện đại hóa tàu hàng rời:
Một loại đầu đo mức nước kiểu mới đã được hãng Solartron Mobrey
nghiên cứu và chế tạo áp dụng cho các loại tàu chở hàng rời. Đây là loại đầu đo
đáp ứng được các yêu cầu mới bổ sưng của Công ước quốc tế về an toàn sinh
mạng trên biển SOLAS và đã được Tổ chức hàng hải thế giới thông qua.
Theo đó, trên tất cả các loại tàu chở hàng rời sẽ phải lắp đặt các đầu đo

trong các hầm hàng để phát hiện và báo động khi mức nước trong hầm hàng, ở
mức thấp vượt quá 0,5m so với đáy hầm hàng và ở mức cao vượt quá 15% so với
chiều cao của hầm hàng, nhưng không vượt quá 2m.
Loại đầu đo này có thể làm việc ở môi trường có nhiệt độ từ 40
0
C đến
150
0
C với độ kín nước đảm bảo có thể ngập trong nước tới 20 ngày ở độ sâu 30m.
Mỗi đầu đo được nối với một dây cáp loại chịu lửa có chiều dài 15, 30 hoặc 50m.
Việc lắp đặt các đầu đo được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 14
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
III. Tình hình phát triển tàu hàng rời tại Việt Nam
trong thời gian gần đây
III.1. Tình hình phát triển tàu hàng rời:
Vận tải hàng rời đã có sự hồi phục nhiều hơn mong đợi trong năm 2009 sau
khi sụt giảm hơn 90% vào cuối năm trước đó; mặc dù vậy, bình quân cả năm
2009, giá cước vẫn giảm hơn 60% so với năm 2008.
Thống kê mức cước bình quân tàu hàng rời
ĐVT: 1000 USD/ngày

Đến hết
2//2008
Đến hết
2/2009
Tháng 1/2009
Tháng
2/2009
Thuê

chuyến
Capesize 101,8 21,9 14,4 31,3
Panamax 56,9 7,3 4,3 11,1
Supramax 49 7,6 4,5 11,5
Handysize 34,5 5,4 4,1 7,0
Thuê
định
hạn 1
năm
Capesize 122,5 25,8 24,5 27,0
Panamax 64,5 13,3 13,0 13,5
Supramax 52,0 13,3 11,5 15,0
Handysize 30,8 8,5 8,0 9,0
(Theo bản tin thị trường tháng 2/2009 - Công ty RS Platou., Nauy.)
Theo bảng thống kê trên, giá cước vận tải năm 2009 đã giảm rất nhiều so
với năm 2008 (tháng 2/2009 giá cước giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm
2008). Tuy nhiên, thị trường vận tải biển đã có đã những dấu hiệu của sự hồi phục
khi giá cước bắt đầu tăng nhanh ở 01 số loại tàu như Capesize, Supramax ở cả thị
trường thuê chuyến và thuê định hạn 1 năm. Đây có thể nói là những tín hiệu khá
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 15
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
khả quan cho sự phát triển trở lại của nền kinh tế vận tải biển của Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung.
Vận tải hàng rời đã có sự hồi phục nhiều hơn mong đợi trong năm 2009 sau
khi sụt giảm hơn 90% vào cuối năm trước đó; mặc dù vậy, bình quân cả năm
2009, giá cước vẫn giảm hơn 60% so với năm 2008.
Về ngắn hạn, khả năng tăng của giá cước hiện là tương đối lạc quan đặc
biệt khi Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng dự trữ quặng sắt và than. Tuy nhiên, cần lưu
ý rằng việc Trung Quốc tăng mạnh dự trữ quặng sắt trong năm trước cũng có thể
sẽ khiến nước này giảm bớt phần nào nhập khẩu trong năm 2010 trong khi quặng

sắt là loại hàng hóa chính trong vận tải hàng rời. Việc giá nguyên liệu bắt đầu tăng
cũng là một lý do cản trở việc tăng dự trữ ở các nước nhập khẩu chính.
Tuy nhiên, khi phía cầu mới cho thấy những dấu hiệu hồi phục nhẹ thì sự
gia tăng nguồn cung lại đang tạo sức ép lên giá cước vận tải. Từ năm 2000, đội tàu
hàng rời thế giới liên tục phát triển với tốc độ bình quân hơn 6%.
Sau khi giảm khoảng 7 - 8% năm 2009 do nhiều hợp đồng đóng mới tàu bị
trì hoãn, năm 2009, tổng trọng tải đội tàu thế giới vẫn tăng thêm 9.4% đạt gần 460
triệu DWT. Năm 2010, dự kiến số tàu hoạt động sẽ tăng thêm 1.429 tàu tương
đương tổng trọng tải khoảng 60 triệu DWT.
Như vậy, giá cước tàu hàng rời có xu hướng dao động trong mức trung bình
và rất khó có thể có đột biến, tuy nhiên, sự bình ổn và gia tăng chắc chắn của giá
cước có ý nghĩa hơn rất nhiều. Đặc biệt, thị trường tàu chở hàng rời, hàng bách
hóa đã giảm sút ngoài dự đoán của tất cả các nhà vận tải và chủ tàu. Giá cước, giá
thuê tàu đã giảm từ 60 - 95% tùy theo từng tuyến vận chuyển, từng loại tàu, tuổi
tàu Thời điểm này, hầu hết các tàu hàng rời ở tất cả các khu vực đều phải nằm
chờ hàng. Trong khi chỉ cách đây nửa năm, có những tàu trên dưới 30 tuổi vẫn
được khai thác bình thường thì đến nay đã có những tàu mới chỉ hơn 20 tuổi đã
được đưa vào để phá dỡ.
III.2. Thuận lợi và khó khăn
III.2.1. Thuận lợi:
- Giá cước vận tải của loại tàu Handysize có trọng tải dưới 35.000 DWT
(đây là loại tàu chuyên chở hàng rời phổ biến ở Việt Nam) tương đối tăng và có
hướng phát triển khả quan trong năm 2009 và điều này sẽ tạo cơ sở cho một mức
tăng trưởng trong năm 2010.
- Nguồn thu chủ yếu của các nhà vận tải biển chủ yếu là đồng USD nên
việc USD có xu hướng tiếp tục lên giá so với VND có thể nói là 1 trong những
điểm thuận lợi.
- Một số công ty là thành viên của Vinalines có thể được phép điều chỉnh
giảm khấu hao để đảm bảo cân bằng thu chi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 16

Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
III.2.2. Khó khăn:
- Thiếu bến đậu cho các tàu, kẹt cầu cảng: Nhiều tàu hàng rời đang neo đậu
trong khu vực TP.HCM nhưng hoa tiêu vẫn chưa thể lên tàu do chưa tìm được bến
đậu. Tình hình kẹt cầu cảng xảy ra ở hầu hết các cảng như Khánh Hội, Bến Nghé,
Lotus, Cảng rau quả…
Theo một số đại lý chuyên tìm cầu cảng cho chủ tàu thì tàu trước khi cập
cảng phải “order” hoa tiêu, cầu cảng trước nhiều ngày. Thậm chí tàu nằm chờ
ngoài neo mấy ngày để chờ tới lượt xếp hoặc dỡ hàng trong khi thời gian làm hàng
của một tàu trọng tải 5.000 tấn chỉ khoảng trên dưới 48 tiếng (trong 4 tháng đầu
năm 2009).
- Tàu Việt Nam hiện nay khá cũ (trên 20 tuổi), trọng tải thấp và không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của bảo đảm an toàn hàng hải quốc
tế.
-Tốc độ “container hóa” phát triển mạnh.
- Giá dầu ngày càng tăng cao.
III.3. Sự phát triển của kinh tế vận tải biển
Từ nay đến năm 2010 và các giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 sẽ đẩy mạnh
việc phát triển kinh tế vận tải biển với mục tiêu cơ bản sau đây: Phát triển đội tàu
biển Việt Nam:
- Tập trung đầu tư phát triển nhanh, hiệu quả đội tàu biển Việt Nam theo
hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và chuyên dụng hóa, đặc biệt là tàu dầu, tàu hàng rời,
tàu container, tàu khách để đến năm 2010, tổng trọng tải đạt trên 5 triệu DWT;
năm 2015 trên 7 triệu DWT và năm 2020 trên 11 triệu DWT.
- Phát triển theo hướng hiện đại hóa cả về số lượng và chất lượng đội tàu
dịch vụ chuyên dụng: công vụ, hoa tiêu, lai dắt, bảo đảm hàng hải, tìm kiếm cứu
nạn, cứu hộ hàng hải, xây dựng công trình biển, khai thác dầu khí, nghiên cứu
khoa học biển, thăm dò - khảo sát tài nguyên biển, du lịch, thể thao, giải trí và các
loại tàu dịch vụ chuyên dụng khác, phát triển vận tải biển.
- Tham gia hiệu quả thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới theo

hướng tăng mạnh sản luợng vận tải quốc tế; tăng thị phần nhằm bảo đảm hợp lý
lợi ích kinh tế vận tải ngoại thương để đến năm 2015 đạt trên 25% và 2020 đạt
trên 35% tổng sản lượng vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam.
IV. Kết luận:
Ngành vận tải biển đã trải qua một năm 2009 với nhiều khó khăn nối tiếp
sự sụt giảm mạnh vào cuối năm 2008, nhưng nhìn chung, khó khăn đã không quá
trầm trọng như các dự báo.
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 17
Đề tài: Xu hướng phát triển tàu hàng rời GVHD: ThS. Đặng Thị Bích Hoài
Sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục ở mức cao 8% - 9%, nhu cầu vận
chuyển thế giới (theo trọng tải) giảm 3% trong năm 2009 và dự kiến sẽ trở lại đà
tăng với tốc độ 6% - 7% trong năm 2010. Về phía cung, đội tàu thế giới tăng thêm
khoảng 7% - 8% trong năm 2009, hiệu suất khai thác tàu cũng giảm về mức thấp
nhất từ thập niên 80 trong năm này và dự kiến hiệu suất khai thác tàu sẽ vẫn tiếp
tục ở mức thấp trong năm 2010 sắp tới.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ ở mức 2,4% - 3,1% (theo
LHQ, IMF). Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế toàn cầu đều cho thấy cuộc
khủng hoảng tài chính đã được kiểm soát, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định kinh tế thế giới hoàn toàn thoát khỏi
suy thoái và bước vào chu kỳ hồi phục bền vững.
Sự phát triển của tàu hàng rời cũng không thể nào nằm ngoài sự phát triển
chung của của ngành vận tải biển toàn cầu. Tuy nhiên, với những dự báo của các
chuyên gia cũng như các chính sách hỗ trợ tối đa của các Ban, Ngành, chúng ta
hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai rực rỡ, sự hồi phục trở lại của tàu
hàng rời nói riêng cũng như các đội tàu khác nói chung.
THANKS FOR YOUR ATTENTION
Nhóm thực hiện: nhóm 09 - KT07A Page 18

×