Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.94 KB, 14 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của vấn đề:
1. Cơ sở lí luận:
Mơn Tốn có một vị trí quan trọng đối với học sinh tiểu học nói chung và
học sinh lớp 5 nói riêng. Nó hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển trí tuệ con người. Thơng qua mơn học giúp học sinh có những kiến
thức, kĩ năng vận dụng trong đời sống; nhận thức được nhiều mặt của thế giới
xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả. Ngồi ra, nó cịn góp phần quan
trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận và phương pháp giải quyết vấn
đề. Nó góp phần phát triển trí thơng minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng
tạo. Nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của
người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch,
có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong chương trình mơn tốn ở Tiểu học nói chung, mơn tốn ở lớp 5 nói
riêng, phần “Số thập phân” là một nội dung quan trọng. Nội dung này được sắp
xếp trong mạch kiến thức số học và sắp xếp xen kẽ gắn bó với các mạch kiến
thức khác, nhằm làm phong phú thêm nội dung mơn tốn ở Tiểu học. Dạy - học
về “Số thập phân” trong chương trình mơn tốn lớp 5 chỉ là những kiến thức mở
đầu của số thập phân, nhưng lại là kiến thức cơ bản và là nền tảng cho q trình
học tập mơn Tốn và các mơn học khác trong chương trình Tiểu học cũng như
các cấp học khác sau này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy, việc học “Số thập phân” không phải việc dễ đối với học
sinh tiểu học, mà cụ thể là học sinh lớp 5. Số thập phân là loại tốn cịn mới đối
với các em cho nên việc hình thành khái niệm Số thập phân là cơng việc rất khó
khăn. Để phù hợp với tư duy trực quan của lứa tuổi học sinh tiểu học việc hình
thành khái niệm số thập phân và các phép tính đối với số thập phân phải trải qua
nhiều bước khác nhau trong đó chủ yếu là dựa vào phép đo đại lượng, trước hết
là số đo độ dài. Trong quá trình học phần này học sinh thường không nắm vững
hoặc không làm rõ được mối quan hệ giữa số thập phân, cấu tạo số thập phân
của số với số đo độ dài, phân số ... Một số học sinh thường rơi vào tình trạng


hiểu bài máy móc, cố gắng để làm theo mẫu, chưa chủ động, tích cực khi học
bài.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã
học để làm tốn từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ
động, bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế cũng như phát huy được tính tích cực
của học sinh. Và một điều quan trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học
1/14


toán. Xuất phát từ những cơ sở trên đây, để đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức và đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 5 nói riêng tơi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 học
tốt phần số thập phân”.
II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
- Giúp học sinh nắm chắc khái niệm số thập phân, thực hiện bốn phép tính
cộng, trừ, nhân, chia số thập phân một cách thành thạo.
- Hình thành kĩ năng giải toán về số thập phân cho học sinh lớp 5, giúp
học sinh biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán trong thực tế cuộc
sống. Thơng qua đó giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế
cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội.
- Nhằm đáp ứng với mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục trong thời kì đổi
mới. Đó là tạo ra những con người lao động mới linh hoạt, năng động, sáng tạo,
có trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và áp dụng:
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5.
2. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng:
Tôi thực hiện sáng kiến này trong các tiết dạy học tốn có nội dung liên
quan đến số thập phân tại lớp 5 năm học 2020 - 2021.

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN

I. Khảo sát thực tế:
1. Tình trạng khi chưa thực hiện:
- Qua tìm hiểu sách giáo khoa tốn 5 tơi nhận thấy: Nội dung số thập
phân, các phép tính với số thập phân được dạy trong 52 tiết ở toàn bộ chương II
(Học kì I – Tốn 5).
- Qua một số năm thực dạy lớp 5, qua dự giờ, tham khảo ý kiến đồng
nghiệp, xem bài làm của học sinh phần số thập phân, bản thân tơi nhận thấy
trong dạy học tốn về số thập phân học sinh có những tồn tại, vướng mắc sau:
- Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm
theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tự tìm cách giải. Vì thế các tri thức các em
tiếp nhận được một cách bị động nên chóng quên.

2/14


- Học sinh chưa được rèn luyện giải theo các dạng bài nên khả năng nhận
dạng bài và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa có. Dẫn đến học
sinh lúng túng, chán nản khi gặp bài toán khó.
- Khi làm bài nhiều em khơng đọc kĩ đầu bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp
tấp nên bỏ sót dữ kiện đầu bài cho.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Ta đã biết cấu tạo của số thập phân gồm phần nguyên và phần thập phân.
Để học tốt phần số thập phân thì học sinh phải nắm chắc phần số tự nhiên. Vì
thế, tơi đã khảo sát học sinh việc thự hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia các
số tự nhiên:
Đặt tính rồi tính:
5764 + 3435
8752 + 3835
3872 x 7
2208 : 16

Kết quả thu được cụ thể như sau:
Tổng
Hồn thành tốt
Bài làm cịn sai sót Chưa hồn thành
số HS
SL
%
SL
%
SL
%
9
23,7
21
55,3
8
21
38
II. Các biện pháp thực hiện:
Từ kết quả điều tra khảo sát trên, bản thân tôi tự nhận thấy phải tìm ra
một số biện pháp giúp học sinh có thể học tốt phần số thập phân, cụ thể như sau:
1. Biện pháp 1: Trước hết giáo viên cần giúp học sinh có kĩ năng thực hiện
bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên:
Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng của mơn tốn lớp 5
bởi vì các em học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân đều dựa
vào cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. Vì vậy,
học sinh có kĩ năng thực hiện đúng bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các
số tự nhiên là rất cần thiết. Nếu như học sinh nắm được cách giải các bài toán
trên số thập phân, có câu trả lời và đưa ra được phép tính đúng nhưng lại tính ra
kết quả sai thì bài làm đó cũng khơng đạt u cầu. Muốn vậy, trong các tiết dạy

về biện pháp tính giáo viên cần phải nhấn mạnh cách thực hiện cho học sinh
hiểu để dần dần các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong tính tốn. Đây chính là
một trong những điều kiện giúp học sinh học tốt phần số thập phân.
2. Biện pháp 2: Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc khái niệm “Số thập
phân”, cấu tạo và các hàng của số thập phân; đọc, viết và so sánh về số thập
phân:

3/14


Đây là kiến thức cơ bản, là nền tảng đầu tiên để giúp học sinh biết cách
đọc, viết, so sánh và thực hiện kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Muốn vậy trước hết giáo viên cần phải có những kiến thức cơ bản, hiểu
rõ bản chất khái niệm số thập phân. Mặt khác, số thập phân là một loại số mới.
Vì vậy, khi hình thành khái niệm số thập phân cho học sinh giáo viên cần dựa
trên cơ sở của phép đo đại lượng chứ tuyệt đối không cung cấp sẵn kiến thức số
thập phân cho học sinh. Khái niệm số thập phân được học trong 2 tiết: Tiết 1
giới thiệu các số thập phân bé hơn 1, tiết 2 mới giới thiệu đầy đủ khái niệm về số
thập phân, cấu tạo số thập phân. Để phù hợp với tư duy trực quan của học sinh
tiểu học, trong phần cung cấp khái niệm số thập phân, tôi đã yêu cầu học sinh
lên đo độ dài của một số đoạn thẳng có độ dài là 1cm, 1dm, 5dm, 7cm,... (đã
chuẩn bị sẵn) hoặc chiều dài của cái bảng (có độ dài 2m 7dm) rồi viết các số đo
đó dưới đơn vị đo là mét. Từ các số đo học sinh đã viết được tôi giới thiệu cách
viết các số đo đó gọn hơn là:
1
m cịn được viết thành 0,1m;
10
1
1cm hay

m còn được viết thành 0,01m; ... ;
100
7
2m 7dm hay 2 m còn được viết thành 2,7m.
10

1dm hay

Các số 0,1; 0,01; 2,7;... gọi là các số thập phân.
Với cách làm như trên học sinh vừa được thực hành đo đại lượng, vừa tự
mình chuyển các số đo đó về phân số thập phân hoặc hỗn số có phần phân số là
phân số thập phân nên các em sẽ hiểu rõ hơn về bản chất số thập phân. Để củng
cố khái niệm số thập phân vừa hình thành tơi còn cho học sinh đo chiều dài của
một số đồ dùng học tập của các em như quyển sách giáo khoa Toán 5, quyển vở
Tiếng Việt, cái bút mực, bút chì, ... rồi yêu cầu học sinh viết các số đo con vừa
đo được về phân số thập phân rồi chuyển cách ghi từ dạng phân số thập phân
sang cách ghi số thập phân với đơn vị đo là mét.
Ví dụ: Chiều dài của quyển sách giáo khoa Toán 5 đo được là:
0m 2dm 4cm = 0m +

2
4
m+
m = 0,24m
10
100

Chiều dài của cái bàn đo được là:
1m 4dm = 1m +


4
m = 1,4m
10

Chiều dài của cái bút chì đo được là:
1dm 4cm 7mm = 0m +

1
4
7
m+
m+
m = 0,147m;...
10
100
1000
4/14


- Khi chuyển từ phân số thập phân sang số thập phân tôi thấy học sinh hay
viết sai các phân số thập phân dạng:

8
7
56
= 0,008; 3
= 3,07;
= 0,056;...
1000
100

1000

Vì thế tơi đã nhấn mạnh để cho học sinh biết căn cứ vào mẫu số của các phân số
thập phân để viết phần thập phân của số thập phân như sau: Mẫu số có bao nhiêu
chữ số 0 thì phần thập phân phải có đủ bấy nhiêu chữ số. Nếu số các chữ số của
tử số chưa đủ thì phải thêm các chữ số 0 vào bên trái các chữ số của tử số. Do đó
học sinh lớp tơi đã chuyển đúng các phân số thập phân sang số thập phân.
- Khi dạy về cấu tạo và các hàng của số thập phân tôi đã hướng dẫn để
học sinh tự rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa các hàng của số thập phân cũng
giống như mối quan hệ giữa các hàng của số tự nhiên: Mỗi đơn vị của một hàng
bằng 10 đơn vị của hàng thấp liền sau. Hoặc bằng

1
(hay 0,1) đơn vị của hàng
10

cao hơn liền trước.
- Để giúp các em viết đúng số thập phân tôi hướng dẫn học sinh nắm vững
cấu tạo của số thập phân bằng cách viết từng chữ số của phần nguyên và phần
thập phân vào từng hàng của số thập phân theo cấu tạo các hàng như sau:
Viết số
Phần nguyên
,
Phần thập phân
Hàng
Hàng
Hàng
Phần
Phần
Phần

thập
trăm
chục
đơn vị
mười
trăm
nghìn
phân
Nếu hàng nào khơng có thì ta viết thêm chữ số 0 vào hàng đó.
Ví dụ: Viết số thập phân có:
a) Năm đơn vị, bảy phần mười.
b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.
c) Không đơn vị, một phần trăm.
d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn.
(Bài 2 - trang 43 – SGK Tốn 5)
Học sinh sẽ viết được như sau:
Viết số
Phần nguyên
,
Phần thập phân
Hàng
Hàng
Hàng
Phần
Phần
Phần
thập
trăm
chục
đơn vị

mười
trăm
nghìn
phân
5,7
5
7
32,85
3
2
8
5
0,01
0
0
1
0,304
0
3
0
4
- Để giúp học sinh làm tốt các bài tập về số thập phân bằng nhau, giáo viên
phải nhấn mạnh yêu cầu bỏ (hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải dấu

5/14


phẩy; nếu học sinh nhầm lẫn khi bỏ (hoặc thêm) chữ số 0 ở giữa thì phải giải
thích cho các em hiểu vì sao khơng làm được như vậy.
Sau mỗi bài tập trong từng trường hợp, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải

thích cách làm để phát hiện cách hiểu sai lầm của học sinh để kịp thời sửa chữa
ngay tại lớp.
Ví dụ: Bài 1 (trang 40 – SGK Toán 5): Bỏ các chữ số 0 tận cùng bên phải
phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn:
a) 7,800;
64,9000;
3,0400
b) 2001,300;
35,020;
100,0100
Có học sinh đã làm: 35,020 = 35,2
Tơi đã giải thích: Chữ số 2 ở phần thập phân của số 35,020 là ở hàng phần
trăm nên có giá trị là
thay đổi là

2
. Khi các em viết thành 35,2 thì giá trị của chữ số 2 bị
100

2
. Từ đó giúp các em hiểu và viết đúng: 35,020 = 35,02.
10

- Khi so sánh các số thập phân trong trường hợp các số thập phân có phần
nguyên bằng nhau, giáo viên cần nhấn mạnh: “Không phải số thập phân nào
gồm nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn mà phải dựa vào giá trị của các số ở
hàng tương ứng”
Ví dụ: 0,7 > 0,65 (Bài 1c – trang 42 – SGK Tốn 5) vì ở hàng phần mười có
7 > 6.
Tóm lại: Với cách làm như trên tôi nhận thấy hầu hết học sinh của lớp

nắm chắc về khái niệm số thập phân, cấu tạo và các hàng của số thập phân; biết
đọc, viết và so sánh đúng các số thập phân.
3. Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm vững mối liên hệ giữa số thập phân
với số tự nhiên, số thập phân với phân số:
Như chúng ta đều biết nội dung các vòng số được dạy ở tiểu học đều có
mối quan hệ với nhau. Vì thế ta không nên dạy tách biệt riêng về các số thập
phân mà cần phải cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa số thập phân với các
vòng số đã học ở các lớp dưới. Đó là mối liên hệ giữa số thập phân với số tự
nhiên, số thập phân với phân số.
3.1. Mối liên hệ giữa số thập phân với số tự nhiên.
Từ ví dụ cụ thể, tơi giúp học sinh hiểu được rằng căn phòng dài 5m thì
cũng có nghĩa là dài 5m 0dm 0cm nên ta có thể viết 5m = 5,00m.
Do đó: 5 = 5.00. Điều đó có nghĩa là: Tất cả các số tự nhiên đều được coi là số
thập phân mà phần thập phân gồm tồn chữ số 0. Sau đó tơi cho học sinh lấy
thêm nhiều ví dụ cụ thể để các em hiểu rõ bản chất của vấn đề này.
6/14


3.2. Mối liên hệ giữa số thập phân với phân số.
Từ việc hình thành khái niệm số thập phân, tơi cũng lấy thêm nhiều ví dụ
khác để giúp học sinh hiểu được: Bất cứ số thập phân nào cũng bằng một phân
số thập phân. Cách viết phân số thập phân thành số thập phân sẽ gọn hơn mà
thơi.
Ví dụ:

- Số thập phân: 0,095 =

95
1000


- Số thập phân: 82,45 = 82 +

4
5
8245
+
=
10
100
1000

Ngược lại: Bất cứ phân số thập phân nào cũng bằng một số thập phân.
Ví dụ:

8245
45
= 82,45;
= 4,5; ...
1000
10

4. Biện pháp 4: Giáo viên cần phân dạng bài toán về số thập phân, giúp

học sinh nhận dạng các bài toán và phương pháp giải các bài toán của từng
dạng :
Trong thực tế, các bài toán về số thập phân là vơ cùng phong phú. Do đó,
việc phân chia thành các dạng tốn để giúp các em nhận dạng là vơ cùng quan
trọng. Nó giúp các em nắm được phương pháp giải một cách hệ thống và giúp
các em rèn luyện kĩ năng được nhiều hơn. Trong quá trình giảng dạy, cung cấp
kiến thức và bồi dưỡng học sinh học tốt loại tốn về số thập phân tơi đã thực

hiện phân thành các dạng bài tập sau:
4.1 Dạng 1: Các bài về hình thành các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và
rèn kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
Với dạng bài này, hai điểm cần đặc biệt lưu ý cho học sinh khi thực hiện
phép tính cộng, trừ số thập phân là:
+ Khi đặt tính, hai dấu phẩy phải đặt thẳng cột với nhau.
+ Khi cộng (hoặc trừ), nếu một số khơng có chữ số nào đó ở bên phải phần
thập phân thì coi chữ số đó bằng 0. Đặc biệt là ở phép trừ, khi gặp trường hợp
chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn chữ số ở phần thập phân của số trừ,
để giúp học sinh tránh nhầm lẫn thì tơi hướng dẫn các em có thể viết thêm chữ
số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ để số chữ số ở phần thập
phân của số trừ và số bị trừ bằng nhau rồi mới thực hiện phép tính trừ.
- Điểm chú ý ở phép nhân số thập phân là thao tác đếm tổng chữ số ở phần
thập phân của cả hai thừa số để đánh dấu phẩy ở tích.
- Điểm chú ý ở phép chia số thập phân là:
+ Khi chia hết phần nguyên của một số thập phân cho một số tự nhiên cần
chú ý viết dấu phẩy vào thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên của
phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia tiếp.
7/14


+ Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà cịn dư thì cần viết dấu
phẩy vào thương rồi mới thêm chữ số 0 vào bên phải số dư để chia tiếp.
+ Khi chia một số tự nhiên (hoặc một số thập phân) cho một số thập phân
tôi đã lưu ý học sinh cần chú ý bước chuyển về phép chia cho một số tự nhiên đã
học. Bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số chia là ta đã nhân số chia với 10;
100; 1000; ... Do đó khi gấp số chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số bị
chia lên bấy nhiêu lần để giá trị của thương không thay đổi.
Trong phép chia số thập phân, có thể xác định được số dư của mỗi bước
chia, còn số dư của phép chia lại phụ thuộc vào việc xác định thương Có nghĩa

là: giá trị của số dư phụ thuộc vào số chữ số ở phần thập phân của thương.. Tôi
hướng dẫn học sinh cần gióng từng chữ số của số dư lên số bị chia xem nó thẳng
hàng nào của số bị chia thì có giá trị ở hàng đó.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2: 2180 3,7
2180 3,7
330 58,91
330 58,9
340
340
070
07
33
Với thương là 58,9 thì số dư là 0,07
Với thương là 58,91 thì số dư là 0,033
* Tóm lại: Dạng tốn này khơng khó đối với học sinh nếu các em thực
hiện tốt các phép tính trên số tự nhiên. Nhưng giáo viên cần nhớ nhấn mạnh cho
học sinh về cách xử lí dấu phẩy ở kết quả các phép tính đó. Tuy nhiên giáo viên
khơng nên coi nhẹ mà dạy qua loa vì nó là cơ sở để các em làm đúng các bài
tốn về số thập phân có trong chương trình.
4.2 Dạng 2: Giải toán về số thập phân:
* Muốn học sinh giải đúng các bài tốn về số thập phân thì giáo viên cần
hình thành kĩ năng giải tốn cho học sinh. Để làm được điều đó người giáo viên
cần hướng dẫn để học sinh tạo thành thói quen thực hiện giải tốn theo 4 bước
sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn:
Bước 2: Tìm cách giải bài tốn:
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán:
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài tốn:

Ngồi 4 bước giải trên, để phát huy trí thơng minh và óc sáng tạo cho các
đối tượng học sinh khá, giỏi của lớp, tơi cịn khai thác thêm bài toán sau khi đã
giải xong bài toán theo cách đã suy nghĩ ở trên như:
- Có thể giải bài tốn bằng cách khác khơng?
8/14


- Từ bài tốn có thể rút ra nhận xét gì? Kinh nghiệm gì?
- Từ bài tốn này có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng
ra sao?
* Để cho học sinh dễ nắm dạng bài, tơi đã chia các bài tốn về số thập
phân thành 2 loại nhỏ như sau:
+ Loại 1: Các bài toán áp dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập
phân.
+ Loại 2: Các bài toán thuộc các loại toán điển hình.
4.3 Dạng 3: Các bài tốn nâng cao:
Tơi thấy đối với những đối tượng học sinh đã giải được và giải thành thạo
các bài toán ở dạng 1 và dạng 2 như trên thì việc đưa thêm hệ thống bài tập nâng
cao là rất quan trọng và cần thiết để cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực
trí tuệ của mình. Qua đó phát triển được trí thông minh cho học sinh.
5. Biện pháp 5: Giáo viên cần phát huy tính tích cực cho học sinh trong
tiết học.
Giáo viên không nên áp đặt, thông báo kiến thức sẵn có mà tổ chức hướng
dẫn học sinh tìm tịi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Ví dụ: Dạy bài “Cộng hai số thập phân” (trang 49 – SGK Toán 5) tơi đã
phát huy tính tích cực của học sinh trong phần dạy kiến thức mới như sau:
Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn
thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
Sau khi đưa ví dụ, tơi cho học sinh tìm hiểu bài tốn để tự tìm ra được
phép tính cần thực hiện: 1,84 + 2,45 = ? (m)

Tôi hướng dẫn để học sinh nhận ra đây là phép cộng hai số thập phân. Sau
đó tơi cho học sinh hoạt động nhóm 4 với yêu cầu: Dựa vào kiến thức về phép
cộng hai số tự nhiên hoặc hai phân số đã học, hãy tìm kết quả của phép cộng:
1,84 + 2,45 = ? (m)
Các nhóm đã thảo luận và đưa ra các cách tìm như sau:
Nhóm 1 và nhóm 4: Ta có: 1,84m = 184cm
2,45m = 245cm
Vì: 184 + 245 = 429 (cm)
429cm = 4,29m
Nên 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)
Nhóm 2:

184
m
100
245
2,45m =
m
100

Ta có: 1,84m =

9/14


Vì:

184
245
429

+
=
(m)
100
100
100
429
m = 4,29m
100

Nên 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)
Nhóm 3:
Ta có: 1,84m = 1840mm
2,45m = 2450mm
Vì: 1840 + 2450 = 4290 (mm)
4290mm = 4,29m
Nên 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)
Tôi giúp học sinh nhận xét các cách làm trên của bốn nhóm đều đúng.
Tiếp theo tơi u cầu các em phát hiện xem cách làm của nhóm nào là hợp lí,
nhanh và dễ làm nhất. (nhóm 1 và nhóm 4).
Từ đó tơi mới hướng dẫn học sinh cách cộng hai số thập phân.
Ví dụ 2: 15,9 + 8,75 = ?
Khi học sinh đã được cung cấp cách cộng hai số thập phân qua ví dụ 1 thì
ở ví dụ 2 này tôi yêu cầu học sinh: Tương tự cách cộng ở ví dụ 1 con hãy đặt
tính rồi tính kết quả ra bảng con. Lúc này tôi chỉ hướng dẫn những em nào chưa
nắm vững cách cộng mà thôi.
* Như vậy, chỉ với cách làm như trên tôi đã phát huy được tính tích cực
cho học sinh, các em thấy tự mình tìm ra kiến thức chứ khơng phải cơ giáo cung
cấp nên rất hào hứng và nhớ bài lâu hơn. Khơng những thế, qua hoạt động này
các em cịn được rèn luyện tư duy suy luận, tìm được mối liên hệ giữa kiến thức

cũ (cộng hai số tự nhiên, hai phân số, đổi các đơn vị đo độ dài) với kiến thức
mới (cộng hai số thập phân).
6. Biện pháp 6: Giáo viên cần gây hứng thú học toán cho học sinh:
Ở lứa tuổi tiểu học, trí nhớ và tư duy của các em chưa bền vững. Các em
chóng mệt mỏi khi phải học thời gian dài. Ĩc phân tích tổng hợp, trí tưởng
tượng, khả năng suy luận, phán đốn phát triển chưa cao nên các em sẽ cảm thấy
nhàm chán khi phải tiếp xúc mãi với những kiến thức tốn học khơ khan trong
cả một tiết học. Vì vậy, trong giờ học tốn, giáo viên nên tạo khơng khí thoải
mái, xây dựng mơi trường tốn học tự nhiên, gắn liền với thực tế, gần gũi với
cuộc sống thực, với đời sống hằng ngày của học sinh. Các câu chuyện tốn học,
các trị chơi tốn học sẽ giúp cho giờ học toán được thoải mái, nhẹ nhàng hơn,
gây hứng thú học tập cho học sinh. Các trị chơi này tơi có thể tổ chức vào đầu
tiết, giữa tiết hoặc cuối tiết học tốn tuỳ thuộc vào mục đích của bài tốn và trị
chơi.
10/14


Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân” (trang
37 - Toán 5), để củng cố bài học, cuối tiết học tôi đã cho học sinh chơi trò chơi
“Thi đọc nhanh – viết đúng” như sau:
Khi giáo viên nêu câu hỏi học sinh sẽ có 10 giây để ghi lại cách đọc hoặc viết
số,... vào bảng con:
Câu hỏi 1: Số 0,307 đọc là: ...
Câu hỏi 2: Viết số thập phân có: Khơng đơn vị, mười hai phần nghìn
Câu hỏi 3: Chữ số 5 của số 1942,54 ở hàng nào?
Câu hỏi 4: Phần thập phân của số 45,925 là ...
Câu hỏi 5: Đọc số sau: 5,15
Rõ ràng qua trị chơi trên tơi đã củng cố và kiểm tra được cách đọc, viết
số thập phân và việc nhận biết các hàng của số thập phân mà khơng gây nhàm
chán cho học sinh. Vì thế lớp học sôi nổi, các em thoải mái hơn sau khi làm 3

bài tập. Mặt khác, trò chơi còn giúp các em rèn được một số kĩ năng như: kĩ
năng xử lí thơng tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, tính nhanh nhẹn, tính kỉ luật,…
Ví dụ 2: Cuối tiết “Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm
được là một số thập phân” (trang 67 – SGK Tốn 5), để thay đổi khơng khí lớp
học, phần củng cố tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Ai giỏi nhất?” qua
giải bài tốn sau:
Cơ cho một số thập phân
Đem nhân với 4, tính nhân khó gì!
Dấu phẩy Hùng đánh sai đi
Trước sau một chữ, vội ghi nên nhầm
Tích bằng 3 chục, 8 trăm
Do thừa thứ nhất viết nhầm mà ra.
Đố em, đố bạn gần xa
Số cơ cho, viết đúng là bao nhiêu?
Ghi chú: Thừa: có nghĩa là thừa số.
Với trị chơi này tơi tổ chức cho cả lớp chơi, em nào tìm ra cách giải đầu
tiên sẽ được phong danh hiệu “Người giỏi nhất”.
Rõ ràng với cách thay hình thức bài tốn thường gặp bằng bài toán thơ
cũng làm cho các em hào hứng giải tốn hơn.
Tóm lại, qua cách tổ chức “Học mà chơi, chơi mà học” như trên tơi thấy
các giờ học tốn của lớp tôi diễn ra rất sôi nổi, hào hứng và các em ham thích
giải tốn hơn.

11/14


III. Kết quả thực hiện
Qua thực hiện những biện pháp trên đây, tôi nhận thấy học sinh nắm chắc
kiến thức về khái niệm số thập phân, có kĩ năng tính tốn với số thập phân tương
đối tốt. Các em có khả năng vận dụng bốn phép tính cơ bản vào việc làm các bài

tốn như: tìm thành phần chưa biết, tính giá trị của biểu thức và giải tốn. Các
em đã có kĩ năng đánh giá một bài làm của bạn, có khả năng phát hiện và sửa
chữa sai lầm mà bạn gặp phải, cũng như mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng
tính tốn cẩn thận, ít mắc lỗi. Các em tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng
tham gia các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong tiết học tốn. Nhiều em có
phương pháp tiếp cận, phân tích, khai thác bài tốn một cách chủ động, linh
hoạt, sáng tạo. Khi trình bày bài giải do hiểu bài cặn kẽ nên các em trình bày
mạch lạc, đảm bảo tính lơgic, khoa học. Do đó tơi thấy chất lượng học tập mơn
tốn của lớp tơi đồng đều hơn. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt khi làm bài được
nâng lên rõ rệt. Cụ thể tôi đã cho học sinh làm lại bài toán khảo sát đầu năm
nhưng thay đổi các phép tính với số tự nhiên thành các phép tính với số thập
phân sau đó cho học sinh làm. Tôi nhận thấy khi làm bài các em tích cực, chủ
động, thời gian hồn thành bài nhanh hơn lần trước và thu được kết quả cụ thể
như sau:
Đặt tính rồi tính:
576,4 + 34,35
87,52 – 38,35
38,72 x 7
220,8 : 16

Tổng số
HS
Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện

38

Hoàn thành

tốt
SL
%
9
23,7

Bài làm cịn
sai sót
SL
%
21
55,3

38

16

21

42,1

55,3

Chưa hồn
thành
SL
%
8
21
1


2,6

Có thể nói đây là một kết quả rất đáng mừng. Trong q trình thực hiện
tơi cũng theo dõi và thấy các em dần u thích mơn tốn hơn trước. Các giờ học
tốn khơng cịn gị ép nữa mà các em hào hứng, say mê, mong muốn đến tiết
tốn hơn, chất lượng mơn tốn của lớp tơi được nâng lên rõ rệt.

12/14


C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Các kết luận:
Phần số thập phân là một mạch kiến thức quan trọng, trọng tâm trong
chương trình mơn tốn lớp 5 nói riêng và mơn tốn ở tiểu học nói chung. Vì vậy
để nâng cao chất lượng dạy và học các số thập phân, trong giảng dạy giáo viên
cần chú ý mấy điểm sau:
- Giúp học sinh có khái niệm đúng đắn về số thập phân.
- Tích cực đầu tư nghiên cứu nội dung chương trình, phân loại theo nhóm
nội dung, theo từng dạng tốn và dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể
gặp phải để đưa ra hướng khắc phục.
- Giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa một cách khoa học những nội
dung, cơng thức (cách giải) các dạng tốn về số thập phân đã học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng bài toán về số thập phân, kĩ năng
phân tích - tổng hợp trên cơ sở những điều kiện của bài toán để đưa ra được bài
làm đúng.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học để giúp học
sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập trong học tập.
- Tạo niêm tin ý chí, phát huy sự chủ động của học sinh trong học tập.
Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh, khơng vội vàng nơn nóng giải thích

cho học sinh, khuyến khích sự độc lập suy nghĩ, nắm thông tin phản hồi từ các
em.
- Tạo mối quan hệ thầy - trị gần gũi, thân tình để học sinh học tập khơng
bị gị ép về tâm lí.
- Trong quá trình dạy học, tổ chức để tất cả học sinh trong lớp đều tự giác,
tích cực tham gia vào hoạt động học tập. Cần động viên, khuyến khích giáo dục
các em có ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch.
Hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến
thức và thói quen tự đánh giá kết quả làm việc của mình.
- Giáo viên cần kết hợp hài hịa giữa gia đình và nhà trường để các em có
tinh thần học tập hăng hái hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Mặt khác, giáo viên cũng cần ứng dụng các công nghệ thông tin vào
trong dạy – học toán để thu được kết quả giáo dục cao nhất.
- Một điều khơng thể thiếu nữa đó là giáo viên khơng ngừng nâng cao
trình độ về tốn học và phương pháp dạy học toán qua nghiên cứu học tập các
tài liệu chun mơn như: Tạp chí giáo dục tiểu học, chuyên đề về phương pháp
dạy học toán ở tiểu học, các sách tham khảo, sách nâng cao,… và qua các

13/14


chuyên đề Toán do nhà trường và cấp trên tổ chức. Ngồi ra, giáo viên cịn có
thể đi học tập các điển hình tiên tiến của trường bạn…
II. Các đề xuất và khuyến nghị:
Đề tài “Giúp học sinh lớp 5 học tốt phần số thập phân” được tôi áp dụng
tại lớp 5D của trường tôi năm học 2020-2021 và đã thu được những kết quả
đáng kể. Tôi rất mong đề tài này sẽ được phổ biến và áp dụng rộng rãi tới các
đồng chí đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học phần toán về số thập phân
ở lớp 5 nói riêng và cả mơn tốn nói chung.
Qua đây tơi cũng đề nghị nhà trường, Phịng giáo dục và các cấp lãnh đạo

cấp trên trang bị thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học,… về mơn tốn để chúng tơi
có điều kiện dạy tốt hơn. Ngồi ra, tơi cũng mong muốn đề nghị các cấp giáo
dục tổ chức nhiều chuyên đề hơn nữa để hâm nóng phương pháp và cách dạy
từng dạng bài cho các khối lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
Do trình độ và thời gian có hạn nên chắc chắn đề tài này sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
cấp lãnh đạo và các đồng chí đồng nghiệp để nâng cao chất lượng của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

14/14



×