Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

NHOM 8 - DOC TO HOC TP - TIM HIEU NGO DOC RUOU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.66 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


ĐỘC TỐ HỌC THỰC PHẨM

Tìm Hiểu Về Ngộ Độc Rượu. Nêu Thực
Trạng, Nguyên Nhân, Biện Pháp Ngăn Chặn,
Xử Lý Khi Bị Ngộ Độc

GVHD: LÊ DỖN DŨNG
SVTH: NHĨM 8
Trần Huỳnh Nhựt Linh

MSSV: 2205190035

Nguyễn Thị Lan Nhi

MSSV: 2205190043

Đỗ Phương Quyên

MSSV: 2005208237

Nguyễn Hồi Phúc

MSSV: 2005208186

Trần Tiểu Bảo

MSSV: 2022200105



TP. HỜ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................iii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1. Khái quát chung về thức uống có cồn .................................................................... 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU HIỆN NAY ............................... 3
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA NGỘ ĐỘC RƯỢU ........................ 6
3.1. Nguyên nhân ngộ độc rượu ...................................................................................... 6
3.1.1. Thành phần gây ngộ độc rượu .......................................................................... 6
3.1.1.1. Ethanol ....................................................................................................... 6
3.1.1.2. Isopropanol ................................................................................................ 7
3.1.1.3. Methanol .................................................................................................... 8
3.2. Tác hại của ngộ độc rượu ......................................................................................... 9
3.2.1. Gây nghiện ........................................................................................................ 9
3.2.2. Gây ung thư ....................................................................................................... 9
3.2.3. Gây khuyết tật cho thai nhi ............................................................................. 10
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP VÀ CÁCH XỬ LÝ ................................................................ 11
4.1. Cách phòng tránh ngộ độc rượu ............................................................................. 11
4.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu.................................................. 11
4.1.2. Đối với người tiêu dùng .................................................................................. 11
4.2. Cách xử lý khi ngộ độc rượu .................................................................................. 12
4.3. Cách nhận biết rượu pha cồn.................................................................................. 12
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 14
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 14
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 16

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.

Cơng thức hóa học Ethanol ............................................................................. 1

Hình 2.1. Biểu đồ về số trường hợp ngộ độc và tử vong do các loại rượu trong giai đoạn
từ 2013-2017. (Nguồn: Bộ Y tế). ........................................................................................ 4
Hình 4.1.

Phịng tránh sử dụng rượu ............................................................................. 11

ii


MỞ ĐẦU
Rượu là một đồ uống phổ biến và lâu đời của người dân Việt Nam và cả mọi người trên
thế giới. Lượng rượu hiện nay tiêu thụ mỗi năm là rất lớn, đa dạng về chủng loại và chất
lượng, bên cạnh những lọai rượu đạt chất lượng, vẫn còn rất nhiều loại rượu giả, rượu lậu,
rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn sản phẩm đang được lưu hành tự do trên thị trường.
Đại đa số các sản phẩm rượu được sản xuất chủ yếu từ các cơ sở có qui mơ nhỏ hoặc từ hộ
gia đình bằng phương pháp lên men truyền thống hoặc pha trộn từ cồn thực phẩm và nước
để tạo ra sản phẩm rượu có độ cồn mong muốn. Vì vậy bên cạnh quy trình sản xuất chưa
đạt chuẩn, việc kiểm soát vấn đề vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và lưu thông phân phối
các sản phẩm rượu vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, cùng với việc người dân vẫn chưa có ý
thức trong việc sử dụng và sản xuất… dẫn đến chất lượng về vệ sinh của một số loại rượu

còn kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến
50% tính theo thể tích) ngồi ra các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ
các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một
hương vị đặc thù. Các loại rượu đó khi vào cơ thể khơng thể chuyển hóa và đào thải bình
thường được mà bị chuyển thành những chất gây độc hệ thần kinh, gan, thận với những
biến chứng nặng nề nhất: suy thận, vô niệu, suy gan, viêm gan, vàng da, viêm gan nhiễm
độc, hôn mê, viêm thần kinh thị giác dẫn đến mù... Hậu quả là trong những năm trở lại đây,
tình trạng ngộ độc rượu ngày càng tăng lên với mức độ ngày càng nghiêm trọng cùng với
số lượng người tử vong do ngộ độc rượu tăng mạnh.

iii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Khái quát chung về thức uống có cồn

Thức uống có cồn là một loại thức uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bằng
cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Việc tiêu thụ rượu đóng một
vai trị xã hội quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các quốc gia đều có luật điều
chỉnh việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. Một số quốc gia cấm các hoạt động
như vậy hoàn toàn, nhưng đồ uống có cồn là hợp pháp ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Ngành cơng nghiệp đồ uống có cồn tồn cầu có doanh thu vượt q 1 nghìn tỷ đơ la vào
năm 2018
Rượu là tên gọi của một nhóm các loại đồ uống có chứa cồn. Tùy thuộc vào nguyên liệu
và cách sản xuất, rượu có những tên gọi khác nhau như: rượu trắng, rượu vang, rượu nếp
than, rượu đế, rượu đỏ,…
Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon.

Carbon lại gắn với một nguyên tử hydrô hay carbon khác. Trong đời sống thông thường,
từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn.
Cấu tạo của rượu gồm: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu
bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyde, furfurol, …. có hại cho cơ thể con người.
Cơng thức hóa học của rượu: C2H5OH
Cơng thức phân tử: CH3-CH2-OH

Hình 1.1.

Cơng thức hóa học Ethanol

Rượu là một chất gây trầm cảm, ở liều thấp gây hưng phấn, giảm lo lắng và cải thiện tính
xã hội. Ở liều cao hơn, nó gây ra say rượu, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong. Sử dụng
lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng rượu, ung thư, lệ thuộc về thể chất và nghiện rượu. Rượu
là một trong những loại thuốc giải trí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với khoảng
33% số người là những người uống rượu hiện tại. Tính đến năm 2018, trung bình, phụ nữ
uống 0,7 ly và nam 1,7 ly mỗi ngày. Vào năm 2015, trong số những người Mỹ, 86% người
trưởng thành đã uống rượu vào một thời điểm nào đó, 70% đã uống nó trong năm ngoái và
1


56% trong tháng trước. Đồ uống có cồn thường được chia thành ba loại -bia, rượu vang và
rượu mạnh. Thông thường nồng độ cồn của các đồ uống này là từ 3% đến 50%.
Có một điều chắc chắn là hầu như dân tộc nào trên thế giới cũng đều có một loại rượu riêng
của mình, dù là các dân tộc mà nền văn minh còn rất sơ khai.
Khám phá thế giới rượu, các bạn khám phá một thế giới sinh động, phong phú, mỗi chai
rượu, mỗi dịng rượu đều có một lịch sử riêng. Có những loại rượu mà cơng thức chế biến
rất kì cơng.
Rượu bị ảnh hưởng bởi lịch sử, văn hố, địa lý, nhân chủng học,…vì vậy lượng kiến thức
về rượu thật rộng lớn.

Những chai rượu khi không được bảo quản tốt, như trưng bày quá lâu, nơi cất giữ nóng,
ẩm, ánh sáng quá cao làm cho những chai rượu bị biến đổi về phẩm chất, hoặc sinh ra
những chất độc hại.

2


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU HIỆN NAY
Rượu ở khắp mọi nơi, từ các quán vỉa hè tới những cửa hàng, khách sạn sang trọng và phục
vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân con người uống rượu có thể chia thành 2
nhóm chính là: (1) những nguyên nhân về xã hội như giao tiếp về công việc, cuộc sống;
(2) về thói quen cá nhân như tâm lý như buồn, vui và bệnh lý nghiện rượu... Rượu được sử
dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ đem lại trạng thái khỏe cả về thể chất và tinh thần cho
người sử dụng.
Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người uống, cho giống
nịi và gây ra những hành vi, hậu quả khơng tốt cho xã hội. Theo đánh giá của WHO, rượu
là nguyên nhân của 31% vụ đánh giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và
gây ra 60 loại bệnh khác nhau. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trong 5
năm qua (2013-2018), toàn quốc ghi nhận 28 vụ ngộ độc rượu, làm 193 người mắc (179
người đi viện và 34 người chết). Gần 35% số tỉnh (22/63 tỉnh, thành phố) ghi nhận ngộ độc
rượu. Theo thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai, riêng trong tháng một năm 2018, các đơn vị
tại Bệnh viện đã tiếp nhận 12 trường hợp bị ngộ độc rượu nặng nhập viện, trong đó đã có
4 trường hợp tử vong.
Chỉ trong năm 2017, cả nước ghi nhận 10 vụ ngộ độc rượu, làm 119 người mắc, 115 người
đi viện. Số người chết do ngộ độc rượu tập trung nhiều vào thời gian từ tháng Hai đến
tháng Tư là dịp đầu năm mới và lễ hội Xuân.
Nguyên nhân là do tình trạng bn bán, sử dụng rượu rượu pha, rượu ngâm các loại cây,
con theo kinh nghiệm cá nhân không đảm bảo an toàn thực phẩm; rượu ngâm nhầm với
những cây độc. Phân tích nguyên nhân từ các vụ ngộ độc rượu ở giai đoạn này cho thấy,
rượu trắng, rượu có hàm lượng methanol cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra ngộ độc, tử

vong do ngộ độc rượu (chiếm 32%). Tiếp đến là rượu ngâm cây thuốc là 5/28 vụ (chiếm
18%), rượu ngâm cây rừng độc là 11/28 vụ (chiếm 39%), rượu ngâm củ ấu là 3/28 vụ
(chiếm (11%).

3


Hình 2.1.

Biểu đồ về số trường hợp ngộ độc và tử vong do các loại rượu trong giai
đoạn từ 2013-2017. (Nguồn: Bộ Y tế).

Rượu uống có nhiều loại được phân chia theo nguồn gốc từ sản phẩm lên men rượu từ tinh
bột (gạo, ngô, sắn, hoa quả, dịch đường...); phân chia theo nồng độ rượu trong sản phẩm.
Rượu uống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là thực phẩm, được ủ với men rượu và
chưng cất theo phương pháp dân gian hay công nghiệp. Tuyệt đối không được sử dụng cồn
công nghiệp để pha chế rượu.
Đáng chú ý, việc lạm dụng rượu về số lượng, chủng loại rượu, đặc biệt trong số đó có nhiều
loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, khơng có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố
tiêu chuẩn sản phẩm, không nhãn mác và đặc biệt là rượu giả được sản xuất từ những
nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn methanol) do gian lận thương mại đang gây ngộ độc cấp
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại
được hấp thụ ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn
trong máu sẽ lên đến cực đại có thể dẫn đến ngộ độc từ nhẹ đến nặng tùy theo số lượng
rượu, chủng loại rượu và cơ địa người sử dụng.
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc
ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hố chất
độc cực mạnh, chỉ uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lịa,
30ml là có thể gây tử vong.

Về quản lý đối với việc sản xuất, kinh doanh rượu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
40/2008/NĐ - CP ngày 07/04/2008 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu phải có Giấy
phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh rượu; Rượu suất xưởng phải đạt các tiêu chuẩn
4


về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa học, yêu cầu trong q trình bao gói, ghi nhãn, bảo quản
và vận chuyển đối với rượu: Tiêu chuẩn TCVN 7043:2002 đối với rượu trắng; Tiêu chuẩn
TCVN 7044:2002 đối với rượu mùi và Tiêu chuẩn TCVN 7045:2002 đối với rượu vang.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội, mỗi người hãy là người tiêu
dùng thông thái trong việc lựa chọn, sử dụng rượu. Không uống các loại rượu khơng có
nhãn mác, rượu tự pha chế khơng có chứng nhận cơng bố tiêu chuẩn sản phẩm, rượu sản
xuất ở các cơ sở khơng có giấy phép sản xuất, kinh doanh; không tự mua thuốc bắc, tự mua
hay sưu tầm cây, con theo kinh nghiệm về ngâm để uống; tuyệt đối không dùng rượu quá
liều lượng, quá mức độ như uống say, quá say. Nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến
uống rượu cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý kịp
thời.

5


CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA NGỘ ĐỘC RƯỢU
3.1. Nguyên nhân ngộ độc rượu
Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận
của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha
cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá,
rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)
3.1.1. Thành phần gây ngộ độc rượu
3.1.1.1. Ethanol
Khi uống rượu vào cơ thể, ethanol được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80%

tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau khi hấp thu, rượu được
chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu cịn ngun dạng (5-10%) thải ra
ngồi qua mồ hơi, hơi thở và nước tiểu.
Q trình chuyển hóa của rượu tại gan chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: chuyển ethanol thành acetaldehyd qua 3 con đường chuyển hóa: Enzyme
ADH (alcohol dehydrogenase) là con đường chính >80%, oxy hóa ethanol thơng qua việc
làm tăng NADH dẫn đến tăng tỷ lệ NADH/NAD+; hệ thống microsome gan (MEOS): hoạt
động ít khi nồng độ rượu thấp và tăng hoạt động khi nồng độ rượu cao và người nghiện
rượu; hệ thống peroxidase-catalase: tham gia rất ít trong chuyển hóa ethanol.
+ Giai đoạn 2: Chuyển acetaldehyd thành acetate nhờ enzyme ALDH (Acetaldehyd
dehydrogenase) cũng thông qua việc biến NAD thành NADH.
+ Giai đoạn 3: Acetate thành Acetyl Coenzyme A đưa vào chu trình Krebs chuyển hóa
thành CO2 và nước. Tốc độ chuyển hóa của acetate trong chu trình Krebs phụ thuộc vào
lượng Thiamine trong máu.
Ethanol gây độc cho các cơ quan trong cơ thể qua 2 cơ chế chính: qua hệ thống thần kinh
và qua rối loạn chuyển hóa. Qua hệ thống thần kinh: Rượu làm suy giảm cả 2 quá trình
hưng phấn và ức chế hệ thần kinh trung ương. Thực hiện điều này bằng 3 cách.
+ Cách 1: Ức chế dẫn truyền thần kinh thông qua hệ Acetylcholine giảm tổng hợp
Acetylcholine mà acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh của hệ phó giao cảm.
+ Cách 2: Ức chế dẫn truyền thần kinh thơng qua hệ GABA bằng cách kích thích GABA
mà GABA là chất ức chế hệ thống não.
+ Cách 3: Ức chế dẫn truyền thần kinh thơng qua hệ NMDA. Có 2 acid amine kích thích
trong hệ thống thần kinh trung ương là: Glutamate và Aspartat. NMDA là 1 receptor của
glutamate. Ngộ độc rượu cấp ức chế NMDA (gây giải phóng dopamine gây nghiện), ngộ
độc rượu mãn tái hoạt NMDA.
6


Qua rối loạn chuyển hóa:
+ Toan chuyển hóa: Toan lactic là do ethanol làm tăng NADH, mà NADH ln có xu

hướng loại trừ 1 ion hydro để thành NAD+, ion H+ đó sẽ kết hợp với oxy để acid pyruvic
đi vào chu trình Krebs, acid pyruvic sẽ kết hợp với H+ thành lactate.
+ Toan cetone: Uống rượu làm giảm thiểu năng lượng, có thể có hạ đường huyết, dẫn đến
tăng phân hủy glycogen dự trữ ở gan. Khi đó sẽ xuất hiện 2 cơ chế điều hòa của cơ thể
nhầm làm tăng đường huyết là: giảm tiết insuline và tăng tiết glucagon. Điều này sẽ làm
tăng chuyển acid béo tự do vào trong tế bào gan, thúc đẩy quá trình oxy hóa acid béo thành
acetyl CoA (sản phẩm thối hóa cuối cùng của G, P, L). Rồi sau đó acetyl CoA biến thành
acetoacetate hay toan cetone. Toan hổn hợp: phối hợp 2 cơ chế trên.
+ Hạ đường huyết: Cơ chế do ethanol làm giảm tổng hợp cortisol, giảm tổng hợp GH, và
có thể làm tăng bài tiết Insuline, ngồi ra còn do uống rượu ăn kém.
Triệu chứng
Ngộ độc rượu cấp (≥ 100 mg/dL) có rối loạn thực thể và tâm thần. Nếu uống dần sẽ có các
dấu hiệu xuất hiện lần lượt: Giai đoạn kích thích: sãng khối, đi đứng loạng choạng. Giai
đoạn ức chế: tri giác giảm, phản xạ gân xương giảm, giãn mạch ngoại vi. Hôn mê (>200
mg/dL): đáng quan tâm nhất là hôn mê do hạ đường huyết dễ dẫn đến suy hô hấp
(>300mg/dL) và di chứng não. Đề phịng sặc phổi. Có thể có co giật, rối loạn nhịp tim, tụt
huyết áp do thiếu oxy não. Trụy tim mạch, tử vong (>400mg/dL).
3.1.1.2. Isopropanol
Isopropanol là một chất lỏng khơng màu, mùi đặc trưng, vị rất khó chịu, thường có trong
các dung mơi pha sơn, dung dịch đánh bóng, chất nhuộm tóc, chất chống đơng … Sau khi
uống isopropanol 30 phút, nó sẽ được hấp thu 80% chuyển hóa qua gan, được alcohol
dehydrogenase biến thành acetone. Acetone sẽ khơng được chuyển hóa tiếp do đó khơng
gây hiện tượng toan máu và là chất gây độc chính. Sau đó nó sẽ được thải qua thận cùng
với 20% isopropanol ko được chuyển hóa. Chất chuyển hóa chính của nó là acetone, gây
ức chế hệ thần kinh trung ương mạnh gấp đôi và tồn tại lâu gấp đôi so với ethanol.
Isopropanol khơng gây toan chuyển hóa nhưng làm xuất hiện thể cetone trong nước tiểu
và máu. Đặc điểm chính để phân biệt ngộ độc isopropanol với các rượu khác là không làm
tăng khoảng trống anion theo hướng nhiễm toan và ethanol máu âm tính.
Triệu chứng
Gần giống ngộ độc ethanol nhưng mạnh hơn và tồn tại lâu hơn: hơi thở có mùi trái cây,

hôn mê, suy hô hấp và tụt huyết áp. Có thể có viêm dạ dày, thực quản gây xuất huyết tiêu
hóa trên. Có các biến chứng ít gặp như: suy gan, hoại tử ống thận cấp do tiêu cơ vân.

7


3.1.1.3. Methanol
Methanol là một dung dịch không màu, công thức là CH3OH, bay hơi ở nhiệt độ phòng.
Áp suất hơi là 100 mmHg ở nhiệt độ 21.20C. Điểm sôi là 64.70C, trọng lượng riêng là 0.81.
Methanol là thành phần của xăng dầu, chất chống đông, dầu thơm, rượu gỗ, dung mơi sơn,
chất tẩy rửa trong gia đình, và nhiều sản phẩm công nghiệp khác.
Bản thân methanol vô hại, nhưng các chất chuyển hóa của nó rất độc. Khi uống vào,
methanol được hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong máu sau 30-60 phút, tùy thuộc có sự
hiện diện của rượu hay khơng. Ngộ độc thường có một giai đoạn tiềm ẩn (40 phút đến 72
giờ), trong giai đoạn này không có triệu chứng gì. Sau giai đoạn này là sự phát triển của
toan máu tăng khoảng trống anion và các triệu chứng về thị giác.
Methanol phân bố trong nước của cơ thể và hầu như không tan trong mỡ. Sau đó nó sẽ
chuyển hóa từ từ ở gan, 3-5% bài tiết qua phổi và 12% qua thận. Thời gian bán hủy của
methanol là 12 giờ, có thể giảm xuống cịn 2,5 giờ khi lọc thận. Mặc dù ngộ độc methanol
thường đặc trưng bởi toan máu tăng khoảng trống anion, tuy nhiên nếu khơng có triệu
chứng tăng khoảng trống anion cũng khơng thể loại trừ chẩn đốn. Methanol ảnh hưởng
chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng say rượu, ngủ gà, sững sờ, co giật,
hôn mê. Methanol cũng ảnh hưởng lên dây thần kinh thị và hạch nền.
Chuyển hóa của methanol liên quan đến sự tạo thành formaldehyde bởi q trình oxy hóa
với chất xúc tác là alcohol dehydrogenase. Formaldehyde độc gấp 33 lần so với methanol
và gây các triệu chứng lâm sàng. Formaldehyde sau đó nhanh chóng chuyển hóa thành acid
formic, độc gấp 6 lần so với methanol. Thời gian bán hủy của formaldehyde là 1-2 phút.
Ngồi ra, nồng độ acid formic có liên quan đến mức độ toan máu và mức độ gia tăng
khoảng trống anion. Tỷ lệ tử vong và các triệu chứng thị giác có liên quan đến mức độ toan
máu. Acid formic được xem là chất gây độc cho thị giác trong ngộ độc methanol. Nó ức

chế cytochrome oxydase trong thần kinh thị, làm xáo trộn dẫn truyền sợi trục. Cả acid
formic và acid lactic đều gây toan chuyển hóa và giảm bicarbonate trong huyết thanh.
Triệu chứng
Trong giai đoạn tiềm ẩn (18-24 giờ) bệnh nhân có thể hồn tồn khơng có triệu chứng gì.
Thị giác: giảm thị giác, sung huyết đĩa thị, phù gai thị, giật nhãn cầu theo chiều thẳng đứng
và xoay. Ở giai đoạn sau, đĩa thị nhợt và giảm đáp ứng của đồng tử đối với ánh sáng là
những dấu hiệu tiên lượng xấu. Bệnh nhân có thể bị mù hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
Ngưng thở: gặp ở giai đoạn sớm, liên quan đến methanol chưa chuyển hoá. Thở nhanh sau
đó là để bù trừ cho tình trạng toan chuyển hố.
Đau bụng dữ dội, chán ăn, buồn nơn và nơn ói.

8


Nhiều biểu hiện thần kinh khác nhau từ cảm giác lơ lửng cho đến co giật, hôn mê, nhồi
máu hạch nền. Ngồi ra cịn có thể gặp triệu chứng cổ cứng và dấu màng não, có thể có
liên quan đến xuất huyết não.
Nhịp tim chậm, suy cơ tim, và tụt huyết áp khi ngộ độc nặng.
3.2. Tác hại của ngộ độc rượu
3.2.1. Gây nghiện
Nếu sử dụng rượu thường xuyên và trong thời gian dài nó làm cho chúng ta bị nghiện và
khó mà bỏ được.Nghiện rượu lâu dài làm hủy hoại cơ thể, ảnh hưởng đến gia đình và xã
hội.
Đối với đất nước: Một quốc gia mà chỉ tồn tại những con người suốt ngày say xỉn, sức
khỏe kém chắc chắn quốc gia đó sẽ chẳng thể nào phát triển được, khơng có sức khỏe
khơng có tinh thần. Kinh tế đi xuống không phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống.
Đối với cá nhân:
+ Tim là cơ quan dễ bị tác động bởi rượu nên người uống rượu dễ bị bệnh cao huyết áp, xơ
mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

+ Rượu bia tác động lên các vi khuẩn đường ruột, làm giảm sút khả năng hấp thu chất đạm,
chất đường, chất béo, vitamin B9, B12. Bia rượu có thể làm tăng khả năng dị ứng với thức
ăn và giảm khả năng đề kháng, gây viêm loét dạ dày, viêm tụy mãn tính.
+ Nam giới uống nhiều rượu sẽ gây suy giảm khả năng tình dục, giảm chất lượng và số
lượng của tinh trùng.
+ Phụ nữ uống nhiều rượu sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt khơng đều, suy giảm tình dục.
3.2.2. Gây ung thư
Theo American Cancer Society, người uống trên 45 ml rượu mỗi ngày thì có nguy cơ bị
ung thư miệng, cuống họng. Riêng đối với phụ nữ thì tăng nguy cơ ung thư vú.
Rượu làm xơ cứng gan, dẫn đến ung thư gan. Tùy theo thời gian và mức độ nghiện rượu
của mỗi người mà dẫn đến tình trạng tổn thương gan khác nhau. Giai đoạn sớm, gan có thể
bị thối hóa mỡ. Giai đoạn này người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng và thường chỉ chẩn
đốn qua hình ảnh siêu âm. Nặng hơn, rượu có thể gây viêm gan biểu hiện bằng chứng
chán ăn, mệt mỏi, thỉnh thoảng đau tức vùng hạ sườn và vàng da. Lâu ngày gan có thể trở
nên chai cứng, chức năng gan suy giảm nặng nề: lách to, mắt vàng, bụng chướng, chân
phù, men gan tăng... sau cùng là hôn mê và tử vong.

9


3.2.3. Gây khuyết tật cho thai nhi
Khi mang thai dù uống rượu ít cũng khơng tốt, cịn nếu uống nhiều và kéo dài, liên tục thì
sẽ rút ngắn thai kỳ, đứa trẻ đầu nhỏ, mặt dị dạng, tim hư, trí tuệ đần độn...

10


CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP VÀ CÁCH XỬ LÝ
4.1. Cách phòng tránh ngộ độc rượu
4.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu

Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép và tuân thủ các quy
định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu.
Không sản xuất, kinh doanh rượu khơng đảm bảo an tồn thực phẩm: rượu pha chế từ cồn
công nghiệp chứa methanol, rượu pha chế từ nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, không
rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác.
Không được bán tràn lan ngồi thị trường mà khơng có nguồn gốc, khơng công bố tiêu
chuẩn chất lượng
4.1.2. Đối với người tiêu dùng
Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất,
tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Không uống cồn cơng nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1% vì có thể gây mù
mắt và tử vong.
Khơng uống rượu nồng độ từ 300 trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật khơng rõ độc tính hay rượu ngâm
theo kinh nghiệm cá nhân.
Khơng uống rượu khi: Khơng biết đó là rượu gì, rượu khơng có nguồn gốc, rượu khơng
cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
Cá nhân mỗi người nên có cái nhìn sáng suốt và chủ động biết cách tiếp nhận nhận rượu,
bia vào cơ thể một cách phù hợp. Nếu cơ thể khơng thể tiếp nhận các chất cồn thì tuyệt đối
khơng nên sử dụng để tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu.

Hình 4.1.

Phịng tránh sử dụng rượu

11



4.2. Cách xử lý khi ngộ độc rượu
Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành
các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.



Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho
nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nơn, xát mạnh hai bên má.



Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.



Khơng để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức
bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và
có thể ăn uống.



Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm
chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hơi,
chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao
đầu, nằm nghiêng an tồn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các
cơ sở y tế hoặc bệnh viện.




Khơng cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc
giảm đau, hạ sốt... Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục.
Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.



Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng
tươi (thái lát đun sơi kỹ) để máu lưu thơng, hóa giải nhanh chất cồn.

• Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối,
nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
• Có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để
uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống.
Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để
uống sẽ rất hiệu quả.
Người ngộ độc rượu khơng tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây
đột quỵ, trụy tim mạch. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và
chất chống ơxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
4.3. Cách nhận biết rượu pha cồn
Cảm quan bên ngồi
Chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thơng tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản
xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu... Ngoài ra có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng là
tốt.
12


Quan sát bọt rượu.
Lật ngược chai rượu, nếu là rượu xịn, bọt khí sẽ rất mịn và đều , di chuyển chậm tỏa ra các

hướng rồi mới nổi dần lên. Nếu là rượu giả bọt khí sẽ to, nổi lên theo chiều thẳng đứng với
tốc độ nhanh hơn.
Dùng tay kiểm tra
Đổ rượu ra lòng bàn tay, xát 2 tay vào nhau để nhận ra rượu pha cồn công nghiệp. Trước
khi uống rượu, đổ một chút rượu ra lòng bàn tay, xát 2 tay vào nhau một lúc cho nóng lên.
Nếu là rượu pha cồn cơng nghiệp thì sẽ bốc hơi nhanh, một lúc sau sẽ khơng cịn mùi. Nếu
là rượu gạo nấu thật, khi vừa mở nắp chai sẽ có mùi thơm, đổ ra tay sẽ lâu hết mùi rượu
hơn và tay sẽ có cảm giác hơi dính.
Cho rượu vào ngăn đá tủ lạnh
Đây là cách rất dễ áp dụng và có độ chính xác cao. Cho chai rượu vào ngăn đá trong 1
ngày, nếu là rượu hảo hạng sẽ khơng bao giờ đơng, cịn nếu là rượu sản xuất bằng men vi
sinh chai rượu sẽ đông 1 nửa, nếu chai rượu đơng cứng 100% thì đó là rượu được làm bằng
cồn.
Thử trực tiếp
Đây là cách bạn không nên sử dụng, tuy nhiên sẽ là 1 kinh nghiệm để lần sau tránh không
quay lại những nhà hàng hay quán ăn mà bạn uống rượu ở đó nữa. Nếu uống rượu gạo xịn
thì sẽ cảm giác rất êm, khơng bị sốc, say từ từ và khi tỉnh dậy không bị đau đầu hay háo
nước.

13


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Để hạn chế tình trạng ngộ độc do rượu, bia thì mỗi người chúng ta phải hiểu rõ và có ý
thức cao hơn nữa, biết cách bảo vệ trân trọng sức khoẻ của bản thân, gia đình và bạn bè
xung quanh. Hơn thế là góp phần giảm tệ nạn xã hội, giảm về tai nạn giao thông để nước
ta ngày càng thêm tiến bộ văn minh hơn, nền kinh tế được đưa lên tầm cao mới.
Cùng với các cơ quan chức năng, các bộ thì cũng cần có những biện pháp kịp thời, nhanh
chóng để ngăn chặn, kiểm tra giám sát các đối tượng đã dùng bia rượu nhưng vẫn tham gia

giao thông, cầm lái phương tiện gây ra các tai nạn giao thơng nghiêm trọng khơng đáng có.
Vì vậy, nhằm đảm bảo sức khoẻ bản thân, thì tốt nhất mọi người nên hạn chế uống rượu,
bia. Nếu thật sự cần thì nên tìm mua rượu ở những nơi bán sản xuất có uy tính, có nhãn
mác, bao bì thơng tin sản xuất đầy đủ.
Cần nắm vững kiến thức về độ cồn có trong rượu tránh mua nhằm những loại rượi tự cá
nhân sản xuất, có độ cồn quá cao, sản xuất khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Tuyệt đối không uống hoặc pha chế rượu từ cồn công nghiệp, vì như vậy có thể hay mù
mắt khi nhẹ hoặc nặng hơn là dẫn đến tử vong. Không uống rượu bia có độ cồn từ 300 trở
lên vượt q 30ml/người/ngày.
Khơng sử dụng rượu được ngâm với rễ cây, lá cây, lục phủ ngũ tạng của động vật, các
động vật có độc tính khơng rõ ràng, hoặc nghe theo kinh nghiệm ngâm rượu của bản thân
hay một cá nhân nào đó. Khơng sử dụng rượu bia khi bụng đang đói, đang dùng thuốc điều
trị bệnh, thực phẩm chức năng hoặc đang mệt nhọc vì có thể gây đột quỵ.
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ và ngộ độc rượu cần tiến hành sơ cứu như trên phần trình bài
tiểu luận và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế/ bệnh viện gần nhất nhanh nhất có thể…..
5.2. Kiến nghị
Cần có thêm Luật về phòng chống rượu bia, giám sát truy quét những địa điểm làm rượu,
kinh doanh rượu chứa cồn cao, rượu giả kém chất lượng.
Cần tiến hành xử phạt cao tay hơn đối với các trường hợp kinh doanh rượu giả, rượu kém
chất lượng, biết luật mà vẫn cố tình vi phạm để răn đe về sau.
Nên quy định về điểm bán, giờ bán, lượng rượu bán cho một cá nhân/tổ chức, tiến hành
quản lý rượu tự nấu, rượu thủ công, kiểm soát mạnh ở việc sử dụng rượu bia ở trẻ em dưới
18 tuổi, người cao tuổi,…
Tăng mức xử phạt người uống rượu bia mà vẫn tham gia điều khiển phương tiện giao thông
để tránh gây tai nạn làm liên luỵ đến người khác.

14


Tiến hành phổ biến/ tuyên truyền rộng rãi các mối nguy về ngộ độc rượu và các biện pháp

sơ cứu, những điều cần tránh khi bị ngộ độc rượu cho các trường học/học sinh để các em
có thêm kiến thức bổ ích, và biết sự nguy hiểm của rượu bia nếu sử dụng không đúng cách.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Worldwide Alcohol Consumption Declines -1.6%”. International Wines and Spirits
Record (ISWR).
[2] “Minimum Legal Age Limits”.ARD.org. International Alliance for Responsible
Drinking.
[3] M. G. Griswold, N. Fullman, C. Hawley, N. Arian, S. R. M. Zimsen, H. D. Tymeson,
V. Venkateswaran, A. D. Tapp and M. H. Forouzanfar, "Alcohol use and burden for
195 contries and territores, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden
of Disease Study 2016". The Lancet. 392 (10152).
[4] Theo vietnamnet.vn.
[5] Tiêu chuẩn TCVN 7043:2002 đối với rượu trắng.
[6] Tiêu chuẩn TCVN 7044:2002 đối với rượu mùi .
[7] Tiêu chuẩn TCVN7045:2002 đối với rượu vang. .
[8] Nghị định số 40/2008/NĐ – CP về sản xuất, kinh doanh rượu..
[9] “PubChem - Isopropanol”.
[10] The Merck Index (ấn bản 10). Rahway, NJ: Merck & Co. 1983..
[11] Doolittle, Arthur K. (1954). The Technology of Solvents and Plasticizers. New York:
John Wiley & Sons, Inc. tr. 628..
[12] Doolittle, Arthur K. (1954). The Technology of Solvents and Plasticizers. New York:
John Wiley & Sons, Inc. tr. 628..
[13] National Institute for Occupational Safety and Health. “The Emergency Response
Safety and Health Database: Methanol”.
[14] Fiedler, E.; Grossmann, G.; Burkhard Kersebohm, D.; Weiss, G. and Witte, C.

(2005). "Methanol". Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Weinheim..
[15] Lindinger W (1997). "Endogenous production of methanol after the consumption of
fruit". Alcoholism, Clinical and Experimental Research. 21 (5).
[16] Vale A (2007). "Methanol". Medicine..

16


[17] Turner C (2006). "A longitudinal study of methanol in the exhaled breath of 30
healthy volunteers using selected ion flow tube mass spectrometry, SIFT-MS".
Physiological Measurement..

17



×