Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu thông qua lí thuyết trường nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.18 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ CHI

HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÍNH DÂN TỘC TRONG THƠ TỐ
HỮU THÔNG QUA LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ CHI

HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÍNH DÂN TỘC TRONG THƠ TỐ
HỮU THÔNG QUA LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN

Mã số: 60 140 111

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh

HÀ NỘI – 2015



MỤC LỤC
Lời cảm ơn

i

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ( xếp theo A B C )

ii

MỞ ĐẦU

trang 1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu

3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

7

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

7


5. Phương pháp nghiên cứu

7

6. Đóng góp của luận văn

7

7. Cấu trúc của luận văn

8

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

9

1.1. Một số vấn đề về trường nghĩa

9

1.1.1. Khái niệm về trường nghĩa

9

1.1.2. Phân loại trường nghĩa

10

1.1.3. Đọc hiểu văn bản và đọc hiểu văn bản từ góc độ trường nghĩa


13

a. Đọc hiểu văn bản

13

b. Đọc hiểu văn bản từ góc độ trường nghĩa

16

1.2. Một số vấn đề lí luận về tính dân tộc trong văn học Việt Nam

17

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC BÀI THƠ
“VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO
LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA

24

2.1. Thực trạng dạy học bài thơ “Việt Bắc” ở trường THPT

24

2.1.1. Vị trí của bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu ở trường THPT

24

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn


24

2.2. Vài nét về tính dân tộc trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

27

2.3. Định hướng dạy học bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu ở trường THPT theo lí thuyết
trường nghĩa

31

2.3.1. Khả năng phân tích tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu dưới góc độ trường từ
vựng – ngữ nghĩa

32
i


2.3.2. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

34

2.3.3. Tổ chức học sinh tìm hiểu, phân tích bài thơ “Việt Bắc”

58

2.3.4. Những kết luận rút ra từ việc phân tích tính trường nghĩa của bài thơ “Việt
Bắc”

61


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM

62

3.1.Thiết kế giáo án thực nghiệm Đoạn trích Việt Bắc

62

3.2. Những vấn đề chung về thực nghiệm

70

3.2.1. Mục đích thực nghiệm

70

3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

70

3.3. Nội dung thực nghiệm và tiến trình thực nghiệm

70

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm:

70

3.3.1. Nội dung thực nghiệm:

3.4. Kết quả thực nghiệm

70
71

3.4.1. Tiến hành kiểm tra

71

3.4.2. Kết quả kiểm tra

72

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

79

ii



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Qua bài viết "Về sự phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà
trường" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975 của PGS. Đinh Trọng Lạc, chúng tôi
nhận thấy: ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu xây
dựng nên những hình tượng diễn đạt tư tưởng nghệ thuật. Nếu học sinh tri giác và
nhận thức được những đặc điểm của ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học thì các em
sẽ hiểu và cảm được sâu sắc sự miêu tả nghệ thuật, nội dung tư tưởng của tác phẩm
văn học đó. Tiếp theo, từ công trình "Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ
góc độ ngôn ngữ" (Nxb Giáo dục, 2006) của tác giả Nguyễn Trọng Khánh, một lần
nữa chúng tôi thấy: xuất phát từ góc độ ngôn ngữ, không ít ý nghĩa chân chính của các
từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học đã được phát hiện, không ít những
cách lí giải có tính chất áp đặt chủ quan hoặc xa rời tác phẩm tồn tại bấy lâu trong
nhiều tài liệu giảng dạy đã được xem xét, điều chỉnh lại một cách có cơ sở khoa học và
phù hợp hơn; góp phần khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn học từ chính quá trình
nhận thức và làm chủ ngôn ngữ - phương tiện biểu hiện chủ yếu của tác phẩm. Qua
đây chúng ta có thể thấy giữa ngôn ngữ và văn học có mối quan hệ mật thiết, không
thể tách rời. Và với một tác phẩm văn học, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau
như hướng phân tâm học, xã hội học, lịch sử phát sinh, văn hóa học, cấu trúc luận.....
nhưng cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ vẫn là con đường đơn giản nhất, nhanh chóng
nhất để giải mã những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm một cách hợp lí,
logic.
1.2. Ngôn ngữ có một đặc tính rất quan trọng, đó chính là tính hệ thống. Tính hệ
thống này được biểu hiện ở tất cả các cấp độ từ thấp đến cao. Thậm chí, tính hệ thống
của ngôn ngữ còn quyết định tính hệ thống của các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm
văn học. Ở phạm vi nội bộ tác phẩm, nếu mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật thì
nó yêu cầu tất cả các yếu tố phải tạo nên hệ thống. Đối với nghệ thuật văn chương thì
các tín hiệu thẩm mĩ đơn trong nội bộ tác phẩm hòa hợp với nhau, phối hợp với nhau

để phục vụ cho ý nghĩa thẩm mĩ chung của toàn tác phẩm. Khi tìm hiểu một tác phẩm,
tất yếu người đọc phải có sự liên kết giữa các tín hiệu thẩm mĩ theo một hệ thống để
có thể hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu tác phẩm. Ở cấp độ thấp nhất, tính hệ thống của
1


ngôn ngữ được biểu hiện trong tính hệ thống của hệ thống từ vựng. Và về mặt ý nghĩa,
nó được biểu hiện trong hệ thống trường nghĩa. Do vậy, tìm hiểu hệ thống trường
nghĩa chính là con đường tiếp cận tác phẩm văn chương theo hướng ngôn ngữ học.
1.3. Hiện nay, dạy học văn trong nhà trường phổ thông theo con đường tích hợp
ngữ - văn đang là một hướng đi được đề cao. Có rất nhiều lí thuyết ngôn ngữ đã được
áp dụng để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về văn học. Đặc biệt, khi phân tích cách
sử dụng từ ngữ của nhà văn trong tác phẩm, việc vận dụng lí thuyết về trường nghĩa sẽ
đem lại cho người nghiên cứu nhiều kết quả hữu ích. Lí thuyết này giúp lí giải một
cách cặn kẽ, khoa học những đặc điểm độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của nhà
văn, tính gợi cảm, tính hàm súc của hình tượng văn học. Chính vì vậy, tìm hiểu tác
phẩm văn học từ góc độ trường nghĩa là một con đường hứa hẹn đem lại nhiều kết
quả.
1.4. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Ông vừa
là nhà thơ đầu tiên của giai cấp vô sản – Người văn nghệ binh thứ nhất, theo cách nói
của Nguyễn Đình Thi – vừa là con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam
hiện đại. Suốt nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới
văn học nghệ thuật, mà còn là đối tượng để dạy và học trong các nhà trường phổ thông
và đại học. Trong chương trình môn Ngữ Văn THPT, Tố Hữu là một tác gia có vị trí
quan trọng và là lá cờ đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với 04 tác phẩm được đưa
vào giảng dạy, trong đó có bài thơ "Việt Bắc" (SGK Ngữ văn 12, tập 1). Như chúng ta
đã biết, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Và
“Việt Bắc” là một tác phẩm hay, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Tố Hữu. Về phương pháp giảng dạy tác phẩm này đã được quan tâm
tìm hiểu nhiều trong một số công trình nghiên cứu.Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy

tôi nhận thấy việc tìm hiểu bài thơ "Việt Bắc" còn gặp rất nhiểu khó khăn đối với học
sinh vì phần lớn giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức một chiều, cung cấp những kiến
thức có sẵn cho học sinh mà chưa phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của học
sinh. Do đó, dạy học văn bản này dưới góc độ trường nghĩa vẫn là một hướng đi mới
mẻ. Và trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn sử dụng ánh sáng của
lí thuyết trường nghĩa để làm sáng tỏ hơn tính dân tộc trong thơ Tố Hữu, trong đó tập
trung chủ yếu vào bài thơ “Việt Bắc”, đồng thời cũng mở ra một hướng đi mới trong
2


việc dạy học tác phẩm "Việt Bắc" ở nhà trường phổ thông, từ đó tạo tiền đề để tiếp tục
dạy học các văn bản khác dưới góc độ trường nghĩa.
Đó là những lí do khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu thông qua lí thuyết trường nghĩa” (Qua
bài thơ “Việt Bắc”) cho việc nghiên cứu khoa học của mình. Hi vọng, sự thành công
của đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm ra một hướng đi mới cho việc dạy
học thơ Tố Hữu nói chung, tác phẩm "Việt Bắc" nói riêng trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên lí thuyết về trường nghĩa
Việc nghiên cứu trường từ vựng đã diễn ra từ lâu trên thế giới và là một phương
pháp nghiên cứu mới để tìm hiểu ngôn ngữ một cách có hệ thống hơn.
Ở nước ta, GS. Đỗ Hữu Châu là người có đóng góp quan trọng trong việc giới
thiệu khái niệm trường từ vựng và thúc đẩy khuynh hướng nghiên cứu trường từ vựng.
Trong các công trình của mình, song song với việc trình bày lí thuyết về trường từ
vựng, GS cũng đã bước đầu chỉ ra con đường tiếp cận tác phẩm văn học dựa trên lí
thuyết này, tiêu biểu nhất là bài viết "Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ trong
tác phẩm nghệ thuật" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1974.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của GS Đỗ Hữu Châu, nhiều công trình
nghiên cứu về trường từ vựng của các nhà nghiên cứu đã ra đời. Nhưng nhìn chung
các nhà nghiên cứu đều mới chỉ dừng lại ở một hệ thống trường nghĩa nào đó (như

"Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh" – Phạm Nhị Hà;
"Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người trong thơ Chế Lan Viên" – Nguyễn Chí
Trung......) còn việc sử dụng trường nghĩa như là một con đường dễ khám phá toàn bộ
một tác phẩm thì có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến. Theo thống kê của chúng
tôi, đã có một số công trình đi theo con đường này:
Đầu tiên, phải kế đến công trình "Tìm hiều một số phương pháp phân tích ngôn
ngữ tác phẩm văn học (một thử nghiệm so sánh các phương pháp qua việc phân tich
một bài thơ)" của tác giả Phạm Minh Diện. Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ,
Phạm Minh Diện đã tiến hành đối chiếu, so sánh một số phương pháp phân tích bài
thơ "Từ ấy" của Tố Hữu, bao gồm cả những phương pháp văn học và phương pháp
ngôn ngữ học, như: hướng phân tích tổng hợp của Hoàng Tuệ; hướng phân tích hệ
3


thống của Đái Xuân Ninh; hướng phân tích phong cách học của Nguyễn Thái Hòa và
hướng phân tích theo "trường từ vựng – ngữ nghĩa" của tác giả Đỗ Hữu Châu. Qua
việc đối chiếu, so sánh, tác giả đã nhận ra, điểm mạnh của phương pháp phân tích theo
trường từ vựng – ngữ nghĩa đó là "có cơ sở khoa học do dựa trên lí thuyết "trường liên
tưởng" nên có thể chỉ ra những ý nghĩa liên hội xuất hiện trên cơ sở nghĩa thông
thường, dựa trên nghĩa thực cần phân tích mà chỉ ra "ý nghĩa hàm ẩn" (mà theo các
phương pháp khác sẽ gặp phải trở ngại và thường phải dừng lại ở việc phát hiện ra
các yếu tố cần phân tích)" và "các phương pháp ngôn ngữ học thực thụ (như phương
pháp ngữ nghĩa học của Đỗ Hữu Châu) bao giờ cũng cho phép ta bắt đầu từ các từ
ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa
do phối hợp hay do đối lập với ngữ cảnh. Bởi vậy, các hình ảnh, cảm xúc bao giờ
cũng hiện ra với tư cách là những ý nghĩa thuộc các lớp khác nhau, và cũng do vậy,
chúng có cấu trúc cực kì tinh vi, phức tạp nhưng lại khá rõ ràng. Đó chính là điểm
mạnh của phương pháp ngôn ngữ học".
Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra điểm hạn chế của phương pháp này, đó là: vì tác
phẩm được phân tích như một cấu trúc tỉ mỉ nên tác phẩm buộc phải chia nhỏ ra thành

các yếu tố đến mức nhỏ nhất, nên tính chỉnh thể của tác phẩm dễ bị phá vỡ", đồng thời
"sức rung động tình cảm dễ phải nhường chỗ cho sự phân tích lạnh lùng của lí trí.
Thiết nghĩ, những nhận định của Phạn Minh Diện đưa ra là hoàn toàn xác đáng,
tuy nhiên, bất kì một phương pháp nào cũng đều có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Với mục đích để khám phá ra ý nghĩa đích thực mà những thông điệp ngôn từ truyền
tải, phương pháp phân tích ngôn ngữ và là tối ưu nhất, vì nó sẽ tránh hoàn toàn được
tình trạng suy diễn, gán ghép mà các phương pháp văn học thường gặp phải (do các
phương pháp văn học không bám vào sự diễn biến và tổ chức của các lớp nghĩa của
từ).
Một công trình khác cũng sử dụng trường từ vựng – ngữ nghĩa như là một con
đường để khám phá tác phẩm là công trình luận văn thạc sĩ "Trường nghĩa và việc
phân tích tác phẩm văn học" (Qua "Thân phận tình yêu" – Bảo Ninh)" của tác giả
Phạm Thị Lệ Mĩ. Trong công trình này, Phạm Thị Lệ Mĩ đã không đi theo con đường
phân tích hình tượng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật hay các phạm trù thi
pháp học khác của hướng phân tích văn học, bằng việc khảo sát hệ thống trường từ
4


vựng – ngữ nghĩa mà Bảo Ninh sử dụng trong tác phẩm (trưởng nghĩa chỉ sự vật,
trường nghĩa chỉ hoạt động, trường nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất), nhà nghiên cứu đã
chỉ ra được giá trị của hệ thống trường nghĩa trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm,
thấy được ưu thế của phương pháp này: vừa nhận diện được các yếu tố nghệ thuật đặc
biệt (từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật), vừa khám phá được
các giá trị nội dung tác phẩm một cách tương đối toàn diện, đồng thời, phương pháp
này còn giúp quá trình phân tích khách quan, chính xác, làm nổi bật được các giá trị
nội dung, nghệ thuật một cách khách quan, không áp đặt, suy diễn, khiên cưỡng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã khảo sát được một số tác giả đã vận dụng lí thuyết
trường nghĩa để tìm hiểu một số tác phẩm văn chương như: để chỉ ra chất thiên nhiên
xứ Huế trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phạm Thị Hà đã tiến hành thống kê chi
tiết các trường nghĩa và các tiểu trường có liên quan. Ví dụ như khi phân tích riêng các

từ ngữ thuộc tiểu trường thực vật trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phạm Thị Hà đã
chỉ ra sự phong phú, đa dạng về các loài thực vật của thiên nhiên xứ Huế. Tác giả luận
văn đã có những nhận xét xác đáng từ việc phân tích các từ ngữ trong trường này:
“Dường như thế giới thực vật của cả bốn vùng đều quy tụ hết ở nơi đây. Có tới 99 loài
hoa xuất hiện trong văn ông. Mỗi loài hoa đều mang một hương sắc riêng, đều có
tiếng nói riêng của mình. Dân dã như các loài: Nhài, lý, thạch lựu, mặt trời, tường vi
lan. Hoa hải đường thì “phơi phới như một lời chào hạnh phúc”, “màu đỏ thắm hân
hoan, say đắm” là hình ảnh của những người đẹp vương giả, hoa trà mi đỏ tươi, màu
đỏ rất sâu, cứ cuốn hút cái nhìn của người xem… hoa trắng thì đẹp lạ, trong và tinh
khôi như một phiến ngọc thạch. Hoa vông “đỏ rực tung tóe giống hình ngọn lửa”, lay
ơn “hoa màu gạch bạc thếch”, xương rồng “nở hoa trắng muốt”…. Chỉ mỗi hoa phong
lan được tác giả phân chia lên tới 23 lại khác nhau nở từ xuân sang hè: nghinh xuân,
long tu, kim điệp, kim phong hội, hồng liên song tử ngọc, lan ý thảo, cẩm báo, dã hạc,
dáng thu, đoản kiếm…...[13,202].
Hoặc khi phân tích sự chuyến biến tư tưởng, tình cảm của Chế Lan Viên qua hai
tập thơ “Điêu tàn” và “Ánh sáng và phù sa”, Vũ Quỳnh Nga đã dựa vào sự thống kê
các từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng.
Bên cạnh tác dụng của trường nghĩa trong việc xác định đề tài, chủ đề của tác
phẩm, việc xác lập trường nghĩa, đặc biệt là việc phân tích các hiện tượng chuyển di
5


trường nghĩa trong hoạt động cụ thể, còn có ý nghĩa lớn trong việc phân tích giá trị
biểu trưng, phân tích quan niệm của tác giả văn học, quan niệm của cộng đồng. Ví dụ,
qua phân tích trường nghĩa “núi” trong thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Diệu Hiền đã chỉ
ra các ý nghĩa biểu trưng của “núi”: Núi rừng biểu trưng cho khó khăn, thử thách
(Rừng xanh núi đỏ, rừng thiêng nước độc, Thâm sơn cùng cốc,…..); Núi rừng biểu
trưng cho công lao, tình cảm của cha mẹ (Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết
công lao mẫu từ……).
Như vậy, việc xác lập trường nghĩa khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn

chương là cơ sở khoa học cho những nhận xét về nội dung, chủ đề của tác phẩm. Xác
lập trường nghĩa trong phân tích văn học là một trong những điều kiện để tránh những
nhận xét chung chung, thiếu căn cứ ngôn từ văn bản.
Qua phần khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng trường
nghĩa để tìm hiểu giá trị tác phẩm không phải là một hướng đi quá mới mẻ, song cũng
không phải cũ mòn. Đặc biệt, việc ứng dụng trưởng nghĩa vào việc dạy học – đọc hiểu
văn bản cho học sinh ở bậc Trung học Phổ thông thì lại là một hướng đi hoàn toàn
mới, chưa có công trình nào đề cập đến. Được gợi ý từ những công trình nghiên cứu
trên, trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn sử dụng lí thuyết
trường nghĩa để có thể tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời
bước đầu hướng dẫn học sinh khám phá tác phẩm theo con đường ngôn ngữ học qua
tác phẩm "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu (SGK Ngữ văn 12, tập 1).
2.2. Lịch sử nghiên cứu việc giảng dạy tác phẩm "Việt Bắc" của Tố Hữu
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam và bài thơ “Việt Bắc” là tác
phẩm nổi tiếng đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu (chuyên luận), NxbTác phẩm mới – Hội
nhà văn Việt Nam.
- Nhiều tác giả (2007), Tác giả trong nhà trường Tố Hữu, Nxb Văn học.
- Nhiều tác giả (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả cũng ít nhiều đề cập đến
tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu. Nhiều đề tài, luận văn, luận án cũng đã đề cập đến
thơ Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”, nhiều bài văn hay cũng đã phân tích tính dân tộc
6


trong thơ Tố Hữu nói chung, tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” nói riêng. Tuy
nhiên, nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố
Hữu – cụ thể trong bài thơ “Việt Bắc”, đặc biệt là tìm hiểu tính dân tộc thông qua lí
thuyết trường nghĩa thì chưa thấy có tài liệu nào thực sự chú trọng. Do đó, trên cơ sở

kế thừa và phát huy những thành tựu của những người đi trước, chúng tôi xin đề xuất
đề tài “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu thông qua
lí thuyết trường nghĩa” (Qua bài thơ “Việt Bắc”).
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu cho ho ̣c sinh THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ yếu tìm hiểu tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu thông qua lí
thuyết trường nghĩa.
- Tại trường THPT Trần Khánh Dư – Huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương dưới góc độ
trường nghĩa, đề xuất các phương pháp cụ thể của việc dạy thơ Tố Hữu, đặc biệt là tác
phẩm “Việt Bắc” trong chương trình THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác
phẩ m văn ho ̣c, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của đề tài.
Khảo nghiệm dạy học tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu trong chương trình THPT
ở trường THPT Trần Khánh Dư – Huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình có nội dung
liên quan.
Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích.
Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: vận dụng kiến thức về
Văn học Việt Nam, Lí luận dạy học hiện đại vào giải quyết đề tài.
Phương pháp quy nạp, tổng hợp, khái quát.
6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau:

7



- Về mặt lí luận: Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về trường
nghĩa và khả năng ứng dụng trường nghĩa trong việc đọc hiểu văn bản.
- Về mặt thực tiễn: Những kết quả chúng tôi thu được khi tìm hiểu việc dạy học
– đọc hiểu tác phẩm "Việt Bắc" của Tố Hữu có thể áp dụng vào quá trình dạy học theo
hướng tích hợp Ngữ - Văn ở nhà trường phổ thông.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn có 03 phần chính:
- Chương I: Cơ sở lí luận
Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề mang tính lí luận về trường
nghĩa, đọc – hiểu văn bản từ góc độ trường nghĩa, tính dân tộc trong thơ Việt Nam để
có cái nhìn tổng quát, toàn diện về vấn đề trường nghĩa, tính dân tộc trong thơ để có
cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu nói chung và qua bài
thơ Việt Bắc nói riêng thông qua lí thuyết trường nghĩa.
- Chương II: Thực trạng và định hướng dạy học bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu ở
trường trung học phổ thông theo lí thuyết trường nghĩa
Trên những cơ sở lí luận đã có, chúng tôi sẽ vận dụng để hướng dẫn học sinh
tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể dựa trên lí thuyết trường nghĩa (Bài thơ
“Việt Bắc” của Tố Hữu).
- Chương III: Thực nghiệm
Đến đây, chúng tôi sẽ vận dụng tất cả những đơn vị kiến thức đã tìm hiểu, nghiên
cứu vào một giáo án giảng dạy cụ thể, đưa lí thuyết vào thực hành để kiểm tra, đánh
giá tính khả thi của đề tài.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấ p hành Trung ương Đảng (1997), Văn kiê ̣n hội nghi ̣ lầ n thứ hai , Nxb
Chính trị Quốc gia.
2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu học tập văn kiện Đại hội IX

của Đảng, Nxb Chính tri ̣Quố c gia.
3. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.
4. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHSP.
5. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN.
6. Đỗ Hữu Châu (1973), Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng,
Ngôn ngữ, Số 2, 1973.
7. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng – ngữ nghĩa và việc dùng từ trong tác
phẩm nghệ thuật, Tạp chí ngôn ngữ, số 3.
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN.
9. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấ y vấ n đề trong thơ Viê ̣t Nam hiê ̣n đại

, Nxb

Giáo dục.
10. Nguyễn Văn Đường(2006), Thiế t kế bài dạy Ngữ Văn
12, tâ ̣p 1, Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb DDH & THCN.
12. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn, Tạp chí Giáo
dục, số 56, tr.25-27.
13. Đỗ Việt Hùng (2014), Ngữ nghĩa học – Từ bình diện hệ thống đến hoạt động, Nxb Đại
học Sư phạm.
14. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb
Giáo dục, HN.
15. Nguyễn Trọng Khánh (2006), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ
ngôn ngữ, Nxb Giáo dục.
16.Mã Giang Lân (2002), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa Thông tin.
17. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn (Tâ ̣p 1, 2), Nxb Đại
học Sư phạm.
18. Phan Tro ̣ng Luâ ̣n (chủ biên) (2008), Ngữ Văn 12, chương trình Chuẩ n , tâ ̣p 1,
Nxb Giáo du ̣c.

9


19. Phan Trọng Luận (Chủ biên), 2004, Phương pháp dạy học văn, tập 1,2, Nxb
ĐHSP, HN.
20. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb GD, HN.
21. Nguyễn Đăng Ma ̣nh (chủ biên) (2003), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học
12, Nxb Giáo du ̣c.
22. Nguyễn Đăng Mạnh, 2001, Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb ĐHQG.
23. Đoàn Đức Phương(1997), Giảng văn Văn học Việt Nam
, Nxb Giáo du ̣c.
24. Đoàn Đức Phương(2006), Hoài Thanh về tác giả
, tác phẩm, Nxb Giáo du.̣c
25. Đoàn Đức Phương (2007), Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Ngữ
Văn lớp 11, 12 bộ chuẩn, Nxb Giáo dục.
26. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
27. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu (chuyên luận), Nxb Tác phẩm mới –
Hội nhà văn Việt Nam.
28. Nhiều tác giả (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
29. Nhiều tác giả (2007), Tác giả trong nhà trường Tố Hữu, Nxb Văn học.

10



×