Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.16 KB, 14 trang )

Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ
hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận
Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là vấn đề trung tâm trong việc quyết
định quy mô của chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình chiết khấu
luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ
hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và
ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài
chính (BCTC).
Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về hành vi cơ hội trong việc kiểm soát
chi phí và lợi nhuận thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản. Bằng việc so
sánh tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do các Công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hồng Kông trình bày trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm
2007, nghiên cứu phát hiện ra rằng có sự biến động lớn về tỷ lệ chiết khấu áp dụng
giữa các năm theo hướng tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cao hơn mức hợp lý.
1. Giới thiệu

Lợi thế thương mại (LTTM) là một trong các chủ đề gây tranh luận nhất trên thế
giới. Trước đó, LTTM được mô tả như là sự không nhìn thấy được, không tin cậy,
có thể rắc rối và hay thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo. Sau nhiều
năm tranh luận
gay gắt, LTTM vẫn được coi như là chỉ tiêu lạc lõng trên BCTC.

Với bản chất vô hình của LTTM và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy có nhiều
sự thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó trên BCTC. Qua thời gian
và hệ thống pháp lý, sự lộn xộn trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó được
mô tả trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể, LTTM được ghi giảm vào quỹ dự
phòng hoặc vào lợi nhuận chưa phân phối; vốn hóa LTTM và chỉ ghi giảm khi có
đủ bằng chứng; vốn hóa LTTM và khấu hao định kỳ theo phương pháp bình quân;
và vốn hóa LTTM và tiến hành kiểm tra giảm giá trị của LTTM hàng năm.

Trong ngữ cảnh của Hồng Kông, sự tranh luận về kế toán LTTM và tài sản cố


định vô hình đã diễn ra nhiều năm với nhiều phương pháp ghi nhận, đo lường và
báo cáo. Phương pháp khấu hao bắt buộc hàng năm đã bị thay thế bằng phương
pháp mới, sự giảm giá trị của LTTM mà phương pháp mới này dựa trên rất nhiều
các giả định mang tính chủ quan.
Theo Chuẩn mực Kế toán Hồng Kông số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”,
có hai phương pháp để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản là phương pháp
giá trị hợp lý và giá trị sử dụng. Trong việc áp dụng phương pháp giá trị sử dụng,
mô hình chiết khấu luồng tiền được coi là mô hình có độ tin cậy cao để xác định
giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó so sánh với giá trị ghi sổ của tài sản để xác
định chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình này, tỷ lệ chiết khấu được coi
là rất quan trọng trong việc chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại.

2. Quy định chung

LTTM phát sinh từ hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua
cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu
chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt. LTTM lần đầu tiên
xuất hiện tại Hồng Kông trong quy định “Trình bày BCTC” vào tháng 3/1984. Từ
1984 đến 2004, phương pháp “vốn hóa và khấu hao” đối với LTTM dựa trên giả
định rằng thời gian sử dụng hữu ích không quá 20 năm.

Để phù hợp với Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Hồng Kông đã xây dựng
khung pháp lý về kế toán có hiệu lực từ 1/1/2005. Theo quy định của HKAS 36,
phương pháp khấu hao bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài
sản dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan. Theo HKAS 36, các đơn vị thực
hiện vốn hóa LTTM, và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản nếu giá trị có thể
thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ.

Để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản, đơn vị cần xác định tài sản hoặc nhóm
tài sản tạo ra luồng tiền, ước tính luồng tiền trong tương lai, lựa chọn tỷ lệ chiết

khấu, xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, và ghi giảm giá trị ghi sổ xuống
bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản.

Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra chủ yếu không phải từ từng tài sản mà chủ yếu
được tạo ra từ nhóm các tài sản trong đơn vị. Khi giá trị sử dụng không được xác
định cho từng tài sản, nó sẽ được xác định cho nhóm tài sản mà tạo ra luồng tiền
vào độc lập với luồng tiền vào của các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác.
Nhóm tài sản đó được gọi là đơn vị tạo tiền (CGU).

Do LTTM không tạo ra luồng tiền vào độc lập từ các tài sản khác hoặc nhóm các
tài sản khác, cho nên LTTM sẽ được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền. Sau khi xác
định được giá trị ghi sổ của CGUs, giá trị LTTM phân bổ cho từng CGU, đơn vị
sẽ tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU.

Khi đã xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU, đơn vị tiến hành so sánh với
giá trị ghi sổ. Nếu giá trị có thể thu hồi lớn hơn giá trị ghi sổ thì không xuất hiện
chi phí giảm giá trị. Ngược lại, nếu giá trị thu hồi của các CGU thấp hơn giá trị ghi
sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm bằng với giá trị có thể thu hồi để bảo đảm
rằng tài sản được ghi nhận trên BCTC không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Khoản
chênh lệch đó được ghi nhận là chi phí giảm giá trị của tài sản, được phản ánh trên
Báo cáo kết quả kinh doanh. Chi phí giảm giá trị này sẽ được phân bổ cho LTTM
mà đã phân bổ cho từng CGU, sau đó phân bổ đến các tài sản khác theo tỷ lệ %
trong nhóm CGU đó.

Theo mô hình chiết khấu luồng tiền, giá trị hiện tại của tài sản (giá trị có thể thu
hồi) được xác định bằng cách chiết khấu luồng tiền tương lai thông qua tỷ lệ chiết
khấu. Nếu tỷ lệ chiết khấu được áp dụng thấp hơn thực tế (mức hợp lý) thì giá trị
có thể thu hồi sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế và khi so sánh với giá trị ghi sổ thì có
khả năng chi phí giảm giá trị của tài sản bị ghi thấp hơn thực tế hoặc sẽ không tồn
tại chi phí giảm giá trị của tài sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ chiết khấu bị ghi nhận quá

cao sẽ dẫn đến giá trị có thể thu hồi bị ghi nhận quá thấp và chi phí giảm giá trị
của tài sản sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế. Như vậy, tỷ lệ chiết khấu được áp dụng
hoặc cao hơn hoặc thấp hơn mức hợp lý (mức thực tế) sẽ ảnh hưởng đến giá trị có
thể thu hồi của các CGUs, giá trị LTTM, chi phí giảm giá trị của tài sản và lợi
nhuận trong kỳ kế toán.

3. Các công trình đã nghiên cứu

Carlin và nhóm nghiên cứu (2008) kiểm tra giảm giá trị của LTTM theo Chuẩn
mực lập BCTC quốc tế - sự ảo tưởng về chất lượng trình bày và tính tuân thủ của
các công ty niêm yết của Úc trong năm 2006, phát hiện ra rằng chất lượng trình
bày thấp và tính tuân thủ không cao, trong đó tỷ lệ chiết khấu trình bày rất lộn xộn
và theo ý tưởng chủ quan.

Hội đồng Báo cáo tài chính của Anh (2008) tiến hành soát xét việc trình bày giảm
giá trị của LTTM của các công ty trong năm 2008. Kết quả cũng minh chứng rằng
tính tuân thủ không cao và chất lượng trình bày kém liên quan đến giảm giá trị của
LTTM cũng như tỷ lệ chiết khấu.

Carlin và Finch (2008) nghiên cứu về tỷ lệ chiết khấu lộn xộn-bằng chứng về
phương pháp giảm giá trị của LTTM chưa hoàn thiện. Nghiên cứu này tiến hành
ước tính tỷ lệ chiết khấu và so sánh với tỷ lệ chiết khấu đã áp dụng của các công ty
niêm yết của úc năm 2006 và phát hiện ra rằng tỷ lệ chiết khấu trình bày thấp, làm
cho giá trị có thể thu hồi của tài sản bị ghi cao hơn thực tế, chi phí giảm giá trị của
tài sản bị ghi thấp hơn thực tế; kết quả là lợi nhuận bị ghi cao hơn thực tế theo chủ
nghĩa cơ hội từ phía các nhà quản lý doanh nghiệp.

Carlin và nhóm nghiên cứu (2008) kiểm tra sự tác động của chuẩn mực kế toán tại
Malaysia: đánh giá tính tuân thủ trong việc trình bày đối với các công ty lần đầu
áp dụng chuẩn mực giảm giá trị của tài sản. Nghiên cứu này được thực hiện đối

với các công ty niêm yết của Malaysia trong năm 2006 thông qua việc kiểm tra
giảm giá trị của LTTM và phát hiện ra chất lượng trình bày và tính tuân thủ thấp.
Trong đó, tỷ lệ chiết khấu bị trình bày thấp hơn thực tế theo ý muốn chủ quan từ
phía các nhà quản lý doanh nghiệp.

Còn rất nhiều nghiên cứu về chất lượng trình bày và tính tuân thủ thông qua việc
kiểm tra giảm giá trị của LTTM tại Singapore, New Zealand và tỷ lệ chiết khấu áp
dụng trong mô hình chiết khấu luồng tiền. Các nghiên cứu trên đều khẳng định
rằng tỷ lệ chiết khấu bị trình bày thấp hơn thực tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
chỉ nghiên cứu về chất lượng trình bày và tính tuân thủ về giảm giá trị của LTTM
cũng như tỷ lệ chiết khấu có liên quan chỉ trong 1 năm tài chính, chưa có nghiên
cứu cụ thể nào về sự biến động về áp dụng tỷ lệ chiết khấu qua các năm, cũng như
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này đối với Hồng Kông từ khi áp dụng Chuẩn
mực lập BCTC (HKFRS). Chính vì vậy, nghiên cứu này có mục đích đánh giá sự
biến động về tỷ lệ chiết khấu được áp dụng qua các năm 2005 đến 2007.

Vì lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện để trả lời câu hỏi : Tỷ lệ chiết
khấu biến động như thế nào qua các năm từ 2005 đến 2007 tại các Công ty
niêm yết chứng khoán Hồng Kông?


4. Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu

HKAS 36 “Giảm giá trị của tài sản” có hiệu lực từ 1/1/2005, chính vì vậy năm
2005 được coi là năm đầu tiên áp dụng chuẩn mực. Trong nghiên cứu này, số liệu
được thu thập cho thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2007. Tiêu chuẩn chọn mẫu được
thực hiện bao gồm:
• Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông (HKEx);
• Các công ty có số dư Lợi thế thương mại, và tuân thủ theo HKFRS;
• Các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu giống nhau cho các đơn vị tạo tiền;


Dựa trên tiêu chuẩn chọn mẫu nêu trên, có 85 công ty được chọn trong năm 2005,
142 công ty trong năm 2006 và 161 công ty trong năm 2007.

Mô hình đánh giá tài sản vốn (CAPM) được áp dụng để ước tính tỷ lệ chiết khấu.
Mô hình này được xem là tối ưu trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu vì nó phản
ánh được việc đánh giá thị trường hiện tại và rủi ro liên quan đến từng đơn vị tạo
tiền. Tỷ lệ chiết khấu sau thuế được xác định theo công thức theo mô hình CAPM:

R
a
= R
f
+ β
u
* (R
m
- R
f
)

Trong đó:
• R
a
: Tỷ lệ hoàn vốn sau thuế đối với tài sản
• R
f
: Tỷ lệ lãi suất tự do dài hạn
• β
u

: Beta phản ánh cơ cấu vốn không bao gồm công nợ phải trả
• R
m
- R
f
: Chênh lệch giữa tỷ lệ hoàn vốn thị trường và tỷ lệ lãi suất tự do
dài hạn.

Tỷ lệ lãi suất tự do dài hạn là 4,18% trong năm 2005, 3,73% trong năm 2006 và
3,44% trong năm 2007 theo số liệu của Tổ chức Tiền tệ Hồng Kông. β
u
được thu
thập từ chương trình DATASTREAM. R
m
- R
f
có tỷ lệ 6% theo các công trình
nghiên cứu của Gameiro (2008), Song (2007), Fernandez (2008a), Fernandez
(2008b).

Tiến hành xác định tỷ lệ chiết khấu trước thuế bằng cách lấy tỷ lệ hoàn vốn sau
thuế chia cho 1 trừ (-) thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (17.5%). Sau khi xác
định tỷ lệ chiết khấu ước tính, tiến hành so sánh với tỷ lệ chiết khấu do doanh
nghiệp sử dụng. Sự thay đổi được phân theo điểm cơ bản (bp) của từng công ty.

Một hệ thống điểm cơ bản (bp) được xây dựng để thuận lợi hơn trong việc so sánh
giữa tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do đơn vị áp dụng. Điểm cơ bản
được tính toán dựa trên tỷ lệ chiết khấu ước tính độc lập và được phân thành 5
nhóm. Cụ thể, nhóm trong khoảng -150 đến +150 bps (vùng hợp lý); +150 đến
+250 bps, cao hơn +250 bps, -250 đến -150 bps và nhóm thấp hơn -250 bps. Ví

dụ, giả sử tỷ lệ chiết khấu ước tính là 10%/năm, điểm cơ bản -150 bps sẽ là 8.5%,
điểm cơ bản -250 bps là 7,5%, điểm cơ bản +150 bps là 11.5%, và điểm cơ bản
+250 bps là 12.5%. Theo Carlin (2008), nếu tỷ lệ chiết khấu áp dụng nằm trong
khoảng từ -150 đến +150 bps được coi là tỷ lệ chiết khấu chấp nhận được. Ngược
lại, tỷ lệ chiết khấu nằm ngoài khoảng (-150 bps; +150 bps) được coi là bị trình
bày hoặc cao hơn hoặc thấp hơn thực tế (mức hợp lý).


5. Kết quả và thảo luận

Nghiên cứu này đánh giá sự biến động về tỷ lệ chiết khấu áp dụng và tỷ lệ chiết
khấu ước tính cho mục đích kiểm tra giảm giá trị của LTTM trong giai đoạn 2005
đến 2007. Dữ liệu được thu thập và kết quả của nghiên cứu này sẽ khẳng định
thêm kết quả của các nghiên cứu trước đây về chất lượng trình bày và tính tuân thủ
bằng việc kiểm tra giảm giá trị của LTTM, cũng như tỷ lệ chiết khấu tại các nước
như Anh, Úc, Hồng Kông, New Zealand, Malaysia, Singapore.


Bảng 1 trình bày số lượng công ty và tỷ lệ % áp dụng tỷ lệ chiết khấu trong các
khoảng điểm cơ bản (bps) để điều tra sự biến động giữa tỷ lệ chiết khấu ước tính
và tỷ lệ chiết khấu áp dụng. Bảng 1 chỉ ra rằng có sự biến động lớn về số lượng
công ty trình bày trong các khoảng điểm cơ bản dựa trên tỷ lệ chiết khấu ước tính.
Cụ thể, số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng hợp lý
(từ -150 bps đến +150 bps) và trong khoảng thấp hơn -250 bps có xu hướng giảm,
trong khi đó số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng lớn
hơn +250 bps có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể. Số lượng
công ty trình bày trong khoảng từ -250 bps đến -150 bps và +150bps đến +250 bps
có sự dao động và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thể.

Như vậy, số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong khoảng hợp lý

chiếm tỷ trọng 35% trong năm 2005, 23% trong năm 2006 và 20% trong năm
2007. Số lượng công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu hoặc cao hơn hoặc thấp hơn
khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng cao. Điều này phản ánh rằng tỷ lệ chiết khấu bị trình
bày sai lệch so với mức hợp lý (thực tế) chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng lớn đến
giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó ảnh hưởng đến giá trị LTTM, chi phí giảm
giá trị của tài sản và lợi nhuận trong kỳ.


Bảng 2 trình bày số liệu so sánh về giá trị trung bình của tỷ lệ chiết khấu do các
công ty áp dụng và tỷ lệ chiết khấu ước tính giữa các năm. Xét về giá trị trung
bình, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm 2005 được áp dụng ở mức hợp lý (8,93% so
với khoảng hợp lý từ 8,19% đến 11,08%). Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu áp dụng
trong năm 2006 và 2007 bị ghi nhận cao hơn mức hợp lý (mức thực tế cho phép)
với các mức độ khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm 2006 nằm trong
khoảng +150bps đến +250bps (9,91% so với khoảng 9,89% đến 10,82%) và trong
năm 2007 nằm trong khoảng cao hơn +250bps (10,76% so với 10.57%).

Rõ ràng rằng có xu hướng biến động ngược nhau về tỷ lệ chiết khấu áp dụng và tỷ
lệ chiết khấu ước tính. Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu áp dụng có xu hướng tăng lên, trong
khi đó tỷ lệ chiết khấu ước tính có xu hướng giảm xuống. Số liệu trong Bảng 2
phản ánh rằng tỷ lệ chiết khấu áp dụng có xu hướng bị ghi cao hơn so với mức hợp
lý (mức thực tế cho phép). Cụ thể, ở mức bình quân, tỷ lệ chiết khấu áp dụng năm
2005 trong khoảng hợp lý, năm 2006 trong khoảng +150bps đến +250bps và năm
2007 cao hơn +250bps.


Bảng 3 trình bày giá trị LTTM của các công ty trong các khoảng theo hệ thống
điểm cơ bản. Số liệu trong Bảng 3 phản ánh số dư LTTM của các công ty áp dụng
tỷ lệ chiết khấu trong khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể trong
cả 3 năm và có xu hướng giảm dần. Số dư LTTM của các công ty áp dụng tỷ lệ

chiết khấu cao hơn khoảng hợp lý chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với số dư của
các công ty áp dụng áp dụng tỷ lệ chiết khấu thấp hơn khoảng hợp lý và biến động
theo xu hướng ngược nhau.

Nhất quán với số liệu trong Bảng 1 và Bảng 2, tỷ trọng số dư LTTM trong tổng
thể của các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu trong khoảng hợp lý có xu hướng
giảm, trong khi đó tỷ trọng số dư LTTM của các công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu
cao hơn mức hợp lý có xu hướng tăng lên. Rõ ràng rằng, tỷ lệ chiết khấu áp dụng
có xu hướng bị ghi cao hơn mức hợp lý sẽ làm cho giá trị có thể thu hồi bị ghi
nhận thấp hơn thực tế, giá trị LTTM bị ghi thấp hơn thực tế, chi phí giảm giá trị
của tài sản sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế và lợi nhuận bị ghi thấp hơn thực tế.
Như vậy, với hành vi cơ hội của các nhà quản lý trong việc lựa chọn tỷ lệ chiết
khấu đã ảnh hưởng đến kết quả của mô hình chiết khấu luồng tiền và ảnh hưởng
đến tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC.

Kết quả của nghiên cứu này phát hiện nhiều điểm mới so với các kết quả nghiên
cứu trước đây, làm giàu thêm cơ sở lý luận và bổ sung thêm vào kho tàng kiến
thức về giảm giá trị của LTTM.


6. Kết luận

Ghi nhận, đo lường và báo cáo LTTM, giảm giá trị và trình bày nó trong HKFRSs
được coi là vấn đề tranh luận nhất trong việc lập BCTC xét cả về lý luận và thực
tiễn. Khi áp dụng phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị có thể thu hồi
của các CGUs, việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là nhân tố quan trọng trong
mô hình chiết khấu luồng tiền.

Kết quả của nghiên cứu này phát hiện ra rằng tỷ lệ chiết khấu áp dụng bị trình bày
theo xu hướng tăng lên, đó là cao hơn mức hợp lý và sự biến động giữa các năm là

rất lớn. Quả thật sẽ quá khó đối với người sử dụng BCTC trong việc đánh giá tính
trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC.

Có nhiều lý do giải thích việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu áp dụng cao hơn thực tế
trong mô hình xác định giá trị kinh tế. Một lý do có thể là sự hiểu sai phương pháp
giảm giá trị của tài sản, dẫn đến đơn vị áp dụng sai các quy định trong chuẩn mực.
Tuy nhiên, khả năng này có thể bị loại trừ thông qua thời gian áp dụng và quy định
hướng dẫn của chuẩn mực. Một lý do khác có thể là việc các nhà quản lý cố tình
che dấu lợi nhuận để trả ít cổ tức cho cổ đông, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp và làm
cho kết quả kinh doanh cao hơn thực tế. Như vậy, thông qua việc lựa chọn tỷ lệ
chiết khấu, các công ty trong mẫu có thể ấn định chi phí giảm giá trị của LTTM và
lợi nhuận kế toán trước khi áp dụng phương pháp giảm giá trị của LTTM.

Cũng do phương pháp xác định giảm giá trị của LTTM chưa thực sự hoàn thiện,
dựa trên quá nhiều các ước tính và xét đoán mang tính chủ quan, đã cho phép
người lập BCTC thực hiện hành vi cơ hội của mình, và như vậy có được kết quả
theo ý muốn chủ quan.

Tại Việt Nam, chưa có chuẩn mực nào quy định về sự giảm giá trị của tài sản.
Hiện tại, tài sản được ghi nhận theo nguyên giá và khấu hao lũy kế theo quy định
hiện hành. Mặc dù xuất hiện nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị làm
giảm giá trị của tài sản, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, dẫn
đến việc giá trị có thể thu hồi của tài sản có thể thấp hơn nhiều so với giá trị ghi
sổ. Tuy nhiên chưa có chuẩn mực hướng dẫn nên tài sản vẫn không bị ghi giảm
bằng với giá trị có thể thu hồi. Thực sự, việc xác định giá trị thực của tài sản ở
Việt Nam chỉ là ảo tưởng trong điều kiện hiện nay.

Ý tưởng áp dụng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản là hoàn toàn tốt.
Tuy nhiên, thông qua kết quả của nghiên cứu này cho thấy hoàn toàn không đơn
giản chuyển từ ý tưởng sang thực tế. Do hành vi cơ hội được áp dụng trong việc

kiểm soát chi phí và lợi nhuận, dẫn đến các chỉ tiêu trên BCTC bị xuyên tạc và
làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên BCTC. Điều này
gây ra sự lo lắng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước, người sử dụng BCTC
mà còn đối với cả kiểm toán viên trong quá trình tiến hành kiểm toán.


Thạc sỹ Trần Mạnh Dũng
Nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Macquarie, Úc

Tài liệu tham khảo
1. Carlin, T. M. & Finch, N., (2008a), Goodwill Impairment Testing Under
IFRS-A False Impossible Shore? , University of Sydney and MGSM Centre
for Managerial Finance, Working Paper.

2.
Carlin, T. M. & Finch, N., (2008b), Discount Rates in Disarray : Evidence
on Flawed Goodwill Impairment Testing. University of Sydney and MGSM
Centre for Managerial
Finance, Working Paper.
3. Carlin, T. M., Finch, N. & Ford, G., (2007a), "Are All Audits Born Equal?"
Journal of Applied Research in Accounting and Finance, vol. 2, iss. 1, pp.
21-32.

4.
Carlin, T. M., Finch, N. & Ford, G., (2007b), Goodwill Impairment - An
assessment of Disclosure Quality and Compliant Level by Large Listed
Australian Firms. Macquarie Graduate School of Management - Working
Paper 1/2007.

5.

Fernandez, P., (2003), Levered and Unlevered Beta. IESE Business School.
6.
Fernandez, P., (2008a), The Equity Premium in 100 books. IESE Business
School, Working Paper.

7.
Fernandez, P., (2008b), Market Risk Premium used in 2008: a survey of
more than a 1,000 Professors. IESE Business School, Working Paper.

8.
Frc, (2008), Review of Goodwill Impairment Disclosure. Financial
Reporting Council - UK.

9. Gameiro, I. M., (2008), "Equity Risk Premia Across Major International
Markets", Economic Bulletin, vol. iss., pp. 175-186.

10.
Hamada, R. S., (1972), "The Effect of the firm's capital structure on the
systematic risk of common stocks", Journal of Finance, vol. 27, May, iss.,
pp. 435-452.

11.
Hoogendoorn, M., (2006), "International Accounting Regulation and IFRS
Implementation in Europe and Beyond - Experiences with First-time
Adoption in Europe", Accounting in Europe, vol. 3, iss.

12. Song, Z., (2007), "The Equity Risk Premium: An Annotated Bibliography",
The Research Foundation of CFA Institute Literature Review, vol. iss., pp.
1-18.



×