Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.83 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
2.1.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Than
Việt Nam
2.1.1.1. Quá trình hình thành Tổng công ty Than Việt Nam
Ngành Than Việt Nam, với lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm đã có
nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu,
người thợ mỏ cũng luôn đi hàng đầu, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao. Những đóng góp của ngành Than càng có vị trí quan trọng trong giai đoạn đất
nước đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ năm 1989 ngành than đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994, ngành than không những chưa ra khỏi được
khủng hoảng mà còn phải gặp nhiều khó khăn hơn. Thị trường than suy giảm ngày
càng mạnh, ngành than vốn đã thiếu nguồn tài trợ nay lại bị cắt giảm, hơn nữa
nguồn ngân sách nhà nước cấp, thậm chí khấu hao cơ bản còn phải nộp ngân sách.
Thêm vào đó các mỏ than thu hẹp sản xuất, giảm mạnh khối lượng bốc đất và
đào lò, để lại những hậu quả khó khắc phục cho những năm sau. Cũng trong giai
đoạn này hàng loạt các đơn vị khai thác được cấp phép, hầu hết các đơn vị này là
đơn vị khai thác nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn, không có năng lực khai thác. Hậu quả
là việc khai thác tại các doanh nghiệp Nhà nước trở nên vô tổ chức, các doanh nghiệp
Nhà nước giành giật tài nguyên, tranh giành thị trường lẫn nhau và đua chen nhau
xuất khẩu làm cho giá than trong nước giảm xuống một cách giả tạo. Đặc biệt nạn
khai thác than trái phép đã nảy sinh và phát triển đến mức nguy hiểm dẫn đến nhiều
hậu quả nghiêm trọng, trong đó phải kể đến: lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi
trường, xáo trộn đời sống công nhân ngành Mỏ và nhiều hậu quả khác ở vùng than
Quảng Ninh và một số địa điểm khai thác trong cả nước.
Trước tình hình đó, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định: 381/TTg
ngày 27/7/1994 và Chỉ thị 382/TTg ngày 28/7/1994 về xắp xếp tổ chức lập lại trật
tự trong khai thác và kinh doanh than, tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho việc thành lập


TVN, đưa ngành công nghiệp Than Việt Nam sang một bước phát triển mới.
Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 563/TTg
ngày 10/10/1994 Quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, hoạt động từ
ngày 01/01/1995 theo Nghị định 13 CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ về qui chế tổ
chức và hoạt động. Và Qui chế Tài chính của Tổng công ty Than Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định 2208 QĐ-HĐQT.
Tổng công ty Than Việt Nam có tên viết tắt là: Than Việt Nam (TVN)
Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam National Coal Corporation, viết tắt là:
VINACOAL.
Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị
ngành Than thuộc Bộ Năng lượng (cũ), công ty Than Quảng Ninh (trực thuộc UBND
tỉnh Quảng Ninh) và các đơn vị quân đội làm than tại Quảng Ninh (tiền thân của
Công Ty Đông Bắc). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty được Chính phủ
ban hành tại Nghị định 13/CP ngày 21/01/1995 đã xác định Tổng công ty có 23 đơn
vị thành viên trong đó có 15 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập; 01 đơn vị
hạch toán phụ thuộc và 07 đơn vị sự nghiệp. Như vậy, mô hình này vẫn giữ nguyên
các Công ty than khu vực (Công ty Than Hòn Gai, Công ty Than Cẩm Phả và Công ty
Than Uông Bí) và các công ty khác trực thuộc Bộ Năng lượng trước đây.
Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Than Việt Nam có
nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Nhìn chung, có thể
khái quát thành 04 lần sắp xếp, điều chỉnh lại mô hình sản xuất như sau:
* Lần sắp xếp điều chỉnh lần thứ nhất:
Mô hình tổ chức của TVN theo Nghị định 13/CP ngày 27/01/1995 đã bộc lộ
nhiều nhược điểm. Cụ thể là một số mỏ có qui mô lớn, nhiều tài sản nhiều lao động lại
bị hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị thành viên nên không phát huy được quyền tự
chủ trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, theo mô hình này thì các Công ty Than khu
vực Hòn Gai, Uông Bí, Cẩm Phả sẽ trở thành một cấp trung gian làm tăng chi phí
quản lý và có phần làm trì trệ trong điều hành.
Xuất phát từ những phân tích trên Tổng công ty đã tham khảo ý kiến của các
đơn vị thành viên và đề nghị Chính phủ cho điều chỉnh mô hình tổ chức của TVN thay

thế cho Nghị đinh 13/CP. Theo Nghị định 27/CP mô hình tổ chức của Tổng công ty
Than gồm 46 đơn vị thành viên trong đó có 32 doanh nghiệp thành viên hạch toán
độc lập, 3 doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc và 11 đơn vị sự nghiệp thành
viên.
* Lần sắp xếp, điều chỉnh thứ hai:
Cuối năm 1997, Tổng công ty đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tách các mỏ
hầm lò: Hà Lầm, Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm ra khỏi Công ty Than Hòn Gai,
Công ty Than Cẩm Phả để chuyển thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập
của Tổng công ty; chuyển Xí nghiệp tuyển Than Hòn Gai thành doanh nghiệp hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty, chuyển công ty Than Cẩm Phả thành Công ty Xây dựng
mỏ và thành lập thêm Công ty Phát triển tin học Công nghệ và Môi trường, Trung
tâm tư vấn đầu tư Than (sau đổi thành Công ty tư vấn đầu tư Điện - Than). Như vậy,
kể từ ngày 01/01/1998 vai trò trung gian của các công ty than khu vực không còn
nữa, các đơn vị sản xuất đều có điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn
khổ điều lệ Tổng công ty. Một số đơn vị sự nghiệp: 3 trường dạy nghề và bảo hiểm y
tế ngành Than đã được Thủ tướng Chính phủ điều về trực thuộc Bộ công nghiệp và
Bảo hiểm y tế Việt Nam.
* Lần sắp xếp thứ ba:
Thực hiện Chỉ thị 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp
lại các Doanh nghiệp nhà nước. Được sự chấp thuận của Chính phủ, TVN tiến hành
sắp xếp lại tổ chức của các đơn vị thành viên như sau:
- Thực hiện cổ phần hoá một số đơn vị thành viên: cổ phần hoá công ty Phát
triển công nghệ và Môi trường, cổ phần hoá Công ty Bia và nước giải khát thành
Công ty Cổ phần Việt - Đức; cổ phần hoá Khách sạn Thanh Nhàn thuộc Công ty Xuất
nhập khẩu và Hợp tác quốc tế thành Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Thanh
nhàn; cổ phần hoá một bộ phận của Công ty than Quảng Ninh thành Công ty Cổ phần
than Tây Nam Đá Mài; Cổ phần hoá Xí nghiệp xây lắp Đông Anh thuộc Công ty Than
Nội Địa thành Công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh.
- Thực hiện sắp xếp lại một số đơn vị thành viên: Chuyển Xí nghiệp Vận tải và
Đưa đón thợ mỏ về trực thuộc Công ty Vật tư Vận tải và Xếp dỡ; hợp nhất 2 trường

dạy nghề Hòn Gai, Cẩm Phả thành trường Hồng Cẩm; chuyển 1 trường dạy nghề, 03
trung tâm y tế và các trường mầm non (Nhà trẻ, mẫu giáo) cho Bộ Công nghiệp và
chính quyền địa phương quản lý.
``````Như vậy, đến ngày 01/05/2000 Tổng công ty Than có 42 đơn vị thành viên,
trong đó 35 đơn vị hạch toán độc lập; 03 doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ
thuộc và 04 đơn vị sự nghiệp.
* Lần sắp xếp điều chỉnh thứ tư:
- Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TVN đã tiếp nhận và sáp
nhập Tổng công ty Cơ khí Năng lượng và Mỏ (gồm 05 đơn vị thành viên) vào TVN;
tiếp nhận Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Cẩm Phả trực thuộc UBND tỉnh
Quảng Ninh về làm thành viên của TVN.
- Tiến hành bán 02 đơn vị là: Nhà máy bia VICCO - Sài Gòn thuộc công ty Than
Miền Nam và Công ty Bia và nước giải khát cho tập thể người lao động trong doanh
nghiệp.
Cho đến nay, quy mô và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty ngày càng được
mở rộng. Hiện nay, TVN có 48 đơn vị thành viên, trong đó có 26 đơn vị trực tiếp sản
xuất khai thác, chế biến than.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương III khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, TVN đã xây dựng phương án
tổng thể phát triển ngành Than đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Theo phương
án này, Tổng công ty sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con, trong đó chỉ có một số công ty con vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu (Doanh
nghiệp nhà nước), còn lại phần lớn sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu (Công ty cổ phần,
công ty TNHH một thành viên) trong đó TVN vẫn giữ phần chi phối một số đơn vị
quan trọng.
Về mô hình tổ chức, hiện nay TVN được xếp hạng các doanh nghiệp đặc biệt và
tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91. Tổng công ty được quản lý bởi HĐQT và được
điều hành bởi TGĐ.
HĐQT là người đại diện cho chủ sở hữu (Nhà nước), có chức năng quản lý mọi
hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo

nhiệm vụ Nhà nước giao. Giúp việc cho HĐQT có ban kiểm soát và văn phòng.
TGĐ điều hành: giúp việc TGĐ có một số Phó TGĐ, văn phòng và các ban chức
năng.
- Các đơn vị thành viên gồm có: 48 đơn vị thành viên, trong đó có 33 đơn vị
hạch toán độc lập, 06 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 09 đơn vị sự nghiệp.
Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia góp vốn, mua cổ phần của 05 công ty liên
doanh và cổ phần.
Có thể khái quát mô hình tổ chức của TVN hiện nay như sau: (Phụ lục số 1).
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Than Việt Nam
TVN là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tổng
hợp; được Nhà nước giao vốn, đất đai, tài nguyên và phát triển vốn được giao; tự chủ
tài chính, và chịu TNHH về dân sự trước pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh
trong phạm vi số vốn của Tổng công ty, trong đó có vốn Nhà nước đầu tư.
TVN chịu trách nhiệm tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến than, tổ chức
mạng lưới tiêu thụ than, trên thị trường nội địa và xuất khẩu than cho xây dựng đất
nước theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, theo
nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng công ty từng thời kỳ. Tận dụng các
năng lực hiện có, TVN thực hiện kinh doanh đa ngành trên cơ sở phát triển công
nghiệp than trong những ngành nghề được đăng ký kinh doanh theo qui định của
pháp luật.
TVN chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của Bộ Tài chính với tư cách là
cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện chủ sở hữu về vốn và tái sản Nhà nước tại
doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ. Đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, giám
sát của Tổng công ty theo nội dung đã qui định trong điều lệ Tổng công ty và Quy chế
của Tổng công ty, đồng thời chịu kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước về các hoạt
động tài chính, quản lý vốn và tài sản của Nhà nước.
2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là tìm kiếm, thăm dò, khảo sát
thiết kế, khai thác chế biến và tiêu thụ than. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn được Nhà
nước cho phép kinh doanh các ngành nghề sau:

- Công nghiệp điện: đầu tư, xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt
điện đốt than, cung cấp điện lên điện lưới quốc gia.
- Cơ khí: sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên
dùng, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.
- Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư, sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu các loại
vật liệu nổ công nghiệp, cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, các dịch vụ liên quan đến sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
- Sản xuất cung ứng xi măng vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, xây lắp đường dây và
trạm điện.
- Sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng.
- Cung cấp các dịch vụ đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất, tư vấn đầu tư, thiết
kế, khoa học công nghệ, tin học, thương mại, khách sạn, du lịch, hàng hải.
2.1.2. Vị trí của Tổng công ty Than Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân
Trước khi TVN được thành lập, ngành than Việt Nam bao gồm: các đơn vị sản
xuất, khai thác và kinh doanh than thuộc Bộ Năng lượng (cũ); các đơn vị sản xuất
than thuộc quân đội (nay là Công ty Đông Bắc), các đơn vị sản xuất kinh doanh than
thuộc địa phương (như các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Bắc...). Trên cơ sở các
đơn vị này, Chính phủ đã quyết định thành lập TVN.
Theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Tổng công ty Than Việt Nam, ban
hành Nghị định 27-CP ngày 06/05/1996, thì TVN được Chính phủ giao nhiệm vụ là
đơn vị chủ lực trong hoạt động sản xuất, khai thác kinh doanh của Ngành than. Thật
vậy, hiện nay sản lượng than của toàn ngành Than đến 97% là do TVN khai thác, số
còn lại (khoảng 3% tổng sản lượng) là các đơn vị nhỏ lẻ thuộc một số các địa phương
và thuộc một số các công ty gang thép quản lý, nhưng sản lượng than được sản xuất
ra bởi các đơn vị này chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chính đơn vị chủ
quản, về nguyên tắc không được mua bán trên thị trường.
Thêm vào đó trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu than, Tổng công ty đã thiết
lập quan hệ mua bán với hơn 30 nước trên thế giới, sản phẩm than antraxit Hòn Gai

do TVN cung cấp đã rất có uy tín đối với các khách hàng trên thế giới. Hiện nay toàn
bộ khối lượng than xuất khẩu của Việt Nam là do TVN thực hiện. Với tiềm lực đủ
mạnh về kinh tế - kỹ thuật, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ, tay nghề
cao, TVN có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu về than cho toàn bộ nền kinh tế trong
nước, góp phần thực hiện tốt việc đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng cho quốc gia.
Như vậy, có thể nói TVN có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành Than Việt
Nam và là doanh nghiệp nhà nước xương sống của ngành Than Việt Nam.
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam
Sau gần 10 năm hoạt động và phát triển, TVN đã có những đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân. Tuy chịu nhiều tác động từ môi trường nhưng nhìn chung
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã có những bước phát triển bền
vững và ổn định, trong những năm qua TVN đã thu được những kết quả chủ yếu sau:
BIỂU 1: KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU SXKD CHỦ YẾU CỦA TVN GIAI ĐOẠN 1998-
2002
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1-Than nguyên khai 1.000tấn 13.688 9.952
12.20
0
14.566 16.862
2-than sạch -nt- 11.643 8.100

10.80
0
12.889 15.010
3-Than tiêu thụ -nt- 10.540 9.965
11.52
0
13.022 14.700
Trong đó: Xuất
khẩu
-nt- 2.970 3.224 3.250 4.267 5.500
4-Bóc đất đá 1.000 m
3
40.400
23.90
0
34.10
0
46.800 63.300
5-Đào lò chuẩn bị
SX
1.000 m 66 48 69 92 124
6-Doanh thu Tỷ đồng 4.361 4.137 4.875 6.537 7.184
Trong đó DT từ
than
-nt- 2.953 2.851 3.115 3.914 4.508
7-Nộp ngân sách -nt- 151.8 159 203 264.8 322
8-Lợi nhuận trước
thuế
-nt- 60 5,7
20,27

9
176 301
9- TNBQ đầu người 1.000đ/ng/th 897 857 1.066 1.450 1.658
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả SXKD hàng năm cuả TVN.
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1998 trở đi TVN luôn duy trì được nhịp
độ sản xuất với sản lượng khai thác than nguyên khai trung bình trên 10 triệu
tấn/năm. Trong lịch sử phát triển ngành than từ năm 1996 trở về trước, ngành than
chưa bao giờ sản xuất và khai thác được vượt con số 10 triệu tấn (năm 1995 sản
lương than sạch lầ 5,6 triệu tấn). Do với mục tiêu sản xuất than đạt 10 triệu tấn vào
năm 2000 như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu thì TVN đã hoàn thành
sớm hơn so với kế hoạch đã đặt ra. Năm 1998, sản lượng than nguyên khai đã đạt
được 13,6 triệu tấn với hệ số thu hồi tài nguyên đạt tới 85%; thực ra với năng lực
khai thác sẵn có thì trong năm 1998, Tổng công ty có thể khai thác trên 14 triệu tấn/
năm, tuy nhiên do tiêu thụ chưa có điều kiện tăng lên, cho nên để giảm áp lực của
lượng than tồn kho, giảm sự mất cân đối giữ lượng cung và cầu, Tổng công ty đã
điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với kế hoạch tiêu thụ, tập trung máy móc thiết bị cho
công tác kỹ thuật cơ bản (bốc đất đá, đào lò, xây dựng cơ bản, đào lò chuẩn bị sản
xuất) để gối đầu cho năm sau.
Trong các năm 1998-1999, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ trong khu vực, nhìn chung nhu cầu tiêu dùng than trong nước và thế giới tăng
chậm, thậm chí còn thu hẹp lại do tình trạng cung đã vượt quá cầu, Ngành than cũng
như các ngành kinh tế khác của đất nước đều không tránh khỏi tác động của cuộc
khủng hoảng này.
Đến năm 2000, thị trường tiêu thụ than bắt đầu được khôi phục nên tình hình
sản xuất của Tổng công ty đã dần đi vào ổn định. Nhìn chung còn nhiều khó khăn về
giá bán, hạn chế về vốn đầu tư nhưng năm 2000, Tổng công ty đã hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với năm 1999. Tổng công ty đã hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch là tiêu thụ đến đâu sản xuất đến đó đến năm 2000 lượng
than tồn kho từ những năm trước để lại đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4 triệu tấn
than các loại (trong đó than thành phẩm chiếm khoảng 65%), sự mất cân đối giữa

sản xuất và tiêu thụ đang được cải thiện theo hướng tích cực.
Đối với các hoạt động sản xuất ngoài than, do sản xuất tăng trưởng, đồng thời
ngay từ đầu Tổng công ty đã có cơ chế điều hành để các mỏ ưu tiên việc làm cho các
đơn vị trong ngành, hạn chế thuế ngoài cho nên trong năm 2000 sản xuất cơ khí và
sản xuất khác (sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu nổ công nghiệp...) đều tăng. Về sản
xuất cơ khí, trừ nhà máy cơ khí Hòn Gai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị còn
lại đều đều đạt mức tăng trưởng khá. Sản xuất cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
thực hiện hoàn thành trên 120% kế hoạch, đạt mức tăng trưởng gần 30% so với năm
1999.
Sản lượng than năm 2001 tiếp tục được tăng lên, bên cạnh nguyên nhân chính
là do việc đẩy mạnh tiêu thụ nhưng cũng phải khẳng định rằng từ năm 2001 trở đi
Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nhờ
đó năng suất lao động đã được tăng lên. Tổng công ty đã đưa cột chống thuỷ lực đơn
và giá chống thuỷ lực di động vào thí điểm ở một số mỏ hầm lò lớn, có địa hình khai
thác ổn định như: mỏ Thống nhất, mỏ Hà lầm...để dần thay thế gỗ chống lò từ đó
triển khai rộng đối với các đơn vị thành viên. Điều này đã mở ra triển vọng cải thiện
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vầ đặc biệt là rất kinh tế cho việc khai thác các vỉa dày
trên 10m và dốc đến 45
0
; giảm tổn thất than từ 40% đến 50% xuống còn 30% và
thậm chí còn 15% đến 20%; giảm tiêu hao gỗ chống lò từ 40% đến 50% m
3
/1000tấn
than xuống cón 10% đến 15% m
3
/1000 tấn than; giảm dăm gỗ lẫn trong than, đặc
biệt làm cho các lò thông thoáng hơn, an toàn hơn, lao động người thợ lò ít nặng
nhọc hơn. Đặc biệt là tháng 5/2001, Tổng công ty than đã đưa máy khấu than vào thí
điểm ở mỏ than Nam Mẫu. Qua thực tế khai thác than bằng phương pháp này đã
thấy được các ưu điểm đó là năng suất cao, giảm được số lao động khai thác trực

tiếp, tăng độ an toàn cho những mỏ than có độ sâu lớn có khả năng cháy nổ cao. Hiện
nay, Tổng công ty đang có phương pháp áp dụng rộng rãi phương pháp khai thác
bằng máy khấu than đối với các đơn vị thành viên có mỏ hầm lò trong Tổng công ty.
Ngoài ra,Tổng công ty còn áp dụng nhiều sáng kiến khoa học vào khai thác.
Tổng công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuôc nổ ANFO chịu nước và
thuốc nổ AH1 có độ an toàn cao trong các mỏ hầm lò và lộ thiên, thay cho thuốc nổ
nhũ tương nhập khẩu từ Úc. Xưởng sản xuất thuốc nổ với công suất 30 ngàn
tấn/năm được trang bị bằng công nghệ và thiết bị tiên tiến hiện đại của Mỹ và Ấn độ,
đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và làm giảm chi phí cho công tác khoan nổ
mìn ở các mỏ lộ thiên. Thêm vào đó, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư thêm các
phương tiện khai thác, phương tiện vận tải, bốc rót có trọng tải lớn từ đó tăng năng
suất bóc đất đá và năng suất khai thác than.
Năm 2001, đời sống thợ mỏ đã được nâng cao, bên cạnh việc cải thiện điều
kiện lao động, Tổng công ty đã chú trọng vào công tác an toàn và bảo hộ lao động
nên thợ mỏ đã yên tâm sản xuất, gắn bó hơn với công việc. Đặc biệt thu nhập bình
quân đầu người tăng nhanh so với năm 2000, thu nhập bình quân Tổng công ty đạt
mức 1,45 triệu đồng/ người/ tháng, trong đó thu nhập bình quân của khối sản xuất
than đạt xấp xỉ 1,6 triệu đồng/tháng.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2001, nhưng năm 2002 công
ty bước vào sản xuất trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Đặc biệt khi nhu cầu thị
trường trong nước trở nên bão hoà và tăng chậm, mặc dù chính sách “kích cầu” của
Nhà nước đã được áp dụng và thu được kết quả bước đầu. Thêm vào đó, việc Tổng
công ty tiếp nhận Tổng công ty Cơ khí Năng lượng & Mỏ (cũ) sát nhập theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ cũng gây cho TVN không ít khó khăn, đặc biệt là Tổng
công ty phải thanh toán khoản lỗ hơn 80 tỷ đồng của Tổng công ty Cơ khí Năng
lượng & Mỏ trước đây để lại, đồng thời là sức ép về vấn đề việc làm cho gần 5 ngàn
lao động của Tổng công ty Cơ khí Năng lượng & Mỏ chuyển sang.
Với mục tiêu “An toàn - Hiệu quả - Phát triển”, tập thể lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên Tổng công ty đã cố gắng, nỗ lực vượt lên khó khăn, bám sát thị trường,
mạnh dạn áp dụng rộng rãi các sáng kiến KHKT vào sản xuất nên đến hết năm 2002,

Tổng công ty đã thu được kết quả đáng mừng. Đặc biệt, Tổng công ty đã ban hành cơ
chế điều hành kế hoạch năm 2002 đã tạo điều kiện thuận lợi và tạo quyền chủ động
cho các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế diều
hành kế hoạch năm 2002 được hình thành theo nguyên tắc: Khoán chi phí sản xuất,
tiêu thụ than, khoán doanh thu và khoán lãi định mức cho các đơn vị thành viên sản
xuất than; điều hành kế hoạch thị trường nội bộ Tổng công ty, đồng thời với quy chế
quản lý cán bộ, quy chế trả lương đã tạo ra động lực mạnh mẽ giải phóng sức sản
xuất, các đơn vị thành viên chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các công ty đều tự cân đối được hoạt động
tài chính và có lãi, riêng các Tổng công ty cơ khí mới nhập về đã thoát khỏi khó khăn
đã tồn đọng từ nhiều năm. Nhìn chung kết thúc năm 2002, mọi chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh đều hoàn thành kế hoạch đề ra từ 10% đến 30%.
Về sản lượng than nguyên khai đạt 16,8 triệu tấn, bằng 110% kế hoạch và
tăng 16% so với năm 2001. Hệ số thu hồi than sạch đã được nâng cao (hệ số thu hồi
xấp xỉ 90%), sản lượng than sạch đạt 15 triệu tấn, bằng 115% kế hoạch. Và đặc biệt
công tác tiêu thụ được Tổng công ty quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thị trường tiêu
thụ đã được mở rộng, khối lượng tiêu thụ nhanh (gần 15 triệu tấn/năm, trong đó
tiêu thụ trong nước là 9,5 triệu tấn) đã tạo động lực cho sản xuất phát triển. Bóc đất
đá 63,3 triệu m
3
, đào lò được 124 ngàn m tăng 32% so với năm 2001. Riêng thu nhập
của người lao động lần đầu tiên đã vượt qua con số 1,5 triệu đồng/tháng, trong đó
thu nhập sản xuất than là 1,64 triệu đồng/người/tháng.
Sản xuất than phát triển đã thúc đẩy các hoạt động khác phát triển theo. Giá
trị sản xuất cơ khí năm 2002 đạt 252 tỷ đồng, đóng góp vào doanh thu 280 tỷ đồng,
tăng 35% so với năm 2001. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đạt 14 ngàn tấn, tăng
75% so với năm 2001. Giá trị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 207 tỷ đồng góp vào
doanh thu 418 tỷ đồng đạt 141% kế hoạch. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
cũng có những bước tiến bộ. Năm 2002 đã sản xuất và tiêu thụ được 145 ngàn tấn xi
măng và 23,8 triệu viên gạch các loại, đạt doanh thu 108 tỷ đồng, tăng 10% so với

năm 2001.
Tóm lại, qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TVN đặc
biệt là hoạt động sản xuất khai thác than giai đoạn 1998 - 2002 ta thấy mặc dù thị
trường có nhiều biến động đã tác động tiêu cực đến hoạt động của Tổng công ty, đôi
khi đã làm đông cứng, đình trệ các mặt hoạt động của Tổng công ty, nhưng với cơ
chế điều hành linh hoạt, bám sát với thị trường hoạt động sản xuất và khai thác than
của Tổng công ty đã từng bước ổn định và phát triển. Mặc dù vẫn còn nhiều mặt hạn
chế và tồn tại, nhưng trong những năm qua, đặc biệt là năm 2001 và 2002 đã đánh
dấu sự cố gắng và trưởng thành vượt bậc của Tổng công ty.
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM.
Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TVN được quy định cụ thể
trong Quyết định số 926/QĐ-HĐQT ngày 26 tháng 07 năm 2002 của HĐQT của TVN
ban hành quy chế tài chính của Tổng công ty. Quy Định này được xây dựng trên cơ sở
các văn bản pháp quy sau:
- Căn cứ Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/94 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập TVN.
- Căn cứ Nghị định số 27/CP ngày 6/5/1996 của Chính phủ về việc thành lập
TVN.
- Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối của Doanh nghiệp Nhà
nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính
phủ và các thông tư hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước về quản lý tài chính.
- Căn cứ Nghị quyết số 39/NQ-HĐQT ngày 8 tháng 07 năm 2002 của HĐQT
thông qua Qui chế tài chính trong TVN.
Theo Quy chế tài chính của TVN
ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-HĐQT, cơ chế quản lý doanh, chi phí
và lợi nhuận như sau:
2.2.1. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu
Doanh thu của Tổng công ty bao gồm: doanh thu của các đơn vị thành viên và

doanh thu hoạt động khác của Tổng công ty, sau khi đã trừ đi thành phẩm, bán thành
phẩm, dịch vụ luân chuyển trong nội bộ giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Doanh thu hoạt động khác của Tổng công ty gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm các khoản thu:

×