Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích tội cưỡng đoạt tài sản theo luật hình sự 2015 qua tình huống cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.57 KB, 9 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS 2015
BLHS
TNHS

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Bộ luật Hình sự
Trách nhiệm hình sự

1


A.MỞ ĐẦU
Hiện nay, các vụ án hình sự ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp và không hề
được giải quyết một cách đơn giản. Một số hành vi còn dùng thủ đoạn rất tinh
vi, đánh vào tâm lý những người xung quanh. Đặc biệt như hành vi đe dọa,
khiến họ hoảng sợ phải giao tài sản cho người phạm tội. Đây được gọi là thủ
đoạn hành vi cưỡng đoạt tài sản. Trong các tội phạm xâm phạm sở hữu, hành vi
cưỡng đoạt tài sản được coi là một trong những hành vi gây hậu quả hết sức
nghiêm trọng, là vấn đề gây nhức nhối với toàn xã hội, tội phạm này vừa phổ
biến, đa dạng về hình thức, đối tượng phạm tội lại vừa gây tâm lý hoang mang
trong đại đa số bộ phận dân chúng, gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự an toàn xã
hội. Để hiểu rõ hơn về hành vi cưỡng đoạt tài sản này, nhóm 4 – K5C chúng em
xin được tìm hiểu một tình huống sau, qua đó chúng ta có thể biết được về đặc
điểm nhận biết của hành vi này.

B.NỘI DUNG
I. Khái quát về tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015)
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có
năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại quyền sở hữu về tài
sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.


Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu có thể là giấy tờ có giá vơ
danh (giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi
tên người sở hữu), ví dụ: xổ số,…
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác
uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

 Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi đe dọa
sẽ dùng sức mạnh vật chất với ý thức làm cho người bị đe dọa có căn cứ để lo sợ
rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện trong tương lai nếu không để cho người
phạm tội chiếm đoạt tài sản. Vì thế nên giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực
có khoảng cách về mặt thời gian. Sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa đến mức có
thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ có khả năng khống chế
2


ý chí của họ, người bị đe dọa cịn có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn
xử sự của mình.

 Hành vi (thủ đoạn khác) uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt
tài sản: là những hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín,… bằng
bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài
sản của người phạm tội. Hành vi này có thể được biểu hiện cụ thể như sau: đe
dọa hủy hoại tài sản của người bị đe dọa; đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc
hành vi vi phạm đạo đức của người bị đe dọa; đe dọa loan những thông tin thuộc
về đời tư (mà người bị đe dọa muốn giữ kín);… nhằm chiếm đoạt tài sản.
DẤU HIỆU

NỘI DUNG

PHÁP LÝ

Khách thể

- Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp hoặc cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính

Mặt khách

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
- Đối tượng tác động: tài sản và con người.
Hành vi khách quan: hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ

quan

đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài

Mặt chủ
quan
Chủ thể

sản.
- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Khoản 1: người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
- Khoản 2, 3, 4: người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực
TNHS.

II. Giải quyết tình huống
1. Hành vi của Nguyễn Văn A và Trần Đức T phạm tội gì? Theo quy
định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
Phân tích tình huống, ta có thể thấy A và T đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản

được quy định tại Điều 170 BLHS, cụ thể như sau:
Về khách thể, A và T đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và quyền được
tơn trọng, bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của 17 hành
khách trên chuyến xe.
3


Về mặt khách quan, phân tích tình huống ta thấy A đa thỏa thuận với K sẽ
trả khách theo đúng lộ trình mà khơng thu thêm tiền của khách. Tuy nhiên sau
đó A đã bảo T thu thêm của số khách đã chuyển từ xe của anh K sang mỗi người
200.000 đồng. Khi T đi thu tiền và mọi người phản đối thì T đã đe dọa nếu
khơng nộp tiền sẽ bị đuổi khỏi xe giữa đường vắng, trời tối. Như vậy A và T đã
dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của 17 hành khách trên xe nhằm chiếm đoạt
tổng cộng 3.400.000 đồng từ những hành khách này.
Về mặt chủ quan: Lỗi của A và T là lỗi cố ý trực tiếp. A và T nhận thức rõ
được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả xảy ra
với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của hành khách.
Về chủ thể: Vì A sinh năm 1970 và T sinh năm 1995 nên cả hai đều đã trên
16 tuổi và trong trường hợp này cả A và T sẽ phạm tội được quy định trong
BLHS khi cả hai đều có năng lực TNHS.
Tóm lại, từ những căn cứ pháp lý và các dấu hiệu của tội phạm nêu trên, ta có
thể thấy hành vi của A và T cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều
170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
2. Giả sử trong số 17 hành khách có một bà cụ 69 tuổi đi cùng một cháu
nhỏ 15 tuổi thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A và T có thay
đổi khơng? Vì sao?
Đối với trường hợp này, nếu trong số 17 hành khách có một bà cụ 69 tuổi đi
cùng với một cháu nhỏ 15 tuổi thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A
và T như sau:
Theo như đã phân tích ở câu trên thì các dấu hiệu pháp lý đó cho thấy A và T

vẫn phạm tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 BLHS 2015 nhưng
khung hình phạt thì có sự thay đổi. Lúc này khung hình phạt đối với A và T sẽ
được áp dụng theo khoản 2 Điều 170 BLHS 2015. Đây là khung hình phạt tăng
nặng thứ nhất đối với tội này, có mức phạt tù tăng lên từ 03 năm đến 10 năm
được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung
tăng nặng sau:

4


“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già
yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Cụ thể trong trường hợp này A và T sẽ phải chịu TNHS tại điểm c khoản 2
Điều 170 BLHS 2015. Đây là trường hợp nạn nhân của hành vi cưỡng đoạt tài
sản là đối tượng đặc biệt và tính chất đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của
hành vi phạm tội. Căn cứ vào Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn một
số quy định của BLHS thì có thể hiểu "Người già" được xác định là người từ
70 tuổi trở lên. Nhưng ở đây cụ già mới 69 tuổi nên khơng thể áp dụng tình tiết
tăng nặng “phạm tội đối với người già yếu” cho A và T. Tuy nhiên, cháu nhỏ
mới chỉ 15 tuổi nên A và T sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội đối với
người dưới 16 tuổi”.
3. Giả sử tại thời điểm thực hiện hành vi, T mới 15 tuổi 11 tháng 3 ngày
thì A và T có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình khơng? Vì

sao?
Căn cứ theo khung hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS
2015 và điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm thì
tội cưỡng đoạt tài sản của A và T là loại tội phạm nghiêm trọng.
Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,
150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286,
287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Như vậy, do T đáp ứng đủ
điều kiện nằm trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, tuy nhiên T phạm tội
5


nghiêm trọng (không phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) nên T
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Về phía A, do đã trên
16 tuổi và trong trường hợp A có năng lực TNHS thì sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình với tình tiết tăng nặng “xúi giục người dưới 18 tuổi
phạm tội” được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.
II. Liên hệ thực tiễn
1. Thực trạng
Hiện nay, vấn nạn vòi tiền khách đi xe của các tài xế cũng như phụ xe diễn ra
ngày một nhiều và không ngừng tăng lên. Việc hăm dọa khách, bắt khách phải
đưa thêm tiền nếu không sẽ thả ở giữa đường không chỉ xảy ra ở xe đường dài
như tình huống của nhóm mà cịn xảy ra ngay cả taxi, taxi dù, xe ôm, xe ôm
công nghệ. Tình huống của nhóm khơng phải là khơng có thật trên thực tế. Vào
khoảng 12h ngày 27/4/2019, hành khách lên xe ơ tơ BKS 29B.196.99 đi xe từ
Mỹ Đình - Yên Bái. Sau khi lên xe, nhà xe thu 250 nghìn đồng/người (cao gấp
đơi ngày thường). Tuy nhiên, đến km 58 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (khi còn nửa
chặng đường nữa mới tới Yên Bái), nhà xe vứt đồ đạc, hành lý và bảo mọi người
xuống xe. Được biết chiếc xe trên không hoạt động trong bến xe của đơn vị

quản lý, không được đăng ký hợp pháp để vận chuyển hành khách trên tuyến
đường trên. Đồng thời, lái xe, phụ xe cịn đưa ra những thơng tin gian dối về lộ
trình, khơng đưa hành khách đến đúng địa điểm đã thỏa thuận. Có thể thấy đây
là hành vi đã lên kế hoạch từ trước nhằm chiếm đoạt tiền của khách đi xe. Hay
như những vụ việc vô cùng nhức nhối, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của khách
du lịch nước ngồi, đó là taxi nội địa. Bằng hình thức cố tình đi dài đường ra
hoặc thấy của rơi (hoặc tiền) trên xe cố tình khơng báo cho khách, tài xế taxi đã
chiếm đoạt được khoản tiền lớn từ những khách du lịch nước ngồi. Họ khơng
thấy được rằng việc làm cá nhân của họ gây ảnh hưởng lớn đến bộ mặt mến
khách của người Việt Nam cũng như đang vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam.
2. Một số giải pháp
Việc nảy sinh tính tham lam, vòi vĩnh của các tài xế, phụ xe diễn ra vơ cùng
thường xun và phổ biến. Thật khó để có thể phân biệt được đâu là tài xế tốt và
6


đâu là tài xế có ý đồ xấu xa. Chính vì vậy, một số giải pháp được đặt ra nhằm
hạn chế khách đi đường trở thành nạn nhân của các vụ chiếm đoạt tài sản này:
- Chọn nhà xe uy tín, có thương hiệu. Việc di chuyển nhanh là điều mà ai
cũng muốn, xong khơng thể vì lời dụ dỗ lơi kéo của nhà xe mà chúng ta có thể
chọn sai những nhà xe khơng có tên tuổi, thường hiệu được. Chính vì vậy chúng
ta cần phải chọn những nhà xe uy tín, thơng dụng đảm bảo an tồn tính mạng
của mình cũng như tài sản mang theo. Lái xe, phụ xe lợi dụng điều đó để chiếm
đoạt tài sản của hành khách là điều rất đáng lên án. Người dân cần đặc biệt cảnh
giác với những xe “dù”.
- Báo cho công an địa phương nơi gần nhất biết để tìm cách nhanh chóng vụ
việc khi thấy có dấu hiệu của việc vòi vĩnh, đòi thêm tiền hay đuổi khách giữa
đường. Việc tố cáo không chỉ giúp bản thân hành khách trên xe mà cịn giúp các
cá nhân khác khơng trở thành mục tiêu của hãng xe đó sau này.
- Nâng cao ý thức, rèn luyện đức tính, đạo đức lái xe. Việc đào tạo, nâng cao

tính kỷ luật là điều quan trọng nhất để giúp giảm thiểu trực tiếp các vụ việc nảy
sinh lòng tham, cố gắng kiếm trác thêm chút tiền mà cuối cùng người lái xe (và
phụ xe) trở thành đối tượng vi phạm của luật Hình sự. Khi chúng ta ngăn chặn từ
đầu thì sẽ khơng có những sự việc đáng tiếc xảy ra sau này. Đây là một biện
pháp cần được đặt lên hàng đầu.
Trên đây là một số giải pháp của nhóm đề ra nhằm giảm thiểu những vụ việc
như tình huống của nhóm. Tuy đó khơng phải là biện pháp tuyệt đối tuy nhiên
nó cũng giúp phần nào hành khách trong nước cũng như khách du lịch có thể an
tồn trên chuyến đi của mình.

C.KẾT LUẬN
Qua tình huống trên, chúng ta có thể thấy rằng cưỡng đoạt tài sản là hành vi
hết sức nguy hiểm. Đối tượng sẽ tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc
người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Loại
tội phạm này không chỉ tăng về số lượng mà cả diễn biến phức tạp về đối tượng
phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt
hơn, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn. Tình trạng đó đã và
7


đang gây ra khơng ít những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như
trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và phòng chống tội phạm.
Hơn nữa, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội cưỡng đoạt tài sản
còn chưa minh bạch, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, nhất là thiếu quy
phạm định nghĩa và một số quy định liên quan đến các yếu tố định tội và định
khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí khơng thống
nhất trong nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội
danh đối với tội phạm này. Do vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của
BLHS về tội cưỡng đoạt tài sản, cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu

quả áp dụng các quy định về tội phạm này vẫn là vấn đề bổ ích và cần thiết trên
cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự
đóng góp của thầy cơ và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

8


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016;
 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Hình sự;
 />fbclid=IwAR1EjMZUtT4mfRb7aYgNRe5YZzImFTjgnesYQ_M7SiXwURMd39XoEguWDs.

9



×