Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Kinh tế lao động - Phần 7 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.39 KB, 17 trang )

Sự phân biệt đối xử
Giáo sư: Bryan Caplan
George Mason University
I. Sự khác biệt về tiền lương trái với sự phân biệt đối xử về tiền lương
A. Thu nhập giữa mọi người không giống nhau, và giữa các nhóm cũng vậy. Nói
chung có sự khác biệt lớn về tiền lương.
B. Theo NLSY (dữ liệu năm 1992): Trung bình thu nhập lao động hàng năm là
17100 đôla. So với đàn ông da trắng, trung bình các thành viên của các nhóm khác
kiếm được bao nhiều?
Nhóm Khoảng cách thu nhập lao động
Da đen - $ 6200
Nhóm khác không phải da trắng - $ 3700
Phụ nữ - $ 12000
C. Không ai tranh luận vì sao có sự khác biệt lớn về tiền lương. Thay vào đó, các
tranh cãi xung quanh vấn đề
tại sao. Liệu có thể giải thích một phần hay toàn bộ
những khoảng cách này dựa trên thực tế rằng các nhóm khác nhau về đặc tính
chung dẫn tới khác biệt về năng suất cận biên?
D. Hai loại đặc tính: một loại chúng ta có thể đo lường (hay "quan sát") giống như
giáo dục và chỉ số IQ, và một loại chúng ta không thể đo lường được, giống như
vấn đề văn hoá và sự sáng tạo. Liệu sự khác biệt về tiền lương có thể giải thích
bằng sự khác biệt trong việc tính các đặc tính?
1. Nếu vậy, thậm chí chúng ta không cần lo nghĩ đến những đặc tính không thể
quan sát được.
E. Bắt đầu bằng một vấn đề dễ dàng. Điều gì xảy ra nếu chúng ta kiểm soát được
tình trạng hôn nhân và số lượng trẻ em? Vì làm nghề trông trẻ rất nhiều phụ nữ sẽ
không có thu nhập lao động bởi họ không phải làm việc và/hoặc không làm việc
nhiều.
F. Nếu chúng ta so sánh giữa những người không bao giờ kết hôn, với nam thiếu
niên và phụ nữ thì sao? Khoảng cách 12000 đôla giảm xuống chỉ còn 1100 đôla.
Nó thậm chí không phải là "đáng kể về thống kê" như các nhà thống kê kinh tế


thường gọi.
G. Bây giờ chuyển sang vấn đề khó hơn. Liệu có cách nào tính những khác biệt về
thu nhập giữa các chủng tộc? Bắt đầu bằng việc chỉ kiểm soát giáo dục và kinh
nghiệm. Khi đó điều gì sẽ xảy ra?
H. Khoảng cách của "nhóm khác không phải da trắng" về cơ bản biến mất, nhưng
khoảng cách da đen - da trắng chỉ co lại một phần nhỏ.
Nhóm Khoảng cách thu nhập lao động
Da đen - $ 5300
Nhóm khác không phải da trắng + $ 700
I. Điều gì xảy ra nếu tiếp theo những lập luận trên chúng ta kiểm soát được cách
đo lường trí thông minh? (NLSY đưa ra những kiểm tra trí thông minh đặc biệt
với những người tham gia điều tra).
J. Những người khác không phải da trắng thực sự kiếm nhiều hơn những người
được xác định là da trắng, khoảng cách da đen - da trắng thực sự lại rất lớn.
Nhóm Khoảng cách thu nhập lao động
Da đen - $ 2300
Nhóm khác không phải da trắng + $ 1100
K. Nhiều học giả nghiên cứu sự nghèo khổ của người da đen đổ lỗi cho những
khác biệt này là do cấu trúc gia đình. Nói chung, người da đen ít có xu hướng kết
hôn và duy trì tình trạng hôn nhân; tuy nhiên người da đen nói chung lại có nhiều
con. Điều gì xảy ra nếu chúng ta thêm vào những biện pháp kiểm soát những khác
biệt về gia đình?
L. Khoảng cách da đen - da trắng vẫn tiếp thu hẹp lại hơn nữa, trở nên không có ý
nghĩa về thống kê. Những nhóm khác không phải da trắng có vẻ trở nên giàu có
hơn trước.
Nhóm Khoảng cách thu nhập lao động
Da đen - $ 900
Nhóm khác không phải da trắng + $1700
M. Có sự khác biệt lớn về thu nhập lao động, và chúng đáp ứng những kiểu dân số
mà theo đó các nhóm bị thị trường đối xử một cách "không công bằng".

N. Nhưng sẽ là sai khi chúng ta hàm ý phân biệt đối xử là khác biệt. Trước tiên
bạn phải kiểm soát những khác biệt thực sự giữa khác nhóm.
O. Một khi bạn làm như vậy, có rất ít bằng chứng về sự phân biệt đối xử. ( Và một
số bị mổ xẻ theo cách sai lầm). Thu nhập lao động khác giữa các nhóm bởi vì - nói
chung - các nhóm khác biệt về giáo dục, trí tuệ, vai trò của gia đình…
II. Những khác biệt về đền bù và sự phân biệt đối xử rõ ràng
A. Liệu có tồn tại thực sự một số sự khác biệt giữa các đặc tính quan sát được? Để
bộc lộ hoàn toàn, thêm vào kiểm soát vấn đề giáo dục, kinh nghiệm và chỉ số IQ
thực sự tăng khoảng cách thu nhập giữa đàn ông - phụ nữ lên 2000 đôla. (Mặc dầu
vậy con số này vẫn chưa phải con số thống kê đáng kể).
B. Liệu ngay lập tức chúng ta sẽ hàm ý đó là sự phân biệt? Có sự giải thích khác
là: Khác biệt giữa trao đổi niềm vui/tiền.
C. Một ví dụ đặc biệt cụ thể: Phụ nữ có vẻ thích hơn đàn ông rất nhiều trong
những công việc liên quan đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẽ em. Dạy dỗ và
nuôi dưỡng là những ví dụ cổ điển.
1. Ngược lại, nói chung đàn ông có vẻ tập trung hơn vào việc kiếm tiền.
D. Nếu những khẳng định trên là đúng khi đó không cần đề cập tới sự phân biệt
đối xử, phụ nữ sẽ kiếm được ít tiền hơn. Tai sao vậy? Bởi vì nhiều người trong số
họ trao đổi giữa tiền và sự hài lòng.
E. Nói chung, nếu trung bình một số nhóm tập trung nhiều hơn vào tiền nong
chúng ta sẽ thấy có khoảng cách về tiền lương. Nếu chúng ta có cách thức tính tốt
về việc "tập trung vào tiền" chúng ta có thể thống kê được chúng.
III, Phân biệt đối xử như là sự ưa thích
A. Chúng ta đã thấy những trường hợp kinh nghiệm về phân biệt đối xử là không
rõ ràng.
B. Rất thú vị rằng nhiều nhà kinh tế nghi ngờ - trên cơ sở lý thuyết - rằng sự phân
biệt đối xử có tác động từ lâu trước khi những dữ liệu xuất hiện.
C. Tại sao vậy? Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc định nghĩa "sự phân biệt đối xử"
một cách chính xác hơn. Về khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nghĩ hoàn toàn
không thích hoặc ghét những người

có tính phân biệt đối xử, một sự sẵn sàng trả
tiền nhằm tránh những người họ không thích.
D. Chẳng hạn, giả định một ông chủ người Séc ghét những người Croatia. Nhưng
ông ta sẽ sẵn sàng trả cho điều này bao nhiêu tiền? Liệu ông ta sẽ từ bỏ 1000000
đôla nhằm tránh thuê một người Croatia? Có thể là không. Có một số lượng tiền
đủ để người Séc thuê người Croatia thay vì sự cam ghét họ của ông ta.
E. Tương tự, một người lao động Ixrael sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu lương để làm
việc tại một nhà máy không có người Palestine?
F. Hoặc liệu một người tiêu dùng Rumani trả thêm bao nhiêu để mua hàng tại một
cửa hàng của người Rumani thay vào mua hàng tại cửa hàng của người Thổ Nhĩ
Kỳ?
IV, Phân biệt đối xử của ngưởi chủ lao động
A. Một khi chúng ta hiểu khái niệm về "tính phân biệt đối xử" chúng ta có thể sử
dụng nó để phân tích một số trường hợp. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc người
chủ phân biệt đối xử với người lao động.
B. Giả định rằng
1. Hầu hết người chủ lao động đều có tính phân biệt đối xử với người châu Á.
Họ sẵn sàng trả để thoả mãn sở thích này từ 2 đôla cho một công nhân
trong một giờ tới 0 đôla cho một công nhân trong một giờ, với trung bình 1
đôla cho một công nhân trong một giờ.
2. Không ai khác có tính phân biệt đối xử.
3. Những công nhân châu Á và không phải châu Á có năng suất như nhau.
4. Thị trường lao động có tính cạnh tranh và không có luật cấm phân biệt đối
xử.
C. Điều gì sẽ xảy ra? Trước tiên, nhu cầu lao động với người châu Á sẽ thấp hơn
và họ kiếm được ít tiền lương hơn.
D. Ai thuê họ? Những ông chủ ít phân biệt đối xử hơn! Nếu khoảng cách tiền
lương là 1 đôla khi đó những ông chủ lao động, những người tính giá trị sự phân
biệt đối xử ít hơn 1 đôla sẽ chỉ thuê những người châu Á.
E. Càng nhiều sự phân biệt chủng tộc có nghĩa càng ít lợi nhuận hơn. Những ông

chủ có tính ít phân biệt chủng tộc thuê những lao động châu Á rẻ hơn, trong khi
những ông chủ phân biệt chủng tộc mất nhiều tiền hơn thuê những người lao động
không phải người châu Á.
F. Vì vậy, trong thời gian dài, hầu hết những ông chủ chịu đựng sự phân biệt
chủng tộc sẽ ngày càng chiếm phần lớn hơn trên thị trường và những ông chủ phân
biệt chủng tộc dần dần bị hất cẳng khỏi công việc kinh doanh.
G. Sự dịch chuyển về phân bổ giữa các ông chủ có tính phân biệt đối xử theo
chiều hướng chịu đựng - tăng cầu về lao động châu Á và giảm cầu về lao động
không phải châu Á. Vì vậy khoảng cách tiền lương giảm xuống.
H. Chừng nào còn đủ những ông chủ chỉ tính đến tiền không tính đến vấn đề
chủng tộc, chừng đó tác động duy nhất là những ông chủ phân biệt chủng tộc bị
hất cẳng khỏi thị trường và những người lao động có cùng năng suất có tiền lương
như nhau.
I. Thậm chí nếu hầu hết mọi người đều phân biệt chủng tộc, áp lực lựa chọn
nghiêng về phía những ông chủ không phân biệt chủng tộc. Những người kinh
doanh đang cạnh tranh để kiếm tiền; bất kì mục đích nào khác ngoài việc kiếm tiền
- dù tốt hay xấu - kéo họ thụt lùi.
J. Nói cách khác, một cách tham lam hơn, những ông chủ ít phân biệt chủng tộc
hơn có xu hướng đẩy những ông chủ có tính phân biệt chủng tộc hơn và ít tham
lam hơn ra khỏi thị trường.
K. Hệ luỵ 1: Quy định chính phủ là cần thiết để duy trì sự phân biệt đối xử bằng
tìm kiếm lợi nhuận của các ông chủ.
L. Hệ luỵ 2: Sự phân biệt đối xử có vẻ càng dễ biến mất trong lĩnh vực phi lợi
nhuận.
V, Sự phân biệt đối xử của những người lao động
A. Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề phân biệt đối xử giữa những người lao động
với nhau.
B. Giả định:
1. Tất cả những công nhân không phải châu Á đều phân biệt đối xử với người
châu Á

2. Không ai khác - bao gồm cả các ông chủ - có tính phân biệt đối xử.
3. Người châu Á và người không phải châu Á có mức năng suất lao động bằng
nhau.
4. Thị trường lao động có tính cạnh tranh và không có luật cấm phân biệt đối xử.
C. Những ông chủ lao động để người không phải châu Á làm việc với người châu
Á sẽ phải trả một khoản tiền đền bù chênh lệch. Điều này làm giảm cầu về lao
động châu Á.
D. Giải pháp đơn giản: phân chia nơi làm việc. Nếu những người công nhân không
phải là người châu Á không thích người châu Á, những người chủ lao động có thể
tiết kiệm tiền bằng cánh thành lập các nhà máy toàn người châu Á.
E. Với giả định này, điều này sẽ dẫn tới sự phân chia toàn bộ và tiền lương bằng
nhau cho cả hai loại công nhân. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không biến mất
nhưng nó không có ảnh hưởng nào với tiền lương.
VI, Phân biệt đối xử do người tiêu dùng
A. Trường hợp cuối cùng này - giả định rằng người tiêu dùng không thích người
châu Á. Khi đó điều gì sẽ xảy ra?
B. Giải pháp tối đa hoá lợi nhuận: chuyển hết những lao động châu Á ra khỏi con
mắt của công chúng - về bản chất, là một hình thức khác của sự phân chia.
C. Điều này có nghĩa là nhu cầu với lao động châu Á ít hơn, và lương người châu
Á sẽ thấp hơn, tuy nhiên ảnh hưởng có thể chỉ nhỏ thôi. Mọi người hiếm khi biết
gì về 95% số người lao động sản xuất ra những hàng hoá tạp phẩm.
D. Tuy nhiên, các thị trường không thể loại trừ phân biệt đối xử của người tiêu
dùng như là phân biệt đối xử khác.
E. Nhưng điều này phổ biến đến mức nào? Ngày nay, người tiêu dùng có xu
hướng tẩy chay những nhà máy có sự phân biệt chủng tộc hơn là những nhà máy
chấp nhận nó. (Chú ý hơn rằng, luật chống phân biệt chủng tộc mang lại rất ít sự
bảo hộ chống lại người tiêu dùng phân biệt đối xử với các công nhân)
VII, Sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp và quy mô kinh tế
A. Những tác động của việc người lao động phân biệt đối xử với người lao động
trở nên nghiêm trọng hơn trong nhiều ngành với quy mô về kinh tế lớn.

B. Tại sao vậy? Nếu quy mô kinh tế nhỏ hơn, khi đó bất kì nhóm công nhân không
được ưa thích nào có thể có một "nhà máy của riêng họ" để tránh sự thù địch của
những công nhân đồng nghiệp.
C. Khi quy mô kinh tế tăng lên, điều này trở nên ít khả thi hơn. Bạn không thể có
một nhà máy tự động toàn người Albani ở Mỹ.
D. Tương tự, nếu số người của một nhóm không được ưa thích trong một ngành ít
đi. điều này sẽ làm cho họ khó có một "nhà máy của riêng mình"
E. Điều này có thể nhận thức là một tình trạng tự tăng cấp. Những nhà máy tự
động sẽ không thuê người da đen; không đủ những công nhân da đen làm nghề tự
động để thành lập nhà máy của riêng họ và khi đó những nhà máy tự động sẽ
không thuê những công nhân da đen, những người da đen sẽ không học để trở
thành những công nhân làm trong các nhà máy tự động.
F. Mặc dù vậy, trong thực tế, mọi người làm việc thông qua những kẽ hở trong hệ
thống. Một số công nhân trong các nhà máy ít phân biệt chủng tộc hơn những
người khác. Các công nhân thiểu số (bị phân biệt chủng tộc), những người muốn
bước vào một nghề nghiệp phi truyền thống sẽ tìm ra những xí nghiệp này và bắt
đầu nghề nghiệp của mình ở đó. Một khi bạn tiến tới một "đám đông phân biệt
chủng tộc đáng bị phê phán" của những công nhân trong một nghề nghiệp, giải
pháp những nhà máy tách biệt trở nên có thể thực hiện được.
G. Trong một số trường hợp khác, những nghề nghiệp bắt đầu như những sở thích,
không trực tiếp tạo ra "đám đông phân biệt chủng tộc" cần thiết. Những người
thiểu số trong các trò thể thao và giải trí là những ví dụ điển hình. (Không phải
ngẫu nhiên khẳng định rằng người tiêu dùng không quan tâm lắm đến chủng tộc).
VIII, Sự ấn tượng và thông tin kinh tế
A. Thu thập nhiều thông tin hơn cần đến thời gian và thời gian là thu nhập đã định
trước. Vì vậy, mọi người không tránh khỏi - và một cách hợp lý - từ bỏ việc thu
thập thông tin một khi họ nghĩ rằng sự hiểu biết của họ là "hoàn toàn
đủ"
B. Tất nhiên, "sai lầm sẽ sinh ra". Mọi người đang lựa chọn giữa hai kẻ thù - đánh
giá sai lầm và mất thời gian.

C. Đó là bản chất của sự rập khuôn: Khái quát hoá là một cách thức hữu hiệu
nhưng có thể sai lầm dựa trên những thông tin hạn chế.
D. Mọi người sử dụng những ấn tượng trong mọi thời gian. Bạn có thể tự hỏi liệu
tôi có thể là một giáo sư của lớp trong những ngày đầu. Tại sao vậy? Bởi vì tôi
không phù hợp với ấn tượng tuổi tác của một giáo sư. Liệu bạn có hợp lý khi sử
dụng ấn tượng này? Khó nói. Hầu hết các giáo sư đều già hơn - tôi vẫn là một sinh
viên trẻ trong một khoa tại Mason.
E. Cuộc đời bạn sẽ thế nào nếu bạn không sử dụng những ấn tượng này? Bạn sử
dụng những ấn tượng theo kiểu giao thông để chọn đường đi học. Bạn sử dụng
những ấn tượng về bảo vệ tại các khu trường để quyết định đỗ xe bất hợp pháp ở
đâu. Bạn sử dụng các ấn tượng về các đôi trai gái để dự đoán khi nào hai người lấy
nhau.
F. Nhiều người nghĩ rằng các ấn tượng là dễ dàng sai. Nhưng đó là một vấn đề
kinh nghiệm. Đó là một chủ đề rất lớn, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy hầu
hết các ấn tượng đều đúng nói chung trong hầu hết mọi thời gian.
G. Thêm nữa, mọi người không thích các ấn tượng nhưng vẫn sử dụng chúng.
"Cảnh sát là những kẻ tin mù quáng" là một ấn tượng. "Người da trắng kiếm được
nhiều tiền hơn người da đen" là một ấn tượng. Cả hai ấn tượng này nói chung là
đúng nhưng dẫu sao chúng vẫn chỉ là ấn tượng.
H. Không chắc ư? Hãy kiểm tra những ấn tượng của bạn về các thống kê có mục
đích.
I. Lầm tưởng cơ bản về ấn tượng: nhầm lẫn giữa tính trung bình và phổ biến. Liệu
ai đó thực sự lầm lẫn như vậy?
IX, Phân biệt thống kê
A. Giả sử rằng, những ông chủ lao động dựa vào một ấn tượng để đưa ra những
quyết định về nhân công, và ấn tượng như vậy nói chung là đúng.
B. Liệu đây là "sự phân biệt đối xử"? Về ý nghĩa là có - bạn đang bị đánh giá về
nhóm của bạn, không phải bản thân bạn. Nhưng theo một ý nghĩa khác là không -
sự khác biệt giữa các nhóm là thực tế, và mọi người không thích nhóm của bạn là
có thể. Các nhà kinh tế học gọi điều này là

sự phân biệt thống kê.
C. Một ví dụ rõ ràng: phí bảo hiểm tự động và phí bảo hiểm theo giới
D. Ví dụ khác: những người lái tắc xi sẽ tăng tốc khi đã muộn vào ban đêm.
E. Không giống như sự phân biệt đối xử dựa trên sở thích, sự phân biệt đối xử
thống kê có thể tồn tại và phát triển trong các thị trường.Nếu sự khác biệt giữa các
nhóm là thực tế, tốn tiền để đánh giá trong từng trường hợp, khi đó những ai
không phân biệt đối xử sẽ mất tiền.
F. Điểm quan trọng: sự phân biệt đối xử thống kê không làm giảm thu nhập
trung
bình
theo nhóm. Nó chỉ thu hẹp sự phân bổ. Những ai có đặc điểm vượt khỏi ấn
tượng về nhóm của họ có mức lương thấp hơn, những ai có đặc điểm dưới tầm
nhóm của họ sẽ có mức lương cao hơn.
G. Một khi họ hiểu được ý nghĩ về sự phân biệt đối xử thống kê, nhiều người sẽ
trở nên quan tâm về "những tiên đoán tự hoàn thiện"
1. Ví dụ: Mọi người nghĩ nam thiếu niên có xu hướng tội phạm (và thực tế là vậy),
điều này gây tức giận với nam thiếu niên, dẫn tới họ sẽ phạm tội nhiều hơn.
2. Ví dụ: Mọi người nghĩ đàn ông không tốt với trẻ em. Vì vậy, không ai để đàn
ông làm việc với trẻ em, và kết quả là những kĩ năng của họ không được phát
triển.
H. Điều này là có thể, nhưng khó mà chỉ là khả năng. Có thể những thành viên của
một nhóm bị bêu xấu sẽ nỗ lực hơn để tách họ khỏi nhóm của mình nói chung.
I. Nghiên cứu tâm lý thú vị tồn tại cùng những ranh giới: Khi những cá nhân rõ
ràng vi phạm các ấn tượng, mọi người phản ứng
quá mức. Điều này có nghĩa là
mức cận biên tiền lương tính theo khả năng được minh chứng sẽ thực sự lớn hơn
nếu mọi người cho rằng bạn ít có khả năng thuộc nhóm của mình hơn.
X, Tác động của luật chống phân biệt đối xử
A. Giả sử, một lần nữa sự phân biệt đối xử hoàn toàn là sở thích. Luật chống phân
biệt đối xử sẽ đạt tới mục đích gì?

B. Nếu họ đúng khi định ra sự phân biệt đối xử, dù chỉ rất ít. Thị trường đã trừng
phạt nghiêm khắc những ông chủ trả nhiều tiền hơn mức cần thiết cho công nhân.
1. Tuy nhiên họ có thể làm tăng thêm sự phân biệt đối xử giữa các công nhân với
nhau bằng cách không cho việc chia tách.
C. Tuy nhiên, nếu luật chống "phân biệt đối xử" làm mờ đi ranh giới giữa "sự khác
biệt" và "sự phân biệt đối xử", tác động sẽ nghiêm trọng. Khi đó luật này có hiệu
lực sẽ yêu cầu các ông chủ trả cùng mức lương cho những công nhân có các mức
khả năng khác nhau; những ông chủ sẽ đáp lại bằng cách chọn nhóm có năng suất
cao hơn, làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn với nhóm có năng suất thấp
hơn.
D. Nói cách khác, luật chống phân biệt đối xử hoạt động như một sự kiểm soát giá
cả, yêu cầu sự bình đẳng tiền lương giữa hai thị trường lao động nơi làm biến mất
những mức khác biệt về tiền lương.
E. Ở khía cạnh nào đó, mặc dù luật chống phân biệt đối xử có thể được xem như
sự hạn chế số lượng (thuê x công nhân của nhóm y). Về ngắn hạn, tác động của
điều này lên nhóm y có thể là tích cực; nhưng về lâu dài các ông chủ sẽ tìm ra
cách tránh sự cấm đoán này.
1. Ví dụ: phân bố lại vị trí xí nghiệp tới các nước có sự bảo hộ dân số ít hơn.
F. Đối với sự phân biệt đối xử theo thống kê, luật cấm phân biệt đối xử có cùng
tác động tiêu cực. Các nhóm nói chung thực sự khác nhau nhưng luật lại quy định
các ông chủ lao động phải đối xử với họ giống nhau. Các nhà máy khi đó tìm mọi
cách để tránh phải trả tiền nhiều hơn giá trị của công nhân.
G. Ví dụ: Liệu thị trường không quản lý sẽ làm giảm bao nhiêu những lái xe tắc xi
tăng tốc khi đã muộn vào ban đêm tại những khu vực nguy hiểm.
H. Tương tự, có thể những thành viên của nhóm lao động có năng suất thấp - trong
thị trường không quản lý - đồng ý làm việc vì tự do trên cơ sở tạm thời để chứng
tỏ bản thân. Điều này có thể sẽ bất hợp pháp theo luật hiện hành.
XI, Luật cấm phân biệt đối xử trong thực tế
A. Theo luật cấm phân biệt đối xử, những cá nhân bị thiệt hại có thể kiện những
ông chủ có hành vi phân biệt đối xử với họ.

B. Những ông chủ có thể tự bảo vệ mình bằng cách chỉ cho thấy công nhân được
đánh giá trên cơ sở hiệu suất cá nhân.
C. Tuy nhiên, sự bảo vệ này luôn hoạt động lập lờ nước đôi giữa sự khác biệt và
sự phân biệt đối xử.
D. Một cách lôi cuốn, hầu hết những bằng chứng phân biệt đối xử xuất phát từ các
công nhân, những người cho rằng các ông chủ hiện nay của họ đã đối xử sai với
họ
, không phải từ các công nhân những người cho rẳng họ không được thuê tại
nơi xin việc đầu tiên.
1. Sự mỉa mai là một ông chủ thực sự phân biệt chủng tộc, hoặc đơn giản chỉ
muốn tránh sự đau đầu luật pháp có thể ít có khả năng bị kiện hơn những ai tạo
cho các cá nhân lao động một cơ hội.
E. Nếu các ông chủ thực hiện sự phân biệt đối xử thống kê, tại sao họ sa thải một
công nhân sau khi đã thuê anh ta? Nếu chỉ vì anh ta thấp hơn tiêu chuẩn trong
nhóm của mình!
F. Luật cấm phân biệt đối xử loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kiểm tra chỉ số IQ,
cho dù thậm chí những kiểm tra này có thể dự đoán tốt nhất hiệu suất công việc
cho trước.
G. Một cách thú vị, những người phát triển các bài kiểm tra chỉ số IQ trước đó
thường xem chúng như một cách đánh giá con người trên giá trị của các cá nhân.
Tuy nhiên hiện nay họ đã từ bỏ thói quen này.
H. Câu hỏi: Nếu bạn thực sự muốn chấm dứt sự phân biệt đối xử, điều cấm gì sẽ
có ý nghĩa: các bài kiểm tra chỉ số IQ và những cuộc phỏng vấn trực tiếp?
XII, Tại sao tiêu chuẩn lịch sử về sự phân biệt đối xử là sai
A. Tiêu chuẩn lịch sử: Đàn ông da trắng tuỳ tiện phân biệt đối xử với một số người
khác không hoàn toàn vì ác ý. Khi đó những nhà hoạt động "nêu lên nhận thức" và
luật cấm phân biệt đối xử được thông qua để mở ra cơ hội cho những người khác
hơn là cho người da trắng. Trong khi một di sản thực sự của chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc và phân biệt giới tính vẫn tồn tại, những luật này đã tạo ra sự tiến bộ mà
những nhóm không có lợi thế được hưởng từ năm 1965.

B. Tại sao điều này lại sai lầm:
1. Thậm chí nếu những mức độ trung bình của sự ác ý là lớn, những ông chủ thuộc
những người ít phân biệt chủng tộc nhất so với những người xung quanh. Họ được
lựa chọn để tính tới lợi nhuận, không phải mầu da.
2. Đàn ông da trắng kiếm được nhiều tiền hơn mức trung bình, nhưng hầu hết hoặc
toàn bộ sự khác biệt này làm mất đi sự kiểm soát về các đặc tính cá nhân.
3. Người da đen và những nhóm khác đang được hưởng sự tiến bộ kinh tế phát
triển rất lâu trước khi bất kì một đạo luật về quyền công dân nào được thông qua.
Những người châu Á thực sự có mức lương bằng hoặc vượt quá người da trắng -
thậm chí cả người Mỹ gốc Nhật, những người đã mất hầu hết của cải trong sự bại
trận chiến tranh thế giới thứ hai.
4. Những nhóm có thu nhập thấp hơn được hưởng sự tiến bộ trước khi các luật về
quyền công dân phần lớn là vì những đặc tính chung của họ đang thay đổi. Những
người da đen đang được học hành nhiều hơn và có kĩ năng hơn, những người nhập
cư có ngoại ngữ lưu loát hơn, phụ nữ đang thay đổi kế hoạch gia đình của
mình, v v
5. Hầu hết những sự tiến bộ mà đàn ông không phải da trắng được hưởng là không
tránh được. Trên mạng, quyền công dân có thể cản trở sự tiến bộ bằng cách làm
những ông chủ lưỡng lự thuê những người có khả năng thưa kiện họ. Có thể có
một số ảnh hưởng nhỏ; nhưng như trong những trường hợp khác, có thể có những
tác động tiêu cực về lâu dài cũng như những tác động tích cực về ngắn hạn.

×