Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.26 KB, 61 trang )

Trờng đại học vinh
khoa kinh tế
=== ===

Nguyễn Thị Thúy Nga

báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực
tại Ban quản lý dự án 4

ngành: quản trị kinh doanh

Vinh - 2011
= =


Trờng đại học vinh
khoa kinh tế
=== ===

báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực
tại Ban quản lý dự án 4

ngành: quản trị kinh doanh

GV hớng dẫn

:Th.S trần VĂN Hào



Nguyễn Thị
Thúy Nga

SV thực hiện

:

Lớp

:

48B2 - QTKD

Vinh - 2011


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

=  =

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

3

Lớp 48B2 - QTKD



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU....................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...............................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................9
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................9
5. Bố cục của chuyên đề.......................................................9
Phần 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4. .10
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................10
1.2. Thuận lợi và khó khăn của Ban....................................11
1.2.1. Về thuận lợi............................................................11
1.2.2. Về khó khăn...........................................................11
1.3. Bộ máy tổ chức của Ban..............................................12
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban............................12
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Ban
.........................................................................................13
1.4. Đặc điểm về thị trường................................................21
1.5. Đặc điểm về tài chính..................................................22
1.6. Đặc điểm về nhân sự...................................................22
1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ban trong giai đoạn
2005 – 2010........................................................................26
Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN 4........................................................................................27
2.1. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ban
quản lý dự án 4...................................................................27
2.1.1. Hoạt động phân tích cơng việc và hoạch định nhu

cầu nhân lực.....................................................................27
2.1.2. Hoạt động tuyển dụng...........................................31
2.1.3. Đánh giá thực hiện công việc................................33
2.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...................34
2.1.5. Thù lao lao động....................................................35
2.1.6. Quan hệ lao động...................................................38
2.2. Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ban
quản lý dự án 4...................................................................39
2.2.1. Những kết quả đạt được........................................39
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại......................................43
2.2.3. Nguyên nhân..........................................................46
2.3. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị nguồn
nhân lực tại Ban quản lý dự án 4........................................47


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.....................................47
2.3.2. Về hoạt động phân tích công việc.........................47
2.3.3. Về tuyển dụng.......................................................49
2.3.4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..............50
2.3.5. Về đánh giá thành tích cơng việc của nhân viên...54
2.3.6. Về thù lao lao động................................................54
2.3.7. Về môi trường lao động.........................................56
KẾT LUẬN................................................................................58

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga


5

Lớp 48B2 - QTKD


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban............................13
Bảng 1.1 : Cơ cấu vốn của Ban quản lý dự án 4....................22
Bảng 1.2: Bố trí lao động ở các phịng ban............................23
Bảng 1.3: Năng lực chuyên môn của nhân lực trong công ty 24
Bảng 1.4: Trình độ chun mơn..............................................24
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo giới tính...............................25
Bảng 1.6: Độ tuổi lao động trong cơng ty..............................25
Bảng 1.7: Tình hình thu chi các dự án....................................26
Bảng 1.8: Vốn đầu tư qua các năm........................................26
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích cơng việc.....................................28
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu hệ thống trả lương trong các doanh nghiệp
...............................................................................................35
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân hàng năm của mỗi người......40
Bảng 2.2: Mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc...............48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Diễn giải


1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

3

ĐBVN

Đường bộ Vịêt Nam

4

GTVT

Giao thông vận tải

5

QLĐB

Quản lý đường bộ


6

QLDA

Quản lý dự án

7

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

8

CNV

Công nhân viên

9

TW

Trung ương

10

KHĐT

Kế hoạch đầu tư


11

QL

Quốc lộ

12

TGĐ

Tổng giám đốc

13

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

14

KT – TC

Kinh tế, tài chính

15

TDTT

Thể dục thể thao


16

UBND

Uỷ ban nhân dân

17

NĐ-CP

Nghị định chính phủ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Việt Nam đang trên con đường quá độ lên CNXH. Nền kinh
tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng
với việc chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, do vậy có rất
nhiều thay đổi cơ bản trong thực tế quản trị nguồn nhân lực. Nó địi hỏi nhà
quản trị phải có cách tiếp cận mới về vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp và các công ty nhà nước cũng cần phải có biện pháp để nâng
cao nguồn nhân lực để phát triển. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực hiện nay
không đơn thuần chỉ là việc quản lý hành chính nhân viên. Nhiệm vụ quản trị
nguồn nhân lực là của tất cả các nhà quản trị chứ không còn đơn thuần là của
trưởng phòng Nhân sự hay trưởng phòng tổ chức cán bộ như trước đây nữa.
Quan điểm quản trị nguồn nhân lực ngày nay cho rằng: "Con người là vốn

quý nhất của doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là một yếu tố của quá
trình sản xuất như trước đây nữa". Các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng
hơn vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để có được lợi thế cạnh
tranh, lợi nhuận cao và kinh doanh có hiệu quả hơn đối thủ. Để tồn tại và phát
triển doanh nghiệp cần có được cái nhìn cụ thể và thật chính xác các hoạt
động của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh, hoàn
thiện cho hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Hoạt động quản trị nguồn
nhân lực cũng cần phải có được sự mơ tả thật rõ ràng thì nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực mới đạt hiệu quả cao.
Do tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến sự thành
công hay thất bại của một công ty nên một yêu cầu đặt ra với các nhà quản trị
là cần phải có những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân
lực. Vì vậy, em chọn đề tài: “Hồn thiện công tác quản trị nhân lực tại Ban
quản lý dự án 4” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu và
góp phần hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Ban quản lý
dự án 4 nhằm mục đích chỉ rõ ra những mặt đã đạt được cũng như những tồn
tại và hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
trị nguồn nhân lực trong thời gian tới.
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

8

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


- Nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về công tác quản trị nguồn nhân
lực cùng với việc liên hệ những kiến thức đã được học sẽ giúp bản thân có cơ
hội ứng dụng, vận dụng những kiến thức được vào thực tế, góp phần hồn
thiện củng cố những kiến thức đã được học ở nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn
nhân lực tại Ban quản lý dự án 4.
- Phạm vi nghiên cứu: phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn
nhân lực tại Ban quản lý dự án 4, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác quản trị nhân lực tại công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Sưu tầm thông tin, tài liệu, sách báo kết hợp giáo trình học tập về
cơng tác quản trị nguồn nhân lực
5. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, bảng biểu, tài liệu tham khảo
chuyên đề được chia làm 2 phần chính:
Phần 1:
Giới thiệu tổng quan Ban quản lý dự án 4.
Phần 2:
Thực trạng và một số giải pháp hồn thiện cơng tác
quản trị nhân lực tại Ban quản lý dự án 4.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

9

Lớp 48B2 - QTKD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Phần 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ban quản lý dự án đường bộ 4 trực thuộc Cục ĐBVN (nay là Ban quản
lý dự án 4 trực thuộc Tổng Cục ĐBVN) tiền thân là Ban kiến thiết IV được
thành lập theo QĐ số 1430/TCCB ngày 31/7/1980 của Bộ GTVT và trực
thuộc Vụ xây dựng cơ bản; đến năm 1983 được chuyển đổi thành Ban quản lý
khu vực IV và chuyển về trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao
thơng khu vực IV; năm 1992 được chuyển về trực thuộc Khu QLĐB 4 và đến
năm 1995 được đổi tên thành Ban quản lý dự án đường bộ 4 trực thuộc Cục
ĐBVN theo QĐ số 1218/QĐ/TCCB-LĐ ngày 07/4/1995 của Bộ GTVT,
chuyển đổi thành Ban QLDA 4 theo QĐ số 814/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2010
của Bộ GTVT. Nhiệm vụ của Ban là quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
trên các Quốc lộ thuộc địa bàn do Khu QLĐB 4 quản lý, gồm 6 tỉnh từ Thanh
Húa đến Thừa Thiên Huế, qua 30 năm cống hiến trên địa bàn Bắc Miền
Trung, Ban đó trực tiếp quản lý một số dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C đạt
chất lượng, tiến độ và phát huy hiệu quả.
Với những dấu ấn thời gian đã qua, Ban QLDA4 là một trong những
đơn vị thực hiện cơng tác QLDA có bề dày truyền thống trong ngành GTVT
nói chung và ngành GTVT đường bộ nói riêng. Góp phần lớn vào việc phát
triển cơ sở hạ tầng GTVT, nhất là trên địa bàn truyền thống trong khu vực Bắc
Trung Bộ.
Tiếp bước các thế hệ cha, anh đi trước, kế thừa những thành quả đã đạt

được, trên nền tảng cơ sở vật chất, số lượng và trình độ CBCNV, tiếp tục phát
huy tính năng động, sáng tạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, duy trì cơng
tác Quản lý điều hành các dự án và Tư vấn giám sát, hồn thành nhiệm vụ
được giao, tìm kiếm việc làm mới cho những năm tiếp theo.
Vài nét về Ban quản lý dự án 4 :
Tên giao dịch: Ban quản lý dự án 4
Trụ sở chính:
Số 45A - Đường Lê Nin - Thành phố Vinh - tỉnh
Nghệ An
Điện thoại:
0383.834.609
Fax: 0383 834 609
Email:
pmu4.na@.gmail.com
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

10

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

1.2. Thuận lợi và khó khăn của Ban
1.2.1. Về thuận lợi
Ban Quản lý dự án 4 được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ
GTVT, Tổng Cục ĐBVN và các Cục, Vụ, Viện cũng như của Lãnh đạo các
tỉnh, huyện trong khu vực, các cơ quan đơn vị trong ngành.

Ban Lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình hăng say với cơng việc. Đội ngũ
CBCNV trong Ban có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, điều hành, giám
sát dự án, có tinh thần đồn kết nhất trí cao, có tư tưởng vững vàng, hăng say
lao động, cần cù, chịu khó, vượt qua mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ.
Trong những năm gần đây Ban Quản lý dự án 4 đã cũng cố được uy tín
và vị trí trong ngành, đã mở rộng được mối quan hệ với các Bộ ngành TW,
đặc biệt là Bộ GTVT, Tổng Cục ĐBVN, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính và các Cục,
Vụ, Viện chức năng của Bộ, với chính quyền các địa phương trong khu vực
và nhiều cơ quan đơn vị khác. Năm 2010, số lượng dự án mà Ban được giao
và triển khai đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước đây.
Trong đó phải kể đến các dự án tương đối lớn như :
+ Dự án cải tạo nâng cấp QL8A đoạn Km 0 - Km 37 tỉnh Hà Tĩnh:
1.180 tỷ đồng;
+ Dự án cải tạo nâng cấp QL7 đoạn Km 0 - Km 36 tỉnh Nghệ An:
1.114 tỷ đồng;
+ Dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn Km 368+700 - Km 382+500 tỉnh
Thanh Hoá: 1.612 tỷ đồng;
+ Dự án đầu tư xây dựng QL49A tỉnh Thừa Thiên Huế: 2.443 tỷ đồng;
+ Dự án cải tạo nâng cấp QL8A Km 37-Km 85 tỉnh Hà Tĩnh: 1.662 tỷ
đồng;
+ Dự án bảo trì đường bộ WB4 năm thứ hai tỉnh Quảng Nam, tỉnh
Quảng Ngãi 136 tỷ đồng;
1.2.2. Về khó khăn
Chế độ chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng có một số thay
đổi, bổ sung địi hỏi cần phải có thời gian để đi vào thực tế. Mặt khác, để thực
hiện Luật Xây dựng và các Văn bản quy phạm pháp luật mới khác của Nhà
nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình địi hỏi cần phải có thời
gian nhất định để thực thi.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga


11

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Bộ GTVT và Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã sắp xếp lại về tổ chức
cũng như quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực
thuộc trong đó có Ban QLDA 4.
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án năm 2010 q ít nên những cơng trình
đã và đang triển khai thi công các Nhà thầu xây lắp gặp khó khăn về mặt tài
chính đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công cũng như việc điều
hành, giám sát của Ban.
Thị trường giá cả biến động theo chiều ngày càng tăng, đặc biệt là giá
vật liệu xây dựng như: Nhựa đường, xăng dầu, sắt thép, xi măng, đá các loại
và các vật liệu chủ yếu khác v.v… làm ảnh hưởng đến công tác quản lý điều
hành dự án.
Cơng tác giải phóng mặt bằng của các địa phương có dự án đi qua gặp
nhiều vướng mắc, làm cho dự án phải ngừng trễ không tiến hành thi cơng
được, ví dụ như các gói thầu thuộc Dự án cải tạo nâng cấp QL7 đoạn tây cầu
Đô Lương - Khe thơi nằm trên địa bàn thị trấn huyện Anh Sơn, huyện Con
Cuông tỉnh Nghệ An; Dự án cải tạo nâng cấp QL7 đoạn Km0 - Km36 (Diễn
Châu - Đô Lương); Dự án cải tạo nâng cấp QL8A đoạn Km0 - Km37, tỉnh Hà
Tĩnh ...
1.3. Bộ máy tổ chức của Ban
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban


Lãnh đạo Ban: 4 người
- Tổng Giám đốc: 1 người
- Phó tổng giám đốc: 3 người

Các phòng nghiệp vụ: gồm 7 phòng
- Văn phòng : 09 người
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: 04 người
- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định : 06 người
- Phịng Kế tốn - Tài chính: 04 người
- Phòng Dự án 1 : 07 người
- Phòng Dự án 2: 07 người
- Phòng Dự án 3: 04 người

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

12

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phịng tổ chức

hành chính
(Văn phịng)
Phó
Tổng giám đốc

Phó
Tổng giám đốc

Phó
Tổng giám đốc

Phịng tài chính
Kế tốn

Phịng
Dự án 1

Phịng
Dự án 3

Phịng kinh tế
tài chính

Phịng
Dự án 2

Phịng Kỹ thuật
thẩm định

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban trong Ban

• Văn phịng
 Chức năng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Tổ chức, lao động
tiền lương, quản lý nhân lực; quản trị hành chính, văn thư lưu trữ.
 Nhiệm vụ:
 Cơng tác lao động tiền lương:
- Chủ trì xây dựng các nội quy, quy định quy chế hoạt động phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban để đánh giá và đề xuất các ý
kiến điều chỉnh nhằm đáp ứng tình hình hoạt động của Ban.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

13

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Quản lý cán bộ, bao gồm việc quản lý hồ sơ, theo dõi, nhận xét, tham
mưu cho Lãnh đạo Ban các ý kiến điều chỉnh cán bộ cho phù hợp với năng
lực cán bộ và nhu cầu công tác của Ban.
- Chủ trì cơng tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm
từng bước nâng cao năng lực, trình độ cán bộ; với sự tham gia phối hợp của các
phòng chức năng khác.
- Quy hoạch cán bộ, dự trữ nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển của Ban.
- Chủ trì giải quyết các chế độ, chính sách với người lao động, bao gồm

công tác xây dựng cơ cấu lương, nâng lương định kỳ, nghỉ chế độ bảo hiểm
xã hội, y tế; với sự tham gia phối hợp của phịng Tài chính kế tốn.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
của Ban, biên chế lao động, ký kết các hợp đồng lao động.
- Chủ trì việc xây dựng tổ chức, nhân sự của các Phòng cho phù hợp
với yều cầu nhiệm vụ theo từng giai đoạn.
- Kịp thời cập nhật các vướng mắc, thay đổi trong quá trình thực hiện,
triển khai dự án để điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các Phịng cho phù
hợp.
- Thực hiện cơng tác bảo mật theo các Quy định của Nhà nước.
 Công tác quản trị, hành chính:
- Quản lý tài sản của Ban, bao gồm trụ sở cơ quan, xe ô tô, xe gắn máy,
các trang thiết bị. Hàng năm, phối hợp với Phịng Tài chính kế tốn, phịng
Kinh tế - Kế hoạch kiểm kê đánh giá giá trị tài sản của Ban.
- Là đầu mối trong công tác mua sắm văn phòng phẩm, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động của Ban. Quản lý các hợp đồng điện, nước, điện thoại
và các hợp đồng duy tu bảo dưỡng các thiết bị và trụ sở Ban.
- Thừa lệnh Tổng giám đốc ký các thông báo.
- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ.
- Thực hiện công tác lễ tân, phục vụ hội nghị, hội họp.
- Làm thủ tục ViSa, quản lý các đơn vị ra vào Việt Nam (nếu cần).
- Điều hành xe ô tô phục vụ Lãnh đạo và CBCNV đi công tác.
- Tổ chức in ấn, phô tô tài liệu.
- Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan.
 Các công tác khác:
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

14

Lớp 48B2 - QTKD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Thường trực công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Thường trực công tác thanh tra nội bộ, phối hợp với các Phòng, Phân
ban tổ chức thanh tra thường xuyên, đột xuất theo quy định.
- Thường trực công tác nghĩa vụ quân sự, phòng cháy chữa cháy, an ninh ở
địa phương.
- Quan hệ với địa phương nơi đóng trụ sở làm việc.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân cơng của Tổng Giám đốc.
• Phịng Tài chính - Kế tốn
 Chức năng:
- Tham mưu trong cơng tác quản lý Thu, Chi, quản lý tài sản hình thành
từ nguồn kinh phí quản lý dự án của Ban;
- Tham mưu trong công tác ký kết, quản lý các hợp đồng với các đơn vị
liên quan.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong các lĩnh vực liên quan tới cơng
tác kế tốn, quản lý tài chính, các chế độ chính sách về thuế.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện cơng tác kế tốn của Ban theo đúng các chế độ, chính sách,
quy định.
- Cập nhật các chế độ chính sách trong cơng tác kế tốn, cơng tác quản
lý tài chính, quản lý chi tiêu nội bộ trong Ban phù hợp với quy định hiện
hành. Nghiên cứu phổ biến, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ thực hiện đúng
theo chế độ chính sách hiện hành trong các lĩnh vực này.
- Thực hiện các thủ tục thanh toán, cấp phát vốn cho các nhà thầu, theo
chỉ đạo, phê duyệt của Lãnh đạo Ban, đảm bảo thực hiện đúng và đủ các quy

định hiện hành về quản lý tài chính, kế tốn (như sự đầy đủ thủ tục thanh
toán, sự phù hợp của hoá đơn, chứng từ; lưu trữ các chứng từ gốc…).
- Cân đối nguồn vốn để lập kế hoạch chi tiêu hàng năm cho Ban, quản
lý hạch toán và tham mưu cho Lãnh đạo Ban về tình hình thực hiện các khoản
chi phí cho hoạt động của Ban.
- Kiểm soát thu, chi hàng ngày, kiểm soát công tác mua sắm và sửa
chữa lớn tài sản cố định; làm thành viên chính trong kiểm kê tài sản của Ban
và các dự án;
- Chi trả lương, Bảo hiểm xã hội đúng chế độ cho người lao động;

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

15

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Chủ trì thực hiện cơng tác quyết tốn tài chính hàng năm và quyết
tốn các dự án hồn thành đưa vào sử dụng.
- Chủ trì cơng tác báo cáo về tài chính của dự án.
- Chủ trì làm việc với các đơn vị Kiểm tốn; Thanh tra về cơng tác tài
chính.
- Quản lý về tài chính các tài sản của Ban, các tài sản thu hồi từ dự án,
các tài sản đầu tư từ dự án cho đơn vị khác (vào sổ theo dõi tài sản, đánh giá
giá trị tài sản, hạch tốn tăng giảm nguồn…).
- Theo dõi cơng tác thuế, thực hiện nghiệp vụ thuế của Ban.

- Tham gia vào quá trình chuẩn bị nội dung, đàm phán thương thảo, ký
kết các hợp đồng kinh tế.
- Tham gia vào các tổ tư vấn xét thầu, tư vấn thẩm định kết quả đấu thầu.
- Tham gia vào các hội đồng nghiệm thu, các hội đồng bàn giao
cơng trình.
- Kiểm sốt nguồn quỹ tiền mặt, ngân hàng và các nguồn thu khác (nếu
có) của Ban;
- Lập báo cáo tài chính q, năm, trình Tổng cục phê duyệt.
- Hướng dẫn chi tiêu nội bộ, xử lý các vướng mắc trong thanh toán của
các bộ phận liên quan.
- Phối hợp với Văn phòng trong việc giải quyết các chế độ, chính sách
với người lao động, bao gồm công tác xây dựng cơ cấu lương, nâng lương
định kỳ, nghỉ chế độ, bảo hiểm xã hội, y tế.
- Phối hợp với phòng Kinh tế - Kế hoạch quản lý các hợp đồng kiểm
tốn; Bảo hiểm cơng trình: lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị nội dung hợp đồng
đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, rà soát xác nhận giá
trị thanh toán định kỳ, thanh toán cuối cùng, thanh lý các hợp đồng khi kết
thúc.
- Phối hợp với Văn phịng lập, trình duyệt kế hoạch quỹ lương;
- Phối hợp với Văn phòng giải quyết các chế độ thôi việc, nghỉ tự túc,
nghỉ ốm, thai sản, thu - nộp thuế thu nhập cá nhân…;
- Phối hợp với Văn phịng trong cơng tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyên mơn của phịng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

16

Lớp 48B2 - QTKD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

• Phịng Kinh tế - Kế hoạch
 Chức năng:
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban trong các lĩnh vực: tìm kiếm dự án mới;
công tác thống kê, kế hoạch; công tác quản lý giá cả, dự toán, tổng dự toán,
tổng mức đầu tư; hướng dẫn và thực hiện trình tự thủ tục quản lý đầu tư xây
dựng, trình tự thủ tục trong công tác đấu thầu, thủ tục hợp đồng kinh tế; tổng
hợp đánh giá các mặt hoạt động của Ban.
- Tìm kiếm, tiếp xúc Nhà đầu tư.
 Nhiệm vụ:
- Cập nhật các chế độ, chính sách trong cơng tác quản lý đầu tư xây
dựng, công tác đấu thầu, các thủ tục về hợp đồng kinh tế. Nghiên cứu, phổ
biến, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ thực hiện đúng theo chế độ chính sách
hiện hành trong lĩnh vực này.
- Chủ trì thực hiện cơng tác thống kê, báo cáo tổng hợp tình hình thực
hiện các dự án; lập kế hoạch, điều chỉnh, phân bổ, thông báo kế hoạch vốn
hàng năm.
- Là đầu mối tổng hợp trong việc kiểm tra, rà soát các đợt thanh tốn,
quyết tốn.
- Thường trực cơng tác thanh tra Xây dựng cơ bản.
- Trực tiếp theo dõi, quản lý các hợp đồng kiểm tốn, các hợp đồng Bảo
hiểm cơng trình: lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị nội dung hợp đồng đàm phán, ký
kết hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, rà soát xác nhận giá trị thanh toán
định kỳ, thanh toán cuối cùng, thanh lý các hợp đồng khi kết thúc.
- Chủ trì cơng tác lập và trình Lãnh đạo Ban phê duyệt (sau khi có ý

kiến thẩm định của phịng Kỹ thuật - Thẩm định) chi phí tư vấn và chi phí
khác đã có định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cơng bố, ban hành
(Đối với những hạng mục công việc được Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ
Việt Nam ủy quyền)
- Chủ trì và trình lãnh đạo Ban phê duyệt (Sau khi có ý kiến thẩm định
của phòng Kỹ thuật - Thẩm định) Hồ sơ yêu cầu và kết quả chỉ định thầu đối
với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1, điều 20 của Luật
đấu thầu số 61/2005/QH11 và khoản 4, điều 2 của Luật đấu thầu số
38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 (Đối với những hạng mục công việc được Bộ
GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền)
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

17

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Tham gia vào quá trình chuẩn bị nội dung, đàm phán thương thảo, ký
kết các hợp đồng kinh tế.
- Tham gia ý kiến thẩm định phê duyệt, điều chỉnh Dự án.
- Tham gia ý kiến với phòng Kỹ thuật - Thẩm định về thẩm định dự
tốn của cơng tác tư vấn (trừ tư vấn kiểm tốn) trong q trình chuẩn bị, thực
hiện và kết thúc dự án.
- Tham gia ý kiến với các phòng Dự án về việc lập, điều chỉnh và trình
duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Tham gia ý kiến với các phịng về thẩm định dự tốn trong q trình

chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án.
- Phối hợp với các phòng Dự án, phòng Kỹ thuật - Thẩm định trong
việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án.
- Phối hợp với Văn phòng trong công tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực chun mơn của phịng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc.
• Phịng Kỹ thuật - Thẩm định
 Chức năng:
Tham mưu cho Lãnh đạo Ban về kỹ thuật; thể chế trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản.
 Nhiệm vụ:
- Cập nhật các chế độ chính sách, quy định trong cơng tác quản lý kỹ
thuật xây dựng cơng trình (quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng, khung tiêu chuẩn…). Nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn các phòng chức
năng thực hiện đúng theo chế độ chính sách, quy định hiện hành trong các
lĩnh vực này.
- Đầu mối trong việc nghiên cứu các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật
áp dụng công nghệ mới vào dự án.
- Lập kế hoạch và kiểm tra, thực hiện kiểm tra chất lượng kỹ thuật một
số dự án.
- Lập kế hoạch và kiểm tra công tác An tồn lao động và vệ sinh mơi
trường của các dự án.
- Quản lý công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ các dự án, tổ chức
giới thiệu chuyên đề, hội thảo về lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan đến
áp dụng cho các dự án.
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

18

Lớp 48B2 - QTKD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật về mua sắm trang thiết bị, các loại vật
liệu mới.
- Thực hiện tư vấn giám sát và điều hành các dự án theo nhiệm vụ được
giao.
- Tham gia vào việc xây dựng đề cương công tác khảo sát thiết kế lập
dự án, công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật.
- Tham gia công tác lựa chọn tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát thiết kế
kỹ thuật.
- Tham gia rà soát kết quả khảo sát, thiết kế cơ sở, kết quả khảo sát
thiết kế kỹ thuật; rà soát các kết quả thẩm tra thiết kế.
- Thẩm định để tham mưu cho Lãnh đạo Ban phê duyệt Thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án được Chủ đầu tư uỷ quyền.
- Thẩm định các công việc được Bộ giao thông vận tải, Tổng cục
Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Ban phê duyệt gồm: Chi phí tư vấn, chi phí
khác, Hồ sơ yêu cầu, kết quả chỉ định thầu (đối với các trường hợp quy định
tại điểm a, d khoản 1 điều 20 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 và khoản 4,
điều 2 của Luật sửa đổi số 38/2009/QH11)…
- Tham gia vào các hội đồng nghiệm thu, các hội đồng bàn giao cơng
trình.
- Tham gia ý kiến với phịng Dự án về việc điều chỉnh Dự án
- Tham gia ý kiến với phịng Dự án về cơng tác thẩm định Hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu với phòng Dự án, về phần Quy định kỹ thuật trong Hồ sơ
mời thầu xây lắp.
- Trong trường hợp Ban Quản lý dự án 4 được giao nhiệm vụ chủ đầu

tư,
- Chủ trì trong việc thẩm định trình Lãnh đạo Ban phê duyệt gồm:
+ Dự tốn (trừ các cơng tác tư vấn), tổng dự toán.
+ Hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu.
+Thẩm định dự toán tuyển chọn tư vấn kiểm toán và nhà cung cấp Bảo
hiểm..
- Phối hợp với Văn phòng trong công tác tuyển chọn, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực chun mơn của phịng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

19

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

• Các phòng Dự án
 Chức năng:
Tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong mọi lĩnh vực liên quan tới việc
quản lý thực hiện các dự án đầu tư, kể từ khâu chuẩn bị đầu tư dự án tới khi
kết thúc dự án.
 Nhiệm vụ:
- Chủ trì trong việc thực hiện cơng tác chuẩn bị đầu tư các dự án: Tổ
chức thực hiện quá trình lập dự án, xin phép đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự
án, lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

- Chủ trì trong cơng tác lựa chọn nhà thầu (trừ tư vấn kiểm toán, bảo
hiểm), tổ chức đấu thầu; tham gia các tổ xét thầu, tổ thẩm định kết quả đấu thầu
để lựa chọn nhà thầu.
- Chủ trì trong việc chuẩn bị nội dung hợp đồng, đàm phán, ký kết hợp
đồng. Trực tiếp theo dõi việc thực hiện hợp đồng, rà soát xác nhận giá trị
thanh toán định kỳ, thanh tốn cuối cùng, cùng với Phịng Kinh tê - Kế hoạch
thanh lý các hợp đồng khi kết thúc với các nhà thầu thực hiện dự án.
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức quản lý thực hiện các dự
án được giao cụ thể: về tiến độ, chất lượng, giá thành cơng trình, đảm bảo an
tồn, vệ sinh môi trường…
- Trực tiếp quản lý các Chủ nhiệm (Giám đốc) Dự án và Đại diện hợp
đồng.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về nghiệm thu, hồn cơng, đưa cơng
trình vào khai thác và bảo hành cơng trình. Tham gia và là thư ký của Hội
đồng nghiệm thu, tham gia các hội đồng bàn giao cơng trình, các tổ quyết
toán.
- Theo dõi quản lý các tài sản của các dự án từ đầu cho đến khi kết thúc
dự án (có sổ sách thống kê để báo cáo định kỳ).
- Thực hiện công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
- Chủ trì trong việc lập và trình duyệt các đề cương, dự án của các cơng
tác tư vấn (trừ tư vấn kiểm tốn, bảo hiểm) liên quan trong quá trình chuẩn bị,
triển khai thực hiện và kết thúc dự án.
- Chủ trì và phối hợp với Phòng Kinh tế kế hoạch trong việc thành lập,
trình duyệt tổ chuyên gia đấu thầu.
- Chủ trì tổ chức thực hiện các cơng tác rà phá bom mìn.
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

20

Lớp 48B2 - QTKD



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Chủ trì và phối hợp với phịng Kỹ thuật - Thẩm định xem xét, thẩm
định Bản vẽ thi công đối với thiết kế 3 bước trình Lãnh đạo phê duyệt.
- Thẩm định phê duyệt điều chỉnh Dự án trong trường hợp điều chỉnh
dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng
mức đầu tư.
- Thực hiện công tác Tư vấn giám sát các dự án theo nhiệm vụ được
giao.
- Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc thực hiện cơng tác giải
phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án. Chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu
chuẩn bị đầu tư đến kết thúc dự án về cơng tác giải phóng mặt bằng của dự
án.
- Phối hợp với Phịng Kinh tế kế hoạch, phịng Tài chính kế tốn và
chịu trách nhiệm chính cung cấp số liệu, lập các báo cáo cho các đơn vị thanh
tra, kiểm toán, các cơ quan cấp trên về các vấn đề liên quan tới dự án được
giao quản lý.
- Phối hợp với Văn phịng trong cơng tác tuyển chọn, đào tạo, quản lý giám
sát các dự án theo nhiệm vụ được giao, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
chuyên môn của phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc.
Trên đây là quy định nguyên tắc, quan hệ làm việc và chức năng, nhiệm
vụ của các Phòng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc, trong q trình thực
hiện có vấn đề phát sinh thì sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với từng giai
đoạn.
1.4. Đặc điểm về thị trường

• Quản lý dự án các cơng trình giao thơng đường bộ.
• Giám sát chất lượng cơng trình giao thơng đường bộ.
• Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật các cơng trình giao thơng đường bộ.
• Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, tư vấn hợp đồng kinh tế về
thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư xây dựng các cơng trình giao thơng đường bộ.
• Làm các dịch vụ tư vấn xây dựng khác
• Địa bàn hoạt động thuộc 6 Tỉnh bắc trung bộ (từ Thanh hoá đến
Thừa Thiên - Huế).

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

21

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

1.5. Đặc điểm về tài chính
Ban quản lý dự án 4 có nguồn kinh phí hoạt động như sau:
- Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án 4 được trích từ nguồn kinh
phí quản lý dự án do Ban được giao quản lý theo Quy định hiện hành, hoặc ký
hợp đồng thỏa thuận và một số nguồn thu hợp pháp khác.
Việc chi tiêu của Ban theo quy định quản lý tài chính hiện hành, trong
khn khổ nguồn kinh phí mà Ban được thụ hưởng.
- Việc cấp phát vốn cho dự án phải tuân thủ theo quy định hiện hành
của Nhà nước dựa trên nguyên tắc đúng, chính xác, nhanh gọn tiết kiệm để
phục vụ tốt cho dự án.

- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ban và pháp
luật về việc quản lý tài chính theo Quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 1.1 : Cơ cấu vốn của Ban quản lý dự án 4
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2008

2009

2010

Nguồn vốn

Tỷ đồng

87.146

98.543

156.407

286.817

Vốn trái phiếu


Tỷ đồng

30.724

40.423

58.132

80.417

Vốn xây dựng
cơ bản

Tỷ đồng

55.422

58.120

98.284

206.400

(Nguồn: phòng: TC-KT)
Ban quản lý dự án 4 thuộc cơ quan nhà nước nên nguồn vốn của Ban
được trích từ ngân sách nhà nước. Đó là vốn trái phiếu chính phủ và vốn đầu
tư cho xây dựng cơ bản.
1.6. Đặc điểm về nhân sự
- Về qui mơ và bố trí lao động
- Văn phòng : 09 người

- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: 04 người
- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định : 06 người
- Phịng Kế tốn - Tài chính: 04 người
- Phòng Dự án 1 : 07 người
SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

22

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Phòng Dự án 2: 07 người
- Phòng Dự án 3: 04 người
Bảng 1.2: Bố trí lao động ở các phịng ban
TT

Bộ phận

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Ban giám đốc


04

8.89%

2

Phòng TC – HC (Văn phòng)

09

20%

3

Phòng TC – KT

04

8.89%

4

Phòng kế hoạch

04

8.89%

5


Phòng dự án 1

07

15.56%

6

Phòng dự án 2

07

15.56%

7

Phòng dự án 3

04

8.89%

8

Phòng Kỹ thuật thẩm định

06

13.33%


45

100%

9

Tổng

(Nguồn: Phòng TC – HC)
Qua bảng trên ta thấy, nguồn lực của cơng ty được bố trí làm việc ở các
bộ phận, phịng ban tương đối đồng đều khơng có sự chênh lệch đáng kể, tỷ
trọng lao động bố trí trong đơn vị dao động từ 8.89% - 20.0%, được sắp xếp
theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với năng lực của từng người
nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình và hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

23

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Bảng 1.3: Năng lực chun mơn của nhân lực trong cơng ty
TT


Trình độ chuyên môn

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Thạc sĩ kỹ thuật

04

8.89%

2

Kỹ sư cầu đường

15

33.33%

3

Kỹ sư đường sắt

02

4.44%


4

Kỹ sư cầu hầm

03

6.67%

5

Kỹ Sư Cơng trình Cảng,
đường thủy

01

2.22%

6

Kỹ thuật viên đánh máy

01

2.22%

7

Cử nhân kinh tế

05


11.11%

8

Kỹ sư kỹ thuật xây dựng

06

13.33%

9

Kỹ sư cầu

01

11.11%

10

Cử nhân LTH&QTVP

01

1.11%

11

Nhân viên thừa hành


06

13.33%

45

100%

12

Tổng

(Nguồn: phịng TC – HC)
- Về trình độ chun mơn
Bảng 1.4: Trình độ chun mơn
TT

Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ

1

Trên đại học

04


8.89%

2

Đại học

33

73.33%

3

Cao đẳng

01

2.22%

4

Trung cấp

01

2.22%

5

Nhân viên thừa hành


06

13.33%

6

Tổng

45

100%

(Nguồn: Phòng Văn Phòng)

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

24

Lớp 48B2 - QTKD


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Qua bảng trên ta thấy, nhân viên của Ban có trình độ khá cao. Điều này
thể hiện qua số lượng nhân viên có trình độ đại học là 33 người, chiếm
73.33%, số lượng nhân viên có trình độ trên đại học 4 người, chiếm 8.89%,
trong khi đó số nhân viên có trình độ trung cấp là 1 người (2.22%), cao đẳng
là 1 người (2.22%). này cho ta thấy rằng nhân viên của Ban đều được đào tạo

chính quy, cơ bản.
- Về cơ cấu lao động theo giới tính
Hoạt động của Ban chủ u là xây dựng các cơng trình giao thơng
đường bộ, Vì thế nó ảnh hưởng đến cơ cấu lao động theo giới, làm mất cân
đối giữa nam và nữ. Số lượng lao động nam là 37 người, chiếm phần lớn số
lao động của Ban (82.22%), trong khi đó số lượng lao động nữ là 08 người,
chiếm 17.78%. Điều này thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo giới tính
Phân loại

Số lượng lao động

Tỷ lệ (%)

Lao động Nam giới

37

82.22%

Lao động Nữ giới

08

17.78%

45

100%


Tổng lao động

(Nguồn: Phòng: Văn Phòng)
- Về độ tuổi lao động
Bảng 1.6: Độ tuổi lao động trong công ty
Độ tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

18 – 30

05

11.11%

30 – 40

20

44.44%

40 – 50

12

26.27%

Trên 50


8

17.78%

Tổng

45

100%
(Nguồn: Phòng: Văn Phòng)

SV: Nguyễn Thị Thúy Nga

25

Lớp 48B2 - QTKD


×