Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

BÁO PAXAXON với vấn đề TUYÊN TRUYỀN KINH tế TRÊN báo PAXAXON HIỆN NAY” (KHẢO sát năm 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển rộng rãi của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay
đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh
vực báo chí và truyền thông. Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của thời
đại đã làm cho hoạt động báo chí và truyền thơng có thêm nhiều lợi thế rất lớn
trong việc đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng,
không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin, các loại hình giải trí mà địi hỏi sự
trực quan và tương tác cao.
Nước Lào đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), kinh tế thị trường, hội nhập tồn
cầu. Thực tiễn cuộc sống hiện nay trên khắp mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực
đời sống có nhiều tập thể, cá nhân, tổ chức, đồn thể đã đóng góp tích cực cho
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là những điển hình tiên
tiến trong cơng cuộc đổi mới cần được báo chí phát hiện, khám phá, cổ vũ,
giới thiệu kịp thời để mọi người học tập, theo dõi, từ đó đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước rộng khắp ở các cấp, các ngành, ở từng địa phương tạo thành
động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.
Báo chí cách mạng là cơng cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng. Phát huy
tính chất truyền thơng đại chúng và vai trị, nhiệm vụ, báo chí đã thực hiện
khá tốt cơng tác tun truyền chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần lấn
át, đẩy lùi, hạn chế các hiện tượng tiêu cực; củng cố niềm tin của quần chúng
nhân dân vào quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM), trong sự nghiệp đổi mới, đặc


biệt là sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Báo chí tác động tới con người, tới xã hội thông qua việc đăng tải thơng
tin, phản ánh, bình luận, kết luận, đề xuất hướng giải quyết những vấn đề
2


đang đặt ra hàng ngày của cuộc sống thực tiễn. Có nghĩa là báo chí định
hướng cho con người, cho xã hội trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế,
chính trị, pháp luật, quan hệ xã hội, văn hóa, tinh thần hàng ngày của con
người, của đất nước.
Về lý luận, vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm chưa thống nhất về công
tác tuyên truyền về vấn đề kinh tế trên báo chí. Một số ý kiến cho rằng, trong
thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, đời sống xã hội có nhiều biến đổi,
phức tạp, báo chí nên tăng cường phản ánh và thông tin những mặt trái, mặt
tiêu cực để vừa góp phần cảnh báo, giúp cơng chúng phòng tránh, và vừa là
đề tài dễ viết, hay, hấp dẫn và cuốn hút độc giả.
Mặt khác, do tác động của nhiều yếu tố nên tính ổn định và biểu hiện
của các điển hình kinh tế, cũng có những nét khác trước. Một số điển hình
kinh tế đã được báo chí biểu dương, khen ngợi nhưng thành tích cịn rất mờ
nhạt, khơng rõ nét.
Riêng đối với nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Lào,
với đặc điểm là đất nước nhỏ bé, kinh tế kém phát triển, đời sống của nhân
dân sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nơng nghiệp, đất rộng người thưa; có
truyền thống cách mạng và thi đua yêu nước trong kháng chiến chống Pháp
và Mỹ cứu nước. Việc tuyên truyền điển hình kinh tế trên báo chí Lào ln
được chú trọng. Từ các phong trào thi đua yêu nước ấy xuất hiện ngày càng
nhiều những điển hình kinh tế cần được biểu dương, tuyên truyền.
Mặc dù báo Paxaxon luôn coi trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục
công tác phát hiện, biểu dương, tuyên truyền những điển hình kinh tế nhằm
hướng dẫn dư luận, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân trên phạm vi cả nước đẩy

mạnh phong trào thi đua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nhưng cho đến nay, công tác này chưa từng được nghiên cứu, đánh giá,
tổng kết và đề ra những giải pháp để phát huy những mặt ưu điểm, khắc phục
các mặt hạn chế để thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn và hiệu quả hơn.
3


Xuất phát từ những lý do nói trên đã thơi thúc tác giả nghiên cứu đề tài:
“BÁO PAXAXON VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN KINH TẾ TRÊN
BÁO PAXAXON HIỆN NAY (KHẢO SÁT NĂM 2016) làm khóa luận tốt
nghiệp của mình. Đây là đề tài cịn hồn tồn mới mẻ đối với báo chí Lào,
trong q trình nghiên cứu chắc chắn cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót. Do
vậy, tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ đạo tận tình của các thầy
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong những năm qua, nhiều khóa thạc sĩ báo chí của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đã tốt nghiệp ra trường, nhiều đề tài khoa học đã được
nghiệm thu và ứng dụng rộng rãi trong hoạt động báo chí ở Lào nhưng cho
tới nay chưa có khóa luận nào đề cập nghiên cứu đến vấn đề này.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề tài
tương tự như:
Luận văn thạc sĩ của Lê Huy Tưởng (năm 2004), với đề tài “Vai trị của
báo Thanh Hóa đối với việc tun truyền điển hình tiên tiến trong sự nghiệp
đổi mới của tỉnh”.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Ba (năm 2004) về “Nâng cao
chất lượng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trên sóng VTV2 đài
truyền hình Việt Nam”.
Trong thời gian qua đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
khóa luận tốt nghiệp đại học mà học viên Lào đã thực hiện bằng tiếng Việt tại

Việt Nam có nội dung liên quan đến đề tài này ở các góc độ khác nhau như:
Luận văn tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (năm 2001) của Bun Chom Vơng Phết “Thơng tin đại chúng góp phần
củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở Lào trong
giai đoạn hiện nay”.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng (năm 2004) của Đa Von Phơm
My Sít, Học viện Báo chí và Tun truyền “Vai trị của báo Pasaxơn Lào
trong sự nghiệp xây dựng nước CHDCND Lào hiện nay”.
4


Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng (năm 2005) của Bua Lay Pha
Nụ Vơng “Đài truyền hình Quốc gia Lào với cơng tác ổn định chính trị - tư
tưởng trong sự nghiệp đổi mới”.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng (năm 2006) của Sổm Xai Sẻng
Khăm Yong “Đài truyền hình Quốc gia Lào tuyên truyền về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp”.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng (năm 2002) của Văn Phênh
Phay Nha Mát “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối
với báo chí trong giai đoạn hiện nay”.
3.

Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Khố luận hướng tới nghiên cứu vấn đề tuyên
truyền thông tin kinh tế trên báo Pasaxon để làm rõ thực trạng hoạt động tổ
chức nội dung và hình thức tun truyền thơng tin kinh tế. Từ đó, đề xuất
những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo
pasaxon trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Khoá luận này triển khai các nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề
tuyên truyền kinh tế trên báo chí.
Nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu về sự hình thành và phát triển của báo
Paxaxon, tập trung vào những dấu ấn thay đổi của nội dung thông tin kinh tế
trên báo Pasaxon trong những năm qua.
Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức nội dung và hình thức tuyên
truyền các vấn đề kinh tế, thông tin kinh tế trên báo Pasaxon. Từ đó mơ tả
được một số quy luật, yêu cầu về nội dung và hình thức khi tuyên truyền về
kinh tế của báo.
Xác định những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền kinh tế, từ đó đề xuất
các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng tuyên truyền kinh tế trên báo
Pasaxon.
5


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn
đề tuyên truyền kinh tế trên báo Paxaxon.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả triển khai nghiên cứu đề tài trong phạm
vi các trang kinh tế trên báo Pasaxon. Thời gian nghiên cứu khảo sát được xác
định trong năm 2016.

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
và bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Lào cũng
như hệ thống lý luận về báo chí, về kinh tế.

Cơ sở lý luận : Khóa luận dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm, tư tưởng, pháp luật và các vấn
đề về lý luận báo chí - truyền thơng của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào.
Phương nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn sâu

6.

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận
Ý nghĩa lý luận: Khố luận là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu báo chí nói chung, báo chí ở nước CHDCND Lào nói riêng, nhất là đối
với báo paxaxon - Cơ quan ngôn luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Đồng thời, khố luận cịn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước CHDCND Lào.
Giá trị thực tiễn: Khoá luận là tài liệu tham khảo về thực tiễn
hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí ở Lào nói chung, báo
paxaxon nói riêng.
6


7.

Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Khóa luận
bao gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về vấn đề tuyên truyền kinh tế trên báo

chí hiện nay
Chương 2: Thực trạng vấn đề tuyên truyền kinh tế trên báo
Paxaxon (Khảo sát năm 2016)
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên
truyền kinh tế trên báo Paxaxon

7


Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN KINH TẾ TRÊN
BÁO PAXAXON HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
Năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng NDCM Lào lần thứ IV đề ra đường
lối đổi mới toàn diện, đất nước Lào chuyển từ chế độ quan liêu bao cấp sang
hạch toán kinh doanh, thực hiện nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong quá trình chuyển đổi của giai
đoạn này nhiều khái niệm, quy luật, phạm trù cũ khơng cịn phù hợp nữa mà
thay vào đó là những khái niệm, quy luật, phạm trù vấn đề mới nảy sinh, xuất
hiện như: “Cơ cấu sản xuất là gì? Những kinh nghiệm mới trong quá trình cải
tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng
thời tận dụng các thành phần kinh tế để tăng cường lực lượng sản xuất, phát
triển sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa là gì? Những hình mẫu cụ thể trong
việc cải tiến quản lý, chống tập trung quan liêu bao cấp chuyển hẳn sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa là gì? Những thành tựu mới trong
việc coi trọng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) như một động lực lớn của sản
xuất là gì? Những kinh nghiệm mới trong việc thực hiện chính sách xã hội
rộng lớn, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng bằng xã
hội là gì? Những nhân tố mới thường xuất hiện trong những bước ngoặt
lịch sử, thường nêu lên những câu trả lời trong thực tiễn đối với những câu

hỏi lớn của đất nước. [20, tr 134].
1.1

Tuyên truyền
Tuyên truyền là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong
cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhà
báo. Theo từ điển Tiếng Việt, tuyên truyền là “giải thích rộng rãi để mọi người
làm theo”, [40, tr. 1008], tuyên truyền là “phổ biến, giải thích rộng rãi để
thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo, [45, tr.1213].

8


Tun truyền là dạng truyền thơng có hệ thống, có chủ để tác động đến
cảm xúc, thái độ, ý thức và hành động của quần chúng nhân dân, làm chuyển
biến và nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng niềm tin
và thúc đẩy họ làm theo một cách tự giác nhằm thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Hiểu theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá
những quan điểm, tư tưởng nhằm hình thành ý thức xã hội, dẫn đến hành
động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá
quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định,
phù hợp với lợi ích thế giới quan ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Tun truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Nếu khơng đạt mục tiêu trên thì đó là tun truyền thất bại”. [26, tr.176].
Người cũng đã nhiều lần nhắc nhở anh chị em làm báo: “Nhiệm vụ của tờ báo
là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa
dân chúng đến mục đích”. [27, tr.99].
Trong sự nghiệp cách mạng, báo chí ln được coi là bộ phận quan
trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và
xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Ngày nay, báo chí cách mạng vẫn tiếp

tục sứ mệnh cao cả là thực hiện các chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ
chức, là vũ khí tư tưởng mạnh nhất của Đảng. Báo chí là người tuyên truyền
những cái mới, tiên tiến nảy sinh từ sự sáng tạo của quần chúng. Trong đó,
tuyên truyền là góp phần làm sáng tỏ hơn đường lối, chủ trương quan điểm
của Đảng, chính sách của Nhà nước được thể hiện cụ thể, sinh động và có
hiệu quả trong cuộc sống”. [7, tr.15].
1.2

Kinh tế - Thông tin kinh tế
Kinh tế là lĩnh vực được nói đến nhiều nhất trong nội dung của các
thông tin kinh tế, đây cũng là lĩnh vực chính ln được coi trọng trong đời
sống xã hội. Những biến đổi trong lĩnh vực này sẽ có những tác động lớn đến
các lĩnh vực khác, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người nên đòi hỏi phải
cung cấp thông tin thường xuyên. Tuy nhiên, các thông tin kinh tế, chứng
9


khốn, tài chính như là chỉ số tiêu dùng, lạm phát, CPI,…lại thường là những
con số rắc rối, phức tạp, khó hiểu. Với những bài báo thể hiện bằng chữ, độc
giả rất ngại đọc và phân tích các số liệu được liệt kê, thậm chí khó lịng nhớ
được những con số đó. Thay vì bắt người đọc phải căng mắt để đọc, tiếp nhận
một tin tức liệt kê con số thì thơng tin kinh tế giúp độc giả hiểu được thông
tin, dễ nhớ, dễ nhận ra sự tương quan giữa các số liệu.
Trên báo Paxaxon được sử dụng nhiều và thường xuyên trên các
chuyên mục Kinh tế, chiếm 37% số tin bài. Nội dung thông tin kinh tế báo rất
phong phú, đa dạng, luôn cập nhật và phản ánh những vấn đề về kinh tế cả
trong nước lẫn thế giới tới độc giả, giúp họ có cái nhìn rõ hơn về nền kinh tế
trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, tờ báo Paxaxon cung đề cập đến những chỉ số đánh giá,
báo cáo kết quả của giá cả thị trường (tăng, giảm theo kim ngạch xuất, nhập

khẩu); thương mại, dịch vụ; sự phát triển của các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp, doanh số bán hàng, kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan
chức năng, tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời tờ báo nhắc đến nhiều nhất là những
sự kiện, vấn đề về mơ hình hoạt động của một doanh nghiệp, tổ chức, giá cả
thị trường, tài chính, ngân hàng…
Báo Paxaxon ra ngày 23/12/2016, đăng bài; “Việt Nam - Malaysia tăng
cường hợp tác đầu tư kinh tế” của Sỉ Văn. Đây là một trong những bài báo
giới thiệu những thành công sự hợp tác, những bài học kinh nghiệm của hai
nước nhằm gợi ý cho các doanh nghiệp Lào, bài viết đã tổng hợp những thành
quả đạt được của mô hình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tại Việt Nam,
đồng thời phân tích, tổng kết những kinh nghiệm, khả năng áp dụng của
chúng đối với sự phát triển kinh tế thương mại ở Lào.
1.3

Tuyên truyền kinh tế
Sự nghiệp đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng, lãnh đạo thực sự
là một cuộc vận động cách mạng. Trong bối cảnh đổi mới tồn diện đó, nổi
bật là đổi mới kinh tế. Truyền thơng báo chí đã tích cực chủ động tham gia

10


vào đời sống kinh tế, kịp thời phổ biến, động viên, khuyến khích những nhân
tố mới, những mơ hình phát triển hay việc quản lý kinh tế năng động có hiệu
quả, đồng thời phổ cập rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ
ứng dụng cho lĩnh vực kinh tế.
Văn kiện Đại hội IV, V, VI, VII, VIII, IX, X của Đảng NDCM Lào
đều khẳng định về hoạt động báo chí cách mạng Lào, đã thực hiện tốt hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước, tham gia tổng kết thực
hiện hơn 30 năm đổi mới, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là kinh tế.
Báo Paxaxon luôn luôn bám sát thực tiễn và thực hiện tốt các nhiệm
vụ chính trị của mình, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách kinh tế, pháp luật
của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân. Tuyên truyền về vấn đề kinh
tế báo Pasaxon xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý
nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Lào hiện nay.
1.4

Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền kinh tế
Trong quá trình hoạt động, báo chí cách mạng Lào đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước, đã vận dụng
sáng tạo quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về tuyên
truyền kinh tế, đồng thời khẳng định được vai trị và tầm quan trọng khơng
thể thiếu của báo chí nói chung, cơng tác tun truyền kinh tế trong công cuộc
đấu tranh giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Đó là vai trị định hướng
dư luận, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, để xây dựng một nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Sứ mệnh phát triển, cổ vũ, nâng
đỡ kịp thời các nhân tố về kinh tế trong thực tiễn cuộc sống là nhiệm vụ quan
trọng của báo chí cách mạng Lào.

11


Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc tuyên truyền
thông tin kinh tế đã phát huy vai trị định hướng tư tưởng chính trị, góp phần
tích cực chống những thông tin và quan điểm tư tưởng sai trái, cổ vũ, động
viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, năng động sáng

tạo trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào việc xây dựng con
người mới, xây dựng xã hội ngày một tiến bộ, văn minh. Trong Đại hội báo
chí tồn quốc lần thứ III năm 2007 khẳng định: “Báo chí khơng chỉ là vũ khí,
tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người cổ động tập thể, người tổ chức tập
thể, điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay” [17, tr. 6].
Trong thời kỳ tồn cầu hóa, báo chí tun truyền thơng tin kinh tế cịn
là thực hiện tốt chức năng đối ngoại. Các mơ hình kinh tế của Lào được báo
Pasaxon giới thiệu với bạn bè quốc tế, cho họ hiểu, thấy được về mảnh đất
Lào tươi đẹp, kiên cường, anh dũng với những con người mang nhiều tốt đẹp;
trong chiến đấu bảo vệ đất nước anh hùng bất khuất, thủy chung, có lịng yêu
nước, tha thiết, trong lao động sản xuất, xây dựng đất nước thì năng động,
sáng tạo, vượt khó vươn lên làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp
phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Vai trị của tun truyền thơng tin kinh tế trên Paxaxon nhằm mục đích
phổ biến, truyền bá những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu của
công nghệ, những phát minh, sáng kiến là kết quả lao động miệt mài của các
tập thể, cá nhân, áp dụng rộng rãi vào đời sống xã hội, vào sản xuất, nâng cao
năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân
cư, tạo thành những phong trào thi đua, nhân rộng ra toàn xã hội, thúc đẩy các
mục tiêu kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, có điều kiện thực hiện được các
chính sách xã hội; xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những
người có hồn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Thơng qua đó giáo dục truyền thống
tốt đẹp, cái hay, cái tốt, những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đồn kết dân tộc,
con người Lào thể hiện được chính sách nhân đạo của Nhà nước Lào mà Nghị
quyết Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Báo chí, xuất bản làm tốt chức năng

12


tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội. Giới thiệu
gương người tốt, việc tốt, những người làm kinh tế giỏi, coi trọng nâng cao
tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thơng tin” [10, tr. 116].
1.5 Vị trí của báo Paxaxon trong hệ thống báo chí của nước Cộng
Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Báo chí cách mạng Lào ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX trong
hoàn cảnh hết sức khó khăn, phức tạp, đó là thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Báo chí cách mạng Lào lúc đó đã xuất hiện với hình thức
rất đơn giản, đó là những tờ truyền đơn, những tranh đả kích, châm biếm,
biếm họa… nhằm tuyên truyền mục đích cách mạng, phương thức tổ chức
hoạt động của các tổ chức cách mạng: phê bình, châm biếm, tố cáo tội ác của
thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước.
Khi đó, mặc dù nội dung phản ánh còn chưa phong phú, còn sơ sài,
việc truyền bá còn chưa sâu rộng quần chúng nhân dân, chưa đáp ứng được
nhu cầu đòi hỏi về thơng tin, nhưng báo chí cách mạng Lào đã góp phần thực
hiện nhiệm vụ lớn, là vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết cùng nhau
đứng lên, chống giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước. Báo chí thực sự là
vũ khí chính trị sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân và bè lũ tay
sai phản động. Những người làm báo lúc bấy giờ trình độ chun mơn nghiệp
vụ cịn thấp, nhưng đã dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, thách thức, kiên trì với mục tiêu cách mạng, có lịng u nước, yêu dân,
sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì dân. Nhiều người cũng đã tận dụng cả tinh
thần và vật chất của mình với lịng mong muốn làm sao cho được nhiều tờ
đơn để tuyên truyền mà không cần sự đền đáp. Trong thời kỳ này, những
người viết tin, bài rất ít, hầu hết kiêm cả Tổng biên tập, đi lấy tin, viết tin,
công cụ in ấn rất thô sơ, đơn giản và công việc phát hành cũng rất khó khăn.
Các tờ truyền đơn do Xứ ủy Đảng Ai Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
13



Sản Đơng Dương ấn hành. Ơng Cay Sỏn Phơm Vi Hản được cử làm trưởng
ban cơ quan tuyên truyền và ông Sỷ Sa Na Sỷ Sản làm phó ban.
Năm 1946 - 1949, một bản tin bí mật dần dần được hoàn thiện và là
tiền thân của tờ báo cách mạng đầu tiên của Lào, đó là tờ tin Xamakhi tham
(Tình đồn kết) ra đời ở miền Đơng của Lào, do đồng chí Nu Hắc Phum Sa
Văn chỉ đạo. Mặc dù số in ấn và phát hành rất ít, nhưng nó được đơng đảo
tầng lớp nhân dân Lào đón đọc. Cơng cụ in ấn bằng Ly tô. Tờ này, hoạt động
trong cơ chế gọn nhẹ. Từ tổng biên tập đến những người làm kỹ thuật, người
viết tin đều phải đi viết tin, biên tập, tổ chức xuất bản và phát hành. Do hoạt
động bí mật, cơ quan phải đặt trong hang núi sâu và ln di chuyển và sơ tán
vì bị địch phát hiện.
Ngày 13/08/1950, Đảng NDCM Lào đã tổ chức Đại hội đại biểu nhân
dân toàn quốc. Đại hội đã ra quyết định xây dựng “Neo Lao Itsala” và “Lắt
Tha Ban To Tạn” (Chính phủ kháng cự) do đồng chí Su Pha Nu Vông làm chủ
tịch Neo Lao Itsala và làm Thủ tướng của Chính phủ kháng cự, đồng thời ra
quyết định thành lập tờ báo mang tên là: Lào Kủ Sạt (Lào cứu nước), sau đó
đổi tên thành tờ báo Lào Itsala - tiền thân của báo Pasaxôn (Nhân Dân) ngày
nay. Báo Lào Itsala đã trở thành công cụ sắc bén về lý luận và trở thành tiếng
nói đáng tin cậy của Đảng NDCM Lào yêu nước.
Trước bước phát triển mới của tình hình cách mạng Lào, ngày
06/01/1956, Đại hội mặt trận Lào Itsala tổ chức tại tỉnh Hủa Phăn quyết định
đổi tên Neo Lao Itsala thành Neo Lao Hắc Xạt nghĩa là Lào yêu nước. Đồng
thời, để đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng Đảng NDCM Lào đã thống
nhất đổi tên báo Lào Itsala thành báo Lào Hắc Xạt, do đồng chí Sỷ Sa Na Sỷ
Sản làm Trưởng ban và coi tờ báo này là tiếng nói của Đảng, là vũ khí sắc bén
của Nhà nước và nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Tờ báo
này được xuất bản hàng tuần, với số lượng in là 2.500 - 3.000 bản/kỳ. Báo
Lào Hắc Xạt với trọng trách và vinh dự là tiếng nói của Mặt trận u nước
Lào đấu tranh vì hịa hợp dân tộc, và tuyên truyền pục vụ cho quần chúng

14


nhân dân Lào thống nhất lần I. Nội dung tuyên truyền lúc đó là thơng tin
chính sách hịa bình, tập trung và đấu tranh cho phía Viêng Chăn, thực hiện
nhiệm vụ đúng đắn với đường lối của Đảng, đặc biệt là đấu tranh chống lại
các âm mưu chia sẽ sự thống nhất của nhân dân các bộ tộc Lào và cản trở tự
do của nhân dân.
Tháng 8/1966, Trung ương Đảng NDCM Lào đã cho ra đời tờ báo Sẻng
Sa Vang (bình minh). Đây là một trong những tờ báo quan trọng của Đảng, là
tiếng nói của Trung ương Đảng và Nhà nước Lào. Tờ báo này được coi là “sổ
tay” của Đảng trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Báo xuất bản hàng tháng,
mỗi ký in 250 - 300 bản. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc in ấn, nhưng
tờ báo này đã đóng góp to lớn vào việc tun truyền, nâng cao trình độ nhận
thức chính trị, quan điểm, năng lực của đảng viên cũng như quần chúng đối
với Đảng.
Tháng 11/08/1975, sau khi cách mạng dân tộc dân chủ giành được
thắng lợi hoàn toàn báo Lào Hắc Xạt đã đổi tên thành báo Xiêng Pasaxơn
(tiếng nói của nhân dân), do sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan Mặt trận Neo
Lao Hắc Xạt, tại Thủ đô Viêng Chăn và phát hành hàng ngày, với số lượng
phát hành từ 8.000 - 10.000 bản/kỳ. Cuối năm 1975, thuộc cơ quan chủ quản
là Bộ tuyên truyền, Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, do đồng chí Sỷ Sa Na
Sỷ Sản làm Tổng biên tập. Tờ báo này có nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động,
biểu dương về mọi mặt như chinh trị kinh tế, xã hội, tổ chức toàn dân đoàn
kết kháng chiến đến thắng lợi. Báo đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền,
giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, đem lại cho họ nhận thức chính trị
đúng đắn về tình hình của đất nước và nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi công dân.
Báo đã phản ánh có trọng điểm tình hình kháng chiến và cách mạng trong cả
nước, góp phần cổ vũ, động viên và bồi dưỡng kịp thời các cá nhân, tập thể và
phong trào yêu nước. Đánh giá sự đóng góp của báo chí với sự nghiệp cách

mạng, đồng chí Khăm Tay Sy Phăn Đon chủ tịch Đảng, Thủ tướng nước
CHDCND Lào khẳng định: “Ngành thơng tin và văn hóa của chúng ta luôn
15


gắn chặt với sự nghiệp cách mạng và gắn chặt với lịch sử của đất nước ta”.
Đồng chí nhấn mạnh, “Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta rất tự hào với quá
trình hình thành và phát triển của các phương tiện thơng tin đại chúng và tổ
chức văn hóa cách mạng cũng như sự đóng góp của nhà báo” [32, tr. 70].
Có thể nói rằng hiện nay, cơng tác báo chí ở Lào đã được cải thiện và
phát triển nhanh chóng về mặt quy mơ, số lượng cũng như chất lượng, khả
năng cung cấp thông tin cho xã hội. Theo thống kê của Cục thông tin đại
chúng, Bộ thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào năm 2015, cả nước Lào hiện có
hơn 100 cơ quan báo chí với hơn 60 tờ báo và tạp chí.
*Về báo Paxaxon
Báo Paxaxơn là cơ quan ngôn luận của Đảng NDCM Lào, là tiếng nói
của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào. Ngày 22/3/1983, Đại hội III Đảng đã
ra quyết định đổi tên báo Xiêng Paxaxon thành báo Paxaxon (nhân dân). Báo
Pasaxon là một tờ báo ngày. Đồng thời đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ
chính là tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước Lào tới các tầng lớp nhân dân. Báo chí là phương
tiện đối ngoại của Nhà nước Lào.
Từ năm 1986 - 1996, thời bao cấp báo Paxaxon đã có số lượng là
11.000 bản/ngày. Để giảm được chi phí từ ngân sách của Nhà nước, từ năm
1990, báo Paxaxon đã bắt đầu chú trọng đăng tải các trang quảng cáo hàng
hóa để có thêm nguồn thu chi. Trước yêu cầu đăng tải thơng tin kinh tế quảng cáo hàng hóa và dịch vụ, năm 2000, Ban biên tập báo Pasaxon đã tăng
thêm số trang từ 4 trang lên 6 trang, năm 2004 tăng lên 8 trang và đến nay là
12 trang.
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, Ban biên tập báo
Paxaxon đã chính thức cho in 4 màu với nhiều hình ảnh đẹp trên các trang.

Báo được Nhà nước bao cấp về tài chính và hoạt động có tính độc quyền của
Nhà nước.

16


Hiện nay, báo Paxaxon xuất bản hàng ngày với khổ giấy 37cm x 52cm.
Báo in 12 trang, trong đó có 7 trang làm nhiệm vụ đăng tải tin, bài, ảnh làm
nhiệm vụ tun truyền chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và 5 trang
dành cho quảng cáo. Báo Pasaxon được phát hành rộng rãi trên toàn quốc,
trong đó độc giả chủ yếu là cán bộ, đảng viên, cơng nhân viên, các cơ quan
chính phủ, doanh nghiệp, địa phương. Một số ít báo được phát hành ra nước
ngồi, chủ yếu là phục vụ cho các Đại sứ quán Lào tại nước ngoài và kiều bào
Lào đang sinh sống ở nước ngoài. Hiện nay, số lượng phát hành của tờ báo so
với trước thì giảm xuống chỉ cịn 5.000 bản/ngày, vì phải chú trọng đến chất
lượng cả về nội dung cũng như hình thức, đảm bảo để báo đứng vững trong
nền kinh tế thị trường, đặc biệt là báo đã tự hoạch tốn về in ấn và phát hành,
khơng có bao cấp của Nhà nước.
Trải qua 67 năm xây dựng và trưởng thành, từ buổi đầu chỉ có 13 cán
bộ, phóng viên, cơ sở vật chất thơ sơ, lạc hậu, đến nay cơ quan báo Pasaxon
đã có trụ sở khá tốt với hơn 60 cán bộ, phóng viên, cơng nhân viên. Chi bộ
báo Pasaxon có 30 đảng viên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Trong sạch
vững mạnh”. Riêng đội ngũ nhà báo, phóng viên báo Paxaxon có 26 người,
trong đó trình độ đại học báo chí 8 người, 6 người trình độ thạc sĩ, cịn lại
thuộc ngành khoa học xã hội.
Nhân dịp chào mừng 25 năm kỷ niệm ngày thành lập nước CHDCND
Lào, ngày 26/11/1990, Ban biên tập báo Paxaxon đã cho phát hành ấn phẩm
phụ, đó là tờ báo Paxaxon Chủ Nhật, báo có khổ giấy là 30cm x 41,5cm, gồm
có 16 trang và phát hành mỗi tuần một số với nội dung chủ yếu tuyên truyền
cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Báo

có số lượng xuất bản 2000 bản/kỳ/tuần.
Ngày 01/01/2007, Ban biên tập báo Paxaxon đã cho xuất bản thêm ấn
phẩm Paxaxon Kinh tế - xã hội với khổ giấy 37cm x 52cm và có 12 trang, là
báo ngày với số phát hành 1.500 bản/ngày. Nội dung chủ yếu ấn phẩm này là
tuyên truyền về các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước Lào.
17


Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 2003 cơ
quan báo đã thành lập trang website (http/:www.pasaxon.org.la) nhằm phục
vụ cơng chúng rộng rãi trong và ngồi nước. Đến nay, trang web đã có số
lượng người truy cập trên 1.000.000 lượt.
Về bộ máy tổ chức của báo Paxaxon hiện nay, có 6 Ban bao gồm:
Ban văn phịng và phát hành, Ban tịa soạn - market, Ban chính trị - kinh tế,
Ban văn hóa - xã hội, Ban tin quốc tế và Ban chủ nhật. Trong Ban biên tập
có 1 Tổng biên tập và 3 phó Tổng biên tập. Với trách nhiệm được phân công
như sau:
-

Tổng biên tập phụ trách chung và đồng thời trực tiếp chỉ đạo Ban văn phịng
và phát hành.

-

Một phó Tổng biên tập phụ trách Ban chủ nhật.

-

Một phó Tổng biên tập phụ trách Ban chính - kinh tế và Ban Văn hóa - xã hội.


-

Một phó Tổng biên tập phụ trách Ban tin quốc tế và Ban tòa soạn - market.
Đại hội Đảng lần thứ IV của Đảng NDCM Lào ngày 13/11/1986, đã đề
ra đường lối đổi mới, nhằm tạo ra một bước ngoặt trong xây dựng và bảo về
đất nước. Thông tin diễn biến của Đại hội đã được báo Pasaxon chuyển tải kịp
thời. Báo Pasaxon đã trở thành người đứng đầu trong việc tuyên truyền, triển
khai đường lối đổi mới của Đảng. Đại hội IV đã thể hiện tính đồn kết, thống
nhất trong nội bộ Đảng thể hiện tinh thần, ý chí cách mạng của tồn Đảng
trong việc thực hiện đường lối đổi mới tồn diện đất nước.
Trong suốt q trình phát triển, dù ở giai đoạn cách mạng nào, báo
Paxaxon cũng bám sát nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong sự
nghiệp đổi mới, báo Paxaxon vẫn giữ vững tơn chỉ, mục đích của tờ báo Đảng
khơng ngừng tự đổi mới mình vì sự nghiệp báo chí và đổi mới đất nước. Hoạt
động báo chí không nghĩ đến thương mại, mà luôn bám sát chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; sự chỉ đạo, lãnh đạo của
Đảng. Báo Paxaxon thực hiện tốt vai trị nhiệm vụ của mình là tun truyền,
18


giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thường
xuyên sâu sát cuộc sống và thực tiễn phong trào cách mạng, phát hiện và kịp
thời tuyên truyền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới, theo tinh thần các Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, của các tầng lớp
nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, làm dấy lên phong
trào thi đua yêu nước, động viên nhân dân tích cực học tập, lao động, sản
xuất, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bước sang giai đoạn hội nhập với nhiều cơ hội thì cũng khơng ít khó
khăn và thử thách. Báo Paxaxon đã xác định sẽ tiếp tục bám sát chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng
viên, cộng tác viên chính quy, chun nghiệp, đưa tờ báo ngày càng lớn
mạnh, xứng đáng là diễn đàn của Đảng, của chính quyền và nhân dân Lào.
1.5.2 Kết cấu nội dung và hình thức của báo Paxaxon
Kết cấu nội dung báo Paxaxon là tờ báo ngày với số phát hành 5000
bản/kỳ, với khổ giấy 37cm x 52cm. Báo in 12 trang, trong đó có 7 trang làm
nhiệm vụ đăng tải tin, bài, ảnh làm nhiệm vụ tun truyền chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, xã hội và 5 trang dành cho quảng cáo. Báo Paxaxon được
phát hành rộng rãi trên toàn quốc.
Trang nhất là trang quan trọng đăng tải tin, bài về chính trị, tin lễ tân,
tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bài xã luận, chính luận. Báo
Paxaxon số ra ngày 25/11/2016 đăng tin và ảnh của hai lãnh đạo Lào –Việt
Nam; “Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam thăm
chính thức nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào”, chuyến thăm Lào của
đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng bí thư Ban chấp hành
Trung ương Đảng NDCM Lào Bun Nhăng Vo La Chít đánh giá cao, thể hiện
rõ mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam ngày càng nở hoa kết trái. Đây là mối
quan hệ hữu nghị đặc biệt mà không nước nào trên thế giới này có như Lào và
Việt Nam. Cũng trên trang này có bài; “Lào – Việt Nam tăng cường sự hợp
tác việc kiểm soát”, lãnh đạo hai nước đã trao đổi bài học kinh nghiệm trong

19


cơng tác kiểm tra nhà nước, kiểm sốt. Hai bên cùng nhau ôn lại những biên
bản hợp tác giữa Ban kiểm tra nhà nước Lào và Ban kiểm tra Việt Nam, và tin
“Hội nghị quan chức câp cao các nước tiểu vùng Mekong”, các nước tiểu
vùng sông Mekong tham ra đã trao đổi phối hợp về các vấn đề phòng chống
vụ buôn bán người qua biên giới. “Hội nghị quan chức hiệp hội Văn hóa – Xã
hội ASEAN lần thứ 21” số ra ngày 31/8/2016. Cung trong số này đăng tin

“Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp Ban tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam”.
Trang 2 là trang tiếp theo những tin, bài từ trang 1 và đăng các tin vắn,
tin ngắn những sự kiện trên xảy ra ở các tỉnh trên địa bàn cả nước.
Trang 3 là trang tin trong nước dăng những tin về kinh tế - xã hội, trang
này thường là đăng các tin, bài về vấn đề kinh tế, những tấm gương làm kinh
tế giỏi, người tốt việc tốt, nhưng chưa có chuyên mục cố định mà tùy theo
điều kiện thích hợp, có ngày thì đăng tin phúc lợi xã hội, cứu trợ và vân …
báo Pasaxon, số ra ngày 1/9/2016 đã đăng tin “Phôn Say bị thiệt hại hơn 25 tỷ
kíp do lũ lụt”, do mưa to ở nhiều nơi tại tỉnh Luông pra bang gây nên lũ lụt và
bị lụt nặng nhất là huyện Phôn Say, nhiều ngôi nhà của người dân, đồng ruộng
bị chìm trong nước, gây thiệt hại đường giao thơng đi lại khó khăn, “Phổng Sả
Ly cứu trợ cho những người bị lật thuyền”.
Trang 4 là chuyên về chính trị - kinh tế, những thông tin liên quan đến
hoạt động kinh tế - chính trị. Qua khảo sát trung bình các tin, bài mỗi ngày
khoảng 5 tin, bài. Trang này chủ yếu là đăng những thông tin kèm theo ảnh và
trú thích ảnh về kinh tế như; “Khăm Muộn phát triển nơng thơn tồn diện gắn
với lĩnh vực văn hóa-xã hội”, tức là tỉnh Khăm Muộn tập trung phát triển kinh
tế nơng nghiệp, khuyến khích người dân tham ra phong trào 3 dựng, “Công ty
King inter mở rộng chi nhánh tại Lào”, số ra ngày 5/9/2016, với mục đích đầu
từ vào lĩnh vực bất động sản, tài chính và ngân hàng, đồng thời là là cố vấn
đầu tư trong kinh doanh.
Từ trang 5-10 là trang quảng cáo.

20


Trang 9 là trang văn hóa – xã hội, đăng các tin, bài về phong tục tập
quán, đời sống của nhân dân lao động, phong cách sống của người dân. Ví dụ,
Lễ hội năm mới hay gọi là Bun Pi Mai Lào được tổ chức vào ngày 14-15-16

tháng 4 hàng năm như: “Bun Pi Mai Lào vui vẻ và an toàn”, ra ngày
14/4/2016, những ngày này, người dân Thành phố Viêng Chăn kéo nhau ra
đường chúc mừng bằng nước hoa, với lời chúc tốt đẹp nhất. Ngồi ra, bên bờ
sơng Mekong đắp cát thành những núi cát nhỏ quanh các gốc cây cổ thụ nơi
sân chùa. Đỉnh núi cát có cờ đuôi nheo, cờ phướn bằng những dợi lụa nhiều
màu sắc. Báo Pasaxon, số ra ngày 6/9/2016, đã có bài “Lào – Việt hợp tác về
tư pháp”, hai bên cùng nhau bàn bạc về sự hợp tác song phương, giúp đỡ lẫn
nhau trong lĩnh vực tư pháp, phía Việt Nam giúp bồi dưỡng nhân lực cán bộ
tư pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước Lào về bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian qua. Báo Pasaxon, số
ra ngày 7/9/2016, cả trang đều đăng các tin, bài về vấn đề ASEAN, như
“ASEAN ký tun bố về một ASEAN trong cơng tác phịng chống thiên tai”,
“ASEAN nhận 3 nước là thành viên hiệp ước hữu nghị và hợp tác”, “Hội nghị
hiệp hội ổn định Chính trị ASEAN lần thứ 14” và “Hội nghị Ban phối hợp
ASEAN lần thứ 18 về kết nối ASEAN”. “Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ
28-29 và Hội nghị cấp cao liên quan thành công tốt đẹp”, (số ra ngày
9/9/2016) giành cả trang về bài phỏng vấn các tri thức cảm nhận về Hội nghị
cấp cao ASEAN được tổ chức tại Lào, là một sự kiện trọng đại nhất mà Lào
đảm nhiệm và thành công tốt đẹp.
Trang 11 là chuyên trang các tin, bài về những sự kiện xảy ra ở nước
ngồi, ít nhất là đăng khỏang 7 tin, trong đó có 1-2 tin về kinh tế. Trong trang
này có chuyên mục về các nước ASEAN, ra vào ngày thứ sáu hàng tuần, các
tin, bài được giới thiệu về các nước thành viên ASEAN như: “ASEAN là một
khu vực có sự trưởng thành bền vững” của anh Sỉ Văn, số ra ngày 9/9/2016,
vì ASEAN là một khu vực phát triển liên tục nhất là phát triển kinh tế, dân số
phần lớn là người trẻ và có Dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thu hút
21


các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Chuyên mục về giữ gìn sức khỏe ra vào

ngày thứ hai hàng tuần ví dụ; “Ăn hoa quả phịng chống ung thư” của Lủng
Đao, số ra ngày 28/11/2016, nội dung của bài là giới thiệu những người giữ
gìn sức khỏe nên ăn trái cây có lợi cho sức khỏe, nhất là các loại trái cây mát
bụng, gan và giúp tiêu hóa nhanh, “5,7 triệu người chết trên thế giới do tim
mạch đầu não”, của Bun My, số ra ngày 19/12/2016, “Thức ăn giúp phòng
ngừa ung thư”, của Lủng Đao, số ra ngày 12/12/2016.
Ngoài ra, trên trang quốc tế này cũng đăng bài báo về các sự kiện của
các nước và khu vực, nhiều nhất là bài báo về phát triển kinh tế và kèm theo
anh minh họa, ngày mồng 8/12/2016 có đăng 2 tin, bài về sự phát triển kinh tế
của các nước “Doanh nghiệp đăng ký mới tại Việt Nam tăng lên”, theo
thống kê của Tổng cục thống kê quốc gia kể từ đàu tháng 1 đến tháng 11 năm
2016, cả nước có 100.160 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó nổi bật nhất
là ngành bất động sản và đất đai, “Nga mua vàng gần 1,5% của số lượng
vàng thế giới”, Bình Thuận sử dụng nhà máy nhiệt điện gió Phủ Lạc”, số
ra ngày 29/11/2016, công ty cổ phần nhiệt điện gió Bình Thuận thơng báo
hồn thành và đưa vào hoạt động chính thức nhà máy nhiệt điện Phủ Lạc tỉnh
Bình Thuận. Đây là nhà máy thứ ba của tỉnh Bình Thuận sử dụng năng lượng
gió với vốn đàu tư 1.000 tỷ đồng, là vay vốn từ ngân hàng KFW của Đức,
“Ngân hàng Brics đầu tư vào các nước thành viên đầy đủ”, số ra ngày
30/11/2016, ngân hàng phát triển mới nổi của các nước trong nhóm Brics đâu
tư vào các nước thành viên đủ cả năm nước 2 Dự án như: Dự án nhà máy
nhiệt điện gió tại huyện Phú Chiển Trung quốc với trị giá 2000 triệu nhân dân
tệ và Dự án đường bộ tại bang Man Ya của Ấn Độ, với trị giá 360 triệu USD
mỹ, trước đây ngân hàng Brics đã phê duyệt 7 Dự án có trị giá 1.500 triệu
USD mỹ.
Trang cuối cùng là trang 12, một nửa trang là chuyên mục thể thao và
văn nghệ trong nước và quốc tế, nhưng phần lớn là tin thể thao trong nước
như; “Câu lạc bộ quân đội giành huy chương vàng lần thứ 3 võ đài giành
22



cúp Đại sứ Hàn quốc”, số ra ngày 5/12/2016, hàng năm Đại sứ quán Hàn
quốc tại Lào đã phói hợp với Bộ giáo dục và thể thao Lào cùng tổ chức chơi
thể thao võ đài để tăng mối quan hệ giữa hai nước cũng như khuyến khích vận
động viên thế hệ trước và mới cớ sự hoạt động thi đua để thu thập điểm giành
quyền vào Hội thể thao toàn quốc tại tỉnh Xiêng Khoảng năm 2018 tới, cung
trong số này “Câu lạc bộ Udo Viêng Chăn giành chủ huy chương vàng 2
lần liên tiếp, cuộc thể thao Udo toàn quốc lần thứ 8 giành cúp Bộ trưởng Bộ
giáo dục và thể thao và thể thao môn Udo hữu nghị thanh thiếu niên lần thứ 6
năm 2016, để tạo điều kiện cho thanh niên quan tâm đến thể thao và yêu
thích thể thao hơn, “Hội âm nhạc quốc tế tại Văng Viêng ”, số ra ngày
6/12/2016, Hội âm nhạc này với sự tham gia của các nhạc sĩ, cac sĩ nổi
tiếng của các nước, là để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đi tham
quan huyện Văng Viêng tỉnh Viêng Chăn là danh lam thắng cảnh tươi đẹp
nhất ở Trung Lào và tạo thu nhập cho người dân, tạo thành sức mạnh cho
ngành du lịch Văng Viêng nhiều khách biết đến. Đối với thể thao quốc tế
không đưa thường xuyên chỉ khi nhân dịp Thế vận hội Olampics, bóng đá
thế giới thì mới đưa tin.
1.5. 3 Vai trị của báo Paxaxon trong vấn đề tuyên truyền kinh tế
Trong q trình hoạt động, báo chí cách mạng Lào đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước, đã vận dụng
sáng tạo quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về tuyên
truyền kinh tế, đồng thời khẳng định được vai trị và tầm quan trọng khơng
thể thiếu của báo chí nói chung, cơng tác tun truyền kinh tế trong công cuộc
đấu tranh giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Đó là vai trị định hướng
dư luận, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, để xây dựng một nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Sứ mệnh phát triển, cổ vũ, nâng
đỡ kịp thời các nhân tố mới, thông tin kinh tế trong thực tiễn cuộc sống là
nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng Lào.


23


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, báo chí đã
tuyên truyền, biểu dương những vấn đề nổi bật, khơi lên tinh thần yêu nước,
động viên tầng lớp nhân dân ra trận, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, đồng thời động viên “hậu phương thi đua với tiền phương”
cùng quyết tâm lập công chiến thắng quân thù.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc tuyên truyền
kinh tế thơng tin đã phát huy vai trị định hướng tư tưởng chính trị, góp phần
tích cực chống những thơng tin và quan điểm tư tưởng sai trái, cổ vũ, động
viên tồn Đảng, tồn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, năng động sáng
tạo trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào việc xây dựng con
người mới, xây dựng xã hội ngày một tiến bộ, văn minh. Trong Đại hội báo
chí tồn quốc lần thứ III năm 2007 khẳng định: “Báo chí khơng chỉ là vũ khí,
tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người cổ động tập thể, người tổ chức tập
thể, điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay” [17, tr. 6].
Trong thời kỳ tồn cầu hóa, báo chí tun truyềnchính trị, kinh tế cịn là
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Các nổi bật và nhất là sự phát
triển kinh tế của Lào được báo chí giới thiệu với bạn bè quốc tế, cho họ hiểu,
thấy được về mảnh đất Lào tươi đẹp, kiên cường, anh dũng với những con
người mang nhiều tốt đẹp; trong chiến đấu bảo vệ đất nước anh hùng bất
khuất, thủy chung, có lịng u nước, tha thiết, trong lao động sản xuất, xây
dựng đất nước thì năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm ra nhiều của
cải vật chất cho xã hội, góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng,
Nhà nước.
Vai trò của tuyên truyền kinh tế trên báo chí nhằm mục đích phổ biến,
truyền bá những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu của công
nghệ, những phát minh, sáng kiến là kết quả lao động miệt mài của các tập
thể, cá nhân, áp dụng rộng rãi vào đời sống xã hội, vào sản xuất, nâng cao

năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân
cư, tạo thành những phong trào thi đua, nhân rộng ra toàn xã hội, thúc đẩy các
mục tiêu kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, có điều kiện thực hiện được các
24


chính sách xã hội; xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những
người có hồn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Thơng qua đó giáo dục truyền thống
tốt đẹp, cái hay, cái tốt, những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đoàn kết dân tộc,
con người Lào thể hiện được chính sách nhân đạo của Nhà nước Lào mà Nghị
quyết Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Báo chí, xuất bản làm tốt chức năng
tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội. Giới thiệu
gương mẫu người làm kinh tế giỏi, coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo
dục và tính chiến đấu của thông tin” [10, tr. 116].
Tiểu kết chương 1:
Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm về tuyên
truyền kinh tế, kinh tế-thông tin kinh tế hiệu quả và hiệu quả của báo chí; hệ
thống quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Cay Sỏn Phôm Vi
Hản, của Đảng, Nhà nước Lào về tun truyền kinh tế trên báo chí. Ngồi ra,
tác giả cũng đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và yêu
cầu nhiệm vụ đối với báo chí trong việc tuyên truyền kinh tế. Phần lý luận căn
bản mang tính chất xương sống, dẫn dắt người viết đi sâu, tìm hiểu việc báo
Pasaxon đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền kinh tế như thế nào. Vấn đề này
sẽ được làm sáng tỏ ở chương 2 trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học đã phân
tích và khảo sát thực trạng cơng tác thông tin tuyên truyền kinh tế của báo
Pasaxon.

Chương 2:
25



×