Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.82 KB, 5 trang )
Lời khuyên sau khi thăng chức
Sau nhiều năm chứng tỏ khả năng chuyên môn và sự tận tụy của mình
với công việc, bạn được thăng chức một cách xứng đáng. Thăng chức hẳn là
một điều hay nhưng nếu bạn không có những quyết sách hợp lý, việc thăng
chức thậm chí còn là gánh nặng. Còn gì đáng sợ hơn khi bỗng chốc bạn lặn
ngụp giữa rất nhiều việc khác nhau ở cương vị mới: đảm bảo tiến độ công
việc cho cả nhóm, đáp ứng những chỉ thị riêng của cấp trên, quan tâm đến
từng nhân viên dưới quyền…
Có những điều bạn cần thực hiện nếu muốn giữ vững chức vụ hiện tại và
vững vàng với những bước tiến sau này.
Thứ nhất, về nhận thức, bạn cần phải hiểu rằng mặt sau của việc thăng tiến
là sự cô đơn. Bạn phải chịu trách nhiệm một cách độc lập hơn, sẽ có nhiều người
đồng nghiệp cũ trước là bạn bè nay là cấp dưới của bạn. Dù thế nào, ứng xử giữa
hai bên sẽ có phần xa cách. Hãy chấp nhận điều đó và làm chủ cảm xúc của mình
để có thể cư xử đúng hoàn cảnh: trong công việc chung thì công minh, quan hệ
thường ngày thân mật điềm tĩnh.
Thứ hai, nhìn mọi việc với góc nhìn rộng hơn. Mỗi người trong công ty
đều có những vai trò khác nhau, làm lãnh đạo cần có tầm nhìn bao quát, nhìn nhận
sự việc trong những mối quan hệ biến đổi. Ban đầu, bạn sẽ mất nhiều thời gian để
làm chủ tình hình. Hãy suy nghĩ cân nhắc bất cứ lúc nào có thể. Tránh việc tập
trung vào chuyên môn quá nhiều mà hết thời gian suy nghĩ đến việc điều hành
chung, đây mới là nhiệm vụ chính ở cương vị mới.
Thứ ba, luôn đề cao tính mục đích. Hãy vì hiệu quả công việc chung trước
tiên. Bạn hãy luôn đặt cho mình câu hỏi, bạn đang làm vì điều gì, làm thế nào để
đạt được mục tiêu đó tốt nhất, điều gì cản trở bạn? Khi là người đứng mũi chịu
sao, điều tiếng đôi lúc không tránh khỏi, bạn đã chuẩn bị đối mặt với thách thức
như thế nào. Những ai bạn cần nghe, những ai cần bỏ qua. Hãy xuất phát từ lợi ích