Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tại sao bị đau lưng nên đi bơi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.04 KB, 7 trang )

Tại sao bị đau lưng nên đi bơi

Để chữa đau lưng, bạn không thể chỉ dùng thuốc mà còn phải kết hợp
với tập luyện. Trong đó, bơi là môn thể thao tốt nhất giúp cải thiện chứng đau
lưng.
Thường khi chữa đau lưng, người ta dùng các loại thuốc chống viêm, giảm
đau, thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, ở một số người bị đau dạ dày, hành tá tràng, việc
dùng các loại thuốc này dễ gây biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
Vì vậy, phải kết hợp dùng thuốc với tập thể dục chữa bệnh và chơi một số môn thể
thao thích hợp.
Thời gian đầu, bạn cần tập một số động tác thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên tắc là thong thả, nhẹ nhàng, không gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp
thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần cường độ để tăng tính linh hoạt của cột sống, sức
mạnh của các khối cơ và dây chằng ở vùng lưng, tạo sự cân bằng các tư thế cột
sống, giảm dần cảm giác đau.
Giai đoạn đầu, có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ thuốc, chỉ kết
hợp tập luyện và xoa bóp.
Sau một thời gian tập thể dục chữa bệnh, triệu chứng đau lưng giảm nhiều
thì có thể kết hợp với tập bơi, đi bộ nhanh hay đi bộ nhanh kết hợp luân phiên
chạy bước nhỏ. Trong đó, tập bơi là phương pháp tập luyện phù hợp nhất vì ở
những người đau thắt lưng do bệnh lý, việc tập đi bộ nhanh hay chạy bước nhỏ
làm tăng gánh nặng với các khớp và có thể khiến bệnh trạng ở các khớp cột sống
trầm trọng hơn.
Tại sao tập bơi lại tốt với người bệnh đau lưng? Trong môi trường nước,
lực hấp dẫn (trọng lực) giảm. Khi bơi, hầu như các khớp ở chân và cột sống không
chịu tác động của trọng lượng cơ thể. Chức năng hệ thống tim mạch và hô hấp
được củng cố, phát triển sức bền chung mà không ảnh hưởng đến các khớp.
Hơn nữa, trong quá trình tập bơi, các nhóm cơ lưng được củng cố, các khớp
được nuôi dưỡng tốt hơn, có thể kiềm chế và giảm quá trình thoái hóa ở các khớp,
giảm tần suất tái phát của bệnh.
Do đặc thù của môi trường nước, gánh nặng lên hệ thống tuần hoàn khi tập


bơi thấp hơn so với khi tập chạy. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả rèn luyện sức khỏe
của tập bơi, phải dần dần phát triển tốc độ bơi đủ lớn để tần số mạch đạt trên 125-
130 nhịp/phút.
Các động tác hít vào và thở ra khó khăn do áp lực của nước lên ngực người
bơi, bởi vậy tập bơi giúp phát triển hệ thống hô hấp và gia tăng dung tích sống của
phổi.
Do lực cản và tính chất dẫn nhiệt của nước lớn nên tiêu hao năng lượng khi
bơi cao hơn khoảng 4 lần so với đi bộ cùng tốc độ. Và như vậy, tập bơi là một
phương pháp tuyệt vời để giảm trọng lượng thừa của cơ thể (béo phì cũng là một
nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng và các khớp chân).
Ngoài ra, môi trường lạnh của nước còn có tác dụng nâng cao khả năng
chống đỡ của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi của môi trường (nóng, lạnh ) do cơ
thể được tôi luyện.
Khi tác động lên các thụ thể trên da, nước làm tăng hoạt tính của các dòng
điện sinh học, làm cho các tế bào thần kinh hoạt động mạnh hơn, cân bằng các quá
trình hưng phấn và giảm ức chế của vỏ não, nhanh chóng loại bỏ những dấu vết
mệt mỏi do làm việc trí óc căng thẳng.
Để tập bơi đạt hiệu quả chữa bệnh và củng cố sức khỏe, cần tập 3 buổi
trong một tuần (cách ngày), nâng dần thời gian tập để mỗi buổi có thể kéo dài 25-
30 phút. Tập luyện phải thường xuyên, liên tục. Tăng tốc độ bơi dần dần vào các
buổi để khi bơi, tần số mạch đạt 125-130 nhịp/phút.


Đau ngực triệu chứng khó đoán bệnh

Các báo y khoa Pháp thường đăng dưới tiểu đề “thực tiễn” vấn đề có -
ích trong hành nghề hằng ngày. Tác giả đều là bậc thầy, báo thuộc loại
nghiêm túc; có thể tin cậy hoàn toàn cả về chuyên môn, cả về kinh nghiệm.
Có thể là những trả lời ngắn gọn từ câu hỏi của người hành nghề thực
tiễn. Có thể là đề tài lớn thuộc “chuyện hàng ngày”, không có gì mới mẻ,

không có gì giật gân… nhưng lại thấy… hay hay, nên chép lại. Mời các bạn
cùng đọc.
Rất nhiều chứng bệnh thực thể hay chức năng có triệu chứng đau
ngực.
- Chủ yếu là: một mặt, không bỏ sót một trường hợp cấp cứu; mặt
khác, hướng dẫn đúng người bệnh để được chữa trị tốt.
- Không có sự tương ứng giữa mức độ kêu đau của người bệnh với tình
trạng nghiêm trọng của chứng bệnh gây đau ngực.
Các nguyên nhân cần nghĩ đến:
Tim mạch: đau thắt ngực gắng sức, đau thắt ngực không ổn định, nhồi
máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, nghẽn mạch phổi, phẫu tích động mạch
chủ.
Hô hấp: bệnh phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.
Tiêu hóa và chấn thương
Tổng kê đầu tiên gồm: hỏi kỹ người bệnh, kiểu đau, các yếu tố nguy cơ.
Khám kỹ lâm sàng; X quang lồng ngực; điện tim, tỷ lệ troponin. 6 tiếng sau
đo lại tỷ lệ troponin, nếu vẫn còn dưới 0,35ng/ml, có thể loại bỏ chẩn đoán
nhồi máu cơ tim cấp.


×