Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận báo mạng_PHỎNG vấn TRÊN báo MẠNG điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.2 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: NHẬP MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ như vũ bão của mạng
Internet, báo mạng điện tử đã ngày càng khẳng định được vị thế của
mình. Với những ưu thế riêng như tính thời sự, tính tương tác, khả năng
lưu trữ thơng tin,… báo mạng đã và đang được nhiều người dùng ưa
chuộng hơn so với những loại hình báo chí khác như truyền hình, báo
giấy, phát thanh.
Tuy mới ra đời cách đây không lâu nhưng báo mạng điện tử ở nước ta
đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng ngày càng tơt hơn nhu cầu thơng
tin, giải trí của cơng chúng trong và ngồi nước…Để có một tác phẩm
báo mạng, người viết phải kết hợp nhiều kỹ năng để khai thác thông tin
như phỏng vấn, điều tra, khảo sát,…
Báo mạng cũng như các loại hình báo chí khác, đều sử dụng phỏng
vấn là một phương pháp để khai thác thông tin. Trong điều kiện bùng nổ
thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì
nó có khả năng khai thác thơng tin một cách khách quan và chân thực
nhất. Ngoài ra, phỏng vấn là cịn là một loại hình báo chí phổ biến, nó
xuất hiện ngay từ khi nghề báo mới ra đời.



2

2


Chẳng hạn như vào tháng 2 năm 2012, vụ việc cưỡng chế đất của
ơng Đồn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng , Hải Phòng gây nhiều tranh cãi
và được sự quan tâm theo dõi của công chúng, báo giaoduc.net đã tổ chức
giao lưu trực tuyến bàn luận về vấn đề nóng này với sự tham gia của
nhiều chuyên gia, khách mời có thẩm quyền. Cuộc giao lưu này đã thu
hút được hàng trăm nghìn lượt người xem, hàng chục nghìn người tham
gia gửi câu hỏi. Những ngày sau đó, hàng trăm các trang thông tin điện tử
đã đăng tải lại cuộc phỏng vấn này, đồng thời tạo ra một sức lan tỏa rộng
lớn trong cộng đồng thơng tin mạng.
Ngồi ra, phỏng vấn còn được sử dụng trong rất nhiều các trường
hợp khác và đã tạo ra những hiệu quả to lớn. Những cuộc trò chuyện với
những người nổi tiếng, những buổi giải đáp trực tuyến với những chuyên
gia hàng đầu, khai thác một vấn đề nào đó cho bài báo, phỏng vấn cũng
có vai trị quan trọng trong q trình tác nghiệp của các tờ báo mạng điện
tử.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề phỏng vấn trên báo mạng
làm đề tài cho bài tiểu luận hết môn học.
2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Phỏng vấn trong báo chí đã được nghiên cứu trong rất nhiều tài tiệu
khác nhau và cũng được chọn làm đề tài làm luận án, luận văn.
Chẳng hạn Luận án tiến sĩ Truyền thông đại chúng ‘Thể loại phỏng

vấn trên báo in Việt Nam hiện nay”của Lê Thị Nhã, 2010.
3.

Đối tượng nghiên cứu

Các bài báo có sử dụng phỏng vấn trên báo mạng điện tử. Khảo sát
trên 2 báo: dantri.com.vn, baodientu.chinhphu.vn.
4.
3

Phạm vi nghiên cứu
3


Từ ngày 1/10/2012 đến ngày 23/10/2012.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Đọc, nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê con số.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. PHỎNG VẤN TRONG BÁO CHÍ NĨI CHUNG
1.1

Khái niệm phỏng vấn.

Theo cách giải thích thơng thường thì phỏng vấn là sự giao tiếp bằng
ngôn ngữ giữa con người với nhau để thu nhận thông tin, tri thức mới
bằng cách hỏi và trả lời. Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích.

Trong báo chí, đây là một dạng bài viết theo dạng phóng viên hỏi và
người được phỏng vấn trả lời. (1)
Phỏng vấn là một thể loại báo chí phổ biến, trong đó nhà báo là người
chủ động đặt câu hỏi và hỏi chuyện trực tiếp một hoặc một vài nhóm
người nhằm khai thác thơng tin phục vụ cho yêu cầu và mục đích tuyên
truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng.(2)
1.2. Các dạng phỏng vấn.
Phỏng vấn có thể xem xét với hai tư cách: phương pháp phỏng vấn và
thể loại phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn: Trong phương thức hoạt động của nhà báo,
có 3 phương pháp chính: quan sát, thu thập tài liệu qua văn bản, và phỏng
4

4


vấn. Các phương pháp này gắn liền với nhau và được sử dụng song song
với nhau. Phương pháp phỏng vấn có những ưu điểm mà những phương
pháp khác khơng có được. Đối với loại thông tin bao gồm quan điểm, ý
kiến, suy nghĩ, tình cảm được thu thập chủ yếu bằng phương pháp phỏng
vấn là chắc chắn nhất. Bằng phỏng vấn có thể thu nhận được thơng tin về
các sự kiện, sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra, nhưng khơng được hoặc
khơng có điều kiện ghi nhận qua quan sát và văn bản. Phương pháp
phỏng vấn còn chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan hơn do các thông tin của
người trả lời phỏng vấn là những thông tin thuần tuý chủ quan.
Phỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí: Phỏng vấn là một
thể loại mà hình thức của nó là một cuộc nói chuyện giữa phóng viên và
người cung cấp thơng tin. Cụ thể trong đó nhà báo làm rõ sự kiện, sự việc
từ người có thẩm quyền hoặc được chứng kiến sự việc bằng các câu hỏi
được chuẩn bị từ trước hoặc ngay trong q trình phỏng vấn. Phỏng vấn

khơng chỉ đem lại thơng tin mà cịn đưa lại tồn bộ tiến trình diễn biến
cuộc hỏi chuyện, làm cho người đọc, người nghe, người xem thấy được
cả tính cách của người hỏi, người trả lời.(2)

CHƯƠNG 2. PHỎNG VẤN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

5

5


2.1 Tổng quan về phỏng vấn trên báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet.(3) Sự ra đời của
mạng Internet là một bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nó đã
liên kết cả thế giới thơng qua chiếc máy vi tính.(4)
Báo mạng cịn khá non trẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thế
nhưng với khả năng cung cấp lương thơng tin lớn, nhanh chóng và tính đa
phương tiện, báo mạng điện tử đã nhanh chóng tỏ ra chiếm ưu thế so với
các loại hình báo chí khác như: báo in, phát thanh hay truyền hình.
Báo mạng điện tử cũng như các loại hình báo chí khác cũng sử dụng
phỏng vấn như một phương pháp để khai thác thơng tin cũng như là thể
loại báo chí. Có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ về số lượng cũng như
chất lượng của các hình thức phỏng vấn trên báo mạng trong những năm
vừa qua. Khi tiến hành điều tra hoặc phân tích một vấn đề, một sự kiện
nào đó các phóng viên đều phải sử dụng phỏng vấn để lấy thông tin. Và
trên báo mạng các bài phỏng vấn chất lượng liên tục được đăng tải dưới
nhiều hình thức ngày càng xuất hiện nhiều, gần như là mỗi ngày.

2.2 Đặc điểm


6

6


Phỏng vấn trên báo mạng điện tử vẫn mang đầy đủ những đặc điểm
của thể loại phỏng vấn nói chung.
- Có sự tham gia của cơng chúng.
Phỏng vấn là loại hình báo chí thể hiện tính dân chủ cao nhất bởi sự
lôi cuốn tham gia đối với đông đảo công chúng. Xoay quanh chủ đề của
cuộc phỏng vấn hoặc xoay quanh các nhân vật được phỏng vấn, mọi
người đều có quyền gửi những thắc mắc, chia sẻ của mình để tham gia
vào buổi phỏng vấn.
- Khách quan, chân thực.
Thông qua việc trao đổi hỏi đáp không chỉ truyền tải nội dung thơng
tin mà cịn gắn liền với những sắc thái biểu cảm. Chính điều này đã góp
phần tạo nên tính chân thật cho thể loại phỏng vấn khiến người theo dõi
có cảm giác như đang được trực tiếp theo dõi.
Bên cạnh đó, sự can thiệp vào các ý kiến, tư tưởng, tình cảm của
người được phỏng vấn là hầu như khơng có. Phóng viên chỉ cịn là lựa
chọn các câu hỏi, sắp xếp và dẫn dắt câu chuyện theo chủ đề đã định
trước. Phóng viên khơng được thêm bớt, làm sai lệch những thông tin, tư
liệu mà người tham gia đã chia sẻ. Điều này liên quan đến mật thiết đến
quá trình tác nghiệp và đồng thời cũng phản ánh đạo đức của người
phóng viên.
Đặc điểm riêng của bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử
Mỗi loại hình báo chí như: báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng
điện tử sẽ có những đặc trưng riêng. Và phỏng vấn trên báo mạng cũng
không ngoại lệ.


7

7


Với báo mạng điện tử, việc tổ chức phỏng vấn có thể được thực hiện
ở bất cứ chỗ nào có mạng Internet và máy tính. Việc tác nghiệp sẽ trở nên
hết sức dễ dàng và thuận tiện. Ngoài ra, do tính tương tác cao nên người
đọc có thể vừa tham gia đặt câu hỏi cho phần phỏng vấn vừa có thể
nghiên cứu các thông tin liên quan hoặc làm một việc khác trong khi theo
dõi cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, do đặc tính đa chức năng nên báo
mạng có thể cung cấp các bài phỏng vấn dưới dạng văn bản hoặc video.
Phỏng vấn trên báo mạng trên phương diện thể loại là sân chơi
chung giữa khách mời và độc giả. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
thường phải sử dụng các biện pháp tóm tắt nội dung để độc giả tiện theo
dõi và tham gia cuộc phỏng vấn. Bởi đặc thù của phỏng vấn trên báo
mạng là có hàng nghìn độc giả tham gia nên lượng câu hỏi sẽ rất nhiều.
Tương ứng như vậy sẽ là số lượng những câu trả lời cũng sẽ rất lớn. Điều
này địi hỏi những người làm biên tập phải có sự tập trung cao để xử lý
công việc một cách hiệu quả.
2.3 Vai trị
-

Khai thác thơng tin về một vấn đề, sự kiện, nhân vật phục vụ cho
nhu cầu của độc giả và mục đích tuyên truyền của các phương tiện
truyền thông đại chúng.

-


Để nhân vật được phỏng vấn thể hiện ý kiến, suy nghĩ quan điểm
của bản thân.

-

Tạo môi trường tác nghiệp lý tưởng cho các phóng viên để nâng
cao trình độ nghiệp vụ.

-

Tạo điều kiện để độc giả được giao lưu với các nhân vật, cùng
tham gia bàn luận về một vấn đề nào đó, thể hiện tính tương tác
trên báo mạng điện tử. Đó là sự tham gia trực tiếp, dân chủ và hết
sức cần thiết của đông đảo cơng chúng vào mơi trường báo chí.

8

8


Điều này một mặt giúp nâng cao nhận thức và dần nâng tầm thành
ý thức của công chúng đối với báo chí.

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CÁC HÌNH THỨC PHỎNG VẤN TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
3.1 Phỏng vấn để khai thác thông tin
Khảo sát trên báo dantri.com.vn, từ ngày 1/10 đến 23/10/2012 đã có
133 bài báo sử dụng phỏng vấn là phương pháp để khai thác thông tin cho
bài viết. Trong 133 bài báo đó, ta có thể chia ta các dạng phỏng vấn như
sau (5):

-

Phân tích:

Khi có sự kiện hoặc vấn đề được xã hội quan tâm, các phóng viên nhà
báo thường gặp các chuyên gia và phỏng vấn họ. Các chuyên gia sẽ phân
tích các vấn đề, khả năng liên quan và đưa ra ý kiến của bản thân. Một số
bài báo tiêu biểu như sau: Kiện cáo bùng phát: Vì bỏ tiền thật, mua nhà
ảo!, Đừng kéo dài độc quyền vàng!, Tiền... đi đâu về đâu?, Việt Nam
nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám, Quảng cáo thực phẩm
chức năng chữa ung thư là tội ác!, Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục
Việt Nam.
Bài báo “Việt Kiện cáo bùng phát: Vì bỏ tiền thật, mua nhà ảo!” được
đăng tải vào ngày 22/10/2012 là những phân tích, chia sẻ của Luật sư Bùi
Quang Hưng, VP Luật BQH về về nguyên nhân kiện cáo các dự án bất
động sản bùng phát trong thời gian qua. Cuộc trao đổi với nhân vật dưới
hình thức hỏi đáp.
-

9

Nhân chứng:
9


Phóng viên sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn để khai thác thơng tin
về sự kiện nào đó vừa xảy ra. Có 2 đối tượng được phỏng vấn: người
chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện. Một số bài báo
tiêu biểu: Hiệu phó đánh học sinh chỉ vì nợ 6.000 đồng tiền mua sách?,
Phút sinh tử của nạn nhân chìm tàu trên vịnh Hạ Long, Cơ giáo kể giây

phút nghẹt thở đối diện kẻ bắt cóc.
Bài báo “Cô giáo kể giây phút nghẹt thở đối diện kẻ bắt cóc”, được
đăng tải vào ngày 11/10/2012 nằm trong chùm tin tức liên quan đến sự
kiện cơ, trị mầm non bị khống chế làm con tin ở thành phố Hồ Chí Minh
gây xơn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Sapo trích dẫn lời của cơ
giáo Vinh: “Thấy người thanh niên lao đến ôm cháu Tài chạy vào trong,
khống chế thêm bé Khôi, tôi vội chạy đến giải cứu thì người này lăm lăm
dao kề vào cổ bé Tài hét lớn “Vào là đâm, vào là đâm…” Phần nội dung
có sự đan xen giữa lời phóng viên tường thuật lại sự việc và lời kể của
nhân chứng có liên quan, trong bài báo này là lời của hai cơ giáo trường
mầm non. Các nhân chứng là người có mặt, trực tiếp tham gia hoặc
chứng kiến sự việc nên những gì tường thuật lại mang tính chất khách
quan.
-

Thơng tin:

Người được phỏng vấn, thường là người công tác trong một lĩnh vực
nào đó tiết lộ các dự án, quyết sách trong lĩnh vực của mình.Tiêu biểu là
bài báo “Nới lỏng” tối đa chính sách mua nhà thu nhập thấp đăng tải vào
ngày 18/10/2012. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã thay
mặt đưa ra những đề xuất trong dự thảo Nghị định đối với nhà ở xã hội
dự kiến ban hành cuối năm. Bài báo khơng trích dẫn lời mà tường thuật
lại những phát biểu của Thứ trưởng.
10

Ý kiến, chia sẻ:
10



Người được hỏi đưa ra ý kiến hoặc chia sẻ những suy nghĩ, những trải
nghiệm của của bản thân về một vấn đề nào đó. Đây là hình thức được sử
dụng nhiều nhất, chiếm đa số trong 133 bài báo. Tiêu biểu là: Cẩn trọng
với nghề part-time “nhạy cảm”, Dư âm 20/10: Cử nhân, chuyên viên BĐS
cũng đi… bán hoa, Nữ sinh tỉnh lẻ và hiểm họa dưới mái nhà trọ, Giới trẻ
đi “phượt”: Muốn nói ngoa, đi xa về mà nói, 70 nữ sinh trung học ngất
xỉu hàng loạt, Đàn ông “buôn thúng bán bưng”, “ĐT Việt Nam chưa đạt
điểm rơi phong độ”, Cơ giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”,
Ứng xử với “sốt” vàng?, Dự thảo trợ cấp giáo viên nghỉ hưu và nỗi đau
của nhà giáo.
Bài báo Cơ giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương” được đăng
tải vào ngày 12/10/2012. Những phần phỏng vấn trong bài bao gồm: giải
trình của cơ giáo Thủy- nhân vật chính của sự việc, ý kiến của thầy
Nguyễn Quang Tùng, phó hiệu trưởng Trường THPT Lơmơnơxơp nơi cơ
Thủy giảng dạy, ý kiến của học sinh, một phụ huynh và của Thầy Trần
Trung (tổ trưởng tổ văn Trường Lômônôxôp).
-

Chân dung:

Người được phỏng vấn chia sẻ và biểu lộ bản thân. Trong khoảng thời
gian khảo sát, có 19 bài dạng phỏng vấn chân dung, hầu hết đều là phỏng
vấn những nghệ sĩ nổi tiếng, những gương mặt bạn trẻ ưu tú hoặc chuyện
đời của một nhân vật. Những trao đổi trị chuyện trong bài sẽ giúp cơng
chúng có thể biết đến và hiểu hơn về những suy nghĩ, chia sẻ của nhân
vật. Chính vì trao đổi theo hình thức hỏi và đáp nên mức độ khách quan
là rất cao.
Có 2 cách thức trình bày bài báo ở dạng phỏng vấn chân dung này.
Thứ nhất, phóng viên đặt câu hỏi và nhân vật trả lời, nối tiếp như vậy cho
đến hết bài báo. Những câu hỏi phóng viên đặt ra nhắm cho người trả lời

11

11


bộc lộ bản thân, có thể về vấn đề cá nhân, cuộc sống, sự nghiệp hoặc hỏi
ý kiến của nhân vật về một vấn đề nóng đang diễn ra trong đời sống xã
hội. Tiêu biểu là những bài viết sau: Hồng Nhung: "Tôi quyết không kể
khổ", Minh Nguyệt - Hành trình vạn dặm chỉ bằng một bước chân, Thầy
Khắc Hiếu mách nước cách ứng phó với “clip đen”, Phóng viên trẻ xinh
đẹp người Pháp “chấm điểm” giới trẻ Việt, Khánh Thi: Những người đàn
ông yêu tôi đều tử tế, Quốc Bảo: "Truyền hình chỉ kiếm tiền, chứ khơng
kiếm tài năng", Ca sĩ Phương Thảo: “Tôi từng ái ngại cho cái số của
mình…”
Phỏng vấn nhân vật nổi tiếng có bài viết Hồng Nhung: "Tôi quyết
không kể khổ"( 22/10/2012). Nhân vật là ca sĩ nổi tiếng Hồng Nhung,
người được công chúng mến mộ và dành sự quan tâm. Cách đặt tít bài
báo cũng thể hiện rõ phương pháp chính đó là phỏng vấn, cụ thể hơn là
trích dẫn một câu nói của nhân vật. Sapo của bài cũng lấy lời nhân vật:
"Thành cơng của một người trong cuộc đời là, liệu có được sống vui và
sống hạnh phúc không? Một người rất giàu có, địa vị nhưng khơng có
hạnh phúc của một người bình thường, đối với tơi khơng phải là một cuộc
đời thành công"- Diva Hồng Nhung chia sẻ.” Phần nội dung chính là cuộc
trị chuyện với nữ ca sĩ về sự nghiệp, các mối quan hệ trong nghề và cuộc
sống gia đình theo cấu trúc hỏi và trả lời( 14 lượt). Trong q trình trị
chuyện, ngồi câu trả lời của nhân vật thì cịn có sự chú thích thái độ, cảm
xúc, chẳng hạn như “PV: Ồ! Chồng chị nói được nhiều tiếng Việt thế ư?
Trả lời: Cũng cố (cười). Chen chúc tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ
chân tay để nói chuyện với các bà.”
Phỏng vấn gương mặt trẻ có bài viết Minh Nguyệt - Hành trình vạn

dặm chỉ bằng một bước chân(22/10/2012). Nhân vật không phải là người
nổi tiếng mà là một bạn trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn
luyện. Sapo của bài viết giải thích cho cái tít: “Đó là phương châm cũng
12

12


là nghệ thuật sống mà Minh Nguyệt đã lựa chọn cho mình để một ngày
cơ có thể nhìn ngắm khơng tự mãn với những thành cơng trước mắt.”
Ngay sau đó là hộp thông tin về thông in cá nhân của nhân vật, phần thân
là nội dung cuộc trò chuyện.
Thứ hai, chỉ đưa lời nói, chia sẻ trả lời của nhân vật vào bài mà khơng
đưa câu hỏi của phóng viên. Tiêu biểu là Chàng lớp trưởng 9X đồng tính,
học giỏi, tự tin, Nữ sinh 9X Hà thành “đặt cược” tương lai với bố mẹ, Võ
sư trẻ 74 lần hiến máu cứu người.
Bài báo Võ sư trẻ 74 lần hiến máu cứu người (2/10/2012) đã sử dụng
phương pháp phỏng vấn để khắc họa chân dung nhân vật võ sư trẻ
Nguyễn Văn Quý (35 tuổi) - Trưởng câu lạc bộ Hiến máu cứu người tại
Gia Lai. Sapo của bài trích dẫn câu nói của nhân vật. Nội dung gồm nhiều
đoạn ngắn, đan xen với việc trích dẫn những lời nói của nhân vật là
những thơng tin mà phóng viên muốn cung cấp trong bài báo.
3.2 Các hình thức phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng
Với tư cách một thể loại báo chí, phỏng vấn trên báo mạng cũng tồn
tại các dạng bài phỏng vấn thông thường hay xuất hiện trên báo in, phát
thanh và truyền hình.
-

13


Giao lưu trực tuyến

13


Đây là hình thức trao đổi thơng tin về một vấn đề nào đó giữa độc
giả với những người khách được mời, được tổ chức trực tiếp thông qua
mạng Internet. Khách mời thường là những người nổi tiếng như ca sĩ,
nghệ sĩ... đơi khi khách mời cũng có thể là những nhân vật có chức trách
về một vấn đề nào đó được mời đến để giao lưu với cơng chúng về một
vấn đề cụ thể. Tại những cuộc giao lưu trực tuyến này, độc giả có thể trực
tiếp gửi câu trả lời thơng qua mạng internet và cũng có thể nhận được câu
trả lời ngay. Ở hình thức phỏng vấn này, vai trị của cơng chúng và khách
mời là quan trọng hơn cả. Chất lượng của cuộc phỏng vấn hoàn toàn phụ
thuộc vào câu hỏi và cách trả lời của khách mời. Sau khi Ban biên tập
đưa ra chủ đề và mời độc giả đặt câu hỏi về hòm mail. Phóng viên chỉ
đóng vai trị như người dẫn dắt câu chuyện và nêu câu hỏi của độc giả.
Trên báo dantri.com.vn có 2 chuyên mục thường tổ chức giao lưu
trục tuyến nhất , đó là giáo dục và văn hóa, giải trí. Lĩnh vực văn hóa giải
trí khách mời giao lưu là những nghệ sĩ nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, đạo
diễn,...) chia sẻ về bản thân, sự nghiệp hoặc bàn về một vấn đề nóng đnag
được quan tâm. Chẳng hạn như giao lưu trực tuyến với ca sĩ Tùng Dương,
ca sĩ Mỹ Linh, ca sĩ Phương Thanh, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng,
NSND Lê Khanh.
Chuyên mục giáo dục cũng thường xuyên có những buổi giao lưu
trực tuyến với bạn đọc về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến tuyển
sinh và du học, chẳng hạn như: “Hậu xét tuyển NV2: Cơ hội học ĐH theo
chuẩn quốc tế”, “Chiến thuật thi TOEIC điểm cao”,...

14


14


Ngày 12/10/2012 báo dantri đã tổ chức giao lưu trực tuyến về chủ đề
“Du học Anh quốc thời khủng hoảng” với khách mời là ông Dan
Entwistle - Giám đốc điều phối đến từ trường ĐH Essex, ông Ryan
Miles - đại điện đến từ trường ĐH Bournemouth, ông Carl Owen - Giám
đốc khu vực văn phòng Tư vấn Du học ISC-UKEAS tại Việt Nam và bạn
Nguyễn Hạnh Liên- cựu du học sinh cao học trường ĐH Strathclyde
(Scotland).

-

15

Bàn tròn trực tuyến

15


Đây thường là những cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa phóng viên với
một hoặc nhiều nhân vật khách mời và có sự tham gia của cơng chúng
trong q trình phỏng vấn. Với hình thức này, phóng viên và khách mời
đóng vai trị chủ đạo. Sự tham gia của cơng chúng vào cuộc phỏng vấn là
khơng nhiều.
Bàn trịn trực tuyến được thiết lập khi có những vấn đề bức xúc, cần
sự trao đổi qua lại để làm sáng tỏ hoặc có những vấn đề gây tranh cãi cần
ý kiến của nhiều giới khác nhau. Chính vì thế khách mời của các cuộc
bàn trịn trực tuyến trên phải là những người có uy tín, có thẩm quyền,

trách nhiệm cao trong xã hội.
Trong thời gian vừa qua, bàn tròn trực truyến đã được tổ chức khá
nhiều trên báo chí với các chủ đề như “Để học sinh rung động trước
những áng văn hay”(tienphong), “Chọn xăng nào cho tương
lai”(vietnamnet), “Hiến kế quản lý game online”, Đạo làm thày (VTC
News), “Trụ cột nhà mình” ( phụ nữ online),…

- Tọa đàm trực tuyến
Các vấn đề được đưa ra trong buổi tọa đàm cũng những vấn đề thời
sự nóng hổi, các vấn đề xã hội cần được làm rõ. Khách mời cũng phải là
những chuyên gia, những người am hiểu vấn đề và tiếng nói có trọng
lượng.

16

16


Ở hình thức này, vai trị của khách mời là quan trọng hơn cả, phóng
viên chỉ là người dẫn dắt cuộc phỏng vấn. Cơng chúng có thể tham gia
đặt câu hỏi qua điện thoại hoặc hòm thư điện tử của trang báo mạng đúng
ra tổ chức. Mọi diễn biến sẽ xoay quanh ý kiến của các chuyên gia và
nhiệm vụ của họ là phải thảo luận, trao đổi với nhau để tìm ra một kết
luận, một hướng giải quyết cuối cùng cho vấn đề.
Chính bởi vậy, tính chất của cuộc tọa đàm này là hết sức chính luận
và nghiêm túc. Nó thực sự là một cuộc chơi địi hỏi người tham gia phải
có bản lĩnh, trình độ và sự lao động nghiêm túc. Vì thế, kết quả của
những buổi tọa đàm thường rất tốt. Nó thường giúp giải quyết được vấn
đề một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Trang web Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ là trang web uy tín

trong việc tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến. Các vấn đề được đưa ra
trong buổi thảo luận là những vấn đề thời sự nóng hổi, các vấn đề xã hội
cần được làm rõ, chẳng hạn như: “Chủ động ứng phó với thiên tai”,
“Hướng tới ngày bầu cử”, “Phát triển hạ tầng giao thông - Khâu đột phá
để xây dựng Thái Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực trung
du, miền núi phía Bắc”( 30/8/2012), “Để có bữa ăn an toàn cho mọi
nhà”( 16/10/2012), “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”( 15/10/2012),...
Chẳng hạn buổi tọa đàm “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”
(15/10/2012), vấn đề được đưa ra hết sức nóng hổi trong hồn cảnh mà
nhiều sinh viên nghèo phải bỏ học do hoàn cảnh quá khó khăn. Lý do
của buổi tọa đàm chính là: Kỳ vọng của xã hội đối với chương trình vay
vốn ưu đãi của Chính phủ để lập thân, lập nghiệp ngày càng lớn. Với
hàng triệu HSSV nghèo và những bậc sinh thành, đó là nỗi lo khơng có
tiền đi học, là khả năng liệu có vay được vốn ngân hàng khơng; thời gian
và thủ tục đi vay có phức tạp khơng, đối tượng vay vốn có mở rộng, mức
cho vay có được nâng lên hay khơng? Cịn đối với cơ quan quản lý nhà
17

17


nước, cụ thể là Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục, Ngân hàng Chính sách Xã hội
là việc xử lý nợ vay đối với những tân cử nhân ra trường nhưng chưa tìm
được việc làm, hay làm thế nào để bảo đảm công tác thu hồi nợ , đảm bảo
nguồn vốn bền vững cho chương trình. Tất cả đang được đặt ra như một
u cầu cấp thiết để chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tiếp tục
được phát triển và lan toả giá trị nhân văn của nó.”
Khách mời của chương trình là những chun gia, những người có
chức trách, am hiểu vấn đề và tiếng nói có trọng lượng trong ngành giáo
dục, Bộ tài chính ngân hàng: Ơng Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo; Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các
ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính; Ơng Lị Văn Đức, Giám
đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam; Ơng Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước.
Biên tập viên sẽ đưa ra những câu hỏi của Ban biên tập hoặc câu
hỏi do bạn đọc gửi đến và các khách mời sẽ cùng nhau thảo luận và trả
lời. Cuối cùng Biên tập viên sẽ tổng hợp lại các vấn đề đúc kết được từ
buổi tọa đàm, đó chính là “đại diện các cơ quan quản lý nhà nước là bộ
GDĐT, Bộ Tài Chính, Ngân hàng CSXH đã hiểu được sâu sắc hơn nhu
cầu của người dân, đồng thời nhân dân cả nước cũng chia sẻ những quy
định, nguyên tắc, và cả những băn khoăn từ phía cơ quan quản lý. Tất cả
đều hướng tới mục tiêu đưa chương trình vay vốn ưu đãi cho học sinh,
sinh viên của Chính phủ được triển khai một cách bền vững, đến được
với đúng địa chỉ, kịp thời chia sẻ khó khăn với người dân để hàng triệu
học sinh, sinh viên yên tâm học tập, thực hiện được mục tiêu của Chính
phủ là “khơng có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì khó khăn về tài
chính”.
18

18


Sau đó, nội dung của buổi tọa đàm sẽ được đăng tải trên trang web
Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ dưới dạng text văn bản hoặc video tạo
điều kiện cho đọc giả theo dõi.
-

Đối thoại trực tuyến
Khách mời ở đây thường là các nguyên thủ quốc gia hay những


người có trọng trách, có thẩm quyền, hiểu biết nhiều về những vấn đề có
ý nghĩa xã hội rộng lớn, chẳng hạn những chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước.. Họ có trách nhiệm cung cấp thơng tin hay giải đáp
những thắc mắc, câu hỏi, băn khoăn mà công chúng nêu ra trong cuộc đối
thoại. Công chúng sẽ gửi câu hỏi trước và ngay khi cuộc đối thoại đang
diễn ra. Họ có thể bày tỏ thắc mắc của mình đến cùng. Khách mời sẽ trực
tiếp trả lời những thắc mắc ấy. Đây cũng là một trong những thể loại lôi
cuốn sự tham gia của đơng đảo cơng chúng của loại hình báo mạng điện
tử sau các cuộc giao lưu trực tuyến.
Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ cũng là cơ quan truyền thơng uy
tín trong việc tổ chức các buổi Đối thoại trực tuyến. Trong thời gian vừa
qua, đã có nhiều Bộ trưởng đối thoại trực tuyến với người dân tại Cổng
Thơng tin điện tử Chính phủ về các lĩnh vực: Khoa học và Công nghệ,
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế
hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Giao thông vận
tải, Ngân hàng, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông
tin và Truyền thông, Tư pháp.
Ngày 14/10/2012 đã diễn ra cuộc đối thoại trực tuyến “Chủ động
ứng phó với thiên tai”. Lý do tổ chức chương trình: trước những diễn biến
phức tạp của thời tiết do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, để công
tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai được hiệu quả hơn nữa thì việc nâng cao tính
chủ động trong phịng chống, ứng phó với thiên tai là vơ cùng quan
trọng”.
19

19


Khách mời của chương trình cũng là những nhân vật có chức trách,

thẩm quyền hiểu biết nhiều vấn đề lớn của đất nước.. Trong chương trình
này là Ơng Nguyễn Ngọc Quang – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh
Quảng Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn - Phó Tư lệnh Quân khu V,
Trưởng ban phịng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn QK5, Ơng Trần Văn
Được, Phó Tổng giám đốc Tập đồn Điện lực Việt Nam. Họ có trách
nhiệm cung cấp thông tin hay giải đáp những thắc mắc, câu hỏi, băn
khoăn mà công chúng nêu ra trong cuộc đối thoại.
-

Giải đáp trực tuyến
Đây là hình thức hỏi đáp dùng đề giải đáp những thắc mắc của công

chúng về nhiều vấn đề khác nhau của đời sống xã hội. Chủ đề chính
thường xoay quanh các vấn đề sức khỏe, y tế, việc làm,... Người cung cấp
thông tin là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu.
Trên báo dantri.com.vn có chuyên mục Tư vấn pháp luật nhắm giải
đáp những thắc mắc của bạn đọc về những vấn đề liên quan đến pháp
luật. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi qua hịm thư, câu hỏi sẽ được Ban Biên
tập tổng hợp lại, sau đó gửi đến các Luật gia trả lời và sẽ được đăng tải
ngay sau đó. Trong vịng từ ngày 1 đến 22/10 đã giải quyết 7 câu hỏi của
độc giả, bao gồm những nội dung sau: Thủ tục kết hôn với người nước
ngoài, Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại, Thủ tục
Cơng chứng hợp đồng ủy quyền, Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công
ty cổ phần, Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền.

3.3 Đánh giá chung
Trên

2


trang

báo

mạng

điện

tử

dantri.com.vn



baodientu.chinhphu.vn, phỏng vấn được sử dụng rất nhiều và chiếm đa số
20

20


trong số lượng các bài báo. Dantri.com.vn chủ yếu dùng phỏng vấn như
là cách thu thập thơng tin, cịn baodientu.chinhphu.vn sử dụng phỏng vấn
như là một thể loại báo chí. Nhìn chung, 2 tờ báo trên đã sử dụng phỏng
vấn khá hiệu quả, kịp thời, thơng tin nhanh chóng và tạo điều kiện cho
công chúng được tham gia vào quá trình trao đổi chia sẻ thơng tin. Tuy
nhiên, vẫn có một vài hạn chế, chẳng hạn như trên baodientu.chinhphu.vn
những cuộc giao lưu trực tuyến nên cập nhật cả ba hình thức đăng tải, đó
là văn bản, video và audio thu lại q trình diễn ra. Báo dantri.com.vn có
nhiều bài báo trích lời nhân vật q dài, làm lỗng bài viết và nên có sự
chọn lọc hơn trong những đoạn cần trích dẫn. Nhiều bài báo câu hỏi

chung chung, đơn điệu, thiếu sự đối thoại, phản biện… Hạn chế của câu
hỏi dẫn đến hạn chế trong câu trả lời.
Hy vọng trong tương lai những hạn chế trên sẽ được sửa chữa và
phỏng vấn trên những tờ báo nói trên ln mang lại hiệu quả trong q
trình cung cấp thơng tin cho công chúng.

21

21


PHẦN KẾT LUẬN

Báo mạng điện tử với những thiết bị kỹ thuật hiện đại, mới mẻ đã,
đang và sẽ đóng một vai trị quan trọng trong q trình làm phẳng thế giới
bằng thơng tin báo chí của mình. Nó rút ngắn thời gian và xóa nhịa
khơng gian để hình thành và cung cấp thông tin đến độc giả ở khắp
nới trên thế giới.
Để viết được bài báo mạng hay cần nhiều kĩ năng để thu thập, khai
thác thông tin, trong đó phỏng vấn là một trong những hình thức, thể loại
cơ bản nhất. Trong loại hình báo mạng, thể loại này đang ngày càng phát
huy tác dụng, giúp những người làm báo mạng thu thập và mang lại cho
độc giả một lượng thơng tin lớn hơn, hồn thiện hơn, chân thực và có ý
nghĩa khách quan.
Trong điều kiện bùng bổ về thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn
ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin
một cách khách quan và trực tiếp nhất. Hy vọng trong tương lai với
22

22



những lợi thế của mình, thể loại phỏng vấn nói riêng cũng như báo mạng
nói chung sẽ khơng ngừng phát triển, làm phong phú và chất lượng thêm
cho báo chí nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

wikipedia,

/>
%E1%BA%A5n, ngày truy cập 18/10/2012.
2.

TS Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn
hóa Thông tin, HN 2003, trang 123.

3.

TS Nguyễn Thị Trường Giang, Những vấn đề cơ bản Báo mạng
điện tử, Nhà xuất bản Chính trị -Hành chính, HN 2010, trang 28.

4.

TS Phạm Thị Thanh Tịnh, Lịch sử báo chí thế giới, Nhà xuất bản
Chính trị -Hành chính, 2011, trang 35.

5.


Diễn đàn Báo chí Việt Nam, truy cập ngày 19/10/2012

23

23


6.

Các bài báo trên dantri.com.vn và baodientu.chinhphu.vn từ ngày
1/10 đến 23/10/2012.

24

24



×