Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÀI THU HOẠCH: HỢP TÁC, LIÊN KỂT VIỆT NAM – CAMPUCHIA VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC GIỮA TỈNH BGIANG VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CỦA CAMPUCHIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.18 KB, 29 trang )

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
KHĨA HỌC 2021-2022
TÊN MƠN HỌC: QUAN HỆ QUỐC TẾ
TÊN BÀI THU HOẠCH:

HỢP TÁC, LIÊN KỂT VIỆT NAM – CAMPUCHIA VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC GIỮA TỈNH BGIANG
VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CỦA CAMPUCHIA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


2

MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU: …………………………………………………………………….
Phần II. NỘI DUNG:………………………………………………………………….
1. HỢP TÁC, LIÊN KỂT VIỆT NAM - CAMPUCHIA HIỆN NAY….. .....……


1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng................................
1.2. Trên lĩnh vực kinh tế....................................................................................……..
1.3. Trên một số lĩnh vực khác............................................................................……..
2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC GIỮA TỈNH BGIANG VỚI CÁC
TỈNH GIÁP BIÊN CỦA CAMPUCHIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY……..
2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh BGIANG………………………………………………
2.2. Một số kết quả đạt được……………………………………….............................
2.3. Một số khó khăn trong hoạt động đối ngoại, hợp tác giữa tỉnh BGIANG với
các tỉnh giáp biên của Campuchia hiện nay…………………………………………
3. LIÊN HỆ CỦA BẢN THÂN TRONG THỰC TIỄN CÔNG TÁC……………...
Phần III. KẾT LUẬN…………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CÁC CHÚ THÍCH SỬ DỤNG TRONG BÀI THU HOẠCH

Phần I. MỞ ĐẦU
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, cùng nằm trên bán đảo Đơng
Dương, thuộc vùng hạ lưu sơng Mê Cơng, đều có nguồn gốc nền văn minh nông
nghiệp lúa nước với lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Với nhiều điểm tương
đồng, hai nước ln gần gũi, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước. Bằng quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai bên, trong
những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật,
tạo đà phát triển về mọi mặt trong giai đoạn mới.


3

Hợp tác Việt Nam Campuchia nói chung và trong lĩnh vực kinh tế nói riêng đã
trải qua những thăng trầm và từng bước được củng cố và phát triển. Trong hợp tác
kinh tế, giữa hai nước đã có mối quan hệ kinh tế hết sức bền chặt và đã được chứng
minh trong quá trình phát triển. Bằng chứng là, Việt Nam là một trong những đối tác

thương mại và đầu tư hàng đầu tại nước láng giềng trên bán đảo Đơng Dương. Trong
khi đó, Campuchia là thị trường quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, bối cảnh khu
vực và quốc tế có nhiều biến đổi, có khả năng tác động sâu sắc đến quan hệ hợp tác
kinh tế giữa hai nước.
Việt Nam và Campuchia đều thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song cả hai nước đều hết sức coi trọng
việc củng cố, tăng cường quan hệ láng giềng trên cơ sở các nguyên tắc: Tôn trọng
độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau; khơng can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau; hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết mọi vấn đề nảy sinh giữa hai
nước bằng các biện pháp hịa bình.
Vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan
hệ này ngày càng trở nên khăng khít, bền chặt, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân
hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện trong thực tế bằng công sức, xương máu
và sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ cũng như sự phấn đấu của nhiều thế hệ
người Việt Nam và Campuchia, đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.
Vì vậy, nhằm tìm hiểu về quá trình hợp tác, liên kết giữa Việt Nam – Campuchia
trong bối cảnh hiện nay thể hiện theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã
thỏa thuận. Do đó, trong khn khổ một bài thu hoạch tôi chọn chủ đề này để làm rõ
quá trình hợp tác, liên kết trong quan hệ Việt Nam – Campuchia và hoạt động đối
ngoại, hợp tác giữa tỉnh BGIANG với các tỉnh giáp biên của Campuchia trong giai
đoạn hiện nay. Trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định,


4

rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ q thầy cơ để hồn thiện hơn. Xin
chân thành cảm ơn!

Phần II. NỘI DUNG

1. HỢP TÁC, LIÊN KỂT VIỆT NAM - CAMPUCHIA HIỆN NAY
1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phịng
1.1.1. Trong khn khổ hợp tác, liên kết song phương
Việt Nam và Campuchia trong những năm qua đã duy trì thường xuyên các
chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao. Qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai nước
đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị
truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng nhằm đáp


5

ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước của mỗi nước. Quân đội Việt
Nam và Campuchia thường xuyên trao đổi đoàn quân sự cấp cao, ký kết nhiều văn
bản hợp tác.
Về công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia,
đến nay, hai nước đã hoàn thành hơn 84% khối lượng cơng việc và qut tâm sớm
hồn thành nhăm xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
bền vững vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Việc giải quyết biên giới đất liền
Việt Nam - Campuchia góp phần củng cố và nâng quan hệ Việt Nam - Campuchia lên
tầm cao mới, thể hiện phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp
tác toàn diện, bền vững lâu dài” mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Campuchia hiện nay còn hạn chế là do: (1) âm
mưu chống phá của các thế lực thù địch nhằm “bơi nhọ” và “vu khống”, tìm cách
xun tạc lịch sử của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước, vẫn
tồn tại tư tường bài trừ người Việt ở Campuchia vì động cơ chính trị của một so thế
lực phản động; (2) vấn nạn buôn lậu qua biên giới đã và đang tồn tại, gây nên nhiều
tổn thất cho hai nước; (3) hệ thống pháp luật kinh tế Campuchia đang trong q trình
sửa đổi, hồn thiện nên có nhiều thay đổi, khơng thống nhất, chưa thật sự minh bạch
và khó tiếp cận, đặc biệt là các quy định cục bộ của địa phương; (4) sự cạnh tranh từ

các nền kinh tế khác chủ yếu diễn ra ở Campuchia như Trung Quốc, Thái Lan, các
nước ASEAN...; (5) tình hình chính trị tại Campuchia trong thời gian gần đây có
nhiều diễn biến phức tạp, đã tác động đến hoạt động đầu tư tại Campuchia; (6) khó
khăn chủ yếu hiện nay là tình hình chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục là
thách thức cho vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới trên đất liền và trên
biển giữa hai nước.
1.1.2. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
Sau Chiến tranh lạnh, hợp tác, liên kết đa phương trên lĩnh vực chính trị, an ninh
của Việt Nam - Campuchia đã được tiến hành, trong đó có việc cải thiện quan hệ với


6

các nước ASEAN khi hai nước đều gia nhập ASEAN.
Việt Nam - Campuchia không chỉ dừng lại ở cấp độ quan hệ song phương, mà
còn hợp tác ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai nước đã tham
gia những cơ chế, giải pháp khá hữu hiệu, có khả năng ngăn ngừa xung đột, tạo mơi
trường khu vực hịa bình, hữu nghị và hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế trong nước, củng cố độc lập chủ quyền quốc gia và thúc đẩy liên kết khu vực
trên các lĩnh vực. Cho đến nay, hai nước cùng các nước ASEAN đã và đang thực hiện
tương đối có hiệu quả hàng loạt thỏa thuận liên quan đến chính trị - ngoại giao, an
ninh - quốc phòng. Hai nước đã tham gia ký các văn kiện quan trọng của Hiệp hội,
tạo khung pháp lý và thể chế hỗ trợ ASEAN gia tăng liên kết khu vực và xây dựng
Cộng đồng ASEAN. Tháng 8-2017, Việt Nam - Campuchia cùng với các nước khác
trong ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung COC. Sự kiện này là bước
khởi đầu cho tiến trinh đàm phán thực chất để COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp
lý, góp phần duy trì hịa binh và ổn định ở khu vực.
Những nỗ lực hợp tác chính trị-an ninh của hai nước cùng Cộng đồng ASEAN
trong giai đoạn hiện nay được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: (1) củng cố ARF
thành công cụ hiệu quả đảm bảo an ninh khu vực; (2) hoàn thiện cơ chế giải quyết

tranh chấp giữa các nước thành viên; (3) ASEAN tiến hành sửa đổi TAC, cố gắng đưa
các nước lớn vào khn khổ khu vực; (4) hợp tác phịng chống buôn bán ma túy
xuyên biên giới, thực hiện mục tiêu một ASEAN khơng ma túy, kiên định lộ trình
hướng tới tầm nhìn xây dựng Cộng đồng ASEAN khơng ma túy sau năm 2020 và coi
đây là mục tiêu ưu tiên cao của hai nước. Ngồi ra, cịn tập trung vào các lĩnh vực ưu
tiên hợp tác của ASEAN về thực thi pháp luật, hợp tác tư pháp, giảm lây nhiễm
HIV/AIDS, ngăn chặn buôn bán ma túy; củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các văn phòng liên lạc qua biên giới và hỗ trợ nâng cao năng lực cho
các cơ quan chuyên trách, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng của các
bên trong việc đi lại qua biên giới; (5) Việt Nam - Campuchia cùng với các nước


7

ASEAN xây dựng ASC, với mục tiêu chính là nâng hợp tác an ninh và chính trị
ASEAN lên tầm cao mới, đảm bảo các nước ASEAN chung sống hịa bình và với
tồn thế giới trong mơi trường cơng bằng, dân chủ và hài hịa, góp phần đưa ASEAN
hướng tới mục tiêu “một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”.
Hiến chương ASEAN ra đời đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc về chất, đưa ASEAN từ
một tổ chức hợp tác khu vực đơn thuần dựa trên các văn kiện chính tri trở thành một
thực thể pháp lý. Tháng 12-2020, Hội nghị cấp cao lần thứ 37 tại Việt Nam đã thông
qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng địng ASEAN sau năm 2025 hướng tới một
Cộng đồng ASEAN giàu bản sắc.
1.2. Trên lĩnh vực kinh tế
1.2.1. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương
Về thương mại: Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng
phát triển. Nếu như năm 1997, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng
130 triệu USD thì đến năm 2019, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 5,2 tỷ
USD, tăng 10,56% so với năm 2018, đạt trước thời hạn và vượt mục tiêu kim ngạch
thương mại 5 tỷ USD vào năm 2020 mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Trong

bối cảnh đại dịch Covid-19, thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia 10 tháng
đầu năm 2020 vẫn đạt 4,22 tỷ USD và nhiều khả năng đạt 5 tỷ USD trong năm 2020.
Về đầu tư: Năm 2020 có thêm 9 dự án đầu tư mới của Việt Nam sang
Campuchia, đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia lên
186 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,76 tỷ USD và Campuchia đứng vị trí thứ ba
trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngồi
1.2.2. Trong khn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
* Hợp tác trong ASEAN
Việt Nam và Campuchia đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa các
chương trình liên kết kinh tế hiện có của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Hiệp định đầu


8

tư ASEAN (ACIA), Hiệp định thương mại và hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định
thương mại và dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định khung về điện tử ASEAN (eASEAN)..., đẩy mạnh hồn thiện các khung chính sách nhằm đưa ASEAN trở thành
khu vực kinh tế có sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển cân bằng bền vững và thu hẹp
khoảng cách phát triển...
Việt Nam, Campuchia đã tích cực cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng
AEC năm 2015, đưa ASEAN trở thành một thị trường có cơ sở sản xuất thống nhất,
tự do lưu thơng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nhân cơng có tay nghề. Chính phủ hai
nước cùng các nước thành viên ASEAN khác đang tiếp tục tiến hành các biện pháp,
chính sách cần thiết để các doanh nghiệp và người dân có thể tận dụng tối đa các cơ
hội và tiềm năng do AEC và các khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực đem lại.
* Hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS)
GMS được khởi động từ năm 1992 giữa 6 nước có chung sơng Mêkơng là Trung
Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam với sự tham gia của Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB) trong tư cách là đối tác thúc đẩy, cố vấn và tài trợ.
Trong quá trình triển khai, GMS ngày càng chứng tỏ là một mơ hình hợp tác hiệu quả

giữa các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài, đưa tiểu vùng Mekong trở thành
chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
GMS thực sự là diễn đàn của tình hữu nghị, sự hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả các
bên tham gia. Do đó, mơ hình hợp tác này không chỉ được các nước trong ASEAN,
mà cả các nước ngoài khu vực, nhất là Nhật Bản, Ắn Độ, Mỹ và Hàn Quốc hết sức
quan tâm.
Tiến trình GMS góp phần thúc đẩy sự phát triển liên kết hội nhập của ASEAN,
nhất là giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ có biên giới liền kề, thu hút đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp trực tiếp đối
với việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên mới
và các thành viên cũ (ASEAN-6), bảo vệ môi trường và phối hợp đối phó với các


9

thách thức an ninh xuyên biên giới, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên kết vùng
lãnh thổ và quốc gia. Hiện nay, hợp tác của Việt Nam và Campuchia trong GMS tập
trung vào một số hướng ưu tiên như: Chiến lược GMS về cơ bản dựa trên 3 trụ cột:
kết nối hạ tầng (connectivity), tăng cường khả năng cạnh tranh (competitiveness), kết
nối cộng đồng (community) trên các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, mở rộng đẩy
mạnh hợp tác phịng chống ma túy tại khu vực Đơng Nam Á, cùng đối phó với các
thách thức và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mêkông, hợp tác phát triển du lịch.
* Hợp tác trong ủy hội sông Mêkông (MRC)
MRC đã có lịch sử hợp tác từ năm 1957 khi Liên hợp quốc thành lập ủy ban
điều phối hạ lưu vực sông Mekong (gọi tắt là ủy ban Mekong) gồm 4 quốc gia là Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Cộng hịa để cùng khai thác sơng Mêkơng. Tuy
nhiên, vì chiến tranh, kế hoạch khai thác bị ngừng trệ. Ngày 5-4-1995, MRC được
thành lập với 4 thành viên là Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và thống nhất ký
kết Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mekong. Các nước thành viên
MRC thống nhất hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản

lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong,
bao gồm tưới tiêu, thủy điện, giao thơng thủy, phịng lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và
du lịch.
* Hợp tác kỉnh tế ba dịng sơng Ayeyawad - Chao Praya - Mekong (ACMECS)
Tổ chức ACMECS được thành lập vào tháng 11-2003. Đây là khuôn khổ hợp tác
kinh tế giữa 5 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, nhằm
tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác cũng như phát huy lợi
thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp
khoảng cách phát triển. Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác, gồm: thương mại đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn
nhân lực, y tế. Theo đó, ACMECS gắn kết hơn nữa với quá trình xây dựng AEC-2015
và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trị


10

và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đặc biệt
trong kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa 5 nước, phát
triển các hành lang kinh tế liên quốc gia như hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang
kinh tế phía Nam, phát triển du lịch xanh và hợp tác nông nghiệp.
* Hợp tác và hộỉ nhập kinh tế giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt
Nam (CLMV).
Hội nghị cấp cao hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV lần thứ nhất
đã diễn ra vào tháng 11-2004 tại Viêng Chăn (Lào). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo 4
nước đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn về hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các
nước CLMV. Tuyên bố đã nêu ra các lĩnh vực hợp tác: thương mại - đầu tư, nông
nghiệp, công nghiệp - năng lượng, giao thông, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển
nguồn nhân lực và y tế. Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo cấp cao 4 nước đã thông qua 3
văn kiện gồm: Tuyên bố chung của Hội nghị, tài liệu “Khung khổ phát triển CLMV”
và danh sách 16 dự án ưu tiên hợp tác.
Đến năm 2020 đã diễn ra 10 lần Hội nghị cấp cao hợp tác và hội nhập kinh tế

giữa các nước CLMV. Có thể thấy, từ khi hình thành, cơ chế hợp tác tứ giác phát triển
CLMV đã hoạt động rất tích cực và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là mục tiêu
xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước CLMV. Hợp tác
giữa 4 nước là điều kiện cần và là nhân tố quan trọng cho tiến trình hội nhập chung
của ASEAN và cùng với quan hệ hợp tác trong ASEAN, CLMV sẽ giúp duy trì hịa
bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực.
* Việt Nam, Campuchỉa cịn tích cực tham gia những sáng kiến hợp tác với
nhiều cơ chế hợp tác đa phương theo nhóm nước như: Diễn đàn phát triển tồn diện
Đơng Dương (1993); sự phối hợp giữa ASEAN và Nhật Bản thành lập Nhóm cơng
tác về hợp tác kinh tế giữa CLMV (1994); hợp tác ASEAN phát triển lưu vực sông
Mekong (1995); hợp tác sông Mekong - sông Hằng, gồm 6 nước Lào, Myanmar, Thái
Lan, Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ (2000)...


11

* Việt Nam, Campuchia chú trọng phát triển hợp tác, liên kết trong khuôn khổ
các cơ chế đa phương như: ASEM (1996), APEC (1989), Hội nghị kinh tế Thái Bình
Dương (PECC), hợp tác tiểu vùng ASEAN + 1 (hình thành trong những năm 70-80
của thế kỷ XX), ASEAN + 3 (1997), ACD (2002), EAS (2005)... là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á. Việt Nam, Campuchia cùng các
bên đối thoại của ASEAN đã tích cực tham gia nhiều cơ chế hợp tác của ASEAN trên
các lĩnh vực khác nhau. Cùng với các nước thành viên khác góp phần nâng cao vai
trị trung tâm của ASEAN, nhờ biết chủ động điều hòa gắn kết và cân bằng các mối
quan tâm và lợi ích để cùng nhau xây dựng mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác ở
khu vực, hỗ trợ các nỗ lực liên kết và phát triển. Đây là nhân tố quan trọng giúp một
tổ chức có quy mơ khiêm tốn, gồm các quốc gia vừa và nhỏ như ASEAN trở thành
hạt nhân thu hút các đối tác lớn và nhỏ cả trong và ngồi khu vực cùng tích cực tham
gia các tiến trình đối thoại và hợp tác ở châu Á- Thái Bình Dương.
1.3. Trên một số lĩnh vực khác

1.3.1. Trong khuôn khổ hợp tác song phương
Về giáo dục: Hàng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng đào tạo ngắn
hạn và dài hạn trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho sinh viên
Campuchia sang học tại Việt Nam. Số lưu học sinh Campuchia đang học hiện nay
khoảng 4.000, trong đó số có học bổng là 800 (1), các chuyên ngành thu hút sinh viên
Campuchia là y, dược, nơng nghiệp, kinh tế, kiến trúc.
Về văn hóa, du lịch và y tế: Việt Nam và Campuchia thường xuyên tổ chức các
hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân, nhất là ở các địa phương giáp biên
giới. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước có lượng du khách lớn nhất thăm
Campuchia. Từ năm 2017 trở lại đây, Việt Nam đứng thứ hai về lượng du khách tới
Campuchia (sau Trung Quốc). Cụ thể, năm 2017, du khách Việt Nam thăm
Campuchia đạt khoảng 800.000 lượt người; năm 2018 đạt 835.000 lượt người (2); năm


12

2019 với khoảng 900.000 lượt người(3), số lượng khách du lịch của hai nước dự kiến
sẽ tăng thêm nữa thông qua việc tăng cường quảng bá và thúc đẩy kết nối các địa
điểm du lịch và sản phẩm du lịch. Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia công bố
đầu tháng 12-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khách du lịch quốc tế đến
Campuchia đã giảm mạnh chưa tưng thấy (chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm
2019), tuy nhiên khách du lịch Campuchia đến từ Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thứ ba
(sau Trung Quốc và Thái Lan)(4).
Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám
chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân
Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí
khám chữa bệnh như người Việt Nam.
Hệ thống mạng di động Viettel có thể kết nối với mạng Metfone tại Campuchia
cũng hoạt động rất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước trong giao
tiếp, trao đổi thơng tin và xích lại gần nhau hơn, đóng góp vào việc tăng cường hiểu

biết giữa nhân dân hai nước
1.3.2. Hợp tác trong các tổ chức, cơ chế khu vực và quốc tế
Hợp tác về giáo dục và đào tạo: Tại Đơng Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo
dục hoạt động song trùng là: Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á
(SEAMEO) và Tiểu ban Giáo dục ASEAN (ASCOE). Trong khuôn khổ hoạt động
của SEAMEO và ASCOE, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Chính
phủ Việt Nam, Campuchia hết sức quan tâm. Kết quả của sự hợp tác đã đem lại
những lợi ích thiết thực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng,
đồng thời đem lại những thành công trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, cũng như
làm thay đổi đời sống văn hóa xã hội của hai nước. Bằng các hoạt động phong phú
của ASCOE và SEAMEO, các chương trình hợp tác khu vực đã xây dựng được mạng
lưới các trung tâm, đào tạo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bước vào thế kỷ
XXI, mối quan tâm sâu sắc của Việt Nam, Campuchia cùng với ASEAN đối với nền


13

giáo dục của toàn bộ khu vực là tiến tới xây dựng một “xã hội tri thức”, đương đầu
với những thử thách của tồn cầu hóa và sự bùng nổ của cách mạng thơng tin và
truyền thơng.
Hợp tác văn hóa - thông tin: Việt Nam và Campuchia ngày càng chú trọng q
trình hình thành bản sắc và đồn kết khu vực. Hai nước cùng tham gia hàng loạt hoạt
động của ASEAN đã được tiến hành, góp phần tăng cường củng cố đoàn kết, hiểu
biết lẫn nhau và nâng cao nhận thức về tính phong phú đa dạng cũng như những giá
trị chung của khu vực văn hóa Đơng Nam Á. Dưới sự chỉ đạo của ủy ban Văn hóa Thơng tin ASEAN (COCI), tất cả các thành viên đều có COCI quốc gia và được chia
thành 4 nhóm hoạt động trên 4 lĩnh vực, sau đó thu gọn lại thành 2 nhóm (nhóm văn
hóa và nhóm thơng tin). Hợp tác văn hóa - thơng tin là một trong những nội dung hợp
tác chuyên ngành của ASEAN hiệu quả nhất hiện nay.
Hợp tác khoa học - cơng nghệ: Do vai trị quan trọng và bản chất liên ngành nên
khoa học - công nghệ đã được đề cập một cách tập trung nhất trong lĩnh vực thúc đẩy

phát triển khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin. Việt
Nam, Campuchia tích cực tham gia trong hợp tác khoa học - công nghệ của ASEAN,
ủy ban Khoa học và Cơng nghệ ASEAN (COST) có vai trị rất quan trọng, hoạt động
đều đặn và tích cực để xem xét quá trình thực hiện các chương trình/dự án hợp tác
khu vực, chuẩn bị hỗ trợ cho các chương trình/dự án mới và đưa ra các hướng dẫn
thực hiện chứng... có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy
chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp tiên tiến vào khu vực. Một trong
những đặc điểm của sự hợp tác đó là: hình thức hợp tác chủ yếu là đa phương, với sự
tham gia của nhiều nước trong khu vực, với sự hỗ trợ tích cực của một số nước tiên
tiến và tổ chức khu vực, quốc tế khác. Việt Nam - Campuchia cùng với các nước
ASEAN đã thành lập Quỹ Khoa học ASEAN.
Hợp tác về môi trường: Những năm gần đây, Việt Nam, Campuchia phải đối mặt
gay gắt với nhiều vấn đề môi trường như: nạn chặt phá rừng, nguồn tài nguyên nước,


14

bảo vệ và quản lý tổng hợp các vùng biển, suy giảm nguồn lợi thủy sản, khí quyển và
khí hậu, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và các vấn đề khác. Vì vậy, cùng với các
nước thành viên ASEAN đã hình thành 3 nhóm cơng tác trong khn khổ Tổ chức
các quan chức cao cấp về môi trường (ASOEN) gồm: (1) nhóm các hiệp định và cơng
ước mơi trường đa phương; (2) nhóm về mơi trường biển và vùng ven bờ; (3) nhóm
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện nay các nước đang đẩy mạnh thực hiện
chương trình về mơi trường với mục tiêu bảo đảm một ASEAN phồn thịnh, xanh và
sạch mà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội năm 1998 đưa ra.
2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC GIỮA TỈNH BGIANG
VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CỦA CAMPUCHIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh BGIANG
BGIANG có đường biên giới dài 240km đường, tiếp giáp với 03 tỉnh của

Campuchia gồm: Svay Riêng, Prey Veng và Tboung Khmum (Tỉnh Tbong Khmum
được lập khi tỉnh Kampong Cham được chia tách thành hai tỉnh theo một sắc lệnh
hoàng gia ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Quốc vương Norodom
Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen(5)); với có 16 cửa khẩu tiếp giáp với
biên giới Campuchia, (03 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam (Chính
phủ có Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 03/12/2019 phê duyệt nâng cấp cửa khẩu phụ
Tân Nam lên thành cửa khẩu quốc tế Tân Nam, hiện UBND tỉnh đang thực hiện thủ
tục để cơng bố, khai trương); 03 cửa khẩu chính: Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân
và 10 cửa khẩu phụ) rất thuận lợi cho việc hợp tác, đầu tư, trao đổi, mua bán hàng
hóa và phát triển kinh tế vùng biên giới và thuận lợi cho nhân dân hai bên qua lại
khám chữa bệnh, thăm hỏi lẫn nhau.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy và chính quyền địa
phương của tỉnh đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Thông cáo chung


15

của Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ
10, đạt được kết quả khả quan trong các hoạt động đối ngoại nói chung và hợp tác với
các tỉnh giáp biên của Vương quốc Campuchia nói riêng bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định cho cư dân biên giới yên tâm buôn bán,
trao đổi hàng hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, góp phần phát triển đời
sống cư dân khu vực biên giới.
2.2. Một số kết quả đạt được
* Công tác ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế
Giai đoạn 2019 - 2020, tỉnh BGIANG không ký mới thỏa thuận hợp tác quốc tế
với các địa phương thuộc Vương quốc Campuchia. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân tỉnh
tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện có hiệu
quả các Thỏa thuận hợp tác đã ký kết với Ban hành chính của 04 tỉnh thuộc Vương
quốc Campuchia gồm: Tboung Khmum, Prey Veng, Svay Rieng và Kampong Cham.

Các ngành của địa phương tiếp tục triển khai thực hiện những thỏa thuận đã ký
kết với các ngành tương ứng của các tỉnh Campuchia.
* Cơng tác văn hóa đối ngoại
Hàng năm, vào các dịp lễ, Tết (Tết Nguyên đán, Lễ hội đua ghe ngo,... của hai
dân tộc), bầu cử địa phương, Quốc hội, lãnh đạo tỉnh BGIANG và lãnh đạo các tỉnh
giáp biên, các cơ quan chức năng, các địa phương giáp biên thuộc hai tỉnh cũng
thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giao lưu văn hóa văn nghệ đều tổ chức đồn sang
thăm, chúc Tết; đồng thời, thăm hỏi, trao đổi công việc, giải quyết những vấn đề mà
hai bên cùng quan tâm, góp phần vun đắp tình đồn kết hữu nghị giữa Việt Nam và
Campuchia ngày càng gắn bó hơn.
* Hoạt động đầu tư vào Campuchia


16

Giai đoạn 2019-2020, khơng có dự án mới đầu tư sang Campuchia. Hiện nay,
BGIANG 3 dự án đầu tư vào Campuchia với tổng số vốn đầu tư là 3.690,69 tỷ đồng,
cụ thể:
- Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên - Kampongthom tham gia góp vốn với đối
tác Campuchia thành lập Công ty TNHH Phát triển cao su Tân Biên - Kampongthom
tại tỉnh Kampong Thom - Vương quốc Campuchia để thực hiện dự án trồng và xây
dựng nhà máy chế biến mủ cao su, với vốn đầu tư 1.029 tỷ đồng; diện tích đất thực
hiện dự án là 8.100 ha; lao động là 943 người; trong đó, lao động Việt Nam là 100
người, lao động người nước ngoài là 843 người. Dự án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài số 128/BKH-ĐTRNN cấp ngày
24/4/2008; chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 08/7/2011.
- Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên - Kampongthom tham gia góp vốn với đối
tác Campuchia thành lập Công ty TNHH Cao su Mêkông để thực hiện dự án trồng và
xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su tại tỉnh Preah Vihear và tỉnh Kampong Thom Vương quốc Campuchia với vốn đầu tư 1.301 tỷ đồng tương đương 61,98 triệu USD;
diện tích đất thực hiện dự án là 8.000 ha; lao động là 1.285 người, trong đó, lao động

Việt Nam là 59 người, lao động người nước ngoài là 1.226 người. Dự án được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngồi số 725/BKH-ĐTRNN
cấp ngày 04/7/2014.
- Cơng ty Cổ phần Cao su BGIANG thành lập Công ty Phát triển cao su
BGIANG - Siêm Riệp để thực hiện dự án trồng và xây dựng nhà máy chế biến mủ
cao su tại tỉnh Oddar Meanchey-Vương quốc Campuchia với vốn đầu tư 1.360,69 tỷ
đồng, tương đương 64,794 triệu USD; diện tích đất thực hiện dự án là 7.600 ha; lao
động là 79 người, trong đó, lao động Việt Nam là 68 người, lao động người nước
ngoài là 11 người. Dự án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư
ra nước ngoài số 682/BKH-ĐTRNN cấp ngày 08/02/2014.


17

* Hoạt động thương mại biên giới
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 1467/KH-UBND, ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc triển khai Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 14/2018/NĐ-CP, ngày
23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động thương mại biên giới; chỉ đạo
chính quyền các huyện biên giới thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xuất,
nhập khẩu, xuất nhập cảnh, mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, tạo điều kiện
thơng thống cho các doanh nghiệp, nhân dân qua lại biên giới dễ dàng, thuận lợi
trong việc xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, mua bán, trao đổi của cư dân biên giới,
tạo điều kiện thơng thống cho các doanh nghiệp, nhân dân qua lại biên giới dễ dàng,
thuận lợi trong việc xuất khẩu, nhập khẩu cảnh hàng hóa; đồng thời kiểm sốt được
con người và hàng hóa qua lại biên giới, chống bn lậu và gian lận thương mại, vận
chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện,
xử lý xuất, nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa trái quy định.
Qua đó, thương mại biên giới ngày càng được phát triển, tạo điều kiện cho nhân
dân hai bên trao đổi, mua bán và thăm thân được thuận lợi; tại các cửa khẩu được
thơng quan hàng hóa, kim ngạch mua bán hai chiều qua các cửa khẩu biên giới Việt

Nam – Campuchia hàng năm đều tăng, cụ thể:
- Hoạt động hợp tác sản xuất nông sản tại các tỉnh giáp biên
+ Niên vụ 2019-2020, có 09 doanh nghiệp và 01 cá nhân đăng ký hỗ trợ đầu tư,
hợp tác sản xuất nông sản tại các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia và vận
chuyển nông sản sau thu hoạch về BGIANG với tổng diện tích đăng ký 5.934,9 ha
( mía: 5.774,9 ha, mì: 160 ha). Sản lượng ngun liệu dự kiến vận chuyển về
BGIANG là 295.400 tấn mía, 6.400 tấn mì.
+ Niên vụ 2019-2020, có 09 doanh nghiệp và 01 cá nhân đăng ký hỗ trợ đầu tư,
hợp tác sản xuất nông sản tại các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia và vận


18

chuyển nông sản sau thu hoạch về BGIANG với diện tích 5.935,90 ha (mía: 5.775 ha,
mì:160 ha).Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu của doanh nghiệp:
+ Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 974,75 triệu USD giảm
29% so cùng kỳ (1.243,77 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 504,70 triệu USD
giảm 29% so cùng kỳ (707,86 triệu USD), nhập khẩu 470,05 triệu USD giảm 12% so
cùng kỳ (535,91 triệu USD).
+ Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt là 1.272,54 triệu USD so
cùng kỳ (974,75 triệu USD) tăng 30,55%. Trong đó, xuất khẩu 612,37 triệu USD so
cùng kỳ (504,70 triệu USD) tăng 21,33%; nhập khẩu 660,17 triệu USD so cùng kỳ
(470,05 triệu USD) tăng 40,44%.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa với Campuchia của các doanh nghiệp tỉnh
BGIANG năm 2020 ước đạt 357,40 triệu USD chiếm 27,95% tổng kim ngạch XNK
qua các cửa khẩu. Trong đó, xuất khẩu đạt 44,74 triệu USD, nhập khẩu đạt 312,66
triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: xi măng, túi nhựa, bã mì, bột cá, cá hộp,
chất tẩy, cám các loại, thức ăn cho heo, gà vịt, hóa chất, dầu ăn, hàng tạp hóa, rau củ
quả các loại…; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: củ mì tươi, mì lát khơ, gỗ điều xẻ, gỗ
tạp, cao su thiên nhiên, gỗ các loại, hạt điều tươi chưa bóc vỏ, mía…

Trị giá mua, bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu của cư dân biên giới. Tổng
trị giá mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới năm 2020 đạt 32,61 triệu USD tăng
119,92% so cùng kỳ (14,83 triệu USD). Trong đó, trị giá bán: 31,12 triệu USD tăng
111,09% so cùng kỳ (14,74 triệu USD), trị giá mua: 1,49 triệu USD tăng 1.1630% so
cùng kỳ (0,086 triệu USD). Mặt hàng mua, bán chủ yếu của cư dân biên giới: rau củ
quả, hàng tạp hóa, xi măng, ván ép, Dầu chai nước, than củi...
Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã và đang bán điện cho Vương Quốc
Campuchia qua 06 điểm trên địa bàn tỉnh: Mộc Bài 02 điểm, Chàng Riệc 01 điểm, Xa


19

Mát 01 điểm, Vạc sa 01 điểm và Tân Phú 01 điểm. Năm 2019: sản lượng điện bán
sang Campuchia đạt 207.610.700 kWh điện. Năm 2020, sản lượng điện bán sang
Campuchia là 110.763.200 kWh.
* Công tác Lãnh sự và bảo hộ công dân
Trong năm 2019 và 2020, các cơ quan chức năng tỉnh BGIANG đã phát hiện bắt
và xử lý 06 vụ/06 đối tượng người Campuchia vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Năm 2019: 03 vụ/03 đối tượng người Campuchia vi phạm pháp luật Việt Nam,
cụ thể: 02 vụ về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, 01 vụ về
tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
- Năm 2020, 03 vụ/03 đối tượng người Campuchia vi phạm pháp luật Việt Nam,
cụ thể: 01 vụ về tội “Đánh bạc”, 01 vụ về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, 01 vụ
về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Ngoài ra, phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan bàn giao 45 cơng dân
Campuchia sang tỉnh BGIANG và thành phố Hồ Chí Minh sống lang thang cho phía
Campuchia.
* Cơng tác người Việt Nam ở Campuchia
Cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi ln được tỉnh quan tâm thực hiện theo
tinh thần Nghị Quyết số 36 - NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác

đối với người Việt Nam, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2008 về việc
tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về
cơng tác với người Việt Nam ở nước ngoài và Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày
25/02/2009 của UBND tỉnh BGIANG về việc tăng cường công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài.
Theo số liệu của Hội người Campuchia gốc Việt, có khoảng hơn 300.000 người
Việt đang sinh sống tại 25 tỉnh, thành của Campuchia. Nơi có người Việt kiều sinh


20

sống đông nhất là thủ đô Phnôm Pênh, Kan Dal, Prey Veng và 05 tỉnh giáp biển Hồ
Campuchia. Riêng 02 tỉnh giáp BGIANG là tỉnh Tboung Khmum và tỉnh Svay Riêng
có trên 1.600 hộ với khoảng 6.000 người.
Hiện nay có 1.791 hộ với 9.059 nhân khẩu (thời điểm tháng 9/2016) di cư về
sinh sống trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, tỉnh có kế hoạch hỗ trợ về đất ở, nhà ở, y tế,
giáo dục, dạy nghề… cho người Campuchia gốc Việt di cư tự do về sinh sống trên địa
bàn tỉnh, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra, do họ khơng có giấy tờ tùy thân, nên việc
giải quyết hộ tịch, hộ khẩu và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cịn khó
khăn.
* Cơng tác biên giới, lãnh thổ
Trong năm 2019 và năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan,
đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên biên giới thực
hiện đúng quy định tại các Hiệp ước, Hiệp định và Thỏa thuận liên quan giữa chính
phủ hai nước về biên giới; tích cực tuyên truyền Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia năm 1985; ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc phân
giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia để nhân dân hai bên biên
giới hiểu, nắm vững, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các đội phân giới, cắm mốc hai bên
thực hiện nhiệm vụ trên thực đạt hiệu quả.
Tính đến nay, số lượng cột mốc đã xác định được 94/101 vị trí mốc với 102/109

(đạt 93,57%) cột mốc chính được xây dựng hồn chỉnh. Đối với cơng tác phân giới,
tỉnh đã triển khai được khoảng 228/240km (đạt 95%), xây dựng hoàn chỉnh 218 mốc
(172 mốc phụ và 46 cọc dấu) theo kế hoạch của Trung ương, hoàn thành sớm công
tác xây dựng mốc phụ và cọc dấu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.
Hiện trên địa bàn tỉnh BGIANG cịn 07 cột mốc chính chưa được xác định (từ
cột mốc 139 đến 145) và khoảng 12km đường biên giới (từ cột mốc 138 đến 146)
thuộc khu vực Vàm Trảng Trâu của huyện Châu Thành, hai bên đã nhiều lần khảo sát


21

song phương nhưng chưa tìm ra vật chuẩn trên thực địa để xác định vị trí mốc và cịn
tồn đọng đoạn biên giới từ cột mốc 168-168/2, do hai bên chưa thống nhất giải quyết
được và đã đề nghị lên cấp trên 02 bên xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với
các cơ quan chức năng của các tỉnh giáp biên thuộc Campuchia tạo điều kiện cho các
huyện, thị xã biên giới trong việc đo đạc, kiểm đếm tài sản, thống kê diện tích các
khu đất quản lý quá để lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng
sau PGCM.
* Công tác nâng cấp cửa khẩu
Ủy ban nhân dân tỉnh tích cực chỉ đạo các ngành hồn thiện các hạng mục cơng
trình, trang thiết bị cần thiết cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại cửa
khẩu và phối hợp với Ban hành chính tỉnh Prey Veng chuẩn bị Lễ cơng bố khai
trương cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam – Meun Chey (Thời gian cơng bố hiện đang
thống nhất với phía bạn).
* Cơng tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia
Trong năm 2019, tỉnh đã sơ kết 17 năm triển khai Kế hoạch tìm kiếm, quy tập và hồi
hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh
tại Campuchia với các tỉnh Tboung Khmum, Siem Riep, Bantey Meanchey, Otdar
Meanchey thuộc Vương quốc Campuchia.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai bên thực hiện tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội
bộ, cơng tác dân vận trên địa bàn đóng quân làm nhiệm vụ; bảo đảm an toàn tuyệt đối
về người và phương tiện. Chính quyền và nhân dân các tỉnh thuộc Vương quốc
Campuchia luôn phối hợp tạo mọi điều kiện trong cung cấp thông tin mộ, hướng dẫn,
chỉ đường và tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ. Kết quả đã tìm kiếm trong giai
đoạn 2019 - 2020 được 109 bộ hài cốt.


22

Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên tỉnh chưa thế
tiếp tục triển khai Kế hoạch tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình
nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia.
* Công tác hỗ trợ
Trong năm 2019, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh và UBND các huyện, thành
phố đã hỗ trợ các đơn vị bạn Campuchia với tổng số tiền 2.457.832.040đ (Hai tỷ bốn
trăm năm mươi bảy triệu tám trăm ba mươi hai ngàn không trăm bốn chục đồng),
900 USD, 150 tấn xi măng và 3.000 lít xăng; chủ yếu là kinh phí mua sắm vật chất,
sửa chữa doanh trại, kinh phí cho bầu cử, …...
Năm 2020, tỉnh BGIANG và các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ các đơn vị bạn
tổng cộng là 901.500.000 đồng (Chín trăm lẻ một triệu năm trăm ngàn đồng), chủ yếu
là kinh phí xây dựng doanh trại, vật tư y tế phục cơng tác phịng, chống dịch Covid –
19.
* Phối hợp trong cơng tác phịng, chống dịch Covid-19
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị tích cực phối hợp
với lực lượng chức năng phía Campuchia thành lập cơ chế trao đổi, chia sẻ thơng tin
liên quan về tình hình dịch bệnh Covid-19; phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại
các cửa khẩu, lối mở không để các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới,
cửa khẩu và thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch Covid-19.
Kết quả trong năm 2020, tỉnh BGIANG và chính quyền các tỉnh giáp biên đã

phối hợp, hỗ trợ cho 657 sinh viên Campuchia sang học tập tại Việt Nam, nhiều đoàn
lãnh đạo cấp cao của Campuchia sang khám, chữa bệnh tại Việt Nam và cách ly y tế
theo quy định.
2.3. Một số khó khăn trong hoạt động đối ngoại, hợp tác giữa tỉnh BGIANG
với các tỉnh giáp biên của Campuchia hiện nay


23

- Việc hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh của Campuchia chưa có sự chuyển biến
mạnh mẽ, mục đích hợp tác để nhằm bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực vùng biên; lợi ích về mặt kinh tế thì chưa
được khai thác.
- Trong quá trình hợp tác, giao lưu, đối ngoại với Campuchia, phía bạn có những
u cầu hỗ trợ về vật chất và tiền trên tất cả các lĩnh vực rất lớn; Đã ký kết Thỏa
thuận hợp tác quốc tế với 03 tỉnh giáp biên và tỉnh Kampong Chàm nhưng công tác
phối hợp triển khai hiệu quả chưa cao.
- Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia trên địa bàn tỉnh hiện cịn 07
cột mốc chính chưa cắm được (từ cột mốc 139 đến cột mốc 145), hai bên chưa
chuyển vẽ đường biên giới và tiến hành phân giới, cắm mốc được.
- Tình trạng người Việt sinh sống ở Campuchia về nước ngày càng nhiều hơn,
sinh sống tập trung tại một số địa bàn các huyện giáp biên giới đang đặt ra nhiều vấn
đề về an sinh xã hội, an ninh trật tự và công tác quản lý của chính quyền địa phương.
- Đời sống nhân dân vùng biên giới cịn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức cịn
hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến cơng tác tuyên truyền vận động và việc chấp hành
pháp luật liên quan đến biên giới.
- Nguồn nhân lực phục vụ cơng tác đối ngoại cịn hạn chế về kiến thức đối
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực ngoại ngữ.
3. LIÊN HỆ CỦA BẢN THÂN TRONG THỰC TIỄN CÔNG TÁC
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những nội dung cốt lõi của chủ đề “Hợp tác, liên

kết trong quan hệ Việt Nam – Campuchia và hoạt động đối ngoại, hợp tác giữa tỉnh
BGIANG với các tỉnh giáp biên của Campuchia hiện nay”. Với vai trò là cán bộ của
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, là cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong tuyên truyền thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ
thống chính trị của tỉnh, mà trong đó nhiệm vụ tuyên truyền đường lối đối ngoại, hợp


24

tác quốc tế nói chung và đối ngoại và hợp tác, liên kết giữa tỉnh BGIANG với các
tỉnh giáp biên của Campuchia nói riêng là nhiệm chính trị quan trọng hàng đầu. Do
đó, bản thân đề ra các giải pháp để mình thực hiện trong thời gian tới như sau:
Một là, luôn thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính
trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh và Chun đề tốn khố – Chun đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường và khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc” gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khoá XI, XII, XIII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong nội bộ.
Hai là, ln tích cực học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực, trình độ của bản
thân để thực hiện tốt công tác chuyên môn nhằm đáp ứng với các yêu cầu trong thời
kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay; luôn thực hiện nghiêm công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần của
Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khố XII) về tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trong tình hình mới.
Ba là, tích cực đề xuất cho Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa ra các giải
pháp, phương hướng trong việc tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền của tỉnh BGIANG thực hiện các

nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp tục thực hiện những nội dung biên bản thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa
tỉnh với các tỉnh giáp biên của Campuchia, chuẩn bị tiến tới ký kết hợp tác với các
tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia.


25

- Tiếp tục duy trì phối hợp, trao đổi tình hình an ninh biên giới, kịp thời phát
hiện âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch, bọn phản động, bọn khủng bố quốc tế
hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước và tình hữu nghị láng giềng của
hai nước nói chung và 03 tỉnh giáp biên và các tỉnh có mối quan hệ hữu nghị lâu đời
với tỉnh BGIANG nói riêng; tăng cường phối hợp, kiểm tra, theo dõi, nắm bắt diễn
biến tình hình trên tuyến biên giới nhằm kịp thời phát hiện và tham mưu giải quyết
các vụ việc.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn sang thăm, chúc tết, trao đổi công việc, giải
quyết những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm cũng như chia sẻ khó khăn, hỗ trợ vật
chất và tài chính đối với các hoạt động bầu cử và các hoạt động khác của địa phương
đối diện của bạn.
- Chỉ đạo các ngành tăng cường phối hợp, kiểm tra, theo dõi, nắm bắt diễn biến
tình hình biên giới nhằm kịp thời phát hiện và tham mưu giải quyết các vụ việc xảy ra
làm ảnh hưởng đến biên giới. Cùng các ngành, các huyện biên giới duy trì tốt mối
quan hệ hợp tác, hữu nghị với các cấp chính quyền Campuchia, góp phần tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam –
Campuchia theo chỉ đạo của Chính phủ hai nước.
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị của tỉnh với các đơn
vị, địa phương của các tỉnh giáp biên Campuchia nhằm cung cấp, trao đổi thông tin
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, vận chuyển hàng hóa,
ngoại tệ, động vật hoang dã qua biên giới, bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,
xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; xử lý kịp thời các

tình huống mới phát sinh, khơng để hình thành, phát triển thành các điểm nóng trên
tuyến biên giới.
Bốn là, tích cực tham mưu cho Lãnh đạo cơ quan ban hành các văn bản về thực
hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng,


×