Mười bước để có được một sự hoàn hảo về môi trường
John Elkington và Tom Burke
Thông qua hoạt động của mình, các công ty hàng đâù trên thế giới đều có liên hệ
chặt chẽ với con người trong xã hội: đó là đội ngũ nhân công, là khách hàng và
những người dưới hình thức này hay hình thức khác chịu ảnh hưởng của các hoạt
động đó. Tuy nhiên, khó khăn mà các công ty này phải đối mặt trong lĩnh vực môi
trường đó là việc nhận biết được tất cả những người có khả năng bị ảnh hưởng.
Thay vì chỉ tập trung chú ý vào khu vực bên trong hàng rào của công ty hay cộng
đồng người sống xung quanh khu vực sản xuất, giờ đây, các công ty nhận ra rằng
hoạt động của mình còn tác động lên cả những người họ chưa từng gặp do khoảng
cách xa về địa lý hoặc trong một số trường hợp, do những con người đó chưa được
sinh ra.
Chủ nghĩa Xanh tập trung chú ý vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp hơn là lĩnh vực
nông nghiệp hay đầu tư . Ðiều này không có nghĩa là những người sản xuất nông
nghiệp và giới đầu tư không gây ảnh hưởng lên môi trường. Chắc chắn là họ có
gây nên những tác động nhất định. Trên thực tế, chúng ta chỉ có được một ngành
công nghiệp bền vững cũng như các loại phát triển bền vững khác khi các nhà đầu
tư chịu bỏ tiền ra nhằm thu lợi nhuận trong dài hạn. Chúng ta còn vô khối công
việc phải làm để có thể mở ra được một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của những nhà
"tài chính xanh", "đầu tư xanh".
Rõ ràng là các công ty nói trên không thể một mình làm thay đổi cách nhìn của các
thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán London, phố Wall, Paris hay Tokyo. Các
nhà kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có thể gây những ảnh hưởng lớn bằng
cách khẳng định rằng những đề án phát triển của họ là chấp nhận được về mặt môi
trường và đảm bảo được một môi trường bền vững trước khi họ có liên quan đến
các nhà đầu tư trong tương lai. Giới đầu tư phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp
để biết được cần phải có những gì để một dự án kinh doanh được tiến hành và đạt
được thành công.
Nhưng làm thế nào để một công ty có thể đạt được sự hoàn hảo về mặt môi
trường. Chẳng có một hướng đi nào là chắc chắn nhưng mười bước được đề cập
dưới đây đã được tất cả các công ty thành công kể trên áp dụng. Chúng tôi rất biết
ơn ngài Peter Parker, chủ tịch của Rockware và viện Quản lý Anh quốc về những
ý tưởng sử dụng phương pháp danh mục và nhiều ý tưởng riêng lẻ khác. Ông cho
rằng:"chúng ta cần nhanh chóng đơn giản hoá ý tưởng quản lý và ý tưởng hoạt
động trong một môi trường thử thách 360 độ".
Xét trên khía cạnh hoàn hảo về môi trường, mười bước này chưa phải là câu trả lời
hoàn hảo nhưng chúng đã chỉ ra được phương hướng mà theo đó chúng ta có thể
theo đuổi hy vọng thành công.
1. Phát triển và ban hành những chính sách về mội trường.
Công việc đầu tiên đó là phải đưa ra được một chính sách về môi trường của công
ty. Không có một tiêu chuẩn nào đối với những chính sách như vậy, chúng có thể
chỉ giới hạn trong một vài trang giấy nhưng một khi đã được ban quản trị của công
ty chấp nhận, sẽ đóng vai trò chi phối mọi hoạt động sau này.
Chính sách về môi trường của ICI bắt đầu như sau:" Tất cả các hoạt động trong
công nghiệp đều có gây ảnh hưởng lên môi trường, Mục tiêu của ICI là quản lý
các hoạt động của mình nhằm đảm bảo rằng những tác động đó có thể chấp nhận
được đối với cộng đồng và để giảm những tác động xấu đến mức thấp nhất có thể.
Chúng ta biết rằng môi trường có thể tiếp nhận được những tác động của con
người. Môi trường cần được khai thác và cũng cần được bảo vệ". Chính sách này
tiếp tục với những trao đổi về con đường mà theo đó ICI có thể đối phó với những
vấn đề môi trường do các hoạt động hiện tại và trong tương lai, những công đoạn
cùng với sản phẩm của mình có thể gây nên. Một trong những câu đáng chú ý nhất
của tập đoàn này là: " tiến hành những hoạt động tích ực nhằm bảo tồn tài nguyên
với những quan tâm đặc biệt đến những nguồn tài nguyên hiếm hoặc không thể tái
sinh được"
Chính sách của IBM nói rằng: " IBM sẽ giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng
lên hệ sinh thái. Công tác quản lý tại IBMsẽ liên tục nâng cao tinh thần trách
nhiệm để hạn chế những tác động xấu đồng thời tìm ra phương pháp bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên". Công ty này cũng tiến một bước dài trong việc theo đuổi sự
hoàn hảo về mặt môi trường thông qua việc đảm bảo những hoạt động kinh doanh
của mình phù hợp với những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trong khi đó, chính sách của tập đoàn BP nói rằng: " Một chính sách cơ bản và
liên tục của tập đoàn BP đó là trong chuẩn mực hoạt động của mình, tập đoàn sẽ
nỗ lực để bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của đội ngũ nhân công, của khách hàng và
của những ai có thể bị ảnh hưởng do những hoạt động đó, BP đồng thời cũng cố
gắng giảm thiểu các tác hại đối với môi trường nơi mà các hoạt động của công ty
đang diễn ra". Mỗi công ty trong tập đoàn BP đều có chính sách, mục tiêu, định
hướng riêng phù hợp với hoạt động của mình.
2. Chuẩn bị chương trình hành động
Cho ra đời chính sách bằng văn bản là một bước khởi đầu vô cùng quan trọng.
Nhưng chính sách chỉ có thể được thực hiện nếu nó được cụ thể hoá dưới dạng
những mục tiêu đối với từng cá nhân trong công ty cùng với những chỉ dẫn làm
thế nào để đạt được những mục tiêu đó. Có tám mục tiêu lớn:
1. Ðề ra các tiêu chuẩn, tối thiểu cũng phải thoả mãn những đòi hỏi hợp lý
về sức khoẻ và an toàn, an toàn sản phẩm và những vấn đề liên quan đến
môi trường, bởi những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến đội ngũ nhân công,
khách hàng, bạn hàng và rộng hơn nữa là toàn cộng đồng.
1. Nghiên cứu và khi có thể, phát triển những tiêu chuẩn đó để cho phù hợp
với những tiến bộ của công nghệ, của thực tiễn trong công nghiệp và xu
hướng pháp luật đồng thời tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát
triển nằm cải thiện nền tảng cơ bản cho việc xây dựng tiêu chuẩn.
2. Phối hợp với cơ quan chức năng và các cơ sở chuyên môn trong công tác
xây dựng tiêu chuẩn và đề ra phương án thực hiện.
3. Ðảm bảo tất cả các sản phẩm mới, các dự án, các hoạt động đều phải được
tính đến các yếu tố sức khoẻ, an toàn và những tác động đối với môi trường
4. Ðảm bảo rằng tất cả các thành viên trong công ty đều được thông báo về
trách nhiệm của họ về sức khoẻ, an toàn, những vấn đề môi trường cần xử
lý hợp lý đồng thời khuyến khích họ tham gia vào việc chống tai nạn.
5. Ðảm bảo rằng tất cả các thành phần hoạt động dưới sự kiểm soát của tập
đoàn BP được thông báo về những tiêu chuẩn có liên quan. Cần có các biện
pháp hợp lý nhằm theo dõi mức độ tuân thủ mà không làm giảm đi trách
nhiệm đối với pháp luật của các thành phần đó.
6. Ðảm bảo thành lập được các bộ phận chức năng nhằm tiến hành tư vấn
cho đội ngũ nhân công về những vấn đề đó.
7. Ðảm bảo rằng những mục tiêu đó được hoàn thành thông qua việc theo
dõi, tác động vào các hoạt động của tập đoàn.
Mục đích của kế hoạch hành động là để quyết định đâu là những ưu tiên hàng đầu
và đảm bảo rằng các mục tiêu được xãc định rõ đồng thời trách nhiệm để đạt được
những mục tiêu đó được giao phó cho những người có đủ thẩm quyền và năng lực.
Việc tiến hành đánh giá các tác động lên môi trường cần được thực hiện nhằm
đảm bảo những dự án mới, những quy trình mới, sản phẩm mới không đem lại
những tác hại bất ngờ.
3. Tổ chức và biên chế
Những công ty hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhậy cảm
đảm bảo trách nhiệm đối với môi trường nhận được sự quan tâm giám sát chặt chẽ
của Hội đồng quản trị. Ví dụ: Tại BP, Hội đồng quản trị có trách nhiệm quyết định
về sức khoẻ, an toàn và những vấn đề liên quan môi trường với sự tư vấn của Uỷ
ban Sức khoẻ, An toàn và Môi trường của tập đoàn.
Bất cứ công ty nào hướng tới sự hoàn hảo về môi trường đều cần cử ra một người,
tốt nhất là Trưởng ban giám đốc, để đứng đầu trong lĩnh vực Sức khoẻ, An toàn và
Môi trường. Người này sẽ cần được cố vấn và hỗ trợ bởi một đội ngũ có chuyên
môn và có liên quan đến mọi hoạt động của công ty. Nhưng trách nhiệm đảm bảo
tính an toàn về môi trường tại mỗi nhà máy, dây truyền riêng biệt cần được trao
xuống cho các nhà quản lý cấp thừa hành. Như thực tế đang diễn ra ngày một phổ
biến tại các công ty, cơ hội thăng tiến của những người này sẽ dựa trên mức độ
thành công của họ trong việc hoàn thành các mục tiêu về sức khoẻ, an toàn và môi
trường cũng như những tiêu chí liên quan đến công việc khác.
4. Phân bổ tương xứng các nguồn lực
Một khi những chính sách về môi trường được biến một cách hiệu quả thành
những hoạt động cụ thể, những trách nhiệm trên phải được phân bổ một nguồn lực
tương xứng. Như kinh nghiệm 3M đã cho thấy, những chi phí dành cho lĩnh vực
này không nhất thiết phải là một nguồn tài chính độc lập của . Tuy nhiên, chìa
khoá của vấn đề là ở chỗ: tiền dành cho việc theo đuổi các mục tiêu môi trường
cũng giống như các hoạt động khác, cần tuân theo những quy tắc tài chính của
công ty. Một số nguồn lợi đặc biệt là những nguồn lợi bắt nguồn từ trong lĩnh vực
quan hệ xã hội hoặc uy tín công ty, thì rất khó tính toán, nhưng các cổ đông phải
cần được biết rằng nguồn tài chính đang được quản lý một cách hợp lý.
5. Ðầu tư vào khoa học công nghệ trong môi trường
Cho dù con người nghĩ về mưa axit hay sự lựa chọn giữa các phương án sản xuất
trong tương lai, chúng ta chỉ có được những quyết định đúng đắn về môi trường
khi có một nền tảng vững chắc nhờ các nghiên cứu khoa học. Ngành công nghiệp
phải đảm bảo rằng những tranh luận về môi trường được thông tin đầy đủ và cần
phải có những cơ sở dữ liệu cần thiết nhằm thoả mãn những nhu cầu về đánh giá
tác động môi trường, về khâu ra quyết định và các hoạt động khác được thoả mãn
trong thời gian hợp lý. Yếu tố cơ bản trong vấn đề này là sự hợp tác giữa Viện Tài
Nguyên Thế Giới và Viện Môi Trường và Phát Triển trên lĩnh vực sản xuất và về
những báo cáo Tài nguyên Thế Giới hàng năm phản ánh xu hướng của môi trường
thế giới
Một khi ngành công nghiệp hoạt động dưa trên những lợi ích về môi trường và
tuân thủ chặt chẽ các quy tắc, chũng ta sẽ có thể phát triển và đưa vào sử dụng
những công nghệ mới, ít ảnh hưởng đến môi trường. Nhiệm vụ hàng đầu của
chúng ta là phải đảm bảo công nghệ phải được thiết kế ngay từ đầu sao cho đạt
được những tiêu chuẩn về độ sạch, tiếng ồn, hiệu suất sử dụng nhiên liệu tránh
việc phải cải tiến khi đã đưa vào sử dụng. Chương trình Chi Phí Cho Bảo Vệ Môi
Trường của 3M đã chỉ ra việc cải tiến sản phẩm, cải tiến dây truyền, thiết kế lại
trang thiết bị và tái sử dụng rác thải sẽ giúp giảm ô nhiễm và tránh lãng phí năng
lượng một cách nhanh chóng. Trường hợp của Rolls-Royce đã cho thấy quá trình
phát triển công nghệ phức tạp đến mức nào với nhiều yếu tố môi trường cần được
trao đổi. Nhưng những công ty không thể đạt được các tiêu chuẩn về môi trường
sẽ có thể bị thất bại trong kinh doanh.
6. Giáo dục và đào tạo
Con người có xu hướng nhiệt tình hơn đối với việc theo đuổi những mục tiêu của
công ty nếu họ biết rõ rằng người ta trông chờ gì ở mình và mình cần phải làm như
thế nào. Chính sách của công ty cần được cụ thể hoá một cách rõ ràng và hiệu quả
đồng thời quá trình tiến hành chương trình hành động vì môi trường cần được xem
xét một cách thường xuyên. Ngài Peter Parker nhấn mạnh " tôi cam đoan rằng
những con người làm việc trong các công ty không chỉ là những nhân công cũng
không phải là những thành viên công đoàn đơn thuần, họ là những công dân trong
công việc. Vì vậy, họ cần được biết những thông tin về chất lượng môi trường.
Giờ đây, trong công việc của mình họ đã trở thành những nhà môi trường."
Ðiều quan trọng là phải hướng họ vào con đường dẫn đến sự hoàn hảo về môi
trường cho dù ban đầu chỉ là những tác động nhỏ. Như tác giả của tác phẩm "Tìm
kiếm sự hoàn hảo" đã nhấn mạnh trong một đoạn văn khác: " kiểu nghiên cứu bàn
chân sau cánh cửa đã chỉ ra tính quan trọng của các hoạt động riêng lẻ trong một
nhiệm vụ lớn. Một thí dụ, trong một thí nghiệm được tiến hành tại Paolo Alto -
California, hầu hết những người ban đầu đồng ý cho dán một cái ký hiệu nhỏ (về
an toàn giao thông) lên cánh cánh cửa sổ của mình thì sau đó lại tiếp tục cho phép
đào một cái hố lớn trên bãi cỏ trước nhà để dựng một tấm biển. Còn đối với những
người ban đầu không được yêu cầu làm việc nhỏ thì sau đó 95 trong số 100 trường
hợp đều từ chối làm công việc lớn hơn.
ý nghĩa của việc này là rất rõ, như ngài Peter và ngài Waterman đã chỉ ra:"Nếu bạn
khiến người ta làm một việc, cho dù đó chỉ là một việc thật đơn giản, họ sẽ dần tin
vào những gì mình đang làm đặc biệt là khi được khuyến khích một cách thích
đáng sau khi hoàn thành công việc, cụ thể bằng những lời khen ngợi liên tục, công
khai và những hỗ trợ trong quá trình thực hiện. "Làm việc" (với nhiều thử nghiệm
và cố gắng) sẽ đem lại những phương pháp học tập, ứng dụng hiệu quả cùng với
tinh thần trách nhiệm. Ðó chính là biểu hiện của một công ty thành đạt.
7. Theo dõi, kiểm toán và báo cáo
Một khi đã có được một hệ thống quản lý hợp lý, chúng ta sẽ có thể đánh giá các
hoạt động một cách thường xuyên. Công việc này sẽ bao gồm một số hoạt động
riêng biệt. Ðiều kiện về môi trường sẽ cần được theo dõi, hệ thống kiểm soát của
công ty cần được thanh tra về mặt hiệu quả. Nhưng chúng ta cũng cần thanh tra
mức độ trên thực tế của những ảnh hưởng về môi trường trong những tính toán
ban đầu nhằm đảm bảo một nền tảng khoa học vững chắc cho những chính sách
của công ty.
ví dụ tại essochem europe cho thấy rằng những hoạt động thanh tra, xem xét
thường xuyên sẽ giúp cho ban quản lý nắm bắt được tình hình từ đó có những hỗ
trợ kịp thời cho chính sách về môi trường và chương trình hoạt động. Những câu
hỏi của essochem europe bao gồm:
1) Trong việc lên kế hoạch cho các hoạt động bảo vệ môi trường:
Ðã đầy đủ hết các chức năng chưa?
Ai sẽ hợp tác trong các hoạt động đó? Kế hoạch sẽ được thực hiện như
thế nào?
Những vấn đề về ưu tiên sẽ được giải quyết ra sao?
2) Ðối với những quy định pháp luật và công việc xây dựng luật
Những luật hiện hành đã dễ hiểu chưa?
Trách nhiệm được phân chia như thế nào?
Những thông tin có được từ công việc xây dựng luật
Tổ chức có ảnh hưởng gì đối với công tác lập pháp.
3) Ðảm bảo chấp hành:
Chương trình giám sát được chỉ đạo như thế nào?
Các nhà chức trách có cần biên bản không?
Sẽ xử lý những trường hợp không tuân thủ như thế nào?
Những tiêu chuẩn do công ty và pháp luật để ra đã được định nghĩa và
hiểu rõ chưa?
Cần có những thay đổi gì trong những tiêu chuẩn đó?
4) Ðể duy trì mối quan hệ tốt với công chúng:
Ðã có những hệ thống để ghi nhận, theo dõi, điều tra và giải quyết
khiếu nại chưa?
Ðã có những phương án khẩn cấp chuẩn bị cho trường hợp tai nạn tràn
dầu và chất thải chưa? Phương án này được thử nghiệm lần cuối khi nào?
Nguyên nhân là gì?
Ðã có những hoạt động gì nhằm thông báo cho cộng đồng về những
bước khởi đầu của chương trình bảo tồn môi trường?
5) Trong lĩnh vực đào tạo
Những thành viên bảo tồn môi trường đã được đào tạo như thế nào?
Như thế đã đủ chưa?
Ðã có những chương trình đào tạo chính thức cho những công nhân vận
hành, công nhân cơ khí, kỹ thuật viên và bên liên quan về những chính sãch
và quy định về môi trường chưa?
6) Trong lĩnh vực phòng ngừa hiểm hoạ môi trường
Những người có liên quan đã được biết về những hiểm hoạ môi trường
do chất hoá học gây nên chưa
Thông tin có được cập nhật thường xuyên không? ở mức độ nào?
Những biện pháp phòng chống đã được tuyên truyền rộng rãi chưa?
Tổ chức có bàn bạc, thực nghiệm với quan chức địa phương về những
hoạt động trong trường hợp khẩn cấp chưa?
Kỹ thuật xử lý chất thải đang sử dụng là gì? Những quy định có liên
quan là gì? Ðịa điểm đổ rác được theo dõi như thế nào?
7) Khi có những thiếu sót nhược điểm trong công nghệ hiện thời:
Chúng được đánh giá như thế nào?
Chúng được xử lý ra sao?
8) Có những mục tiêu đặc biệt nào trong lĩnh vực phát triển "công nghệ sạch"
Những bước nào đang được tiến hành nhằm loại trừ việc sử dụng những chất hoá
học không được phép và những nguyên liệu có tính chất độc?
9) Những công việc gì đang được tiến hành để đối phó với những vấn đề đặc biệt
liên quan đến yêu cầu loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm tính độc hại của các nhà máy
các dây truyền?
8. Theo dõi tiến triển của chương trình Xanh
Chương trình Xanh đang tiến triển đều đặn. Bất cứ công ty nào có được thông tin
từ 2 năm hay thậm chí chỉ ba tháng trước đây đều phải sửng sốt do thông tin đang
được thu thập và đánh giá một cách vô cùng hiệu quả ở những nơi khác. Những
công ty hàng đầu luôn cập nhật các thông tin về sự phát triển, những thông tin có
thể có những tác động đến chương trình môi trường tại những nước mà họ đang
hoạt động kinh doanh. Những ấn phẩm chính là Báo cáo ENDS, doDịch vụ thông
tin môi trường tại London xuất bản hàng tháng và báo cáo Tình trạng Thế Giới do
Viện Tầm nhìn Thế Giới tại Wasington xuất bản hàng năm.
9. Ðóng góp vào chương trình môi trường
Có rất nhiều dự án và chương trình hoạt động trong lĩnh vực môi trường đang cần
sự giúp đỡ từ ngành công nghiệp về mặt tài chính cũng như nhân lực. Trên thực tế,
hiệu quả đem lại từ những hoạt động đóng góp tự nguyện cho những tổ chức bảo
tồn là rất cao một khi những đóng góp đó được đưa vào các tổ chức hoạt động tốt.
Một số công ty như BP đang giúp đào tạo kỹ thuật quản lý cho nhân viên thuộc
những tổ chức môi trường và các tổ chức phi chính phủ. Cũng như vậy, trên phạm
vi Quốc tế, ngành công nghiệp cũng cần phải hỗ trợ những chương trình cung cấp
chuyên gia cho những nước không thể có đủ tiền để thuê họ. Thậm chí các chuyên
gia trong lĩnh vực công nghiệp cũng cần nhập cuộc.
10. Xây dựng cầu nối giữa các nguồn lợi
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong lĩnh vực môi trường hiện nay là phải
xây dựng được cầu nối giữa các nguồn lợi, nguồn lợi của quốc gia và nguồn lợi về
môi trường. Ngài Louis Fernandez, chủ tịch Monsanton giải thích: "Những nhà
lãnh đạo trong kinh doanh cũng như trong lĩnh vực môi trường đều dần nhận ra
rằng đối đầu không phải là một biện pháp tốt để đi tới mục đích cuối cùng, thời
điểm cho các nhà đứng đầu trong lĩnh vực công nghiệp và trong lĩnh vực môi
trường để bắt tay hợp tác đã đến"
Những công ty đã thực hiện đủ 9 bước kể trên chắc chắn sẽ thấy "chiếc cầu" ấy
đang dần dần tự hình thành. Vấn đề quyết định để đi đến sự hoàn hảo về môi
trường đó là chúng ta phải nhận ra rằng những hoạt động đó không phải là một sự
mất mát đối với công ty mình. Trái lại, chúng còn mang lại cho chúng ta một
nguồn nhân lực hoạt động hết sức hiệu quả, cảnh báo trước cho chúng ta về những
sức ép lên chính hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời mở ra những cơ hội mới
trong tương lai.