Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Luật đầu tư: phân tích một số điểm mới của Luật đâu tư năm 2020 so với Luật đầu tư năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.58 KB, 11 trang )

MỞ BÀI
Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã
thơng qua Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2021 và thay thế Luật Đầu tư 2014. Như vậy, sau hơn 06
năm có hiệu lực, Luật Đầu tư đã chính thức được sửa đổi với
nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút
nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi. Qua đề tài
này, em xin phân tích một số điểm mới của Luật đâu tư năm
2020 so với Luật đầu tư năm 2014.

NỘI DUNG
Luật Đầu tư năm 2020 có hàng loạt điểm nổi bật, đáng chú ý
như dịch vụ đòi nợ thuê bị loại bỏ; mở rộng đối tượng được
hưởng ưu đãi đầu tư… cụ thể như sau
1. Chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Trước đây, chủ nợ có thể thuê tổ chức hành nghề luật sư hoạt
động theo Luật luật sư hoặc Công ty dịch vụ đòi nợ được thành
lập, hoạt động theo Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh
dịch vụ đòi nợ và Luật Doanh nghiệp 2005 để thu hồi nợ và
được pháp luật bảo vệ. Theo đó, đây là hành vi hợp pháp. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân phát sinh từ dịch vụ này nên từ
ngày 01/01/2021, dịch vụ địi nợ th chính thức bị pháp luật
cấm. Có thể thấy, dịch vụ địi nợ th đang bị biến tướng trở
thành vấn đề rất nhức nhối trong xã hội. Dịch vụ đòi nợ thuê
cũng làm gia tăng các dịch vụ cho vay nặng lãi. Các tổ chức đòi
1


nợ thuê phần lớn có cách thức hoạt động mang tính cơn đồ, liều
lĩnh, xem thường pháp luật, nhiều hành vi như trấn lột, đe dọa,
hành hung, phá hoại tài sản đã xảy ra. Các tổ chức địi nợ th


nói trên sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đòi được khoản nợ
từ con nợ, thậm chí đã có những trường hợp gây chết người,
gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống người dân.
Như vậy từ ngày 01/01/2021, chính thức cấm tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ đòi nợ, điều này được quy định rõ tại Điều 6
Luật đầu tư 2020. Dịch vụ đòi nợ thuê đã bị loại khỏi Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chính thức được
chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doan. Luật
đầu tư 2020 đã bãi bỏ 24 ngành, nghề kinh doanh, bổ sung
thêm 08 ngành, nghề kinh doanh, sửa đổi 14 ngành, nghề kinh
doanh.
2. Sửa đổi, bổ sung dối tượng được ưu dãi đầu tư
So với quy định hiện nay, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm
nhiều đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, cụ thể là:
 Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại
Khoản 1 Điều
16 Luật Đầu tư 2020;
– Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 2
Điều 16 Luật Đầu tư 2020;
– Dự án đầu tư có quy mơ vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực
hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp
thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí
2


sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm
trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu
hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng
nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử
dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật
về người khuyết tật;
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, tổ chức khoa học và cơng nghệ; dự án có chuyển giao
cơng nghệ thuộc Danh mục cơng nghệ khuyến khích chuyển
giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ
sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học
và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao,
pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất,
cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các
yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường;
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng
tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
– Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh
nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và
vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật
về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Luật mới đã thay thế theo hướng mở rộng đối tượng được
hưởng ưu đãi đầu tư, từ 05 nhóm đối tượng theo quy định tại
3


luật đầu tư 2014, thành 07 nhóm đối tượng và bổ sung thêm
một số đối tượng trong từng nhóm. Đáng chú ý có “Dự án đầu

tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm
nghiên cứu và phát triển”, lĩnh vực đầu tư đang được quan tâm
hiện nay.
3. Bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư 2020 bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư so
với hiện nay, gồm:
– Giáo dục đại học;
– Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và
công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công
nghệ;
– Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ ưu tiên phát triển;
– Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế;
– Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia
chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
Luật mới vẫn duy trì 14 nhóm ngành, nghề kinh doanh được
hưởng ưu đãi đầu tư tuy nhiên có sự thay đổi chi tiết. Theo đó,
bãi bỏ, bổ sung thêm một số ngành trong từng nhóm ngành,
nghề kinh doanh.
4. Điều kiện để NĐT nước ngồi được góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt
Nam

4


NĐT nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các quy định tại khoản
2 điều 24 Luật Đầu Tư bao gồm điều kiện sau đây:
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định

tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư
2020;
– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử
dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn
biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Đây là một quy định hoàn toàn mới của Luật Đầu Tư 2020
về Điều kiện để NĐT nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Trong khi
Luật Đầu tư 2014 quy định bao gồm các điều kiện về: Tỷ lệ sở
hữu vốn điều lệ, Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác
Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện
khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
- Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án
thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm
nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng
trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời
hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng
tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ;
5


- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy
mơ vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối
thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ

trương đầu tư.
Mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt: Mức ưu đãi và thời hạn áp
dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai. Hỗ trợ đầu tư đặc
biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại Khoản 1
Điều 18 của Luật Đầu tư 2020.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt trên không áp dụng
đối với các trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
+ Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Đầu tư
2020.
Trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một dự án đầu tư
đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,
Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư
khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và
các luật khác.
6. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của
NĐT nước ngoài

6


Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của Nhà đầu tư
nước ngồi có những điểm mới được thể hiện tại Điều 22 Luật
đầu tư 2020, cụ thể những điểm mới là:
NĐT nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều
kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài được quy định
tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với

NĐT nước ngoài:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐT nước ngồi trong tổ chức
kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của NĐT; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu
tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, NĐT nước ngồi
phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh
nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
7. Bổ sung các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an
ninh quốc phòng
7


Đáng chú ý, Luật đã hoàn thiện, bổ sung các công cụ cần thiết
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư,
bảo đảm an ninh quốc phòng theo hướng xem xét các điều kiện
an ninh, quốc phịng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngồi
đầu tư theo hình thức thành lập DN, góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp tại các DN ở đảo, xã, phường, thị trấn biên
giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc

phòng. Cụ thể:
– Xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp
nhà đầu tư nước ngồi đầu tư theo hình thức thành lập doanh
nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại các
doanh nghiệp ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển
hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
– Bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp
cần thiết để xác định căn cứ tính thuế, góp phần hạn chế tình
trạng chuyển giá, trốn thuế.
– Bổ sung quy định khơng gia hạn thực hiện dự án đầu tư đối
với các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên và dự án có điều
kiện chuyển giao khơng bồi hồn.
– Bổ sung quy định mới về chấm dứt hoạt động của dự án đầu
tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên
cơ sở giao dịch giả tạo về vốn nhằm tạo cơ sở pháp lý để xử lý
các trường hợp đầu tư chui, đầu tư núp bóng.
“Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngồi phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối
8


với nhà đầu tư nước ngoài; quy định của pháp luật về đất đai về
điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị
trấn biên giới, ven biển; quy định về bảo đảm quốc phòng, an
ninh tại khoản 3 Điều 5 của Luật”.
8. Sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề ưu đãi đầu tư, nhằm
bảo đảm thu hút đầu tư nước ngồi có chọn lọc, chất
lượng
Về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, Luật đã sửa đổi, bổ sung các ngành,

nghề ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm thu hút đầu tư FDI có chọn
lọc, chất lượng theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị, đồng
thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện
chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư,
các Luật thuế và các Luật liên quan. Cụ thể như:
– Bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư (như hoạt động đổi
mới sáng tạo; sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tham
gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành).
– Bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính
sách ưu đãi đầu tư để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của việc
thực hiện chính sách này (như: áp dụng ưu đãi có thời hạn, theo
kết quả thực hiện dự án; nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng điều
kiện ưu đãi trong thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định
của pháp luật).
– Đặc biệt, Luật Đầu tư (sửa đổi) bổ sung quy định cho phép
Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế,
chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang
dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay.
9


Theo đó, cho phép áp dụng ưu đãi tối đa thêm 50% so với mức
cao nhất theo quy định của Luật hiện hành.

KẾT LUẬN
Luật Đầu tư mới ra đời đã xóa bỏ được những hạn chế, bất cập
và rất nhiều các quy định mới liên quan đến đầu tư, thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của đại đa số các nhà đầu tư trong và
ngồi nước góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển
mạnh mẽ và bền vững. Điểm mới của Luật Đầu tư 2020 hướng

tới tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng,
an tồn cho người dân và Doanh nghiệp; đồng thời tăng cường
hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư kinh doanh.

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
10


NĐT: Nhà đầu tư
DN: Doanh nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật đầu tư năm 2020;
Luật đầu tư năm 2014;
Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
Báo doanhnhanviet.net: Luật Đầu tư 2020: Nhiều điểm mới tạo
điều kiện cho DN đăng ký đầu tưcThứ sáu, 10/07/2020;
Tạp chí điện tử Pháp lý: Luật Đầu tư (sửa đổi 2020) và những
qui định mới quan trọng “sát sườn” với nhà đầu tư và doanh
nghiệp Chủ Nhật, 16/08/2020;
Giáo trình Luật đầu tư, Trường đại học Luật Hà Nội.

11



×