Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.25 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú
ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch
sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử, làm sao để các em học sinh yêu thích mơn lịch sử và học mơn lịch sử ngày càng
có hiệu quả hơn. Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả
năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thơng nói chung.
Bộ mơn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử,
nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi
phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo của học sinh. Trong dạy học lịch sử, khai
thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trọng, tích cực để nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, gây hưng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai
thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa khơng chỉ làm cho bài giảng trở nên
sinh động, hấp dẫn mà cịn góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng, hình
thành khái niệm lịch sử cho học sinh, phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí
tưởng tưởng tượng, tư duy. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, đối với học
sinh thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản
chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật phát triển của xã hội, nhớ kĩ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được lưu giữ lại đặc biệt
vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan. Từ yêu cầu và thực tế
trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh
hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng chương qua đó học sinh sẽ nắm được
nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến
thức trọng tâm của mơn lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực
quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm… Để góp phần vào việc


đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tơi xin trình bày
đề tài: “Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8”


2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm để cho học sinh ham thích học mơn Lịch sử, hiểu biết nhiều hơn về
lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ cũng như xây dựng Tổ quốc. Đồng
thời để nâng cao chất lượng học tập, cũng như để nâng cao chất lượng hiệu quả đào
tạo của nhà trường. Đây cũng là mục tiêu chung của ngành giáo dục đào tạo là
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phục vụ cho thời kì cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”
Thông qua việc khái thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, truyền
thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
lịch sử một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời cải tiến dạy học lịch sử
theo phương pháp mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8
4. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Đặc trưng nổi bật của việc nhận thức lịch sử là học sinh không thể tri
giác trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, cũng khơng
thể dựng lại lịch sử trong phịng thí nghiệm. Lịch sử là những gì đã xảy ra
trong quá khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên khơng thể
phán đốn, suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người


giáo viên trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá
khứ một cách chính xác nhưng khơng kém phần hấp dẫn và sinh động.
Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử
được học sinh nhận thức thơng qua việc tạo nên hình ảnh của q khứ bằng
những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa Lịch sử cũ

kênh hình hầu như khơng được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho
nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử
dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường
trở nên nhàm chán và khô cứng. Hiện nay sách giáo khoa đã rất chú trọng đến
kênh hình, thể hiện số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa
kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ
cho nội dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan
trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thơng qua “làm việc” với kênh hình. Vì
vậy khi giảng dạy lịch sử địi hỏi người giáo viên khơng chỉ sử dụng lời nói
mà cịn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử
nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua các phương pháp dạy học như:
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp
giải quyết vấn đề, thuyết trình…. Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận
nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém
sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc
kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và
phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mơ hình, ứng dụng cơng nghệ


thơng tin…Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo
viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực
trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến
thức.
2.2. Hạn chế
Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp

quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề
này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, nguyên nhân của tình trạng này chủ
yếu :
- Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa và coi đây là
nguồn cung cấp kiến thức duy nhất trong dạy học lịch sử mà khơng thấy rằng kênh
hình khơng chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng
kể, mà cịn là phương tiện trực quan có giá trị, giúp cho bài học lịch sử trở nên sinh
động, hấp dẫn hơn gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Khơng ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình
trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng, chuyên đề giáo viên hầu như chỉ
được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo
khoa không chú trọng bồi dưỡng về khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo
khoa trong khi kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với
trước.
- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại
ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang hình
thức minh hoạ cho bài giảng
- Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua
sử dụng kênh hình dạy học lịch sử 8 là phát hiện những quy luật của quá trình dạy
học lịch sử phù hợp với đặc trưng bộ môn vào các bài dạy cụ thể.


3. Các giải pháp
Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác
định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy - học. Trong phương pháp đổi mới phải có
sự kết hợp, hợp tác của thầy - trị và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động
học thì mới thành cơng. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù
của bộ mơn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa
lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, … Trong một
bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục

đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử
dụng phù hợp và có hiệu quả.
3.1. Khai thác, sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa.
Lược đồ trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng
trong dạy học lịch sử. Nó khơng chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh
những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà cịn khắc phục được
tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hố lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự kiện
luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố
điạ lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ để ghi
nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu
lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước
ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động. Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu
ý: Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rõ cho học sinh các kí
hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch
sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên
bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo viên lược
thuật một cách ngắn gọn nội dung.


- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi
gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối cùng giáo viên lược
thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên lược đồ.
Ví dụ 1: Hình 86 - Lược đồ những địa diểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kì
(1860- 1875)

Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II - Cuộc kháng chiến chống pháp từ
năm 1858 đến năm 1873. Giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn học
sinh quan sát kết hợp với theo dõi nội dung sách giáo khoa để thảo luận một số câu
hỏi sau:

- Quan sát lược đồ, em thấy quy mô các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Kết hợp với lược đồ và sách giáo khoa, em hãy chỉ ra những địa điểm có
các cuộc khởi nghĩa lớn?
- Kết quả của các cuộc khởi nghĩa này?
- Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân sáu tỉnh Nam
Kì?


Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên cần chốt những nội dung cơ bản và
định hướng để học sinh chỉ ra được những đặc điểm của cuộc kháng chiến.
Ví dụ 2: Hình 95 - Lược đồ căn cứ Hương Khê:

Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II, ý 3 - Khởi nghĩa Hương Khê
(1885 - 1895). Khi sử dụng, trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, hướng
dẫn học sinh quan sát, kết hợp với sách giáo khoa và gợi mở:
- Em hãy xác định căn cứ Hương Khê trên lược đồ?
- Vì sao nghĩa quân Hương Khê lại chọn căn cứ Ngàn Trươi làm đại bản
doanh?
- Vị trí của Hương Khê có lợi gì cho nghĩa qn, nó có gì khác gì với căn cứ
Ba Đình và Bãi Sậy?
- Chiến thuật và hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là gì?
- Cuộc khởi nghĩa trải qua mấy giai đoạn, kết quả ra sao?
Ví dụ 3 : Hình 96 - Lược đồ căn cứ Yên Thế


Lược đồ nhằm cụ thể hóa vị trí địa lí của căn cứ Yên thế, giáo viên có thể
dựa vào đó để giảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913). Khi
sử dụng, giáo viên giải thích các kí hiệu và hướng dẫn học sinh quan sát:
- Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của
nghĩa quân. chiến thuật đánh địch chủ yếu của nghĩa quân là gì?

- Cuộc khởi nghĩa chia làm mấy giai đoạn?
- Cuộc khởi nghĩa này có gì khác với các cuộc khởi nghĩa của phong trào
Cần Vương? Qua đó nói lên điều gì?
3.2. Khai thác, sử dụng sơ đồ trong sách giáo khoa lịch sử.
Sơ đồ trong sách giáo khoa nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng
những mơ hình, hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ
chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… Thông thường khai thác sử dụng
sơ đồ dễ hơn lược đồ; song cũng giống như khi khai thác sử dụng lược đồ trước hết
giáo viên cần giới thiệu cho học sinh tên sơ đồ, sau đó hướng dẫn học sinh khai


thác sơ đồ bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh tư duy và tìm hiểu nội dung. Cuối
cùng giáo viên sử dụng sơ đồ chốt lại nội dung cơ bản.
Ví dụ: Khi khai thác H.30: Sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã (Sách giáo khoa
Lịch sử 8 trang 37) để dạy mục II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Cơng
xã Pa-ri, Bài 5. Cơng xã Pa-ri 1871.
+ Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ H.30, đọc tên sơ đồ:
Bộ máy hội đồng công xã Pa-ri.
+ Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa, sau đó yêu cầu học sinh
dựa vào sơ đồ H.30 trình bày về bộ máy nhà nước Công xã Pa-ri.
+ Giáo viên sử dụng sơ đồ để giải thích cho học sinh hiểu về cách thức
tổ chức hoạt động của Cơng xã Pa-ri sau đó so sánh khái quát nhà nước của
Công xã Pa-ri với nhà nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản, để học
sinh hiểu bản chất nhà nước Công xã Pa-ri: Sau khi cuộc khởi nghĩa ngày 18-31871 thành công. Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng công
xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và đã chọn ra được 86 đại biểu, phần lớn là
công nhân và tri thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri. Bộ máy nhà nước theo
hình thức nghị viện tư sản được thay thế bằng Hội đồng công xã- một hình thức
quốc hội vơ sản, một tổ chức chính trị kiểu mới.
- Khung trịn: Hội đồng cơng xã là cơ quan cao nhất của nhà nước
mới, được thành lập qua bầu cử theo hình thức phổ thơng đầu phiếu, gồm đại biểu

của công nhân, tri thức dân chủ như: viên chức, nhà giáo, thầy thuốc, nhà báo tiến
bộ…tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân lao động của thành phố Pa-ri. Trong cơng
xã, cơng nhân nắm vị trí lãnh đạo. Công xã tập trung trong tay cả quyền lập pháp
và quyền hành pháp, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
- Các khung nhỏ có đường nối với Hội đồng công xã là các uỷ ban trực
thuộc: quân sự, đối ngoại giáo dục…do Hội đồng công xã lập ra. Đứng đầu là các


uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước Hội đồng cơng xã, trước nhân dân và có
thể bị bãi miễn khi khơng được tín nhiệm. Như vậy, Hội đồng cơng xã đã nắm
quyền vừa ban bố pháp luật, vừa lập các tiểu ban thi hành pháp luật. Khác hẳn với
quốc hội của giai cấp tư sản chỉ nắm quyền lập pháp, còn quyền hành pháp quan hệ
trực tiếp đến đời sống, quyền lợi của nhân dân thì nằm trong tay chính phủ, nhân
dân khơng kiểm sốt được. Bộ máy nhà nước cũ của tư sản là do chế độ đại nghị cử
ra, đại biểu được cử ra là đại diện cho giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân, họ
được hưởng nhiều đặc quyền,đặc lợi, nên ra sức bảo vệ chế độ của giai cấp
bóc lột. Cịn cơng xã Pa-ri là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3.3. Khai thác, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa Lịch
sử
Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực
quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, khơng chỉ là phương
tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú
học tập hơn cho học sinh, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác
dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh. Hiện nay đa số học sinh rất
thích xem tranh ảnh lịch sử, nhưng lại ít biết cách khai thác, sử dụng tranh ảnh để
phục vụ bài học.Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn học sinh cách
khai thác, sử dụng. Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên cần giúp
học sinh không chỉ biết miêu tả bề ngồi của tranh, ảnh, hình vẽ mà quan trọng
hơn là phải biết khai thác nội dung lịch sử chứa đựng bên trong hình vẽ, tranh,
ảnh.Thường thì giáo viên giới thiệu tên tranh, ảnh, hình vẽ, sau đó u cầu

học sinh quan sát vào tranh, ảnh, hình vẽ để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo
viên.
Ví dụ 1: Tìm hiểu mục I.Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ, ở
Bài10. Trung Quốc giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Khi khai thác, sử dụng H.42.


Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc (Sách giáo khoa
lịch sử 8 trang 59):
- Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh biếm hoạ, giới thiệu
vài nét về nội dung thể hiện qua bức tranh như: cái bánh ngọt mang tên “China”
được chia thành nhiều miếng là hình ảnh tượng trưng cho tình cảnh của đất nước
Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, chân dung các nhân vật xung quanh chiếc bánh là
hình ảnh của các vị nguyên thủ đương thời của các quốc gia như Đức, Pháp, Mĩ,
Nga, Nhật , Anh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung tranh bằng việc đặt
câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời:
+ Theo em, tác giả bức tranh muốn nói điều gì ?
+ Qua bức tranh, em rút ra được điều gì về lịch sử Trung Quốc cuối thế
kỷ XIX ?
- Sau khi học sinh trả lời và nêu nhận xét, giáo viên tóm tắt nội dung
bức tranh và rút ra kết luận: Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng
cường xâm lược thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công
phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng ánh mắt thèm
thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc. Trung Quốc với diện tích rộng, dân số
đơng nhất thế giới, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã trở thành “cái bánh ngọt” mà tất
cả các nước đế quốc đều thèm muốn. Vậy vì sao các nước đế quốc khơng tìm cách
độc chiếm “cái bánh ngọt” này mà lại phải chia ra thành nhiều miếng ? Về vấn đề
này, trong tác phẩm “Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: vào cuối thế kỷ XIX mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, nội bộ bị chia rẽ,
nhưng dù sao con số 11.139.000 km2 của nó vẫn là miếng mồi quá to mà cái

mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được.
Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489,5 triệu người
Trung Quốc vào chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên các nước đế quốc đã cắt vụn


Trung Quốc ra thành nhiều mảnh để chia nhau chiếm giữ. Quá trình các nước đế
quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
năm 1840-1842. Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy
vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh
xâm chiếm xong vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thơn tính vùng Vân Nam,
Nga và Nhật chiếm vùng Đơng Bắc… Sự phân chia lãnh thổ Trung Quốc được thể
hiện rất rõ trong bức tranh, đồng thời thái độ các nước đế quốc cũng được bộc lộ
rõ. Cái bánh ngọt mang dịng chữ “China” được chia thành nhiều miếng. Hình ảnh
sáu vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bánh với sáu chiếc dĩa nhọn hoắt
trong tay. Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng,
Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ, Thủ tướng Anh đương thời. Như vậy, việc các nước đế
quốc xâu xé Trung Quốc là biểu hiện rõ nhất bản chất xâm lược thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân, đồng thời cũng là biểu hiện rõ sự chà đạp lên quyền dân tộc của các
nước nhỏ yếu trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Sử dụng tranh, ảnh như vậy vừa
khai thác được nội dung lịch sử thể hiện qua tranh, ảnh, bổ sung cho bài giảng, vừa
phát huy năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
Ví dụ 2 : Hình 99 - Nơng dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc

Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1- Các vùng nông thôn. Giáo
viên cho học sinh quan sát ảnh và gợi mở một số câu hỏi để học sinh thảo luận:
- Quan sát ảnh, em thấy người nông dân đang làm gì?
- Tại sao họ phải kéo cày thay trâu?



- Vì sao người nơng dân phải lao động vất vả như vậy nhưng vẫn bị đói?
- Em có suy nghĩ gì về đời sơng của người nơng dân Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc?
Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên chốt lại những nội dung cơ bản và
khảng định dưới ách thống trị của thực dân Pháp người nơng dân Việt Nam bị bóc
lột đến cùng cực, đời sống của họ vơ cùng khó khăn, vì vậy họ ln đi đầu trong
các cuộc đấu tranh địi tự do và no ấm.
3.4. Khai thác, sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách
giáo khoa.
Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và
học tập lịch sử ở trường trung học cơ sở. Chân dung nhân vật lịch sử trong sách
giáo khoa thường có hai loại: chân dung nhân vật phản diện và chân dung nhân vật
chính diện. Khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử giáo viên không nên chú ý đến
việc miêu tả bề ngoài của nhân vật mà cần chú ý phân tích nội tâm, tài đức, quan
điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Đối với chân dung nhân vật phản diện, khi
khai thác, sử dụng vào bài học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét những
biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học
sinh bị thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đi đó là nhân vật phản diện. Khi
khai thác chân dung các nhân vật chính diện như: các anh hùng dân tộc, lãnh tụ
cách mạng, nhà phát minh khoa học…, giáo viên phải làm nổi bật tính cách thơng
qua việc miêu tả bề ngồi, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử nhân vật, đặc biệt là
những câu chuyện về thời thơ ấu của nhân vật, dễ làm học sinh hứng thú, kích thích
óc tị mị, phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân dung các nhân vật
chính diện giáo viên cần giáo dục ở học sinh lòng biết ơn, sự khâm phục tài trí, đạo
đức của nhân vật từ đó có ý thức rèn luyện mình theo gương đó.
Ví dụ: Khi sử dụng H.83. C.xi-ôn-cốp-xki, người sáng lập ngành du hành vũ
trụ hiện đại (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 111) để dạy mục II. Nền văn hố Xơ


Viết hình thành và phát triển ở Bài 22. Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn

hoá thế giới nửa đầu thế kỷ XX. Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân
dung của C.Xiôn-cốp-xki ở trong sách giáo khoa.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng các câu
hỏi gợi mở như:
+ Em biết gì về ngành du hành vũ trụ hiện đại?
+ Ai là người đặt nền móng cho ngành du hành vũ trụ hiện đại?
+ C.Xi-ơn-cốp-xki đã có những nghiên cứu gì về vũ trụ?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên miêu tả và kết luận: C.Xi-ơn-cốp-xki sinh
ra và lớn lên trong một gia đình tri thức tại thành phố I-dép-xkôi- e ( Liên Xô cũ) .
Cha ông là nhà bác học, rất quan tâm đến việc dạy con. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là
một cậu bé thông minh nhưng rủi ro đã đến với cậu bé khi 9-10 tuổi, ông mắc bệnh
hiểm nghèo : bị điếc hồn tồn. Vì thế ơng khơng thể đến trường học được. Bằng
chí kiên trì và tự vượt qua số phận, ơng đã tự học hết chương trình trung học và
phần lớn chương trình tốn học của trường Đại học Tổng hợp. Từ năm 1879, ông
đã trở thành thầy giáo dạy học ở vùng nông thôn nghèo nàn, lạc hậu dưới chế độ
Nga hồng. Ơng giáo trường làng C.Xi-ôncốp-xki đã say mê lao vào công tác
nghiên cứu khoa học và để óc tưởng tượng của mình bay lên tận các vì sao. Những
cơng trình nghiên cứu khoa học của ông đầu tiên của ông bắt đầu từ thế kỷ XX, bao
gồm : khả năng chế tạo khí cầu kim loại điều khiển được, lí thuyết chuyển động của
các thiết bị phản lực, sơ đồ tên lửa tầm xa và tên lửa cho các chuyến du hành liên
hành tinh. Năm 1903, ơng đưa ra lí thuyết về khả năng mở rộng cho tàu liên hành
tinh, công thức Xi-ôn-cốp-xki vẫn là để tính vận tốc tên lửa. Năm 1929 ơng đề xuất
lí thuyết chuyển động của các tên lửa nhiều tầng đang được sử dụng trong ngành du
hành tên lửa hiện đại. Ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về vệ tinh nhân tạo của
Trái Đất và nghiên cứu các điều kiện sinh sống, làm việc của phi hành đồn vệ tinh.
Ơng từng nói: “Trái Đất là cái nôi nuôi dưỡng con người, nhưng cũng như những


đứa trẻ không thể ở mãi trong nôi. Con người cũng sẽ từng bước rời khỏi Trái Đất
và đi vào khoảng khơng vũ trụ”. Lời tiên đốn ấy, hơn nửa thế kỷ sau đã trở thành

sự thật. Ngoài nghiên cứu vũ trụ, ơng cịn nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học
khác. ơng đã để lại cho lồi người 380 cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị.
Để đánh giá công lao của ông, Liên Xô (cũ) trước đây đã đặt ra giải thưởng Huy
chương vàng mang tên ông cho những cơng trình xuất sắc trong lĩnh vực chinh
phục vũ trụ. Với cách sử dụng những câu chuyện, tiểu sử và những cống hiến của
các nhân vật lịch sử như trên vừa có sức truyền cảm giáo dục sâu sắc, vừa khơi
phục ở các em trí tưởng tượng về các nhân vật, vĩ nhân trong lịch sử. Trên đây là
một số loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cần được giáo viên khai thác sử
dụng thường xuyên trong các giờ dạy và học lịch sử.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp biên soạn sách giáo khoa lịch sử, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải
đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức,
hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập, cần
nắm bắt được những điểm mới của sách giáo khoa nói chung, hệ thống kênh hình một nguồn kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa nói riêng. Tôi hi vọng với
nội dung của đề tài này sẽ giúp giáo viên giảng dạy môn Lịch sử giảm bớt khó
khăn khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa./.

IV. PHỤ LỤC
MỤC

TÊN MỤC

TRANG

I

PHẦN MỞ ĐẦU

1


1

Lí do chọn đề tài

2

Mục đích nghiên cứu


3

Phạm vi nghiên cứu

4

Đối tượng nghiên cứu

II

PHẦN NỘI DUNG:

1

Cơ sở lý luận

2

Cơ sở thực tiễn


3

Các giải pháp

III

PHẦN KẾT LUẬN

IV

PHỤ LỤC



×