Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo kết thúc học phần Công chứng 4 Các văn bản liên quan đến hôn nhân và gia đình, công chứng các văn bản liên bản liên quan đến thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.29 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP
KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG CHỨNG 4
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, CƠNG CHỨNG
CÁC VĂN BẢN LIÊN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ
Chuyên đề: Tiếp nhận yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di
sản từ những người thừa kế của ơng A, Văn phịng cơng chứng MNP đã tiến hành
thủ tục niêm yết. Sau khi niêm yết được 08 ngày, cơng chứng viên phát hiện có thêm
01 người thừa kế. Là công chứng viên, anh (chị) hãy đưa ra đánh giá của mình đối
với quy địnhvề thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia
di sản thừa kế?

Họ và tên: Nguyễn Thuy Phương
Sinh ngày: 12/7/1998
Số báo danh:
Lớp: CCV KHÓA 24 – HẬU GIANG

Hậu Giang, ngày 19 tháng 02 năm 2022


MỤC LỤC

Trang

I. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG.......................................................................................................................................................... 4
Chương I. Quy định của pháp luật công chứng về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai
nhận di sản thừa kế................................................................................................................................................... 4
1. Khái niệm về di sản thừa kế............................................................................................................................... 4


2. Quy định pháp luật về công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản thừa kế
...................................................................................................................................................................................4
2.1. Công chứng văn bản khai nhận di sản............................................................................................................4
2.2. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản..........................................................................................4
3. Kỹ năng giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản.................. 5
3.1. Kỹ năng xác định thời hiệu thừa kế.................................................................................................................5
3.2. Thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản............................6
3.3. Kỹ năng làm thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai
nhận di sản..............................................................................................................................................................7
3.4. Kỹ năng xác định chủ thể trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.................8
Chương II. Sơ lược và giải quyết tình huống........................................................................................................... 11
1. Thành phần hồ sơ............................................................................................................................................ 11
2. Thẩm quyền công chứng................................................................................................................................. 13
3. Thông báo niêm yết văn bản thừa kế theo di chúc............................................................................................ 14
4. Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan................................................................................................................... 14
5. Xác di sản, điều kiện tham gia giao dịch.......................................................................................................... 15
6. Kết quả hoạt động giải quyết hồ sơ.................................................................................................................. 17
Chương 3. Kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật đối với hệ thống pháp luật liên quan đến việc công chứng
.....................................................................................................................................................................................17
III. KẾT LUẬN...................................................................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 20

2


I. MỞ ĐẦU
Trong tình hình nước ta hiện nay việc phát sinh nhiều tranh chấp trong xã hội
ngày một tăng, cho nên pháp luật Việt Nam không ngừng phát triển trong đó có
vấn đề liên quan đến thừa kế.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật quy định về thừa kế còn nhiều bất cập, một

số vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng dẫn đến tình trạng khơng thống nhất
với nhau giữa các điều khoản dễ dẫn đến tranh chấp. Thừa kế ln gắn với sở hữu.
Cịn sở hữu là yếu tố gắn với thừa kế, thừa kế là phương diện duy trì, củng cố quan
hệ sở hữu.
Hiện nay pháp luật về thừa kế là một hiện tượng xã hội hình thành từ một
người chết hoặc một người còn sống muốn lập để lại tài sản cho người khác.Trong
xã hội Việt Nam đã có pháp luật về việc để lại thừa kế từ rất lâu.Chính vì thế thừa
kế là một hiện tượng xã hội thì quyền thừa kế cũng là một hiện tượng pháp luật.
Tuy nhiên về thực tế cho chúng ta thấy việc áp dụng các điều luật vào thực tế
cho thừa kế lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một số quy định chưa cụ thể
dẫn đến có các quan điểm trái ngược nhau gây khó khăn cho cơng chứng viên và
cho các chủ thể khi tha gia giao dịch, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc thỏa
thuận phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế.


II. NỘI DUNG
Chương I. Quy định của pháp luật công chứng về công chứng văn bản
thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản thừa kế
1. Khái niệm về di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho người thừa kế.
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định di sản thừa kế bao gồm: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung
với người khác”. Quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
dân sự và luật đất đai.
Di sản còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như:
quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn liền với tài
sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản
nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…
Như vậy, di sản chính là tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừa kế lúc còn
sống. Đó là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản, bất động sản thuộc di sản

thừa kế có thể bao gồm: tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, cơng trình xây
dựng, tài sản khác.
2. Quy định pháp luật về công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia
di sản và văn bản khai nhận di sản thừa kế
2.1.

Công chứng văn bản khai nhận di sản

Trong lĩnh vực hoạt động công chứng việc công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014, theo đó
việc cơng chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện như sau:
“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người
cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận khơng phân chia di sản
đó có quyền u cầu cơng chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này”.
2.2.

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Theo Điều 57 Luật Công chứng 2014, việc công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản được thực hiện như sau:


“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc
không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể
tặng cho tồn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế
khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ u cầu cơng chứng phải có giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ u cầu cơng chứng phải
có giấy chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và được hưởng di sản theo
quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ
u cầu cơng chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn
cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là khơng đúng pháp luật thì từ chối
yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng
viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý cơng
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các
căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
3. Kỹ năng giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia
di sản hoặc khai nhận di sản
3.1. Kỹ năng xác định thời hiệu thừa kế
Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên cần phải xem xét
thành phần hồ sơ để xác định xem còn thời hiệu u cầu phân chia di sản hay
khơng? Nếu cịn thời hiệu u cầu chia di sản thì cơng chứng viên tiến hành xem
xét và nghiên cứu hồ sơ, nếu hết thời hiệu theo quy định thì cơng chứng viên có
quyền từ chối nhận cơng chứng văn bản đó.
Theo Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:


“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này

thì di sản này thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng
có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu cuả người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ Luật này;
b) Di sản thuộc vể Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại
điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Cho nên công chứng viên cần phải căn cứ theo quy định của pháp luật để xác
định việc yêu cầu phân chia di sản cịn thời hiệu hay khơng? Từ đó đưa ra quyết
định có nhận hay khơng nhận cơng chứng văn bản đó.
3.2. Thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận
di sản
Khi công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, thì cần phải xác định được hợp đồng,
giao dịch được u cầu cơng chứng có thuộc thẩm quyền cơng chứng nơi mình
đang hành nghề cơng chứng hay khơng.
Tại Điều 42 Luật Cơng chứng 2014 có quy định như sau:
“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di
chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan
đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.
Do đó, Luật Công chứng 2014 chỉ quy định về phạm vi công chứng đối với
hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản, tức chỉ những giao dịch này, còn
các khác thì phải tuân theo phạm vi đại hạt, chỉ những cơng chứng viên thuộc các
tổ chức văn phịng cơng chứng nơi có bất động sản mới có quyền cơng chứng. Còn



các trường hợp khác không liên quan đến bất động sản thì thẩm quyền cơng chứng
khơng bị hạn chế.
Từ những phân tích trên cho thấy người u cầu cơng chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản có liên quan đến bất động sản
thì cơng chứng viên cần phải xem xét về thẩm quyền công chứng theo đại hạt, xem
xét tổ chức hành nghề cơng chứng nơi mình cơng chứng có thẩm quyền hay
khơng? Như di sản để lại là động sản thì người u cầu cơng chứng có thể đến bất
kỳ tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục và công chứng.
3.3. Kỹ năng làm thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
Quy định của pháp luật:
Thủ tục thông báo niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản phân chia di sản,
văn bản khai nhận di sản là thủ tục bắt buộc khi tiến hành thủ tục công chứng.
Công chứng viên sẽ căn cứ vào đó để thực hiện thủ tục này.
Tại Điều 18 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công
chứng 2014 như sau:
“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai
nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc
niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không
xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn
cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm có bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có
bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề
công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại
di sản không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành

nghề cơng chứng có thể đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm
trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của gười để lại di sản; họ, tên của
những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của


những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế. Bản niêm yết
phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế
không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố
cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện niêm yết.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm
yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết”.
Như vậy, cho thấy pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về việc niêm yết
thông báo khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nhưng trong một số
trường hợp việc khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngồi thì quy định trên
đây gây ra vướng mắc cho các bên.
Tại Điều 680 Luật Dân sự 2015 thì lại quy định:
“1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản
thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
Chính vì thế việc niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế tại Uỷ ban
nhân dân cấp xã nơi có bất động sản và Uỷ ban nhân dân nơi cư trú cuối cùng tại
Việt Nam trước chết của người để lại di sản chứ không phải là nơi cư trú cuối cùng
của người đó tại nước ngồi. Như vậy về việc xác nhận nơi cư trú của người để lại
di sản ở nước ngoài cần được hướng dẫn rõ hơn.
3.4. Kỹ năng xác định chủ thể trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản
khai nhận di sản
Việc xác định chủ thể tham gia trong các giao dịch là rất quan trọng. Đối với
các văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thì việc xác định
đúng và đủ tất cả những người được hưởng di sản là một việc khó khăn. Do đó, khi

thực hiện thủ tục cơng chứng, thì Cơng chứng viên cần căn cứ vào quy định của
pháp luật để xác định chủ thể này.
Một là, người để lại di sản:
Người để lại di sản là người có tài sản sau khi chết để lại cho người sống theo
ý chí tự nguyện và theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Luật Cơng chứng 2014 thì điều kiện để
thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản đối với quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở… thì cần cung cấp các loại giấy tờ chứng nhận do cơ quan đó cấp.


Nhưng cũng có nhiều trường hợp người chết để lại di sản, di sản đó chưa được
thực hiện làm thủ tục xin làm giấy chứng nhận theo đúng quy định, cho nên lúc
này sẽ cần tới thực hiện thủ tục cần người quản lý di sản đó và thực hiện xin cấp
giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật. Cũng có một số trường hợp đã
xin cấp giấy chứng nhận nhưng khơng ghi rõ người quản lý, thì lúc này nếu là một
công chứng viên cần nên cẩn thận xem xét và nhận định cho đúng, để xác định
được di sản để lại cho ai thông qua xác minh yêu cầu hoặc yêu cầu người thừa kế
làm rõ.
Cho nên việc xác minh người thừa kế là một những bước hết sức quan trọng.
Hai là, xác định người thừa kế
Người thừa kế là người được hưởng phần di sản do người để lại di sản theo
đúng quy định của pháp luật. Theo Điều 613 Luật Dân sự 20015 có quy định về
người thừa kế. “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm
mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc
khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, người thừa kế có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế
theo pháp luật. Do đó, việc cịn sống vào thời điểm mở thừa kế cần được xác định
được người thừa kế cụ thể. Còn đối với từng trường hợp sẽ có quy định cụ thể để
cơng chứng viên xác định.

Xác định người thừa kế theo pháp luật:
Việc đầu tiên là cơng chứng viên cần làm đó là xác định được người thừa kế
theo pháp luật, quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 thì
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sao đây:
“a. Không có di chúc;
b. Di chúc khơng hợp pháp;
c. Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng một thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng
cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sao
đây:


a. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp
luật
;

c. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
khơng có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
theo di chúc, nhưng khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Khi xác định được những hàng thừa kế sẽ tiến hành phân chia di sản. Cũng tại
Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc.
Ba là, xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia giao dịch
Theo Điều 19 Bộ Luật Dân sự 2015 thì việc xác định năng lực hành vi dân sự
của chủ thể tham gia giao dịch là vơ cùng cần thiết. Chính vì vậy khi thực hiện thủ

tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, công chứng viên cần xác đi
những người tham gia giao dịch thuộc trường hợp nào để xác định chính xác thành
phần tham gia giao dịch dân sự. Người đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ tự mình
xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Người thành niên là người đủ
mười tám tuổi trở lên trừ trường hợp quy định tại các điều luật khác.
Người chưa thành niên:
Tại Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ mười sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa
tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và
giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.


Bốn là, xác định thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về
tài sản của người để lại di sản mà người thừa kế được hưởng. Thời điểm mở thừa
kế được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 như
sau: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Năm là, xác định di sản thừa kế
Việc xác định di sản thừa kế cũng rất quan trọng, cũng được quy định tại Điều
612 Bộ Luật dân sự 2015 như sau: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,

phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Sáu là, vấn đề phát sinh người thừa kế mới hoặc người thừa kế thế vị bác
bỏ quyền thừa kế
Việc phát sinh thêm người thừa kế mới hoặc người thừa kế thế vị bị bác bỏ
quyền thừa kế có thể thấy đây là những vấn đề phát sinh thường ngày trong xã hội
hiện nay, qua những nội dung lý thuyết mà học viên được học tại nhà trường, học
viên cũng vận dụng qua chương III để phân tích rõ hơn về đề tài báo cáo kết thúc
học phần 4: “Tiếp nhận yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
từ những người thừa kế của ơng A, văn phịng cơng chứng MNP đã tiến hành thủ
tục niêm yết được 8 ngày, Công chứng viên phát hiện có thêm 1 người thừa kế. Là
cơng chứng viên anh, chị hãy đưa ra đánh giá của mình đối với quy định về thủ tục
niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.
Chương II. Sơ lược và giải quyết tình huống
1. Thành phần hồ sơ
Những người thừa kế từ ông A
Một người thừa kế phát sinh thêm sau 8 ngày niêm yết.
1. Trình tự tiếp nhận và thủ tục giải quyết hồ sơ
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ cần yêu cầu công chứng
Khi người u cầu cơng chứng đến văn phịng u cơng chứng thì cơng chứng
viên sẽ tiến hành việc tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Công chứng viên sẽ xác định và
làm rõ các vấn đề sau: Xác định yêu cầu cơng chứng vấn đề gì và hồ sơ u cầu
cơng chứng cần những loại giấy tờ gì, tài liệu nào?


Việc xác định các vấn trên rất quan trọng, cần phải chính xác, tránh hướng
dẫn sai sót cho người u cầu công chứng.
Đối với hồ sơ liên quan đến thừa kế công chứng viên đã hướng dẫn trao đổi
với người u cầu cơng chứng để xác định được mục đích, u cầu chính xác của
họ là gì? Những văn bản phân chia di sản thừa kế, văn bản thừa kế theo pháp luật.
Tiếp theo, việc xác định hồ sơ yêu cầu công chứng. Các giấy tờ, tài liệu liên

quan đến hồ sơ công chứng phải phù hợp theo quy định tại Điều 40 và Điều 41
Luật Công chứng 2014. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ cần phải có sự am hiểu
cũng như kỹ năng hành nghề để kịp đưa ra được danh mục các loại giấy tờ đúng và
đầy đủ với nội dung yêu cầu công chứng. Đối với việc phân chia di sản thừa kế thì
đã có sự thỏa thuận giữa các người trong gia đình nên việc tiến hành cũng dễ hơn.
Bước 2: Nghiên cứu thành phần và nội dung hồ sơ yêu cầu công chứng, kiểm
tra xem xét tài liệu mà người yêu cầu công chứng cung cấp để xác minh tính hợp
lệ của các loại giấy tờ đó.
Đây cũng là một trong những bước khá quan trọng trong q trình thực thủ
tục cơng chứng. Việc nghiên cứu hồ sơ giúp công chứng viên đưa ra được những
hướng dẫn cho người đến yêu cầu công chứng, từ đó đưa ra quyết định có nhận hồ
sơ hay từ chối hồ sơ đó.
Nếu trường hợp hồ sơ cơng chứng không đủ điều kiện công chứng như: tài
sản bị cấm giao dịch,có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc giấy tờ khơng đầy đủ thì
cơng chứng viên sẽ từ chối u cầu cơng chứng hồ sơ đó.
Bước 3: Soạn thảo văn bản và thực hiện thủ tục niêm yết theo quy định
Sau khi đi đến có nên tiếp nhận hồ sơ cơng chứng hay khơng thì cơng chứng
viên sẽ tiến hành soạn thảo niêm yết về việc khai nhận di sản đến nơi có thẩm
quyền. Việc thực hiện niêm yết này soạn thảo và thực hiện theo quy định tại Điều
18 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính Phủ.
Bước 4: Soạn thảo văn bản phân chia di sản thừa kế/kiểm tra lại văn bản thỏa
thuận đó.
Trường hợp hồ sơ liên quan đến văn bản phân chia di sản thừa kế trên những
nội dung sau:
Hình thức văn bản:Về hình thức văn bản phân chia di sản thừa kế phải phù
hợp với yêu cầu công chứng. Công chứng viên sẽ căn cứ vào quy định của pháp
luật chuyên ngành Luật Công chứng 2014 để xác định.


Nội dung của văn bản: Nội dung của văn bản phân chia di sản thừa kế phải

đáp ứng được điều khoản cơ bản, công chứng viên cần xem xét từng nội dung, điều
khoản xem có phù hợp khơng.
Bước 5: Đọc dự thảo văn bản
Sau khi soạn thảo/kiểm tra văn bản phân chia di sản thừa kế công chứng viên
hướng dẫn người u cầu cơng chứng đọc lại, giải thích cho người yêu cầu công
chứng hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng cũng như quyền, nghĩa vụ và hậu quả
pháp lý khi tiến hành lập văn bản đó.
Bước 6: Hướng dẫn ký công chứng
Khi người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ hậu quả pháp lý
phát sinh khi tiến hành lập văn bản phân chia di sản thừa kế.
Sau khi người u cầu cơng chứng ký thì cơng chứng viên sẽ kiểm tra lại chữ
ký, giải thích lại quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý khi tiến hành lập văn bản, đối
chiếu lại với các bản chính giấy tờ, dấu vân tay của người yêu cầu cơng chứng
trước khi ký cơng chứng.
Bước 7: Hồn thiện hồ sơ yêu cầu công chứng
Công chứng viên tiến hành ký và đóng dấu cơng chứng;
Thực hiện thủ tục thu phí và thù lao công chứng theo quy định.
Phát hành văn bản cho người yêu cầu công chứng văn bản phân chia di sản
thừa kế. Học viên đã được công chứng viên hướng dẫn để nắm rõ cũng như hiểu
hơn về trình tự, thủ tục trên.
2. Thẩm quyền cơng chứng

Đối với hồ sơ nghiên cứu, công chứng viên xác định: Di sản mà ơng A để lại
là đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Tiếp theo công chứng viên sẽ
căn cứ vào các quy định của Luật Cơng chứng 2014 để xác định thẩm quyền của
mình, tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao
dịch về bất động sản như sau:
“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tồ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng
hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công


chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền
liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.
Trường hợp hồ sơ u cầu cơng chứng trên thì có thể nhận thấy rằng văn
phịng cơng chứng MNP đã tiếp nhận hồ sơ và cũng đã niêm yết được 8 ngày,
nhưng sau đó lại phát hiện thêm một người thừa kế.
Như vậy cho thấy việc yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản là rất quan trọng.
3. Thông báo niêm yết văn bản thừa kế theo di chúc
Đối với thủ tục công chứng Văn bản phân chia di sản thừa kế thì đây là thủ
tục bắt buộc đó là thơng báo niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thừa kế theo
di chúc tại Điều 18 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015
của Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề trên. Cho nên có thể có một số nhận xét,
đánh giá như sau:
Một là, về nội dung thông báo niêm yết:
Nội dung thông báo niêm yết văn bản phân chia di sản thừa kế:
+ Đã ghi rõ họ, tên người để lại di sản, họ tên người khai nhận di sản,giấy xác
nhận mối quan hệ thừa kế, danh mục di sản thừa kế.
+ Ghi rõ nội dung khai nhận di sản, giấy tờ chứng nhận của Uỷ ban nhân dân
nơi có di sản, ghi rõ việc phân chia cho các cá nhân thuế nào, sao đó văn phịng
cơng chứng mới thông báo. Nội dung thông báo cho các bên hiểu về quyền lợi của
mình, nếu khơng đồng tình thì có quyền khiếu nại trong vịng 15 tính từ ngày thông
báo này.
+ Địa điểm niêm yết cũng nêu rõ ràng tại Văn phịng cơng chứng MNP.
4. Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan

Tại khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014 có quy định như sau: “Người duy
nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản

theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền u cầu
cơng chứng khai nhận di sản”. Do đó, cơng chứng viên cần xác định rõ có đáp ứng
được yêu cầu của nội dung hay không?. Lúc này công chứng viên cần khai thác
thông tin thêm liên quan đến trước khi chết, ông A có để lại di chúc hay khơng?
Hay khi ơng A mất không để di chúc, những người thừa kế có sót ai khơng, khi đã
niêm yết hồ sơ.


Sau khi thực hiện khai thác thông tin từ người yêu cầu công chứng và tra cứu
thông tin, công chứng viên sẽ đưa ra kết luận: Ông A chưa lập di chúc lần nào tại
văn phịng, cũng khơng có thơng tin ngăn chặn hay giao dịch có liên quan nào.
Tiếp theo, công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ liên quan như
giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng nhận nơi cư trú, giấy khai sinh, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy khai tử. Việc kiểm tra này giúp cơng chứng viên nhìn nhận
được các loại giấy tờ đó có đúng là thật khơng có trùng khớp với lời khai của
người khi đến yêu cầu công chứng khơng,có bị tẩy xỏa khơng? Đặc biệt là giấy tờ
về tài sản, công chứng viên cần phân biệt rõ đây là tài sản có giá trị lớn,rất dễ làm
giả.
Bên cạnh việc khai thác thông tin từ người yêu cầu công chứng thì cơng
chứng viên cần tra thêm các hợp đồng, giao dịch đã thực hiện tại văn phịng.Việc
khai thác thơng tin là rất quan trọng.
Tiếp theo, công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ liên quan như
giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng nhận nơi cư trú, giấy khai sinh, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy khai tử. Việc kiểm tra này giúp công chứng viên nhìn nhận
được các loại giấy tờ đó có đúng là thật khơng có trùng khớp với lời khai của
người khi đến u cầu cơng chứng khơng,có bị tẩy xóa khơng? Đặc biệt là giấy tờ
về tài sản, công chứng viên cần phân biệt rõ đây là tài sản có giá trị lớn, rất dễ làm
giả.
5. Xác di sản, điều kiện tham gia giao dịch


Việc xác định điều kiện tham gia giao dịch của tài sản cũng là một trong
những vấn đề cần được công chứng viên quan tâm. Di sản là quyền sử dụng đất thì
cơng chứng viên cần căn cứ vào quy định tại Luật Đất đai 2013 để xác định. Theo
đó, các quy định của pháp luật về vấn đề này được nêu tại các điều sau đây:
Một, xác định điều kiện tham gia giao dịch
Tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê,cho thuê lại,thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trường hợp nhận thừa kế tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất khơng có tranh chấp;


c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Khi đối chiếu hồ sơ công chứng với các quy định nêu trên thì có thể thấy:
Di sản của ơng A hiện chưa có tranh chấp.
Tiếp đó, điều kiện có giấy chứng nhận này cũng loại trừ tại khoản 1 Điều 186
Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Tiếp đó, điều kiện có giấy chứng nhận này cũng loại trừ tại khoản 1 Điều 186
Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận.
Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nơng nghiệp thì người sử
dụng thực hiện các quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp
nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi có chứng nhận hoặc đủ điều kiện để có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với
đất…”

Như vậy, đối với trường hợp nhận thừa kế theo pháp luật có những quy định
về điều kiện linh động hơn. Đối với trường hợp trong hồ sơ u cầu cơng chứng thì
cơng chứng viên căn cứ vào các quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 để xác
định điều kiện được cấp giấy chứng nhận. Khi đối chiếu lấy làm căn cứ xác định
được cấp giấy chứng nhận.
Ngồi ra Luật Cơng chứng năm 2014 cũng có quy định về vấn đề này như
sau:“ Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó”.Chính vì thế quyết
định giao đất sẽ được xác định là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Hai, xác định di sản để lại:
Theo như nội dung công chứng viên xác nhận trong văn bản khai nhận di sản
là: “Di sản do ông Thái để lại và những người thừa kế gồm những người thừa, và
sau 8 ngày niêm yết có phát sinh thêm một người thừa kế.
Kết luận: Việc xác định điều kiện tham gia giao dịch và di sản để lại có ý
nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh có giấy chứng nhận thì cơng chứng viên cũng nên
xem các khía cạnh khác coi có bất cập hay không. Công chứng viên đã căn cứ vào


quy định của pháp luật cũng như khai thác thông tin từ người yêu cầu công chứng
cũng như yêu cầu bổ sung hồ sơ công chứng để khẳng định vấn đề trên.
6. Kết quả hoạt động giải quyết hồ sơ

Bên cạnh những trình tự thủ tục cơng chứng thì cịn các hoạt động bổ trợ khác
để giúp cho việc bổ sung, hồn thiện hồ sơ u cầu cơng chứng. Các hoạt động
khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết hồ sơ như sau:
Một là, đối với thủ tục hoạt động niêm yết.
Sau khi soạn thảo xong Thông báo niêm yết thì nhân viên văn phịng mang tới
phường, xã nơi ông A trước khi chết sinh sống để thực hiện thủ tục niêm yết theo
đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐCP thì việc niêm yết sẽ được thực hiện trong thời hạn 15 ngày. Cán bộ phường , xã
sẽ tiếp nhận niêm yết đó và gửi giấy hẹn lấy kết quả, nhưng sau 8 ngày niêm yết thì

cơng chứng viên của văn phịng cơng chứng MNP đã phát hiện thêm một người
thừa kế.
Lúc này việc niêm yết vẫn tiếp tục, nhưng công chứng viên sẽ tiến hành yêu
cầu người thừa kế đó cung cấp các giấy tờ chứng minh là đúng người thừa kế của
ông A.
Hai là, tài sản nếu được xác định là phần quyền sử dụng đất là tài sản phải
đăng ký thực hiện thủ tục theo luật đất đai 2013. Do đó, những thủ tục cơng chứng
hết sức quan trọng và công chứng viên cũng cần hướng dẫn người yêu cầu công
chứng thực hiện các thủ tục cần thiết.
Chương 3. Kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật đối với hệ thống pháp luật
liên quan đến việc công chứng
Hiện nay, trong các bộ luật của nước ta cũng quy định khá cụ thể trong việc
điều chỉnh bên lĩnh vực thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế lại diễn ra rất nhiều khó
khăn vướng mắt, cũng chưa có văn bản hay cơng văn hướng dẫn chi tiết, cho nên
dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau, hướng xử lý cũng khác nhau. Chính vì thế cần
có những quy định hay văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nhằm thống nhất chung
trong q trình cơng chứng. Do đó, tôi xin đưa ra một một kiến nghị như sau:
Một là, bổ sung về hình thức văn bản khai nhận di sản
Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức đối với việc khai nhận di
sản thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, đối với các tài sản đăng ký như


quyền sử dụng đất, xe ô tô, xe gắn máy, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ
u cầu người thừa kế phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải có
cơng chứng, chứng thực.
Cho nên, muốn phù hợp với thực tiễn hiện nay thì hệ thống pháp luật Việt
Nam cần bổ sung thêm về các quy định về hình thức văn bản khai nhận di sản thừa
kế đối với các di sản đã được đăng ký thì việc khai nhận di sản này cần bắt buộc
công chứng, chứng thực. Việc bổ sung các quy phạm pháp luật nêu trên sẽ góp
phần bảo đảm việc xác lập, thực hiện giao dịch sẽ được tốt hơn và phù hợp với

thực tiễn hiện nay.
Hai là, bổ sung các quy định xác định tài sản được thỏa thuận phân chia
Di sản thường gặp trong các văn bản yêu cầu công chứng thường là yêu cầu
công chứng văn bản khai nhận, thỏa thuận là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu gắn
liền với đấ và các tài sản có giá trị lớn nên việc xác định xác định điều kiện tham
gia giao dịch là cần thiết, tránh xảy ra tranh chấp sau khi thực hiện các thủ tục công
chứng.
Ba là, về địa điểm thông báo niêm yết
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Cơng chứng 2014
thì việc niêm yết sẽ được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi thường trú
cảu người để lại di sản đó, trường hợp khơng xác định được nơi thường trú thì
niêm yết tại nơi cư tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Như vậy, di sản để lại là bất động sản của người Việt Nam đang cư trú tại
nước ngoài thì việc xác định nơi cư trú cuối cùng sẽ được thực hiện như thế nào?
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp người Việt Nam định cư tại nước ngồi
những trường hợp này khơng có hổ khẩu tại Việt Nam, cũng khơng có giấy tạm trú
họ chỉ có thẻ cư trú tại nước ngồi. Thì những trường hợp này cần có những quy
định rõ hơn những trường hợp này.


III. KẾT LUẬN
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác, chính vì
vậy đây là một chế định đặc biệt và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cơng
chứng viên có một vai trị quan trọng để đảm bảo việc thừa kế được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật. Cho nên công chứng viên cần phải có kiến thức và
am hiểu về luật để giải quyết những vấn đề đó. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam
cũng cần có những quy định rõ hơn cho các chủ thể trong giao dịch và cơng chứng
viên trong q trình hành nghề cơng chứng.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kỹ năng công chứng tập 2 nhà xuất bản tư pháp;
2. Bộ Luật Dân sự 2015;
3. Luật nhà ở 2014;
4. Bộ Luật Đất đai 2013;
5. Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng 2014;
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ -PGS.TS Trần Thị Huệ (2015), Bình luận khoa
học Bộ Luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Cơng an nhân dân.



×