Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐỒNG CHÍ lê DUẨN về CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc ở nước TA GIAI đoạn 1954 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 33 trang )

ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Đồng chí lê Duẩn là học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cuộc đời cách mạng lâu dài và phong phú của đồng chí Lê Duẩn đã để
lại cho chúng ta một tấm gương quý báu. Đó là lịng trung thành với lợi ích
tối cao của tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao cả. Đó
chính là tinh thần cách mạng tiến cơng không ngừng. Bất chấp mọi thử thách,
sẵn sàng hi sinh cả tính mạng vì độc lập, tự do của tổ quốc; vì hạnh phúc của
nhân dân. Đồng chí ln sống một cách trung thực, giản dị, luôn gần gũi với
đồng bào, luôn quan tâm đến ý kiến và nguyện vọng của nhân dân.
Trong cuộc đời mình, với hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí
đã cùng với nhân dân đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của bọn thực
dân, đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, cống hiến trọn đời mình cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc,thống nhất tổ quốc, đưa đất nước đi lên Xã Hội
Chủ nghĩa.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên cương vị là Bí Thư
của ban chấp hành Trung Ương Đảng, đồng chí đã cùng với Bộ Chính Trị và
Quân uỷ Trung Ương chỉ đạo cuộc kháng chiến, thực hiện thắng lợi trọn vẹn
sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những tư tưởng
chính trị sắc bén về chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách
mạng, đồng chí đã có nhiều cống hiến suất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc và để lại cho hôm nay nhiều bài học kinh nghiệp quý báu. Chính vì vậy,
tác giả chọn đề tài “TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỀ
CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 19541975” làm đề tài tiểu luận cho mình, nhằm làm rõ một vài nét chính về cuộc


đời sự nghiệp và những tư tưởng chính trị cũng như đóng góp to lớn của đồng
chí Lê Duẩn trong cuộc thống nhất Tổ quốc, đặc biệt là cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
2


2. Tình hình nghiên cứu
Đồng chí Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà lí luận chính trị
sắc bén, có nhiều tư tưởng đúng đắn và hợp quy luật khách quan, nên cũng có
một số tài liệu để tham khảo.Tiêu biểu như:
- Lê Duẩn tiểu sử - NXB chính trị quốc gia - Hà Nội 2007
- Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách
mạng Việt Nam (hồi kí) - NXB chính trị quốc gia - Hà Nội - 2002
- Trần Nhâm: Lê Duẩn - Trường Chinh, hai nhà lí luận suất sắc của
cách mạng Việt Nam - NXB chính trị quốc gia - Hà Nội – 2002
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu của đồng chí Lê
Duẩn trong cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1954 - 1975 và rút ra
những nhận xét đánh giá về vai trị vị trí và những ảnh hưởng đối với cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như rút ra bài học kinh nghiệm để kế
thừa và phát huy trong thời đại mới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Lê Duẩn đã
có nhiều cống hiến về phương diện lí luận và hoạt động thực tiễn trên các vấn
đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên tiểu luận này
chỉ đi sâu nghiên cứu tư tưởng chính trị của đồng chí về cách mạng giải
phóng dân tộc giai đoạn 1954 - 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên cơ sở lí luận nhìn nhận đánh giá là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 chương

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN
1. Q hương và gia đình
Đồng chí Lê Duẩn tên thật là Lê Văn nhuận, sinh ngày 07/04/1907 tại
làng Bích La, xã Triệu Đơng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Lớn lên
theo gia đình đến sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, cùng huyện. Xuất
thân trong một gia đình thợ thủ cơng nghèo có truyền thống yêu nước.
Theo việc hình thành các tộc họ trong làng và gia phả tộc họ Lê Văn
của đồng chí Lê Duẩn thì tính đến nay đã trải qua 15 đời con cháu. Đồng chí
Lê Duẩn thuộc đời thứ 12 của phả hệ chi phái một tộc một tộc họ Lê Văn.
Ơng tổ của họ Lê Văn làng Bích La là Lê Văn Hiên. Thân phụ của đồng
chí Lê Duẩn là cụ Lê Văn Hiệp. Cụ là người rất nghiêm khắc với con cái, đức
độ, khiêm nhường, thấu hiểu với nỗi đau của người dân mất nước, nên luôn
mong con cháu ăn học nên người để tìm ra đường cứu nước, giải phóng nước
nhà. Thân mẫu của đồng chí Lê Duẩn là Võ Thị Đạo. Bà là khn mẫu điển
hình của một người tuy nghèo nhưng gia giáo và đầy lòng nhân ái. Bà thường
dậy con cái: “kỷ sở bất lục, vật thi ư nhân”. Nghĩa là không muốn điều xấu
đến với mình thì đừng làm cho người khác.
Qua bao biến thiên của lịch sử với gần 5 thế kỷ lập làng, người Bích La
vừa chống chọi với thiên tai, vừa đấu tranh với địch hoạ đã hình thành nên
một bề dày truyền thống tốt đẹp. Làng có nhiều người đỗ đạt tiến sĩ dưới triều
Nguyễn. Chỉ tính riêng tộc Lê Văn của đồng chí Lê Duẩn thời đó đã có 5 vị:

Tiến sĩ Lê Văn Nhượng (1837); Tiến sĩ Lê Văn Chân (1841); Tiến sĩ Lê Văn
Nhiếp (Đồng Khánh 3), Lê Văn Tặng (bác ruột của đồng chí Lê Duẩn) và tiến
sĩ Lê Văn Lương (Khoa cuối cùng của triều Nguyễn).

4


Sau này là có nhiều người tham gia vào phong trào Cần Vương và các
phong trào chống Pháp khác. Điển hình có ơng Lê Mậu Hiến đứng đầu phong
trào địi dân sinh dân chủ, giảm sưu thuế cho dân. Tích cực tham gia phong trào
Cần Vương chống Pháp cịn có các cụ: Chánh vệ uý Lê Văn Thống (ông nội của
đồng chí Lê Duẩn), Đề đốc Lê Văn Tặng (bác ruột của đồng chí Lê Duẩn).
Sinh ra trên mảnh đất có bề dày truyền thống yêu nước và từ thủa ấu
thơ đã được sống trong môi trường giáo dục nghiêm khắc nhưng đầy u
thương của gia đình dịng họ. Đồng chí Lê Duẩn đã sớm ý thức được tinh thần
dân tộc, giác ngộ lí tưởng cách mạng và đã cố gắng cống hiến hết mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chính miền quê đầy khí phách và tinh thần cách mạng ấy, từ dòng họ
và gia đình giàu lịng u nước đã hun đúc nên tài năng, nhân cách và chí khí
cách mạng cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến những tư tưởng chính trị sau này
của đồng chí Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của
cách mạng Việt Nam.
2. Cuộc đời và sự nghiệp
Lê Duẩn từ nhỏ là một cậu học trị thơng minh học giỏi, sớm được tiếp
xúc với những người yêu nước, đặc biệt là những người trong dịng họ, nên đã
sớm giác ngộ lí tưởng giải phóng dân tộc, tham gia cách mạng từ khi còn rất
trẻ. Năm 1928, khi mới 21 tuổi đồng chí đến với “Đường Cách Mệnh” của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia vào hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên. Đến năm 1930 đồng chí trở thành một trong những đảng viên cộng sản
đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đơng Dương.

Năm 1931, đồng chí được cử vào ban tun huấn xứ uỷ Bắc kỳ và từ
đó bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Cũng vào năm đó,
đồng chí bị địch bắt ở Hải Phịng, bị kết án 20 năm tù cầm cố, lần lượt bị
giam qua các nhà lao Hà Nội, Sơn La và Côn Đảo. Mặc dù bị bắt, bị tra khảo,
tù đầy, nhưng sự hung dữ tàn bạo của kẻ thù đã không khuất phục được tinh
thần cách mạng của đồng chí, ngược lại càng tơi thêm ý chí cách mạng, rèn
5


đúc thêm chí tuệ và phẩm chất chính trị, đạo đức. Cũng chính điều đó đã giúp
đồng chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ trung thành với lí tưởng cách mạng,
giành độc lập tự do cho tổ quốc.
Năm 1936, do kết quả đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và thắng lợi
của Mặt trận nhân dân Pháp, chính quyền thực dân ở Đông Dương buộc phải
trả tự do cho nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó có đồng chí Lê
Duẩn. sau khi ra tù, đồng chí trở về tham gia cách mạng và khôi phục lại các
tổ chức Đảng ở các tỉnh miền Trung. Cũng trong thời gian này đồng chí đã
tham gia vào q trình thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Từ cuối những năm 30 của thế kỷ XX, đồng chí Lê Duẩn đã trở thành
một trong những nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng: Năm 1938 đồng chí được
cử làm Bí Thư xứ uỷ Trung kỳ, năm 1939 đồng chí làm uỷ viên thường vụ
Trung Ương Đảng. Tại hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939)
đồng chí Lê Duẩn đã sát cánh bên Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, tham gia
soạn thảo chính sách mới của Đảng, quyết định thành lập Mặt trận thống nhất
dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ, chuyển hướng cuộc
đấu tranh sang thời kỳ mới - thời kỳ dương cao ngọn cờ “giải phóng dân tộc,
lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cách mệnh, cả vấn đề
ruộng đất, cả vấn đề điền địa, cũng phải nhằm cái đích ấy mà giải quyết”.
Năm 1940, đồng chí Lê Duẩn lại bị địch bắt ở Sài Gịn, bị kết án 10
năm tù và bị đầy ra côn đảo lần thứ 2.

Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành cơng, cùng với nhiều đồng chí
khác, đồng chí Lê Duẩn được Đảng và Chính Phủ đón trở về đất liền và tiếp
tục kháng chiến ở Nam Bộ. Đến năm 1946 đồng chí được Trung Ương điều ra
Hà Nội làm việc, cùng với các đồng chí khác trong Ban chấp hành Trung
Ương Đảng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối năm đó đồng
chí được cử tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Vào thời gian
này, cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đang diễn ra rất gay go, lực lượng của ta
chưa được phục hồi, lại ở tình trạng phân tán. Đại hội Đảng bộ xứ uỷ Nam Bộ
6


được triệu tập, đồng chí được bầu làm Bí Thư xứ uỷ.Với cương vị đó, đồng
chí đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cuộc kháng chiến bằng cách đề ra
một số chủ trương như: Mở rộng chiến tranh nhân dân, thực hiện dân chủ ở
nông thôn, chỉ đạo phong trào ở thành thị, tăng cường mặt trận thống nhất,
tạm cấp ruộng đất cho dân cày và đặc biệt là tăng cường cơng tác xây dựng
Đảng. Chính nhờ đó mà vùng giải phóng ở Nam Bộ ngày càng được mở rộng.
Năm 1951, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được
bầu vào Ban chấp hành Trung Ương và Bộ Chính trị. Được Đảng và nhân dân
giao phó trách nhiệm, đồng chí đã thay mặt Trung Ương và Bác Hồ trực tiếp
lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ và hoàn thành xuất sắc những
nhiệm vụ được giao .
Sau khi hiệp định giơnevơ được kí kết vào năm 1954, đồng chí tiếp tục
ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Lúc này miền Nam đang
trong tình huống gay go, các đồng chí lãnh đạo của ta đang bị kìm kẹp theo
dõi truy lùng gắt gao. Trong những năm tháng gian khổ khó khăn ấy đồng chí
Lê Duẩn đã được nhân dân che chở, bảo vệ giúp đỡ. Trên cương vị Bí Thư xứ
uỷ Nam Bộ, đồng chí đã đi khắp các địa bàn để nắm tình hình, củng cố cơ sở
cách mạng và đưa ra những nhận định quan trọng. Cũng trong thời gian này
đồng chí suy nghĩ và dự thảo ra “Đề cương cách mạng miền Nam”. Đến năm

1956 “Đề cương cách mạng Miền Nam ” được thông qua. Đề cương đã đem
đến niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng cho cán bộ và Đảng viên
trong bối cảnh cực kì khó khăn ấy.
Năm 1957, đồng chí được Trung Ương điều ra cơng tác ngồi Hà Nội
và vinh dự được làm việc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho đại
hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Lúc này tình hình trong nước và quốc tế
hết sức phức tạp, miền Bắc phải khắc phục những hậu quả của chiến tranh,
sửa chữa sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất, miền Nam phải đương đầu
với cuộc đấu tranh đơn phương hết sức tàn bạo do Mỹ - Diệm gây ra. Năm
1958 đồng chí được bầu vào ban Bí Thư và được giao trọng trách chủ trì cơng
7


việc của Ban Bí Thư với cương vị đó, đồng chí chuẩn bị những quyết sách
chiến lược về nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước cũng như về những
nhiệm vụ cụ thể của cách mạng 2 miền, để báo cáo với chủ tịch Hồ Chí Minh
và Bộ Chính Trị trước khi đưa ra đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960 tại Đại hội lần thứ III của Đảng đồng chí được bầu vào
Ban chấp hành Trung Ương, Bộ Chính Trị giữ chức Bí Thư Thứ Nhất, chịu
trách nhiệm trực tiếp trước Trung Ương về tình hình miền Nam.
Sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, là người đứng đầu Bộ
Chính Trị và là một trong những nhà chiến lược chủ yếu, đồng chí đã cùng
với Bộ Chính Trị, Ban chấp hành Trung Ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, thực hiện thắng lợi chọn vẹn sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Cùng với sự chỉ đạo hàng ngày cuộc đấu tranh
cách mạng ở miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã tập trung suy nghĩ về con
đường đưa miền Bắc đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa và cũng từng bước tìm ra biện
pháp thích hợp để đưa đất nước phát triển.
Tại đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976), và
lần thứ V (tháng 3/1982) đồng chí được bầu vào ban chấp hành Trung Ương

và được cử vào bộ Chính Trị giữ chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Trên cương vị là Tổng Bí Thư của Đảng, đồng chí đã có nhiều đóng góp
quan trọng về các mặt: Qn sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hố tư
tưởng. Những đóng góp đó đã giúp cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước với mục tiêu là; Xây dựng chế độ mới, xây dựng nền kinh tế mới xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa của
Đảng ta ngày một hoàn thiện. Ngày 10/7/1986, đồng chí từ trần tại Hà Nội.
Cả cuộc đời mình, đồng chí đã cống hiến chọn vẹn cho sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đồng chí ra đi nhưng những
tư tưởng của đồng chí đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa cho hôm nay.
CHƯƠNG II
8


NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÊ DUẨN VỀ
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với cương vị là Bí Thư
thứ nhất Ban chấp hành Trung Ương về phong trào cách mạng miền Nam.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí đã cùng với tập thể Bộ Chính
Trị và Trung Ương Đảng hoạch định phát triển từng bước đường lối, chiến
lược và phương pháp cách mạng, đường lối kháng chiến và phương thức tiến
hành chiến tranh cách mạng Việt Nam, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ và
xây dưng miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc.
Trong những cống hiến của đồng chí Lê Duẩn vào quá trình chỉ đạo
cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam nổi bật lên một số tư tưởng
chủ yếu sau đây:
1. Quyết tâm đánh giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1.1. Tư tưởng dám đánh, biết thắng đế quốc Mỹ xâm lược

Khi chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều
bầu bạn đồng tình, ủng hộ ta; song cũng khơng ít người tỏ ra phân vân nghi
ngại cho rằng ta phiêu lưu mạo hiểm. Sự thật thì Đảng ta đã suy nghĩ nhiều
mặt, cân nhắc rất thận trọng mới hạ quyết tâm chiến lược lần này, một quyết
tâm thể hiện tình cảm cách mạng cháy bỏng, ý chí kiên cường bất khuất của
toàn dân ta; Đồng thời thể hiện sự vận dụng chi thức khoa học, tìm hướng đi
đúng và phương pháp có hiệu quả nhất nhằm đánh thắng một kẻ thù mạnh
hơn ta gấp nhiều lần. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại được khẳng định
dựa trên cơ sở phân tích đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch.
Đồng chí Lê Duẩn đã từng nói: Cách mạng thành hay bại, xét cho cùng
là do lực lượng so sánh quyết định. Và khi xét cụ thể tình hình lực lượng so
sánh, ơng cho rằng, phải xét kết quả tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh
thần, của các lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá mà mỗi bên sử
9


dụng để chống đối phương. Nó khơng phải là trừu tượng mà là cụ thể; Nó
khơng phải là một tỉ lệ bất biến mà là một so sánh trong vận động, kết quả của
quá trình phát triển biện chứng về số lượng cũng như chất lượng của các yếu
tố, các lực lượng cũng như về chất lượng của các yếu tố, các lực lượng nói
trên. Đồng chí cịn nhấn mạnh, để đánh Mỹ trong bất cứ loại chiến tranh nào
cần phải dựa trên sự phân tích lực lượng so sánh giữa ta và địch, đánh giá
đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của Mỹ, để không phạm sai lầm chủ quan, khinh
địch, đồng thời để có quyết tâm đầy đủ, có cách đánh tốt nhất giành thắng lợi
cuối cùng.
Như vậy, làm thay đổi lực lượng so sánh giữa ta và địch là một yêu cầu
cao, rất khó nhưng nhất thiết phải đáp ứng. Quy luật phổ biến trong chiến
tranh cách mạng là “mạnh được yếu thua”. Ta phải mạnh đến mức đủ sức
đánh bại kẻ xâm lược, thì mới đưa được cuộc kháng chiến đến mức thắng lợi.
Đánh giá về đế quốc Mỹ, đồng chí Lê Duẩn đã rút ra những nhận xét

rất quan trọng như: Đế quốc Mỹ giàu nhưng không mạnh; chủ nghĩa thực dân
mới là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân cũ đã bị phá sản nên không thể thắng
ở Việt Nam; Nó “đã bị phá sản ngay từ khi giặc Mỹ và tay sai dùng những thủ
đoạn phát xít trắng trợn để đánh vào dân, đánh vào những lực lượng mà
chúng cần tranh thủ và lừa mị”.
Đánh giá về ta, đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ “ nhân dân tuy lực lượng
không bằng Mỹ, nhưng chúng ta có thế mạnh cả về chính trị và qn sự”.
Trong nhiều thư gửi vào Nam đầu những năm 60, đồng chí Lê Duẩn đã
phân tích một cách khách quan và sâu sắc rằng: Cuộc đụng đầu lịch sử giữa ta
và Mỹ diễn ra trong bối cảnh các lực lượng cách mạng trên thế gới đang ở thế
chiến lược tiến công, còn chủ nghĩa đế quốc, từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay đang trên đà suy yếu. Chỉ có Mỹ là đang vươn lên muốn làm tên
“sen đầm” quốc tế. Chính trong bối cảnh lịch sử như thế, Mỹ đã phát động
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Và cũng trong bối cảnh như thế, nhân
dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc,
10


chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Chiến tranh Việt Nam không chỉ là sự đụng
đầu lịch sử giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ, mà còn phản ánh mâu thuẫn giữa
hai phe, giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi toàn thế
gới. Xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ chẳng những vấp phải sự chống trả quyết
liệt của nhân ta mà còn phải đối phó với thế tiến cơng của ba dịng thác cách
mạng trên thế gới, đồng thời Mỹ khơng thể khơng tính đến những mơ thuẫn
trong hàng ngũ đế quốc. Điều đó buộc mỹ phải vừa đánh vừa dò, phải leo thang
từng bước, khơng thể dốc tồn bộ lực lượng của Mỹ vào cuộc chiến và cũng
không thể tuỳ ý mở rộng chiến tranh với bất cứ quy mơ nào.
Đồng chí đã đề ra cách xem xét lực lượng so sánh theo một quan điểm
vừa cách mạng vừa khoa học. “Theo đồng chí nói mạnh yếu là nói theo cách
đánh giá tổng hợp các mặt: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá; cả vật chất kĩ

thuật và tư tưởng - tư tưởng và tinh thần; cả thế, lực và thời cơ; cả điều kiện
khách quan và nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật tác chiến; là xem xét các yếu
tố ấy trong điều kiện không gian và thời gian nhất định, trong quá trình vận
động và phát triển trong cuộc đọ sức và đấu chí giữa hai bên chiến trường”.
Đồng chí khẳng định phải tính đến đầy đủ sức mạnh của con người,
nhất là sức mạng của ý chí, của tinh thần giác ngộ cách mạng và quyết tâm
làm cách mạng, quyết tâm tiêu diệt địch. Sức mạnh này không chỉ là sức
mạnh tinh thần mà còn là sức mạnh vật chất.
Nhân dân ta tiến hành chiến tranh cứu nước, chiến tranh chính nghĩa,
nên chỗ mạnh nhất của ta là về chính trị. Phát huy sức mạnh và ưu thế của
chính trị này ta sẽ dần dần khắc phục được chỗ yếu của mình và từng bước
tạo ra sức mạnh và sự vượt trội về quân sự. Đế quốc Mỹ tuy mạnh về quân sự
nhưng có nhiều chỗ yếu là cái yếu nhất là về chính trị bắt nguồn từ bản chất
xâm lược và từ chủ nghĩa thực dân mới. Chiến tranh diễn ra trên đất nước ta
nên những điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hồ” để có lợi cho ta. Từ đó có
thể khẳng định rằng: Sức mạnh của Mỹ khơng phải là khơng có giới hạn và

11


trong quá trình chiến tranh, chỗ yếu của Mỹ càng bị khoét sâu thì chỗ mạnh
của Mỹ càng bị hạn chế.
Đối với đế quốc Mỹ, ta phải đánh toàn diện, khơng nhìn nhận một
chiều. Phải thấy rõ sức mạnh tổng thể của Mỹ gắn liền với tiềm lực kinh tế và
quân sự rất to lớn của một siêu cường để không phạm chủ quan khinh địch.
Song trong cuộc chiến tranh cụ thể do Mỹ gây ra, ta phải thấy được đâu là gới
hạn của những cố gắng chiến tranh của Mỹ.
Qn triệt quan điểm và tư tưởng “chính trị khơng chỉ là cơ sở của quân
sự mà còn là một lực lượng”, đồng bào miền Nam dưới sự lãnh đạo của Trung
Ương cục đã xây dựng được lực lượng chính trị ngày càng hùng hậu và vững

mạnh của mình. Do có chính nghĩa, có ưu thế tuyệt đối về chính trị, quân và
dân miền Nam đã thường xuyên củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức,
giáo dục và sử dụng đấu tranh những đội qn chính trị có chất lượng ngày
càng cao. Trong thời kì 1954 - 1960, những đội quân chính trị này đã đấu
tranh rất kiên cường và có hiệu quả, đập tan những luận điệu bịp bợn xảo trá
của địch, mở ra một phong trào Đồng Khởi long trời lở đất ở các tỉnh miền
Nam. Từ đó ta thấy rằng một trong những căn cứ vững chắc nhất để đồng chí
Lê Duẩn khẳng định rằng ta có thể thắng được Mỹ là do ta có lực lượng chính
trị mạnh, được tổ chức chặt chẽ để tiến hành đấu tranh chính trị song song với
đấu tranh vũ trang.
Đồng chí đề ra chiến lược tổng hợp gắn liền với đường lối chiến tranh
nhân dân, đường lối động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc, đường lối xây
dựng cơ sở chính trị và hậu phương vững chắc nhằm phát huy sức mạng của
cả nước. Với chiến lược tổng hợp ấy cho phép chúng ta có thể phát huy được
mọi lực lượng, đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân thiên biến vạn hoá, cuộc
chiến tranh cách mạng sâu sắc và triệt để vì độc lập của dân tộcvà chủ nghĩa
xã hội, kết hợp cả ba mặt trận đấu tranh: Qn sự, chính trị và ngoại giao,
ln giữ thế tiến công chủ động. Một chiến lược như thế cho phếp ta giữ vững
và phát triển, vận dụng giải pháp chiến lược trong bất cứ tình huống nào một
12


cách đúng đắn, sắc bén và linh hoạt trong từng giai đoạn, bẻ gãy chiến lược
chiến tranhcủa địch để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Đứng trên những trên những quan điểm nêu trên, sau khi đưa ra nhận
định đánh giá và phân tích kẻ địch về tất cả các mặt, đồng chí Lê Duẩn kết
luận: “ Chúng ta khơng đánh giá thấp âm mưu và lực lượng của Mỹ, nhưng
khơng chống ngợp trước sức mạnh vật chất - kỹ thuật của Mỹ, bởi trong
chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không mạnh như người ta tưởng
- nhân dân Việt Nam hồn tồn có khả năng đánh thắng giặc Mỹ”.

2.2 Tư tưởng chiến lược tấn công
Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã có lịch
sử 25 năm, đã lãnh đạo ba phong trào cách mạng, nhiều cuộc khởi nghĩa, đã
lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
thắng lợi. Đảng ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhưng việc xác định
phương pháp cách mạng trong giai đoạn mới, chống kẻ thù mới cũng không
dễ. Chúng ta đã nghiên cứu nhiều kiểu phương pháp cách mạng của nhiều
nước, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại, kinh nghiệm
lãnh đạo cũng như kinh nghiệm đấu tranh của quần chúng, kinh nghiệm đối
phó với kẻ thù.
Khi cuộc chiến tranh bắt đầu, ta nhận rõ sẽ phải đương đầu với tên đế
quốc mạnh nhất trong thế gới Tư Bản Chủ Nghĩa. Khi “chiến tranh cục bộ”
lên đỉnh cao nhất, đế quốc Mỹ đã đưa vào miền Nam hơn nửa triệu quân viễn
chinh Mỹ. Quân Mỹ và quân Nguỵ là hai lực lượng chiến lược, cả hai đều là
đối tượng tác chiến của quân và dân ta. Đối với quân viễn chinh Mỹ, ta không
cần yêu cầu tiêu diệt đại bộ phận quân xâm lược Mỹ mà chủ trương tiêu hao,
tiêu diệt một bộ phận nhất định sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân
Mỹ và cả quân Nguỵ; trên cơ sở đó, đánh bại các biện pháp chiến lược chủ
yếu, làm thất bại các ý đồ quân sự, chính trị của đối phương, nhằm đạt tới yêu
cầu cơ bản là đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

13


Là một nhà chiến lược nhạy bén, đồng chí Lê Duẩn nhận định rằng; “để
đánh Mỹ và thắng Mỹ, nếu chỉ có đường lối thơi thì chưa đủ, mặc dù bao giờ
đường lối cũng có ý nghĩa quyết định, mà cịn phải có một chiến lược tổng
hợp để đánh thắng ”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc đấu
tranh của dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế chậm phát triển

phải đương đầu với một tên xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.
Trong điều kiện ấy muốn dành được thắng lợi, cách tốt nhất là Đảng ta phải
nắm vững và giải quyết mối quan hệ giữa đánh lâu dài với tranh thủ thời cơ
giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên cơ sở quán triệt
tư tưởng chiến lược tiến công.
Nguồn gốc của tư tưởng chiến lược tiến cơng cách mạng của đồng chí
Lê Duẩn là sự kết tinh nhuần nhuyễn truyền thống đấu tranh bất khuất và quật
cường của dân tộc, Đó là tư tưởng “tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt,
tư tưởng “quyết chiến” trong Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, tư tưởng
“công tâm” của Nguyễn Trãi và tư tưởng “tấn công thần tốc” của Quang
Trung. Tổng kết kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa của thế hệ cha anh
trong lịch sử chống ngoại xâm, đồng chí nhận định: Làm chủ để tiến cơng,
tiến công để làm chủ là nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc
Việt Nam. Nhờ nắm vững và thực hiện tốt chiến lược đó mà từ hàng ngàn
năm nay, dân tộc ta đã đánh bại nhiều cuộc xâm lăng của kẻ thù. Đồng chí
nhận thấy, khát vọng hồ bình, độc lập dân tộc là khát vọng thiên liêng, cháy
bỏng muôn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, hễ có kẻ thù đến xâm
lược thì đều xuất hiện những anh hùng cứu nước với đường lối độc lập tự chủ,
tiến công kẻ thù để giành thắng lợi. Đồng chí khẳng định; “nền độc lập của
nước ta gắn liền với những chiến công oanh liệt của cha ông ta chống lại
nhiều đạo quân xâm lược rất mạnh. Ngày nay với tinh thần ấy, nhân dân ta
nhất định quật ngã đế quốc Mỹ dù chúng hung hăng và tàn ác đến thế nào”.
Quan điểm đó đã được đồng chí quán triệt trong đề cương cách mạng ở miền
14


Nam: Nhân dân miền Nam chỉ có một con đường là con đường bằng bạo lực
cách mạng vùng lên chống đế quốc Mỹ và tay sai để cứu nước, tự cứu mình,
giành độc lập tự do và thống nhất tổ quốc, ngồi con đường đó khơng có con
đường nào khác.

Theo đồng chí Lê Duẩn, chúng ta vừa phải đấu tranh bảo vệ hồ bình
để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa kiên quyết đấu tranh chống
Mỹ và tay sai giải phóng miền Nam, tiến tới hồ bình thống nhất nước nhà.
Đồng chí nhận định: Trong điều kiện lấy nhỏ thắng lớn yêu cầu phải đánh
địch bằng cả hai lực lượng chính trị và quân sự, phải biết đánh thắng từng
bước, đánh gục từng bộ phận, từng chiến lược chiến tranh, tiến lên đánh lớn,
tổng tiến công rồi tổng cơng kích giành thắng lợi hồn tồn.
Tiến cơng cách mạng là bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công
nhân. Tư tưởng này đã được Bác Hồ các đồng chí lãnh đạo của Đảng đặc biệt
là đồng chí Lê Duẩn kế thừa một cách xuất sắc những kinh nghiệm truyền
thống chống ngoại xâm vào cuộc kháng chống chủ nghĩa thực dân đế quốc.
Thấm nhuần quan điểm của Lênin “cách mạng là tiến công” và tư tưởng “kiên
quyết không ngừng tiến cơng” của Hồ Chí Minh, đồng chí phân tích: “Trong
chiến tranh cách mạng, chiến tranh của một nước nhỏ chống lại một cường
quốc đế quốc, phải nắm vững quy luật nổi dậy tiến công, tiến công với nổi
dậy, kết hợp những cuộc đấu tranh chính trị với những địn tiến cơng qn sự
thành lực lượng tổng hợp để liên tục tiến công địch”. Trên tinh thần cách
mạng tiến cơng, đồng chí Lê Duẩn đã nhận định và phân tích tình hình cụ thể
trên mỗi chiến trường, qua nhiều trận đánh một cách khoa học, đồng thời vạch
ra chiến lược, phương pháp mới phù hợp với tình hình diễn biến của cách
mạng miền Nam.
Về tư tưởng chiến lược tiến cơng của cách mạng miền Nam, đồng chí
cho rằng trong mỗi thời kì có những đặc điểm khác nhau: Trong thời kì “chiến
tranh đặc biệt” là thế tiến cơng dựa trên ưu thế tuyệt đối về chính trị và tinh
thần, trên sức mạnh áp đảo của đông đảo quần chúng cách mạng kiên quyết
15


vùng lên đấu tranh một mất một còn với quân thù cướp nước và bán nước để
giành quyền sống của mình. Nó ln được giữ vững và phát triển từ thấp đến

cao, từ cục bộ đến toàn bộ, bằng hai quả đấm qn sự và chính trị ngày càng
mạnh. Cịn trong thời kì chống chiến tranh cục bộ, tiến cơng ấy dựa vào triển
khai lực lượng quân sự và chính trị trên các địa bàn chiến lược trên toàn chiến
trường, khiến cho quân và dân miền Nam có thế trận vững chắc và có lực
lượng hùng hậu để giữ vững thế chủ động tiến công đã giành được sau khi
đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
Nhìn tồn cục, đồng chí cho rằng “Q trình phát triển chiến tranh cách
mạng là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến cơng, là q trình tiến
cơng kiên quyết, liên tục và ngày càng mãnh liệt, phát triển từ thấp đến cao,
theo những bước tuần tự, xen kẽ những bước nhảy vọt” và đồng chí khẳng
định: Chiến lược tiến cơng của cuộc chiến tranh nhân dân miền Nam là chiến
lược toàn dân đánh giặc, dựa vào sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng quân
sự và chính trị, dựa vào sự kết hợp hai hình thức đấu tranh quân sự và chính
trị song song; là chiến lược tấn cơng địch trên cả ba vùng chiến lược, kết hợp
tác chiến của ba thứ quân với các cuộc khởi nghĩa của quần chúng cách mạng;
là chiến lược kết hợp đánh địch với gình quyền làm chủ để tiêu diệt địch để
làm chủ ngày càng vững chắc; là chiến lược luôn luôn giành thế chủ động và
quyền chủ động đánh địch trên toàn chiến trường, bắt địch phải bị động đối
phó với cách đánh của ta, luôn luôn bị căng ra, bị bao vây, chia cắt và ở trong
thế luôn luôn bị áp đảo.
Tư tưởng chiến lược tiến cơng của đồng chí Lê Duẩn thể hiện qua các
thời kì, được Đảng ta áp dụng và giữ vững xun suốt tồn bộ q trình chỉ
đạo chiến tranh của Đảng.
Vào cuối năm 1959 - 1960 những cuộc đồng khởi nổ ra. Hội nghị lần
thứ 15 của Ban chấp hành Trung Ương họp tháng 1/1959: con đường phát
triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân. Nghị quyết 15 (do đồng chí Lê Duẩn dày công nghiên
16



cứu và soạn thảo) được quần chúng tiếp nhận đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân
dân miền Nam tiến hành phong trào đồng khởi, chuyển cách mạng miền Nam
sang thế tiến cơng. Chính nhờ vào đường lối sát, đúng của nghị quyết 15, với
thế chủ động tiến công mà cách mạng miền Nam từ chỗ bị quân địch đàn áp
chuyển sang củng cố được cơ sở, xây dựng chính quyền và thành lập lực
lượng vũ trang nhân dân để giành thế mạnh về chính trị.
Tư tưởng chiến lược tiến cơng được thể hiện rõ nét trong thư “Gửi anh
Mười Cúc” (1961) đồng chí Lê Duẩn chỉ đạo: “phải có thực lực, phải biết
nắm thời cơ bất ngờ tiến công địch, khởi nghĩa từng phần, đánh thắng địch
từng bước, tiến lên chiến thắng địch trên toàn chiến trường”. năm 1965,
hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “khơng có gì q hơn độc
lập tự do” cả nước ra qn với khí thế hào hùng, đánh thắng giịn giã những
trận đầu ở Núi Thành, Vạn Tường. Tiếp đó, đập tan các cuộc phản công của
Mỹ ở các tỉnh miền Nam, đồng thời giáng trả mãnh liệt vào những cuộc đánh
phá bằng không quân của chúng ở miền Bắc. Với tinh thần chiến lược tiến
cơng, đồng chí khẳng định “Chúng ta chịu đựng hi sinh gian khổ trong một
thời gian, dù là mấy năm hay mấy chục năm, để cho hàng ngàn thế hệ mai sau
đời đời là người dân độc lập. Thời gian đánh Mỹ chỉ là một thời gian ngắn
ngủi trong suốt cuộc trường chinh của dân tộc. Đó là ý chí, là quyết tâm sắt đá
của Đảng ta, của tồn qn và tồn dân ta khơng có gì lay chuyển nổi”. Phát
triển của cách mạng miền Nam ngày càng rõ nét, trong thư “Gửi anh Xuân”
(Nguyễn Chí Thanh - 2/1965) đồng chí dự báo: ta sẽ chiếm đánh Tây Ngun,
cho địch khơng có chỗ dựa để phản công sau này. Mùa xuân năm 1968, giữa
lúc chiến tranh của Mỹ leo thang đến đỉnh cao, hội nghị thứ 14 Ban chấp hành
Trung Ương Đảng quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết
Mậu Thân nhằm giáng một địn quyết liệt vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ.
Thắng lợi đó làm đảo lộn thế chiến của địch, làm phá sản chiến lược “chiến
tranh cục bộ”, lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang
chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Paris. Khi nói
17



chuyện với Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) mùa xuân năm 1969, đồng
chí đã phân tích: giặc Mỹ thua đã rõ ràng, nhưng chúng vẫn còn ngoan cố,
vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam
Việt Nam. Vì thế đồng bào chiến sĩ ở miền Nam còn phải đánh mạnh, đánh
lâu dài để quét sạch bọn xâm lược Mỹ ra khỏi đất nước ta. Đồng chí căn dặn:
Chúng ta phải phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần cách mạng
tiến công trong sản xuất. Đồng bào ở miền Bắc phải hết lịng, hết sức vì miền
Nam ruột thịt, sẵn sàng cùng tiền tuyến hi sinh, chiến đấu giết giặc cứu nước.
Năm 1969, giữa lúc nước nhà vẫn chưa sạch bóng qn thù, chủ tịch
Hồ Chí Minh qua đời, trọng trách và sứ mệnh lịch sử đặt lên vai Đảng ta,
nhân dân ta. Trước vong linh của Bác Hồ kính yêu, đồng chí Lê Duẩn đã
khẳng định ý chí tiến công kẻ thù của nhân dân Việt Nam, thống nhất Tổ
quốc. Từ năm 1969, với bản chất ngoan cố và tàn bạo, Mỹ thay đổi chiến lược
chiến tranh thành “Việt Nam hố chiến tranh” mở rộng ra ba nước Đơng
Dương. Đồng chí Lê Duẩn và Trung Ương Đảng vẫn nêu cao tư tưởng tiến
công quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhiều cuộc tiến công và nổi
dậy của quân và dân ta như chiến thắng trên đường 9 - Nam Lào, phối hợp với
nhân dân Campuchia anh em giáng cho địch những đòn quyết liệt.
Từ tháng 4 năm 1972, để cứu vãn sự thất bại hồn tồn của chính sách
“Việt Nam hoá chiến tranh”, giặc Mỹ đã điên cuồng đánh phá trở lại miền Bắc
nước ta. Trong bài nói chuyện với cán bộ Tây Bắc (1972), đồng chí khẳng định:
“Cách mạng là phải tiến công, tư tưởng chiến lược là phải tiến cơng”.
Khi có sự bất hồ trong các nước xã hội chủ nghĩa, một số quan điểm
đề ra chủ trương chung sống hồ bình, cũng có tư tưởng sợ Mỹ. Trung thành
với con đường cứu nước của các bậc tiền bối, đặc biệt là ước muốn, hoài bão
suốt đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ln mong mỏi nhưng chưa kịp hồn
thành, đồng chí Lê Duẩn cùng với Trung Ương Đảng vẫn giữ vững tư tưởng
chiến công không chịu khuất phục và lùi bước trước kẻ thù xâm lược. Khi có

người nước ngồi hỏi: Việt Nam đánh đế quốc lâu rồi, đánh đến bao giờ nữa?
18


Đồng chí trả lời: “cần thiết phải đánh bao nhiêu chúng tôi cũng quyết đánh,
nhưng đánh thắng sớm được một giờ chúng tơi cũng cố gắng làm, vì đỡ được
một giờ đỡ được bao nhiêu nước mắt của các bà mẹ, đỡ được bao nhiêu
xương máu và đau khổ của các chiến sĩ đồng bào chúng ta không những quyết
đánh và quyết thắng mà chúng ta còn biết đánh và biết tắng như thế nào cho
có lợi nhất”.
Sau hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước nhưng vẫn nuôi âm mưu phá
hoại hiệp định. Đồng chí Lê Duẩn và Đảng ta đã đốn trước âm mưu đó và
nhận định: Bất kể trong tình huống nào con đường giành thắng lợi của cách
mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, do đó phải nắm vững chiến lược
tiến cơng nhằm tiến lên thực hành phản cơng để giành tồn thắng (hội nghị
thứ 21 Ban chấp hành Trung Ương Đảng - tháng 7/1973). Trong hai năm
1973, 1974 chúng ta liên tiếp giành thắng lợi tại các chiến trường Tây Nam
Bộ, Thượng Đức, Phước Long. Nhìn thấy rõ thời cơ chín muồi của cách mạng
và tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới đối với cách mạng Việt
Nam, đồng chí Lê Duẩn và Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền
Nam bằng cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Với tốc tộ
“một ngày bằng 20 năm”, chỉ trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo cả về
quân sự lẫn chính trị, chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn với ba trận đánh
then chốt, đập tan âm mưu xâm lược của Mỹ, mở ra một kỷ ngun mới - kỷ
ngun hồ bình, độc lập và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Phương pháp tiến hành cách mạng
2.1. Quan điểm về vấn đề sử dụng bạo lực cách mạng
Từ kinh nghiệm của cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp,
đồng chí Lê Duẩn khẳng định rằng con đường đã có tính quy luật đưa sự
nghiệp giải phóng của nhân dân ta đến thắng lợi về cơ bản là con đường bạo

lực cách mạng. Quan điểm đó đã được đồng chí quán triệt trong Đề cương
cách mạng miền Nam: Nhân dân miền Nam chỉ có một con đường là bằng
bạo lực cách mạng vùng lên chống đế quốc Mỹ và tay sai để cứu nước, tự cứu
19


mình, giành độc lập tự do và thống nhất tổ quốc. Ngồi con đường đó khơng
cịn con đường nào khác. Song trong chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải
phóng dân tộc của ta, bạo lực cách mạng không đồng nghĩa với đấu tranh vũ
trang và chỉ dựa vào đấu tranh vũ trang mà cịn địi hỏi phải có lực lượng
chính trị và đấu tranh chính trị.
Trong báo cáo trình bày tại đại hội lần thứ XV năm 1976, đồng chí nói
“phương pháp cách mạng ở miền Nam, những vấn đề có tính quy luật của
chiến tranh chống Mỹ, cứu nước là: Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực
lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, tiến
hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và khởi nghĩa phát triển thành chiến
tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu
tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa từng phần của quần chúng với chiến
tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả
ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn, đồng bằng và thành thị; đánh địch
bằng ba mũi giáp công: Quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến tranh du
kích với chiến tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực
hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ địch; nắm vững
phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm thời
cơ mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến
lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để gình thắng lợi
cuối cùng”.
Coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang và không ngừng tăng cường
hiệu quả của đấu tranh qn sự là tuyệt đối cần thiết, bởi vì có thắng địch về

quân sự thì cuối cùng mới giành được thắng lợi cho cách mạng. Song xây
dựng lực lượng chính trị và phát huy vai trị của đấu tranh chính trị cũng cần
thiết như thế. Bởi vì chính trị là chỗ dựa tuyệt đối tạo nên ưu thế của lực
lượng cách mạng so với lực lượng phản cách mạng. Chính trị ở đây là lòng
dân và sức dân, là truyền thống yêu nước và cách mạng, là bản sắc văn hoá
20


dân tộc, là tinh thần quật khởi và quyết tâm chiến đấu đến cùng của cả cộng
đồng dân tộc. Trong khoa học cách mạng, khoa học quân sự phải tính đầy đủ
đến sức mạnh và tính năng động của con người thể hiện ở trình độ giác ngộ
cách mạng, ở ý chí quyết đánh, quyết thắng khơng ngại gian khổ hy sinh.
Đồng chí nhấn mạnh rằng, trong cách mạng miền Nam chính trị là cái
gốc, là chỗ dựa cực kì quan trọng của chiến tranh giải phóng; song chính trị
khơng chỉ là cơ sở của quân sự mà còn phải coi nó là một lưỡi gươm sắc như
lưỡi gươm quân sự. Chính trị trên thực tế đã trở thành lực lượng, thành đội có
tổ chức của quần chúng cách mạng được sử dụng như một hình thức đấu tranh
cơ bản, như một mũi tiến công dũng mãnh được tung vào trận khi tiến hành
khởi nghĩa.
Kết hợp chính trị với quân sự là đặc điểm nổi bật nhất của chiến tranh
nhân dân Việt Nam, khiến nó chở thành cuộc chiến tranh thật sự mang đầy đủ
tính nhân dân theo đúng nghĩa của từ ấy, chiến tranh của cả một dân tộc đứng
lên cứu quốc.
2.2 Quan điểm về vấn đề sử dụng sức mạnh tổng hợp
Lịch sử đã chứng minh rằng sức mạnh của chiến tranh giải phóng miền
Nam, khơng đơn thuần là sức mạnh quân sự mà còn là vấn đề sức mạnh tổng
hợp của các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, vật chất kỹ thuật, tư
tưởng tinh thần; là sức mạnh của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
là sức mạnh của cả nước đánh giặc kết hợp với sức mạnh của thời đại và sức
mạnh của từng mặt kể trên cũng là thành quả tổng hợp của các yếu tố hợp thành.

Thứ nhất : kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh quá khứ
và sức mạnh hiện tại, sức mạnh này bắt nguồn và gắn liền từ bề dày lịch sử mấy
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thực tiễn chứng minh nhờ sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân mà dân tộc ta đã đánh tan các thế lực thù địch xâm
lược. Sức mạnh đó bắt nguồn từ lịng u nước, tự cường, tự chủ. Đồng chí
21


khẳng định: “Nhân dân ta tuy lực lượng vật chất không bằng Mỹ nhưng chúng ta
mạnh cả về quân sự, chính trị”. Đó chính là sức mạnh tổng hợp.
Mặt khác cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta là
chính nghĩa nên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ mạnh mẽ của các
nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ý chí và
tinh thần tự lực, chủ động cao mới kết hợp được sức mạnh dân tộc và thời đại,
tất cả tạo nên sức mạnh tổng hợp cả về tinh thần lẫn vật chất góp phần giúp ta
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Thứ hai : Vấn đề xây dựng lực lượng.
Sau hiệp định Giơnevơ đất nước chia làm hai miền, từ đây nhiệm vụ
cách mạng đã được xác định: miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa,
trở thành hậu phương lớn, miền Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Qn triệt quan điểm “chính trị khơng chỉ là cơ sở của quân sự mà còn
là lực lượng” đồng bào miền Nam đã xây dựng lực lượng chính trị ngày càng
hùng hậu, củng cố khối đại đoàn kết, tổ chức giáo dục sử dụng những đội
qn chính trị có chất lượng ngày càng cao. Trong những năm 1954 - 1960,
những đội quân chính trị này đã đấu tranh kiên cường mở đầu bằng phong
trào Đồng khởi làm cho đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh
chuyển sang “chiến tranh đặc biệt”. Đồng chí Lê Duẩn thường xuyên quan
tâm, coi trọng lực lượng vũ trang ba thứ quân: quân du kích, bộ đội địa

phương và bộ đội chủ lực. Cả ba thứ quân đều phải có chất lượng cao, có cách
đánh phù hợp để thực hiện chức năng của mình, trong đó bộ đội chủ lực:
“Gồm những binh đồn nhẹ, có tinh thần chiến đấu và trình độ kĩ thuật, chiến
thuật rất cao, có hoả lực thật mạnh có khả năng cơ động nhanh, có dự trữ
lương thực và đạn dược đầy đủ”.

22


Thứ ba : ánh địch đồng thời cả ba vùng chiến lược.
Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng sức mạnh tổng hợp, thì nghệ thuật
quân sự hết sức quan trọng, đó là sự kết hợp đánh địch trên cả ba vùng chiến
lược: Vùng rừng núi, đồng bằng, thành thị.
Vùng rừng núi với phương châm sử dụng sức mạnh lực lượng quân sự
là chủ yếu, quân chủ lực của ta đánh tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Quân Mỹ buộc phải tác chiến trên chiến này, mặc dù với địa thế hiểm trở, ưu
thế về tiềm lực quân sự và vũ khí của chúng đều giảm hiệu lực, các nhược
điểm của chúng dễ bộc lộ, ngược lại đối với chúng ta vùng rừng núi là căn cứ
chiến trường mà quân ta quen thuộc.
Vùng nômg thôn đồng bằng là nơi ta phải giữ vững và phát triển chiến
tranh du kích, chăm lo củng cố và phát triển đội quân chính trị, bộ đội địa
phương và dân quân du kích để giữ căn cứ, giữ vững làng nước. Nơng thôn là
nơi địch bị yếu nhất là nơi nguỵ quyền bị lung lay khủng hoảng sớm nhất, do
đó nơng thơn có khả năng khởi nghĩa từng phần nhằm phá bỏ từng mảng hệ
thống cai trị của địch tạo điều kiện đánh vào trung tâm đầu não của địch.
Thành thị, theo đánh giá chung của đồng chí Lê Duẩn là hậu phương quan
trọng, là hang ổ đầu não của ngụy quân, nguỵ quyền, vì vậy ta phải xây dựng lực
lượng và phát triển phong trào đấu tranh mạnh mẽ đẩy địch vào thế rối loạn.
Sự phối kết hợp đấu tranh của các lực lượng trên cả ba vùng chiến lược
có tác dụng to lớn trong việc làm suy yếu địch tạo điều kiện cho thắng lợi

cuối cùng.
Song song với việc đánh địch đồng thời ở cả ba vùng chiến lược, ta
đánh địch trên cùng ba mặt trận mà Đảng ta gọi là ba mũi giáp cơng: Chính
trị, qn sự, và ngoại giao. Các hình thức sử dụng linh hoạt, phù hợp đặc điểm
từng thời kỳ và mục tiêu cần đạt được. Trong đó sự kết hợp đấu tranh chính trị
với đấu tranh quân sự là quy luật cơ bản của cách mạng Việt Nam. Hội nghị
Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 13 khố III năm 1967 đã khẳng định: “Đi
đơi đấu tranh quân sự và trính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch trên mặt
23


trận ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn
hơn nữa.” và “Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu
tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trị quan trọng, tích cực
và chủ động” dùng chính trị, ngoại giao kết hợp quân sự buộc Mỹ chấp nhận
ngồi vào bàn đàm phán. Hiệp định Pasri là thắng lợi ngoại giao lớn của Việt
Nam, trên cơ sở sức mạnh tổng hợp của quân dân ta.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng đại thắng Mùa xuân năm
1975 là chứng minh hùng hồn cho sự kết hợp, huy động sức mạnh tổng hợp
đó là sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và thời đại, sức mạnh chính trị,
kinh tế và văn hố, sức mạnh vật chất và tinh thần, sức mạnh của đấu tranh
quân sự đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, sức mạnh của ba thứ
quân, ba vùng chiến lược, ba mũi giáp cơng và sức tiến cơng của ba dịng thác
cách mạng. Chính sức mạnh tổng hợp đó đã đưa cách mạng giải phóng dân
tộc ở miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Sáng tạo nghệ thuật trong chiến tranh
Từ Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, đồng chí Lê Duẩn là bí thư
thứ nhất chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trung Ương về tình hình miền Nam.
Đồng chí luôn luôn quan tâm, tạo thời cơ, nắm thời cơ bất ngờ tiến công địch
phát huy cao độ sức mạnh của Đảng ta, giành thắng lợi của từng bước tiến lên

giành thắng lợi hồn thành. Đồng chí thường nhấn mạnh quan điểm tổng hợp,
quan điểm độc lập tự chủ. Cụ thể là: “Thời cơ có thể do lực lượng cách mạng
trong nước tạo ra, có thể do hồn cảnh bên ngồi đưa lại”. Phải có thực lực
cách mạng đến mức đủ mạnh thì mới tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến
thì kịp thời lợi dụng nó được. Thời cơ được tạo ra bởi nhiều nhân tố: Cả chủ
quan và khách quan, dẫn đến việc thay đổi lớn trong lực lượng so sánh giữa
đôi bên. Nhưng lợi dụng được thời cơ hay không, cuối cùng là do thực lực
của ta quyết định.
Đồng chí Lê Duẩn nói thành bại của một cuộc cách mạng nói cho cùng
là do lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh kẻ nào mạnh thì thắng,
24


yếu thì thua. Song, nói mạnh yếu là theo quan điểm cách mạng, quan điểm
phát triển biện chứng, là căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp cả quân sự và chính
trị, cả thế, lực và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo, là
xem xét các yếu tố ấy trong quá trình vận động, trong không gian và thời gian
nhất định. Không thể chỉ lấy số lượng quân đội, đơn vị, đồn bốt, số lượng vũ
khí, vũ trang và phương tiện chiến tranh để so sánh và đánh giá mạnh yếu.
Trong những năm 1965 - 1966, Mỹ đưa 20 vạn quân viễn chinh vào
miền Nam. Nhưng lúc bấy giờ, Mỹ vào khi chúng đã thua trong “chiến tranh
đặc biệt”, khi ta đã triển khai vững chắc lực lượng và thế trận trên khắp chiến
trường, cho nên ta đánh giá thế và lực của địch không mạnh, ta vẫn giữ quyền
chủ động và tiếp tục tiến cơng.
Đồng chí cịn phân tích rõ: Buộc đối phương kí hiệp định có nghĩa là ta
đã mạnh, đã đủ sức đánh cả Mỹ lẫn Nguỵ. Khi còn quân Mỹ ta đã thắng được
như vậy, thì sau khi quân Mỹ rút hết, ta càng mạnh hơn và nhất định sẽ giành
thắng lợi hoàn toàn trước quân Nguỵ.
Muốn sáng tạo thời cơ, nắm thời cơ, lấy nhỏ thắng lớn, phải tìm cách tạo
nên sức mạnh tổng hợp, lớn hơn địch bằng những lực lượng không bằng địch.

Phải xét đến tất cả các mặt, các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa chính trị
và quân sự, vật chất và tinh thần, thế và lực, tiền tuyến và hậu phương, dân
tộc và quốc tế. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thực tế ta đã tạo
nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn sức mạnh của địch cả về thế và lực trên chiến
trường để thắng địch. Sức mạnh thắng Mỹ xâm lược không chỉ là sức mạnh
quân sự, càng không phải là sức mạnh của vũ khí và tiền bạc, mà là sức mạnh
của Đảng ta. Đế quốc Mỹ đã vấp phải một sức mạnh không ngờ.
Tạo thời cơ, nắm thời cơ, biết đánh giá tổng hợp lực lượng so sánh, tạo
sức mạnh tổng hợp, biết vận dụng chiến lược tổng hợp. Sử dụng bạo lực cách
mạng với hai lực lượng chính: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng
vũ trang nhân dân.
Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển
thành chiến tranh cách mạng. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính
25


×