Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.78 KB, 11 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng một bậc trung học cơ sở vững chắc, đảm bảo cho tất cả học
sinh khi ra trường có chất lượng để có thể tiếp tục học tập tốt ở bậc học tiếp
theo đồng thời giáo dục các em phát huy được toàn bộ năng lực của mình là
nhiệm vụ và là thử thách to lớn đối với mơi giáo viên bậc THCS của chúng
ta . Muốn thực hiện tốt điều này chúng ta phải đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích
hợp, liên mơn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Thực tế, dạy học tích hợp (DHTH) khơng phải là vấn đề mới,bất cứ một
người giáo viên nào cũng đã từng sử dụng các kỹ thuật này ở một chừng mực
nào đó trong q trình dạy học để hồn thành mục tiêu giúp cho học sinh biết
được những điều hữu ích và thú vị của cuộc sống, chuẩn bị cho các em hành
trang cần thiết để bước vào đời. Khi giáo viên liên hệ tới kiến thức môn học
khác, kiến thức thực tế ở ngoài đời sống vào trong bài giảng của mình để
khắc sâu kiến thức cho học sinh, cũng như làm phong phú hơn nội dung bài
học, đó chính là dạy học tích hợp .Tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các mơn học, lĩnh vực học tập khác nhau, có nghĩa là đưa
những nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học các mơn học
như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng..., nhằm phát huy tối đa nhất
hiệu quả nội dung bài dạy, cũng như tính sáng tạo của học sinh. Để khai thác
tối đa hiệu quả bài dạy thì địi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các mơn học khác để lồng ghép, xâu chuỗi các
kiến thức có liên quan vào bài dạy nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một
cách tổng thể nhất. Muốn vậy, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư khá nhiều thời
gian và cơng sức, việc tích hợp kiến thức địi hỏi phải đặt đúng chỗ, phù hợp
với nội dung bài dạy, nếu không sẽ làm cho bài dạy lan man, làm loảng kiến
thức trọng tâm cần truyền thụ.


Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tin học trên mười năm, từng
soạn một số bài tích hợp kiến thức liên mơn, bản thân tôi xin mạnh dạn trao
đổi một số ý kiến cũng như kinh nghiệm của mình qua bài viết: “Một số
kinh nghiệm tích hợp liên mơn trong Tin học 9 ”, nhằm góp phần đáp ứng
yêu cầu dạy học theo hướng “tích hợp, liên mơn”.
1


2. ĐỀ TÀI ĐẢM BẢO:
a. Về tính mới:
Khi áp dụng dạy học theo hướng “tích hợp, liên mơn” qua nhiều năm
thực hiện, tôi nhận thấy các em rất hào hứng khi được học các bài học có
tích hợp kiến thức liên môn. Các em sẽ khám phá và tiếp nhận kiến thức một
cách sâu sắc nhất, tổng thể nhất. Không cịn sợ sệt, khó khăn khi ghi nhớ các
kiến thức đã học. Bởi vì các em khơng chỉ học thuộc lòng theo yêu cầu của
sách giáo khoa, mà các em có thể ghi nhớ kiến thức theo cách cảm nhận của
mình miễn là nắm vững nội dung bài học, các em cũng có thể tự tìm tịi
nghiên cứu thêm kiến thức những lúc rảnh rỗi, có thể giới thiệu các cách tiếp
nhận kiến thức khoa học nhất của mình trước lớp, vì thế hầu hết các em rất
hào hứng, đua nhau sáng tạo, làm cho tiết học môn tin học sơi nổi hơn, sinh
động hơn, khí thế hơn và đặc biệt là làm cho kiến thức liên mơn có mối liên
hệ chặt chẽ hơn, rút ngắn khoảng cách, giúp môn tin học với các môn học
khác trở nên gần gũi hơn, gắn bó mật thiết hơn. Đặc biệt các em sẽ có những
chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Thực tế cho thấy giảng dạy tích hợp - liên mơn đem lại lợi ích là kích
thích giáo viên tư duy, khơng ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực bộ
môn khác nhau để có một phơng nền kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với
những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay.
Dạy học theo hướng tích hợp - liên mơn sẽ nâng cao chất lượng dạy
học, khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau

để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng
hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của
phương pháp dạy học tích hợp. 
b. Về tính sáng tạo:
- Bài giảng ngồi những nội dung chính sách giáo khoa u cầu nó cịn
tích hợp các kiến thức của các mơn học khác, như giáo dục công dân, âm
nhạc, mỹ thuật… Những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy
học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ
mơi trường… có liên quan đến nội dung bài học, nhằm giúp học sinh ghi nhớ
và tái hiện những kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn, áp dụng vào thực
tiễn cuộc sống, giúp các em có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề mà mạng
máy tính nói chung và internet nói riêng đăng tải
- Dạy học tích hợp ở môn tin học giúp phát triển các năng lực, đặc biệt
là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của học sinh, vì nó ln tạo
2


ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức gần với cuộc sống, tạo
hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí
học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
a. Thời gian thực hiện đề tài: Từ 19/11/2020 đến 18/02/2021.
b. Nội dung đề tài:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
- Theo kỷ yếu hướng dẫn dạy học tích hợp liên mơn “tích hợp được
hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập
khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn
học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của
mơn học (như: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, mơi trường, an tồn giao

thơng… xây dựng mơn học tích hợp từ các môn truyền thống.
- Làm cho học sinh thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu,
tích hợp một cách hợp lí, có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng
ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho học sinh
nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở
thành niềm vui, hứng thú cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
- Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện tốt của Ban Giám Hiệu,
sự hỗ trợ, quan tâm phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các thầy cô trong tổ
bộ mơn, các đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường để thực hiện đề tài.
- Mặc dù bộ Tin học là môn học khoa học tự nhiên, là cơ sở, là nền
tảng của nhiều lĩnh vực khoa học. Tuy vậy tin học là bộ môn khá mới và vẫn
là môn học tự chọn nên học sinh vẫn chưa thật sự xem trọng, rất ít học sinh
đam mê và đa số các em cịn rất thụ động trong q trình tiếp thu kiến thức.
Cụ thể là: Trong năm học 2019-2020, qua làm bài kiểm tra của khối lớp 9
như sau:

Sĩ số

Giỏi

Khá

T.bình

3

Yếu

Kém



9.1

36

22

12

2

0

0

9.2

36

19

16

1

0

0


9.3

34

21

12

1

0

0

9.4

36

23

12

1

0

0

9.5


38

25

13

0

0

0

Tổng

180

110

65

5

0

0

Tỉ lệ: Giỏi: 110( 61,11%). Khá: 65 (36,11%). Trung bình 5 (2,78%).
Xuất phát từ thực trạng nói trên, tơi đã mạnh dạn đề ra một số biện
pháp nhằm giúp cho việc tích hợp kiến thức liên mơn vào bộ mơn tin học 9
được thực hiện một cách hiệu quả, mục đích cuối cùng là nâng cao chất

lượng tiết học, giúp học sinh đam mê, tiếp thu bài tốt và nâng kết quả học
tập cuối kì, cuối năm.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu của giải pháp :
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, bản thân đã cố công soạn một
số bài dạy về tích hợp kiến thức liên mơn, cũng như qua thẩm định bài dạy
tích hợp kiến thức liên mơn của các thầy cô môn tin học trong trường, tôi
nhận thấy: Rất nhiều thầy cơ có nhiều ý tưởng hay, tích hợp nội dung kiến
thức rất phù hợp, khoa học, qua đó khai thác tối đa hiệu quả dạy học, giúp
học sinh có cái nhìn tổng qt về bài học. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít thầy
cơ chưa khai thác tốt nội dung tích hợp, cịn lúng túng khi tích hợp kiến thức
làm cho bài dạy lan man, chưa nổi bật trọng tâm cần dạy do vấn đề tích hợp
kiến thức liên mơn cịn tương đối mới mẻ và địi hỏi giáo viên phải nắm
vững kiến thức nhiều bộ môn.
Xuất phát từ vấn đề đó, bản thân tơi xin mạnh dạn được chia sẻ suy
nghĩ của mình cùng các đồng nghiệp về vấn đề tích hợp kiến thức liên mơn,
qua đó đưa ra một số “ý tưởng” tích hợp trong một vài bài dạy trong chương
trình Tin học 9. Vậy mục tiêu của đề tài là tìm ra hướng đi phù hợp nhất khi
lồng ghép kiến thức tích hợp đạt hiệu quả nhất, bền vững nhất.

4


2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này, bản thân tơi với khả năng kiến
thức cịn hạn chế, vẫn mạnh dạn, xin được nêu ra ý tưởng của mình, khơng
dám để các thầy cô áp dụng rập khuôn theo đề tài của cá nhân tôi mà mong
ước đây sẽ là “một ý tưởng” để các thầy cô cùng nghiên cứu, sáng tạo… để
những bài học tin học khô khan không cịn là trở ngại, khó khăn cho học sinh
trong q trình học tập. Đó là điều hạnh phúc nhất cho các em học sinh cũng

như bản thân người giáo viên như tơi, vì chất lượng học tập của các em sẽ
được nâng lên vượt bậc.
NỘI DUNG CỤ THỂ
Ví dụ 1: Áp dụng bài “TIN HỌC VÀ XÃ HỘI” – Tiết 1- Phần 1 (sgk)
Bước 1: Nắm tổng quát kiến thức trọng tâm bài học:
- Lợi ích của ứng dụng tin học.
- Tác hại của tin học đối với xã hội
Giáo viên khai thác nội dung và các hình ảnh trong sách giáo khoa, khai
thác thêm các video để thấy được tin học được ứng dụng mạnh mẽ trong đời
sống xã hội hiện đại. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà tin học mang lại cịn
có những tác động tiêu cực mà chúng ta cần tìm hiểu.
Bước 2: Thu thập các kiến thức ở các bộ mơn có liên quan đến nội dung
bài học, cụ thể như:
- Môn Ngữ văn:
- Vận dụng tích hợp kiến thức mơn Ngữ văn tìm và sưu tầm các câu ca
dao, tục ngữ, danh ngôn về lời khuyên của thầy cô, cha mẹ, bạn bè khuyên
bảo, rèn luyện tính cách, phẩm chất đạo đức… của con người đặc biệt là lứa
tuổi đang cắp sách đến trường.
- Môn lịch sử:
- Nêu những thành tựu khoa học đạt được trong các cuộc cách mạng
công nghiệp trong lịch sử và hiện tại.
- Môn ngoại ngữ tiếng Anh:
- Vai trò của tin học và ngoại ngữ là rất quan trọng và có mối quan hệ
gần gũi với nhau. Nếu bạn giỏi về ngoại ngữ thì sẽ sử dụng tốt các phần
5


mềm ứng dụng phức tạp. Ngược lại, nếu bạn rành về tin học thì bạn có thể
học ngoại ngữ qua các phần mềm hỗ trợ…
- HS vận dụng kiến thức mơn tiếng Anh để sử dụng máy tính cũng

như tìm hiểu các trang wed liên quan
- Môn Âm nhạc 7:
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Ca ngợi Tổ quốc.
- Ca ngợi thầy cô, bạn bè.
- Môn Giáo dục công dân 9 bài 11 và 13:
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
chủ?

- Nêu thế nào là tệ nạn xã hội và cách phòng, chống. Thế nào là tự

- Trường hợp 2 bạn học sinh lớp 8 nêu trong hình đã là tệ nạn xã hội
chưa? 2 bạn đó có tính tự chủ chưa?...
Bước 3: Sưu tập các thơng tin, hình ảnh, video clip về lợi ích, tác hại,
cách ứng dụng lợi ích và phòng tránh, giảm thiểu tác hại…, của các vấn
đề liên quan đến nội dung bài học
- Sưu tập các thơng tin liên quan tích cực đến lợi ích mà tin học mang
lại, các tác động tốt đến mọi mặt của đời sống con người.
- Sưu tập các hình ảnh, video clip liên quan tích cực đến lợi ích mà
tin học mang lại, các tác động tốt, tác động tiêu cực đến của đời sống con
người.
- Sưu tập các video, clip về các bài hát ca ngợi tình yêu q hương đất
nước, ca ngợi thầy cơ, tuổi học trị…
Bước 4: Soạn bài, lồng ghép tích hợp nội dung kiến thức vào bài học phù
hợp với kiến thức từng bộ môn ở từng khâu, từng phần của bài học.
- Sau khi thu thập đầy đủ các thơng tin, hình ảnh, video clip... liên
quan đến bài học, chúng ta cần soạn 1 giáo án bài dạy như bình thường, sau

6



đó có thể tích hợp nội dung kiến thức vào bài dạy bằng một trong hai cách
như sau:
+ Tích hợp từng nội dung liên quan vào từng phần của bài học như
một sự liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức từng phần của bài học.
+Tích hợp kiến thức vào cuối bài học để củng cố, mở rộng, đào sâu
kiến thức cho học sinh.
Bước 5: Hệ thống kiến thức bài học, yêu cầu học sinh đưa ra cảm nhận
của mình về vấn đề nghiên cứu, qua đó xác định được vai trò trách
nhiệm của bản thân về thực trạng của vấn đề đặt ra.
- Khi kết thúc bài học, giáo viên củng cố kiến thức bài học, đồng thời
nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra câu trả lời như:
+ Kể thêm các lợi ích mà tin học mang lại trực tiếp hoặc gián tiếp cho
bản thân em hoặc mọi người xung quanh?
+ Lợi ích ta cần phát huy, tác hại ta cần hạn chế, khắc phục. Vậy để
góp phần ngăn chặn các tác hại đó, chúng ta cần phải làm gì?
Ứng với từng phần của bài học, khi tích hợp giáo viên chèn vào các
hình ảnh minh họa, các video, clip phù hợp với nội dung cần tích hợp và đưa
ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh nắm kiến thức một cách tổng quát nhất.
Ví dụ 2: Áp dụng bài “ BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH”phần 2 (sgk)
Bước 1: Nắm tổng quát kiến thức trọng tâm bài học.
- Vì sao cần phải bảo vệ thơng tin máy tính.
- Có những lí do nào làm cho thơng tin máy tính bị mất.
- Đề phịng máy tính mất thơng tin ta phải thực hiện các biện pháp đề
phòng nào?
Bước 2: Thu thập các kiến thức liên quan ở các bộ mơn khác có liên
quan đến nội dung bài học
- Môn công nghệ 8: Chi tiết máy
+ Kết hợp với đoạn video giải thích về yếu tố ngẫu nhiên trong quá

trình sản xuất.

7


+ Trong khi sản xuất các chi tiết máy, có phải 100% sản phẩm sản
xuất ra đều dùng được hết và khơng có sản phẩm nào hư hỏng ? Vì sao?
+ Tuổi thọ của vật dụng hoặc đồ vật có phải dùng được một ngày,
một tháng, một năm hoặc vĩnh cửu hay không? Khi nào nên bổ sung hoặc
thay thế?
- Môn sinh học 8 – bài 13:
+ Liên hệ giải thích yếu tố tuổi thọ của các thiết bị máy tính
+ Tác hại của ánh sáng chiếu trực tiếp vào các bộ phận của máy tính.
- Mơn vật lí lớp 7:
Giải thích vì sao cần phải bảo quản máy móc tránh nơi ẩm ướt
- Môn giáo dục công dân 6 - bài 18:
Giáo dục đạo đức học sinh sử dụng công nghệ thông tin nhưng tuyệt
đối không được vi phạm pháp luật.
Bước 3: Sưu tập các thơng tin, hình ảnh, video clip về lợi ích, tác hại,
cách ứng dụng lợi ích và phòng tránh, giảm thiểu tác hại…, của các vấn
đề liên quan đến nội dung bài học
+ Sưu tập các thông tin liên quan đến các yếu tố công nghệ - vật lí,
yếu tố bảo quản – sử dụng.
+ Sưu tập các hình ảnh, video clip về hiện tượng tia hồng ngoại chiếu
trực tiếp vào các vật liệu và bị oxi hóa, ăn mịn.
Bước 4: Tích hợp nội dung kiến thức vào bài học:
Tương tự như các bài học có tích hợp liên mơn khác. Sau khi thu thập
đầy đủ các thơng tin, hình ảnh, video clip... liên quan đến bài học, chúng ta
cần soạn 1 giáo án bài dạy như bình thường, sau đó có thể tích hợp nội dung
kiến thức vào bài dạy cũng bằng một trong 2 cách như trên đó là:

+ Tích hợp từng nội dung liên quan vào từng phần của bài học như
một sự liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức từng phần của bài học.
+ Tích hợp kiến thức vào cuối bài học để củng cố, mở rộng, đào sâu
kiến thức cho học sinh.

8


Bước 5: Hệ thống kiến thức bài học, yêu cầu học sinh đưa ra cảm nhận
của mình về vấn đề nghiên cứu, qua đó xác định được vai trị trách
nhiệm của bản thân về thực trạng của vấn đề đặt ra:
Khi kết thúc bài học, giáo viên củng cố kiến thức bài học, đồng thời
nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra câu trả lời như:
+ Hiện tượng ăn mòn kim loại diễn ra như thế nào?
+ Vì sao tắt máy vi tính (thực hiện bằng các lệnh) khác với tắt tivi
(rút điện hoặc bấm công tắc nguồn ở màn hình).
Ứng với từng phần của bài học, khi tích hợp giáo viên chèn vào các
hình ảnh minh họa, các video clip phù hợp với nội dung cần tích hợp và đưa
ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh nắm kiến thức một cách tổng quát nhất.
V. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, áp dụng “Một vài kinh nghiệm
tích hợp liên môn trong tin học 9” vào tiết dạy tôi đã tiến hành cho học
sinh làm bài kiểm tra khảo sát lại khối 9 HKI năm học 2020-2021 thì thấy
kết quả nhận thức của các em thông qua bài kiểm tra khảo sát sau khi áp
dụng đề tài với tỉ lệ như sau:
Sĩ số

Giỏi


Khá

T.bình

Yếu

Kém

9.1

48

32

14

2

0

0

9.2

48

30

15


3

0

0

9.3

50

41

7

2

0

0

9.4

47

40

6

1


0

0

9.5

48

41

5

2

0

0

Tổng

241

184

47

10

Tỉ lệ: Giỏi: 184 ( 76,35%). Khá: 47 (19.50%). Trung bình 10 (4,15 %).


9


So sánh kết quả thống kê tôi thấy rằng sau khi áp dụng phương pháp trên
để tích hợp các kiến thức liên mơn vào mơn tin học, qua đó vận dụng để
khắc sâu kiến thức môn môn Tin học trong một thời gian, cùng một đối
tượng học sinh với đặc điểm nhận thức như nhau kết quả đã được nâng lên
rất nhiều.
C.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy tơi đã áp dụng phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn để hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác
vào việc ghi nhớ kiến thức tin học, tôi nhận thấy học sinh nắm vững kiến
thức hơn, khi giải thích các hiện tượng có định hướng rõ ràng, nắm vũng các
kiến thức bài học chính xác, sâu sắc. Trong quá trình học Tin học học sinh
dần dần biết cách phát hiện chiếm lĩnh kiến thức mới, chất lượng học tập của
học sinh tăng lên.
Tôi thấy rằng việc vận dụng “Một số kinh nghiệm tích hợp liên mơn
trong Tin học 9” để giúp học sinh có thể giảm bớt căng thẳng khi học môn
Tin học, làm cho học sinh có hứng thú học tập tốt bộ mơn hơn. Tuy nhiên kết
quả đạt được trong q trình áp dụng chưa thật sự tuyệt đối bởi còn một số ít
học sinh có tính ỷ lại trong học tập, ý thức học tập, ý thức tự học chưa thật
cao.
II. KIẾN NGHỊ:
Trong q trình thực hiện đề tài tơi thấy cần đề xuất một số nội dung sau:
Phòng giáo dục và đào tạo hàng năm có nhiều SKKN được xếp loại nên
đưa lên trang wed của phòng theo từng lĩnh vực để giáo viên dễ dàng tìm
kiếm tham khảo.
Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất lắp đặt máy chiếu ở các phòng

học và mua sắm thêm các tài liệu, thiết bị để giáo viên tham khảo.
Các tổ chuyên môn tăng cường tổ chức thao giảng theo chuyên đề đổi
mới phương pháp dạy học để giáo viên có thể học hỏi nhau.
Đối với mỗi giáo viên : Để giúp học sinh hứng thú và tích cực hưởng
ứng việc vận dụng “Một số kinh nghiệm tích hợp liên mơn trong Tin học
9”, thì điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, nhiệt
tình, truyền đạt chính xác, khoa học và lơ gíc, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội
dung, qua đó có thể kích thích tính sáng tạo của học sinh, bằng cách cho các
10


em được nêu lên ý tưởng sáng tạo khi nêu lên chính kiến của mình, như vậy
sẽ kích thích cho các em phát triển tư duy.
Để thực hiện bài này, mặc dù đã rất cố gắng, song sẽ không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm.Tơi rất mong
nhận được ý kiến góp ý và sự chia sẽ của đồng nghiệp để nội dung bài viết được
hồn thiện hơn, góp phần xây dựng mơi trường giảng dạy và học tập lành mạnh,
tiến bộ.
Xin chân thành cảm ơn!

11



×