Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phát triển sản phẩm ô tô tại công ty sản xuất và kinh doanh vinfast

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------------

NGUYỄN ĐẠI PHONG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------------

NGUYỄN ĐẠI PHONG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI CÔNG TY
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Thông


HÀ NỘI, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đại Phong


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả xin gửi
lời cảm ơn đến PGS. TS. Đinh Văn Thông là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế,
ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ tạo điều
kiện cho tơi để tơi hồn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Đại Phong


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ............................ 6
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 6
1.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển sản phẩm doanh nghiệp ........................ 9
1.2.2.1. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm........................................................ 9
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm............................... 16
1.2.2.3. Kiểm tra, kiểm soát phát triển sản phẩm............................................ 17
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm của doanh nghiệp .......... 18
1.2.3.1. Các tiêu chí định lượng ...................................................................... 18
1.2.3.2. Các tiêu chí định tính ......................................................................... 19
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ..... 19
1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................ 19
1.2.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................................ 21
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản phẩm của một số doanh nghiệp
và bài học cho Vinfast ..................................................................................... 22
1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp................................................. 22
1.3.1.1. Kinh nghiệm của hãng Toyota ........................................................... 22
1.3.1.2. Kinh nghiệm của hãng Hyundai......................................................... 24
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Vinfast .......................................................... 25
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 28


2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 28

2.1.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................... 28
2.1.2. Dữ liệu sơ cấp........................................................................................ 28
2.2. Phuơng pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 28
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 28
2.2.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 29
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................... 29
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI
CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST ............................ 30
3.1. Giới thiệu về công ty sản xuất và kinh doanh Vinfast ............................. 30
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty ........................................ 30
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................. 33
3.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty ......................................... 35
3.1.3.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn .............................................................. 35
3.1.3.2. Kết quả kinh doanh của công ty ......................................................... 37
3.2. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm ơ tơ của Công ty sản xuất và
kinh doanh Vinfast .......................................................................................... 39
3.2.1. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm ......................................................... 39
3.2.2. Tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm ................................................. 41
3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát phát triển sản phẩm............................................... 48
3.2.3.1. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm .......................................... 48
3.2.3.2. Điều chỉnh và cải tiến sản phẩm ........................................................ 52
3.3. Đánh giá chung về phát triển sản phẩm ô tô tại Công ty sản xuất và kinh
doanh Vinfast .................................................................................................. 54
3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 54
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 57
3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 57
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 58


CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Ô TÔ TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST ...............61
4.1. Quan điểm phát triển sản phẩm ô tô tại Vinfast....................................... 61
4.1.1. Những vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay 61
4.1.2. Quan điểm phát triển sản phẩm ô tô tại Vinfast.................................... 62
4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm ô tô tại Vinfast .......................... 64
4.2.1. Giải pháp về công tác lập kế hoạch phát triển sản phẩm ...................... 64
4.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm .............. 65
4.2.3. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát phát triển sản phẩm ........... 67
4.2.4. Một số giải pháp khác ........................................................................... 67
4.2.4.1. Tăng cường nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp ...................... 67
4.2.4.2. Khai thác đa dạng các nguồn vốn cho phát triển công nghệ.............. 68
4.2.4.3. Tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác . 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

FTA

Hiệp định thương mại tự do

R&D

Nghiên cứu và phát triển


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018 -

38

2020
Bảng 3.2.

Kết quả kinh doanh của công ty bằng chỉ tiêu giá trị

40

Bảng 3.3.

Kế hoạch sản phẩm của công ty giai đoạn 2018- 2020

41

Bảng 3.4.

Mục tiêu về khách hàng giai đoạn2018- 2020


42

Bảng 3.5.

Tiêu chí đảm bảo chất lượng các dịng máy

43

Bảng 3.6.

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với các dòng sản phẩm

45

của công ty trong giai đoạn 2018-2020
Bảng 3.7.

Chênh lệch kế hoạch so với thực hiện về số lượng sản phẩm

46

Bảng 3.8.

Thu hút khách hàng trong giai đoạn 2018 – 2020

48

Bảng 3.9.


Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2018-2020

49

Bảng 3.10. Chi phí đầu tư cho phát triển sản phẩm giai đoạn 2018 –

50

2020
Bảng 3.11. Thông số định mức quá tải

51

Bảng 3.12. Định mức quá tải của các dòng máy theo tiêu chuẩn ISO

52

9001:2015
Bảng 3.13. Định mức tiêu chuẩn điện áp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

52

Bảng 3.14. Định mức độ ồn theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

53

Bảng 3.15. Tiêu chuẩn về tổn hao, dịng điện khơng tải, điện áp ngắn

54


mạch
Bảng 3.16. Dịng sản phẩm được cải tiến tính đến tháng 11/2020

55

Sơ đồ 1.1.

Các bước lập kế hoạch phát triển sản phẩm

12

Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Công ty sản xuất và kinh doanh Vinfast

25

ii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 20 năm hình thành và phát triển, ngành cơng nghiệp sản xuất ơ tơ Việt
Nam hiện nay đã có những bước phát triển nhất định, đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo, đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng, phát triển thành công ngành sản xuất ô tô
trong nước sẽ giúp đất nước hoàn thành sự nghiệp Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa
và trở thành một nước công nghiệp phát triển. Với đất nước trên 90 triệu dân và
đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đang là một viễn cảnh tươi
sáng của thị trường ô tô. Việc phát triển ngành này sẽ thu hút một lượng lớn vốn

đầu tư nước ngoài, nâng cao ứng dụng khoa học cơng nghệ. Hơn nữa, nó còn giúp
đất nước tiết kiệm đáng kể lượng ngoại tệ cho nhập khẩu và tác động tích cực lên
các ngành cơng nghiệp phụ trợ khác.
Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược và quy hoạch phát
triển công nghiệp ơ tơ Việt Nam, thêm vào đó là Nghị định về phát triển công
nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô năm 2015 và chương trình phát triển công
nghiệp hỗ trợ 2017. Qua đó, kể từ năm 2014 cho đến nay, lượng sản xuất ô tô trong
nước tăng trưởng 30% năm, đáp ứng nhu cầu tăng cao trong nước, giảm lượng xe
nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành sản xuất ô tơ Việt Nam cịn nhiều tồn tại, hạn chế, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Vinfast là một cơng ty cịn non trẻ trong lĩnh vực ơ tơ ở Việt Nam, dưới sự
hậu thuẫn của tập đồn Vingroup, mới chỉ thành lập từ năm 2017 và đang trong đà
phát triển mở rộng nội địa hóa nhưng Vinfast bước đầu đã tạo được những tiếng
vang trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, tạo được niềm tin và yêu quý của khách
hàng trong nước, đóng góp cho đất nước được những thành tựu nhất định về phát
triển công nghiệp, tạo việc làm cũng như giải quyết nhiều vấn đề an sinh xã hội…
Bên cạnh những thành công ban đầu về phát triển sản phẩm ơ tơ thì Vinfast vẫn cịn
những tồn tại như: Tỷ lệ nội địa hóa cịn thấp, sản xuất cơng nghiệp phụ trợ chưa
phát triển, các công nghệ chủ yếu nhập khẩu, quản trị và phát triển doanh nghiệp
cịn nhiều hạn chế,…Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm ô tô đến
1


quá trình tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra giám sát cịn tồn tại những khó khăn,
vướng mắc cụ thể : Chưa có kế hoạch chi tiết cụ thể về phát triển sản phẩm ô tô,
cách thức kiểm tra, giám sát các thơng số kỹ thuật cịn mờ nhạt. Điều này dẫn đến
việc phát triển các dòng sản phẩm của Vinfast hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế,
dẫn đến giá thành sản phẩm còn cao, chưa cạnh tranh được với các hãng đã gây
dựng được thương hiệu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Xuất phát từ các thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phát

triển sản phẩm ô tô tại Công ty Sản xuất và Kinh doanh Vinfast” nhằm nghiên
cứu những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm ô tô tại doanh nghiệp, phân tích
thực trạng hoạt động sản xuất ơ tơ tại Vinfast trong những năm qua. Từ đó, đề xuất
các giải pháp phát triển sản phẩm ô tô giúp cơng ty sản xuất và kinh doanh Vinfast
có những bước phát triển về sản phẩm ô tô trong tương lai.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về phát triển sản phẩm ô tô tại Vinfast hiện nay như thế nào?
- Ban Lãnh đạo của Cơng ty Vinfast cần làm gì để hồn thiện phát triển sản
phẩm ơ tơ trong thời gian tới?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm ô tô của Công ty sản xuất và kinh
doanh Vinfast, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm ô tô
của Vinfast trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm của doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng về phát triển sản phẩm ơ tô tại Công ty sản xuất và
kinh doanh Vinfast trong giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm ô tô cho Công ty
sản xuất và kinh doanh Vinfast trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển sản phẩm ô tô tại doanh nghiệp.
2


* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty sản xuất và kinh
doanh ô tô Vinfast.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thược hiện trong giai đoạn từ năm 2018

đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ quản lý kinh tế
theo các bước: Lập kế hoạch phát triển sản phẩm; Tổ chức thực hiện q trình phát
triển sản phẩm; Kiểm tra, kiểm sốt q trình phát triển sản phẩm.
5. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 4 chương
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
sản phẩm của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển sản phẩm ô tô tại Công ty sản xuất và kinh doanh
Vinfast
Chƣơng 4: Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm ô tô tại Công ty sản xuất
và kinh doanh Vinfast.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có khơng ít các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển sản phẩm
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như:
Trương Đông Lộc và Phạm Kế Anh (2018) “Nghiên cứu quản lý phát triển
sản phẩm của Công ty cổ phần chế tạo máy ABC” – Đại học Kinh tế quốc dân. Nội
dung bài nghiên cứu tìm hiểuquản lý phát triển sản phẩm của Công ty cổ phần chế
tạo máy ABC. Trong đó tác giả đã đi sâu nghiên cứu kế hoạch phát triển sản phẩm
tại công ty. Đồng thời đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn khâu lập kế hoạch. Tác
giả đã phân tích rất kỹ quy trình kiểm duyệt phát trển sản phẩm của cơng ty cổ phần

chế tạo máy ABC và đưa ra các ưu nhược điểm. Luận văn đã nghiên cứu rất kỹ,
song bên cạnh đó cịn một số khía cạnh như khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản
phẩm chưa được đề cập đến. Đây được coi như khoảng trống của nghiên cứu.
Trần Việt Hưng (2018) “Hoàn thiện quản lý phát triển sản phẩm của Công ty
cổ phần Hyundai Aluminum Vina” - Đại học Thương Mại. Nội dung bài viết tập
trung làmrõ cách quản lý phát triển sản phẩm. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về phát triển sản phẩm, để từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý
phát triển sản phẩmtại Công ty cổ phần Hyundai Aluminum Vina. Qua phân tích
thực trạng, tác giả đã đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý phát triển sản phẩm
của Công ty cổ phần Hyundai Aluminum Vina. Với 4 giải pháp dựa trên 4 nguyên
nhân tác giả đã nêu,luận văn đã phân tích rất kỹ các giải pháp, tuy nhiên các giải
pháp đưa ra vẫn mang tính hàn lâm, lý thuyết, chưa bộc lỗ hết được các khiếm
khuyết mà hiện nay công ty cần phải làm để hoàn thiện hơn quản lý phát triển sản
phẩm của Công ty cổ phần Hyundai Aluminum Vina. Đây là khoảng trống cần bổ
sung để luận văn của bài mang tính thuyết phục và thực tế.
Nguyễn Quốc Nghi (2018), Phân tích thực trạng quản lý phát triển sản
phẩm của Cơng ty TNHH Honda Việt Nam – Đại học Kinh tế quốc dân. Kết quả
4


của nghiên cứu chothấy có thực trạng quản lý phát triển sản phẩm của Công ty
TNHH Honda Việt Nam hiện nay. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp để
hoàn thiện quản lý phát triển sản phẩm của Công ty TNHH Honda Việt Nam. Tuy
nhiên, luận văn cũng giống như các đề tài nghiên cứu khác. Luận văn mới chỉ đi sâu
phân tích và đưa ra giải pháp mang tính lý thuyết, và chưa có sự tham khảo từ phía
khách hàng, nhà lãnh đạo về quy trình chất lượng mà công ty đang áp dụng.
Hà Khắc Chung (2017) “Quản lý phát triển sản phẩm của Công ty Xe máy
điện Tùng Lâm” - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nghiên cứu tập trung làmrõ cách quản
lý phát triển sản phẩm xe máy điện. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát
triển sản phẩm, để từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng quản lý phát triển sản phẩm

xe máy điện của Công ty Xe máy điện Tùng Lâm. Qua phân tích thực trạng tác giả
đã đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý phát triển sản phẩm của Công ty Xe máy
điện Tùng Lâm. Với 3 giải pháp dựa trên 3 nguyên nhân tác giả đã nêu. Luận văn đã
đi sâu phân tích rất kỹ các giải pháp, tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn mang tính
chung chung, lý thuyết, chưa thể hiện được các hạn chế mà hiện nay công ty cần
phải làm để hoàn thiện hơn quản lý phát triển sản phẩm của Công ty Xe máy điện
Tùng Lâm. Đây là khoảng trống cần bổ sung để luận văn của bài mang tính thuyết
phục và thực tế.
Nguyễn Thu Hà (2018) “Giải pháp quản lý phát triển sản phẩm của Công ty
TNHH Xe đạp Việt Hà” – Đại học Kinh tế quốc dân.Kết quảcủa nghiên cứu chothấy
rõ cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm và thực trạng quản lý phát triển sản phẩm
của Công ty TNHH Xe đạp Việt Hà hiện nay. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các
giải pháp để hoàn thiện quản lý phát triển sản phẩm của Công ty TNHH Xe đạp
Việt Hà. Tuy nhiên, luận văn cũng giống như các đề tài nghiên cứu khác. Luận văn
mới chỉ đi sâu phân tích và đưa ra giải pháp mang tính lý thuyết, và chưa có sự
tham khảo từ phía khách hàng, nhà lãnh đạo về quy trình chất lượng mà cơng ty
đang áp dụng.
Tóm lại, ở nước ta trong những năm qua đã có một số cơng trình nghiên cứu
có giá trị về quản lý phát triển sản phẩm. Nhưng những cơng trình này hoặc đã được
nghiên cứu từ nhiều năm trước cho đến nay đã có nhiều điểm khơng cịn thích hợp,
5


hoặc chỉ mang tính điểm qua hay nghiên cứu đơn lẻ một hai hệ thống giải pháp,
chính sách chứ khơng thực sự phân tích sâu về các giải pháp, và đưa ra các nhân tố
cụ thể. Đặc biệt là chưa có cơng trình nào nghiên cứu giành riêng cho Cơng ty sản
xuất và kinh doanh Vinfast nên đề tài“Phát triển sản phẩm ô tô tại Công ty sản
xuất và kinh doanh Vinfast” là hết sức cần thiết để thúc đẩy Công ty sản xuất và
kinh doanh Vinfast phát triển.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Sản phẩm:
Theo Philip Kotler “Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể được cung ứng, chào
hàng cho một thị trường để tạo sự chú ý, mua hay tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn một
nhu cầu hoặc mong muốn nào đó”. Với quan điểm của Marketing hiện đại, sản
phẩm của một doanh nghiệp được tung ra thị trường khi họ đã tiến hành lựa chọn
một phối thức sản phẩm là tổ hợp hữu cơ của ba thuộc tính hỗn hợp: sản phẩm cốt
lõi, sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng.
Giá trị cốt lõi của sản phẩm được thể hiện qua việc khách hàng mua sản
phẩm vì những lợi ích mà họ có thể cảm nhận đựợc từ sản phẩm đó. Chức năng mà
khách hàng trông đợi khi họ mua sản phẩm là để giải quyết một nhu cầu của mình.
Các bộ phận cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặc tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì
và các thuộc tính khác phối hợp lại nó hiện hữu trên mỗi sản phẩm nhằm chuyển tải
lợi ích của sản phẩm cốt lõi cho khách hàng. Ngồi các cấp độ nói trên, cịn có cấp
độ thứ 3 gọi là sản phẩm gia tăng. Sản phẩm gia tăng bao gồm tất cả các lợi ích và
dịch vụ được cung cấp thêm, cho phép phân biệt sản phẩm của công ty với các sản
phẩm của công ty khác. [11]
Theo TCVN 9000:2007 thì sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các



hoạt độnghay các quá trình”. Các quá trình có thể là các hoạt động sản xuất làm
biến đổi tínhchất lý hóa của vật chất làm tăng giá trị của nó hoặc cung cấp những
dịch vụ nhằmđáp ứng một lợi ích cụ thể nào đó của con người. Tất cả các tổ chức,
doanh nghiệp,các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân đều tạo ra hoặc
cung cấp sản phẩmcủa mình cho xã hội. Theo nghĩa này, sản phẩm được hiểu theo
6


nghĩa rộng, không chỉ là những vật phẩm vật chất cụ thể mà còn bao gồm cả các

dịch vụ .


Mỗi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm tập hợp các thuộc tính
hữu ích thể hiện cơng dụng cụthể để đáp ứng nhu cầu của con người. Sự phát triển
của kinh tế xã hội thúc đẩy nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày
càng nhiều hơn những giá trị hữu ích hàm chứa trong mỗi sản phẩm. Nếu nhưtrước
kia người tiêu dùng quan tâm chủ yếu đến thuộc tính vật chất đáp ứng những u
cầu về tính năng tác dụng của sản phẩm thì ngày nayhọ đòi hỏi ngày càng nhiều đến
những yếu tố vơ hình thỏa mãn về giá trị tinh thần,cảm xúc, tâm lý, văn hóa.
Sản phẩm được cấu thành từ hai bộ phận là phần cứng và phần mềm. Phần



cứng của sản phẩm bao gồm các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới một
hình thức cụ thể rõ ràng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, cơng
dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này
phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phần mềm của sản phẩm bao gồm các
loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các yếu tố như thông tin, khái niệm, dịch
vụ đi kèm, sự cảm nhận những tiện lợi, đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã
hội của khách hàng. Những yếu tố phần mềm ngày càng thu hút sự chú ý của khách
hàng nhiều hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Sản phẩm ơ tơ:
Ơ tơ là loại phương tiện giao thông chạy bằng bốn bánh có chở theo động
cơ của chính nó. Sản phẩm ơ tô được sản xuất từ ngành công nghiệp ô tô, nó bao
gồm các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, lắp ráp để tạo ra sản phẩm là ơ tơ hồn chỉnh.
Ngành công nghiệp ô tôbao gồm cả: Công nghiệp phụ trợ: sản xuất linh phụ kiện,
chi tiết máy…phục vụ cho ô tô; nghiên cứu cải tiến,chế tạo, phát minh ra kiểu dáng
các loại xe mới; lắp ráp ô tô; các dịch vụ chăm sóc ơ tơ…Ngành cơng nghiệp ơ tơ bị

thống trị bởi một số các nhà sản xuất ô tô lớn hiện nay như: General Motors,
Toyota, Ford Motor Company, Hyundai …[13]
Điểm nổi bật của sản phẩm ơ tơ đó là sản phẩm mang giá trị rất cao. Chiếc xe
ôtô từ rất lâu đã khơng cịn được coi chỉ là phương tiện đi lại đơn thuần mà các nhà
7


chế tạo đã khơng ngừng trang bị cho nó vơ số tiện ích khác, khiến cho ơ tơ giờ đây
như một mái nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Một chiếc xe
ơtơ có giá trị từ chục nghìn đơla cho đến hàng trăm nghìn đơla, thậm chí có cái lên
tới hàng triệu đơ la. Thêm một sự khác biệt nữa so với các sản phẩm chế tạo khác,
một chiếc ơ tơ được hình thành từ rất nhiều chi tiết, gần 30.000 chi tiết đòi hỏi sự
tinh vi trong chế tạo. Chính nhờ đặc điểm này mà sản phẩm ô tô trở thành khách
hàng của rất nhiều cá nhân, tổ chức cũng như các ngành khác.
Sản phẩm ô tô không phải chỉ là một hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là
một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa do các chủ thể tại
điểm đến cung cấp cho khách. Một Sản phẩm ô tô trong một điểm đến là tập hợp
của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là việc đi lại, cảm nhận
khi đi xe… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng
dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Vì thế, phạm vi và quy mơ của sản
phẩm ơ tơ là những gì thu hút khách đi ô tô đến và phục vụ khách với chất lượng
cao. [6]
Phát triển sản phẩm:
Để tăng doanh số bán các sản phẩm hiện hữu trên thị trường hiện tại, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần hoàn thiện cho sản phẩm củamình và kích
thích gia tăng quyết định mua bằng cách chào hàng thêm những dịch vụ và lợi ích
bổ trợ như: Điều kiện giao hàng và thanh toán, bảo hành và lắp đặt sử dụng, dịch vụ
trong sau bán để hình thành mức sản phẩm gia tăng cho các loại sản phẩm của công
ty trước các đối thủ cạnh tranh , xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách
hàng.

Doanh nghiệp muốn tăng thị phần thì phải tung ra thị trường các sản phẩm
mới. Loại hình này bao gồm việc thay thế, tái sắp đặt, cải tiến các sản phẩm hiện tại
hoặc mở rộng tuyến sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn phát triển một dòng sản
phẩm riêng biệt, ln có sức cạnh tranh cao trên thị trường cần phải thực hiện được
các nhiệm vụ sau:
Cải tiến tính năng sản phẩm: là việc tạo ra các sản phẩm mới bằng cách hốn
cải hoặc bố trí lại các tính năng, nội dung sản phẩm hiện có làm tăng độ an toàn và
8


tiện lợi cho sản phẩm .Việc cải tiến các sản phẩm cho phép các sản phẩm mới có
khả năng được chấp nhận nhanh hơn mà ít tốn kém về chi phí và thời gian.
Cải tiến phát triển sản phẩm: là làm tăng độ tin cậy, tốc độ, độ bền khẩu vị và
các tính năng khác của sản phẩm. Doanh nghiệp bằng cách sản xuất sản phẩm với
mức chất lượng khác nhau.
Cải tiến kiểu dáng: là thay đổi màu sắc sản phẩm, thiết kế bao bì, kết cấu sản
phẩm.
Phát triển thêm mẫu mã sản phẩm: làphát triển thêm các mẫu mã và kích
thích sản phẩm khác nhau để tạo ra độ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người
tiêu dùng lựa chọn.
Phát triển sản phẩm ô tô:
Phát triển sản phẩm ô tô phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường
du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát
triển sản phẩm và tiếp thị là một sự kết nối liên tục trong q trình phát triển Sản
phẩm ơ tơ. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm phải tuân theo các quy luật cơ
bản của thị trường, đó là các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá
trị.
Phát triển sản phẩm ô tô có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:
+ Các yếu tố thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường xá, điện
nước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ khách
+ Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm ô tô bao gồm phát triển
động cơ chạy, độ bền của máy. Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một
vai trị quyết định đến việc phát triển sản phẩm ơ tô tại các doanh nghiệp sản xuất.
Phát triển sản phẩm ơ tơ là một q trình mà trong đó các giá trị của ô tô được
sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiêu dùng
1.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển sản phẩm doanh nghiệp
1.2.2.1. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm
Lập kế hoạch phát triển sản phẩm là hoạt động xác định mục tiêu, chính sách
và các phương tiện nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản
9


phẩm.Q trình này cịn gọi là xây dựng chuẩn. Muốn phát triển sản phẩm phải xây
dựng được toàn bộ các quy trình theo chuẩn, nếu chỉ có một phần theo chuẩn thì chỉ
gọi là tiếp cận phát triển sản phẩm.
* Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm: là hoạt động nền tảng
giúp định hướng tổ chức tới khách hàng;Xác định rõ ràng mục tiêu, chính sách chất
lượng đồng thời thiết kế các quá trình cần thiết; Định rõ nội dung hoạt động và xác
định rõ trách nhiệm quản lý, điều hành; Bên cạnh đó hạn chế rủi ro trong kinh
doanh.
* Nội dung của lập kế hoạch bao gồm: Xác định mục tiêu chất lượng và xác
định các phương pháp.
* Các bước lập kế hoạch phát triển sản phẩm:
Bước 1 : Xây dựng mục tiêu phát triển sản phẩm
Bước 2 : Xác định khách hàng mục tiêu
Bước 3 : Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Bước 4 : Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ
Bước 5 : Thiết lập quy trình


Bước 6 : Hoạch định chi tiết
Sơ đồ 1.1. Các bƣớc lập kế hoạch phát triển sản phẩm
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
Bƣớc 1 : Xây dựng mục tiêu phát triển sản phẩm
Trước tiên, khi đặt ra mục tiêu, cần trả lời câu hỏi: “Mục tiêu gì? Trong
phạm vi nào?”. Việc xác định rõ đối tượng mục tiêu sẽ hình thành cơ sở nhất quán
cho việc theo dõi; đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các hoạt động khắc phục
tương ứng. [8]
10


Thứ hai, sự cụ thể của mục tiêu còn thể hiện ở “kết quả mong muốn đạt được
ở mức nào?”. Một mục tiêu mơ hồ sẽ mang lại các kết quả mơ hồ, thiếu chính xác.
Các mục tiêu sẽ bao gồm:
M – Measurable (Đo lƣờng đƣợc): Nghĩa là thước đo để xác định mức độ
đạt được kết quả mong muốn. Một mục tiêu tốt cần trả lời được câu hỏi “Có cách
nào để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu?”, Các số liệu và hệ thống cập nhật, xử
lý số liệu có sẵn sàng cho việc đánh giá mức độ đạt mục tiêu?”. Rõ ràng là một mục
tiêu như “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động” là một mục tiêu vừa chung
chung, vừa không đo lường được. Do đó, phương pháp này giúp đảm bảo mục tiêu
của doanh nghiệp, có thể đong, đo, cân đếm, đưa ra các số liệu cụ thể dễ dàng hơn.
A – Agreed (Thống nhất): Theo tiêu chuẩn ISO 9001, mục tiêu tốt là một
phần của một hệ thống mục tiêu trong tổ chức. Điều này có nghĩa, các mục tiêu chất
lượng ln phải đảm bảo sự liên quan và tính thống nhất với các mục tiêu cấp trên
và cấp dưới của nó (theo phương dọc) và phối hợp đồng bộ cùng các mục tiêu
ngang cấp (theo phương ngang). Hiện nay, nhiều công ty cịn đề ra các hình thức
“ký cam kết thi đua” bằng cách đảm bảo rằng các mục tiêu sau khi có thảo luận
thống nhất, được ký xác nhận bởi các nhà quản lý tối cao nhằm “thống nhất” và
“nhận trách nhiệm” triển khai, đồng thời được phê duyệt bởi lãnh đạo trực tiếp.
R – Realistic (Thực tế): Mục tiêu phải nhất quán với chính sách chất lượng

và phải hướng đến cải tiến liên tục. Như vậy, điều nhắm tới thường là “tốt hơn” so
với hiện trạng. Thông thường, sự thực tế phụ thuộc vào 2 cơ sở chính: tính đáng tin
cậy và tính đầy đủ của kết quả phân tích số liệu về tình trạng hiện tại; cùng với “sự
thỏa đáng, khả thi” của kế hoạch thực hiện.
T – Timebound (Có khung thời gian thực hiện mục tiêu chất lƣợng):Nên
đặt ra ngày tháng bắt đầu và kết thúc để đạt được mục tiêu. Nếu không thiết lập
được thời gian, timeline hiệu quả và tuân theo các bước thì mỗi cá nhân sẽ trở nên
thiếu động lực; quên mất đi ngày hơm nay phải hồn thành những cơng việc gì để
đạt được mục tiêu chất lượng ban đầu. Sơ đồ Gant, hay các biểu đồ biểu mẫu,… là
những công cụ quản lý thời gian tuyệt vời để tiến hành các hoạt động, quy trình một

11


cách có tổ chức dù xảy ra bất cứ rủi ro, sơ suất làm chậm tiến độ công việc; đều
được giải quyết ổn thỏa nhờ phương pháp trên.
Bƣớc 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu, tiếng Anh là target customer hay target market (một
vài doanh nghiệp ở Việt Nam có cách gọi thú vị hơn là Sexy Customer), là thuật
ngữ dùng để diễn tả một tập hợp các khách hàng có cùng thuộc tính mà doanh
nghiệp của bạn sẽ tập trung mọi nguồn lực và thời gian để phục vụ.
Các chương trình, chiến lược hay chiến thuật mà doanh nghiệp bạn triển khai
sẽ hiệu quả nếu dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu.Doanh nghiệp
cần tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu vì đơn giản là khơng thể tiếp thị
đến mọi người, và cũng không nên làm thế, sẽ gây lãng phí rất lớn thời gian, nguồn
lực. Khách hàng mục tiêu có thể được diễn tả thơng qua các tiêu chí cụ thể. Chẳng
hạn khách hàng mục tiêu của Smart Convert.co là:
- Độ tuổi từ 20-35 tuổi,
- Đảm nhận các công việc liên quan đến marketing, digital marketing,
- Có website: tin tức, ecommerce, blog…

- Có nhu cầu khám phá hành vi đối tượng mục tiêu của mình,
- Có quy mơ 20 người.
Thơng thường, một doanh nghiệp sẽ có khoảng 2-3 đối tượng khách hàng
mục tiêu có thể nhắm tới, và tuỳ theo nguồn lực hiện tại, mà doanh nghiệp có thể
mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng mục tiêu.
Bƣớc 3: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Con người có thể nhận thức được nhu cầu của mình hoặc chưa. Trong đó,
nhận thức có thể hiểu đơn giản là q trình con người nhận biết, hiểu và phản ánh
thế giới khách quan vào trong tư duy của mình hoặc là kết quả của q trình đó. Các
yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức có thể kể đến là: màu sắc, kích thước, hình
dạng, bố cục. Con người khi đã nhận thức được nhu cầu của mình thì sẽ muốn được
thỏa mãn nó.
Chính vì vậy, có thể kết luận được rằng: nhu cầu khách hàng mang những
tính chất đặc trưng riêng biệt. Nó khơng ổn định mà có sự thay đổi linh hoạt, phụ
12


thuộc vào hoàn cảnh và các yếu tố tác động. Đặc biệt, quảng cáo và truyền miệng có
ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức khách hàng.Nhu cầu khách hàng có thể là nhu cầu
đã được nhận biết hoặc nhu cầu tiềm ẩn, đến khách hàng còn chưa biết đến. Nếu là
nhu cầu đã được nhận biết, khách hàng sẽ bị thơi thúc và tìm kiếm sản phẩm/dịch
vụ để thỏa mãn nhu cầu đó. Ngược lại, nếu đó là nhu cầu tiềm ẩn thì lại cần các tác
động bên ngồi như quảng cáo, gợi ý của bạn bè....để nhận ra.
Một số doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi khơng tìm hiểu nhu cầu khách
hàng. Nếu như am hiểu nhu cầu khách hàng sẽ không mắc phải các sai lầm thường
gặp trong hoạt động kinh doanh như:
- Chỉ quan tâm đến bán hàng mà không quan tâm đến vấn đề mà khách hàng
đang thực sự cần là gì;
- Đưa ra một loạt giải pháp nhưng khơng biết đó có phải là giải pháp phù hợp
với khách hàng hay không;

- Không xác định được đâu là điều có lợi nhất cho khách hàng.
Bƣớc 4: Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ
Sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của
người tiêu dùng, để bắt kịp với kỹ thuật mới, cơng nghệ mới và để đối phó với sự
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới là một điều
đầy rủi ro và nhiều sản phẩm mới đã gặp thất bại. Các bước hình thành sản phẩm
mới, đưa vào thị trường và phát triển thành công trên thị trường.
Chu kỳ thị trường của sản phẩm: Người ta tin rằng một sản phẩm khi tham
gia thị trường thì cũng có một chu kỳ đời sống như cuộc đời một con người, hễ đã
có ngày tham gia thị trường thì sẽ có ngày rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ thị trường
đầy đủ của một sản phẩm được người ta chia ra làm 5 giai đoạn:
- Tung ra thị trường
- Phát triển
- Trưởng thành
- Thoái trào
- Suy giảm

13


Từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm trên thị trường, người ta áp dụng
những chiến thuật khác nhau.
Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới: Có thể xuất phát từ hoạt động
của bộ phận nghiên cứu, phát triển (R&D), sáng kiến từ các nhà nghiên cứu, cán bộ
khoa học, nhân viên xưởng sản xuất, nhân viên kinh doanh để phát triển sản phẩm
dựa trên những thành tựu, ưu thế về công nghệ, khoa học kỹ thuật. Hoặc do nghiên
cứu sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường để phát triển sản phẩm mới
đáp ứng tốt hơn nhu cầu (mới) của khách hàng.
Sàng lọc những phát kiến: Qua giai đoạn tìm kiếm phát kiến có thể thu được
nhiều đề xuất, ban lãnh đạo cần sàng lọc lấy những phát kiến hay, loại bỏ những

phát kiến kém.
Phác thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm: Một phát kiến hay cần được
phác thảo thành một ý đồ cụ thể về sản phẩm. Phác thảo sản phẩm cần được thăm
dò với khách hàng để thu lại những ý kiến phản hồi nhằm cải tiến cho phù hợp với ý
muốn của khách hàng hơn.
Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm: phác thảo về chiến lược
marketing sơ bộ cho sản phẩm mới.
Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh: phần nầy doanh nghiệp phân tích
và phác thảo sơ bộ về tiềm năng thị trường, chi phí đầu tư, giá bán ra, giá thành sản
xuất và dự kiến lợi nhuận, qua đó để biết sản phẩm mới có đạt yêu cầu về mục tiêu
kinh doanh của công ty hay không.
Bƣớc 5: Thiết lập quy trình
Quy trình quản lý phát triển sản phẩm là một tập hợp các giai đoạn được tuân
thủ để đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp bởi một nhóm là “phù hợp với
mục đích”. Quy trình bao gồm các giai đoạn:
Lập kế hoạch phát triển (Quality Planning): Xác định các tiêu chuẩn áp dụng
cho dự án và cách thức đạt được tiêu chuẩn đó, tập trung vào thiết lập yêu cầu
khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu đó; thiết lập
các mục tiêu chất lượng, định nghĩa các quy trình và thiết lập các biện pháp kiểm
sốt dùng trong giám sát các quy trình.
14


Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance): Thường xuyên đánh giá một cách
có hệ thống chất lượng tổng thể của dự án trong quá trình thực hiện, đảm bảo dự án
sẽ đạt được những tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra, cũng như các tiêu chuẩn ngành,
tiêu chuẩn quốc gia. Đảm bảo chất lượng là hoạt động theo hướng phòng ngừa.
Kiểm soát chất lượng (Quality Control): Đánh giá các kết quả chất lượng cụ
thể dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng và xác định cách nâng cao chất lượng, loại
bỏ những nguyên nhân làm chất lượng không đảm bảo, được thực hiện trong suốt

quy trình kiểm sốt dự án.Các phương pháp giám sát chất lượng bao gồm:
- Thanh tra kiểm định định kỳ,
- Kiểm thử xác minh (verification testing),
- Kiểm tra chéo,
- Hợp duyệt chất lượng,
- Khảo sát những người có liên quan đến dự án /Nhóm trọng tâm.
Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi khách
hàng nhận được các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích
sau:
- Gia tăng sự trung thành của khách hàng,
- Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên,
- Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới,
- Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường,
- Cải thiện độ an toàn,
- Giảm rủi ro nợ,
- Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhà sản xuất có quy trình kiểm sốt chất lượng tại chỗ ít có khả năng
phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản
phẩm không được sản xuất. Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao.
Một ví dụ rõ ràng nhất là khiếm khuyết gần đây tìm thấy trong túi khí Takata dẫn
đến việc thu hồi ơ tơ lớn nhất trong lịch sử. Việc thu hồi này bao gồm gần 69 triệu
máy lọc khơng khí tổn thất việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24
tỷ đô la. Việc thu hồi sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2019 và phải mất đến năm 2020
15


mới có thể giải quyết xong. Những vấn đề nêu trên đã có thể ngăn ngừa được thơng
qua kiểm sốt chất lượng trong từng quy trình sản xuất.
Bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ nghiên cứu từ những ý đồ phác thảo
để thiết kế cho ra một sản phẩm cụ thể đạt được những yêu cầu về tính năng, nhu

cầu của người tiêu dùng.
Thử nghiệm thị trường: Giai đoạn nầy sản phẩm được thử nghiệm thực tế với
người tiêu dùng trước khi được đưa vào sản xuất đại trà.
Tung sản phẩm mới vào thị trường: Giai đoạn thử nghiệm thị trường giúp
ban lãnh đạo doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận có nên tung sản phẩm mới vào
thị trường hay không. Nếu doanh nghiệp quyết định tung sản phẩm vào thị trường,
doanh nghiệp cần xác định thời gian sản xuất, chọn thị trường để tung sản phẩm
trước...
Bƣớc 6: Hoạch định chi tiết
Trong điều kiện môi trường luôn biến động, nội bộ các doanh nghiệp luôn
chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, để thích nghi với những biến động của mơi trường
cũng như tối thiểu hóa những rủi ro bên trong trước hết nhà quản trị cần sử dụng
đến chức năng hoạch định vì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm
Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch phát
triển thành hiện thực. Thực chất đây là quá trình triển khai thực hiện các chính sách,
chiến lược và kế hoạch phát triển thông qua các hoạt động, những kỹ thuật, phương
tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo phát triển sản phẩm theo đúng những yêu
cầu kế hoạch đã đặt ra.
Doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và
hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhận
thức về sản phẩm;
- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục
đã được viết ra;

16



×